Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Báo cáo thực tập sở tài nguyên môi trường...

Tài liệu Báo cáo thực tập sở tài nguyên môi trường

.DOC
149
117
67

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT BQLDA : Ban quản lý dự án BVMT : Bảo vệ môi trường BTTN : Bảo tồn thiên nhiên BTCT : Bê tông cốt thép CTR : Chất thải rắn CCN : Cụm công nghiệp CN-TTCN : Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp CTNN : Chất thải công nghiệp ĐTM : Đánh giá tác động môi trường HĐQT : Hội đồng quản trị NĐ-CP : Nghị định- Chính phủ KCN : Khu công nghiệp KT-XH : Kinh tế- xã hội QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QCCP : Quy chuẩn cho phép UBNN : Ủy ban nhân dân UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông WB : Ngân hàng thế giới WHO : Tổ chức y tế thế giới PCCC : Phòng cháy, chữa cháy Lớp: CDMT11TH 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................. 2 PHẦN 1:TỔNG QUAN............................................................................................5 1.1. LỊCH SỬ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THANH HÓA..........5 1.1.1.Thời kỳ trước tháng 6/1983:.............................................................................5 1.1.3. Từ tháng 9/1994 đến tháng 7/2003:.................................................................5 1.1.4. Từ tháng 7/2003 đến nay:................................................................................6 2.1.CHỨC NĂNG CỦA SỞ......................................................................................7 3.1.NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA SỞ...............................................................7 3.1.1. Nhiệm vụ.........................................................................................................7 3.2.1 Quyền hạn........................................................................................................8 PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP........................................................................14 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...........................................14 DỰ ÁN: BỆNH VIỆN ĐA KHOA SINH THÁI DELTA.......................................14 I- GIỚI THIỆU CHUNG.........................................................................................14 1.1. TÊN DỰ ÁN....................................................................................................14 1.2. CHỦ DỰ ÁN....................................................................................................14 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN.........................................................................14 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN.............................................................15 1.4.1. Quy mô của dự án:.........................................................................................15 1.4.2. Tiến độ thực hiện dự án:................................................................................15 1.4.3. Tổng mức đầu tư của dự án:..........................................................................15 II. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG....................................15 2.1 GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ..................................................................................15 2.2. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN...............................................................15 2.3. GIAI ĐOẠN BỆNH VIỆN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG........................................16 2.3.1. Ô nhiễm do nước thải bênh viện:...................................................................16 2.2.2. Ô nhiễm do khí thải:......................................................................................16 2.2.3. Ô nhiếm do chất thải rắn:...............................................................................16 III. NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............................................16 3.1. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN...............................................................16 3.2. GIAI ĐOẠN BỆNH VIỆN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG........................................17 3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí....................................................17 3.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước............................................................18 3.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm tá động do chất thải rắn:................................................18 3.2.4. Giải pháp trồng cây xanh:..............................................................................19 IV. CAM KÊT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ......................................................................19 Lớp: CDMT11TH 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................20 1.1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN.................................................................................20 2.1.CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:.........................................................................20 2.1.1.Căn cứ pháp luật:............................................................................................20 2.1.2.Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia:..................................................21 2.1.3. Các tài liệu tham khảo do chủ dự án tự tạo lập:.............................................22 3.1. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH TẠO LẬP ĐÁNH GIÁ ĐTM:....................................................................................................................... 23 4.1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ ĐTM....................................................23 CHƯƠNG 2: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN..............................................................25 2.1. TÊN DỰ ÁN....................................................................................................25 2.2. CHỦ DỰ ÁN....................................................................................................25 2.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN.........................................................................25 2.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN.............................................................26 2.4.1.Mục tiêu của dự án.........................................................................................26 2.4.2. Khối lượng và quy mô của các hạng mục dự án:...........................................28 2.4.3. Biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án:.............37 2.4.4. Danh mục các trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh:...................42 2.4.5. Nhu cầu vật tư, nguyên liệu vât liệu..............................................................45 2.4.6. Tiến độ thực hiện dự án:................................................................................50 2.4.7. Tổng mức đầu tư của dự án:..........................................................................53 2.4.8. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án:..............................................................53 CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI..56 3.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG..................................................56 3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất:.........................................................................56 3.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn:.......................................................................58 3.1.3. Chế độ thủy văn:............................................................................................60 3.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường vật lý:................................................60 3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI....................................................................64 3.2.1. Điều kiện kinh tế – xã hội huyện Hoằng Hoá, giai đoạn từ 2005 – 2010:......64 3.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội huyện Hoằng Hoá năm 2011:..............................66 3.2.3. Điều kiện kinh tế – xã hội xã Hoằng Đồng, 9 tháng đầu năm 2011:..............70 3.3. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH....72 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...............................74 4.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG.................................................................................74 4.1.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án:..............................................................................74 Lớp: CDMT11TH 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ 4.1.2. Giai đoạn xây dựng cơ bản............................................................................75 4.1.3. Giai đoạn bệnh viện đi vào hoạt động............................................................85 4.1.4. Đối tượng bị tác động:...................................................................................97 4.1.5. Dự báo những rủi do về sự cố môi trường do dự án gây ra:...........................98 4.2. NHẬN XÉTVỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ ................................................................................................................................. 98 5.1. ĐỐI VỚI TÁC ĐỘNG XẤU..........................................................................100 5.1.1. Giai đoạn chuẩn bị:......................................................................................100 5.1.2. Giai đoạn xây dựng cơ bản:.........................................................................100 5.1.3 Giai đoạn bệnh viện đi vào hoạt động:.........................................................104 5.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC RỦI RO, SỰ CỐ...................................122 5.2.1. Giai đoạn chuẩn bị và xây dựng cơ bản:......................................................122 5.2.2. Giai đoạn bệnh viện đi vào hoạt động:........................................................123 CHƯƠNG 6:CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG....126 6.1.CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG..............................................126 6.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG...........................................134 6.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng:..........................................134 6.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động...........................................134 6.2.3. Chi phí vận hành các công trình xử lý chất thải...........................................136 CHƯƠNG 7: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG.............................................138 7.1. Ý KIẾN CỦA UBND XÃ HOẰNG ĐỒNG...................................................138 7.2. Ý KIẾN CỦA UBMTTQ XÃ HOẰNG ĐỒNG.............................................138 7.3. Ý KIẾN CỦA CÔNG TY CP DỤNG CỤ THỂ THAO DELTA....................138 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT............................................................139 1. KẾT LUẬN.......................................................................................................139 2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................139 3. CAM KẾT.........................................................................................................139 Lớp: CDMT11TH 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ PHẦN 1:TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THANH HÓA 1.1.1.Thời kỳ trước tháng 6/1983: Phòng Quản lý ruộng đất thuộc UBHC tỉnh Thanh Hoá, đến cuối năm 1960 Phòng Quản lý ruộng đất trực thuộc thuộc Ty Nông nghiệp Thanh Hoá. Các ông Trưởng phòng thời kỳ này gồm: ông Lê Quang Tiếp, ông Hoàng Đức Thắng (19711972), ông Lê Huy Ái. Đội ngũ cán bộ công nhân, viên chức giai đoạn này khoảng 20 người, lúc cao nhất đến 40 người, trong đó bộ phận phân tích nông hoá thổ nhưỡng trên 20 người. 1.1.2. Từ tháng 6 năm 1983 đến tháng 9 năm 1994: Ban quản lý ruộng đất trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá, trên cơ sở bộ máy của Phòng Quản lý ruộng đất thuộc Ty Nông nghiệp và cán bộ từ Ban phân vùng Quy hoạch thuộc Uỷ ban Kế hoạch tỉnh. Tổ chức bộ máy của Ban gồm: Phòng Hành chính tổng hợp, phòng Thanh tra Pháp chế, phòng Điều tra cơ bản, phòng Đăng ký thống kê; do yêu cầu của công tác đo đạc lập bản đồ địa chính tháng 01/1994 Đội Đo đac - Bản đồ được tách ra từ phòng Điều tra cơ bản. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức khoảng 40 người. Trong giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1983 là cơ quan quản lý ruộng đất cấp tỉnh, Phòng Quản lý ruộng đất và Ban Quản lý ruộng đất có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất; thống kê, đăng ký đất; qui hoạch sử dụng đất; giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất; giải quyết các tranh chấp về đất; qui định các chế độ, thể lệ để quản lý việc sử dụng đất và tổ chức việc thực hiện các chế độ, thể lệ ấy. 1.1.3. Từ tháng 9/1994 đến tháng 7/2003: Sở Địa chính thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá (thành lập theo Quyết định số 1039 TC/UBTH ngày 20/9/1994), trên cơ sở bộ máy tổ chức hiện có của Ban Quản lý ruộng đất Thanh Hoá. Sở là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai bao gồm: Điều tra, khảo sát,đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính; qui hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai; qui định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức việc thực hiện các chế độ, thể lệ lấy; giao đất và thu hồi đất; đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống Lớp: CDMT11TH 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ kê đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ; thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất đai; giải quyết các tranh chấp đất đai. Cơ cấu tổ chức gồm: Phòng Tổ chức-Hành chính-Tổng hợp, phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Đo đạc - Bản đồ, phòng phòng Thanh tra Pháp chế, phòng Đăng ký thống kê; 02 đơn vị sự nghiệp: Đoàn đo đạc Bản đồ và Qui hoạch; Bộ phận Thông tin lưu trữ địa chính (tháng 4/1997 là Trung tâm Thông tin- Lưu trữ địa chính). Số lượng cán bộ, công chức, viên chức thời kỳ này lúc cao nhất 80 người. 1.1.4. Từ tháng 7/2003 đến nay: Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá (được thành lập theo số 2434/2003/QĐ-UB ngày 28/7/2003) trên cơ sở bộ máy tổ chức hiện có của Sở Địa chính và tiếp nhận bàn giao các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường từ Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. - Cơ cấu tổ chức của sở hiện nay: + 10 đơn vị quản lý nhà nước: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng Đo đạc Bản đồ, Phòng Đăng ký thống kê (tháng 9/2008 đổi thành phòng Chính sách đất đai), Phòng Qui hoạch - Kế hoạch (đến tháng 9/2006 đổi tên thành Phòng Giao đất Thuê đất, tháng 9/2008 đổi thành Phòng Quản lý đất đai), Phòng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản (đến tháng 9/2006 chia tách thành Phòng Tài nguyên khoáng sản và Phòng Tài nguyên nước), Phòng Quản lý môi trường (từ tháng 4/2008 thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường), Phòng Biển, Hải đảo và KTTV (từ tháng 9/2008), Phòng Pháp chế (từ 9/2010). + 5 đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm Thông tin tài nguyên và môi trường (từ tháng 9/2008 đổi thành Trung tâm Công nghệ thông tin), Đoàn Đo đạc bản đồ và Qui hoạch, Văn phòng Đăng ký QSD đất (thành lập tháng 6/2005), Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường (thành lập tháng 10/2006) và tiếp nhận chuyển giao Đoàn Mỏ - địa chất từ Sở Công nghiệp (tháng 4/2004). - Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, lao động của Sở trong thời kỳ này liên tục được tăng thêm. Khi thành lập Sở (tháng 8/2003 có 77 người). Đến nay đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, lao động gồm 266 người: 83 biên chế hành chính nhà nước, 50 biên chế sự nghiệp và 133 lao động hợp đồng tại các đơn vị sự nghiệp. Lớp: CDMT11TH 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ 2.1. CHỨC NĂNG CỦA SỞ Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu,giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp về biển và hải đảo; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. 3.1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA SỞ 3.1.1. Nhiệm vụ 3.1.1.1. Trình ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường; b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn; c) Dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các tổ chức trực thuộc Sở và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 3.1.1.2. Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường; b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các phòng nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc Sở theo quy định của pháp luật; c) Dự thảo các văn bản quy định cụ thể về quan hệ công tác giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các Sở có liên quan và ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh . Lớp: CDMT11TH 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ 3.2.1 Quyền hạn 3.2.1.1. Về đất đai: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương để trình ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; b) Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do ủy ban nhân dân cấp huyện trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt; c) Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; d) Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh; ký hợp đồng thuê đất, thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; e) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai của tỉnh; g) Chủ trì xác định giá đất, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương phù hợp với khung giá đất do Chính phủ ban hành; đề xuất việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất; tổ chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin, dữ liệu về giá đất; h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật; Lớp: CDMT11TH 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ i) Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; k) Tổ chức, quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. 3.2.1.2. Về tài nguyên nước: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; b) Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, chuyển nước giữa các lưu vực sông thuộc thẩm quyền phê duyệt của ủy ban nhân dân tỉnh; c) Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước; kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; d) Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo thẩm quyền; thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước quy định trong giấy phép; đ) Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; tổ chức quản lý, khai thác các công trình quan trắc tài nguyên nước do địa phương đầu tư xây dựng; e) Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; g) Hướng dẫn, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật; h) Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức phối hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông. Lớp: CDMT11TH 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ 3.2.1.3. Về tài nguyên khoáng sản: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, xác định các khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất với ủy ban nhân dân cấp tỉnh các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản; b) Tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; tham gia xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của ủy ban nhân dân tỉnh; c) Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh; d) Tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đ) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luât; e) Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng và than bùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3.2.1.4. Về môi trường: a) Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh theo định kỳ; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn và định kỳ báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở đó; b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các sự cố môi trường gây ra theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Lớp: CDMT11TH 10 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ c) Thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền; d) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện chương trình, đề án bảo vệ, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trường liên ngành, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước theo phân công của Uỷ bân nhân dân dân tỉnh; e) Hướng dẫn xây dựng và tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật; thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương; g) Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường thuộc phạm vi chức năng của Sở; h) Tổ chức việc thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải theo quy định của pháp luật; i) Tổng hợp dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương và phối hợp với Sở Tài chính báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính quản lý quỹ bảo vệ môi trường của địa phương theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 3.2.1.5. Về khí tượng thuỷ văn: a) Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân nhân dân tỉnh và kiểm tra việc thực hiện; b) Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thuỷ văn chuyên dùng; tham gia xây dựng phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn; c) Chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan ở Trung ương và địa phương trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an toàn kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn; Lớp: CDMT11TH 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ d) Tổng hợp và báo cáo tình hình, tác động của biến đổi khí hậu đối với các yếu tố tự nhiên, con người và kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với các ngành có liên quan đề xuất và kiến nghị các biện pháp ứng phó thích hợp. 3.2.1.6. Về đo đạc và bản đồ: a) Xác nhận đăng ký; thẩm định hồ sơ và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, bổ sung, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy hoạch, kế hoạch; quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ; thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh; quản lý việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ; quản lý việc bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc và bản đồ; c) Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, bao gồm: hệ thống điểm đo đạc cơ sở, cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, hệ thống địa danh trên bản đồ, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ nền, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng, bản đồ địa hình; d) Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật. 3.2.1.7. Về quản lý tổng hợp biển và hải đảo : a) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích và bảo đảm quyền cư trú, sản xuất, kinh doanh trên các đảo ven bờ phù hợp với các mục tiêu về bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường biển; b) Chủ trì hoặc tham gia thẩm định, đánh giá các quy hoạch mạng lưới dịch vụ và các dự án đầu tư công trình, trang thiết bị phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật; c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp vùng duyên hải của tỉnh sau khi được phê duyệt; Lớp: CDMT11TH 12 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ d) Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quản lý, khai thác tài nguyên biển và hải đảo liên ngành, liên tỉnh liên quan đến địa bàn tỉnh; đ) Chủ trì, tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên biển, hải đảo; thu thập, xây dựng dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của tỉnh; e) Tổ chức thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và khai thác có hiệu quả các lợi ích, tiềm năng kinh tế biển, ven biển và hải đảo của tỉnh. Lớp: CDMT11TH 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: BỆNH VIỆN ĐA KHOA SINH THÁI DELTA I- GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. TÊN DỰ ÁN Dự án Bệnh viện Đa khoa sinh thái Delta. 1.2. CHỦ DỰ ÁN Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Delta. Đại diện: Ông Nguyễn Trọng Thấu- Chức vụ: Tổng giám đốc. Địa chỉ: thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa Điện thoại: 0373.643.725-Fax: 0373.643.724; 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Bệnh viện đa khoa sinh thái Delta được xây dựng trên địa bàn xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Tổng diện tích khu đất là 59.300m2. + Phía Tây: Giáp đường giao thông Bút Quang; + Phía Bắc: Giáp đường giao thông nội bộ của xã Hoằng Đồng, + Phía Nam: Giáp khu đất xây dựng dự án Nhà máy dệt may của Công ty cổ phần dụng cụ thể thao Delta; + Phía Đông: Giáp đất sản xuất nông nghiệp và nghĩa địa. Hiện trạng khu đất là đất trồng lúa của nhân dân xã Hoằng Đồng nên không có các công trình xây dựng nào, công ty đã phối hợp với UBND huyện Hoằng hóa, UBND xã Hoằng Đồng tiến hành đền bù cho các hộ dân, tất cả các gia đình có ruộng nằm trong diện tích trên đã nhận đền bù và bàn giao mặt bằng cho Công ty Delta. Lớp: CDMT11TH 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Quy mô của dự án: Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Delta đầu tư bệnh viện Đa khoa sinh thái Deltta có quy mô 450 giường bệnh. Dự án được chia làm 2 giai doạn thực hiện: - Giai đoạn 1: Đầu tư 300 giường bệnh và đi vào hoạt động; - Giai đoạn 2: Đầu tư 150 giường bệnh khi bệnh viện đã hoạt động. 1.4.2. Tiến độ thực hiện dự án: Dự án được thực hiện từ quý I năm 2011, dự kiến khởi công xây dựng vào quý III năm 2012 và hoàn thành vào quý IV năm 2014. 1.4.3. Tổng mức đầu tư của dự án: Tổng vốn đầu tư: 1.000 tỷ đồng II. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 2.1 GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ Các tác động chủ yếu do thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện dự án 2.2. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN Các tác động chủ yếu từ bụi, khí thải, nước sinh hoạt, chất thải rắn: - Ô nhiễm bụi phát sinh do hoạt động san lấp mặt bằng phục bụ thi công xây dựng công trình. - Ô nhiễm bụi từ vật liệu xây dựng: Do quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tai công trường xây dựng sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Bụi chủ yếu phát tán ra từ các nguồn vật liệu như cát, đá, xi măng và một phần từ sắt thép. - Do phối trộn nguyên vật liệu bê tong (cát, đá. Xi măng) khi xây dựng, gia công tháo gỡ đáo đắp các bể chứa nước, bể xử lý nước thải; do hoạt động thải khói của các động cơ, các thiết bị thi công(máy lu, máy ủi, máy xúc,máy đóng cọc…) và các phương tiện vận tải. - Ô nhiễm bụi đường do các phương tiện vận chuyển các nguyên vật liệu phục vụ xây dựng công trình làm bụi đất bị cuốn theo gió khi phương tiện vận chuyển trên đường; Lớp: CDMT11TH 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ - Ô nhiễm do bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng; - Nước thải từ sinh hoạt của công nhân trên công trường, nước mưa chảy tràn; - Chất thải rắn của công nhân xây dựng và chất thải rắn xây dựng. 2.3. GIAI ĐOẠN BỆNH VIỆN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 2.3.1. Ô nhiễm do nước thải bênh viện: Gồm nước thải y tế và nước thải sinh hoạt, lượng nước thải bệnh viện đa khoa Delta là 284,8m3/ ngày đêm. Trong đó: - Nước thải từ các khoa phòng khám, điều trị: 108m3/ngày - Nước thải từ khối nhà trẻ + nhà tập thể và nhà ở chuyên gia: 76,8m 3/ngày - Nước thải từ khối nhà ăn, khoa dinh dưỡng: 100m3/ngày. 2.2.2. Ô nhiễm do khí thải: Khí thải từ các dung môi bay hơi, từ phân hủy sinh học, khí thải từ máy phát điện dự phòng 2.2.3. Ô nhiếm do chất thải rắn: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 508,5kg/ngày; lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 103,5 kg/ngày. III. NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 3.1. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN Chủ đầu tư thành lập Ban An toàn lao động và Môi trường, có trách nhiệm giám sát trong thời gian thi công xây lắp các hạng mục công trình như sau: - Thực hiện kế hoạch quản lý môi trường trong thời gian thi công. - Kiểm tra công tác an toàn lao động của các đợn vị thi công trong thời gian thi công, Lớp: CDMT11TH 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ - Giám sát các cam kết thực hiện của các đơn vị thi công đã kĩ cam kết trong hợp đồng trúng thầu trong đó có biện pháp BVMT. Đối với các nhà thầu thi công xây dựng: - Có kế hoạch thi công hợp lý, biện pháp thi công tiên tiến để đảm bbaor vệ sinh môi trường, an toàn lao động. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết cho công nhân như: mũ, kính, giầy, khẩu trang, quần áo bảo hộ, dây an toàn…mở các lớp huấn luyện về an toàn lao động cho tất cả mọi người. Theo các nội quy về an toàn lao động, quy trình vận hành máy móc ở các nơi tập trung công nhân, khu vực đông người qua lại trên công trường. - Khi tổ chức thi công, yêu cầu công nhân tuân thủ các quy định về an toàn lao động, chú ý vấn đề máy móc, thiết bị phòng ngừa tai nạn. Tại mặt bằng thi công, dự án sẽ đảm bảo các cơ sở vật chất phục vụ công nhân như: về y tế, nhà ăn, khu vệ sinh, khu chứa rác…bố trí hợp lý đường vận chuyển cũng như kho bãi. Quản lý tốt vật liệu xây dựng, tránh lãng phí nguyên vật liệu trở thành chất thải xây dựng; - Ban quản lý dự án sẽ có giải pháp thiết kế thi công hợp lý để phòng chống sự cố trong mùa mưa bão. 3.2. GIAI ĐOẠN BỆNH VIỆN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. - Thường xuyên vệ sinh bệnh viện, phun các chất sát khuẩn tại các nhà vệ sinh, thay thế những nắp cống hỏng, định kì tiến hành nạo vét cống rãnh thoát nước hạn chế sự phát tán mùi ra môi trường xung quanh. - Các phòng khám, điều trị, chuẩn đoán có hệ thống cửa số, hệ thống thông khí đồng bộ và thiết kế đảm bảo số lần trao đổi không khí tự nhiên và nhân tạo theo các tiêu chuẩn thiết kế chuyên nghành. - Sử dụng các chế phẩm vi sinh hạn chế và hạn chế phát sinh mùi lạ như: Enchoice, EM…Các chế phẩm vi sinh này được phun trực tếp vào các nguồn có khả năng phát sinh mùi, khu tập kết chất thải, các khu vệ sinh chung, khu xử lý nước thải. - Đối với khoa lây và các labo xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm được lắp đặt thêm hệ thống thông khí cục bộ và xử lý khí độc. - Thường xuyên kiểm tra và định kì bảo dưỡng các xe của bệnh viện, không chở quá tải trọng quy định. Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ. Lớp: CDMT11TH 17 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ 3.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. - Tất cả các dòng nước thải có chứa các chất gây ô nhiễm môi trường đều được thu gom về hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn mới được phép thải ra môi trường; - Nước thải vệ sinh, nước thải y tế được xử lý trong bể tự hoại BASTAR sau đó dẫn về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý; - Nước rửa thông thường (tắm rửa, giặt, nhà ăn) tử khu nhà trẻ, nhà ở chuyên gia, nhà ở cán bộ, nhà ăn, khoa dinh dưỡng được thu gom về hố ga lắng cặn và dẫn về bể gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý; - Nước mưa chảy tràn thu gom về hệ thống thoát nước mặt, song chắn rác và thải trực tiếp ra môi trường, không cần xử lý; Sử dụng bể cải tiến BASTAF theo 2 dạng: - Bể loại 1x8 bể : kích thước Dài x Rộng x Cao= 6,0m x 2,0m x 2m=24m3; - Bể loại 2x3 bể: Kích thước Dai x Rộng x Cao= 5,0m x 1,5m x 2m= 15m3; Bể tự hoại được bố trí tại các khu nhà khám, nhà điều trị, khu văn phòng, nhà ăn như sau: - Khu Phòng khám bệnh, điều trị nội trú: bố trí 04 bể tự hoại loại 1; - Nhà ăn, khoa dinh dưỡng: bố trí 02 bể tự hoại loại 1; - Nhà trẻ+ nhà ở công nhân: bố trí 02 bể tự hoại loại 1; - Nhà khoa truyền nhiễm: bố trí 01 bể tự hoại loại 2; - Nhà hội trường: bố trí 1 bể tự hoại loại 2; - Nhà ở chuyên gia: bố trí 01 bể tự hoại loại 2; Nước thải từ bể tự hoại, nước thải sinh hoạt, nước thải nhà ăn được thu gom về hệ thống nước thải tập trung, sử dụng công nghệ KUBOTA-AAO để xử lý gồm 03 cụm thiết bị hợp khối, mỗi thiết bị có khả năng xử lý 100m3 nước thải/ngày. 3.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm tá động do chất thải rắn: Đối vói chất thải sinh hoạt và chất thải thông thường, Bệnh viện sẽ hợp đồng với Tổ vệ sinh môi trường của thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa thu gom, vận chuyển về bãi chôn lấp tập trung của thị trấn. Lớp: CDMT11TH 18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ Đối với chất thải thông thường, có thể tái chế(nilon, bìa cacton, chai nhựa, thủy tinh), Công ty sẽ thu gom bán cho cơ sở thu mua; Đối với chất thải nguy hại, trước khi đốt được để trong các thùng chứa kín bằng composit, có nắp đậy. Nhà đặt lò đốt rác có diện tích 20m2, kết cấu thép bao che kín, tránh nước mưa và côn trùng xâm nhập. Công ty sẽ đầu tư lò đốt rác thải y tế, công suất 25-30kg/mẻ để đốt. Lò đốt chất thải y tế được mua của nhà cung cấp có đăng kí bản quyền, được kiểm dịnh đảm bảo hiệu quả đốt triệt để, chất lượng khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép. Bệnh viện sẽ thực hiện đăng kí Chủ nguồn thải với Sở tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa theo quy định. 3.2.4. Giải pháp trồng cây xanh: Diện tích cây xanh, thảm cỏ chiếm khoảng 15.200 m2, diện tích trung bình của một cây xanh khoảng 10m2, vậy số lượng cây xanh tạo bóng mát cần trồng khoảng 1,520 cây IV. CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ Công ty CP thể thao Delta cam kết thực hiện đầy đủ chương trình quản lý môi trường và chương trình giám sát môi trường như đã nêu: - Cam kết sẽ đầu tư hoàn chỉnh các công trình xử lý chất thải, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; - Cam kết sẽ vận hành đầy đủ, liên tục các biện pháp xử lý chất thải; - Cam kết sẽ đền bù thiệt hại môi trường trong trường hợp chất thải gây ô nhiễm môi trường hoặc các rủi ro do sự cố khác. Lớp: CDMT11TH 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Viên Thị Thuỷ CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Công ty cổ phần dụng cụ thể thao Delta (sau đây gọi tắt là công ty Delta) là doanh nghiệp tư nhân lớn hoạt động trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, được thành lập từ năm 2002 với ngành nghề sản xuất chính là Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dụng cụ thể thao và các hoạt động kinh doanh khác. Công ty Delta đã xây dựng một nhà máy sản xuất bóng thể thao tại thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa với công suất 3.000.000 quả/ năm. Từ khi được thành lập đến nay, Nhà máy đã tạo công ăn việc làm thường xuyên và ổn định cho khoảng 1.000-2.000 công nhân lao động là con em các xã thuộc huyện Hoằng Hóa và một số huyện lân cận; thu nhập bình quân của người lao động 3,5 triệu đồng/tháng. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao độngvà nhân dân địa phương huyện Hoằng Hóa, Công ty Delta lập dự án đầu tư “ Khu liên hợp sản xuất và phúc lợi”, trong đó dự án “ Bệnh viện đa khoa sinh thái Dalta” là một phần trong tổng thể dự án.Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đều hoạt động quá tải, số lượng bệnh nhân vượt quá quy mô của bệnh viện do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho công nhân. Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, hiện là nơi tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp với số lương công nhân tập trung lớn như: nhà máy giày Hong Fu, Rollsport(khoảng 7.000 công nhân); nhà máy dụng cụ thể thao Delta (4.000 công nhân, dự kiến đến năm 2015 đạt khoảng 6.000 công nhân), trong khi đó Huyện Hoằng Hóa chỉ có bệnh viện đa khoa Huyện Hoằng Hóa với quy mô 140 giường bệnh, bệnh viện đa khoa Hàm Rồng với quy mô 100 giường bệnh và các trạm y tế xã. Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, bệnh nhân khám vượt tuyến lớn. năng lực chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu của hệ thống y tế công lập trên địa bàn huyện chỉ đáp ứng đươc một phần nhu cầu của nhân dân. Dự án bệnh viện đa khoa sinh thái Delta ra đời sẽ góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong vùng và khu vực lân cận, đồng thời cụ thể hóa các cam kết về trác nhiệm xã hội của công ty Delta với nhân dân huyện Hoằng hóa. Dự án bệnh viện đa khoa sinh thái Delta phù hợp với chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác y tế của Đảng, Nhà nước, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong huyện. 2.1.CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG: 2.1.1.Căn cứ pháp luật: - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 (Điều 18 quy định các đối tượng phải lập báo cáo ĐTM); Lớp: CDMT11TH 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan