Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thực tập môn lâm học...

Tài liệu Báo cáo thực tập môn lâm học

.DOC
24
2841
63

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC --------- BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN: LÂM HỌC Giảng viên hướng dẫn: 1. Nguyễn Tiến Dũng 2. Đào Thanh Hải Nhóm thực tập: Nhóm 4-Đoàn 2 Sơn La, 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước, Rừng là tài nguyên cung cấp gỗ củi các nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (sản xuất giấy, hương liệu, dược liệu, thực phẩm,..), phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Tác dụng to lớn nhất của rừng là giữ vai trò điều tiết trong cân bằng các thành phần đại khí quyển trên toàn cầu, cung cấp dưỡng khí, hút các khí độc hại, diệt khuẩn, giảm tiếng ồn, bảo vệ đất, chống sói mòn. Rừng là nơi cư chú của các loài động thực vật, vì vậy rừng là nơi bảo vệ, bảo tồn được sự sống các loài động thực vật. Sự huỷ hoại rừng đồng nghĩa với sự huỷ hoại môi trường sống. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng của nước ta đang ngày càng cạn kiệt, đa dạng sinh học bi suy giảm. Nguyên nhân của việc cạn kiệt tài nguyên rừng là do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, do sức ép của gia tăng dân số, nhu cầu của con người về cá sản phẩm từ rừng ngày càng tăng lên, con người khai thác một cách bừa bãi, quá mức đã gây ra những hậu quả nặng nề như: hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường... ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Lâm học là một môn học nghiên cứu quy luật phát sinh, sinh trưởng, phát triển của rừng và vận dụng những quy luật đó để đề xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và tạo dụng chất lượng phòng hộ của rừng. đưa ra các giải pháp hợp lý để quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả. Để trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế về đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất một sô biện pháp kỹ thuật lâm sinh cũng như thiết kế chặt nuôi dưỡng rừng trồng. Khoa Nông – Lâm trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện cho lớp K52-B Đại học Quản lý tài nguyên rừng và môi trường tiến hành thực tập môn học Lâm học tại Bản Bo -thị tứ Mường Giôn -huyện Quỳnh Nhai- tỉnh Sơn La 2 PHẦN 1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1.1 Mục tiêu. - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng, làm cơ đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, các biện pháp thiết kế chặt nuôi dưỡng rừng. 1.2. Nội dung. 1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng - Cấu trúc tổ thành - Cấu trúc tầng thứ - Cấu trúc mật độ -Cấu trúc tuổi 1.2.2 nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng. 1.2.3 Thiết kế chặt nuôi dưỡng rừng trồng 1.2.4 Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh 1.3 Phương pháp nghiên cứu. 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu. a. Kế thừa tài liệu Kế thừa các tài liệu về đặc điểm tự nhiên ,dân sinh kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu trước đó có liên quan. b. Lập Ô tiêu chuẩn. - Số ô tiêu chuẩn: 1 ô - Hình dạng, kích thước OTC: Ô có diện tích 2000m2 - Phương pháp bố trí OTC: Sử dụng phương pháp điển hình. Trước khi bố trí ô cần đi sơ thàm toàn bộ khu vực thuộc đối tượng thực tập để chọn vị trí mang tính chất điển hình. Phương pháp 1: Sử dụng địa bàn cầm tay, thước dây, cọc tiêu. Đầu tiên phải xác định được hướng của ô định lập, sau đó dùng địa bàn xác định góc phương vị của cạnh thứ nhất, sử dụng thước dây và cọc tiêu để xác định độ dài của cạnh này. Tiếp theo dùng địa bàn cầm tay để xác định hướng của cạnh 3 vuông góc thứ hai bằng với cạnh thứ nhất. Sử dụng cọc tiêu và thước dây để xác định chiều dài cạnh này. Làm tương tự cho các góc và các cạnh còn lại ta sẽ xác định được OTC cần lập. Phương pháp 2: Sử dụng định lý Pitago, thước dây, cọc tiêu. Sau khi đã chọn được hướng lập ô ta lập cạnh thứ nhất của ô bằng cọc tiêu và thước dây, để xác định được góc vuông của ô ta sử đụng định lý Pytago trong toán học, bằng cách lập một tam giác vuông với 3 cạnh lần lượt có kích thước là 3m, 4m và 5m, trong đó các cạnh 3m và 4m nằm trên cạnh của OTC. Làm tương tự cho các cạnh còn lại ta sẽ được OTC cần lập. Sai số khép góc khi lập ô hình chữ nhật hoặc ô vuông là ≤ 1/200chu vi của ô. c. Điều tra tầng cây cao. - Chia dải và đánh số cây: Thống nhất từ trên dưới lên để tránh bỏ sót hay trùng lặp khi thống kê. Đánh số hiệu cây quy định cao hơn hay ngay tại vị trí 1,3m và nên để một người đánh dấu nhằm đảm bảo tính thống nhất. Thông tin cần thu thập bao gồm: Tên loài, đường kính (D1.3, Dt), chiều cao (Hvn, Hdc), độ tàn che, mật độ, kết quả điều tra thu được ghi vào biểu có mẫu như sau: BIỂU 1.1: BIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO Trong đó:  Kỹ thuật đo D1.3: + Đo toàn bộ những cây có D1.3 ≥10cm trong OTC + Kỹ thuật đo đường kính bằng thước kẹp kính: Đặt thước vuông góc với trục dọc thân cây, ba thân thước áp sát vào thân cây, đọc kết quả xong mới được rút thước ra, mỗi cây được đo theo hai chiểu vuông góc (thông thương đo theo 2 chiều Đông Tây- Nam Bắc), rồi lấy giá trị trung bình. 4 Chú ý: - Kiểm tra thước trước khi đo. - Đo đúng vị trí cần đo (lưu ý với một số trường hợp đặc biệt: bạnh vè, u bướu, 2 thân, dốc nghiêng...). + Kết quả đo ghi vào mẫu biểu 1.1.  Kỹ thuật đo cao cây đứng (Hvn). + Dụng cụ đo là thước Sào hoặc thước Blumless. +Kỹ thuật Hvn bằng thước Sào. + Kỹ thuật đo Hvn bằng thước Blumless - Cấu tạo thước Blumless: Ống ngắm, nút mở, nút chốt, hệ thống thang ghi chia chiều cao ứng với các cự ly khác nhau (15; 20; 30 và 40m), tay cầm, kim chỉ kết quả đo cao. - Cách đo: Đứng cách gốc cây một khoảng bằng cự ly ngang đã quy định trên thang chia (ví dụ 15; 20; 30 và 40m), đồng thời ấn nút mở cho kim dao động tự do. Quay ống ngắm nhìn vào điểm cần đo cao, sao cho điểm cần đo nằm giữa khe ngắm đồng thời ấn nút chốt để kim dừng lại. Đọc kết quả ở thang chia tương ứng với cự ly ngang đã chọn ta được H1 Làm tương tự với vị trí 2 ta được H2 Nếu kết quả H1, H2 khác phía so với vạch số 0 thì chiều cao thân cây cần đo H=H1+H2. Nếu kết quả H1, H2 cùng phía so với vạch số 0 thì chiều cao cây cần đo H=H1-H2. - Kết quả ghi vào biểu 1.1  Đo chiều cao dưới cành (Hdc (m)): Cách đo tương tự như đối với đo chiều cao vút ngọn. Kết quả ghi vào mẫu biểu 1.1.  Đo đường kính tán (Dt (m)): Đo đường kính tán bằng cách đo hình chiếu của mép lá theo hai chiều Đông – Tây (Đ-T), Nam – Bắc (N-B) bằng thước dây, kết quả cũng ghi vào mẫu biểu 1.1. c. Xác định cấp tán 5  Xác định vị thế tán cây theo phân loại Dawkins 1. Tầng bị che sáng hoàn toàn( no direct light) : Mặt phẳng của tán bị che hoàn toàn che kín theo chiều thẳng và cả các bên 2. Tầng được chiếu sáng một phần bên cạnh( some side light): Mặt phẳng của tán hoàn toàn bị che theo chiều thẳng đứng nhưng vẫn nhận được ánh sáng trực tiếp từ một vài cạnh bên 3. Tầng được chiếu sáng một phần trên mặt tán( Some overhead light) : Một phần của mặt phẳng tán được phơi ra theo chiều thẳng đứng và một phần khác bị che bởi tán cây khác 4. Tầng được chiếu sáng hoàn toàn trên mặt tán ( Full overhead light) : Mặt phẳng của tán hoàn toàn phơi ra theo chiều thẳng đứng nhưng liền kề với những tán cây khác với góc bằng hoặc lớn hơn 900so với hình nón tán lá 5. Tầng trội ( Emergent) : Mặt phẳng của tán cây phơi hoàn toàn theo chiều thẳng đứng và không bị cạnh tranh ở các bên trong phạm vi ít nhất là 90o theo hình nón lộn ngược so với nền tán cây  Phân cấp hình thái tán cây 1. Tán quá yếu: tán đã bị thoái hóa hoặc bị chèn ép, hoặc bị hư hỏng không có khả năng quang hợp để cây sinh trưởng 2. Tán quá lệch: Tán còn ít hơn1 nửa so với bình thường, không bảo đảm cho sinh trưởng bình thường của cây, nhưng cây vẫn có thể sống được 3. Tán lệch vừa: Về mặt lâm học vẫn còn đảm bảo ,tán không cân đối hoặc hẹp nhưng cây vẫn phát triển tốt nếu được mở rộng không gian sinh trưởng 4. Tán tốt: Gần với hình tán lý tưởng, bảo đảm về mặt lâm học , nhưng mặt tán chưa được tròn đều và cân đối hoặc có một vài cành bị chết 6 5. Tán hoàn thiện : Có độ lớn và phát triển tốt, rộng, mặt tán tròn đều cân đối. d. Xác định độ dốc, hướng dốc bằng địa bàn cầm tay - Cấu tạo địa bàn cầm tay: +Kim và thang chia độ trong cùng: dùng để đo độ dốc, được khắc giá trị từ 0 O – 60O theo hai phía, kim có thể dao động tự do 180O quanh trục cố định/ Kim từ: Làm bằng thép dát mỏng nhiễm từ, có dạng hình thoi. Đầu Bắc thường có màu trắng, đầu Nam thường có màu xanh đen và có cuộn vài vòng dây đồng để điều chỉnh cho im thăng bằng, kim từ có thể dao động tự do xung quanh một trục cố định. + Hộp địa bàn thường được làm bằng kim loại không có từ tính, mặt trên bằng kính, bên trong có vành độ ngang để đo góc phương vị từ. Nó được khắc vạch từ 0O-360O theo chiều ngược lại với chiều quay kim đồng hồ. + Bộ phận ngắm: Gồm 2 khe ngắm đứng ở 2 đầu đường kính 180 O và 0O của vành đô ngang. Quy ước: Khe ngắm 0O nằm ở phía hướng tới điểm ngắm. - Cách xác định độ dốc, hướng dốc và xác định phương vị từ của một đường thẳng: + Độ dốc: Được đo bằng địa bàn cầm tay tại các sườn dốc nơi đặt OTC, trong mỗi ô tiến hành đo ở 5 vị trí khác nhau rồi lấy giá trị trung bình. Cách đo: Đặt địa bàn trên một vật bằng phẳng theo chiều hướng xuống chân dốc trong OTC chỉnh cho bọt thủy ở giữa rồi đọc giá trị mà kim đo độ dốc chỉ. + Hướng dốc: Được xác định tại các sườn dốc tại nơi đặt OTC, cách làm tương tự, sau đó căn cứ vào đầu Bắc để xác định hướng của OTC. e. Vẽ trắc đồ rừng và mạng hình phân bố cây Trên cơ sở đo đếm tầng cây cao, vẽ trắc đồ trong dải 10m chiều rộng của OTC. Trắc đồ ngang lấy mặt cắt theo chiều thẳng đứng. Trắc đồ đứng lấy mặt cắt theo chiều ngang thân cây. 7 Đo khoảng cách các cây trong dải 10m với chiều dài và chiều rộng OTC. Kết quả đo được ghi lại trong mẫu biểu sau: BIỂU 1.2. BIỂU MÔ TẢ VẼ TRẮC ĐỒ RỪNG OTC số: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Trạng thái rừng: Vị trí: Người điều tra: Ngày điều tra: STT Khoảng cách D1.3 Hvn T.Tung T.hoành ĐT NB TB Hdc - Điều tra tầng cây tái sinh. Dt Ghi chú ĐT NB TB +Điều tra trên cơ sở ô dạng bản (ODB) đối với 2 OTC rừng tự nhiên. + Cách lập ODB: Lập 5 ô tại 5 vị trí với diện tích mỗi ô là 9m 2/ô. Vị trí các ODB được bố trí như sau: - Trên mỗi ÔDB điều tra về tên loài, chiều cao cây,nguồn gốc. Loài không biết kí hiệu SP. Kết quả thu được ghi lại theo mẫu biểu sau: BIỂU 1.3: BIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY TÁI SINH ÔTC số: Độ cao: Trạng thái rừng: Người điều tra: Độ dốc: Vị trí: Ngày điều tra: Hướng phơi: 8 STT ÔDB Tên loài Hvn (m) Nguồn gốc <0,5m 0,5 – 1m 1 – 1,5m >1,5m 1 2 … - Điều tra độ tàn che theo phương pháp 100 điểm. Chia ÔTC thành 5 tuyến bằng nhau. Trên mỗi tuyến lập 20 điểm. Tại mỗi điểm, dùng ống đo độ tàn che ngắm. Nếu gặp tán ghi 1, gặp mép tán ghi 0,5, không gặp tán ghi 0. Sau đó cộng tổng lại và chia cho 100 được độ tàn che của ÔTC. Kết quả đo trên từng điểm ghi lại vào mẫu biểu sau: BIỂU 1.5: BIỂU ĐIỀU TRA ĐỘ TÀN CHE ÔTC số: Độ cao: Trạng thái rừng: Người điều tra: STT 0 0,5 1 Độ dốc: Hướng phơi: Vị trí: Ngày điều tra: STT 0 1 50 2 51 … … 50 100 0,5 1 1.3.1.2. Đề xuất các biện pháp kĩ thuật đối với rừng tự nhiên và thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với rừng trồng. - Đối với rừng tự nhiên: Phân cấp cây rừng theo Dinkin. - Đối với rừng trồng: Phân cấp cây rừng theo Kraft, Dinkin. Từ sự phân cấp, chọn cây bài chặt và thiết kế chặt nuôi dưỡng phù hợp. Kết quả phân cấp được ghi vào các biểu sau: Biểu 1.7: Phân cấp cây rừng theo Kraft Stt Tên loài Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV IVa Ivb Cấp V Va Vb 9 1 2 … Biểu 1.8: Phân cấp cây rừng theo Dinkin. Stt Tên loài Cấp SL I Cấp SL II Cấp SL III Cấp SL IV Cấp SL V 1 2 … 1.3.2. Xử lí số liệu. 1.3.2.1 Xác định công thức tổ thành * Xác định công thức tổ thành: CTTT = Trong đó: �ki loài i. (1) ni .10 N (2) ki là hệ số tổ thành của loài cây i. i là kí hiệu của loài cây i. Hệ số tổ thành được xác định như sau: Trong đó: ki = ni là số lượng loài cây thứ i trong ÔTC. N là tổng số cây điều tra được trong ÔTC. 1.3.2.2. Xác định mật độ cho 2 ÔTC rừng tự nhiên, Xác định mật độ tối ưu (N opt) cho rừng trồng. * Xác định mật độ cho các lâm phần: N = Nôtc*10000/S (3) * Xác định mật độ tối ưu (Nopt) cho rừng trồng:Nopt = 10000/St  10000 2  Dt 4 (4) Trong đó: Dt là đường kính tán bình quân 1.3.2.3. Phân bố số cây theo cỡ đường kính, chiều cao vút ngọn - lập phân bố thực nghiệm N/D1.3 Và N/Hvn cho cả 2 OTC. 1.3.2.4 Phân tích đặc điểm một số nhân tố cấu trúc cơ bản: - Tính các đặc trưng mẫu theo chương trình thống kê mô tả, chia tổ ghép nhóm các trị sooa quan sát theo công thức kinh nghiệm của Brooks và Carruthere. m=5.lgn K=X 10 - Mô hình hóa phân bố thực nghiệm N/D 1.3 và N/Hvn theo hàm Weibull cho cả 2 ÔTC(rừng tự nhiên). + Mô hình hóa theo hàm Weibull : là phân bố xác suất ngẫu nhiên liên tục có miền xác định từ 0 đến vô cùng và có hàm mật độ: FX(x) =  . x -1.e-.x^ Xác định tham số  và : - Tham số  có thể tự ước lượng theo hình dạng của phân bố như sau: Nếu  = 1 thì phân bố có dạng giảm hoàn toàn Nếu  = 3 thì phân bố có dạng đối xứng Nếu 1 << 3 thì phân bố có dạng lệch trái Nếu  > 3 thì phân bố có dạng lệch phải. - Tham số  là tham số đặc trưng cho độ nhọn của phân bố được xác đinh: n =  Ft.xi Trong đó: n là tổng dung lượng quan sát Ft: Tần số thực nghiệm x t + xd xi =  2 (xt = yt - a ; xd = yd - a) a: Trị quan sát bé nhất yt : giới hạn trên của tổ quan sát yd : giới hạn dưới của tổ quan sát Sau khi tìm được tham số  và  lần lượt tính các bước còn lại. Xác định Pi: Pi = e^( -.xd) - e^( -.xt) Xác định Fl : Fl = n.Pi Tính Xn2 = (Fl – Ft)2 / Fl sau đó so sánh với Xn2 tra bảng. + Mô hình hóa theo hàm khoảng cách: là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên đứt quãng có dạng toán học Xác định tham số α và γ Tham số γ= fo/n Trong đó fo là tần số quan sát của tổ thứ nhất n là dung lượng quan sát Tham số α=1- (n-fo)/fi.xi) Trong đó Xi= (yi-y1)/k yi là đường kính, chiều cao của tổ thứ i y1 là đường kính, chiều cao của tổ thứ nhất k là cự ly tổ 11 Tiến hành thay α và γ vào phương trình tính ra được Pi của từng tổ. Fl= n.Pi Gộp tổ và kiểm tra. Tính Xn2 = (Fl – Ft)2 / Fl sau đó so sánh với Xn2 tra bảng. 1.3.2.5. phân bố khoảng cách - Phân bố khoảng cách là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên đứt quãng có dạng toán học: FXx= γ nếu x=0 =(1-α)*(1-γ)* α^(x-1) nếu x>1 Trong đó: α ,γ là 2 tham số Hình dạng: Có dạng 1 đỉnh ở tổ thứ 2 Xác định tham số γ =fo/n trong đó: fo là tần số tổng quát của tổ thứ 1 n là dung lượng quan sát α=(1-(n-fo)/ �fi * xi ) trong đó: xi= ( yi  y1) k yi là đường kính hoặc chiều cao của tổ thứ i y1 là đường kính hoặc chiều cao của tổ thứ 1 k là cự li tổ Tiến hành thây α, γ vào phương trình, tích được pi của từng tổ Fl=n*pi, rồi gộp tổ tưng ứng. tính χtính so sánh với χtra bảng rồi kết luận. 1.3.2.6. phân cấp rừng theo DinKin và kraft - Phân cấp theo Kraft dựa vào chiều cao của cây trong lâm phần và chia thành V cấp. - phân cấp theo Dinkin dựa vao D1.3 để phân cấp cây rừng trong các lâm phần đều tuổi, thành V cấp (dựa vao giới hạn D1.3 tương đối) Giới hạn D1.3 tương đối Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V 1,46-1,70 1,65-1,45 0,86-1,15 0,78-0,85 0,35-0,75 PHẦN 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12 2.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng. a) Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành. Qua quá trình điều tra 2 ÔTC rừng tự nhiên tại lâm viên (OTC 2)và vườn sưu tập thực vật Tây Bắc (OTC2) và áp dụng công thức (1), (2), ta tính được CTTT và trong bảng sau: Bảng 2.1. công thức tổ thành STT OTC Công thức tổ thành 1 1,68 HQT+1,03 DG +1,03 TN + 0,71 DS + 0,71 SP4 + 0,52 SP5 - 0,45 ĐCC - 0.45 SP – 0,39 SP2 - 0,26 VT 0,26 SP1 - 0,26 SP3 + 2,25 LK 2 3,14 DLC + 0,9 ĐCC + 0,83 MCK + 0,83 ST+0,64SP2 – 0,44 SP1 – 0,32 SP + 2,9 LK Trong đó: HQT: hoắc quang tía VT: vối thuốc DS: du sam DLC: dẻ lơ công ST: sơn ta MCK: mé cò ke LK: Loài Khác. TN: Thành ngạnh DG: dẻ gai ĐCC: Đáng chân chim Nhận xét: Từ Bảng 2.1. ta thấy: - Trong OTC 1 các loài tham gia công thức tổ thành khá đa dạng với những loài cây chiếm chủ yếu là hoắc quang tía, Dẻ Gai, thành ngạch, du sam và một số loài cây khác. - Trong OTC 2 các loài tham gia công thức tổ thành khá đa dạng với những loài cây chiếm chủ yếu là dẻ lơ công, đáng chân chim, mé cò ke, sơn ta và một số loài cây khác. b) Cấu trúc tầng thứ. Cấu trúc theo tầng thứ của lâm phần tức là phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn) được đo tính, mô hình hoá và phân bố khoảng cách:  Phân bố thực nghiệm N/Hvn - OTC 1: 13 + Nhận xét: Từ biểu đồ phân bố thực nghiệm N/Hvn , số cây tăng dần từ tổ 1 đến tổ 4 giảm tại tổ 5 và đạt cực đại tại tổ thứ 6 trên tổng số 9 tổ sau đó số cây giảm dần trong khi chiều cao tăng lên. - OTC 2 + + nhận \xét: Từ biểu đồ phân bố thực nghiệm N/Hvn , số cây tăng dần khi chiều cao tăng và đạt cực đại tại tổ thứ 7 trên tổng số 9 tổ sau đó số cây giảm dần trong khi chiều cao tăng lên  mô hình hóa N/Hvn theo hàm weibull Stt OTC Địa điểm χtra bảng χtính Giả thuyết 01 Vườn sưu tập 9,49 8,70 H0+ 02 Lâm viên 12,59 10,88 H0+ Trong đó: Ho+ giả thuyết dược chấp nhận, phân bố thực nghiệm N/Hvn tuân theo hàm Weibull. - OTC 1: 14 +nhận xét: từ biểu đồ mô hình hóa trên cho thấy số cây phân theo cấp chiều cao tăng dần và đạt cực đại tại tổ 6 và giảm dần khi đường kính càng cao. - OTC 2: + nhân xét: phân bố số cây theo Hvn tăng đều từ tổ 1 dến tổ 4 giảm ở tổ 5 đạt cực đại ở tổ 6 sau đó giảm đều. Đường cong phân bố hơi lệch phải. - Phân bố khoảng cách Stt OTC Địa điểm χtra bảng χtính Giả thuyết 01 Vườn sưu tập 14,07 42,23 H0- 02 Lâm viên 14,07 120,87 H0- Kết luận: Do χtra bảng < χtính => H0+Phân , phân bố N/Hvn cả 2 OTC không tuân theo hàm khoảng cách. c) cấu trúc tuổi  Phân bố thực nghiệm N/D1.3 - OTC 1: 15 +Nhận xét: từ biểu đồ phân bố thực nghiệm N/D1.3,số cây giảm khi đường kính tăng, tại tổ thứ nhất số cây đạt cực đại. - OTC 2: + Nhận xét: Từ biểu đồ phân bố thực nghiệm N/D1.3, số cây giảm khi đường kính tăng, tại tổ thứ nhất số cây đạt cực đại. Trong lâm phần đa số cây có đường kính trong khoảng 12,4 đến 23,6 cm.  Mô hình hóa N/D1.3 theo hàm Weibull: Stt OTC Địa điểm χtra bảng χtính Giả thuyết 01 Vườn sưu tập 9,49 8,70 H0+ 02 Lâm viên 7,81 2,83 H0+ - OTC1: 16 + Nhận xét: Phân bố số cây theo đường kính tuân theo quy luật hàm Weibull, biểu đồ có dạng giảm hoàn toàn, rất ít cây có dường kính lớn. - OTC 2: + Nhận xét: Phân bố số cây theo đường kính tuân theo quy luật hàm Weibull, biểu đồ có dạng giảm hoàn toàn  Phân bố khoảng cách Stt OTC Địa điểm χtra bảng χtính Giả thuyết 01 Vườn sưu tập 9,49 4,63 H0+ 02 Lâm viên 5,99 16,49 H0- - OTC 1: 17 + Nhận xét: phân bố số cây theo đường kính tuân theo hàm khoảng cách số cây giảm dần khi đường kính tăng dần. số cây tập chung ở tổ 1. - OTC 2: Do χtra bảng < χtính => Ho+, phân bố số cây theo đường kính ở OTC 2 không tuân theo hàm khoảng cách. d) Nghiên cứu cấu trúc mật độ, độ tàn che. *) Rừng tự nhiên. - Mật độ: Điều tra 2 ÔTC mỗi ô có diện tích 2000m2, ÔTC rừng tự nhiên tính được mật độ lâm phần theo công thức (3) là: ÔTC 1: 775 cây/ha. ÔTC 2: 780 cây/ha. + Nhận xét: Mật độ lâm phần tự nhiên còn thấp, cần đưa ra các biện pháp kĩ thuật nâng cao mật độ như: Tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc, tiến hành trồng dặm, tỉa bớt nhưng cây bị sâu bệnh, yếu kếm phát triển. - Độ tàn che: ÔTC 1:0,735 ÔTC 2 : 0,79 Độ tàn che của lâm phần 1 và 2 thuộc mức trung bình, trông lâm phần ở Lâm Viên Sơn La, độ tàn che cao hơn. *) Rừng trồng. Điều tra 1 ÔTC rừng trồng tại khu vườn sưu tập thực vật Tây Bắc, tính được mật độ rừng trồng theo công thức (3): ÔTC3 (100m2): 570 cây/ha Độ tàn che của rừng trồng là 0,695 - Nhận xét: Mật độ cây trong lâm phần còn thấp, chủ yếu là cây thông có chiều cao lớn. Cần Chăm sóc bảo vệ, để đảm bảo chất lượng rừng. 2.2. Đặc điểm tái sinh rừng. a) Cấu trúc tổ thành. - OTC 1: 18 Stt ODB Công thức tổ thành 01 4,29DG + 3,57L- 0,07KLD+2,07LK 02 7,27L+0,91DG+0,91KLD+0,91LK 03 5L+1,67VT+0,83HQT,83KLD+1,67LK 04 6,19L-0,48DG-0,48KLD-0,48MĐ+2,37LK 05 7,6L-,48KLD+1,92 Trong đó: DG: Dẻ Gai HQT: Hoắc quang tía L: lấu VT: Vối thuốc KLD : Kháo lá dài -OTC 2: Stt ODB Công thức tổ thành 01 5,29D+1,76L+0,6DG+2,35LK 02 3,45TB+2,76L+1,72D+0,69-0,34KLD+1,04LK 03 5L+1,43DG+1,07DLC+1,07MCK+1,43LK 04 3,64DG+2,27L+1,8DLC+0,9KLD+0,9TT-0,53 05 5L+4,4DLC+0,6LK Trong đó: KLD : Kháo lá dài TT : Thẩu tấu DG: Dẻ Gai D: Dung giấy MCK: mé cò ke DLC: dẻ lơ công L: lấu TB: Thôi ba b) Mật độ cây tái sinh: - ÔTC 1: N/ha = (n/Sdb)*10000 =(14)*10000 = 35000 cây/ha - ÔTC 2: N/ha = (n/Sdb)*10000 =(22/4)*10000=55000 cây/ha *) Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao. 19 STT ÔTC Phân bố chiều cao (Tính theo %) <0,5m 0,5 - 1 1 – 1,5 >1,5m 1 63% 17,9% 12,3% 6,8% 2 28,3% 52,3% 7,0% 12,4% + Nhận xét: Qua điều tra cây tái sinh ở 2 OTC, mật độ cây tái sinh lớn các cây tái sinh tập trung ở chiều cao <0,5 m. Trong OTC 1 chủ yếu là Lấu, OTC 2 chủ yếu là dẻ gai. *) Đề xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh đối với rừng tự nhiên. - Tiến hành chặt loại bỏ những cây bị tổn thương, cây bị gãy ngọn, gãy cành có ảnh hưởng không tốt tới rừng. - Do mật độ cây tái sinh cao nên cần tiến hành tỉa bớt những cây tái sinh bị tổn thương, cây bị gãy ngọn, cây bị sâu hại, có biện pháp chăm sóc hợp lí, vun gốc tiến hành phát dọn cây bụi dây leo để cho cây tái sinh phát triển tốt. 2.3. Chặt nuôi dưỡng cho rừng trồng. Áp dụng công thức (3) tình được : -Mật độ hiện tại: N = 10000/1000*57=570(cây/ha). Áp dụng công thức (4) : - Mật độ tối ưu: Nopt = 10000//4*Dt = 405 (cây/ha) Do Nopt < N nên ta tiến hành chặt nuôi dưỡng. Nc = N – Nopt = 570-405=165(cây/ha) - Số cây cần chặt trong OTC là 165*1000/10000=17 (cây/1000m2) - Cường độ chặt theo số cây : In = 2,98% : IG = 29% : Iv =29,8% 2.4. Một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh - Đối với rừng tự nhiên: + Do mật độ cây tái sinh nhiều nên tiến hành phát dọn cây bụi, dây leo tránh hiện tượng lấn át cây tái sinh giúp cây tái sinh phát triển tốt. + Tiến hành chặt loại bỏ những cây bị tổn thương, cây bị gãy ngọn, gãy cành, kém phát triển. - Đối với rừng trồng: + Tiến hành loại bỏ những cây phi mục đích , những cây phẩm chất xấu, cây bị sâu bệnh giảm sựu cạnh tranh, chèn ép cây mục đích. + Thực hiện tỉa cành nhằm nâng cao chất lượng gỗ, giúp cây phát triển tối đa về đường kính và chiều cao.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng