Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại công ty phát triển công nghệ và thiết bị mỏ...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty phát triển công nghệ và thiết bị mỏ

.PDF
67
113
106

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Công ty phát triển công nghệ và thiết bị Mỏ là một công ty sản xuất, kinh doanh, sản phẩm chính là sản xuất quặng Manhetít cung cấp cho các nhà máy tuyển than tại Việt Nam. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, công ty luôn đứng vững và dần dần đã chứng tỏ đƣợc vị thế của mình trong nền kinh tế đất nƣớc. Đóng góp vào sự thành công chung của công ty có một phần rất quan trọng đó là công tác kế toán của đơn vị. Với lý do đó em đã chọn công tác kế toán của công ty làm báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần chính: - Phần I: Khái quát chung hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty - Phần II: Thực tế tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty - Phần III: Đánh giá thực tế tổ chức hạch toán kế toán tại công ty PHẦN I 1 KHÁI QUÁT CHUNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ MỎ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị mỏ trƣớc đây là công ty Tƣ vấn chuyển giao công nghệ mỏ trực thuộc Viện Khoa học công nghệ Mỏ đƣợc thành lập theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 1999 của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 10/1999/QĐ-BCN ngày 3 tháng 3 năm 1999 và Quyết định số 1834/QĐ-TCCB ngày 14 tháng 8 năm 2001 của Bộ Công nghiệp. Do sự sắp xếp lại tổ chức nên tháng 6 năm 2001 sáp nhập Trung tâm Thí nghiệp Hiệu chỉnh điện và Thiết bị mỏ vào Công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ theo Quyết định số 528/TCCB ngày 31 tháng 5 năm 2001. Vì điều kiện sáp nhập nên sản xuất bị phân tán, trong giai đoạn này vừa sắp xếp lại tổ chức vừa tiến hành sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đảm bảo đời sống của công nhân viên trong toàn công ty. Với sự nỗ lực của Đảng uỷ và Ban giám đốc nên Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đã dần đi vào sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Trụ sở chính của công ty đặt tại địa chỉ số 3 Phan Đình Giót Phƣơng Liệt- Thanh Xuân - Hà Nội. 1.2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ là: - Sản xuất quặng Manhêtít siêu mịn (Fe3O4) với tiêu chuẩn chất lƣợng: 2 + Hàm lƣợng từ  95% + Cỡ hạt mịn  0,05mm  95% + Độ ẩm 5% - Sản xuất quặng Manhêtít mịn (Fe3O4) với tiêu chuẩn chất lƣợng: + Hàm lƣợng từ  95% + Cỡ hạt mịn  0,075mm  95% + Độ ẩm 5% - Thí nghiệm điện hiệu chỉnh và sửa chữa lắp đặt các thiết bị có cấp điện áp từ 35KV trở xuống. Bột quặng Manhêtít và siêu mịn Fe3O4 sản xuất ra chủ yếu cung cấp cho các nhà máy tuyển than tại Việt Nam để tuyển than (làm huyền phù tuyển than). Do tỷ trọng của than nhẹ hơn nên than nổi trong dung dịch huyền phù không bị lẫn đất đá và làm sạch than đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. 1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất quặng Manhêtít: Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất quặng Manhêtít: - Quặng nguyên liệu Manhêtít thô đầu vào Fe3O4 tiêu chuẩn về hàm lƣợng từ 90% cỡ hạt mịn  0.1mm  95%, độ ẩm 10% đƣợc đƣa vào máy nghiền bi (nghiền gián đoạn) với thời gian 70 phút vào nƣớc. Sau khi nghiền xong đƣợc đổ ra và xả vào hố bơm, từ đây quặng đƣợc đƣa lên máy tuyển từ để làm sạch quặng, quặng từ máy tuyển từ đƣợc tuyển kèm theo một giàn phun nƣớc, phần quặng bẩn lẫn bùn đƣợc đƣa vào bể bùn thải, phần quặng tinh đƣợc đƣa vào bể lắng. - Bùn thải đƣợc đóng vào bao tải sợi P.P để khô và đƣa ra bãi thải. - Phần quặng tinh sau khi lắng đƣợc xúc đóng bao ép nƣớc và sấy khô, hoặc phơi tới độ ẩm 5% bằng lò sấy quặng hoặc sân phơi vào mùa có nắng. 3 - Quặng sau khi phơi kiểm tra đạt tiêu chuẩn hoặc đƣợc đƣa vào kho đóng bao sợi P.P với quy cách 50kg/bao. - Phần nƣớc trong sử dụng đƣợc tận thu qua bể nƣớc tuần hoàn để cấp nƣớc lại cho hệ thống tuyển từ. Sơ đồ 1.1.: Quy trình công nghệ sản xuất quặng Manhêtit Bể nƣớc + hệ thống cấp nƣớc Quặng Manhêtít thô Máy nghiền bi Máy tuyển từ Bể chứa bùn thải Bể quặng Manhêtit siêu mịn Đổ thải Đóng bao quặng ƣớt để ráo khô Phơi ở sân hoặc sấy khô đến 5% độ ẩm Vận chuyển vào kho đóng bao Xếp vào kho 4 Đƣa nƣớc vào bể chứa Cấp nƣớc rửa quặng Bể thu nƣớc tuần hoàn Thị trƣờng tiêu thụ của Công ty chủ yếu là các công ty than trong Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, ví dụ nhƣ: Công ty tuyển than Hòn Gai, Công ty tuyển than Cửa ông, Công ty than Uông Bí, Công ty than Vàng Danh, Công ty than Nam Mẫu, Công ty than Mông Dƣơng, Công ty than Hạ Long, Công ty than Quang Hanh… Phƣơng thức tiêu thụ chủ yếu là chuyển hàng theo hợp đồng tức là bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Khi đƣợc ngƣời mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao thì số hàng này mới đƣợc coi là tiêu thụ. Phƣơng thức thanh toán: chủ yếu thanh toán qua ngân hàng. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau đƣợc chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, đƣợc bố trí thành các cấp khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung của công ty. Hiện nay Công ty bao gồm các phòng ban và đội sau: Ban giám đốc Phòng tổ chức lao động tiền lƣơng Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Phòng Vật tƣ Xƣởng sản xuất Manhêtít Đội thí nghiệm hiệu chỉnh I Đội thí nghiệm hiệu chỉnh II Đội sửa chữa và phục hồi thiết bị Mỏ Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng ban 5 Trong công ty, tuỳ theo trách nhiệm cụ thể mà các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau đảm bảo cho hoạt động của Công ty đƣợc thông suốt. Giám đốc: Là ngƣời có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với nhà nƣớc và cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. Phó giám đốc kỹ thuật: là ngƣời chịu trách nhiệm điều hành sản xuất, kiểm tra giám sát toàn bộ khâu kĩ thuật trong sản xuất, an toàn lao động, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu đề ra các giải pháp đổi mới kỹ thuật, đầu tƣ chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng cao chất lƣợng sản phẩm, công trình. Phó giám đốc nội chính: là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành công tác Đảng, đoàn thể, phong trào thi đua, an ninh trật tự, đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Phòng Tài chính kế toán: Giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê kế toán, quản lý hoạt động tài chính của công ty, điều hoà phân phối tổ chức sử dụng vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc, là nơi phân bổ nguồn thu nhập, tích luỹ. Theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dƣới hình thức vốn để phản ánh cụ thể chi phí đầu vào và chi phí đầu ra. Phòng Kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, điều động sản xuất, xây dựng, sửa đổi định mức tiêu hao nguyên nhân vật liệu. Phòng Tổ chức lao động tiền lƣơng: có trách nhiệm lƣu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, tham mƣu cho giám đốc bố trí, sử dụng lao động, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, xây dựng sửa đổi định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng cho phù hợp với từng thời kỳ nhằm khuyến khích sản xuất. 6 Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm phụ trách qui trình công nghệ sản xuất đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Hƣớng dẫn kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện thi công các công trình, tiến độ thi công và tạo mối quan hệ với khách hàng. Phòng vật tƣ: có trách nhiệm cung ứng đầy đủ vật tƣ theo đúng yêu cầu về chủng loại, mẫu mã. Xƣởng Manhêtit: Nhiệm vụ chủ yếu của phân xƣởng này là sản xuất bột quặng Manhêtit và siêu mịn Fe3O4 để cung cấp cho các nhà máy tuyển than tại Việt Nam. Đội thí nghiệm hiệu chỉnh I: Có nhiệm vụ thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện, trạm biến áp của mỏ lộ thiên. Đội thí nghiệm hiệu chỉnh II: Có nhiệm vụ thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện, trạm biến áp của mỏ hầm lò. Đội sửa chữa và phù hồi thiết bị mỏ: Có nhiệm vụ bảo dƣỡng định kỳ, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị, máy biến áp trạm mạng hạ thế của tất cả các đơn vị trong và ngoài ngành than. 1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty phát triển công nghệ và thiết bị Mỏ 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Công tác kế toán giữ một vị trí quan trọng trong việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ thực tế khách quan để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản và tình hình sự dụng tài sản vật tƣ, tiền vốn trong công ty. Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán đƣợc thực hiện tại phòng kế toán của Công ty để đảm bảo cung cấp thông tin cho quản lý một cách hệ thống và kịp thời, tham mƣu, giúp cho lãnh đạo công ty các mặt liên quan đến công tác tài chính, kế toán. Tại phòng Tài chính kế toán số liệu đƣợc cập nhật hàng ngày, căn cứ vào 7 đó kế toán lập ra các báo cáo quyết đoán, báo cáo tài chính vào cuối kỳ. Ngoài ra, phòng còn thực hiện nghiệp vụ thanh toán với khách hàng, thanh toán nội bộ, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc, đề xuất thực hiện phân phối lợi nhuận. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đồng thời phù hợp với mô hình công tác quản lý và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh bộ máy kế toán của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đƣợc tổ chức nhƣ sau: Bộ máy kế toán có 6 ngƣời. Kế toán trƣởng- Trƣởng phòng TCKT: Là ngƣời giúp giám đốc tổ chức bộ máy kế toán của công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp theo đúng pháp lệnh hiện hành, tham gia thực hiện các thủ tục về giải quyết các nguồn vốn và thanh quyết toán các hoạt động của công ty. Kế toán tổng hợp- Phó trƣởng phòng: Có nhiệm vụ thay mặt trƣởng phòng điều hành công việc khi trƣởng phòng vắng mặt đồng thời là kế toán tổng hợp, tính giá thành, trích lập quỹ và lập báo cáo tài chính. Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ liên quan đến nguyên vật liệu và tài sản nhƣ tình hình tăng giảm nguyên vật liệu, tài sản, tình hình trích khấu hao TSCĐ. Kế toán thuế kiêm thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thu chi quỹ tiền mặt của công ty và theo dõi, tính thuế, lập bảng khai thuế, định kỳ đối chiếu với kế toán tổng hợp về các vấn đề liên quan. Kế toán công nợ khách hàng và tiền lƣơng: Chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động thanh toán với khách hàng, tính toán các khoản trích theo lƣơng nhƣ BHYT, BHXH, KPCĐ trên các sổ chi tiết, tính lƣơng, BHXH theo quy định và theo dõi chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu. 8 Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp- Phó phòng kế. toán Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Kế toán nguyên vật liệu và tài sản cố định Kế toán thuế kiêm thủ quỹ Kế toán công nợ khách hàng và TL 1.4.2 Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Công ty đều đƣợc lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực, khách quan vào chứng từ kế toán. Tại công ty có hai loại chứng từ kế toán: là chứng từ kế toán bắt buộc do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định nhƣ: Phiếu thu, Phiếu chi, séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, hoá đơn bán hàng....và loại chứng từ kế toán hƣớng dẫn do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định nhƣ: Bảng chấm công, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ..... - Chứng từ thanh toán tiền mặt: Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thanh toán tiền mặt, kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kinh tế đó sau đó tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi trình kế toán trƣởng và thủ trƣởng đơn vị ký duyệt sau đó chuyển 9 sang thủ quỹ để thanh toán tiền cho đối tƣợng thụ hƣởng. Thủ quỹ sau khi nhận đƣợc phiếu thu, phiếu chi tiến hành thu tiền, chi tiền sau đó vào sổ quỹ và chuyển lại chứng từ để kế toán thanh toán vào sổ và lƣu hồ sơ. - Chứng từ thanh toán tiền gửi ngân hàng: Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến thanh toán tiền gửi ngân hàng, kế toán tiền gửi ngân hàng kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ đó đồng thời lập uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi trình kế toán trƣởng và giám đốc ký duyệt rồi gửi ra ngân hàng để ngân hàng làm thủ tục thanh toán. Hàng ngày kế toán ngân hàng có nhiệm vụ ra ngân hàng nhận sổ phụ về để hạch toán làm cơ sở đối chiếu số liệu với ngân hàng. - Chứng từ thanh toán lƣơng: Cuối tháng, kế toán tiền lƣơng căn cứ bảng chấm công do phòng tổ chức chuyển sang lập bảng thanh toán lƣơng trình kế toán trƣởng và giám đốc ký duyệt sau đó chuyển sang kế toán thanh toán lập phiếu chi lƣơng chuyển thủ quỹ phát lƣơng cho cán bộ, công nhân viên. Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ áp dụng Chế độ kế toán và sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ tài chính. Hiện nay, Công ty đang sử dụng 46 tài khoản cấp 1 trong hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và hơn 100 tài khoản cấp 2 mở chi tiết theo nhu cầu của Công ty, cụ thể nhƣ sau: Số thứ tự Tên tài khoản Số hiệu tài khoản 1 Tiền mặt 111 2 Tiền gửi ngân hàng 112 - TGNH ngoại thương Hà Nội 1121 - TGNH VP bank chi nhánh Đông Đô 1122 Phải thu khách hàng 131 - Công ty hoá chất mỏ 1311 - Công ty Than miền Bắc 1312 3 10 ..................................... Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 133 - Thuế GTGT được KT của HHDV 1331 - Thuế GTGT được KT của TSCĐ 1332 5 Phải thu nội bộ 136 6 Phải thu khác 138 7 Dự phòng phải thu khó đòi 139 8 Tạm ứng 141 - Tạm ứng Nguyễn Văn Bình 1411 - Tạm ứng Trần Văn Hải 1412 4 .................................. 9 Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 142 10 Nguyên liệu, vật liệu 152 11 Công cụ, dụng cụ 153 12 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154 13 Thành phẩm 155 14 Hàng hoá 156 15 Hàng gửi bán 157 16 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 159 17 Tài sản cố định 211 - TSCĐ hữu hình 2111 - TSCĐ thuê tài chính 2112 18 Tài sản cố định vô hình 213 19 Hao mòn tài sản cố định 214 20 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 241 21 Vay ngắn hạn 311 22 Nợ dài hạn đến hạn trả 315 23 Phải trả cho ngƣời bán 331 11 - PTNB Tập đoàn T&T 3311 ............................................ 24 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 333 - Thuế GTGT phải nộp 3331 - Thuế TNDN 3334 - Thuế thu nhập cá nhân 3335 - Các loại thuế khác 3338 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 3339 25 Phải trả ngƣời lao động 334 26 Chi phí phải trả 335 27 Phải trả nội bộ 336 28 Phải trả, phải nộp khác 338 29 Vay dài hạn 341 30 Nợ dài hạn 342 31 Nguồn vốn kinh doanh 411 32 Quỹ đầu tƣ phát triển 414 33 Lợi nhuận chƣa phân phối 421 34 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 511 35 Doanh thu hoạt động tài chính 515 36 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 37 Chi phí nhân công trực tiếp 622 38 Chi phí sản xuất chung 627 39 Giá vốn hàng bán 632 40 Chi phí tài chính 635 41 Chi phí bán hàng 641 42 Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 43 Thu nhập khác 711 44 Chi phí khác 811 12 45 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 821 46 Kết quả sản xuất kinh doanh 911 * Hình thức sổ kế toán: Hiện nay, Công ty phát triển công nghệ và thiết bị Mỏ đang áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký – Sổ cái * Hệ thống sổ chi tiết, hệ thống sổ tổng hợp: - Hệ thống sổ chi tiết bao gồm: + Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt + Sổ chi tiết vật liệu, hàng hoá + Thẻ kho + Sổ chi tiết thanh toán với ngƣời mua + Sổ chi tiết thanh toán với ngƣời bán + Sổ chi tiết tiền vay + Sổ chi tiết bán hàng + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh + Sổ chi tiết các tài khoản khác.... - Hệ thống sổ tổng hợp: Nhật ký – Sổ cái và các sổ tổng hợp khác * Trình tự ghi sổ: Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ quỹ Bảng TH chứng từ KT cùng loại Nhật ký – Sổ cái BÁO CÁO 13 TÀI CHÍNH Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: Hệ thống báo cáo tài chính tại công ty đƣợc trình bày một cách tổng quát, tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của công ty và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm tài chính * Báo cáo tài chính bắt buộc Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính. Kỳ hạn lập và gửi: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nơi gửi: - Cục thuế Hà Nội - Phòng đăng ký kinh doanh - Cục thống kê - Viện Khoa học Công nghệ Mỏ * Niên độ kế toán áp dụng bắt đầu từ ngày 01/ 01 đến 31/ 12. * Phƣơng pháp tính thuế GTGT: theo phƣơng pháp khấu trừ. * Phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho: theo phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc. * Phƣơng pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phƣơng pháp khấu hao bình quân. * Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. 14 * Tỷ giá sử dụng trong quy đổi tiền tệ: theo tỷ giá thực tế Công ty chƣa sử dụng các báo cáo nội bộ cho nhu cầu quản lý PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ MỎ. 2.1. Một số vấn đề chung về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty phát triển công nghệ và thiết bị Mỏ. 2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đối tƣợng hạch toán chi phí liên quan trực tiếp đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành vì nó là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng ảnh hƣởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấpquá trình tập hợp chi phí sản xuất. Tại công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, kế toán xác định đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất và là sản phẩm do từng phân xƣởng sản xuất ra. Đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng trên mỗi dây chuyền sản xuất. Đối tƣợng tính giá thành là căn cứ để nhân viên kế toán mở thẻ tính giá thành, tổ chức giá thành theo từng sản phẩm. 2.1.2. Phương pháp hạch toán và tính giá thành sản phẩm. 2.1.2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 15 Phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất là hệ thống các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tƣợng kế toán chi phí. * Phân loại chi phí - Phân loại theo yếu tố chi phí. Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí đƣợc phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc lập, kiểm tra và phân tích, dự toán chi phí. + Yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là thành phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm Quặng Manhêtít (Fe3O4) tiêu chuẩn hàm lƣợng từ ≥ 90%, cỡ hạt mịn ≤ 0.1mm, độ ẩm 10%. Chi phí nhiên liệu: đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Yếu tố động lực: toàn bộ điện năng tiêu hao đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất. + Yếu tố công cụ dụng cụ: Công cụ dụng cụ đƣợc sử dụng trong sản xuất kinh doanh (bảo hộ lao động và các công cụ dụng cụ khác). + Yếu tố tiền lƣơng và các khoản thu nhập khác. + Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: đƣợc trích theo tỷ lệ hiện hành. BHXH 15% tính trên qũy lƣơng cơ bản, 2% BHYT tính trên quỹ lƣơng cơ bản, 2% tính trên quỹ lƣơng thực tế của đơn vị. + Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Yếu tố dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng trong sản xuất kinh doanh (vận chuyển, nƣớc dùng...) + Yếu tố chi phí khác bằng tiền. 16 - Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này, chi phí đƣợc chia làm khoản mục. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản lƣơng, các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ. + Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí cần thiết còn lại nhƣ chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền,... * Công tác quản lý chi phí sản xuất. Việc quản lý chi phí sản xuất luôn là vấn đề hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Quản lý tốt chi phí sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tại công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc quản lý theo định mức cụ thể nhƣ sau: Loại vật liệu ĐVT Định mức (1 tấn) Quặng thô Tấn 1.1 1.15 Bi thép Kg 1 3.3 Cái 21 21 1.5 1.5 Bao bì - Sản phẩm khô - Sản phẩm ƣớt Chi phí nhân công trực tiếp đƣợc quản lý dựa trên quyết định giao khoán chi phí sản xuất Manhêtít, đƣơn giá tiền lƣơng và doanh thu tiêu thụ đạt đƣợc. * Trình tự kế toán chi phí sản xuất. Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đƣợc thực hiện qua các bƣớc cơ bản sau: - Tập hợp chi phí cho từng đối tƣợng 17 - Tính toán và phân bổ chi phí cho các đối tƣợng có liên quan - Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ - Áp dụng kĩ thuật tính giá 2.1.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm Công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ áp dụng phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp hệ số. Theo phƣơng pháp này, trƣớc hết, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để quy đổi các loại sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị sản = phẩm gốc Giá thành đơn vị sản = phẩm từng loại Tổng giá thành sản xuất của các = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Giá trị sản Hệ số quy đổi từng loại sản phẩm Tổng CPSX phẩm dở dang + loại sản phẩm X đầu kỳ phát sinh trong kỳ Giá trị sản - phẩm dở dang cuối kỳ 2.2. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty. 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu đƣợc xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. * Tài khoản sử dụng. 18 Công ty sử dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho do đó sử dụng tài khoản 621 "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công dụng và kết cấu của tài khoản nhƣ sau: - Công dụng: Tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành sản phẩm. - Kết cấu: + Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Bên Có: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào giá thành. + TK 621 không có số dƣ cuối kì và đƣợc mở chi tiết cho từng phân xƣởng. TK 621 - PX Manhêtít TK 621 - TNHCTB Điện * Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Đặc điểm nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ. Nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là thành phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu sản xuất bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Nguyên vật liệu chính bao gồm: Quặng Manhêtít (Fe3O4) tiêu chuẩn về hàm lƣợng từ ≥ 90% cỡ hạt mịn ≤ 0.1mm ≥ 95%, độ ẩm 10%. Nguyên vật liệu phụ bao gồm bi thép, bao bì, dây buộc, hoá chất xử lý nƣớc thải, than củi cho lò sấy quặng, dầu quặng, dầu nhờn…những vật liệu này kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thành sản phẩm. 19 Hàng năm, nguyên liệu đƣợc công ty mua về theo kế hoạch căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết với nhà cung cấp. Nguyên liệu mua về đều phải kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi nhập kho. Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất đƣợc áp dụng theo phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc. Theo phƣơng pháp này, nguyên vật liệu nhập kho trƣớc đƣợc xuất trƣớc, nguyên vật liệu nhập kho sau đƣợc xuất kho sau theo giá thực tế của lô hàng. - Cơ sở hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi xuất nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất. Nợ TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Có TK 152: Giá trị NVL xuất kho Trƣờng hợp xuất vật tƣ thừa Nợ TK 152: Giá trị NVL thừa nhập kho Có TK 621: Giá trị NVL thừa nhập kho - Chứng từ sử dụng. Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất kho, bảng nhập xuất tồn, bảng phân bổ nguyên vật liệu, sổ chi tiết, sổ cái. Khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu và ghi cao thẻ kho để theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan