Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sôn...

Tài liệu Báo cáo thực tập tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sông vân

.DOC
63
137
133

Mô tả:

Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập Mục lục Giải thích các từ viết tắt ………………………………………………… 4 Lời nói đầu ……………………………………………………………. …5 Nội dung thực tập ………………………………………………… .…... .6 Chương I: Phần thực tập tổng hợp…………………………………… ..6 I. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn………………………………… ...7 II. Những kết quả đạt được của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Vân năm 2011…………………………………8 III. Cơ cấu tổ chức ……………………………………………………… ..8 Chương II: Phần thực tập nghiệp vụ……………………………….. . 10 Phần A : Nghiệp vụ tín dụng……………………………………………10 I. Khái quát tình hình kinh doanh tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng….. 10 nông nghiệp và phát triển nông thôn SôngVân II. Một số văn bản, quyết định mà ngân hàng đang thực hiện……………11 III. Quy trình tín dụng cụ thể……………………………………………..11 1. Hướng dẫn khách hàng về thủ tục và lập hồ sơ vay …………………..11 2. Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án SXKD ……………. .13 3. Kiểm tra,hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản cầm cố,thế chấp…17 4. Phát tiền vay ………………………………………………………… .17 5. Kiểm tra giám sát kế hoạch sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro……. ..17 6. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn………….....17 IV. Quy trình xét duyệt cho vay …………………………………………19 Phần B : Nghiệp vụ kế toán……………………………………………..43 I. Những vấn đề chung…………………………………………………...43 1. Hệ thống tài khoản kế toán tại NHNo&PTNT Sông Vân…………...43 2. Khái quát hệ thống chứng từ hiện hành………………………………44 II. Các nghiệp vụ chủ yếu tại ngân hàng……………………………. …44 Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 2 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập 1. Kế toán nghiệp vụ huy động vốn……………………………………44 2. Kế toán nghiệp vụ cho vay…………………………………………. 47 3. Kế toán nghiệp vụ tiền mặt…………………………………………. 49 4. Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt…………………51 5. Kế toán thu nhập, chi phi, xác định kết quả kinh doanh……………. 54 6. Kế toán các nghiệp vụ khác………………………………………….55 7. Công việc cuối ngày của kế toán…………………………………….58 III. Nhận xét chung về nghiệp vụ kế toán tại Ngân Hàng………………60 Chương III. Một số kiến nghị ………………………………………. 61 I. Đối với Nhà nước…………………………………………………… 61 II. Đối với ngân hàng cơ sở ……………………………………………61 III. Đối với nhà trường………………………………………………….62 Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 3 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập Giải thích các từ viết tắt: NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNN: Ngân hàng nhà nước SXKD: Sản xuất kinh doanh NH: Ngân hàng KH: Khách hàng HĐQT: Hội đồng quản trị HĐTD: Hợp đồng tín dụng UBND: Uỷ ban nhân dân HTX: Hợp tác xã CBCNV: Cán bộ công nhân viên NHTM: Ngân hàng thương mại TNHH: Trách nhiệm hữu hạn GĐ: Giám đốc TGĐ: Tổng giám đốc ĐKKD: Đăng ký kinh doanh VTC: Vốn tự có VLĐ: Vốn lưu động NHNo: Ngân hàng nông nghiệp Lời nói đầu Ngành ngân hàng là một ngành có truyền thống, quá trình hình thành và phát triển lâu đời. Bắt đầu từ thế kỷ 18, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng và phát triển. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển dịch từ cơ chế Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 4 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động ngân hàng dần năm vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Để thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn” thì cứ mỗi khoá học, nhà trường đều cử học sinh đi thực tập tại các ngân hàng. Đây chính là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo, với mục đích nâng cao thêm nhận thức, biết tận dụng các lý luận học tập tại nhà trường với hoạt động thực tiễn của ngân hàng, từ đó củng cố và làm giàu thêm lý luận nghiệp vụ chuyên môn. Mặt khác nó còn giúp cho học sinh làm quen với thực tế để rèn luyện tư cách, tác phong trong công tác cũng như cách giao tiếp với khách hàng… Theo sự phân công của nhà trương, em vinh dự được thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Vân -một trong những chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình Sau thời gian thực tập và nghiên cứu, được sự quan tâm và giúp đỡ của Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán và tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian rèn luyện và học hỏi. Bản thân em đã được thực tế và có nhiều kinh nghiệm mở mang thêm kiến thức và tiếp thu được những kết quả nhất định. Trong phạm vi nghiên cứu và thời gian hạn hẹp, khả năng hiểu biết, trình độ bản thân còn hạn chế dù đã cố gắng song bản thân báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót. Vậy em kính mong được sự góp ý của Ban lãnh đạo, các cô các bác trong ngân hàng, cùng toàn thể các thầy cô giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Nội dung thực tập CHƯƠNG I - PHẦN THỰC TẬP TỔNG HỢP I.Tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn NHTMCP Đầu tư và phát tiển Việt Nam TP Ninh Bình Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 5 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập Phường Đông Thành là một phường nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình ,Được thành lập theo quyết định số 69/CP ngày 2/11/1996 trên một phần lãnh thổ của các xã Ninh Phong và phương Quang Trung cũ. Đây là một phường có đường quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua với diện tích : 0,64km² dân số:5650 .Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế 20.2% Trên địa bàn tồn tại môt số thuận lợi và khó khăn như sau : (1). Những thuận lợi - Tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc: Ninh Bình được coi như một Việt Nam thu nhỏ, địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, và có biển, đó là cơ sở phát triển hệ động thực vật phong phú, hình thành nhiều khu du lịch đẹp. -Việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phát triển các tuyến điểm, sản phẩm du lịch mới, riêng có của vùng đất Ninh Bình đã tạo điểm nhấn để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Ninh Bình. (2). Một số vấn đề khó khăn, thách thức - Kinh phí xúc tiến của tỉnh Ninh Bình trong thời gian vừa qua chủ yếu từ nguồn chi từ ngân sách tỉnh và một phần đóng góp của các doanh nghiệp du lịch. Một năm kinh phí xúc tiến của ngân sách tỉnh chỉ từ 300500 triệu đồng, phần lớn cấp cho việc xây dựng ấn phẩm tài liệu quảng cáo đến tuyên truyền quảng bá trên báo đài, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức về du lịch, còn lại một phần dành cho việc tham gia hội chợ triển lãm và quảng bá trên mạng internet. Công tác kế hoạch hóa ngân sách theo năm như hiện nay không tạo cho cơ quan xúc tiến du lịch hoạt động xa hơn, không thể đưa ra kế hoạch có đảm bảo kinh phí dài hơn 1 năm. Trong khi công tác xúc tiến quảng bá du lịch đòi hỏi phải lập kế hoạch cho các hoạt động, chương trình xúc tiến trước thời điểm diễn ra sự kiện ít nhất từ 1 đến 2 năm. Như vậy với nguồn kinh phí có hạn, cơ chế cấp và sử dụng kinh phí xúc tiến chưa theo kịp nhu cầu phát triển là một thách thức lớn đặt Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 6 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập ra cho hoạt động quảng bá xúc tiến Ninh Bình trong những giai đoạn tiếp theo. - Ninh Bình vẫn chưa có một chiến lược, chương trình xúc tiến quảng bá du lịch một cách dài hạn và chuyên nghiệp cho từng thị trường mục tiêu, chưa xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ xúc tiến trong mỗi giai đoạn và đặc điểm thị trường cụ thể để tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá phù hợp, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xúc tiến điểm đến du lịch Ninh Bình. Do đó việc xây dựng đề án hay chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch dài hơi cho giai đoạn 2013 – 2020 là rất cần thiết và hữu dụng. - Nguồn nhân lực làm xúc tiến còn yếu. Hiện nay hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình do Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đảm nhiệm, nhưng đội ngũ nhân viên trẻ chiếm tỷ lệ cao, chưa có nhiều kinh nghiệm; mặt khác hầu hết cán bộ làm xúc tiến của Ninh Bình chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về xúc tiến, quảng bá du lịch, marketing du lịch; các mảng công việc và hoạt động chưa được phân định rõ ràng về quyền hạn trách nhiệm dẫn đến chồng chéo công việc, chưa phát huy hết năng lực từng cán bộ; bên cạnh đó còn thiếu sự phối kết hợp của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh nên hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình còn nhiều hạn chế. - Nhiều sản phẩm du lịch truyền thống đã bị bão hòa trong khi đó những sản phẩm du lịch mới lại bị “trùng lặp”, không có nhiều khác biệt so với sản phẩm truyền thống, thiếu sự mới lạ làm giảm sức hấp dẫn của điểm đến Ninh Bình đối với du khách. - Sự phát triển quá nóng tại một số khu du lịch, điểm du lịch mới, lượng khách đến quá đông trong khi đó cơ sở dịch vụ còn chưa đầy đủ, chất lượng thấp, công tác quản lý, tiếp đón, phục vụ khách còn nhiều bất cập đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cũng như sự phát triển du lịch bền vững của Ninh Bình. II. Những kết quả đạt được của ngân hàng trong năm 2013 Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 7 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập NHTMCPĐT và phát triển Việt Nam Tp Ninh Bình hoạt động trên địa bàn thành phố Ninh Bình là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh vì vậy các nghiệp vụ về kinh tế ,chính trị xã hội của thành phố trong năm qua thực hiện có hiệu quả ,các thành phần kinh tế phát triển đa dạng và ổn định ,là điêu kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng .chi nhánh tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo ,chỉ đạo trực tiếp, với sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy ,chính quyền ,các ban nghành đoàn thể trên địa bàn Không nằm ngoài sự phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình. đã và đang phát triển tạo được uy tín với khách hàng và hoạt động ngày càng hiệu quả.Từ khi thành lập đến nay NH không ngừng nâng cao uy tín, trách nhiệm trong công tác huy động vốn, cho vay và thu nợ. Với mục tiêu nâng cao lợi nhuận, mở rộng địa bàn, tăng trưởng dư nợ lành mạnh NH đã riển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh công tác đầu tư, bám sát các chương trình kinh tế, dự án đầu tư của tỉnh...đáp ứng đầy đỷ kịp thời vốn cho -dự án song song với việc chú trọng số lượng, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt. Tổng nguồn vốn năm 2012 là 190 tỷ đồng ,kế hoạch giao 182.8 tỷ đồng , đạt 104 % kế hoach .Tổng dư nợ đến 31/12/2012 487 tỷ đồng tăng 37tỷ đồng so với đầu năm. tốc độ tăng trưởng 8.24%, đạt 98.1% kế hoạch Tỉ lệ nợ trung và dài hạn/TDN 11.4%, Và cuối cùng là tỷ lệ nợ xấu 0.01% . Kết quả trên là nhờ có sự cố gắng, nỗ lực trong công việc và một thái độ yêu nghề của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong phòng giao dịch. III. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam TP Ninh Bình. Đựơc sự sắp xếp của cấp trên, và đảm bảo tốt nhất cho hoạt động của ngân hàng, phòng giao dịch có cơ cấu như sau: -Ban lãnh đạo gồm : +01 Giám đốc phụ trách điều hành chung Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 8 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập +01 Phó giám đốc phụ trách tín dụng +01 Phó giám đốc phụ trách kế toán -Phòng kế toán: Gồm 12 CBCNV với chức năng thanh toán hộ khách hàng, theo dõi tình hình tài chính, nhiệm vụ thu chi trong ngày của phòng. -Phòng tín dụng: Gồm 13 CBCNV với nhiệm vụ thẩm định dự án hoàn thiện hồ sơ vay thường xuyên, phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, kiểm tra hoạt động kinh doanh của phòng. -Phòng hành chính : Gồm 3 CBCNV với nhiệm vụ về đảm bảo an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn tài sản chung toàn đơn vị. Thực hiện coôg tác hành chính khác như: Văn thư, lễ tân khánh tiết, photo văn bản…… -Các phòng giao dịch : Có nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay đối với các tầng lớp dân cư trên địa bàn, chịu sự chỉ đạo, tổ chức, quản lý, nghiệp vụ của ban giám đốc, hàng tháng quý gửi báo cáo thống kê, kế toán...về phòng kế toán ngân quỹ và phòng tín dụng của trung tâm giao dịch chính để tổng hợp gửi BIDV cấp trên. CHƯƠNG II: PHẦN THỰC TẬP NGHIỆP VỤ PHẦN A: NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 9 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của NHTM, một hoạt động rất phức tạp và chứa đựng hiều rủi ro. Tín dụng không chỉ là chức năng cơ bản của các NHTM mà còn là chức năng của hầu hết các định chế tài chính. Tín dụng là khoản mục sử dụng vốn lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất của các ngân hàng. Vì vậy sự thành công hay thất bại của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Trong thời gian thực tập tín dụng, được sự giúp đỡ, quan tâm tận tình của các cán bộ trong phòng kinh doanh em đã được làm quen với hoạt động tín dụng, làm quen với quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận hồ sơ, cho vay…. I. Khái quát tình hình kinh doanh tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam TP Ninh Bình. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tổng dư nợ Tốc độ tăng trưởng Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ thực tế 2010 433.245 5.23% 856 783 433.232 2011 449.952 3.86% 995 865 449.932 2012 490 8.9% 1029 997.6 487 II. Một số văn bản, quyết định mà NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam TP Ninh Bình Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 10 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập 1. Quyết định số 1627/2001 QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tô chức tín dụng đối với khách hàng 3. Thông tư số 405/NHNN-CSTT ngày 16/4/2001 của NHNN Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện quy định về chuyển nợ quá hạn 4. Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TD ngày 3/12/2007 về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay 5. Quyết định số 97/NHNN-TD ngày 1/6/2012 V/V áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận 6. Quyết định số 96/NHNN-TD ngày 8/5/2012 V/V áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng việt nam theo TT số 14/2012/TT -NHNN Và một số văn bản ,quyết định có liên quan III. Quy trình cụ thể thực hiện một nghiệp vụ cho vay từ khi phát sinh đến khi kết thúc mà ngân hàng phải thực hiện. 1. Hướng dẫn khách hàng về thủ tục và hồ sơ vay vốn Khi khách hàng có nhu cầu và đè xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng cụ thể về điều kiện, thủ tục và hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn phải do khách hàng tự lập, cán bộ tín dụng chỉ giải thích, không được làm thay. Một bộ hồ sơ vay vốn gồm có: a. Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: ? Hồ sơ pháp lý: -Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi đến NHNo&PTNT nơi cho vay các giấy tờ sau: + Quyết định thành lập công ty. + Điều lệ doanh nghiệp. + Quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT (nếu có), Tổng giám đốc, kế toán trưởng, quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã + Đăng ký kinh doanh. Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 11 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập + Giấy phép hành nghề (nếu có). + Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). + Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh). + các thủ tục về kế toán theo quy định của ngân hàng. ? Hồ sơ kinh tế: + Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất. ? Hồ sơ vay vốn: + Giấy đề nghị vay vốn. + Dự án, phương án sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống. + Các chứng từ có liên quan (xuất trình khi vay vốn). + Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định. b. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác: ? Hồ sơ pháp lý: + Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh. + Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác). + Giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có). ? Hồ sơ vay vốn: + Giấy đề nghị vay vốn. + Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ. + Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định. c. Khách hàng vay nhu cầu đời sống: -Giấy đề nghị vay vốn. Riêng khách hàng là người hưởng lương vay vốn nhu cầu đời sống phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập. NHNo nơi cho vay có thể thoả thuận với người vay vốn và các cơ quan quản lý nói trên về việc người vay uỷ quyền cho cơ quan, đơn vị trả nợ cho NHNo từ các khoản thu nhập của mình. Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 12 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập -Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định (nếu phải thực hiện vay vốn có bảo đảm bằng tài sản). d. Hồ sơ do ngân hàng lập: + Báo cáo thẩm định, tái thẩm định. + Biên bản họp hội đồng tín dụng + Các loại thông báo: Thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ quá hạn… + Sổ theo dõi cho vay, thu nợ e. Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập: + Hợp đồng tí dụng. + Sổ vay vốn. + Giấy nhận nợ. + Hợp đồng đảm bảo tiền vay. + Biên bản kiểm tra sau khi cho vay. + Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng. 2.Phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay vốn: 2.1. Quy trình thẩm định: 2.1.1. Thẩm định tư cách pháp nhân: Là việc xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của họ, bao gồm những nội dung sau: *Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập + Đối với doanh nghiệp nhà nước, các quyết định thành lập sau đây được coi là hợp pháp: - Các tổng công ty thành lập theo quyết định 91 do thủ tướng chính phủ kí quyết định thành lập. - Các tổng công ty thành lập theo quyết định 90 do bộ trưởng bộ quản lý ngành ký quyết định thành lập. - Các doanh nghiệp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký quyết định thành lập. Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 13 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập + Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân căn cứ theo luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999 thì cần phải đăng ký kinh doanh. + Hợp tác xã thì cần biên bản thành lập hợp tác xã *Đăng ký kinh doanh: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở cấp. Trường hợp là HTX thì ĐKKD do UBND cấp huyện. Quận cấp. Trừ trường hợp kinh doanh theo các nghề theo quy định riêng. *Điều lệ: -Theo điều 10 nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 quy định điều lệ đầu tiên của công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh phải được tất cả các thành viên sáng lập, các cổ đông sáng lập, các thành viên hợp danh chấp nhận.. *Quyết định bổ nhiệm TGĐ, GĐ, chủ nhiệm HTX: - Doanh nghiệp nhà nước có hội đòng quản trị, TGĐ, GĐ là đại diện pháp nhân do thủ tướng chính phủ hoặc được thủ tướng chính phủ uỷ quyền quyết định bổ nhiệm. - Doanh nghiệp nhà nước không có HDQT thì GĐ là đại diện pháp nhân do cơ quan quyết định thành lập bổ nhiệm. *Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng. *Biên bản góp vốn, biên bản giao vốn. 2.1.2. Thẩm định hồ sơ kinh tế *Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: - Xác định khả năng tài chính của khách hàng là khâu quan trọng trong quy trình thẩm định, liên quan trực tiếp đén việc thù hồi vốn đầu tư sau này. Vì vậy ngoài việc thẩm định khả năng trả nợ của chính dự án thì phải xem xét khả năng tài chính ở quãng thời gian trước đó vào thời điểm vay vốn. Để làm được việc này cần dựa vào tài liệu sau: Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 14 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập ?Báo cáo tài chính thời điểm là hai năm kề với thời điểm vay vốn bao gồm: + Bảng cân đối ké toán. + Báo cáo kết quả hoạt động SXKD. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có). + Thuyết minh báo cáo tài chính. +Báo cáo chi tiết bổ sung (nếu có). + Báo cáo tồn kho hàng hoá. + Báo cáo kiểm toán nội bộ (đối với doanh nghiệp nhà nước). + Báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán độc lậo (nếu có). -Có nhiều phương pháp sử dụng trong thẩm định song chủ yếu là so sánh về số liệu tuyệt đối và chỉ số tương đối để đưa ra các kết luận từng phần và toàn diện về khả năng tài chính nhằm giúp cho việc có hay không cho vay. *Thẩm định dự án đề nghị vay vốn: + Thẩm định dự án vay vốn ngắn hạn: a. Hồ sơ: Căn cứ hồ sơ do khách hàng gửi đến để phân tích và đưa ra nhận xét về nhu cầu vay vốn của khách hàng: - Nhận xét tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. - Xem xét tính hợp pháp, hợp lệ về kế hoạch SXKD của khách hàng. Nếu khách hàng xin duyệt hạn mức tín dụng cả năm thì cơ sở để tính toán về nhu cầu vốn vay là kế hoạch SXKD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với doanh nghiệp có HĐQT phải được HĐQT phê duyệt, doanh nghiệp trực thuộc bộ phải có phê duyệt của bộ, doanh nghiệp trực thuộc tỉnh phải được UBND tỉnh phê duyệt. Khách hàng là HTX thì đại hội xã viên quyết định phương hướng SXKD. Doanh nghiệp tư nhân thì do chủ doanh nghiệp tự lập và tự chịu trách nhiệm. Nếu là công ty cổ phần, công ty TNHH do đại hội cổ đông quy định kế hoạch SXKD và huy động vốn. Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 15 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập - Có nhận xét về người cung cấp nguyên vật liệu cho khách hàng và chú ý tính hiệu lực của hợp đồng về ứng trước tiền hàng, các điều kiện giao hàng có ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn. b. Xác định khả năng thực hiện dự án nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ. - Qua thẩm định hồ sơ và tình hình thực tế khách hàng, cán bộ tín dụng đưa ra các nhận xét: +Tính hợp lý hay không hợp lý của doanh thu trên cơ sở về thiết bị máy móc, năng lực SXKD thực tế. +Thị trường cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào. +Thị trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng. +Xác định vốn của khách hàng tham gia vào SXKD. +Tính hợp lý của vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch (cần so sánh với quý trước). +Xác định tổng nhu cầu vốn SXKD của khách hàng, so sánh các định mức kinh tế kỹ thuật và giá cả thị trường địa phương. -Xác định nhu cầu vốn vay: +Đối với cho vay từng lần: Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án – VTC-Vốn khác. +Đối với cho vay theo hạn mức: Tổng chi phí SXKD trong kỳ kế hoạch Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch = ---------------------------------------------------Vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch Hạn mức tín dụng = Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch - VTC – Vốn khác. 3. Kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố. Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 16 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập 4. Phát tiền vay: -Căn cứ và bộ hồ sơ, kiểm tra lại các chứng từ, tài liệu kèm giấy nhận nợ khi khách hàng rút vốn và các yếu tố cần thiết trong hồ sơ vay vốn để tiến hành phát tiền vay cho khách hàng. 5. Kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro: - Tuỳ theo mức dộ an toàn của khoản vay, cán bộ tín dụng kiểm tra một hay nhiều lần và kiểm tra định kỳ, đột xuất…. - Mỗi lần kiểm tra vốn vay phải lập thành biên bản nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra. 6. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,gian hạn nợ, chuyển nợ quá hạn: 6.1. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc: Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng kỳ hạn hoặc không trả hết nợ gốc trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị, ngân hàng có thể xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc cho gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng, đối với cho vay trung và dài hạn tối đa 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng có nhu cầu gia hạn nợ vượt thời gian gia hạn nợ tối đa kể trên do nguyên nhân khách quan thì giám đốc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 phải báo cáo TGĐ để xem xét, quyết định và báo cáo NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam. 6.2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, gia hạn trả nợ lã: Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn hoặc khong trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị, ngân hàng xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi hoặc gia hạn trả nợ lãi. thời hạn gia hạn nợ lãi tối đa áp dụng theo thời hạn gia hạn nợ gốc quy định.Trường hợp khách hàng có nhu cầu gia hạn nợ lãi vượt thời gian gia hạn tối đa thì TGĐ BIDV Việt Nam uỷ quyền cho Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 17 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập GĐ sở giao dịch, chi nhánh cấp 1 quyết định, chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về quyết định của mình. Sau khi quyết định phải báo NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam để báo cáo NHNN Việt Nam. 6.3. Thủ tục cho gia hạn nợ gốc, nợ lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả: - Khách hàng lập giấy đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi gửi ngân hàng trước ngày đến hạn trả nợ. - Cán bộ tín dụng thẩm định, trình trưởng phòng tín dụng và GĐ. - GĐ xem xét quyết định hoặc trình chi nhánh cấp trên trực tiếp (trong trường hợp vượt thời gian tối đa) cho gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gócc, lãi. 6.4. Chuyển nợ quá hạn: - Đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không tả được đúng hạn số nợ gốc hoặc lãi phải trả của kỳ hạn đó và không được ngân hàng chấp nhận chuyển số nợ gốc hoặc lãi chưa trả được sang kỳ hạn tiếp theo thì chuyển toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng đó sang nợ quá hạn.. - Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thoả thuận nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc hoặc lãi đúng hạn va không được gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ gốc củă hợp đồng sang nợ quá hạn. - Các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, bị chấm dứt cho vay, phải thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển ngay sang nợ quá hạn. IV. Quy trình xét duyệt cho vay: 1. Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. 2. Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần) hoặc trực tiếp thẩm định Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 18 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình GĐ quyết định. 3. GĐ ngân hàng căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hay không cho vay: + Nếu cho vay thì ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản). + Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành. + Nếu không cho vay thì phải thông báo cho khách hàng biết. 4. Hồ sơ khoản vay được GĐ ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thánh toán chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt). 5. Thời gian thẩm định: Các dự án trong quyền phán quyết thì trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNo Việt Nam, ngân hàng nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. Các dự án vượt quyền phán quyết thì trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên cấp trên. Ví dụ cụ thể: Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 19 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây Báo cáo thực tập Ví dụ 1: Ngày 15/07/2012 tại NHTMCP đầu tư và phát tiển Việt Nam TP Ninh Bình nhận được hồ sơ xin vay tiêu dùng của bà Nguyễn Thị Hoa địa chỉ 45-phố Khánh Tân-phường Nam Bình –thành phố Ninh Bình. Hồ sơ gồm có: 1.Giấ y đề nghị vay vốn 2 bản, đề nghị NHNo&PTNT Sông Vân cho vay số tiền là 50.000.000 đồng để mua đồ dùng gia đình + xe máy. Thời hạn vay: 12 tháng. Nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng: Lương. 2. Báo cáo thẩm định. 3. Hợp đồng tín dụng 2 bản. Cán bộ tín dụng sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp cảu bộ hồ sơ vay vốn, chuyển cho trưởng phòng tín dụng kiêm GĐ kiểm soát một lần nữa và ký duyệt. Bộ hồ sơ của bà Lan đã được GĐ duyệt cho vay số tiền là 50.000.000 đồng. Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ sang phòng kế toán, cho vay tiến hành đăng ký khế ước và giải ngân, phát tiền vay cho bà Lan. Ví dụ 2: Ngày 05/06/2012 Công ty TNHH Anh Điệp địa chỉ 24 , đường Lý Thường Kiệt , phố Hàn Thuyên , phường Nam Bình , thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình có nhu cầu vay vốn để đai tu ô tô gửi hồ sơ đến NHNo&PTNT Chi nhánh Ngân Hàng No& PTNT Sông Vân - Tỉnh Ninh Bình các bộ hồ sơ sau: Bảng kê hồ sơ vay vốn Tên doanh nghiệp : CT TNHH Anh Điệp Hoàng Thị Thu Thảo-K44B 20 Học Viện Ngân Hàng cơ sở đào tạo Sơn Tây stt I 1 2 3 4 II 1 2 3 4 5 6 7 III 1 2 3 4 5 6 Báo cáo thực tập loại hồ sơ hồ sơ pháp lý số lượng Điều lệ công ty Đăng ký kinh doanh Mã số thuế QĐ kế toán trưởng hồ sơ vay vốn Giấy đề nghị vay vốn Phương án kinh doanh Thẩm định PA Hợp đồng tín dụng Biên bản họp hội đồng thành viến Giấy nhận nợ 01 01 0 01 01 01 01 01 01 01 hồ sơ bảo đảm tiền vay Đơn yêu cầu ĐK thế chấp HĐTCTS biên bản định giá ĐK+BH ô tô Cam kết thế chấp GCNQSD Đ 01 01 01 01 Ngày 05 tháng 06 năm 2012 người giao người nhận Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----o0o----Dự án Đại tu ô tô làm dịch vụ vận tải hàng hóa Kính gửi : Ngân hàng No&PTNT Sông Vân - Ninh bình I-Khái quát : 1- Tên chủ dự án: Cty TNHH Anh điệp Người đại diện : Vũ Hồng Điệp; Hoàng Thị Thu Thảo-K44B chức vụ: Giám đốc 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan