Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập-phương pháp khuyến nông...

Tài liệu Báo cáo thực tập-phương pháp khuyến nông

.PDF
47
1068
83

Mô tả:

PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG 1.1. Một số định nghĩa và bản chất của khuyến nông 1.1.1. Một số định nghĩa về khuyến nông Nội dung công tác khuyến nông rất đa dạng bởi vì khuyến nông dựa trên yêu cầu của nông dân về những thông tin và kiến thức họ cần. Đất nước càng phát triển, trình độ văn hóa, quản lý kiến thức khoa học của nông dân càng cao thì nội dung hoạt động khuyến nông càng phong phú. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà định nghĩa về khuyến nông có những điểm khác nhau: + Theo CIDSE (Tổ chức hợp tác quốc tế vì phát triển và đoàn kết) “Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc liên quan đến sự phát triển nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người già, trẻ em được học bằng thực hành” + Theo FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp) “ Khuyến nông là một quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề cho nông dân, làm cho nông dân có đủ khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của gia đình, làng xã. Nói cách khác, khuyến nông là một biện pháp giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, xây dựng phát triển nông thôn và cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần cho nông dân. Vậy, Khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân làm cho họ có khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của họ nhằm phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của khuyến nông Nông dân là đối tượng chủ yếu và mục tiêu chính của giáo dục khuyến nông và khuyến nông nghiên cứu về nông dân như một chủ thể của một đơn vị sản xuất và tiêu thụ cơ bản. Vì vậy, giáo dục khuyến nông cần hiểu tâm lý của nông dân trên cơ sở cơ cấu dân cư nông thôn và điều kiện sinh thái nhân văn của nông dân. 1.1.2.1. Đặc điểm tâm lý xã hội của nông dân Đặc điểm của nông dân: + Ưu điểm: Có tính cộng đồng cao, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất, thật thà, chất phát, hiếu học… + Nhược điểm: Bảo thủ, trình độ hạn chế, an phận, rụt rè… Đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam trong cộng đồng làng xã, dòng họ gắn chặt chẽ với nền văn hóa trồng lúa nước, tâm lý được hình thành lâu đời với nông nghiệp nông thôn ít thay đổi. Trong cơ chế cũ nhiều năm xưa, cán bộ đến với nông dân 1 để giao các chỉ tiêu, truyền đạt các mệnh lệnh hoặc truyền đạt các chủ trương mang tính áp đặt. Người nông dân chỉ biết thừa hành và phục tùng. Ngày nay khuyến nông với đúng nghĩa của nó: Người nông dân được đặt ở vị trí trung tâm. Mục đích của giáo dục khuyến nông là khuyến khích để nông dân tham gia vào quá trình phát hiện những điều họ cần học hỏi. Lựa chọn tiến bộ nào? Cần tư liệu thông tin gì? Thông tin qua giáo dục khuyến nông sẽ đáp ứng về tâm lý giáo dục huấn luyện nông dân cần chú ý: - Hiểu và thông cảm tình cảnh của nông dân bước vào cơ chế thị trường còn khó khăn, vướng mắt, trăn trở gì? Họ là những người chịu nhiều hi sinh nhưng họ vẫn nghèo khổ và khó khăn. - Giáo dục khuyến nông chỉ có tác dụng khi thực tiễn làm cho nông dân có hiệu quả hơn, năng suất lao động cao hơn. - Công tác giáo dục khuyến nông phải biến điều quan tâm của nông dân thành hiện thực để tạo động lực thúc đẩy chứ không chỉ là mơ ước. 1.1.2.2. Đặc điểm về điều kiện sinh thái. Nước ta với hơn 80 triệu dân, gồm 54 dân tộc và gần 70% dân số là nông dân. Vùng đồng bằng chiếm khoảng 70% dân số. Dân cư phân bố phần lớn ở vùng đồng bằng và châu thổ các sông ngòi lớn. Nền nông nghiệp truyền thống chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa và đa số là người kinh. Vùng núi chiếm khoảng 30% dân số nhưng gắn bó với 2/3 đất đai cả nước. Dân cư chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém. Tình trạng canh tác thô sơ, chủ yếu dùng các công cụ thủ công với nền sản xuất tự cung tự cấp, do đó còn chưa thoát khỏi nghèo đói. Người nông dân làm nông nghiệp còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, việc sản xuất chịu ảnh hưởng của thiên tai như hạn hán, lụt bão,…xảy ra. Về phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, mỗi vùng dân cư, mỗi dân tộc có màu sắc đa dạng riêng, nhưng vẫn có nét tương đồng trong đặc điểm chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.(Như sau khi thu hoạch thường tổ chức lễ hội truyền thống cầu nguyện tâm linh mưa thuận gió hòa, để sản xuất nông nghiệp bội thu…) Từ đó giáo dục khuyến nông cần hiểu những đặc điểm nơi người nông dân đã sinh sống và gắn bó lâu đời. 1.1.3. Mục đích và ý nghĩa của khuyến nông 1.1.3.1. Mục đích 2 - Đẩy mạnh công tác khuyến nông nhằm giúp hộ nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng những điều kiện tự nhiên và điều kiện vật chất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho nông dân. - Nâng cao trình độ mọi mặt của người nông dân để họ tự vượt qua được những thử thách khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, trong cuộc sống của họ - Giúp nông dân hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên có hiệu quả… Tóm lại với quan điểm hiện đại thì mục đích của khuyến nông là truyền bá kiến thức, giảng dạy kỹ năng, trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để nông dân có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của chính mình, tự tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm cải thiện đời sống và phát triển nông thôn. 1.1.3.2. Ý nghĩa - Thông qua khuyến nông trình độ hiểu biết của nông dân được tăng lên để họ có khả năng tiếp nhận những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất của địa phương và gia đình họ, nắm vững thông tin và xử lý thông tin đó một cách khách quan để họ có những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh và đời sống gia đình. - Chỉ bằng con đường khuyến nông những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật., những thông tin về kinh tế thị trường, văn hóa và xã hội mới nhanh chóng đến được người nông dân để họ có điều kiện đẩy nhanh sản xuất.(Xây dựng mô hình trình diễn) - Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, đó là cầu nối 2 chiều giữa các nhà nghiên cứu với nông dân. - Đây là con đường xóa đói giảm nghèo hiệu quả, biến vùng nông thôn nghèo nàn lạc hậu thành nơi trù phú về kinh tế, sạch về môi trường và đẹp về cảnh quan. 1.1.4. Bản chất của khuyến nông Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình người nông dân phải luôn luôn đòi hỏi vươn tới một cuộc sống có chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên với sự hạn chế về mọi mặt nông dân rất khó có thể tự giải quyết thành công những mục tiêu của họ nên họ cần có sự trợ giúp của nhà nước và xã hội. Để tổ chức được các hoạt động sản xuất và đời sống, người nông dân cần có 3 điều kiện: + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện vật chất + Điều kiện tri thức và kỹ năng 3 Những điều kiện trên bản thân người nông dân không bao giờ đầy đủ, họ luôn phải tìm kiếm thu nhận thêm từ bên ngoài-từ phía nhà nước và xã hội. Do vậy có thể nói trong quá trình phát triển, người nông dân cần có 2 loại trợ giúp cơ bản, đó là: - Trợ giúp về điều kiện vật chất: Đất đai, tư liệu sản xuất, vốn và môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống như: Chính sách giá cả, tín dụng, bảo hộ hàng nông sản, chính sách thuế… - Trợ giúp về điều kiện tri thức là trợ giúp cho nông dân về tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm để họ có thể vận hành, sử dụng có hiệu quả hơn những điều kiện tự nhiên, vật chất sẵn có cũng như tiếp nhận từ bên ngoài. Ngày nay ở nông thôn Việt Nam, sự trợ giúp về tri thức, kỹ năng kinh nghiệm càng quan trọng hơn và trở thành những yếu tố không thể thiếu được, vì: - Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, do vậy họ phải tự quyết định mọi công việc của chính mình. - Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp không chỉ làm tụt hậu nhanh chóng về sự hiểu biết của nông dân mà còn làm cho họ luôn thiếu kém về sự hiểu biết. - Sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa bắt buộc người nông dân phải có hiểu biết tốt hơn, nhiều hơn về thị trường để tiếp cận thị trường có hiệu quả hơn. Trợ giúp về kỹ năng, tri thức đến với nông dân từ 2 nguồn chủ yếu: - Tự tích lũy bằng cách tự học từ thực tiễn sản xuất và tự học qua sách vở - Tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân thông qua dịch vụ truyền bá thông tin giáo dục và huấn luyện. Vì đặc điểm của tri thức là không thể chuyển giao được như vật chất. Vì vậy, để có tri thức, người nông dân không chỉ đơn thuần mua bán nó như yếu tố vật chất mà họ phải được truyền bá, phổ biến. Các hình thức truyền bá để người nông dân có thể nhận được các tri thức, bao gồm: Tuyên truyền, huấn luyện, giảng dạy, giáo dục, đào tạo, tư vấn, thuyết phục, trình diễn, khuyến cáo, thực nghiệm…Những hoạt động truyền bá tri thức kể trên gọi chung là “dịch vụ truyền bá thông tin” Vậy bản chất của khuyến nông là: - Một quá trình giáo dục huấn luyện nông dân - Cung cấp và truyền bá thông tin - Tư vấn giúp nông dân tự giải quyết những vấn đề khó khăn của họ 1.1.5. Lịch sử hình thành và phát triển khuyến nông 1.1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển khuyến nông trên thế giới Khuyến nông bắt đầu từ thời kì Phục Hưng (thế kỷ XIV) khi mà khoa học bắt đầu ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất. 4 - Khởi đầu là thầy thuốc và nhà giáo người Pháp Rabelai (1493-1553), ông chủ trương gắn liền nhà trường với thực tiễn (hướng dẫn nông dân một cách cặn kẽ về nhận biết các loại rau trong cuộc sống) - Năm 1661, giáo sư người Anh Hartlib đã viết cuốn sách về sự tiến bộ của nghề nông “sau đó các chương trình giảng dạy trong các trường đại học nông nghiệp đã được đổi mới mang tính ứng dụng và thực nghiệm rõ rệt. - Năm 1777, giáo sư người Thụy Sĩ Heinrich Pastalozzi thấy rằng muốn mở mang nhanh nền nông nghiệp giúp người nông dân nghèo cải thiện được sống trở nên giàu có thì phải đào tạo được chính con em họ có trình độ học vấn, nắm được các tiến bộ kỹ thuật, biết làm một số công việc thành thạo như cày, bừa, dệt vải… - Trường đại Học Nông Nghiệp được thành lập sớm nhất ở châu Âu là Zarvas năm 1779 và Georgicon năm 1797 tại Hungari và sau này là những trường nông nghiệp kiểu mẫu của châu Âu. - Hiệp hội “ Tăng cường hiểu biết về nông nghiệp” đầu tiên được thành lập ở Pháp năm 1761, ở Đức năm 1764, ở Nga năm 1765… Những hiệp hội này đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển khuyến nông sau này. - Biểu hiện rõ nét về hoạt động mang tính chất khuyến nông trong thời kỳ này là việc thành lập Ủy Ban nông nghiệp của hội đồng thành phố Newyork (Hoa kỳ) năm 1843, Ủy Ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường đại Học Nông Nghiệp và các viện nghiên cứu nông nghiệp thường xuyên xuống cơ sở để hướng dẫn phổ biến khoa học mới giúp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở các vùng nông thôn. - Danh từ “extension” có nghĩa là mở rộng, triển khai được sử dụng đầu tiên ở Anh năm 1866 cùng với hệ thống giáo trình giáo trình được giảng dạy về nông nghiệp được các trường đại Học Cambridge và Oxford biên soạn theo hướng “mở rộng” đầu tiên. - Năm 1907, 42 trường đại Học ở 39 bang của Mỹ đã tham gia vào hoạt động theo dạng “Extension” này và có nhiều trường đại Học thành lập bộ môn khuyến nông. 1.1.5.2. Lịch sử hình thành và phát triển khuyến nông Việt Nam. • Thời kỳ xã hội nguyên thủy Ở thời kỳ này khuyến nông rất sơ đẳng chỉ là sự truyền đạt kinh nghiệm săn bắt, hái lượm, kinh nghiệm dự trữ thức ăn từ người này sang người khác. Việc đòi hỏi và phổ biến cách tạo ra các công cụ lao động cũng được chú trọng đây là hình thức sơ khai của khuyến nông. • Thời kỳ sản xuất theo kiểu truyền thống. 5 Khuyến nông có những bước tiến mới, con người đã có ý thức hơn trong việc tích lũy và phổ biến kinh nghiệm sản xuất. Một số phương pháp đơn giản trong chọn tạo giống cây trồng theo các hướng sử dụng, một số biện pháp gieo trồng, tích trữ hạt giống cũng như truyền từ người này sang người khác bằng các câu ca dao, tục ngữ như: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen; tháng giêng là tết trồng cây, tháng 2 trồng cà, tháng 3 trồng khoai…đây là thời kỳ nông dân truyền đạt cho nhau đặc trưng nhất Những người đứng đầu nhà nước cũng đã chú ý đến công tác khuyến nông: - Thời nhà Đinh (năm 981) hàng năm Lê Hoàn đã tự xuống cày đường cày đầu tiên cho mỗi vụ sản xuất. - Năm 1226 dưới thời nhà Trần lập ra các chức quan: Hà đê sứ, đồn điền sứ, khuyến nông sứ là quan chuyên chăm lo, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. - Tháng 11 năm 1945 Hồ chủ tịch ra chỉ thị “Làm tốt công tác khuyến nông” - Sau cải cách ruộng đất các tổ đổi công, HTX ra đời đã hình thành các tổ kỹ thuật để chọn giống, bảo vệ thực vật. Các tổ kỹ thuật này thực chất là các tổ khuyến nông. - Năm 1960 ở Miền Nam (thời Mỹ Ngụy) thành lập “Nha khuyến nông” trực thuộc bộ Nông Nghiệp cải cách điền địa Nông Ngư mục. - Năm 1961-1962 Bộ Nông Nghiệp hàng năm đưa sinh viên xuống các HTX chọn giống lúa, ngô, khoai, làm bèo dâu, tiêm phòng…. - Từ năm 1964 Bộ Nông Nghiệp chính thức có chủ trương lập các đoàn chỉ đạo sản xuất, đưa các sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở (HTX, nông trường…), xây dựng mô hình, mở lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của nông trường, HTX…. • Thời kỳ nông nghiệp hiện đại. Với cách tổ chức HTX nông nghiệp theo kiểu cũ trong thời gian dài làm cho nông nghiệp trì trệ, đời sống nông dân ngày càng khó khăn. Một số HTX đã mạnh dạn làm theo tổ chức mới, chia ruộng đất cho các hộ nông dân tự sản xuất. Xem xét tình hình năm 1981 Ban bí thư TW đưa ra chỉ thị 100 “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”. Với chỉ thị này HTX lo khâu cày bừa, thủy lợi, giống, phân bón. Xã viên lo cấy, thu hoạch và nộp sản phẩm. Sau 6 năm thực hiện sản xuất nông nghiệp vẫn kém phát triển, chỉ thị này bộc lộ một số hạn chế. Vì vậy đến năm 1988 BCHTW Đảng khóa V đã ra nghị quyết 10 “Đổi mới kinh tế trong nông nghiệp” giao đất cho từng hộ nông dân tư sản xuất kinh doanh. Họ có quyền quyết định trồng cây gì, nuôi con gì và chỉ nộp thuế nông nghiệp, thủy lợi, quỹ sản xuất…họ toàn quyền sử dụng và tiêu thụ sản phẩm. 6 Đến thời điểm này, đối tượng phục vụ của các cơ quan quản lý kinh tế, kỹ thuật, các viện, trường chủ yếu là nông nghiệp. Trước tình đó các viện, trường chuyển hướng nghiên cứu giảng dạy và phục vụ theo hướng phát triển kinh tế hộ. Tổ chức khuyến nông đầu tiên của Việt Nam được thành lập là An Giang năm 1988, sau đó là Bắc Thái năm 1991. Đến năm 1992 Bộ Nông Nghiệp thành lập Ban điều phối khuyến nông và đến ngày 31/3/1993 Tổ chức khuyến nông được thành lập ngay sau có nghị định 13/CP của Chính Phủ. 1.2. Các nguyên tắc khuyến nông. Để thành công trong công tác khuyến nông cần tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Phối hợp với nông dân chứ không làm thay họ, giúp đỡ nông dân chứ không cho không họ. Công tác khuyến nông có tính cách hợp tác nghĩa là phối hợp cộng tác với nông dân, giúp đỡ nông dân để dần dần họ tự giải quyết những vấn đề vướng mắc, khó khăn của chính họ sự giúp đỡ của khuyến nông chỉ nhằm khuyến khích tạo cơ sở ban đầu để họ tận dụng hết khả năng tiềm lực của họ biến người nông dân thành người chủ thực sự. Làm thay cho nông dân, cho không nông dân sẽ không đem lại kết quả nào. Nông dân sẽ ỷ lại sự trợ giúp hết tài trợ thì thành quả của khuyến nông cũng mất theo. 2. Công tác khuyến nông có tính hoàn toàn dân chủ và tự nguyện. Người nông dân muốn bày tỏ ý kiến của mình, muốn người khác tôn trọng những kinh nghiệm của mình. Chính người nông dân sẽ là một kho tàn kinh nghiệm về sản xuất và xã hội. Khi đưa ra một vấn đề cần được người nông dân tham gia thảo luận. Dân chủ sẽ tạo nên giải pháp chính xác khuyến nông viên chỉ làm nhiệm vụ vận động, thuyết phục hay khuyến khích nông dân tham gia vào chương trình kế hoạch khuyến nông nào đó mà nhất thiết không mệnh lệnh,ép buộc hay cưỡng bức. 3. Công tác khuyến nông mang tính chất toàn diện Công tác khuyến nông không chỉ truyền đạt cho nông dân những kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp…mà còn giúp họ nâng cao kỹ năng về ngành nghề khác tạo cho họ có lòng tự tin vào năng lực tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của họ. Cuộc sống trong cộng đồng nông thôn có rất nhiều khía cạnh (KHKT, xã hội, kinh tế, sức khỏe…). Vì vậy nhiệm vụ của khuyến nông viên là “Giáo dục và đào tạo nông dân chứ không phải thuần túy cải thiện sản xuất nông nghiệp” 4. Công tác khuyến nông lấy sự thích ứng từng vùng, từng địa phương làm nguyên tắc. 7 Nông thôn nói chung rất phong phú và đa dạng, mỗi vùng có những đặc thù riêng về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán, điều kiện tự nhiên…Vì vậy nên xem xét các tình huống thực tế của địa phương để đề ra các kế hoạch khuyến nông thích hợp. 5. Công tác khuyến nông dựa trên nguyên tắc bình đẳng Nông dân là lực lượng chính thức thực hiện tốt kế hoạch khuyến nông. Để thu hút nông dân thực hiện tốt kế hoạch khuyến nông cần làm cho họ thấy họ là thành viên thực sự bình đẳng. Sự phối hợp, cộng tác giữa khuyến nông viên và nông dân là bình đẳng tôn trọng lẫn nhau không phân biệt trình độ hiểu biết, giàu nghèo…Phương châm của khuyến nông là “Hữu giáo vô loài” có nghĩa là dạy cho tất cả mọi người. 6. Công tác khuyến nông mang tính liên hệ Khuyến nông viên phải xem việc mình làm là nghĩa vụ, niềm vui và để nâng cao trình độ (không mong mỏi trở nên giàu có) Vì có tính cách cộng đồng nên khuyến nông viên không thể nhận kết quả về riêng mình. Tuy nhiên các cơ quan chức năng phải có chính sách kinh tế thích đáng cho người làm công tác khuyến nông. 7. Công tác khuyến nông phải chú ý việc phân nhóm hộ nông dân Những mối quan tâm của nông dân trong cùng một vùng không hoàn toàn giống nhau vì họ có nguồn lợi, khả năng kinh tế và nghề nghiệp khác nhau. Số nông dân giàu họ sẽ dễ dàng chấp nhận ứng dụng các khuyến cáo mới. Nhưng nông dân nghèo thì họ sẽ dè dặt hơn, họ sợ thất bại nên họ yên tâm với cái đã có và thiếu lòng tin với cái mới, nhất là những cái vượt quá khả năng và tầm nhìn của họ. Như vậy khuyến nông không phải cho tất cả nông dân những lời khuyên giống nhau, mà phải phân nhóm nông dân hoạch định các chương trình thích hợp cho từng nhóm. 8. Khuyến nông phải mang tính chất trao đổi hai chiều Khuyến nông không phải là một quá trình truyền đạt kiến thức, thông tin và ý tưởng một chiều từ khuyến nông viên đến nông dân. Những kết quả nghiên cứu của cơ quan nông nghiệp về hệ thống canh tác mà khuyến nông viên đưa đến cho nông dân là vốn quý, song những thông tin mà khuyến nông viên và các nhà nghiên cứu nhận được từ nông dân có vai trò rất quan trọng. Người nông dân hiểu rất rõ môi trường sống và hệ thống canh tác của họ, cho nên khi họ có ý kiến nhận xét thì khuyến nông viên phải biết tiếp thu và đưa ra những ý kiến đóng góp của mình. Sự trao đổi 2 chiều như thế này xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình làm việc với nông dân. 8 Ý kiến của nông dân giúp KNV và các nhà nghiên cứu tránh được những thất bại khi chuyển giao thông tin mới vào sản xuất. Ý kiến của KNV và các nhà nghiên cứu giúp nông dân hiểu rõ hơn nên bắt đầu từ việc gì và làm như thế nào để mang lại hiệu quả cao. Những ý kiến đó hòa trộn với nhau sẽ hoạch định được nội dung và phương pháp khuyến nông có hiệu quả tốt hơn. 1.3. Chức năng khuyến nông Chức năng của khuyến nông phản ánh bản chất của nó. Về mặt lý thuyết, chức năng của khuyến nông là truyền bá thông tin, giáo dục và huấn luyện cho nông dân. Tuy nhiên trên thực tế, khuyến nông luôn luôn hoạt động trong mối quan hệ lẫn nhau với các bộ phận cấu thành của phát triển nông thôn. Vì vậy, để hoạt động khuyến nông có hiệu quả, khuyến nông không chỉ truyền bá thông tin mà phải biến những thông tin kiến thức được truyền bá thành kết quả của sản xuất. Tức là khuyến nông cần có những điều kiện vật chất như: vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, sức lao động…Những điều kiện như vậy nông dân không phải lúc nào cũng nhận được. Vì vậy khuyến nông đồng thời phải đảm trách thêm những hoạt động liên quan vốn không phải thuộc chức năng của mình. Căn cứ vào mức độ liên quan đến bản chất khuyến nông, có thể chia chức năng của khuyến nông thành 3 loại: 1. Nhóm chức năng chính: Là những chức năng phù hợp với bản chất của khuyến nông như: + Thúc đẩy: Khuyến khích nông dân hành động theo sáng kiến của chính họ, phát triển hình thức hợp tác, liên kết của nông dân, nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn. + Giáo dục huấn luyện nông dân: Tổ chức những hình thức huấn luyện, đào tạo giảng dạy cho nông dân việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp quản lý sản xuất và quản lý cộng đồng. + Cung cấp và truyền bá thông tin: Thu thập, xử lý, lựa chọn những thông tin cần thiết phù hợp với những nguồn khác nhau để truyền bá, phổ biến cho nông dân. + Giúp nông dân giải quyết các vấn đề phát sinh (tư vấn): Giúp nông dân phát hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề xảy ra trong sản xuất và đời sống, cùng họ tìm cách giải quyết. + Phát triển các chủ đề và phương pháp khuyến nông: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nông dân, nông nghiệp, nông thôn ở từng địa phương. Cán bộ khuyến nông đề xướng những chủ đề khuyến nông thích hợp và xây dựng được những phương pháp khuyến nông cụ thể để thực hiện các chủ đề khuyến nông. 9 + Đánh giá hoạt động khuyến nông: Bao gồm việc kiểm tra, theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến nông theo từng chủ đề và thời gian nhất định. + Cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu. Nghiên cứu Khuyến nông Nông dân 2. Nhóm chức năng phụ: Là những chức năng về bản chất không phải khuyến nông nhưng cần có để thực hiện nhóm chức năng chính như: + Trợ giúp nông dân bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm + Tổ chức các thử nghiệm nghiên cứu trên đồng ruộng tại địa phương nhằm kiểm tra sự phù hợp của các kết quả nghiên cứu khoa học tại địa phương, làm cơ sở cho việc phổ biến mở rộng kết quả đó. + Trợ giúp nông dân phát triển các điều kiện về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: xây dựng đường sá giao thông, phương tiện giáo dục học tập của nông dân, cơ sở thủy lợi… + Cung cấp dịch vụ về - Cây con giống - Bảo vệ thực vật - Chữa bệnh vật nuôi Khi khuyến nông thực hiện những chức năng này họ biến thành vai trò của người quản lý hoặc người thực hiện dịch vụ kinh doanh nông nghiệp, chứ không phải là người tư vấn. Vì vậy, cần xác định một ranh giới phù hợp khi khuyến nông thực hiện những chức năng này. 3. Nhóm chức năng liên quan: Là những chức năng bổ sung tạo điều kiện cho các nhóm chức năng trên thực hiện như: - Giúp nông dân lập kế hoạch sản xuất - Giúp nông dân về tín dụng và thanh toán: Khuyến nông trong nhiều trường hợp phải đưa ra những tư vấn cho nông dân về cách khai thác, tìm kiếm nguồn vốn, các phương thức thủ tục vay tín dụng và thanh toán. Tuy nhiên việc xử lý nợ nần không phải là chức năng của khuyến nông. - Thống kê về hoạt động khuyến nông: Khuyến nông có chức năng thu nhập số liệu về hoạt động khuyến nông ở địa phương mà mình phụ trách để cung cấp cho các tổ chức khuyến nông cấp trên. - Kiểm tra hoạt động sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông trong chừng mực nào đó thực hiện chức năng kiểm tra một số lĩnh vực của hoạt động nông nghiệp ở địa phương như: Kiểm tra tiến độ sản xuất, chất lượng giống, chất lượng sản phẩm…Để phát hiện 10 những khó khăn, những vấn đề nảy sinh giúp nông dân giải quyết trong quá trình sản xuất; đề xuất với nhà nước để trợ giúp kịp thời cho nông dân. 1.4. Vai trò của khuyến nông Như vậy, khuyến nông là một lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, nó được phân biệt với các hoạt động khác bởi đối tượng tác động, mục tiêu và phương pháp thực hiện. Vai trò của khuyến nông thể hiện như sau: 1.4.1. Trong phát triển nông thôn Mặc dù, mục đích cuối cùng của khuyến nông là thúc đẩy sự phát triển nông thôn nhưng không phải như vậy mà đồng nhất khuyến nông với phát triển nông thôn. Phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào những khía cạnh khác nhau của nông thôn, như: Chính sách, công nghệ, thị trường, giáo dục nông nghiệp, tín dụng, y tế… Tóm lại khuyến nông là một yếu tố, một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn. Khuyến nông Chính sách Tài chính Nông thôn Giáo dục Y tế Công nghệ Điện tử Thị trường 1.4.2. Khuyến nông đối với nông dân. Khuyến nông có vai trò trực tiếp với nông dân và cộng đồng của họ. Đặc biệt khi hộ gia đình được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ về sản xuất hàng hóa là quy luật họ phải tuân theo, thì nông dân là đối tượng cuối cùng tiếp nhận thông tin và chịu mọi tác động của khuyến nông. Vì vậy, khuyến nông hơn bao giờ hết cần đến cho mọi hộ nông dân. Có thể nói khuyến nông là người bạn gần gũi nhất của nông dân. Sự giúp đỡ của khuyến nông đối với nông dân không bó hẹp trong khuôn khổ truyền bá thông tin, giáo dục, huấn luyện mà còn có những lĩnh vực tìm kiếm, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và kinh tế. Vai trò của khuyến nông đối với nông dân thể hiện: - Là người trực tiếp nắm bắt các vấn đề nảy sinh từ nông dân và cộng đồng của họ. - Là người trực tiếp giúp đỡ nông dân về sản xuất và đời sống. 11 - Là người trực tiếp huấn luyện, đào tạo nông dân và giúp nông dân sử dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng và điều kiện vật chất đã tiếp nhận. - Là người tạo lập và thúc đẩy mối liên kết phối hợp giữa các tổ chức tự nguyện của nông dân. 1.4.3. Khuyến nông đối với nhà nước. Khuyến nông không chỉ là cầu nối giữa khoa học và thực tiễn, giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với nông dân mà còn là cầu nối giữa nhà nước với nông dân. Vai trò của khuyến nông đối với nhà nước thể hiện: - Khuyến nông là người trực tiếp giúp nhà nước thực hiện những chiến lược, chính sách về nông dân, nông nghiệp và nông thôn. - Khuyến nông là người trực tiếp vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách nông nghiệp của nhà nước, - Khuyến nông là người trực tiếp cung cấp thông tin về những nhu cầu, đòi hỏi những nguyện vọng của nông dân cho nhà nước có cơ sở để hoạch định những chính sách phù hợp. - Khuyến nông còn là người trực tiếp giúp nhà nước phân phối sử dụng đúng đắn có hiệu quả vốn, quỹ và các nguồn lực khác dành cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn. 1.4.4. Vai trò của cán bộ khuyến nông 1.4.4.1. Vai trò của cán bộ khuyến nông Cán bộ khuyến nông có trách nhiệm cung cấp thông tin, giúp nông dân hiểu được và dám quyết định về một vấn đề cụ thể (ví dụ: áp dụng một cách làm ăn mới, gieo trồng một giống mới.) Khi nông dân quyết định cán bộ khuyến nông phải chuyển giao kiến thức để nông dân áp dụng thành công cách làm ăn mới đó. Như vậy vai trò của cán bộ khuyến nông là đem kiến thức cho nông dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó. Cán bộ khuyến nông, phải làm sao cho nông dân ngày càng tin tưởng vào năng lực của chính họ, để họ tự tổ chức lấy các hoạt động kinh tế của gia đình để tham gia ngày càng tích cực vào các chương trình khuyến nông. Muốn vậy cán bộ khuyến nông phải thường xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng sáng kế của họ để chủ động giải quyết lấy các vấn đề cuộc sống. Cán bộ khuyến nông phải phân tích tình huống của nông dân trước khi quyết định cách tốt nhất để giúp đỡ họ. Một cán bộ khuyến nông thực thụ sẽ có những vai trò đối với nông dân như sau: Người đào tạo (người thầy) Người tạo điều kiện Người lãnh đạo Người quản lý Người mối giới Người cung cấp thông tin 12 Người bạn Người hành động Người tổ chức Người tư vấn Người trọng tài Từ đó ta thấy vai trò và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông trong sự nghiệp phát triển nông thôn nên cán bộ khuyến nông phải hiểu được tầm quan trọng của mình và luôn sẵn sàng thu nhận thông tin, phân tích tình huống và đánh giá vấn đề để nhập vai một cách đúng đắn và linh hoạt. 1.4.4.2. Kiến thức, năng lực và phẩm chất của cán bộ khuyến nông a. Kiến thức Một cán bộ khuyến nông thực thụ cần có các kiến thức về các lĩnh vực sau: - Kiến thức về mặt kỹ thuật: Phải được đào tạo đầy đủ kỹ thuật về nông lâm nghiệp trong phạm vi công tác của mình: Như kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiếp thị nông sản, phải biết làm các công việc chủ yếu như gieo hạt, bón phân… - Kiến thức về phát triển nông thôn như: Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), lập kế hoạch phát triển cộng đồng, theo dõi và đánh giá dự án. - Kiến thức xã hội và đời sống nông thôn: Cán bộ khuyến nông phải hiểu được vấn đề liên quan đến xã hội và nhân văn của đời sống nông thôn, vai trò của giới, chú trọng đến các phong tục tập quán, truyền thống văn hóa và những giá trị tinh thần của cộng đồng nông thôn. Đặc biệt là kiến thức truyền thống của cộng đồng. Ngày nay người ta thừa nhận rằng những kiến thức của nông dân là cực kỳ quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Phát triển tri thức của nông dân để tự họ đưa ra quyết định đúng đắn và một nhiệm vụ quan trọng của cán bộ khuyến nông vì tri thức của những người nông dân là nguồn lực chính của sự phát triển. - Kiến thức về đường lối chính sách của Đảng: Cán bộ khuyến nông phải nắm được đường lối và những chính sách của nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời phải biết những vấn đề khác có liên quan và ảnh hưởng đến đời sống nông thôn như: các chương trình phát triển, chương trình tín dụng, các thủ tục pháp lý và hành chính ở nông thôn. - Kiến thức về giáo dục: do khuyến nông là một tiến trình giáo dục mà đối tượng là nông dân nên cán bộ khuyến nông phải biết các kiến thức về giáo dục, hiểu được tâm lý của người nông dân, nắm vững các phương pháp dạy học để thúc đẩy sự tham gia của người nông dân. b. Năng lực cá nhân Năng lực cá nhân phản ánh những kỹ năng tổng hợp mà một cán bộ khuyến nông cần phải có. Năng lực cá nhân cần thiết đối với cán bộ khuyến nông là: 13 - Năng lực tổ chức và lập kế hoạch: CBKN phải có khả năng lập kế hoạch các hoạt động khuyến nông và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. CBKN phải có khả năng quản lý một cách có hiệu quả công việc của bản thân cũng như các hoạt động có liên quan. - Năng lực truyền đạt thông tin: CBKN phải có khả năng diễn đạt và viết các báo cáo, vì họ sẽ phải sử dụng những kỹ năng này trong giao tiếp với dân khi làm khuyến nông. - Khả năng phân tích và đánh giá: CBKN phải có khả năng phân tích và đánh giá các tình huống nảy sinh hàng ngày, có khả năng thương lượng và giải quyết các mâu thuẫn. Nhận thức và hiểu rõ các vấn đề trong công việc để có thể đề xuất những giải pháp kịp thời và hợp lý. - Năng lực lãnh đạo: CBKN phải tự tin và tin tưởng vào những người nông dân mà mình đang phục vụ, phải gương mẫu trước quần chúng và có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện các chương trình khuyến nông. - Khả năng sáng tạo: CBKN phải làm việc trong những điều kiện độc lập, ít chịu sự giám sát cấp trên vì vậy phải có khả năng sáng tạo và tin tưởng vào việc làm của mình chứ không phải lúc nào cũng chịu sự chỉ đạo của cấp trên. c. Phẩm chất cá nhân: Phẩm chất cá nhân là những đức tính tốt mà mỗi người làm công tác khuyến nông đều phải có. Đó là những điều người ta cần phải đánh giá khi tuyển lựa cán bộ khuyến nông. Những phẩm chất đó bao gồm: - Đạo đức tác phong tốt, khiêm tốn thật thà, giản dị - Luôn tin tưởng vào nông dân - Lòng nhân đạo, tình cảm yêu mến đối với bà con nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. - Có tính hài hước và nhẹ nhàng trong công việc, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nông dân - Tin tưởng vào năng lực của chính mình và tự giác hoàn thành công việc được giao. - Sẵn sàng làm việc ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. - Sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với công việc của mình, chịu khó học tập. 1.5. Nội dung hoạt động khuyến nông Những nội dung chính của công tác khuyến nông bao gồm: 1. Tuyên truyền chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn của Đảng và Nhà nước. 2. Truyền bá những tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản phẩm…nội dung phải sát thực và phù hợp với điều kiện của địa phương. 14 3. Cung cấp cho nông dân những thông tin về thị trường và giá cả nông sản phẩm và vật tư nông nghiệp để họ tổ chức sản xuất có lãi. 4. Phổ biến kinh nghiệm sản xuất giỏi, chọn những nông dân giỏi phổ biến kinh nghiệm sản xuất để nông dân khác cùng làm theo. 5. Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức quản lý kinh tế cho hộ hoặc nhóm nông dân. 6. Thực hiện dịch vụ kỹ thuật và cung ứng vật tư cho nông dân: Khuyến nông có thể thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cung ứng các giống cây trồng, vật nuôi và một số vật tư nông nghiệp có chất lượng cao phục vụ nông dân nhưng phải gắn trách nhiệm với kết quả sản xuất. 7. Truyền bá thông tin kiến thức, lối sống văn hóa lành mạnh, kế hoạch hóa gia đình, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho nông dân. 15 CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG 2.1.Các phương pháp khuyến nông chung. 2.1.1. Định nghĩa Là kiểu hoạt động để đạt mục tiêu khuyến nông thông qua các hoạt động vào từng lĩnh vực, khía cạnh của phát triển nông nghiệp và nông thôn. Bằng cách đó, khuyến nông gián tiếp thực hiện các chức năng vốn có của mình – giáo dục, huấn luyện nông dân và đạt được mục tiêu khuyến nông là cải thiện đời sống nông dân và phân tích nông thôn. 2.1.2. Các phương pháp khuyến nông chung 1. Phương pháp chương trình dự án. • Mục đích Nhằm đạt được những mục tiêu, lợi ích nhất định mà khuyến nông đặt ra về một lĩnh vực nào đó của nông nghiệp, nông thôn. • Hình thức Lập ra những chương trình dự án phù hợp và kiểm tra những điều kiện vật chất cần có (vốn, công nghệ, chính sách, thị trường…) người thực hiện các chương trình dự án là dân cư nông thôn (ví dụ: Các chương trình tưới tiêu, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xóa đói giảm nghèo…) • Ưu điểm - Các hoạt động khuyến nông được quản lý tập trung thống nhất - Có thể thu được kết quả trong thời gian ngắn trên phạm vi rộng lớn. • Nhược điểm: - Vốn đầu tư lớn - Đòi hỏi trình độ tổ chức quản lý, phối hợp cao. - Có thể có sự mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và lợi ích vùng, địa phương thực hiện dự án. - Vốn dễ bị thất thoát, hiệu quả vốn đầu tư thấp. 2. Phương pháp khuyến nông theo sản phẩm hàng hóa • Mục tiêu: Tập trung phát triển sản xuất hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa theo chu trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ. • Hình thức: Lập dự án khuyến nông theo sản phẩm. Thành lập các ban chuyên trách, các hiệp hội có khả năng: Cung cấp các yếu tố “đầu vào” chuyển giao và chỉ đạo quy trình sản xuất kỹ thuật, giải quyết tiêu thụ sản phẩm (ví dụ: các dự án khuyến nông dâu tằm, café, lợn nạc…) 16 • Ưu điểm: - Tạo ra sự thay đổi nhanh chóng về số lượng và chất lượng sản phẩm - Nông dân có điều kiện tiếp thu kỹ thuật và yên tâm sản xuất do có sự bảo trợ cả “đầu vào” lẫn “đầu ra” - Thay đổi được tập quán canh tác của nông dân, chuyển sản xuất phân tán sang sản xuất hàng hóa - Thúc đẩy trao đổi buôn bán quốc tế nhờ có sự tập trung hàng hóa và kiểm soát được chất lượng. - Hiệu quả sản xuất cao, thu nhập và đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. • Nhược điểm: - Dễ thất thoát vốn do thiếu sự kiểm soát từ hai phía: Nhà nước và nông dân. - Dễ dẫn đến một hệ thống canh tác phiếm diện mất cân đối - Nông dân bị phụ thuộc vào cây trồng, vật nuôi và ràng buộc bởi các hợp đồng. 3. Phương pháp khuyến nông theo các nhóm mục tiêu • Mục tiêu: Cung cấp thông tin cho nông dân bằng cách tạo lập những nhóm mục tiêu, tức là nhóm những nông dân có những nhu cầu, sở thích và sự quan tâm giống nhau. • Hình thức Tổ chức các nhóm mục tiêu theo những quan tâm khác nhau: Ví dụ: - Nhóm nông dân nghèo - Nhóm nông dân sản xuất giỏi - Nhóm nông dân kinh doanh cây đặc sản • Ưu điểm - Cung cấp thông tin cho nông dân đúng nhu cầu - Thúc đẩy sự hợp tác trong nông dân - Làm giảm nhẹ công việc khuyến nông - Thích hợp với nông dân sản xuất quy mô nhỏ cần sự giúp đỡ nhiều từ bên ngoài. • Nhược điểm - Các nhóm hộ nông dân giàu, tiên tiến thường có ưu thế hơn trong việc tiếp thu thông tin và sử dụng các dịch vụ do khuyến nông cung cấp. - Đòi hỏi cán bộ khuyến nông vừa phải có kiến thức chuyên sâu, vừa phải có kiến thức tổng hợp đa ngành. 4. Phương pháp khuyến nông theo các nhóm chức năng Nhóm chức năng không thành lập trên cơ sở những quan tâm của nông dân như nhóm mục tiêu mà trên cơ sở chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ: - Nhóm nông dân sản xuất 17 - Nhóm nông dân tiếp thị - Nhóm nông dân cung cấp dịch vụ (làm đất, tưới tiêu, chế biến…) - Nhóm nông dân cung cấp vốn • Mục đích - Thúc đẩy sự phát triển của phân công và hợp tác lao động trong nông thôn - Động viên nguồn lực của từng nông dân tạo thành nguồn lực lớn hơn nhờ hợp tác. • Hình thức Giúp nông dân thành lập các nhóm chức năng đa dạng về lĩnh vực hoạt động và ở nhiều qui mô khác nhau. • Ưu điểm - Nông dân có thể nhận được những thông tin chuyên sâu - Thu hút được sự hỗ trợ từ các tổ chức nhà nước và các tổ chức phi chính phủ khác. - Làm giảm nhẹ được công việc của khuyến nông khi các nhóm đủ mạnh. • Nhược điểm Đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải có kiến thức sâu rộng và đa ngành. 5. Phương pháp khuyến nông theo các tổ chức của nông dân. Là phương pháp tác động vào nông dân thông qua các tổ chức hợp pháp của họ. • Mục đích Nhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức chung về kinh tế, văn hóa, xã hội cho các thành viên • Hình thức: Nông dân tổ chức thành công những nhóm hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội. • Ưu điểm: Hoạt động khuyến nông sẽ có hiệu quả hơn nhờ sự trợ giúp của các tổ chức nông dân - Các thành viên có điều kiện sử dụng được nhiều hơn các dịch vụ của khuyến nông và của tổ chức. - Nông dân tự tin hơn và tăng cường được khả năng chống đỡ với điều kiện bất thuận. • Nhược điểm - Đòi hỏi nông dân phải có trình độ kiến thức về quản lý - Quyết định của thành viên bị phụ thuộc vào tổ chức của họ do vậy có thể xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi giữa thành viên với tổ chức. 6. Phương pháp theo hệ thống canh tác 18 Là cách thức tiếp cận khuyến nông thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống canh tác. Ví dụ: Hệ thống canh tác VAC, VACR… • Mục đích: Giúp nông dân có sự hiểu biết toàn diện, hệ thống về nghề nghiệp của mình. Từ đó mà có thể lựa chọn hoặc tạo lập cho mình một công nghệ sản xuất phù hợp và có hiệu quả nhất. • Hình thức - Xây dựng và phổ biến các hệ thống canh tác khoa học cho nông dân - Tiến hành thực nghiệm từng hệ thống canh tác ở địa phương để xác định một hệ thống canh tác phù hợp. • Ưu điểm - Sản xuất nông nghiệp được nhìn nhận và thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ - Nông dân có thể tự sáng tạo cho mình những công nghệ phù hợp trên cơ sở các hệ thống canh tác. - Thúc đẩy sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, khuyến nông và nông dân. • Nhược điểm - Tốn kém nhiều thời gian - Khó khăn trong việc thẩm định, tiêu chuẩn hóa những công nghệ, kiến thức do chính nông dân sáng tạo ra. 2.2. Các phương pháp làm khuyến nông Phương pháp làm khuyến nông là cách đạt mục tiêu khuyến nông thông qua sự tác động trực tiếp giữa chủ thể khuyến nông (CBKN) và đối tượng khuyến nông (nông dân) bằng những hoạt động giáo dục, huấn luyện trực tiếp. Căn cứ phương thức tác động giữa cán bộ khuyến nông với nông dân, phương thức truyền bá thông tin cho nông dân có thể chia phương pháp làm khuyến nông như sau: 2.2.1. Phương pháp tiếp xúc cá nhân (cá thể) Phương pháp cá thể là phương pháp mà thông tin được chuyển giao trực tiếp cho từng cá nhân nông dân. 2.2.1.1. Đến thăm nông dân * Mục đích: - Làm quen và tạo sự gần gũi với nông dân và gia đình họ - Tạo điều kiện cung cấp cho nông dân thông tin và lời khuyên về một vấn đề cụ thể - Giải đáp những thắc mắc mà người nông dân không có cơ hội hỏi cặn kẽ 19 - Tạo điều kiện theo dõi những kết quả của công việc khuyến nông đang tiến hành - Giúp hiểu thêm tình hình ở địa phương và những vấn đề người dân đang phải đối mặt hàng ngày. * Vạch kế hoạch cho chuyến thăm viếng Trong chương trình công tác hàng tháng cần vạch kế hoạch cụ thể cho những cuộc viếng thăm nông dân. Trước hết phải xác định mục đích rõ ràng cho cuộc thăm viếng. Cần thu thập trước một số thông tin về hoàn cảnh kinh tế và những hoạt động tăng thu nhập của nông hộ dự định đến thăm, kể cả những thành công hay thất bại của họ. Tuyệt đối không được làm nông dân hiểu lầm rằng người đến thăm chẳng hiểu biết gì về gia đình và cách làm ăn của họ. Những công việc cần chuẩn bị trước khi đến thăm nông dân: - Định thời gian, hẹn trước với chủ nhà nếu có thể - Xác định rõ mục đích viếng thăm - Xem xét lại những ghi chép của các lần đến trước đó hoặc những thông tin khác về gia đình họ. - Chuẩn bị trước những thông tin, những tài liệu chuyên môn có thể sẽ cần đến. - Nắm rõ yêu cầu của nông dân. * Thực hiện cuộc viếng thăm Cán bộ khuyến nông khi đến thăm nông dân không phải chỉ trao đổi thông tin, các kiến thức khoa học kỹ thuật hoặc những lời khuyên mà cần dành thời gian để trò chuyện làm tăng thiện cảm và lòng tin của nông dân với chương trình khuyến nông. Hãy bắt đầu bằng những lời thăm hỏi thân tình. Cần nhớ rằng CBKN phải “nhập gia tùy tục”. Khi cả hai bên đều cảm thấy thoải mái và tin tưởng, có thể tiến hành trao đổi công việc với người dân. Trong khi trao đổi phải biết cách lắng nghe và khuyến khích người dân giải bày tâm sự của họ. Ngoài ra còn có những lời khen đúng lúc với người nông dân để động viên làm cho họ tự tin hơn. Cuộc trao đổi có thể bao trùm nhiều công việc khác nhau. Người nông dân có thể cần CBKN giúp thêm thông tin về một loại cây/con hay về một biện pháp kỹ thuật nào đó. Trong khả năng của mình hãy cố gắng đáp ứng những nhu cầu đó của nông dân. Cũng cần thông tin cho họ những chủ trương phát triển nông lâm nghiệp của nhà nước, những vấn đề liên quan đến đường lối chính sách hoặc giới thiệu những chương trình khuyến nông khác đang áp dụng trong vùng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan