Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ báo cáo thực tập: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ...

Tài liệu báo cáo thực tập: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tin học Lạc Việt

.DOCX
41
499
136

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---------***-------- BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT Họ và tên sinh viên: Đặng Thanh Hiền Mã sinh viên: 1411410086 Lớp: Anh 4 – Khối 1 – KTQT Khóa: 53 Giáo viên hướng dẫn: Ths. Hồ Thị Hoài Thương Hà Nội, tháng 8 năm 201 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................III LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT...................................................................................................................3 1.1 1.2 1.3 1.4 THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY..................................................................3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY..............................................................3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ...........................................................................5 CƠ CẤU TỔ CHỨC..........................................................................................6 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT................................8 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP....................................................................................8 2.1.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh..............8 2.1.2 Đối tượng phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh...............8 2.1.3 Vai trò của phân tích kết hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp.......................................................................................................14 2.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT..................................................................................15 2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu..............................................................15 2.2.2 Phân tích tình hình chi phí...................................................................18 2.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận...............................................................21 2.2.4 Phân tích các chỉ số tài chính...............................................................24 2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT.......................................................................................33 2.3.1 Kết quả đạt được..................................................................................33 2.3.2 Hạn chế.................................................................................................33 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT.................34 3.1 3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY....................................................34 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT...................................................................34 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC............................................................................35 KẾT LUẬN................................................................................................................39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................41 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2013 - 2015...............................18 Bảng 2.2: Cơ cấu chi phí của công ty giai đoạn 2013 - 2015....................................21 Bảng 2.3: Tỷ số thanh toán hiện thời.........................................................................27 Bảng 2.4: Tỷ số thanh toán nhanh..............................................................................28 Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định..............................................................29 Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản...................................................................30 Bảng 2.7: Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu............................................................31 Bảng 2. 8: Tỷ số nợ trên tài sản..................................................................................32 Bảng 2.9: Tỷ số tự tài trợ............................................................................................33 Bảng 2.10: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu................................................................34 Bảng 2.11: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản..............................................................35 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi nhắc đến doanh nghiệp, mọi người luôn luôn quan tâm đến hoạt động như thế nào, có hiệu quả không, có thích nghi và đáp ứng được với nhu cầu của nền kinh tế hay không ? Để trả lời cho những câu hỏi này, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi hoạt động, tìm ra những điểm mạnh để phát huy và những điểm yếu cần khắc phục. Mặt khác, qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt và sự hướng dẫn của Thạc sỹ Hồ Thị Hoài Thương tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần tin học Lạc Việt” . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý thuyết chung về phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh - doanh của doanh nghiệp Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt, từ đó đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu Bài viết nghiên cứu về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt. 4. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu của bài viết là trong giai đoạn 2012 - 2015. - Không gian nghiên cứu của bài viết là Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Phương pháp lịch sử Phương pháp logic Phương pháp so sánh đối chiếu 2 6. Kết cấu Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung bản báo cáo bao gồm 3 chương : Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần tin học Lạc Việt Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần tin học Lạc Việt Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty cổ phần tin học Lạc Việt CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT 1.1 Thông tin chung về công ty  Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tư tin học Lạc Việt  Tên giao dịch tiếng anh: LAC VIET Computing Corp  Trụ sở chính: số 23 đường Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, thành        phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Đại diện pháp luật: Giám đốc Hà Bính Thân Vốn điều lệ: 27.000.000.000 ( hai mươi bảy tỷ đồng ) Vốn lưu động: 180.000.000 ( một trăm tám mươi nghìn tỷ đồng ) Số điện thoại: (+84.8) 3842.3333 Số fax: (+84.8) 3842.2370 Website: www.lacviet.vn Email:[email protected] Tổng số cán bộ công nhân viên: 231 người Mã số thuế: 0301448733 3  Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty hiện nay là cung cấp phần cứng, phần mềm và các dịch vụ tin học có liên quan, bao gồm cả dịch vụ đào tạo.  Phạm vi hoạt động: Toàn quốc 1.2 Lịch sử phát triển của công ty Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt là một công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy phép số 150/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 3 tháng 2 năm 1994, và theo các Giấy Chứng nhận Đăng kí Kinh doanh (GCNĐKKD) điều chỉnh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp như sau đây: GCNĐKKD điều chỉnh số: Ngày 059096 ( Lần thứ nhất đến lần thứ Từ ngày 3 tháng 2 năm 1994 đến ngày 15 ) đến ngày 13 tháng 8 năm 2012 0301448733 ( Lần thứ 16 ) Ngày 22 tháng 11 năm 2012 Hiện nay, công ty cổ phần tin học Lạc Việt là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những lĩnh vực hoạt động chính: thiết kế và phát triển phần mềm ứng dụng; dịch vụ kỹ thuật tích hợp hệ thống; dịch vụ trực tuyến với trung tâm dữ liệu trên cloud; cho thuê và bán bản quyền theo mô hình SaaS; và bảo trì hệ thống, dịch vụ BPM. Với đội ngũ gần 500 nhân viên sáng tạo và nhiệt huyết, Lạc Việt luôn tiên phong mang lại những sản phẩm độc đáo, hữu ích và giá cạnh tranh cho khách hàng. Hơn 20 năm qua, Lạc Việt luôn thực hiện sứ mệnh xây dựng tài sản thông tin hữu ích cho mỗi người và mọi tổ chức. Các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin đầy tính sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất của Lạc Việt đã và đang là bạn đồng hành hữu ích của đông đảo người sử dụng từ học sinh, sinh viên, nhân viên của các tổ chức doanh nghiệp, giáo dục, và dịch vụ công. Hơn 20 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần tin học Lạc Việt đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước: 2013: Giải thưởng Sao Khuê cho các giải pháp: - Quản lý hệ thống phân phối và bán lẻ SureERP for Retail 4 - Quản trị nguồn nhân lực SureHCS - Cổng thông tin điện tử tích hợp BIO Portal 2012: Kỷ lục Việt Nam với danh hiệu Đơn vị có phần mềm từ điển điện tử được sử dụng nhiều nhất Việt Nam. 2011: Giải thưởng CNTT-TT TP.HCM lần II với danh hiệu Sản phẩm phần mềm tiêu biểu do Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM bình chọn. 2010: Giải thưởng CNTT-TT Việt Nam 2010 (VICTA 2010) với danh hiệu Doanh nghiệp nội dung số có sản phẩm, dịch vụ mang tính văn hóa giáo dục tốt do Bộ Thông tin & Truyền Thông bình chọn. Giải thưởng Vietnam Mobile Awards 2010 với danh hiệu Phần mềm trên điện thoại di động tốt nhất do tạp chí Echip Mobile bình chọn. 2008: Giải thưởng CNTT-TT 2008 của TP.HCM cho giải pháp phần mềm tiêu biểu GSme. 2006: Giải thưởng do hiệp hội các CIO Đông Dương bình chọn: 1st Indochina CIO's Choice Adwards 2006 cho sản phẩm AccNetERP. 2005: Huy chương vàng ICT Việt Nam. 2004: Thương hiệu Việt được yêu thích nhất do báo Doanh nhân Sài Gòn bình chọn. Huy chương vàng năm 2004 Công ty phần mềm VN. Huy chương vàng đơn vị phần mềm ICT VN do Hội tin học TP.HCM cấp. Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2004 do UBND TP.HCM cấp. 2003: Bằng khen thực hiện việc sản xuất phần mềm đạt thành tích quốc tế năm 2003 do UBND TP.HCM cấp. 2001: Phần mềm tra cứu từ điển được ưa chuộng nhất do tạp chí PC World bình chọn. 1999: Giải nhì Công ty tin học uy tín nhất của năm do Tạp chí PC World bình chọn. 5 Sản phẩm ưa chuộng nhất do Tạp chí PC World bình chọn đối với sản phẩm AccNet và mtdEva. 1997: Sản phẩm được ưa chuộng nhất của năm do Tạp chí PC World bình chọn. 1.3 Chức năng và nhiệm vụ Lạc Việt là một công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, có mặt trên cả nước với quy mô ngày càng mở rộng và chất lượng cung cấp dịch vụ ngày càng cao.Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty: - Thiết kế và phát triển phần mềm ứng dụng Dịch vụ kỹ thuật tích hợp hệ thống Dịch vụ trực tuyến với trung tâm dữ liệu trên cloud Cho thuê và bán bản quyền theo mô hình SaaS 1.4 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau. Các bộ phận này được chia thành nhiều cấp quản lý với các chức năng và quyền hạn khác nhau. Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG CUNG ỨNG PHÒNG KINH DOANH 6 Nguồn: Công ty cổ phần tin học Lạc Việt, năm 2015, Tổng quan về Công ty cổ phần tin học Lạc Việt  Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty cổ phần, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của công ty.  Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân dân Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.  Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty, trực tiếp quản lý phần vốn góp của công ty. Đại diện cho công ty trước pháp luật và điều hành mọi hoạt động của công ty.  Phó tổng giám đốc là người hỗ trợ cho giám đốc và được giám đốc đề bạt. Có nhiều phó tổng giám đốc và mỗi phó tổng giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc.  Giám đốc trung tâm là người quản lý một trung tâm riêng biệt phụ trách phát triển một phần mềm của công ty. 7 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC LẠC VIỆT 2.1 Cơ sở lý thuyết về phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1 Khái niệm phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh Phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cở sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp (GS.TS.Nguyễn Văn Công, 2013, tr.20). Phân tích hoạt động kinh tế đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả. 2.1.2 Đối tượng phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh 2.1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (GS.TS.Nguyễn Văn Công, 2013,tr.25). Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định  Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm:  Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái phiếu…. 8         Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản ( bằng sáng chế, nhãn mác thương mại… ) Cổ tức, lợi nhuận được chia.. Thu nhập về hoạt động đầu tu mua bán chứng khoán. Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng. Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ Chênh lệch lãi chuyển nhượng, vốn. Thu nhập từ các hoạt động khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ việc bán vật tư hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bố hết…các khoản phải trả nhưng không cần trả, các khoản thu từ việc chuyển nhượng thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho… 2.1.2.2 Chỉ tiêu chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (GS.TS.Nguyễn Văn Công, 2013,tr.28). Chi phí của doanh nghiệp bao gồm giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. - Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp của công ty bao gồm các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi - phí sản xuất chung, giá vốn khác ( giá vốn hàng nhập khẩu bán trong năm) Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay, và một số chi phí khác. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí điện nước, - thuê tài sản, khấu hao, lương, các khoản dự phòng,… Chi phí khác thường là các khoản chi phí bất thường như là hoàn trả hoặc bồi thường cho khách hàng. 2.1.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại (GS.TS.Nguyễn Văn Công, 2013,tr.30). Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần bán hàng, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác 9 - Lợi nhuận thuần bán hàng là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi - phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt - động tài chính và chi phí hoạt tài chính. Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. 2.1.2.4 Các chỉ số tài chính Tỷ số hoạt động  Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng như thế nào. Số vòng quay càng cao, chứng tỏ việc luân chuyển hàng tồn kho qua các năm nhanh, giảm chi phí lưu kho nhưng nếu số vòng quay này quá lớn sẽ làm công ty thiếu hàng cung ứng cho khách hàng, mất uy tín doanh nghiệp.  Vòng quay khoản phải thu Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh việc thanh toán các khoản phải thu của khách hàng sau khi kết thúc một vòng quay thì công ty thu hồi được nợ. Nếu số ngày của vòng quay càng nhỏ thì tốc độ quay càng nhanh, thời gian bị chiếm dụng vốn càng ngắn.  Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu x 360 Doanh thu thuần Chỉ tiêu dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng, cho thấy khi tiêu thụ bao lâu thì doanh nghiệp thu được tiền, thể hiện được chính sách bán chịu của doanh nghiệp đối với khách hàng. Mặt khác qua chỉ tiêu này đánh giá được tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm.  Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 10 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định Tỷ suất này nói lên là một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, và nó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Hiệu suất càng cao thì càng tốt.  Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu Dùng để đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn chủ sở hữu, xem xét nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu có hiệu quả hay không.  Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Tỷ suất này đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Dùng để phản ánh hiệu quả tổng quát về quản lý và khai thác tài sản nói chung của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao càng tốt vì khi đó nó cho phép tiết kiệm nguồn vốn, giảm được chi phí sử dụng vốn. Tỷ suất về khả năng sinh lợi  Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu: (ROE) ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu x 100% Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lời từ nguồn vốn bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp, cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu lãi ròng ( là khoản lợi sau khi đã trừ các khoản phát sinh trong kỳ). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên số vốn bỏ ra.  Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA) ROA = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản x 100% 11 Chỉ tiêu này phản ánh đo lường khả năng sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng vốn đầu tư chi ra cho tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu lợi, chỉ tiêu này càng cao thì kinh doanh có hiệu quả trên số tiền bỏ ra.  Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kết quả kinh doanh càng đạt hiệu quả Tỷ số thanh toán  Tỷ số thanh toán hiện thời Tổng tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện thời = ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm, tài sản lưu động cao do tiền mặt nhàn rỗi, hàng tồn kho, nợ phải đòi cao,…  Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Dựa vào chỉ tiêu này biết được khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp, tránh việc hàng tồn kho ứ động quá nhiều sẽ làm hạn chế khả năng trả nợ. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng thanh toán tăng, nếu tăng quá cao làm doanh nghiệp quản lý vốn lưu động không kết quả (nợ ứ đọng, tiền mặt chiếm dụng nhiều). chỉ tiêu này thấp dấu hiệu khả năng thanh toán chậm, khó khăn về tình hình tài chính. Tỷ số quản lý nợ  Tỷ số nợ Tỷ số nợ = Nợ phải trả x100% 12 Tài sản Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng tạo ta tài sản của khoản nợ vay, bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Tỷ số này càng cao, doanh nghiệp vay nhiều vốn ngân hàng, cơ cấu nguồn vốn không bền vững khi có sự chênh lệch giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cao.  Tỷ số tự tài trợ Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn x 100% Chỉ tiêu biểu hiện phần trăm tạo nên nguồn vốn của vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này cao vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn, thể hiện kinh doanh không đạt hiệu quả tốt, tình hình kinh doanh phụ thuộc qua nhiều vào lãi vay. 2.1.3 Vai trò của phân tích kết hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp Trong điều kiện kinh tế hiện nay, mọi doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là đạt lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và cho xã hội. Muốn có kết quả như vậy, doanh nghiệp cần phải có được những kết quả cụ thể trong sản xuất kinh doanh, kết quả đầu tiên được tính đến là kết quả sản xuất ra sản phẩm, sau đó là kết quả từ hoạt động tài chính và từ các hoạt động khác. Nhìn chung thì các doanh nghiệp đều muốn tất cả các hoạt động đầu tư đều mang lại hiệu quả cao, để có được như vậy cần phải biết được nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai có được sản phẩm phù hợp. Sẽ nhận được sự phản hồi tốt từ phía khách hàng, ngoài ra còn có các công tác khác như quảng cáo, tiếp thị,… các hoạt động hậu mãi đối với khách hàng tốt thì kết quả kinh doanh sẽ đem lại cao. Vì vậy, kết quả kinh doanh là yếu tố chính yếu để nhận định được hiện tại doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào, nó thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp, xác định là doanh nghiệp đó có thể tiếp tục hoạt động hay ngừng. Việc xác định cũng như phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng, từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý cho doanh nghiệp, nếu xác định hay phân tích sai sẽ nhận định sai về tình trạng hiện tại của doanh nghiệp dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm. 13 2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần tin học Lạc Việt 2.2.1 Phân tích tình hình doanh thu Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2013 Chênh lệch 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tuyệt Tương Tuyệt Tương tiền trọng tiền trọng tiền trọng đối đối đối đối 228,6 98,31 223,9 98,31 240,7 98,22 -4,71 -2,06% 16,84 7,52% Doanh thu bán % hàng và % % cung cấp dịch vụ Doanh thu tài 0,94 0,41 0,52 % chính 0,23 0,49 0,2% -0,42 -44,6% -0,03 -5,65% 3,87 1,58% 0,34 11,43 0,53 15,89 % Doanh thu khác 2,99 1,29 % Tổng lợi 232,5 3,34 1,46 % 100% 227,7 100% 245,1 % 100% -4,79 -2,06% 17,34 % 7,61% nhuận Nguồn: Báo cáo tài chính Qua bảng phân tích trên có thể nhận thấy rằng, tổng doanh thu của công ty có sự biến động không đều nhưng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013 – 2015. 14 Năm 2013, tổng doanh thu đạt 232,57 tỷ đồng, sang đến năm 2014 tổng doanh thu giảm nhẹ xuống mức 227,78 tỷ đồng, tức là giảm đi 4,79 tỷ đồng so với năm 2013 hay tương đương với mức giảm 2,06%. Sau đó đến năm 2015, tổng doanh thu đã tăng mạnh hơn chút lên tới 245,12 tỷ đồng, tức tăng 17,34 tỷ đồng so với năm 2014 hay tương đương với mức tăng 7,61%. Đây là mức tổng doanh thu cao nhất mà công ty đạt được trong giai đoạn này. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, luôn chiếm từ 98% doanh thu trở lên, thấp nhất là vào năm 2015 chiếm 98,22%, cao nhất là vào năm 2013 chiếm 98,31%. Do đó, sự biến động trong nguồn thu này có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của công ty, hay nói cách khác sự tăng trưởng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự tác động mạnh đến sự tăng trưởng của tổng doanh thu và ngược lại. Năm 2014, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch có sự giảm nhẹ xuống mức 223,92 tỷ đồng, tức giảm 4,71 tỷ đồng so với năm 2013 hay giảm 2,03% so với năm 2013 kéo theo tổng doanh thu cũng có sự sụt giảm tương ứng là 4,79 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2015 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng trở lại đạt mức 240,76 tỷ đồng, tức tăng 16,84 tỷ đồng so với năm 2014 hay tương đương với mức tăng 7,52%. Nguyên nhân là do hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm mới của công ty đã bắt đầu đạt hiệu quả, các phần mềm quản trị doanh nghiệp của công ty được khách hàng hết sức đón nhận. Hơn nữa nhu cầu về các hạ tầng phần của khách hàng trong năm 2015 cũng tăng khá mạnh dẫn đến doanh thu bán hàng của công ty tăng khá mạnh so với năm trước. Sự tăng trưởng cao của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã kéo theo tổng doanh thu của công ty tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, chỉ chiếm trung bình 0,28%. Và đang có xu hướng giảm dần về tỉ trọng từ 0,41% vào năm 2013 xuống còn 0,2% vào năm 2015. Đây cũng là nguồn thu duy nhất trong ba nguồn có sự tăng trưởng âm vào năm 2015, chỉ đạt 0,49 tỷ đồng, tức giảm 0,03 tỷ đồng hay tương đương với mức giảm 5,65% . Nhưng vì chiếm tỉ trọng quá nhỏ nên doanh hoạt động tài chính cũng không ảnh hưởng nhiều đến xu hướng tăng của tổng doanh thu. 15 Thu nhập khác là nguồn thu chiếm tỉ trọng khá nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên qua các năm từ 1,29% vào năm 2013 đến 1,58% vào năm 2015. Trung bình trong 3 năm thì thu nhập khác chiếm 1,44% tổng doanh thu của công ty. Như vậy qua 3 năm, có thể thấy tổng doanh thu của công ty biến động không nhiều do công ty đang trong thời kì ổn định và bắt đầu triển khai các chiến lược tung ra sản phẩm mới nên kết quả chưa rõ rệt. 2.2.2 Phân tích tình hình chi phí Bảng 2.2: Cơ cấu chi phí của công ty giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị: tỷ đồng Năm Chênh lệch 16 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Tuyệt Tương Tuyệt Tương tiền Chỉ tiêu trọng tiền trọng tiền trọng đối đối đối đối 2,53 1,65% 11,56 7,43% -1,04 -14,1% 0,7 -7,75 -1,45% 1,58 2,59% -0,66 -69,3% Giá vốn hàng 153,1 bán 66,54 % 155,6 Chi phí tài chính 7,36 3,2% 6,32 67,64 % 2,75 % 167,2 7,02 72,66 % 3,05% 11,01 % Chi phí bán hàng và quản lý 68,72 29,86 % 60,97 26,49 % 62,55 27,18 % doanh nghiệp Chi phí khác Chi phí thuế Tổng chi phí 0,1 0,83 230,1 0,04 % 0,36 % 100% 0,95 0,88 224,7 0,41 % 0,38 % 100% 888,61 0,29 0,13 0,85 0,71 0,31% 0,05 6,3% -0,17 -19,2% 237,8 100% -5,36 -2,33% 13,02 5,79% % Nguồn: Báo cáo tài chính Dựa vào bảng số liệu có thể thấy tổng chi phí của công ty có sự biến động không đều nhưng vẫn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013 -2015. Năm 2013, tổng chi phí của công ty là 230,14 tỷ đồng, đến năm 2014 tổng chi phí là 224,78 tỷ đồng, tức giảm 5,36 tỷ đồng so với năm 2013 hay tương đương với mức giảm 2,33%. Nhưng đến năm 2015 thì tổng chi phí lại tăng lên mức 237,8 tỷ đồng, tức tăng 13,02 tỷ đồng so với năm 2014. Đây là mức tổng chi phí cao nhất mà công ty phải chi trả trong giai đoạn 2013 -2015. Trong cơ cấu tổng chi phí của công ty thì giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp chiếm một tỉ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 66% tổng chi phí của công ty, năm có chi phí giá vốn lớn nhất là năm 2015 với giá trị 167,22 tỷ đồng tương ứng với 17 72,66%% tổng chi phí. Và luôn có xu hướng gia tăng qua các năm, năm 2014 tăng 1,65% so với năm 2013, năm 2015 tăng 7,63% so với năm 2014. Với đà tăng của giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp cộng với tỉ trọng của nó trong cơ cấu tổng doanh thu đã khiến nó có ảnh hưởng rất lớn tới tổng chi phí của công ty, sự biến động tăng của giá vốn làm cho tổng chi phí của công ty tăng theo. Như trong năm 2015 giá vốn hàng bán gia tăng (tăng 7,43% so với năm 2014) thì tương ứng tổng chi phí của công ty cũng đã tăng 5,79% so với năm 2014 ( Có sự khác biệt trong tăng trưởng của giá vốn hàng và tổng chi phí là do trong tổng chi phí còn có các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí tài chính,.. tuy chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đến tổng chi phí.). Lý do của sự tăng trưởng mạnh của chi phí giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp trong giai đoạn 2013-2015, là do năm 2013 và 2015, công ty đã đi vào kinh doanh ổn định với các sản phẩm và dịch vụ có vị thế trên thị trường, cùng với đó năm 2015 là năm công ty tung ra phần mềm mới về quản trị doanh nghiệp dẫn đến chi phí để phát triển sản phẩm và đưa ra thị trường tăng lên khá nhiều so với những năm trước. Thông qua bảng phân tích, ta thấy rằng tỉ trọng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong cơ cấu tổng chi phí là khá lớn, đứng thứ hai sau giá vốn hàng bán, nếu xét về tỉ trọng trong cơ cấu tổng chi phí thì chi phí này biến động không đều nhưng đang có xu hương giảm dần, cụ thể năm 2013 chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm 29,86%, sang năm 2014 chỉ còn chiếm 26,49% và năm 2015 tăng một chút lên 27,16%. Điều này cho thấy rằng chi phí này đang hạ dần mức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm chứng tỏ rằng công ty đã hoạt động ổn định hơn, và bộ phận bán hàng và quản lí doanh nghiệp của công ty đã hoạt động hiệu quả hơn. Chi phí hoạt động tài chính của công ty chiếm một phần khá nhỏ trong tổng chi phí của công ty, chỉ trong khoảng từ 2,75 đến 3,2%. Dựa vào số liệu trong bảng có thể thấy chi phí hoạt động tài chính của công ty biến động không đều trong giai đoạn 2013-2015, nếu như trong năm 2013 chi phí hoạt động tài chính của công ty là 7,36 tỷ đồng thì sang năm 2014 đã giảm xuống còn 6,32 tỷ đồng tức là giảm 14,14% so với năm 2013 và năm 2015 chi phí này là 7,02 tỷ đồng tức là tăng 11,1% so với năm 2014. Điều này cho thấy chi phí hoạt động tài chính của công ty có xu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan