Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hoài Ân...

Tài liệu Báo cáo thực tập Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hoài Ân

.DOC
48
364
93

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH --------  ------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP ĐƠN VỊ THỰC TẬP: PGD NHCSXH HUYỆN HOÀI ÂN Sinh viên thực hiện Lớp Giáo viên hướng dẫn : Võ Quỳnh Nguyệt : Tài chính ngân hàng –K33D : ThS. Phan Thị Quốc Hương Quy Nhơn, 06/2013 MỤC LỤC Tiêu đề Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PGD NHCSXH HUYỆN HOÀI ÂN 1.1. Ngân hàng Chính Sách Xã Hội.........................................................................9 1.1.1. 1.2. Giới thiệu chung về NHCSXH......................................................................9 Giới thiệu sơ lược về NHCSXH huyện Hoài Ân............................................10 1.2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Hoài Ân.......................................10 1.2.2. Sự hình thành và phát triền của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân................10 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân......................11 1.3.1. Chức năng..................................................................................................11 1.3.2. Nhiệm vụ.....................................................................................................11 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt đông của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân......11 1.4.1. Mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý.................................................................11 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý...............................12 1.5. Các hoạt động chính của PGD NHCSXH Huyện Hoài Ân...........................14 1.5 Khái quát về kết quả hoạt động của PGD NHCSXH Huyện Hoài Ân............15 1.5.1. Kết quả hoạt động tín dụng:.........................................................................15 1.5.2. Về hoạt động tài chính :................................................................................15 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PGD NHCSXH HUYỆN HOÀI ÂN 2.1. Tình hình huy động vốn tại PGD NHCSXH huyện Hoài Ân.......................16 2.1.1.Cơ cấu vốn vay...............................................................................................16 2.1.2. 2.2. Tình hình huy động vốn..............................................................................18 Hoạt động sử dụng vốn....................................................................................19 2.2.1. Tình hình sử dụng vốn................................................................................19 2.2.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Hoài Ân...............20 2.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Hoài Ân................21 2.3. Những đổi mới trong công tác cho vay ..........................................................28 2.3.1. Chương trình cho vay hộ cận nghèo...........................................................29 2.3.2. Thời hạn cho vay............................................................................................30 2.3.2. 2.4. Về phương thức cho vay.............................................................................30 Hoạt động tài chính của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân...........................31 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PGD NHCSXH HUYỆN HOÀI ÂN 3.1. Thuận lợi và khó khăn của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân..........................33 3.1.1. Thuận lợi.......................................................................................................33 3.1.2 Khó khăn.........................................................................................................33 3.2 Đánh giá về tình hình hoạt động của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân............34 3.2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế.................................................................................34 3.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội...............................................................................34 3.3. Một số kiến nghị...................................................................................................35 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CN Chi nhánh 2 DTTS Dân tộc thiểu số 3 ĐTCS Đối tượng chính sách 4 GQVL Giải quyết việc làm 5 HĐQT Hội đồng quản trị 6 HN Hộ nghèo 7 HSSV Học sinh sinh viên 8 KH-NV Kế hoạch nghiệp vụ 9 KHTC Kế hoạch tài chính 10 KT-NQ Kế toán ngân quỹ 11 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội 12 NSVSMT Nước sạch vệ sinh môi trường 13 PGD Phòng giao dịch 14 SXKD Sản xuất kinh doanh 15 TK&VV Tiết kiệm và vay vốn 16 UBND Ủy ban nhân dân 17 XKLĐ Xuất khẩu lao động 18 XĐGN Xóa đói giảm nghèo DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ Tên tiêu đề Trang * Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân. ……4 * Bảng Bảng 1.1: Kết quả hoạt động cho vay 2010-2012................................................7 Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2010-2012.......................................8 Bảng 2.2: Tình hình cho vay vốn năm 2010-2012 .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... 15 15 Bảng 2.3:Dư nợ cho vay tổ chức CT-XH và các chương trình (2010- 2012)...22 Bảng 2.4. Dư nợ cho vay chương trình theo địa bàn huyện (2010- 2012).......23 * Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010-2011.......................................10 Biểu đồ 2.2: Quy mô huy động vốn qua các năm 2010-2012 ...........................11 Biểu đồ 2.3 : Tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2010-2012..........................16 Biểu đồ 2.2: Diễn biến hoạt động tài chính ......................................................23 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cung cấp các khoản vay. Những ngân hàng đầu tiên được biết tới trong lịch sử nhân loại là các đền thờ cổ đại. Những dịch vụ ngân hàng đầu tiên không dành cho đông đảo người dân bình thường, các hoàng tộc, vương triều và một số ít nhà buôn giàu mới là đối tượng phục vụ của ngân hàng nguyên thủy. Vào khoảng ba nghìn năm trước Công nguyên, hình thức ngân hàng sơ khai được nhiều nhà sử học cho rằng đã hình thành trước khi con người phát minh ra tiền. Hiện nay, trên thế giới ngành ngân hàng phát triển ngày càng mạnh mẽ và chiếm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế thế giới. Cùng với sự hội nhập toàn cầu thì ở Việt Nam các ngân hàng cũng lần lượt ra đời. Đa số các ngân hàng này đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nhưng có một ngân hàng ra đời và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hàng đầu là xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội đó chính là Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường nhận được sự quan tâm giúp đỡ của NHCSXH trong hoạt động cho vay học sinh sinh viên. Em rất mong muốn được tìm hiểu những hoạt động trong hệ thống ngân hàng đặc biệt này để có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, hiểu biết thêm về công việc của một nhân viên ngân hàng. Được sự giới thiệu của Trường Đại học Quy Nhơn và được sự đồng ý của Giám đốc, Ban lãnh đạo Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hoài Ân, cùng với mong muốn tiếp cận thực tế của bản thân. Em đã được về thực tập tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hoài Ân. Trong thời gian thực tập tại đây, em đã nhận thức được vai trò quan trọng của Phòng giao dịch trong sự phát triển kinh tế- xã hội của một huyện trung du miền núi nằm phía Bắc tỉnh Bình Định. 2. Mục đích của báo cáo. Tìm hiểu, làm quen với môi trường và cách thức làm việc tại ngân hàng. Đồng thời, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học so sánh với thực tế tại PGD NHCSXH huyện Hoài Ân từ đó đưa ra những nhận xét và rút ra những kinh nghiệm thực tế cho bản thân. 3. Đối tượng nghiên cứu. Quá trình hình thành và những hoạt động của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân 4. Phạm vi nghiên cứu. Tình hình hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hoài Ân(2010- 2012). 5. Phương pháp nghiên cứu. Báo cáo thực tập tổng hợp áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh đối với các số liệu thu thập được. 6. Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp. Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập tổng hợp gồm hai chương:  Chương 1: Giới thiệu khái quát về PGD NHCSXH huyện Hoài Ân.  Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân.  Chương 3: Đánh giá tình hình hoạt động của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân. Để hoàn thành báo cáo này em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Phan Thị Quốc Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành tốt báo cáo này. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc cùng toàn thể các anh, chị tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hoài Ân đã chỉ bảo, hướng dẫn em làm quen với công tác tại ngân hàng trong suốt thời gian em thực tập tại đây. Qua đây, em xin kính chúc quý thầy cô và các anh, chị trong Ngân hàng luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Do thời gian thực tập không nhiều mà các mặt nghiệp vụ của ngân hàng lại đa dạng và phức tạp nên báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những hạn chế khiếm khuyết. Vì vậy em kính mong các thầy cô giáo, các anh, chị trong Ban giám đốc, trưởng phó phòng cán bộ nhân viên trong cơ quan giúp đỡ bổ sung để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Võ Quỳnh Nguyệt CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ PGD NHCSXH HUYỆN HOÀI ÂN 1.1. Ngân hàng Chính Sách Xã Hội 1.1.1. Giới thiệu chung về NHCSXH Cuối năm 2002, trước yêu cầu của tiến trình hội nhập, đòi hỏi phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, từng bước tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại, tập trung dần các nguồn vốn và đối tượng cho vay ưu đãi về một đầu mối để các NHTM có điều kiện nắm giữ thị trường chuẩn bị cho tiến trình hội nhập thương mại khu vực và quốc tế. Vì vậy, việc thiết lập một loại hình NHCSXH cho mục tiêu XĐGN là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện tín dụng chính sách của Nhà nước là: sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ SXKD, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, ổn định xã hội. Với những kết quả và kinh nghiệm nhiều năm hoạt động, trên cở sở những vướng mắc và tồn tại về mô hình tổ chức quản lý và cở sở hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo để thiết lập NHCSXH của Chính phủ dành riêng thực hiện mục tiêu XĐGN, phù hợp với điều kiện và thực tiễn của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 131/2001/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 về việc thành lập NHCSXH. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thông qua phương thức tín dụng để tập trung nguồn lực tốt hơn với mục tiêu hỗ trợ tài chính đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo cho họ có điều kiện tự cải thiện cuộc sống, từng bước xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. “ NHCSXH là một tổ chức tài chính Nhà nước, là công cụ thực hiện vai trò điều tiết, hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho mục tiêu XĐGN và ổn định xã hội. NHCSXH là một tổ chức tín dụng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trên phạm vi cả nước. Là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương. NHCSXH được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và UBND các cấp để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay”. Việc thành lập và đi vào hoạt động của NHCSXH là thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với những người thuộc diện chính sách xã hội, đối với bộ phận dân nghèo, xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa, đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có tri thức và tay nghề cao, tạo thêm việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. 1.2. Giới thiệu sơ lược về NHCSXH huyện Hoài Ân 1.2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Hoài Ân Hoài Ân là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Định. Toàn huyện có 14 xã và 1 thị trấn, dân số toàn huyện khoảng hơn 104.000 nhân khẩu với 25.034 hộ. Trong đó, có 3 xã vùng cao, 6 xã miền núi, 5 xã đồng bằng và 01 thị trấn; tổng số hộ nghèo 3.910 hộ với 11.346 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế 10 năm qua chuyển biến tích cực, trong đó nông- lâm nghiệp giảm từ 65% năm 2003 còn 56,3% năm 2012, công nghiệp- xây dựng tăng từ 14,2% năm 2003 lên 16,1%, thương mại – dịch vụ tăng từ 20% lên 27,6%; tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội hàng năm đạt trên 10%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng khá từ 3,8 triệu đồng năm 2003 lên 12,6 triệu đồng năm 2012. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, tập trung triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhất là các đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện đáng kể, đời sống đại bộ phận nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,61% năm 2012. 1.2.2. Sự hình thành và phát triền của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân 1.2.2.1. Thông tin chung về PGD NHCSXH huyện Hoài Ân NHCSXH huyện Hoài Ân được thành lập theo quyết định số 238/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam. - Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hoài Ân - Tên tiếng Anh: VBSP Branch of Binh Dinh province - Logo: - Slogan: Vì an sinh xã hội - Trụ sở: 14 Lê Duẩn- Thị trấn Tăng Bạt Hổ- Hoài Ân- Bình Định - Điện thoại: (056) 3870 368- 3770 154 - Fax: (056) 3770 432. 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân 1.3.1. Chức năng PGD NHCSXH huyện Hoài Ân được thực hiện đầy đủ các chức năng của Ngân hàng - Huy động tập trung các nguồn lực từ đó tăng cường quỹ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ -Khuyến khích các địa phương trích một phần ngân sách được tiết kiệm hàng năm để đầu tư góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện nhà. 1.3.2. Nhiệm vụ - Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước - Huy động các nguồn lực về tài chính để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn ưu đãi để chi phí học tập, sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống. - Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt đông của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân 1.4.1. Mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý Bộ máy tổ chức ngân hàng giữ một vị trí quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hoài Ân chịu sự quản lý và chỉ đạo của CN NHCSXH tỉnh Bình Định Về mặt cơ cấu tổ chức, PGD NHCSXH huyện Hoài Ân gồm có: - Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc. - Các tổ chuyên môn: đảm nhiệm các công việc với nhiệm vụ tùy từng tổ khác nhau. Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy của PGD NHCSXH huyện Hoài Ân GIÁMĐỐC ĐỐC GIÁM PHÓGIÁM GIÁM PHÓ ĐỐC ĐỐC TỔKT-NQ KT-NQ TỔ CÁN CÁN BỘKẾ KẾ BỘ TOÁN TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG KT-NQ KT-NQ Chú thích: TỔKH-NV KH-NV TỔ THỦ THỦ QUỸ QUỸ TỔ TỔ TRƯỞNG TRƯỞNG KH-NV KH-NV CÁN CÁN BỘ BỘ TÍN TÍN DỤNG DỤNG CÁN CÁN BỘ BỘ TÍN TÍN DUNG DUNG Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ phối hơp (Nguồn PGD NHCSXH huyện Hoài Ân) Tính đến thời điểm 31/05/2013, tổng nhân sự tại PGD là 9 cán bộ, trong đó: - 01 Giám đốc chỉ đạo và điều hành chung. - 01 Phó Giám đốc. - 01 Tổ Kế Toán - Ngân Quỹ (Có 03 Cán bộ). - 01 Tổ Kế Hoạch - Nghiệp Vụ (Có 03 Cán bộ). - 01 Nhân viên Bảo vệ (Hợp đồng). 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý a. Ban Giám đốc gồm: - Giám đốc: Ông Nguyễn Minh Hiếu - Phó giám đốc: Ông Nguyễn Văn Lũy Giám sát, điều hành các hoạt động của PGD b. Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ - Tổ trưỏng tổ Kế hoạch-nghiệp vụ: Bà Võ Thị Oanh Kiều. Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc, phân công đôn đốc cán bộ trong Tổ, phụ trách nghiệp vụ tín dụng, kế hoạch tín dụng, thực hiện báo cáo tín dụng định kỳ, đột xuất theo đúng quy định. Quản lý các chương trình tín dụng và làm các báo cáo tín dụng, chịu trách nhiệm chung, trực tiếp nhận hồ sơ và cho vay các chương trình tín dụng tại các xã Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Đức, Ân Tường Tây. - Cán bộ tín dụng: Ông Lê Văn Hưng. Theo dõi, quản lý hoạt động tín dụng của NHCSXH tại địa bàn xã, quản lý và tham mưu thực hiện điểm giao dịch xã. Trực tiếp nhận hồ sơ và cho vay tất cả các chương trình tín dụng ở xã Ân Hữu, Ân Sơn, Ân Tường Đông, Ân Hảo Đông, Bók Tới và Ân Mỹ. - Cán bộ tín dụng: Ông Trương Công Chủng Theo dõi, quản lý hoạt động tín dụng của NHCSXH tại địa bàn xã, quản lý và tham mưu thực hiện điểm giao dịch xã. Trực tiếp nhận hồ sơ và cho vay tất cả các chương trình tín dụng ở xã Đak Mang, Ân Tín, Ân Hảo Đông, Ân Nghĩa và thị trấn T8ang Bạt Hổ. c. Tổ Kế Toán- Ngân quỹ - Trưởng Kế toán-Ngân quỹ: Ông Tô Hoài Vũ Chịu trách nhiệm chung, kiểm tra, kiểm soát, đóng, lưu giữ chứng từ; in, sắp xếp sổ kế toán chi tiết, cập nhật chương trình vào máy tính trung tâm, kiểm tra khóa sổ, cập nhật cuối ngày, thuế thu nhập cá nhân, kế toán chi tiêu nội bộ và các báo cáo phát sinh. - Kế toán viên: Bà Trịnh Thị Thanh Ngọc Thực hiện các công việc liên quan đến kế toán cho vay, thu nợ, tiền gửi tiết kiệm tất cả các chương trình ở các xã; kế toán vật liệu; kế toán tiền lương; kế toán tài sản; kế toán tiền gửi; báo cáo tiền lương; trích phí ủy thác cho vay - Thủ quỹ: Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng Làm nhiệm vụ kho quỹ d. Bảo vệ: Ông Võ Văn Trí: Trông coi bảo vệ, trực tại trụ sở làm việc. 1.5. Các hoạt động chính của PGD NHCSXH Huyện Hoài Ân Căn cứ vào quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ sau: - Một là: Huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. - Hai là: Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo Quyết định của Chính Phủ, hiện nay Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện 20 chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Do đặc điểm của địa phương, hiện tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hoài Ân chỉ áp dụng cho vay 10 chương trình tín dụng sau: + Chương trình cho vay hộ nghèo. + Chương trình cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. + Chương trình cho vay Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm. + Chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. + Chương trình cho vay Xuất khẩu lao động. + Chương trình cho vay Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. + Chương trình cho vay Hộ Nghèo về nhà ở. + Chương trình cho vay Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn. + Chương trình cho vay Hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. + Chương trình cho vay Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp WB3 - Ba là: Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Bốn là: Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác. - Năm là: Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án. 1.5 Khái quát về kết quả hoạt động của PGD NHCSXH Huyện Hoài Ân 1.5.1. Kết quả hoạt động tín dụng: 1.1.5.1 Nguồn vốn hoạt động : - Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2012 đạt 202.824 triệu đồng, tăng 186.624 triệu đồng so với năm 2003. Trong đó, nguồn vốn trung ương 201.841 triệu đồng, tăng 186.902 triệu đồng, nguồn vốn địa phương 1.983 triệu đồng tăng 740 triệu đồng. - Nguồn vốn huy động qua các năm : Năm 2010 : 7.955 triệu đồng, năm 2011: 8.500 triệu đồng, năm 2012: 9.676 triệu đồng. Tính đến 31/12/2012 nguồn vốn huy động tăng 9.643 triệu đồng so với năm 2003, bình quân hàng năm tăng 1.071 triệu đồng. 1.1.5.2. Kết quả hoạt động cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi Qua 3 năm hoạt động (2010-2012), các chỉ tiêu về doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đều đảm bảo đạt kế hoạch được giao, cụ thể : Bảng 1.1. Kết quả hoạt động cho vay 2010-2012 Đơn vị tính : triệu đồng, hộ 2010 2011 2012 Doanh số cho vay 63.127 67.584 64.001 Doanh số thu nợ 22.350 34.937 40.621 Cộng 194.712 98.208 Năm Tổng dư nợ 146.571 179.218 202.676 10.350 Số còn hộ dư nợ 9.774 10.129 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết của PGD NHCSXH Huyện Hoài Ân ) 1.5.2. Về hoạt động tài chính : - Kết quả từ năm 2010 đến nay đơn vị thực hiện và đạt vượt mức khoán tài chính, cụ thể: năm 2010 đạt 178%, năm 2011 đạt 152%, năm 2012 đạt 152%. . - Đồng thời, sau 3 năm hoạt động, tổng thu đạt 32.565 triệu đồng, trong đó thu lãi 32.171 triệu đồng chiếm 98,8% tổng thu; tổng chi 12.703 triệu đồng, trong đó chi phí ủy thác, hoa hồng tổ trưởng, thù lao cán bộ xã, phường, phụ cấp Ban đại diện 6.546 triệu đồng chiếm 51,53% tổng chi của NHCSXH CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PGD NHCSXH HUYỆN HOÀI ÂN 2.1. Tình hình huy động vốn tại PGD NHCSXH huyện Hoài Ân 2.1.1.Cơ cấu vốn vay Trong quá trình hoạt động, được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, các bộ ngành, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của hệ thống các ngân hàng thương mại, nguồn vốn của NHCSXH không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân nghèo ở nông thôn. Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2010-2012 (Đvt: triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2010 145.285 Năm 2011 Năm 2012 1 Nguồn vốn Trung ương 2 Vốn địa phương cấp 1.388 1.676,41 1.862 3 Vốn khác 6.750 8.499,78 9.676 4 Tổng nguồn vốn 153.423 179.632,41 203.112 169.456,22 191.574 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết của PGD NHCSXH Huyện Hoài Ân ) Nguồn vốn NHCSXH huy động được có từ 3 nguồn sau: Thứ nhất, Nguồn vốn Trung ương Đây là nguồn vốn lớn nhất mà hệ thống NHCSXH nhận được từ Ngân hàng Nhà nước thông qua các hình thức như: - Cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn dành cho các chương trình an sinh xã hội được tăng thêm hàng năm - Tạo điều kiện để NHCSXH tiếp cận với các dự án vay vốn ODA - Đề xuất, ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp vào nguồn vốn tín dụng chính sách - Rà soát để xem xét việc bổ sung nguồn vốn cho các chương trình tín dụng chính sách phù hợp với tình hình mới, nhất là chương trình tín dụng đối với hộ cận nghèo - Nghiên cứu nâng mức cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách để phù hợp với biến động của giá cả thị trường. Từ nguồn vốn này NHCSXH Việt Nam sẽ đưa đến các chi nhánh trên toàn quốc gia. Trong 3 năm qua nguồn vốn Trung ương NHCSXH huyện Hoài Ân nhận được luôn đạt mức trên 90% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể trong năm 2010 nguồn vốn từ Trung ương chiếm 94,565%, 94.335% (2011) và 94,319% (2012) Thứ hai, nguồn vốn do địa phương cấp: Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã dành một phần nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương hàng năm ủy thác cho NHCSXH để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn. Trong 3 năm vừa qua kết quả huy động vốn từ nguồn địa phương liên tục tăng qua các năm từ 4,4% (2010) lên 4,723 % (2011) và 4,764 % (2012). Điều này thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, vì là một xã miền núi còn nhiều khó khăn nên lượng vốn huy động được từ nguồn này chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ trong tổng cơ cấu nguồn vốn vì vậy để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong huyện đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ của Ngân hàng và Ban lãnh đạo huyện nhà. Thứ ba, nguồn vốn khác bao gồm: Nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo, tiền gửi thanh toán,... Nguồn vốn huy động trong cộng đồng người nghèo còn rất nhỏ bé, bởi bản thân người nghèo không có dư tiền để gửi tiết kiệm, lao động dường như chỉ đủ sống qua ngày nhưng với phương thức huy động này thì NHCSXH muốn tập cho người nghèo có ý thức tiết kiệm và để dành tiền trả nợ, tránh phần nào sự rủi ro. Chúng ta có thể thấy rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Hoài Ân thông qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010-2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chú thích: Nguồn vốn Trung ương Nguồn vốn địa phương cấp Vốn khác 2.1.2. Tình hình huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động vô cùng quan trọng quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Đối với NHCSXH hoạt động huy động vốn mang tính chất không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội tuy đây không phải là hoạt động chính của PGD nhưng trong nhiều năm qua Ban lãnh đạo PGD luôn tìm nhiều biện pháp để nâng cao hoạt động này. Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2012 đạt 203.112 triệu đồng, Trong đó, nguồn vốn từ trung ương 191.574 triệu đồng tăng 22.118 triệu đồng so với năm 2011, hoàn thành 101,66% kế hoạch được giao; nguồn vốn địa phương 1.862 triệu đồng tăng 1.176 triệu đồng Sau 3 năm thực hiện tổng số vốn PGD huy động được luôn đạt ở mức ổn định.Cụ thể ta có thể thấy thông qua biểu đồ sau đây: Biểu đồ 2.2: Quy mô huy động vốn qua các năm 2010-2012 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của PGD NHCSXH Huyện Hoài Ân ) Trong 3 năm gần đây, tổng nguồn vốn ngân hàng huy động được là 26.131 triệu đồng. Năm 2011 huy động được 8.500 triệu đồng tăng 545 triệu đồng so với năm trước. Năm 2012 huy động được 9.676 triệu đồng tăng 1.176 triệu đồng so với năm 2011 và tăng 1.721 triệu đồng so với năm 2010 Với một huyện trung du miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế thì hoạt động huy động vốn đối với PGD hết sức khó khăn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của quy mô huy động nguồn vốn năm 2012 có giảm so những năm trước nhưng cũng đã thể hiện nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên trong PGD. 2.2. Hoạt động sử dụng vốn 2.2.1. Tình hình sử dụng vốn Qua hơn 10 năm hoạt động, công tác tín dụng của NHCSXH đã có rất nhiều cố gắn bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước. Cụ thể như sau: - Sử dụng nguồn vốn huy động được từ Trung ương và địa phương tiến hành cho vay vốn theo 10 chương trình tín dụng. - Xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của Trung ương sát với thực tiễn cơ sở nhằm thực hiện cho vay đúng đối tượng, tiền đến tay người nghèo, đạt được hiệu quả trong công tác đầu tư. - Phương thức cấp vốn cho người nghèo đó là nguồn vốn trực tiếp đến tận tay người nghèo thông qua tổ nhóm. - Thực hiện ưu đãi cho vay đối với các đối tượng chính sách mà đặc biệt là hộ nghèo thông qua: ưu đãi về lãi suất, về thời hạn, về thủ tục, về mức vốn tự có tham gia, về tín chấp,… Với tinh thần trách nhiệm cao độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra cùng với sự tận tình giúp đỡ của các cấp chính quyền trong 3 năm gần đây, công tác sử dụng vốn của PGD đạt được nhiều kết quả, việc giải ngân vốn tín dụng đến hộ nghèo nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn ở mức cao, nguồn vốn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của nhân dân… Điều này đòi hỏi Ban lãnh đạo PGD cần có biện pháp linh hoạt nhằm đảm bảo nguồn vốn được đưa đến đúng người, sử dụng đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình và địa phương. 2.2.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại NHCSXH huyện Hoài Ân  Các bước tiến hành thẩm định dự án cho vay giải quyết việc làm - Kiểm tra tính pháp lý của dự án: + Kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của chủ hộ hoặc người đại diện của hộ. + Kiểm tra mục đích xin vay có hợp pháp không - Tiến hành thẩm định trực tiếp dự án tại địa phương về mục tiêu, đối tượng cho vay, điều kiện vay vốn, số tiền cho vay, mục đích sử dụng vốn vay có phù hợp với ngành nghề kinh doanh không. - Dự án có thật sự có tạo việc làm mới và thu hút lao động hay không, hộ vay vốn có hộ khẩu thường trú tại địa phương hay không. Dự án đó có khả thi hay không,… - Thời hạn thẩm định dự án và phê duyệt cho vay là 15 ngày đối với đối với một dự án (tính theo ngày làm việc).  Hồ sơ dự án bao gồm: - Đối với dự án đã giải ngân + Dự án vay vốn quỹ cho vay giải quyết việc làm mẫu (01a/GQVL). + Biểu tổng hợp danh sách hộ gia đình tham gia dự án vay vốn GQVL. + Quyết định về phê duyệt dự án. + Phiếu thẩm định dự án. + Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp. + Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo. + Hợp đồng thế chấp tài sản. + Hợp đồng tín dụng (mẫu 05a/GQVL). + Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay. 2.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Hoài Ân 2.2.3.1. Tình hình cho vay vốn Được sự quan tâm của Đảng bộ và Chính quyền. Vốn NHCSXH Huyện Hoài Ân cũng kịp thời chuyển đến các Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Huyện. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn của các Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ngày càng tăng. Hòa nhịp với sự phát triển đó, NHCSXH Huyện Hoài Ân luôn luôn chú trọng tới công việc chuyển nguồn vốn đến tận tay các Hộ nghèo. Doanh số cho vay là chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình cho vay cũng như quy mô hoạt động của một Ngân hàng, đây là chỉ tiêu để phản ánh sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất