Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại trạm biến áp 110kv đồn phó...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại trạm biến áp 110kv đồn phó

.DOC
69
989
113

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Điện năng là 1 nguồn năng lượng đặc biệt có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, do đó nó nắm vai trò chủ chốt trong nền kinh tế quốc gia. Cấu trúc của ngành điện được tổ chức một cách chặt chẽ và khoa học, trong đó các trạm biến áp đóng vai trò 1 mắt xích quan trọng trong hệ thống truyền tải và phân phối việc tiến hành khảo sát, tìm hiểu các trạm biến áp đang vận hành giúp cho sinh viên, học sinh làm quen với thực tế không bị bỡ ngỡ khi được nhận vào làm trong ngành. Sau một thời gian được sự hướng dẫn tận tình của các anh nhân viên trong trạm giúp đỡ, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu chưa được nhiều với vốn kiến thức còn hạn chế đồng thời là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Mong các thầy và các anh trong trạm 110kV Đồn Phó góp ý chỉ bảo thêm để khi ra trường có được cơ sở kiến thức vững vàng hơn. Nhân đây em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến các anh trong trạm đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp. Quy Nhơn, ngày 30 tháng 09 năm 2016 Sinh viên Trang 1 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRẠM BIẾN ÁP Chương I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRẠM BIẾN ÁP A- Vai trò của trạm biến áp trong hệ thống điện: Trạm biến áp là một công trình để chuyển đổi điện áp từ cấp này sang cấp khác, trạm biến áp được phân loại theo điện áp, theo địa dư: +Theo điện áp: Trạm biến áp có thể là trạm tăng áp, cũng có thể là trạm hạ áp hay trạm trung gian. Trạm tăng áp thường được đặt ở các nhà máy điện, làm nhiệm vụ tăng điện áp từ điện áp máy phát lên điện áp cao hơn để truyền tải đi xa. Trạm hạ áp thường đặt ở các hộ tiêu thụ, để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp hơn thích hợp với các hộ tiêu thụ điện. Trạm biến áp trung gian chỉ làm nhiệm vụ liên lạc giữa hai lưới điện có cấp điện áp khác nhau. +Theo địa dư: Trạm biến áp được phân loại thành trạm biến áp khu vực và trạm biến áp địa phương: — Trạm biến áp khu vực được cung cấp điện từ mạng điện khu vực (mạng điện chính) của HTĐ để cung cấp điện cho một khu vực lớn bao gồm các thành phố, các khu công nghiệp,…Điện áp của trạm khu vực phía sơ cấp là 110kV, còn phía thứ cấp là 35, 22kV. — Trạm biến áp địa phương là những trạm biến áp được cung cấp điện từ mạng phân phối, mạng địa phương của HTĐ cấp cho từng xí nghiệp, hay trực tiếp cấp cho các hộ tiêu thụ với điện áp thứ cấp thấp hơn. Ở phía cao áp và hạ áp của trạm biến áp có các thiết bị phân phối (TBPP) tương ứng: TBPP cao áp và TBPP hạ áp. TBPP có nhiệm vụ nhận điện năng từ một số nguồn cung cấp và phân phối đi nơi khác qua các đường dây điện. Trong TBPP có cả khí cụ điện đóng cắt, điều khiển, bảo vệ và đo lường. Ngoài ra trong HTĐ còn có các trạm đóng cắt điện (trạm không có MBA), trạm nối (làm nhiệm vụ liên lạc giửa hai hệ thống có tần số khác nhau), trạm chỉnh lưu (biến dòng xoay chiều thanh một chiều) và trạm nghịch lưu( biến dòng một chiều thành xoay chiều) để truyền tải điện đi xa bằng dòng một chiều nhưng ở nước ta không truyền tải điện bằng cách này. B- Đặc điểm trạm biến áp 110kV Đồn Phó: Trạm biến áp 110kV Đồn Phó là trạm trung gian. Được xây dựng tại thị tứ Đồng Phó xã Tây Giang – Tây Sơn - Bình Định. Trạm được xây dựng và đóng điện đưa vào Trang 2 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp vận hành vào ngày 12/01/1999 . Nhằm truyền tải điện năng từ các đường dây 110kV của các nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn, Trà Xom, nhằm tăng cường cấp điện cho phụ tải tại các khu vực Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, An Khê. Và các vùng lân cận của tỉnh Bình Định bằng lưới phân phối 35, 22kV. Trạm được xây dựng với quy mô lắp đặt 2 MBA 110kV. Trong giai đoạn hiện tại lắp đặt 1 máy biến áp T1: 25MVA 115/38.5/24 kV. Đóng điện MBA T1 thành công vào ngày 12/01/1999. C- Phụ tải ở các cấp điện áp: + Sơ đồ nối điện phía 110kV được sử dụng sơ đồ hệ thống 1 thanh góp. Gồm 3 lộ: Một được đấu nối với đường dây đi TBA 110kV Nhơn Tân một nối với đường dây 110kV nhà máy thủy điện Trà Xom và xuất tuyến 110kV đến trạm E43 An Khê. + Phía 35kV gồm 1 lộ tổng, 1 giàn Tụ bù 4,8 MVAr, 1 MBA tự dùng và 3 lộ đường dây đi trạm biến áp 35kV An Khê, Tây Sơn và Vĩnh Thạnh. Hệ thống phân phối 35kV lắp đặt ngoài trời. + Phía 22kV gồm các tủ phân phối hợp bộ đặt trong nhà theo sơ đồ hệ thống 1 thanh góp gồm: 1 lộ tổng, 1 tủ MBA tự dùng, 1 tủ máy biến điện áp và 5 tủ xuất tuyến 22kV. - Ngoài ra trạm còn đấu nối với lộ đường dây 22kV đến nhà máy thủy điện Định Bình (481) qua thanh cái C41. - Nhà máy thủy điện Văn Phong (487) qua thanh cái C41. -Nhà máy thủy điện Tiên Thuận (483,485) qua thanh cái C41. Chương II: NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC VÀ CÁCH LÀM VIỆC CỦA CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM I. PHẦN MÁY BIẾN ÁP: A- CÁC THÔNG SỐ KĨ THUẬT MBA T1: Đây là MBA 03 cuộn dây, chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 76, tiêu chuẩn Việt Nam 6306, thiết kế đặt ngoài trời, có thể vận hành bình thường theo điều kiện khí hậu phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 434-90: + Độ cao so với mực nước biển: < 1000 m + Nhiệt độ môi trường tối đa: 450C + Nhiệt độ trung bình hàng ngày: 350C MBA 25 MVA –115 kV  9  1,78 %/ 38,5  2  2,5 kV/24kV loại ba pha, có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải phía 110 kV và bộ chuyển nấc phân áp Trang 3 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp phía 35 kV, làm mát tự nhiên (ONAN) và làm mát cưỡng bức bằng quạt gió (ONAF). Các thông số kỹ thuật cơ bản. 1. Công suấất định mức: Cuộn dây Công suất (MVA) khi không có quạt gió (ONAN) Công suất (MVA) khi có quạt gió (ONAF) Cao áp 20 Trung áp 20 Hạ áp 20 25 25 25 2. Điều kiện thiết kế và làm việc: IEC –76 3. Nấc điều chỉnh phân áp: Phía cao áp : 115 kV  9  1,78 kV Phía trung áp: 38,5  2  2,5 kV Phía hạ áp: 24 kV 4. Điện áp và dòng điện định mức: Cuộn dây Cao áp 115kV Cuộn 38,5kV Cuộn 24kV Vị trí 1 Vị trí 10 Vị trí 19 Vị trí 1 Vị trí 3 Vị trí 5 Điện áp (V) 133.424 115.000 96.577 40.425 38.500 36.575 24.000 Dòng điện (A) ONAN ONAF 86,5 108,2 100,4 125,5 119,6 149,5 285,6 357,0 299,9 374,9 315,7 394,6 481,1 601,4 5. Sơ đồ đấu dây: YN / d11/ YN12 6. Điện áp ngắn mạch ở 750C: Uk115-38.5: 10.41 %Uk115-24: 18.26 % Uk38.5-24: 5.63 % 0 7. Tổn hao ngắn mạch ở 75 C: Pk115-38.5: 102.854 W Pk115-24: 104.000 W 8. Dòng điện không tải: I0: 0.068 % 9. Tổn hao không tải: P0: 14.904 W 10. Thời gian chịu dòng điện ngắn mạch của hệ thống: - Phía 115 kV : 25kA/3s - Phía 38.5kV : 20kA/1s - Phía 24kV : 20kA/1s Trang 4 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp 11. Mức cách điện: Đầu ra Phía cao áp 115kV Trung tính 115kV Phía hạ áp 38.5kV Phía hạ áp 22kV Trung tính 22kV Điện áp làm việc Điện áp thử điện áp tần lớn nhất số công nghiệp/ thời (Giá trị hiệu dụng) gian 1 phút (Giá trị hiệu dụng) Điện áp chịu xung sét (Giá trị đỉnh) KV KV KV 123 72,5 38,5 24 24 230 140 70 50 50 550 350 170 125 NA 12. Khả năng quá tải. Khả năng quá tải của máy biến áp được tính toán đảm bảo phù hợp theo tiêu chuẩn IEC 354. - Bội số dòng điện quá tải ngắn hạn: 1,5 (so với dòng định mức) - Thời gian quá tải đối với MBA phù hợp với “ Quy trình vận hành và sửa chữa MBA” của Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam (Số 623/ĐVN/KTNĐ). 13. Tổng khối lượng máy : 65 000 Kg 14. Khối lượng ruột : 34 000 Kg 15. Khối lượng vận chuyển : 59 000 Kg 16. Tổng khối lượng dầu : 19 000 Kg Loại dầu : Sheell Diala AX 17. Kích thước máy: - Vận chuyển (Dài x Rộng x Cao) : 5470  2240  4280 mm - Kích thước bao (Dài x Rộng x Cao): 7850 x 3580 x 5680 mm 18. Nhiệt độ định mức: - Độ tăng nhiệt độ lớp dầu trên cùng: 650C - Nhiệt độ dầu alarm: 800C - Nhiệt độ dầu Trip: 900C - Độ tăng nhiệt độ cuộn dây: 700C - Nhiệt độ cuộn dây alarm: 900C - Nhiệt độ cuộn dây Trip: 1000C B. BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI: MBA được trang bị 1 bộ điều áp dưới tải phía cao áp 110 kV của hãng MR (cộng hoà liên ban Đức) sản xuất loại VV III 250 Y – 76 –1019 W. Bộ điều áp dưới tải kiểu VV gồm 19 cấp với dải điều chỉnh (  9  1,78 % ) cho phép tự động lựa chọn chuyển nấp phân áp của MBA nhờ tiết bị tự động đo và sử lý tổng trở, độ sụt áp trên phụ tải. Bộ điều áp còn có thể kết nối với hệ thống bảo vệ cho MBA hiển thị số. Trang 5 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp Bộ điều áp dưới tải được lắp trên nắp thùng dầu chính MBA, có thùng dầu riêng, dầu trong thùng được cách ly với dầu trong thùng chính, thùng dầu của bộ điều áp có hệ thống bảo vệ dầu riêng và có bình dầu phụ riêng. Bộ phân áp phía 35,8 kV loại UIII 300 – 72,5 – 06050 D của Hãng MR ( CHLB Đức) sản xuất có 5 nấc điều chỉnh với mức 2,5 % mỗi nấc, khi cần điều chỉnh phải cắt tải MBA. Các thông số điện áp của từng nấc: - Nấc phân áp phía 110kV: Tap ONAN 86,5 87,9 89,3 90,7 92,2 93,7 95,3 97 98,7 100,4 102,2 104,1 106,1 108,1 110,2 112,4 114,7 117,1 119,6 ONAF 108,2 109,9 111,6 113,4 115,3 117,2 119,1 121,2 123,3 125,5 127,8 130,1 132,6 135,1 137,8 140,5 143,4 146,4 149,5 - Nấc phân áp phía 35 kV: Dòng điện (A) Điện áp Tap (V) ONAN ONAF 1 40.425 285,6 357,1 2 39.463 292,6 365,8 3 38.500 299,9 374,9 4 37.538 307,6 384,5 5 36.575 315,7 394,6 Các mức chuyển mạch Đấu nối N–2 N–3 N–4 N–5 N–6 N–6 N–7 N–8 N – 10 N – 11 N–2 N–3 N–4 N–5 N–6 N–7 N–8 N–9 N - 10 Công tắc đảo chiều 12-1 133.423 131.376 129.329 127.282 125.235 123.188 121.141 119.094 117.047 115.000 112.953 110.906 108.859 106.812 104.765 102.718 100.671 98.624 96.577 Dòng điện (A) 12-11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Điện áp (V) Chuyển nấc khộng tải Đấu nối 0-1 0-2 0-3 0-4 0-5 - Phía 22 kV: Trang 6 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp Điện áp (V) 24.000 Dòng điện (A) ONAN 481,1 OANF 601,4 Các bộ phận của bộ điều áp: Công tắc chuyển mạch đổi chiều, công tắc chuyển mạch chọn Tap và bộ truyền động. Tổ hợp công tắc chuyển mạch được đặt trong thùng dầu riêng biệt với thùng dầu MBA. Motor điều khiển loại ED 100S được gắn vào bên cạnh thùng chứa bộ điều áp dưới tải. Hệ thống điều khiển bộ điều áp dưới tải có thể điều khiển tự động từ xa bằng rơle điều áp, điều khiển bằng điện bằng nút bấm từ xa, điều khiển bằng điện dùng nút bấm tại chỗ và quay tay từng nấc một. Để bảo vệ cho bộ OLTC dùng rơle dòng dầu RS 2001. Rơle này gắn trên ống dẫn giữa thùng bộ điều áp và bình dầu phụ của bộ điều áp, đặt gần về phía điều áp. Đường ống nối phải nghiêng ít nhất 2% để đảo bảo rơle làm việc được chính xác. Rơle dòng dầu gồm có một van bản lề, một nam châm vĩnh cửu và một tiếp điểm hình lưỡi gà. Rơle còn có cửa sổ để kiểm tra vị trí của van: + Vị trí cắt: Van bản lề nghiêng, xuất hiện ở giữa cữa sổ kiểm tra. + Vị trí vận hành: Van bản lề nằm ở vị trí thẳng đứng. Ngoài ra còn có 2 nút thử đặt trong hộp cực nối dùng để kiểm tra chức năng cắt và để Reset vị trí của van. Rơle dòng dầu tác động khi xuất hiện dòng dầu chảy từ bộ điều áp tới bình dầu phụ của bộ điều áp, khi đó van chuyển sang vị trí OFF và đóng tiếp điểm đi cắt MC các phía nối với MBA. Nam châm có tác dụng duy trì tiếp điểm đi cắt khi tín hiệu khởi động mất, đồng thời có tác dụng giữ van luôn ở vị trí hoạt động. C. THIẾT BỊ LÀM MÁT: MBA được làm mát bằng dầu tuàn hoàn tự nhiên và bằng không khí nhờ hệ thống cáng tản nhiệt. Các cánh tản nhiệt có thể tháo rời để thuận tiện cho việc vận chuyển MBA. Mỗi bộ tản nhiệt có bố trí các van nạp và xả dầu để cho phép tháo dầu đi của cánh tản nhiệt mà không cần xả dầu từ thùng. Ngoài ra MBA còn được làm mát cưỡng bức nhờ quạt gió. MBA được trang bị ba nhóm quạt (10 quạt) lắp bên hông cánh tản nhiệt. Các động cơ quạt được cung cấp cùng một nguồn điện xoay chiều ba pha, 380 V, 50 Hz qua Aptomat riêng biệt. Quạt mát có thể điều khiển được ở hai chế độ tại chỗ / từ xa thông qua khoá (tại chỗ / từ xa) tại tủ điều khiển tại chỗ (LCU) của MBA. Ở chế độ ỳư xa có thể hoạt động bằng tay bằng nút nhấn tại phòng điều khiển hoặc tự động nhờ các tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ dầu lớp trên của MBA hay nhiệt độ cuộn dây. Khi ở chế dộ bằng tay có thể điều khiển từng nhóm quạt. Khi bật qua Auto khởi động khi nhiệt độ lớp dầu trên  650C hoặc nhiệt độ cuộn dây  700C và ngừng hoạt động khi nhiệt độ lớp dầu trên  600C hoặc nhiệt độ cuộn dây  600C . Trang 7 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp Các tín hiệu chỉ thị hoạt động, sự cố về hệ thống làm mát tại tủ điều khiển tại chỗ. - Đèn báo điều khiển tại chỗ (Local) Đèn báo điều khiển từ xa (Remote) Đèn báo nguồn điều khiển. Các đèn báo nhóm quạt ON. Hệ thống làm mát đang ở chế độ hoạt động tự động. Các đèn sự cố nhóm quạt. D. BÌNH DẦU PHỤ: Bao gồm bình dầu phụ cho MBA và bình dầu phụ bộ OLTC. Các bình dầu phụ đặt ở vị trí cao hơn MBA, có khả năng chịu đựng được sự thay đổi thể tích của dầu khi nhiệt độ tăng hoặc giảm. Để dầu MBA khỏi bị ôxy hoá do tiếp xúc trực tiếp với không khí, trong bình dầu phụ có đặt một túi cao su mềm để cách ly dầu và không khí bên ngoài. Dầu cách điện được cách ly với không khí bên ngoài nhưng áp lực của dầu cách điện được cân bằng với không khí bên ngoài thông qua lớp màng cao su. Nếu vì một lý do nào đó áp suất trong MBA đột ngột tăng lên thì khí sẽ được thoát ra theo van an toàn đặt ở trên màng cao su, khí sau khi thoát khỏi van an toàn sẽ đi vào ống thùng nổ và thoát ra ngoài qua bộ lọc hơi ấm. Trên bình dầu phụ có lắp đặt đồng hồ chỉ thị mức dầu LB 22WSN-Comem-Italy cho MBA, mức dầu bộ OLTC, hiển thị theo nhiệt độ, có tiếp điểm báo hiệu mức dầu cao và thấp. E. SỨ ĐẦU VÀO MBA: Sứ đầu vào cao áp, trung áp, hạ áp của MBA là loại sứ rỗng dùng ngoài trời đạt tiêu chuẩn IEC – 137. Sứ được phủ men bóng có độ cách điện cao phù hợp với môi trường khí hậu nhiệt đới, chịu được môi trường có khí bụi, axít, có độ bền cơ và độ bền điện cao đảm bảo chắc chắn và dễ thay thế. Các sứ cao áp và trung tính cao áp do ABB sản xuất,các sứ trung áp và hạ áp do Công Ty Sứ Kỹ Thuật Hoàng Liên Sơn sản xuất. 1/ Sứ cao áp: Kiểu sứ GOB 550 LF 123 191 – K. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Mô tả Số lượng sứ Điện áp định mức Điện áp chịu đựng xung thao tác Thử điện áp tăng cao ở tần số 50 Hz: Điện áp thử xung sét 1.2/50 Dòng điện danh định Chiều dài dòng rò tối thiểu Tần số Thông số 03 123 kV 470 kV 260 kV/ph 550 kV 800 A 25 mm/kV 50 Hz Trang 8 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp Đây là loại sứ kiểu tụ nhiều tầng bằng giấy cách điện nhúng dầu. Phần tiếp xúc với không khí được bao bọc bằng sứ cách điện màu nâu, phần tiếp xúc với dầu được bao bọc bằng nhựa epoxy. Phần nắp trên của sứ làm bằng hợp kim nhôm,dưới nắp nhôm là một bình hình lăng trụ thuỷ tinh dùng để kiểm tra mức dấu trong sứ và để biết được độ nghiên của sứ khi lắp đặt. Sứ có cấu tạo kín để tránh bụi bẩn, hơi ẩm xâm nhập vào. Đầu dưới cùng của sứ được bọc bằng hợp kim nhôm chống ăn mòn. Ngoài ra sứ còn có một cực (rốn sứ) để đo Tg  sứ và có lỗ châm dầu được bịt kín. 2/ Sứ trung tính phía 110 kV: Kiểu sứ GOB 320 LF 123 179 – K. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Mô tả Số lượng sứ Điện áp định mức Điện áp chịu đựng xung thao tác Thử điện áp tăng cao ở tần số 50 Hz: Điện áp thử xung sét 1.2/50 (s) Dòng điện danh định Chiều dài dòng rò tối thiểu tần số Thông số 01 72,5 kV 300 kV 160 kV 350 kV p 800 A 25 mm/kV 50 Hz 3/ Sứ trung áp: - Dùng loại SBA 38,5/450 do Công Ty Sứ Hoàng Liên Sơn (Hoceratec) sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 137. 4/ Sứ hạ áp: - Dùng loại SBA23 – L840 do Công Ty Sứ Hoàng Liên Sơn (Hoceratec) sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 137. F. RƠLE HƠI : Rơle hơi loại BRR-80-F100 do hãng COMMEN (Italy) sản xuất . Rơle hơi được lắp trên ống nối giữa thùng MBA và bình dầu phụ với chiều mũi tên trên rơle hướng về phía bình dầu phụ. Hai đầu Rơle hơi có van, lúc vận hành thường mở, chỉ đóng lại khi cần sữa chữa rơle hơi. Đây là loại Rơle hơi có hai phao đặt trong buồng dầu kín, trong đó phao nằm trên đi báo tín hiệu và phao dưới đi cắt MBA . * Nguyên lý hoạt động như sau : - Điều kiện bình thường : Rơle hơi chứa đầy dầu . - Khi có hư hỏng nhẹ hay bắt đầu có sự cốP : lúc này nhiều bọt khí được tạo ra, chảy qua ống nối đến bình dầu phụ và đọng lại trong buồng rơle hơi, do đó làm mức dầu trong rơle hơi giảm xuống, phao trên có gắn nam châm vĩnh cửu chìm xuống và hút tiếp điểm lưỡi gà, đi đóng tiếp điểm báo tín hiệu . - Khi có sự cố : Tạo ra luồng khí mạnh di chuyển đến bình dầu phụ, van dưới bị đè xuống và khép tiếp điểm đi cắt MBA . Trang 9 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp - Khi mức dầu giảm xuống thấp do có rò rỉ dầu trong MBA : đầu tiên phao trên tác động đi báo tín hiệu, nếu mức dầu tiếp tục giảm thì van dưới tác động đi cắt MBA . * Thử rơle hơi bằng cách thử sau : - Dùng nút kiểm tra : Nhấn nút thử, tiếp điểm báo tín hiệu và tiếp điểm đi cắt đóng lại. Sau khi thả nút ra, các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu nhờ lò xo . - Dùng bơm : Bơm không khí vào rơle hơi qua van kiểm tra nằm phía trên. Chú ý rằng sự tăng chậm của khí trong thời gian dài sẽ không gây cắt MBA, khí ở phần trên của Rơle hơi sẽ đi vào bình dầu phụ . * Kiểm tra Rơle hơi : Khi có tín hiệu của Rơle hơi cần phải kiểm tra màu cảu khí trong Rơle hơi qua cữa sổ kiểm tra, nếu : - Khí có màu hơi trắng : Khí tạo do phóng điện trong tiếp xúc với giấy, vải . - Khí có màu hơi vàng : Khí tạo ra do gỗ và giấy cacton. - Khí có màu hơi xanh : Khí tạo ra do mạch từ tính. - Khí có màu đen : Khí tạo do phóng điện hồ quang trong dầu . * Khi rơle hơi tác động cắt MBA và MBA được cắt ra thì phải kiểm tra màu và lấy mẫu khí phân tích để xác định khối lượng của khí phân huỷ. G. CÁC ĐỒNG HỒ CHỈ THỊ NHIỆT ĐỘ: Đồng hồ đo nhiệt độ cuộn dây loại MSRT150W của hãng TERMAN(Italy) sản xuất, gồm 3 cái (đo nhiệt độ cuộn dây 110 kV, 35 kV, 22kV) loại đồng hồ kim, khoảng đo 0 – 1500C, kèm theo cảm biến PT100 vá bộ hiển thị số từ xa, nguồn cung cấp 220/230 VAC có 04 tiếp điểm có thể hiệu chỉnh theo nhiệt độ. Đồng hồ đo nhiệt độ lớp dầu trên cùng của MBA loại MSRT150 của hãng TERMAN(Italy) sản xuất, loại đồng hồ kim, phạm vi đo từ 0 – 150 0C, nguồn cung cấp 220/230 VAC có 04 tiếp điểm có thể hiệu chỉnh theo nhiệt độ. * Nguyên lý cấu tạo: Để đo nhiệt độ dầu, dùng một bầu nhiệt biểu đặt trong thùng MBA qua lỗ. khi nhiệt độ dầu thay đổi sẽ làm thay đổi áp lực trong bầu nhiệt biểu và làm quay kim chỉ thị tương ứng. - Nhiệt độ dầu Alarm: 800C - Nhiệt độ dầu Trip: 900C Nhiệt độ các cuộn dây cao áp được đo như phương pháp trên nhưng còn dùng thêm một phần từ cảm bến nhiệt nối với một biến dòng qua điện trở phối hợp, dòng điện qua biến dòng tương ứng với dòng điện tải MBA. Do đó nó phản ảnh được trạng thái nhiệt độ của cuộn dây. Các giá trị đặt của cuộn dây - Đi báo tín hiệu khi nhiệt độ cuộn dây ở: 800C - Phát tín hiệu khi nhiệt độ cuộn dây ở: 950C H. ĐỒNG HỒ CHỈ THỊ MỨC DẦU: Đồng hồ chỉ thị mức dầu của MBA và chỉ thị mức dầu của bộ OLTC loại LB22WSN được gắn ở bình dầu phụ do hãng Comem – Italy sản xuất, hiển thị theo nhiệt độ, có tiếp điểm báo hiệu mức dầu cao và thấp. Trang 10 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp Đồng hồ hoạt động nhờ một phao dịch chuyển theo mức dầu làm thay đổi góc nghiên của cần phao làm quay cơ cấu dẫn động từ tính. Mặc đĩa báo mức dầu và kim chỉ thị sẽ di chuyển theo để báo mức dầu hiện tại. I. VAN GIẢM ÁP LỰC THÙNG DẦU MBA : - Van giảm áp lực thùng MBA dùng loại 208-001-57 do hãng QUALITRO (Mỹ) sản xuất gắn trên nắp thùng MBA. Khi áp lực vượt quá ngưỡng đặt trước, áp lực trong thùng MBA thắng lực đẩy lòxo của van làm van mở ra và áp suất trong MBA được giải phóng ra ngoài. Khi van tác động tín hiệu được nhận biết qua tiếp điểm điện hoặc qua thanh cờ bị đẩy lên khỏi van một khoảng. Sau mỗi lần tác động, các tiếp điểm được Reset bằng tay tại van giảm áp lực . - Ngoài ra MBA còn trang bị rơle áp suất đột biến loại : 900-003-32 do hãng QUALITROL - Mỹ sản xuất gắn trên nắp thùng MBA chính. Bảo vệ thùng MBA trong trường hợp áp lực trong MBA tăng cao đột ngột, nắp bảo vệ của Rơle sẽ bung ra giải phóng áp lực đồng thời gửi tín hiệu đi cắt các MC đầu vào của MBA . K. MBA CÓ CÁC VAN DẦU SAU: - Van hút chân không gắn trên nắp thùng MBA. - Van nạp dầu trên MBA. - Van nạp dầu dưới MBA. - Van lấy mẫu dầu dưới MBA. - Van lọc dầu. - Van bộ tản nhiệt. - Các van khoá, van nối ống dẫn dầu. Một số yêu cầu đối với dầu MBA: - Dầu cách điện MBA loại dầu Shell Diala AX không chứa hợp chất Polychorinated bipheny (PCB) được kiểm tra và thử nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM – D 3484. Thông số kỹ thuật như sau: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Đặc tính Độ nhớt động học : - Ở 1000C - Ở 400C - Ở 00C Nhiệt độ chớp cháy Nhiệt độ đông đặc Tỷ trọng ở 150C Lực căn bề mặt ở 250C Chỉ số trung hoà Ăn mòn bỡi sulfur Hàm lượng nước Đơn vị Cst 0 C C g/ml N/ml mgKOH/g 0 pmm Thông số 2.34 9.68 66 148 -50 0.885 0.046 0.01 Không ăn mòn 30 Trang 11 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp 9 10 11 12 13 Độ ổn định oxi hoá ở 1100C : - Sau 72 giờ: + Chỉ số axit + Hàm lượng cặn - Sau 164 giờ: + Chỉ số axit + Hàm lượng cặn Điện áp đánh thủng - Disk electrode (2.5mm) - VDE electrode (2.03mm) Hệ số tổn hao điện môi ở 60Hz - Ở 250C - Ở 1000C Tổng axit Hàm lượng PCB mgKOH/g % 0.21 0.02 mgKOH/g % KV (Chưa xử lý ) (Đã xử lý ) % 0.35 0.10 mgKOH/g ppm >35 >56 0.01 0.07 0.01 Không Khi châm dầu vào MBA phải đáp ứng yêu cầu sau : - Điện áp đánh thủng : >60 kV/0.1 inch - Hàm lượng nước : <10 ppm - Tg + Ở 200C : 0.2% 0 + Ở 20 C : 2.2% - Trị số axit mgKOH/lg : 0.02 - Hàm lượng axit bazơ hoà tan : Không có - Hàm lượng tạp chất cơ học : Không có Nếu không đạt yêu cầu trên phải sấy lọc MBA bằng phương pháp tuần hoàn . L.TRƯỚC KHI ĐÓNG ĐIỆN MBA CẦN KIỂM TRA CÁC HẠNG MỤC SAU: 1. Kiểm tra sự hoạt động hoàn hảo của tất cả các hệ thống Rơle bảo vệ, đo lường và điều khiển và biên bản kiểm tra toàn hệ thống đạt tiêu chuẩn vận hành. 2. Các MC liên quan đến bảo vệ MBA phải ở trạng thái sẵn sàng làm việc . 3. Kiểm tra tất cả đồng hồ nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây MBA. Kiểm tra mức dầu trên bình dầu phụ ngăn chính và ngăn bộ điều áp bằng đồng hồ chỉ thị mức dầu. Kiểm tra mức dầu trên các sứ đầu vào ( có chỉ thị mức dầu) . 4. Kiểm tra tất cả các van trên MBA, đặt đúng vị trí vận hành. Xả khí ở các chỗ có thể có bọt khí như Rơle hơi, cánh tản nhiệt, sứ… 5. Kiểm tra bộ OLTC hoạt động bình thường. Kiểm tra vị trí nấc của OLTC ở vị trí thích hợp . 6. Kiểm tra nối đất vỏ MBA và có vết chảy dầu trên máy không . Vỏ máy phải nối vào hệ thống tiếp địa chung của trạm. 7. Kiểm tra hệ thống chống sét MBA. Không được đóng điện MBA khi không đủ bảo vệ chống sét . Trang 12 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp 8. Kiểm tra hệ thống làm mát (Quạt mát, cánh tản nhiệt…). 9. Kiểm tra các trang bị PCCC phải làm việc tốt . 10. Thu hồi đầy đủ phiếu công tác, tháo hết các tiếp địa, biển báo , rào chắn tạm thời , 11. Chuẩn bị sơ đồ đóng điện MBA . 12. Đưa toàn bộ hệ thống rơle bảo vệ và tự động điều khiển vào vị trí sẵn sàng làm việc. M. PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH THỰC TẾ CỦA MÁY: 1. Vận hành MBA khi làm việc bình thường: - MBA khi làm việc bình thường, toàn bộ hệ thốnh Rơle bảo vệ phải ở trạng thái sẵn sàng làm việc. - Nhân viên vận hành phải căn cứ vào các đồng hồ đặt ở bảng điều khiển để kiểm tra MBA và ghi thông số vào sổ vận hành mỗi giờ một lần. - Mỗi ca ít nhất một lần, nhân viên vận hành phải tiến hành kiểm tra các mục sau: 1- Kiểm tra tiếng kêu của MBA phải bình thường 2- Kiểm tra mức dầu ở các bình dầu phụ đủ. 3- Kiểm tra nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây MBA. 4- Kiểm tra tình trạng sứ đầu vào không bị rạn nứt hay chảy dầu trên các đầu sứ phải nhìn thấy được. 5- Kiểm tra màu sắc của các hạt Silicagel ở các bộ thở. 6- Kiểm tra hệ thống làm mát. + Tình trạng động cơ quạt mát làm việc tốt. + Vị trí các van phù hợp với tình trạng vận hành. + Hệ thống không rò rỉ dầu. + Kiểm tra sự tuần hoàn dầu của hệ thống làm mát bằng đồng hồ tại thiết bị làm mát. 7- Kiểm tra vị trs van của đường ống tới bình dầu phụ phải mở. 8- Kiểm tra tình trạng thanh cái và các điểm tiếp xúc ở các đầu cốt. 9- Kiểm tra trang bị PCCC đầy đủ. 2. MBA vận hành không bình thường và cách xử lí: Trong khi vận hành nếu thấy MBA có những hiện tượng không bình thường như: chảy dầu, mức dầu trong bình dầu phụ giảm thấp, máy bị nóng quá mức…Phải tìm mọi biện pháp để giải quyết, đồng thời phải báo cáo ngay với trạm trưởng và ghi chú đầy đủ vào sổ vận hành. Đối với các trường hợp sau đây phải tách MBA ra khỏi vận hành: 1. Máy có tiếng kêu mạnh, không đều và rung mạnh bên trong. 2. Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện định mức . 3. Dầu tràn ra ngoài bình dầu phụ hoặc van an toàn làm việc. 4. Mức dầu hạ thấp hơn mức quy định ở bình dầu phụ và tiếp tục hạ thấp. 5. Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột. Trang 13 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp 6. Các sứ đầu vào bị vỡ, rạn nức và phóng điện bề mặt hoặc cạn dầu. Đầu cốt bị nóng đỏ. Khi MBA bị quá tải hoặc nhiệt độ tăng cao, nhân viên vận hành phải xin ý kiến cấp trên tìm biện pháp điều chỉnh và giảm bớt phụ tải của máy. Khi nhiệt độ dầu trong MBA tăng lên đến mức báo tín hiệu, nhân viên trực ca phải tìm nguyên nhân và biện pháp giảm bớt nhiệt độ bằng cách: 1. Kiểm tra phụ tải MBA và nhiệt độ môi trường làm mát. 2. Kiểm tra hệ thống thiết bị làm mát. Nếu nhiệt độ MBA tăng cao do thiết bị làm mát bị hỏng mà có điều kiện cắt máy để sữa chữa thì xin cắt để sữa chữa. Khi điều kiện vận hành không cho phép cắt máy thì chỉ ngừng riêng biệt thiết bị làm mát đồng thời nhân viên trực ca có thể điều chỉ giảm bớt phụ tải MBA trong điều kiện vận hành không có thiết bị làm mát. Nếu mức dầu hạ thấp mức quy định thì bổ sung dầu vào MBA . Trước khi bổ sung dầu phải sữa chữa những chỗ rò rỉ, bị chảy dầu. Dầu bổ sung phải là dầu mới đã được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn. Nếu vì nhiệt độ tăng cao làm mức dầu trong MBA tăng cao quá mức quy định thì báo cáo với trạm Trưởng để tháo bớt dầu ra khỏi máy. MBA bị cắt do bảo vệ hơi, Rơle dòng dầu hay bảo vệ so lệch làm việc thì phải kiểm tra, thí nghiệm máy và phân tích khí để tìm nguyên nhân. Chỉ cho phép đóng MBA vào làm việc trở lại sau khi tìm rõ nguyên nhân và khắc phục các hư hỏng. Trường hợp đó phải được sự đồng ý của Giám đốc Xí nghiệp. Trong trường hợp MBA bị cắt do bảo vệ khác không có liên quan hư hỏng bên trong máy thì cho phép chỉ cần kiểm tra sơ bộ bên ngoài máy và nếu không phát hiện thấy hiện tượng bất thường gì thì xin ý kiến điều độ miền cho đóng điện lại MBA. Khi Rơle hơi báo tín hiệu, trực chính phải kiểm tra bên ngoài MBA và lấy khí để phân tích. Khi kiểm tra bên ngoài thấy có dấu vết hư hỏng sứ, thùng dầu, kiểm tra thấy khí cháy được hay có sản phẩm phân huỷ của cách điện phải báo cáo với điều độ miền và Giám đốc Xí nghiệp để xin dừng máy . Nếu kiểm tra không có hiện tượng trên thì có thể tiếp tục làm việc nhưng phải theo dõi thường xuyên. Nếu có xuất hiện khí trong Rơle và bảo vệ tiếp tục báo tín hiệu thì phải báo cáo ngay với Giám đốc Xí nghiệp xin ý kiến để dừng máy kiểm tra. Tất cả mọi sử lý các hiện tượng bất thường và sự cố MBA phải ghi đầy đủ vào hồ sơ MBA. BẢO DƯỠNG VÀ THÍ NGHIỆM ĐỊNH KỲ MBA 1. Bảo dưỡng định kỳ MBA mỗi năm 1 lần với các nội dung sau: 1. Khắc phục các khuyết tật phát hiện trong quá trình vận hành. 2. Vệ sinh sạch sẽ MBA và hệ thống làm mát. 3. Khắc phục các hiện tượng rò rỉ dầu (nếu có). 4. Kiểm tra độ xiết chặt các bulông trên tất cả các mặt bích. Trang 14 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp 5. Thay silicagel trong các bộ thở. 6. Bảo dưỡng các động cơ quạt mát. 7. Vệ sinh sứ đầu vào. 8. Quay tay chuyển nấc bộ điều chỉnh điện áp nhiều lần, sau đó đưa về vị trí nấc ban đầu. 2. Thí nghiệm định kỳ và thí nghiệm chất lượng MBA sau khi sửa chữa: 1. Đo điện trở cách điện các cuộn dây MBA. 2. Đo góc tổn hao điện môi tg và điện dung của các cuộn dây MBA. 3. Đo điện trở cách điện, tg và điện dung của các sứ đầu vào. 4. Thí nghiệm các mẫu dầu trong MBA và ngăn điều chỉnh điện áp. 5. Đo điện trở 1 chiều của cuộn dây ở tất cả các nấc của MBA. 6. Kiểm tra tỷ số biến MBA ở tất cả các nấc. 7. Thí nghiệm ngắn mạch và không tải. 8. Thí nghiệm các biến dòng chân sứ. 9. Kiểm tra các Rơle bảo vệ hư hỏng bên trong MBA. 10. Kiểm tra các đồng hồ đo nhiệt độ. II. CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ: 1. Qui trình vận hành máy cắt 110kV: MC điện dạng LTB145-D1/B là MC điện cao áp được hãng ABB chế tạo dùng cho điện áp định mức 145 kV, dùng khí SF6 để cách điện và dập hồ quang. Thông số kĩ thuật: Bảng 1 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Thông số Kiểu máy cắt LTB145D1/B Kiểu cơ cấu truyền động BLK222 Điện áp định mức Mức cách địên ở tần số xung Mức cách địên ở tần số công nghiệp 50 Hz Tần số định mức Dòng điện định mức Dòng cắt định mức Dòng ngắn mạch chịu được trong thời gian 3s Dòng đóng tại chu kỳ lớn nhất Áp lực khí ở 200C Áp lực làm việc lớn nhất Số liệu Đơn vị 145 650 275 50 3150 31,5 31,5 79 KV KV KV Hz A KA KA KA 0,9 Mpa Trang 15 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp Áp lực nạp đầy Áp lực giảm thấp báo tín hiệu Áp lực giảm thấp khoá máy cắt Thể tích mỗi cực Trọng lượng của khí SF6 Trọng lượng của MC 0,5 0,45 0,43 53 5 1360 STT Thông số 01 Thời gian đóng - cắt Điện áp nguồn cấp cho Động cơ căn lò xo 02 Cuộn đóng, cuộn cắt Điện trở sấy 140W 03 Thời gian cắt 04 Thời gian đóng  05 Thời gian căn lò xo 06 Điện trở tiếp xúc của mỗi tiếp điểm  07 Độ rò rỉ khí SF6 trong một năm 08 Độ ẩm cho phép của khí SF6 Số liệu 42 10 11 12 Mpa Mpa Mpa Lít Kg Kg Bảng 2 Đơn vị ms V 230 V(AC) 110 V(DC) 230 V(AC) 19  25 ms 40 ms 15 s  40 1% 0,025% a. Trước khi đưa MC vào vận hành: MC sau khi lắp ráp, địa tu phỉa được kiểm tra, thí nghiệm hiệu chỉnh đạt các thông số trong bảng phụ lục, và có đầy đủ biên bản kèm theo. Các Rơle trong mạch điều khiển, bảo vệ phải được thử nghiệm kiểm tra bảo đảm hoạt động tốt, mạch bảo vệ và điều khiển sẵn sàng làm việc. Mạch báo tín hiệu áp lực thấp và mạch khoá MC khi áp lục thấp hơn 0,43 Mpa phải làm việc tốt. Đặt khoá chế độ ở vị trí từ xa (REMOTE). Kiểm tra các thông số của MC đủ định mức: + Áp lực khí SF6: 0,5 Mpa. + Điện áp nguồn cấp cho cuộn đóng, cuộn cắt, môtơ căng lò xo, bộ phận sấy tủ. Đóng cắt thử MC 3 lần bằng khoá điều khiển. Kiểm tra các điều kiện an toàn để MC sẵn sàng làm việc. b. Vận hành MC ở chế độ bình thường: Sau mỗi lần thao tác MC, kiểm tra tại chỗ các mục sau: + MC đã đúng hoặc cát tốt. + MC có hiện tượng khác thường không (tiếng kêu xì khí, áp lực khí SF6) + Lò xo đóng có được căn không Mỗi ca 1 lần nhân viên vận hành phải kiểm tra MC về: Trang 16 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp + Tình trạng bên ngơài của MC. + Áp lực khí SF6. Nếu có điều gì bất thường phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm để xử lý và ghi vào sổ để theo dõi MC. Mỗi tháng một lần vào ngày 01 phải thuẹc hiện các mục sau: (Thực hiện khi MC đang vận hành). + Ghi lại số lần thao tác của MC ở bộ đếm. + Kiểm tra và vệ sinh bộ truyền động. + Kiểm tra áp lực khí SF6 của MC, trước khi đọc phải gõ nhẹ vào đồng hồ để đảm bảo trị số đọc đúng. Ghi lại áp lực đó kèm theo nhiệt độ môi trường và ngày đọc. Sau 2 hoặc 4 năm (Đối với khí hậu nước ta áp dụng 2 năm) kiểm tra phụ MC một lần: + Vệ sinh toàn bộ MC khắc phục các khuyết tật tồn tại trong vận hành. + Kiểm tra bên ngoài các sứ, tất cả các đầu cốt MC, các chỗ lắp nối, chúng phải đảm bảo chắc chắn, sạch sẽ và đủ chất lượng vận hành. + Kiểm tra các kết cấu kim loại bên ngoài + Kiểm tra sự rò rỉ của MC. + Kiểm tra các ốc liên kết (Chỉ thực hiện ở lần kiểm tu đầu tiên khi mới đưa vào vận hành hoặc vừa qua đại tu). + Kiểm tra mật độ khí. + Kiểm tra bộ đếm số lần hoạt động của MC. + Kiểm tra bộ sấy. Ghi chú: Đầu tiên kiểm tra ghi nhận các sự kiện có thể được khi MC đang vận hành, sau đó chuẩn bị đầy đủ mới cô lập MC để kiểm tra các hạng mục khác và khắc phục các tồn tại. Điều 15: Việc đại tu MC được thực hiện khi 1 trong các điều kiện sau đến thời hạn: + Sau 10 năm hoạt động. + sau 10000 lần thao tác cơ khí. + Sau 5000 lần đóng (cắt) với dòng định mức (3150 A). + Sau 25 lần cắt với dòng ngắn mạch định mức (31,5 kA). + Khi có hiện tượng dòng ngắn mạch vẫn duy trì sau khi cắt. Các hạng mục cần kiểm tra trong công tác đại tu: + Kiểm tra các hạng mục như điều 14. + Kiểm tra sự liên kết của hệ thống cơ khí và độ rơ các chi tiết cơ khí. + Các kết cấu kim loại bên ngoài và các phần bị lỏng + Kiểm tra hàm lượng ẩm của khí SF6. + Kiểm tra đồng hồ đo mật độ khí SF6 và các chức năng báo tín hiệu, khoá MC của nó. + Kiểm tra điện trở tiếp xúc. + Kiểm tra tiếp điểm dầp hồ quang. + Đo các van chức năng. Trang 17 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp Điều 16: Tất cả các phát hiện trong vận hành và công việc đã làm, các kết quả thí nghiệm phải ghi vào sổ theo dõi MC. c. Các hiện tượng bất thường và cách xử lí: Khi có chuông còi báo tín hiệu khí SF6 giảm thấp, nhân viên vận hành phải xác định vị trí và mức độ xì khí, và báo ngay cho người có trách nhiệm để xử lý. Nếu không thao tác được MC cần phải thao tác theo các bước sau: + Áp lực khí SF6 có đủ quy định chưa. + Nguồn cung cấp, cầu chì aptomat điều khiển và mạch điều khiển. + Nếu không tìm được nguyên nhân hỏng hoặc không khắc phục được phải báo cáo cho người có trách nhiệm để xử lý. Khi đĩa an toàn trên đỉnh MC bị bật ra, nhân viên vận hành không được phép thao tác và báo điều độ xin tách MC ra khỏi lưới. Mọi khuyết tật của MC phát hiện trong vận hànhvà trong các sự cố, cách khắc phục phải ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi MC. 2. Qui trình vận hành MC 35kV: a. Đặc điểm kĩ thuật: 1- Máy cắt điện (MC) kiểu EDF SK 1-1 là máy cắt điện cao áp được hãng ABB Ấn Độ chế tạo dùng cho điện áp định mức 36-72.5 kV, dùng khí SF6 để cách điện và dập hồ quang. 2- Khí SF6 là loại khí trơ không mùa, không mùi, không cháy, không độc hại. Ở nhiệt độ môi trường 200C và áp suất 1 bar, khí SF6 có cường độ điện môi và mật độ gấp 2.6 – 5 lần không khí ở cùng áp lực. Do dó khả năng cách điện và dập hồ quang của thiết bị đóng cắt của khí SF6 lớn hơn không khí rất nhiều. 3- Mỗi pha của MC gồm 1 trụ có 1 buồng dập hồ quang chứa tiếp điểm động và tĩnh cho 1 chỗ cắt. 4- Ba pha MC được truyền động bằng một bộ truyền động (BTĐ) loại FSA-1. Bộ truyền động dùng cơ cầu căng lò xo dạng xoắn, được lên dây cót bằng môtơ căng lò xo. 5- Chu trình vận hành của MC: Cắt - 0.3 phút - đóng, cắt - 3 phút- đóng cắt. 6- MC có tín hiệu chuông còi báo tín hiệu áp lực khí SF6 thấp ( 6.5 bar ở nhiệt độ 300C ). 7- MC có tiếp điểm liên động chống đóng ( hoặc cắt ) khi áp lực khí thấp ( 6.3 bar ở nhiệt độ 300C ). 8- MC có 02 cuộn cắt, có thể làm việc song song hoặc độc lập. 9- MC có thể thao tác từ xa hoặc tại chỗ tuỳ thuộc việc chọn khóa REMOTE/LOCAL. 10 - MC có kết cấu kín, các trụ nạp đầy khí SF6 nên có thể dùng đam bao ở mọi khí hậu kể cả môi trường nhiễm bẩn nặng trong sa mạc và khí hậu nhiệt đới. b. Thông sôấ kĩ thuật: Trang 18 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp STT Thông số Số liệu Đơn vị Kiểu máy cắt: EDF SK 1 – 1 Kiểu cơ cấu truyền động: FSA – 1 1 Điện áp định mức: 36 kV 2 Mức cách điện ở tần số xung: 170 kV 3 Mức cách điện ở tần số công nghiệp: 275 kV 4 Tần số định mức: 50 Hz 5 Dòng điện định mức: 800 A 6 Dòng cắt định mức: 31.5 kA 7 Áp lực khí ở 30 0 C: 7.3 Bar Áp lực giảm thấp báo tín hiệu: 6.5 Bar Áp lực giảm thấp khoá máy cắt: 6.3 Bar 8 Thời gian đóng - cắt:  40 ms 9 Điện áp nguồn cấp cho: - Động cơ điện căn lò xo: 240 V(AC) - Cuộn đóng, cuộn cắt: 110 V(DC) - Điện trở sấy: 240 V(AC) 10 Thời gian cắt:  35 ms 11 Thời gian đóng:  60 ms c. Vận hành máy cắt c1. Trước khi đưa máy cắt vào vận hành: 1. Máy cắt sau khi lắp ráp, đại tu phải được kiểm tra, thí nghiệm hiệu chỉnh đạt các thông số trong bảng phụ lục và có đầy đủ biên bản kèm theo . 2. Các Rơle trong mạch điều khiển, bảo vệ phải được thử nghiệm kiểm tra bảo đảm hoạt động tốt, mạch bảo vệ và điều khiển sẵn sàng làm việc . 3. Mạch báo tín hiệu áp lực thấp và mạch khoá MC khi áp lực thấp hơn 6.3 Bar phải làm việc tốt . 4. Đặt khoá ở chế độ từ xa ( Remote ). 5. Kiểm tra các thông số của MC đủ định mức : + Áp lực khí SF6 : 7.3 bar Trang 19 Báo cáo thực tập tốốt nghiệp + Điện áp nguồn cấp cho cuộn đóng, cuộn cắt, motơ căn lò xo, bộ phận sấy đủ . 6. Đóng cắt thử MC 3 lần bằng khoá điều khiển. 7. Khiểm tra các điều kiện an toàn để MC sẵn sàng làm việc. c2. Vận hành MC ở chế độ bình thường: 1. Sau mỗi lần thao tác MC, kiểm tra tại chỗ các mục sau: + MC đã đúng hoặc cát tốt. + MC có hiện tượng khác thường không (tiếng kêu xì khí, áp lực khí SF6) + Lò xo đóng có được căn không 2. Mỗi ca 1 lần nhân viên vận hành phải kiểm tra MC về: + Tình trạng bên ngơài của MC. + Áp lực khí SF6. Nếu có điều gì bất thường phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm để xử lý và ghi vào sổ để theo dõi MC. 3. Mỗi tháng một lần vào ngày 01 phải thuẹc hiện các mục sau: (Thực hiện khi MC đang vận hành). + Ghi lại số lần thao tác của MC ở bộ đếm. + Kiểm tra và vệ sinh bộ truyền động. 4. Sau 2 hoặc 4 năm (Đối với khí hậu nước ta áp dụng 2 năm) kiểm tra phụ MC một lần: + Vệ sinh toàn bộ MC khắc phục các khuyết tật tồn tại trong vận hành. + Kiểm tra bên ngoài các sứ, tất cả các đầu cốt MC, các chỗ lắp nối, chúng phải đảm bảo chắc chắn, sạch sẽ và đủ chất lượng vận hành. + Kiểm tra các kết cấu kim loại bên ngoài + Kiểm tra sự rò rỉ của MC. + Kiểm tra các ốc liên kết (Chỉ thực hiện ở lần kiểm tu đầu tiên khi mới đưa vào vận hành hoặc vừa qua đại tu). + Kiểm tra mật độ khí. + Kiểm tra bộ đếm số lần hoạt động của MC. + Kiểm tra bộ sấy. Ghi chú: Đầu tiên kiểm tra ghi nhận các sự kiện có thể được khi MC đang vận hành, sau đó chuẩn bị đầy đủ mới cô lập MC để kiểm tra các hạng mục khác và khắc phục các tồn tại. 5. Sau 5000 lần đóng (cắt) bình thường hoặc sau 2500 lần đóng - cắt hoặc căn cứ vào đồ thị hình 7/1 thì tiếng hành kiểm tra: + Kiểm tra các hạng mục như điều 14. + Kiểm tra sự liên kết của hệ thống cơ khí và độ rơ các chi tiết cơ khí. + Các kết cấu kim loại bên ngoài và các phần bị lỏng + Kiểm tra hàm lượng ẩm của khí SF6. + Kiểm tra đồng hồ đo mật độ khí SF6 và các chức năng báo tín hiệu, khoá MC của nó. + Kiểm tra điện trở tiếp xúc. + Kiểm tra tiếp điểm dầp hồ quang. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145