Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập tại-sở giao dich - ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương vi...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại-sở giao dich - ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

.PDF
18
349
140

Mô tả:

1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Được sự giới thiệu của khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Thương Mại và sự cho phép của Ban lãnh đạo Sở giao dich Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, em có cơ hội thực tập và học hỏi kinh nghiệm tại SGD – Ngân hàng TMCP Vietcombank. Sau một thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu và quan sát tại SGD, dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị, cán bộ công nhân viên, cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS.GVC Nguyễn Thị Phương Liên, em đã có cái nhìn hoàn thiện hơn về quá trình hình thành, phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh của SGD. Nhờ có những kiến thức, thông tin, kinh nghiệm học hỏi và tích lũy được, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 phần chính như sau: Phần 1: Giới thiệu khái quát về Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Phần 2: Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động của SGD-VCB giai đoạn 2009 – 2011. Phần 3: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Phần 4: Đề xuất hướng đề tài khóa luận. Do thời gian thực tập chưa nhiều, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân chưa chuyên sâu, nên bài báo cáo không tránh khỏi những hạn chế về nội dung và trình bày. Em rất mong nhận được sự đánh giá và ý kiến phản hồi của cô để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 1. Giới thiệu về đơn vị thực tập: 1.1. Tên đơn vị, Địa chỉ:  Tên đơn vị thực tập: Sở giao dich - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.  Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam.  Tên giao dịch: Vietcombank.  Tên viết tắt là: VCB  Địa chỉ: 31-33 Phố Ngô Quyền – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội 1.2. Loại hình đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần với tỷ lệ cổ phần của Nhà nước là: 72,58%. 1.3. Mô hình tổ chức: Mô hình tổ chức Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) 3 Phòng hành chính quản trị Phòng tin học Phó giám đốc Phòng kiểm tra giám sát Phòng quản lý nhân sự Phòng đầu tư dự án Phòng kế toán tài chính Phòng quản lý nợ Phó giám đốc Tổ công tác xử lý nợ Phòng tín dụng Dn vừa & nhỏ Phòng khách hàng thể nhân Giám đốc SGD Phòng thanh toán quốc tế Phòng vốn & kinh doanh ngoại tệ Phó giám đốc Phòng bảo lãnh Phòng ngân quỹ Phòng kinh doanh dịch vu Phòng thanh toán thẻ Phòng quản lý quỹ ATM Phó giám đốc Phòng kế toán giao dịch Phòng khách hàng Phòng khách hàng đặc biệt Các phòng giao dịch 4 1.4. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản: 1.4.1. Chức năng:  Sở giao dịch là một sở giao dịch (SGD) cấp 1 trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương với mục tiêu thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng đa năng và hoạt động tách riêng với hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương.  SGD hoạt động với chức năng là một bộ phận trực tiếp kinh doanh và thực hiện các nghiệp vụ đầu mối với các SGD trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.  Sự ra đời của SGD đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng Ngoại thương theo cơ chế thị trường. SGD với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù đã và đang thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.  Hoạt động của SGD là nơi thể hiện rõ nhất kết quả thực thi các chính sách của Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đồng thời SGD, với vai trò của mình cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. 1.4.2. Nhiệm vụ cơ bản:  Nhanh hơn trong xử lý tác nghiệp, cao hơn về chất lượng dịch vụ và xa hơn về mạng lưới.  Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách mở rộng và đẩy mạnh một cách phù hợp các Ngân hàng đầu tư, phát triển công nghệ Ngân hàng hiện đại.  Các bộ phận của SGD có mối liên hệ cả trong hoạt động lẫn trong phân phối thu nhập, sự phát triển của bộ phận không chỉ là tăng thêm thu nhập cho chính họ mà là đòn bẩy cho các bộ phận khác hoạt động tốt hơn và tăng doanh thu, lợi nhuận của cả hệ thống.  Các lĩnh vực kinh doanh chính dựa trên hoạt động NHTM là cốt lõi, tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trong nước. 5 1.5. Bộ máy lãnh đạo:  Ban Giám đốc: Giám đốc Sở giao dịch Vietcombank – Bà Nguyễn Thị Mỹ Hào. Chức năng: Quyết định và kiểm soát các hoạt động của các phòng ban và các phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch NH Vietcombank. Phó Giám đốc SGD Vietcombank – Bà Phạm Thị Mai. Chức năng: Quản lý nhân sự và giám sát các hoạt động kỹ thuật. Phó Giám đốc SGD Vietcombank – Ông Nguyễn Hùng. Chức năng: Quản lý và giám sát các hoạt động tín dụng và đầu tư. Phó Giám đốc SGD Vietcombank – Bà Nguyễn Thị Bích Thủy. Chức năng: Quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu. Phó Giám đốc SGD Vietcombank – Bà Phạm Thị Hương Giang. Chức năng: Quản lý và giám sát hoạt động các dịch vụ của SGD và các PGD.  Đội ngũ quản lý các phòng ban: - Trưởng phòng Tin học – Ông Trương Tường Anh. Chức năng: Quản lý, giám sát hoạt động và khả năng xử lý của máy móc thiết bị. - Trưởng phòng quản lý nhân sự - Bà Lương Kim Hồng. Chức năng: Quản lý công tác tổ chức cán bộ công nhân viên, công tác giáo dục đào tạo, an toàn lao động, BHXH và các chế độ, chính sách của ngân hàng. - Trưởng phòng Hành chính quản trị - Ông Nguyễn Danh Phương. Chức năng:. Theo dõi và tổng hợp mọi mặt hoạt động của SGD ngân hàng VCB bao gồm: chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức nhân sự, kế toán tài chính… - Trưởng phòng Kế toán tài chính – Ông Ngô Minh Hoàng. Chức năng: Quản lý tình hình tài chính kế toán của SGD, chỉ đạo các cán bộ kế toán thực hiện đúng mọi quy định về tài chính của NHNN và VCB. 6 - Trưởng phòng Bảo lãnh – Bà Hoàng Ngọc Nga. Chức năng: Quản lý, giám sát tính hiệu quả và tính hợp pháp khi thực hiện theo các hình thức bảo lãnh quy định của SGD – VCB. - Trưởng Tổ công tác xử lý nợ - Ông Trần Thanh Ân. Chức năng: Giám sát, theo dõi và đôn đốc việc xử lý các khoản nợ của cán bộ, tạo tính hiệu quả, giảm thiểu các khoản nợ tồn đọng. - Trưởng phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ - Bà Trần Thị Oanh. Chức năng: Kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của SGD. - Trưởng phòng Khách hàng thể nhân – Bà Lê Thị Lan Dung. Chức năng: Quản lý, giám sát và theo dõi các hoạt động cho vay với khách hang là cá nhân của phòng, tạo hiệu quả cao trong hoạt động cho vay. - Trưởng phòng Quản lý nợ - Bà Tăng Thị Thanh Xuân. Chức năng: Quản lý rủi ro và giám sát hoạt động thanh toán nợ và thu hồi nợ của SGD để làm giảm thiểu tối đa nợ xấu cho ngân hàng. - Trưởng phòng Đầu tư dự án – Ông Nguyễn Văn Vượng. Chức năng: Quản lý việc thẩm định và quyết định đầu tư vào các dự án nhằm tăng lại lợi nhuận cho SGD. - Trưởng phòng Khách hàng – Ông Đậu Nam Long. Chức năng: Quản lý, kiểm soát việc thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà nước và VCB. - Trưởng phòng Tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa – Ông Thái Bá Đức. Chức năng: Quản lý các hoạt động tiếp nhận, kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng của cán bộ phòng cho các doanh nghiệp và thu xếp vốn có hiệu quả. - Trưởng phòng Thanh toán quốc tế - Bà Lê Thị Xuân Hiền. Chức năng: Quản lý thực hiện và giám sát các dịch vụ, các sản phẩm liên quan đến hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế mà SGD thực hiện cho đối tác. 7 - Trưởng phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ - Bà Vương Thái Hằng. Chức năng: Quản lý, giám sát hoạt động sử dụng nguồn vốn để kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy định của VCB và NHNN để tạo lợi nhuận cho NH. - Trưởng phòng Kế toán giao dịch – Bà Vũ Sao Mai. Chức năng: Quản lý các hoạt động thuộc bộ phận giao dịch và kho quỹ, giám sát chỉ đạo các kế toán viên hoạt động đảm bảo tính chính xác, đúng mục đích. - Trưởng phòng Thanh toán thẻ - Bà Nguyễn Thị Tuấn Anh. Chức năng: Quản lý và giám sát nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý và thanh toán thông qua các loại thẻ mà ngân hàng phát hành. - Trưởng phòng Kinh doanh dịch vụ - Bà Nguyễn Thị Khuyên. Chức năng: Quản lý và tổ chức xây dựng kế hoạch hàng năm, chiến lược kinh doanh; giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch kinh doanh dịch vụ của phòng. - Trưởng phòng Ngân quỹ - Bà Đoàn Thị Kim Nga. Chức năng: Quản lý, giám sát các giao dịch có liên quan đến hoạt động ngân quỹ. kinh doanh nguồn vốn nhàn rỗi và đảm bảo an toàn kho quỹ. - Trưởng phòng Quản lý quỹ ATM – Ông Nguyễn Văn Thắng. Chức năng: Quản lý, giám sát các cán bộ nhân viên của SGD thực hiện các giao dịch có liên quan đến hoạt động của quỹ ATM của ngân hàng. - Trưởng phòng Khách hàng đặc biệt – Bà Trần Thị Thanh Thủy. Chức năng: Quản lý việc tạo lập và duy trì mối quan hệ với những khách hang tiềm năng của VCB nói chung và SGD nói riêng. 2. Tình hình tài chính và một số kết quả hoạt động: 2.1. Bản cân đối kế toán (rút gọn) của đơn vị: Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu I. TÀI SẢN 1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 942,840 1,099,959 1,018,906 8 2 Tiền gửi tại NHTW 5,350,468 7,316,045 6,205,092 3 Tiền, vàng gửi tại các TCTD và cho vay khác 10,970,492 11,775,510 11,656,235 4 Chứng khoán kinh doanh 2,300 2,686 4,503 5 Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 10,723 10,252 6 Dư nợ cho vay 5,963,620 8,121,640 9,866,340 7 Chứng khoán đầu tư 4,859,256 8,930,557 2,380,082 8 Góp vốn, đầu tư dài hạn 195,188 200,681 215,501 9 Tài sản cố định 474,272 213,941 300,337 10 Bất động sản đầu tư 10,400,420 12,147,400 15,121,650 11 Tài sản có khác 2,422,791 448,912 586,017 41,581,647 50,268,054 47,364,915 316,253 421,750 186,340 Tổng tài sản II. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 1 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 2 Tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng khác 27,843,330 29,058,990 23,955,680 3 Tiền gửi của khách hàng dân cư 11,481,110 16,951,950 18,772,960 4 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 209,251 244,280 103,934 5 Vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 360,272 183,908 396,046 6 Phát hành giấy tờ có giá 2,042,589 1,641,463 7 Các khoản nợ khác 261,889 171,689 1,159,951 40,472,105 49,075,156 46,216,374 1,109,542 1,192,898 1,148,541 41,581,647 50,268,054 47,364,915 Tổng nợ phải trả 9 Vốn chủ sở hữu Tổng nợ phải trả và vốn CSH 9 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (3 năm gần nhất): Đơn vị : Tỷ VNĐ Chỉ tiêu STT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Thu lãi cho vay 404.20 688,23 1.081,38 2 Thu về kinh doanh ngoại tệ 423.58 169,42 45,07 3 Thu dịch vụ ngân hàng 169.39 201,62 218,90 4 Thu lãi tiền gửi tại TW 2,663.97 2.942,44 3.911,93 5 Thu khác 27.14 55,45 26,76 3,688.29 4.057,15 5.284,04 2,466.83 2.913,33 3.446,50 4.70 3,40 4,87 Tổng doanh thu 1 Trả lãi tiền gửi khách hàng 2 Chi dịch vụ ngân hàng 3 Chi thuê tài sản 236.22 83,80 90,94 4 Chi văn phòng 87.48 8,49 9,36 5 Chi phí quản lý 30.42 23,80 19,49 6 Chi cho CBNV 74.44 148,00 102,82 7 Chi dự phòng 107.27 57,19 439,26 8 Chi khác (thuế, lệ phí) 34.94 48,79 185,75 9 Chi trả lãi vay TW 2.22 0,15 136,17 3,044.52 3.286,96 4.435,15 643.78 770,20 848,89 Tổng chi Kết quả kinh doanh 2.3. Diễn biến giá cổ phiếu của đơn vị trong 1 đến 2 năm gần nhất: Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 suy giảm trầm trọng, không có dấu hiệu của sự hồi phục. Ngày 15/12/2011: chỉ số HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 58,04 điểm. Vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 22% so với năm 2010, riêng vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 73,7 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2010. Trong năm 2011, có đến 65 công ty chứng 10 khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế. Lúc này, giá trị vốn hóa của thị trường chỉ còn hơn 20% GDP. BIỂU ĐỒ GIÁ CỦA CỔ PHIẾU VCB NĂM 2011 Trước sự suy thoái nghiêm trọng của TTCK Việt Nam đã có những ảnh hưởng lên giá cổ phiếu VCB khiến giá trị của cổ phiếu cũng theo đà suy giảm. Ngày 31/12/2010, giá cổ phiếu VCB chốt phiên ở mức 47.800 đồng nhưng đến ngày 31/12/2011 thì giá cổ phiếu chỉ còn 32.500 đồng. Song xét trên mặt bằng chung toàn thị trường thì cổ phiếu VCB vẫn được xếp ở nhóm ổn định cùng các cổ phiếu mạnh khác trên thị trường như: CTG, MBB. Trong 3 tháng đầu năm 2011, giá cổ phiếu có tăng nhẹ vào cuối tháng 2, sau đó tụt dốc một cách đều đặn và có tín hiệu tăng nhẹ vào tháng 9 năm 2011 do thông tin VCB bán 15% cổ phần cho Mitzuho Corporate Bank tương ứng với 347.612.562 cổ phiếu, với giá chào bán là 34.000 đồng/cổ phiếu. Ngay sau đó, do không thể tránh khỏi sự tác động của thị trường, giá cổ phiếu VCB tiếp tục giảm điểm mạnh mẽ và chốt phiên với 32.500 đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông của cổ phiếu VCB là 12% tương ứng với 1.200 đồng/cổ phiếu-một trong những cổ phiếu có tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhất. 2.4. Một số nhận xét về tình hình hoạt động của đơn vị: Trong những năm từ 2009 đến 2011, tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp có ảnh hưởng tiêu cực mang tính toàn cầu. Hiện nay khi 11 nền kinh tế thế giới tuy đã vượt qua được giai đoạn suy thoái, có những dấu hiệu phục hồi và trên đà tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. Chính những yếu tố này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành ngân hàng toàn thế giới và cả Việt Nam. Trước những khó khăn và trở ngại không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới thì ngân hàng Vietcombank nói chung và Sở giao dich của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng, hoạt động tương đối ổn định và đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Từ năm 2009 cho đến hết năm 2011, kết quả kinh doanh của SGD đều tăng so với những năm trước đó, cụ thể là: Trong năm 2010 : Đơn vị : Tỷ VNĐ STT Chỉ tiêu 1 2 Thu lãi cho vay Thu về kinh doanh ngoại tệ 3 4 Thu dịch vụ ngân hàng Thu lãi tiền gửi tại TW 5 Thu khác 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu Trả lãi tiền gửi khách hàng Chi dịch vụ ngân hàng Chi về tài sản Chi văn phòng Chi phí quản lý 6 7 8 9 Chi cho CBNV Chi dự phòng Chi khác (thuế, lệ phí…) Chi trả lãi vay TW Tổng chi Kết quả kinh doanh Năm 2010 Năm 2009 +/- so với năm trước 404.20 187.35 Tuyệt đối 284.02 -17.93 Tương đối (%) 70.27 -9.57 201.62 169.39 2,942.44 2,663.97 32.23 278.47 19.03 10.45 27.14 28.30 104.27 4,057.15 3,452.06 2,913.33 2,466.83 3.40 4.70 83.80 87.48 8.49 8.99 23.80 21.43 605.10 446.50 -1.30 -3.67 -0.50 2.37 17.53 18.10 -27.74 -4.20 -5.55 11.06 74.44 107.27 34.94 2.22 73.56 -50.07 13.85 -2.07 98.82 -46.68 39.65 -93.38 3,286.96 2,808.29 770.20 643.77 478.66 126.43 17.04 19.64 688.23 169.42 55.45 148.00 57.19 48.79 0.15 12  Tổng doanh thu của SGD trong năm 2010 tăng 605,1 tỷ VND (17,53%) so với năm 2009 do hầu hết các chỉ tiêu thu nhập đều tăng: thu lãi cho vay tăng 70,27% do dư nợ tín dụng trong năm 2010 tại SGD tăng mạnh và lãi suất cho vay trong năm 2010 cao hơn nào 2009, thu dịch vụ ngân hàng tăng 19,03% do thu từ nghiệp cụ bảo lãnh và thanh toán thẻ tăng. Tuy nhiên, thu từ kinh doanh ngoại tệ trong năm 2010 giảm 9,57% do từ tháng 12/2010, các nghiệp vụ tại phòng Vay nợ viện trợ SGD đã chuyển lên phòng Vốn Tín dụng quốc tế Hội sở chính.  Chi trả lãi tiền gửi khách hàng tăng 446,5 tỷ VND (18,1%) do số dư huy động vốn của năm 2010 tăng so với năm trước, lãi suất có xu hướng tăng trong năm, đặc biệt là thời gian cuối năm và SGD thực hiện thoả thuận lãi suất với khách hàng. Chi khác tăng 39,65% do chi nộp thuế trong năm 2010 tăng và có khoản thoái thu lãi dự thu không thu được.  Kết quả kinh doanh trong năm 2010 có sự tăng 126,43 tỷ đồng tương đương với 19,64% so với kết quả kinh doanh của năm 2009, đánh đấu khả năng kinh doanh của SGD trước tình hình biến động chung. Trong năm 2011 : Đơn vị : Tỷ VNĐ STT Chỉ tiêu 1 Thu lãi cho vay 2 Thu về kinh doanh ngoại tệ 3 Năm 2011 Năm 2010 +/- So với năm trước Tuyệt đối Tương đối (%) 1.081,38 688,23 393,15 57,13 45,07 169,42 -124,35 -73,40 Thu dịch vụ ngân hàng 218,90 201,62 17,28 8,57 4 Thu lãi tiền gửi tại TW 3.911,93 2.942,44 969,49 32,95 5 Thu khác 26,76 55,45 -28,69 -51,74 Tổng doanh thu 5.284,04 4.057,15 1.226,89 30,24 1 Trả lãi tiền gửi khách hàng 3.446,50 2.913,33 533,17 18,30 2 Chi dịch vụ ngân hàng 4,87 3,40 1,47 43,39 3 Chi thuê tài sản 90,94 83,80 7,13 8,51 13 4 Chi văn phòng 9,36 8,49 0,86 10,14 5 Chi phí quản lý 19,49 23,80 -4,30 -18,08 6 Chi cho CBNV 102,82 148,00 -45,19 -30,53 7 Chi dự phòng 439,26 57,19 382,07 668,03 8 Chi khác (thuế, lệ phí) 185,75 48,79 136,96 280,69 9 Chi trả lãi vay TW 136,17 0,15 136,03 92.534,6 9 Tổng chi 4.435,15 3.286,96 1.148,20 34,93 848,89 770,20 78,69 10,22 Kết quả kinh doanh  Thu lãi cho vay và thu từ tiền gửi HSC tăng nhiều so với năm trước do doanh số và dư nợ tín dụng, lãi suất trong năm 2011 tăng nhiều so với năm trước. Thu từ kinh doanh ngoại tệ giảm mạnh là 73,4% so với năm trước do tháng 11/2010 phòng Vay nợ viện trợ SGD đã chuyển lên HSC nên nguồn ngoại tệ của SGD trong năm 2011 sụt giảm mạnh và ành hưởng lớn tới kết quả kinh doanh ngoại tệ của SGD. Thu khác giảm 51,74% do thu từ nợ đã xử lý DPRR giảm.  Chi phí trả lãi tiền gửi của khách hàng tăng 533,17 tỷ VND (18,3%) so với năm trước do doanh số huy động vốn và lãi suất tăng so với năm 2010. Chi khác có sự gia tăng đột biến so với các năm trước là do trong năm 2011 VCB có sản phẩm huy động vốn mới là uỷ thác đầu tư. Chi dự phòng rủi ro của SGD tăng nhiều so với năm trước là do SGD đã tiếp tục cho cty CP Container quốc tế Cascon vay để đảm bảo hoạt động kinh doanh và các khoản nợ mới này bị nhảy lên nhóm 5.  Kết quả kinh doanh trong năm 2011 của SGD đạt 848,89 tỷ VND tăng 10,22% so với năm 2010, dù tăng trưởng này không bằng so với mức tăng trưởng 19,64% của năm 2010 so với năm 2009, nhưng với kết quả này, SGD đã có thể chứng minh được khả năng kinh doanh của mình trước rất nhiều đối thủ trong thời điểm khó khăn của năm 2011. Đối với từng hoạt động cơ bản của SGD cũng có những kết quả chi tiết như sau : a. Về huy động vốn : Năm 2010, tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ của SGD đến 31/12/2010 đạt 46.010,9 tỷ đồng tăng 6.686,45 tỷ VND (17%) so với 31/12/2009, 14 trong đó huy động bằng VNĐ tăng 5.717,06 tỷ VND (25,1%) và ngoại tệ quy USD tăng 2,93 tr. USD (0,32%) so với cuối năm 2009. Tuy nhiên tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ đến 31/12/2011 chỉ đạt 42.728,64 tỷ đồng giảm 3.373,26 (7,89%) so với 31/12/2010 trong đó huy động bằng VNĐ tăng 2,79% và ngoại tệ quy USD giảm 11,51% so với cuối năm 2010. Sở dĩ việc giảm số dư vốn huy động của năm 2011 so với cùng kì bởi: tình hình giá cả liên tục tăng trong năm 2011 nên người dân có tâm lý e ngại khi gửi tiền tiết kiệm. Thêm vào đó các ngân hàng trên cùng địa bàn Hà Nội luôn có các chính sách thu hút vốn không mang tính cạnh tranh công bằng. Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội còn có các đợt sốt về vàng và USD nên người dân đã rút tiền tiết kiệm để chuyển sang các kênh đầu tư này. Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại SGD- VCB Đơn vị: tỷ đồng Tổng nguồn vốn huy động b. Về hoạt động tín dụng : Đến cuối năm 2010, dư nợ cho vay nền kinh tế quy VND của SGD đạt 8.121,64 tỷ đồng, tăng 2.158,02 tỷ VND (36,19%) so với cuối năm 2009, trong đó : dư nợ VNĐ đạt 4.393,34 tỷ VND tăng 1.186,82 tỷ VND (37,01%) và dư nợ ngoại tệ quy USD đạt 196,92 tr.USD tăng 43,25 tr. USD (28,14%). Số dư nợ xấu của SGD đến 31/12/2010 là 538,26 tỷ VND tăng 0,74 tỷ VND so với năm trước và tỷ lệ nợ xấu là 6,63% (trong đó dư nợ của công ty CP Container Quốc tế CAS là 482,18 tỷ VND). Cuối năm 2011, dư nợ tín dụng quy VND tại SGD đạt 9.866,34 tỷ đồng, tăng 1.748,67 tỷ VND (21,54%) so với 31/12/2010 trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD ước đạt 5.150,9 tỷ đồng và 226,56 tr.USD. Trong năm 2011, SGD luôn thực 15 hiện chính sách tăng trưởng tín dụng nhưng đảm bảo an toàn vốn. Số dư nợ xấu của cty Cascon luôn chiếm khoảng 91% số dư nợ xấu của SGD. Theo tính toán, số dư nợ xấu 31/12/2011 của SGD là 950,11 tỷ VND chiếm 9,62% tổng dư nợ của SGD. Bảng 2: Tình hình về hoạt động tín dụng tại SGD-VCB Đơn vị: tỷ đồng Dư nợ tín dụng c. Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán XNK :  Kinh doanh ngoại tệ: Tuy có sự điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng của NHNN trong cả năm 2010 và 2011, nhưng nhu cầu mua USD của khách hàng vẫn luôn lớn hơn rất nhiều so với lượng USD khách hàng bán cho NH nên SGD gặp nhiều khó khăn khi đáp ứng đủ và kịp thời các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng để thanh toán với đối tác nước ngoài nên doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2011 của SGD giảm nhiều so với năm 2010. Ngoài ra, do nghiệp vụ thanh toán vay nợ viện trợ - nghiệp vụ chiếm phần lớn doanh số và lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ tại SGD đã được chuyển lên HSC vào cuối năm 2010 nên doanh số mua bán ngoại tệ của SGD trong năm 2011 càng giảm mạnh. Doanh số mua bán ngoại tệ tại SGD-VCB Đơn vị: tr. nguyên tệ Năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2009 1.DS mua - USD 1,790.65 Doanh số 1,792.27 So với 2009 (%) 0.09 Năm 2011 Doanh số 835,06 So với 2010 (%) -53,41 16 29.53 101,70 -50,95 61,911.56 207.32 62,977.97 1.72 909,87 -98,56 - USD 1,789.79 1,791.35 0.09 834,29 -53,43 - EUR 160.11 207.29 62,977.06 29.47 101,73 -50,92 1.72 908,45 -98,56 - EUR - JPY 160.05 2. DS bán - JPY 61,912.69  Thanh toán XNK: Trong khi doanh số thanh toán XNK năm 2010 tăng 743,91 triệu USD (15,75%) so với năm 2009 thì với tình hình XNK năm 2011 có nhiều biến động phức tạp và khó khăn hơn so với năm 2010, nên doanh số thanh toán XNK năm 2011 giảm khoảng 893 triệu USD tương ứng với giảm 23,31% so với năm 2010. Doanh số thanh toán XNK của SGD – VCB Đơn vị: tr. USD 1,561.75 Năm 2010 Doanh số So với 2009 (%) 1,964.51 20.5% Năm 2011 Doanh số So với 2010 (%) 1,493.11 - 31,57% DS NK 2,417.56 2,758.71 12.36% 2,337.11 - 18.04% DS XNK 3,979.31 4,723.22 15.75% 3,830.22 - 23.31% Doanh số Năm 2009 DS XK 3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết: 3.1. Vấn đề 1: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn và không ngừng tăng lên do mỗi năm có hàng ngàn doanh nghiệp ra đời. Thời gian vừa qua, SGD đã có những cố gắng để tăng tỷ lệ dư nợ cho với doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng SGD vẫn chưa khai thác hết được những khả năng của mình. Điển hình đó là dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tiêu thức của Nghị định 56 đến cuối năm 2011 ước đạt 432,4 tỷ VND chiếm 4,38% tổng dư nợ của SGD, sụt giảm so với mức 507,52 tỷ đồng (chiếm 6,25% tổng dư nợ của SGD) năm 2010. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của SGD vẫn còn thấp và chưa 17 đạt được chỉ tiêu kế hoạch tỷ trọng dư nợ khách hàng SME do HSC yêu cầu, bởi lẽ tiêu thức phân loại SME của Nghị định 56 nhiều hơn nên một số doanh nghiệp nhỏ và vừa theo cách phân loại của hệ thống xếp hạng tín dụng của VCB lại không là doanh nghiệp SME theo Nghị định này. Ngoài ra, trong năm 2011, SGD thực hiện cấp tín dụng mới có kiểm soát để không vượt mức trần tín dụng nên công tác tín dụng với doanh nghiệp SME còn tăng trưởng dưới tiềm năng của SGD. 3.2. Vấn đề 2: Suốt các năm 2009 đến 2011, SGD đã rất nỗ lực trong công tác huy động vốn từ nền kinh tế bằng rất nhiều cố gắng trong việc: triển khai kịp thời các sản phẩm tiền gửi, bám sát diễn biến của thị trường và chỉ đạo của HSC để điều chỉnh lãi suất phù hợp với thị trường và phản ánh kịp thời các vướng mắc phát sinh, thường xuyên theo dõi dòng tiền để kịp thời liên hệ với khách hàng về kế hoạch sử dụng tiền đồng thời phối hợp chặt chẽ với Phòng Quản lý Kinh doanh Vốn – HSC để chào lãi suất ưu đãi khi cần thiết, có chế độ chăm sóc thích hợp đối với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có số dư tiền gửi lớn… Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên thu nhập của dân cư và doanh nghiệp giảm, cộng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên kế hoạch huy động vốn năm 2010 và 2011 đều không đạt được chỉ tiêu do HSC giao cho. Qua đó ta thấy, SGD vẫn chưa làm tốt khả năng của mình trong kế hoạch huy động vốn:  Đến 31/12/2009, tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ của SGD đạt 39.324,45 tỷ đồng giảm 592,33 tỷ VND (1,48%) so với 31/12/2008 và không đạt kế hoạch huy động vốn do HSC giao.  Đến 31/12/2010, tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ của SGD đạt 46.010,9 tỷ đồng tăng 6.686,45 tỷ VND (17%) so với 31/12/2009 nhưng chỉ đạt được 65,4% kế hoạch được giao.  Đến ngày 31/12/2011, số dư huy động vốn quy VND của SGD là 42.728,64 tỷ VND và không vẫn không đạt được kế hoạch được giao. 3.3. Vấn đề 3: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu đối với Ngân hàng Vietcombank nói chúng và Sở giao dịch - VCB nói riêng luôn được coi là thế mạnh 18 trong các nghiệp vụ. Ngân hàng luôn có sự nỗ lực chủ động đi tìm kiếm nguồn khách hàng mới, thế nhưng doanh số hoạt động thanh toán XNK của SGD – VCB không tăng trong năm 2009, chỉ tăng ít trong năm 2010 và giảm trong năm 2011. Trên thực tế thì có rất nhiều lý do phát sinh làm cho doanh số này giảm và không đạt được kế hoạch mục tiêu, ví dụ như:  Trước những biến động phức tạp của tình hình xuất khẩu trong và ngoài nước bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của nền kinh tế.  Thêm vào đó là sự cạnh tranh lớn mạnh của các ngân hàng đối thủ ví dụ điển hình như Eximbank và Vietinbank, nên khách hàng của SGD-VCB có xu hướng chuyển bớt hoạt động thanh toán XNK sang các ngân hàng này.  Sự thiếu hụt trong nguồn cung USD của NHNN.  Phòng Vay nợ viện trợ SGD chuyển lên phòng Vốn Tín dụng quốc tế HSC.  Việc hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với một số doanh nghiệp nhập khẩu. Điều đó chứng tỏ SGD - VCB vẫn cần hoàn thiện hơn nữa trong công tác dịch vụ thanh toán XNK của mình để phù hợp với sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng và những khó khăn lâu dài của nền kinh tế. 4. Đề xuất hướng đề tài khóa luận: 4.1. Hướng 1: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 4.2. Hướng 2: Hoạt động huy động vốn tại Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 4.3. Hướng 3: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. ---Hết---
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan