Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng tân phát...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng tân phát

.DOC
24
1640
137

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TÂN PHÁT......................................................................................................................................1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:..........................................................1 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:.................................................................................1 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.............................................1 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ..............................................................................................2 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lýkinh doanh.................3 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý:................................................................................3 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:...................................................................4 1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh..........................................................4 PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TÂN PHÁT..............................................................................6 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán........................................................................................................6 2.2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty.........................................................6 2.3. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán..........................7 2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền........................................................................................................7 2.3.1.1. Kế toán tiền mặt......................................................................................................7 2.3.1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng.....................................................................................8 2.3.2. Kế toán tài sản cố định..................................................................................................8 2.3.3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ...................................................................11 2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.......................................................13 2.3.4.1. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.................................13 2.3.4.2. Phương pháp kế toán............................................................................................14 2.3.5. Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm.....................................................15 PHẦN 3 THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT.....................................................................................19 1. Những thu hoạch của bản thân trong quá trình thực tập tại Công ty.....................................19 2. Một số nhận xét về công tác kế toán tại Công ty...................................................................19 2.1. Ưu điểm..........................................................................................................................19 2.2. Tồn tại.............................................................................................................................19 2.3. Ý kiến đề xuất.................................................................................................................20 KẾT LUẬN...................................................................................................................................22 Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng kịp thời thị hiếu người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển đó, các doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của Công ty mình, tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường để thu được lợi nhuận tối đa thông qua hoạt động bán hàng. Vậy muốn đứng vững trên thương trường thì việc tổ chức tốt và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng là một trong những vấn đề rất quan trọng của các doanh nghiệp. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng đó sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Tân Phát cùng với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thu Huyền cũng như sự quan tâm, giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán Công ty đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Báo cáo thực tập của em được chia làm ba phần chính PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TÂN PHÁT PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TÂN PHÁT PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT Trong thời gian xây dựng báo cáo vì thời gian thực tế và kinh nghiệm còn hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy kính mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thu Huyền cùng các thầy cô giáo trong khoa Kế toán để bản báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, Ngày ….tháng……năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Tâm Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TÂN PHÁT 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Tân phát được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2801661781 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Thanh Hóa cấp ngày 08/03/2008 Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TÂN PHÁT Địa chỉ trụ sở chính: Số 498 Đường Trần Phú, Quận Ba Đình, TP Thanh Hóa Mã số thuế: 2801661781 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Vốn điều lệ: 4.000.000.000 Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Tân Phát tiền thân là một đội thi công xây lắp của Công ty Thương mại và Xây dựng Tân Phát. Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã có nhiều năm thi công cho Bệnh viện Hợp Lực và Bệnh viện Tai Mũi Họng tỉnh, công ty luôn hoàn thành các hạng mục công trình được giao, dù ở bất kỳ nơi đâu trong hoàn cảnh nào công ty cũng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không ngừng phát triển. Do yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự vận động và phát triển không ngừng, cùng với một số thành viên của Đội đã sáng lập thành công ty. Tuy mới được thành lập trong một thời gian ngắn song công ty đã phần nào khẳng định được mình, chiếm được lòng tin của khách hàng. Cụ thể, các sản phẩm của Công ty luôn được khách hàng đánh giá cao. Trong đó, Bệnh viện Hợp Lực cũng như phòng khám đa khoa Bắc Trung Nam và một số đơn vị khác mà công ty đang thi công. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty a/ Chức năng: Chức năng của Công ty là xây dựng hệ thống các công trình công cộng, các dự án xây dựng hệ thống các hạng mục công trình phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Có thể nói Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 1 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán rằng trong qúa trình hình thành và phát triển Công ty đã có được những thành công đáng tự hào, các công trình của Công ty thi công xây dựng đã khẳng định được vị thế trên thị trường và đã được khách hàng trong nước tín nhiệm cả về chất lượng công trình, và an toàn thi công. b/ Nhiệm vụ:. - Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là nhận thầu thi công.Theo tổ đội tập trung theo chuyên môn sản xuất: tư vấn thiết kế, xây dựng - Tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Quản lý dự án, lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán công trình, lập hồ sơ mời thầu xây lắp, lập báo cáo đánh giá tác động dự toán công trình, lập định mức và đơn giá xây dựng công trình, kiểm tra và chứng nhận về chất lượng công trình, giám sát thi công xây lắp, khảo sát địa chất công trình. - Thiết kế bao gồm: thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế hệ thống điện công trình dân dụng công trình công nghiệp, thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình phục vu quốc phòng, thiết kế công trình cấp thoát nước. - Nhận thầu thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình dân dụng, xây dựng công trình giao thông thuỷ lợi, công trình bưu chính viễn thông, xây dựng công trình đường dây và trạm điện đến 35KV. 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ Quy trình sản xuất thi công Xây dựng của Công ty gồm 4 giai đoạn được khái quát như sau: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng bằng máy san, ủi và thi công - Giai đoạn 2: Tập kết nguyên vật liệu, công nhân xây dựng đến hiện trường xây dựng. Nguyên vật liệu được vận chuyển, bốc dỡ bằng máy cẩu, máy vận thăng hoặc bằng thủ công đối với vị trí máy móc không vào được. - Giai đoạn 3: Thực hiện gia công xây lắp tại công trường xây dựng + Máy trộn bê tông: Gia công hỗn hợp đá- cát vàng- xi măng theo cấp phối thiết kế tạo thành vữa bê tông Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 2 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán + Máy hàn, máy cắt, máy cưa: Chuyển gạch vữa, vữa bê tông đến nơi chế tạo cấu kiện bê tông + Máy đầm: Đầm hỗn hợp bê tông - Giai đoạn 4: Hoàn thiện, tiến hành nghiệm thu, kiểm tra bằng các thiết bị đo lường: May trắc địa, thước kép… Công tác sản xuất của Công ty được thực hiện trên cơ sở công nghệ thi công xây dựng. Các công việc được tiến hành ở đội thi công xây dựng cùng phối hợp với các tổ đội chuyên môn khác trong Công ty. Theo công nghệ thi công xây dựng việc sản xuất được tổ chức thực hiện theo các bước như sau: - Ban Giám đốc ký kết hợp đồng xây dựng sau đó giao nhiệm vụ sản xuất cho đội thi công. - Nhân viên của phòng kỹ thuật phối hợp với công nhân đội thi công thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng. Các công việc cần chuẩn bị gồm: + Gia công lắp dựng, tháo dỡ, luân chuyển cốt pha, giàn giáo. + Gia công, lắp dựng cốt thép, bê tông. + Lắp đặt, vận hành, sửa chữa máy thi công. - Phòng kỹ thuật cùng cán bộ giám sát của đội thi công tổ chức nghiệm thu, thực hiện bảo hành công trình. - Phòng kỹ thuật phối hợp với phòng kế toán thực hiện thanh quyết toán với các bên liên quan. 1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lýkinh doanh 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến- chức năng. Ưu điểm của tổ chức theo mô hình này là phát huy được năng lực, chuyên môn của các bộ phận chức năng (phòng ban), đồng thời đảm bảo được quyền chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo cấp cao của Công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty (Phụ lục 1) Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 3 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:  Phòng Hành Chính - Tổ Chức: là phòng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc và hội đồng quản trị để tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ, đường lối của lãnh đạo công ty đối với các đơn vị trực thuộc về các lĩnh vực công tác: Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, công tác xuất khẩu lao động, thi đua khen thưởng công tác đào tạo, bảo hiểm xã hội, các chế độ đối với công nhân viên, hành chính, quản trị, thông tin, y tế, bảo hiểm, điều động, và bố trí xe và lái xe đi công tác, mua sắm trang thiết bị văn phòng, phương tiện dụng cụ làm việc, phương tiện công tác văn phòng công ty.  Phòng kế toán: Phòng kế toán có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc và hội đồng quản trị để triển khai tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế ở toàn công ty, đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của toàn bộ công ty theo điều lệ của công ty và pháp luật của nhà nước. Nhân sự phòng kế toán gồm có kế toán trưởng và 4 kế toán viên.  Phòng quản lý dự án & đấu thầu: Phòng quản lý dự án và đấu thầu có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc để triển khai chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các lĩnh vực: kế hoạch - thống kê - đầu tư – liên doanh quản lý dự án, tiếp thị, kinh tế, các hợp đồng kinh tế khoa học công nghệ, kỹ thuật thi công, chất lượng sản phảm công trình xây dựng….. 1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Tân Phát năm 2011 – 2012 (Phụ lục 02) Nhận xét: Qua bảng số liệu tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011-2012 ta thấy được kết quả kinh doanh năm 2012 và năm 2011 không cao. Do nền kinh tế đang gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng do đó cả hai năm Công ty đều bị lỗ. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 là (126.402.980) đồng, năm 2011 là (132.018.536) đồng. + Doanh thu bán bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 861.726.660 tăng 535.058.600đ so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 163,79% + Giá vốn hàng bán năm 2012 là 760.058.730 đ tăng 497.212.458 đ so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng là 189,16% trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 4 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán vụ tăng 163,79%. Tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán cáo hơn tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. + Doanh thu và chi phí từ hoạt động tài chính đều không đáng kể. + Chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 là 228.360.010 đ tăng 32.496.986đ so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,59% . + Thu nhập bình quân của người lao động năm 2012 là 3.520.000đ/người/tháng tăng 660.000đ/người/tháng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 23,08% so với năm 2011. + Tài sản dài hạn hạn năm 2012 là 2.258.169.637đ, giảm 321.276.053 đ so với năm 2011. + Tài sản ngắn hạn năm 2012 của Công ty là 11.055.054 đ, giảm 2.049.037 đ so với năm 2011. + Nợ phải trả năm 2012 của Công ty là 27.646.207 đ, giảm 196.922.110 đ so với năm 2011. Qua phân tích số liệu trên ta thấy được mặc dù trong năm 2012 doanh thu có tăng nhưng mức đọ tăng của chi phí lớn hơn mức độ tăng của chi phí. Do đó, làm cho lợi nhuận của Công ty bị lỗ. Công ty cần tìm các biện pháp nhằm kiểm soát chi phí tốt hơn. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 5 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán PHẦN 2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TÂN PHÁT 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung. Phòng Tài chính - Kế toán Công ty có 07 người cơ cấu và nhiệm vụ của từng kế toán viên như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Phụ lục 03) Kế toán trưởng: Là người trực tiếp điều hành,chỉ đạo những công việc của phòng kế toán. Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, cân đối tình hình tài chính, tham mưu cho giám đốc về các chiến lược tài chính cho Công ty.Phụ trách phần kế toán thuế. Kế toán tổng hợp: Tham mưu, hỗ trợ công việc của phòng tài chính kế toán cho kế toán trưởng. Kế toán công trình: Phụ trách toàn bộ các công việc kế toán tại công trình mình được phân công, có trách nhiệm thu thập chứng từ vè các chi phí phát sinh tại công trình, tập hợp để chuyển về phòng tài chính kế toán để xử lý, tổng hợp. Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ ghi chép, ghi sổ kế toán tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng tài sản cố định, khấu hao, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Kế toán ngân hàng: Ghi sổ theo dõi, phản ánh tình hình biến động các khoản tiền gửi ngân hàng và tiền vay chi tiết hàng ngày của công ty theo từng ngân hàng, đối chiếu công nợ với ngân hàng và quỹ tiền mặt. Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của Công ty. Cập nhập đầy đủ, chính xác kịp thời thu- chi- tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng vào số quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng- báo cáo khi cần cho Giám đốc, Kế toán trưởng Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi và tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời chính xác về tiền lương và các khoản trích theo lương, thực hiện các chế độ, các chính sách cho các bộ nhân viên trong công ty. 2.2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty - Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 năm Dương lịch - Kỳ kế toán: Năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 6 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán - Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng theo QĐ48/2006 ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính. - Hình thức kế toán: Hình thức kế toán nhật ký chung Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ Nhật ký chung (Phụ lục 04) Mẫu sổ Nhật ký chung sử dụng tại Công ty (Phụ lục 05) - Phương pháp kê khai và tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ. - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho:Phương pháp khê khai thường xuyên - Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho: theo nguyên tắc giá gốc. - Phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho: Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ. - Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: + Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01- DNN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02- DNN + Bản Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09- DNN + Bảng cân đối tài khoản Mẫu số F 01- DNN 2.3. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán 2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền - Vốn bằng tiền trong công ty bao gồm tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng 2.3.1.1. Kế toán tiền mặt  Tiền mặt tồn quỹ của công ty là tiền Việt Nam (VNĐ)  Chứng từ kế toán sử dụng: - Phiếu thu - Phiếu chi - Bản kiểm kê quỹ… Và các chứng từ kế toán có liên quan khác  Tài khoản kế toán sử dụng: TK111- Tiền mặt Và các tài khoản kế toán liên quan: TK112, 131, 331, 334, 511, 642(1), 642(2)…  Phương pháp kế toán Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 7 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán Ví dụ: Phiếu thu số 1228 ngày 27/06/2012 (Phụ lục 06) Thu tiền bán hàng trực tiếp theo Hóa đơn GTGT số 0000501 xeri DT/11P ngày 27/11/2012 của Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng AEC Việt Nam với tổng tiền thanh toán là 18.975.000đồng, thuế GTGT 10% Kế toán ghi: Nợ TK 111 : 18.975.000 đ Có TK 511 : 17.250.000 đ Có TK 333(1) : 1.725.000 đ 2.3.1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng  Tiền gửi ngân hàng của công ty là tiền Việt Nam (VNĐ)  Chứng từ kế toán sử dụng: - Giấy báo nợ - Giấy báo có - Ủy nhiệm chi - Séc Và các chứng từ kế toán có liên quan khác  Tài khoản sử dụng: TK112 “Tiền gửi Ngân hàng” Và các tài khoản kế toán liên quan: TK111, 112, 131, 331, 334, 642(1), 642(2)…  Phương pháp kế toán Ví dụ 1: Phiếu báo có số 159430590961906.010002 ngày 26/11/2012 (Phụ lục 07) Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thát triển Thương mại Kinh Đô trả nợ tiền hàng số tiền 127.137.500 đồng. Kế toán ghi Nợ TK 112 : 127.137.500 đ Có TK 131- Kinh Đô : 127.137.500 đ Ví dụ 2: Giấy báo nợ số 159440476735086.000004 ngày 27/10/2012 trả tiền hàng cho Công ty TNHH Thương mại Thái Hưng số tiền 250.000.000đ. Kế toán ghi: Nợ TK331- Thái Hưng : 250.000.000 đ Có TK112 : 250.000.000 đ 2.3.2. Kế toán tài sản cố định  Phân loại TSCĐ: Tài sản cố định ở công ty bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình - TSCĐ hữu hình của công ty gồm: máy ủi, máy xúc, máy trộn bê tông, xe tải - TSCĐ vô hình gồm: bản thiết kế dự án, tư vấn công trình Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 8 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán  Nguyên tắc đánh giá TSCĐ TSCĐHH của công ty hình thành chủ yếu là do mua sắm và được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế phải trả + Các khoản thuế không được hoàn lại (nếu có) + Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ – Giá trị hao mòn lũy kế Ví dụ 1: Biên bản giao nhận TSCĐ số 108/BBGN ngày 22/10/2012 và Hóa đơn GTGT số 0000182 xêri NL/11P ngày 22/10/2012 nhập mua một máy phát điện Honda của Công ty TM Nhật Long với giá mua chưa thuế GTGT là 48.000.000đ, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển là 300.000đ, kế toán xác đinh nguyên giá: Nguyên giá của máy phát điện = 48.000.000đ + 300.000đ = 48.300.000đ  Kế toán tổng hợp TSCĐ - Chứng từ kế toán sử dụng + Biên bản giao nhận TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ + Bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ Và các chứng từ kế toán có liên quan khác - Tài khoản kế toán sử dụng: TK211 “ Tài sản cố định” Và các tài khoản có liên quan: TK 214, 642(1), 642(2), 111, 112, 331, 711, 811… - Phương pháp kế toán: + Kế toán tăng TSCĐ: Ví dụ 2: Giấy báo nợ số 159440476735086.000025 ngày 15/10/2012 trả tiền mua 01 máy photo cho Công ty CP TM Điện máy Việt Long với giá mua chưa thuế GTGT là 25.850.000đ thuế GTGT 10%. (Phụ lục : 08) Kế toán ghi: Nợ TK 211(1) Nợ TK133(2) Có TK112 Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm : 25.850.000đ : 2.585.000đ : 28.435.000đ 9 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán + Kế toán giảm TSCĐ: Ví dụ 3: Ngày 31/10/2012 Công ty nhượng bán 01 ôtô tải Huyndai biển kiểm soát 29X-9918 đã qua sử dụng cho Công ty CP TM Tân Hoàng Cầu, nguyên giá 485.000.000đ, giá trị hao mòn là 277.865.000đ. Giá bán chưa thuế GTGT là 100.000.000đ, thuế GTGT 10% công ty chưa thu được tiền. (Phụ lục : 09) Kế toán ghi: BT1: Nợ TK214 Nợ TK811 Có TK211 BT2: : 277.865.000 đ : 207.135.000 đ : 485.000.000 đ Nợ TK131- Tân Hoàng Cầu : 110.000.000 đ Có TK711 : 100.000.000 đ Có TK333(1) : 10.000.000 đ + Kế toán khấu hao TSCĐ: - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao đường thẳng - Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ: Áp dụng theo thông tư số 203/2009/TT- BTC ngày 20/10/2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 Mức khấu hao bình quân năm Mức khấu hao bình quân tháng = Giá trị phải tính khấu hao Số năm sử dụng Mức khấu hao hình quân năm = 12 tháng Ví dụ4: Ngày 28/10/2012 Công ty mua 01 ôtô TOYOTA- INNOVA 8 chỗ mới của Đại lý Toyota Thăng Long sử dụng cho văn phòng giá mua chưa thuế GTGT là 530.000.000đ lệ phí trước bạ của ôtô là 53.000.000đ, thời gian sử dụng là 8 năm. Ngày 01/11/2012 Công ty đã đưa ôtô vào sử dụng kế toán xác định mức khấu hao TSCĐ như sau: (Phụ lục : 10) Nguyên giá ôtô : 530.000.000đ + 53.000.000đ = 583.000.000 đ Mức khấu hao bình quân năm là: 583.000.000đ/8 = 72.875.000 đ Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 10 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán Mức trích khấu bình quân tháng là: 72.875.000đ/12 = 6.072.916 đ 2.3.3. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ  Đặc điểm, phân loại NVL, CCDC - Nguyên vật liệu chính gồm: xi măng, sắt thép, đá, gạch vôi… - Nguyên vật liệu phụ: cốt pha, xà gỗ, chổi quét, vôi ve… - Công cụ, dụng cụ: giàn giáo, lán trại, cốp pha…  Chứng từ sử dụng: - Phiếu nhập kho - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá. - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá. - Bảng kê mua hàng. - Hoá đơn GTGT. Và các chứng từ kế toán có liên quan khác  TK kế toán sử dụng: - TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. - TK 153 “Công cụ, dụng cụ” Và các tài khoản liên quan: TK111,112,133,331….  Đánh giá nguyên vật liệu - Phương pháp xác định trị giá thực tế NVL nhập kho: NVL của công ty chủ yếu hình thành do mua ngoài và được đánh giá theo trị giá vốn thực tế (giá gốc) Giá gốc của VNL nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn + Các khoản thuế không được hoàn(nếu có) + Chi phí thu mua Ví dụ 1: Ngày 20/11/2011 Công ty mua 14.250kg thép cuộn D6-8 Úc của Công ty TNHH TM Hương Giang với đơn giá ghi trên hóa đơn GTGT là 16.500đ/kg, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển là 3.500.000đ. Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 11 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán Giá gốc của VNL nhập kho = (14.250 x 16.500)+3.500.000 = 238.650.000đ - Phương pháp xác định trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho: Hiện nay công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để tính trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho. Ví dụ 2: Tình hình nhập xuất tồn XMHT trong tháng 11/2012 như sau: - Số lượng tồn kho đầu ngày 1/11/2012 là 20 tấn đơn giá 1.600.000đ/tấn - Ngày 8/11/2012 nhập của Công ty Hoàng Sơn 100 tấn XMHT đơn giá chưa thuế GTGT là 1.610.000đ/tấn - Ngày 15/11/2012 xuất kho 50 tấn XMHT phục vụ cho công trình trụ sở Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Thanh Hóa - Ngày 20/11/2012 nhập của Công ty Thịnh Hưng 200 tấn XMHT đơn giá chưa thuế GTGT 1.640.000đ/tấn - Ngày 30/11/2012 xuất kho 250 tấn XMHT phục vụ công trình trụ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển- CN Thanh Hóa Kế toán tính trị giá vốn thực tế XMHT xuất kho trong tháng 11/2012 như sau: Đơn giá bình quân gia quyền = (20 x 1.600.000) + (100 x 1.610.000) + + (200 x 1.640.000) = (20 + 100 + 200) 1.628.000đ/tấn Trị giá vốn thực tế XMHT xuất kho tháng 11/2012 là: = 1.628.000 x (50 + 250) = 488.400.000đ Phương pháp kế toán + Kế toán tăng NVL Ví dụ 1: Ngày 20/11/2012 Công ty mua 200 tấn XMHT Thịnh Hưng nhập kho đơn giá chưa thuế GTGT 1.640.000đ/tấn. Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán ghi: Nợ TK 152- Xi măng : 328.000.000 đ Nợ TK 133(1) : 32.800.000 đ Có TK 112 : 360.800.000 đ Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 12 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán + Kế toán giảm NVL Ví dụ 2: Ngày 30/11/2012 xuất kho 250 tấn XMHT phục vụ công trình trụ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển- CN Thanh Hóa.Giá xuất kho là: 1.628.000đ/tấn.Kế toán ghi : (Phụ lục : 10) Nợ TK 154_NHĐT: 407.000.000đ Có TK 152_thép: 407.000.000đ 2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.3.4.1. Nội dung kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Đặc điểm về lao động : Hiện nay Công ty có tổng 40 lao động (10 lao động nữ và 30 lao động nam). Trong đó 15 lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng. trình độ khác là 25 lao động. Hình thức trả lương : Hiện nay công ty áp dụng hai hình thức trả lương + Trả lương theo thời gian: Áp dụng đối với bộ phận văn phòng (nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng nhân và nhân viên phòng kế toán). Tiền lương thời gian = Lương cơ bản ngày Số ngày công làm việc x thực tế Trong đó: Lương cơ bản(tháng) Lương cơ bản ngày = Số ngày làm việc theo quy định(26) + Trả lương theo sản phẩm: Áp dụng đối với bộ phận kinh doanh và công nhân trực tiếp sản xuất. Lương sản phẩm được tính căn cứ vào khối lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Lương sản phẩm được tính theo công thức: Tiền lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm sản xuất ra x Đơn giá lương sản phẩm  Tài khoản kế toán sử dụng + TK334 “Phải trả người lao động” + TK338 “Phải trả, phải nộp khác” Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 13 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán Và các tài khoản có liên quan: TK111, 112, 642(1), 642(2)…..  Chứng từ kế toán sử dụng + Bảng chấm công + Bảng thanh toán tiền lương + Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Và các chứng từ kế toán khác có liên quan  Các khoản trích theo lương: Hiện nay hàng tháng công ty chỉ trích các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định của nhà nước Cơ sở trích lập Tỷ lệ trích lập Tính vào chi Tính vào lương của KPCĐ Lương thực tế phí SXKD 2% công nhân viên 0 2% BHXH Lương cơ bản 17% 7% 24% BHYT Lương cơ bản 3% 1,5% 4,5% BHTN Lương cơ bản 1% 1% 23% 9,5% Nội dung Tổng cộng Tổng cộng 2% 32.5% 2.3.4.2. Phương pháp kế toán Ví dụ 1: Phiếu kế toán số 182 ngày 30/11/2012 tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương tháng 11/2012 phải trả cho bộ phận văn phòng số tiền 40.280.00đ, Kế toán ghi: Nợ TK642(2) Có TK334 : 40.280.000đ : 40.280.000đ Ví dụ 2: Phiếu chi số 1327 ngày 30/11/2012 thanh toán tiền lương tháng 11/2012 cho bộ phận văn phòng (Phụ lục 13) số tiền 37.628.000đ, Kế toán ghi: Nợ TK334 Có TK111 : 37.628.000đ : 37.628.000đ Ví dụ 3: Phiếu kế toán số 183 ngày 30/11/2012 Trích BHXH, BHYT, BHTN tháng 11/2012 của bộ phận văn phòng , Kế toán ghi: Nợ TK642(2): 7.045.600đ [(31.200.000đ x 20%)+(40.280.000đ x 2%)] Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 14 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nợ TK334 : 2.652.000đ (31.200.000đ x 8.5%) Có TK338 Trong đó Khoa Kế toán : 9.697.600đ [(31.200.000đ x 28,5%)+(40.280.00đ x 2%] TK338(2): 805.600 đ (40.280.000đ x 2%) TK338(3): 6.864.000 đ (31.200.000đ x 22%) TK338(4): 1.404.000 đ (31.200.000đ x 4,5%) TK338(9): 624.000 đ (31.200.000đ x 2%) 2.3.5. Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm  Đặc điểm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của công ty phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động sản xuất nhưng để phục vụ cho công tác quản lý thì chi phí sản xuất được tập hợp theo từng tháng. Chỉ những chi phí công ty trực tiếp bỏ ra trong kỳ mới được tính là chi phí sản xuất trong kỳ.  Phân loại chi phí sản xuất: Để theo dõi, quản lý chi tiết các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành: + Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung  Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Các công trình và các hạng mục công trình  Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Phương pháp kê khai thường xuyên  Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng: + Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho + Phiếu chi, giấy báo nợ + Hóa đơn GTGT + Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC + Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ + Bảng tính giá thành Và các chứng từ kế toán có liên quan khác  Tài khoản kế toán sử dụng: TK154 “ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” Ngoài ra Công ty còn chi tiết TK154 thành các tài khoản chi tiết theo từng khoản mục chi phí, theo từng công trình, hạng mục công trình để theo dõi, quản lý chi tiết các chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. - TK154(1) : Chi phí nguyên vật liệu - TK154(2) : Chi phí nhân công trực tiếp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 15 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán - TK154(3) : Chi phí sản xuất chung Và các tài khoản liên quan: TK152, TK334, TK214….  Tô chức kế toán các khoản mục chi phí *Kế toán chi phí nguyên vật liệu - Đặc điểm: Chi phí nguyên vật liệu được xác định là một trong những yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu tại công ty bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu chính là một phần không thể thiếu để tạo ra sản phẩm là khoản chi phí chiếm tỷ trong lớn trong giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chính gồm: xi măng, sắt thép, đá, gạch … + Chi phí nguyên vật liệu phụ là những nguyên vật liệu chiếm giá trị nhỏ trong giá trị sản phẩm. Trong quá trình sản xuất công ty sử dụng một số nguyên vật liệu phụ như: cốt pha, xà gỗ, chổi quét, vôi ve… - Tài khoản sử dụng: TK154(1): Chi phí nguyên vật liệu và TK 154(1) còn được mở chi tiết cho các công trình, các hạng mục công trình - Phương pháp kế toán: Ví dụ : Phiếu xuất kho 325 ngày 12/11/2012 xuất kho 50 tấn XMHT phục vụ công trình trụ sở Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) - CN Thanh Hóa với tổng giá trị là 81.000.000đ. Kế toán ghi: Nợ TK154(1)- Trụ sở MB : 81.000.000đ Có TK152- XM : 81.000.000đ *Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Đặc điểm: Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm các khoản chi phí về tiến lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất…. - Tài khoản sử dụng: TK154(2): Chi phí nhân công trực tiếp và TK 154(2) còn được mở chi tiết cho các công trình, các hạng mục công trình - Phương pháp kế toán: Ví dụ : Trả tiền lương tháng 11/2012cho công nhân trực tiếp thi công công trình trụ sở Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) – CN Thanh Hóa số tiền 23.125.000đ, Kế toán ghi: Nợ TK154(2)- Trụ sở MB : 23.125.000đ Có TK334 : 23.125.000đ *Kế toán chi phí sản xuất chung Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 16 Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán - Đặc điểm: Chi phí sản xuất chung tại công ty bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường…phục vụ sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất chung bao gồm: tiền điện, tiền nước, chi phí khấu hao máy móc thiết bị …..phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Tài khoản sử dụng: TK154(3): Chi phí sản xuất chung và TK 154(3) còn được mở chi tiết cho các công trình, các hạng mục công trình - Phương pháp kế toán: Ví dụ 1: Phiếu chi 235 ngày 25/11/2012 trả tiền điện nước phục vụ công trình xây dựng trụ sở Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)- CN Thanh Hóa với tổng số tiền thanh toán bao gồm cả thuế GTGT là 2.178.000đ, thuế GTGT 10%, Kế toán ghi: Nợ TK154- Trụ sở MB Nợ TK133(1) : 1.980.000đ : 198.000đ Có TK111 : 2.178.000đ Ví dụ 2: Chi phí khấu hao TSCĐ tháng 11/2012 phục vụ công trình trụ sở Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) – CN Thanh Hóa số tiền 3.812.520đ, Kế toán ghi Nợ TK154- Trụ sở MB Có TK214 : 3.812.520đ : 3.812.520đ * Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành - Sau khi tính toán các chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cộng lại ta sẽ có được chi phí sản xuất tổng của cả công trình. Và toàn bộ chi phí này cũng thể hiện giá thành toàn bộ của một công trình mà công ty thực hiện. - Tài khoản sử dụng: TK 632: giá vốn hàng bán - Để tính giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Đối với Công ty việc hạch toán sản phẩm xây dựng hoàn thành là theo điểm dừng kỹ thuật, kỳ tính giá thành xây dựng hoàn thành là cuối quý nên để xác định được khối lượng xây lắp hoàn thành thực tế trong quý phải tính được chi phí thực tế khối lượng dở dang cuối quý. - Việc xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối quý theo công thức : Giá trị dự toán của khối lượng dở dang cuối kỳ Khối lượng dở dang cuối kỳ = Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm 17 Đơn giá = dự toán Mã sinh viên: 7TD04678 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán Từ đó kế toán xác định chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức Chi phí thực tế khối lượng dở dang đầu kỳ + Giá trị dự toán của dở dang cuối kỳ khối lượng xây của công trình lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ + Chi phí thực tế = - Chi phí thực tế khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ Giá trị dự toán x của khối lượng Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp xây lắp dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty - Để tính giá thành sản phẩm hoàn thành Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành thực tế.Công thức: Z = C Trong đó : Z : Tổng giá thành công trình. C : Tổng chi phí công trình đã tập hợp theo đối tượng. - Nếu đầu kỳ và cuối kỳ có sản phẩm dở dang công thức tính giá thành là: Z = Dđk + C - Dck Trong đó: Dđk: là giá trị công trình dở dang đầu kỳ Dck: là giá trị công trình dở dang cuối kỳ. * Ví dụ: Tính tổng giá thành của công trình Trụ sở Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)- VN Thanh Hóa đã hoàn thành: C = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung = 81.000.000 + 23.125.000 + 1.980.000 = 106.105.000 đồng THẺ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH Đơn vị tinh: đồng STT 1 Chỉ tiêu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2 3 Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm Tổng số tiền 81.000.000 23.125.000 1.980.000 18 Mã sinh viên: 7TD04678
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan