Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế (Báo cáo thực tập) Giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ...

Tài liệu (Báo cáo thực tập) Giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy

.DOCX
66
235
129

Mô tả:

(Báo cáo thực tập) Giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy
BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------------------- TRẦN LÊ ANH ĐỨC BÁO CÁO THỰC TẬP Chuyên ngành : Quản lý Tài chính công Mã số : 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. BÙI TIẾN HANH HÀ NỘI - 2015 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh MỤC LỤC A. KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỔNG THỂ B. KẾ HOẠCH THỰC TẬP CUỐI KHÓA CỦA SINH VIÊN C. BÁO CÁO KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP D. DANH MỤC TÀI LIỆU THU THẬP E. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CỦA LUẬN VĂN Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 3 8 12 18 27 2 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh A. KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỔNG THỂ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỔNG THỂ Họ và tên : TRẦN LÊ ANH ĐỨC Lớp : CQ49/01.01 Nơi thực tập: Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội Giảng viên hướng dẫn thực tập: TS. Bùi Tiến Hanh Thời gian thực tập: Từ 29/12/2014 đến 28/05/2015 I. Mục tiêu và những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình thực tập Mục tiêu: Củng cố và bổ sung kiến thức lý luận, nắm vững nghiệp vụ, vận dụng được kiến thức đã học để phân tích giải quyết các vấn đề của thực tiễn quản lý kinh tế, tài chính ở cơ sở thực tập; rèn luyện phương pháp và năng lực tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý tài chính công, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật của người cán bộ công tác trong lĩnh vực tài chính; rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, so sánh giữa lý luận và thực tiễn. Nhiệm vụ: Tìm hiểu về quá trình thành lập và phát triển, chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 3 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác nghiệp vụ, tình hình hoạt động thực tế của đơn vị. Thực hành những nghiệp vụ cụ thể thực tế phát sinh của đơn vị. Quan sát, đánh giá việc xử lý các nghiệp vụ của cán bộ đơn vị từ đó rút ra kinh nghiệm học tập. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với đơn vị thực tập. II. Kế hoạch thực tập theo từng giai đoạn cụ thể Tiến độ thực hiện Nội dung công việc - Nghe hướng dẫn thực tập. - Nghe báo cáo viên thực tế. Giai đoạn 1 (Từ 29/12/2014 đến 22/01/2015) - Lập các kế hoạch thực tập. Kết quả - Nắm được quy trình thực tập tốt nghiệp, các vấn đề có thể nghiên cứu, các đơn vị có thể thực tập, cách viết đề cương chi tiết và luận văn tốt nghiệp. - Hoàn thành các bản kế hoạch thực tập. Giai đoạn 2 (Từ 02/02/2015 đến 15/03/2015) - Thực tập tại đơn vị với người - Hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn. trọng tâm trong quá - Thu thập tài liệu cần thiết trình thực tập, xác định đề tài sẽ lựa chọn. cho đề tài. - Báo cáo thực tập lần 1 theo - Hoàn thành đầy đủ các tài liệu báo cáo thực thời gian quy định. tập lần 1 cho giáo viên hướng dẫn. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 4 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh - Thực tập và viết luận văn. Giai đoạn 3 (Từ 16/03/2015 đến 28/05/2015) - Hoàn thành dự thảo - Báo cáo thực tập lần 2 theo luận văn tốt nghiệp. thông báo của giáo viên hướng - Hoàn thành đầy đủ dẫn. các tài liệu báo cáo thực - Xin nhận xét của đơn vị thực tập lần 2 cho giáo viên hướng dẫn. tập. - Nộp luận văn tốt nghiệp và - Hoàn thành bản nhận xét của đơn vị thực tập. kết thúc thời gian thực tập. - Hoàn thiện và nộp 03 quyển luận văn tốt nghiệp về Văn phòng khoa Tài chính công. III. Dự kiến đề tài nghiên cứu 1. Mục đích, tên đề tài dự kiến sẽ chọn Tên đề tài: “Giải pháp tăng cường kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy” Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở các kiến thức đã học về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) và thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN quận Cầu Giấy, phân tích, làm rõ những mặt tích cực, hạn chế và xác định nguyên nhân gây ra hạn chế đó, từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN. 2. Phương pháp, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Cầu Giấy. Phương pháp nghiên cứu: Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 5 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh * Bước 1: Thực tập tổng quan các nghiệp vụ kho bạc - Tìm hiểu về quá trình thành lập và phát triển, chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị. - Đọc, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn cần thiết về công tác nghiệp vụ cũng như tình hình hoạt động của đơn vị thực tế trong những năm gần đây, kết quả và tồn tại, nguyên nhân của tình hình; định hướng về hoạt động của đơn vị. * Bước 2: Thực tập nghiệp vụ kho bạc ở bộ phận thực tập chuyên sâu - Sau 2 tuần thực tập chung, đề nghị đơn vị thực tập cho thực tập chuyên sâu tại phòng Hành chính - Tổng hợp để thực hành những nghiệp vụ cụ thể theo sự hướng dẫn của cán bộ thực tế. - Sau khi tên đề tài và các nội dung nghiên cứu được giảng viên hướng dẫn duyệt, tiếp tục trở về cơ sở thực tập để nghiên cứu chuyên sâu, thu thập số liệu, tài liệu tham khảo và viết luận văn tốt nghiệp theo đề cương đã duyệt. - Nửa cuối giai đoạn 2, về Học viện để bộ môn kiểm tra tình hình thực tập chuyên sâu và tiến độ thực hiện luận văn tốt nghiệp. - Sang giai đoạn 3, hoàn thành luận văn tốt nghiệp và hoàn tất các thủ tục kết thúc học phần thực tập tốt nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: địa bàn quận Cầu Giấy Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu: Kiếm soát vốn đầu tư XDCB Phạm vi về thời gian: 2012 - 2014 Phạm vi về không gian: Kiểm soát vốn đầu tư XDCB tại KBNN quận Cầu Giấy 3. Cách thức thu thập và phân tích dữ liệu Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 6 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh Cách thức thu thập dữ liệu: Qua thu thập khái quát về đơn vị thực tập, Báo cáo quyết toán và Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ năm 2012 - 2014 do phòng Hành chính - Tổng hợp cung cấp; các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các ấn phẩm, sách báo trong và ngoài Học viện,… Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ các nguồn thông tin chính thức, đảm bảo độ tin cậy cao. Phân tích dữ liệu: Từ các dữ liệu đã thu thập được, để có các thông tin thích hợp để hoàn thành luận văn cuối khóa, các phương pháp được sử dụng là: - Phương pháp điều tra: phỏng vấn, quan sát trực tiếp - Phương pháp thống kê: điều tra mẫu, phân tích, tổng hợp,… - Phương pháp đánh giá: so sánh, liên hệ đối chiếu 4. Kết quả dự kiến và đóng góp của đề tài Làm rõ thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN, trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đánh giá sát thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Cầu Giấy. Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Cầu Giấy, từ đó quản lý NSNN có hiệu quả hơn, nâng cao trách nhiệm của đơn vị quản lý ngân sách, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường hội nhập quốc tế. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 7 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh B. KẾ HOẠCH THỰC TẬP CUỐI KHÓA CỦA SINH VIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH THỰC TẬP CUỐI KHÓA CỦA SINH VIÊN Kính gửi: Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy Em xin trân trọng gửi đến quý cơ quan Bản kế hoạch thực tập cuối khóa của em với nội dung như sau: - Họ và tên: Trần Lê Anh Đức - Ngày sinh: 10/04/1993 - Lớp: CQ49/01.01 - Học viện Tài chính - Chuyên ngành: Quản lý Tài chính công - Địa chỉ liên hệ: Số 60, ngõ 352, đường Phan Bá Vành, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội - Điện thoại: 0168.739.7680 - Email: [email protected] - Địa điểm thực tập: Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy - Tên vấn đề mong muốn tìm hiểu sâu để viết đề tài: Công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 8 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP (Tổng thời gian 14 tuần) Thời gian Tuần thứ nhất Tuần thứ hai Tuần thứ ba Các hoạt động Kết quả Đề xuất với đơn vị thực tập - Giới thiệu bản thân với ban lãnh đạo và các phòng tại đây. - Tìm hiểu về quá trình thành lập và phát triển, chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của KBNN Cầu Giấy. - Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Cầu Giấy. Có cái nhìn tổng quan và hiểu biết chung nhất về chức năng, hoạt động của KBNN Cầu Giấy Mong được sự giúp đỡ tận tình của quý cơ quan trong việc cung cấp các tài liệu liên quan đến hoạt động của KBNN Cầu Giấy - Thực tập chuyên sâu tại phòng Hành chính - Tổng hợp. - Đọc, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác nghiệp vụ cũng như tình hình hoạt động của đơn vị thực tế trong những năm gần đây, kết quả và tồn tại, nguyên nhân của tình hình; định hướng về hoạt động của đơn vị. Tuần thứ tư Tuần thứ năm - Đọc các văn bản liên quan đến các công tác của phòng và các văn bản pháp luật về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ nguồn vốn NSNN. - Tiếp cận các văn bản liên quan, hướng dẫn công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Mong quý cơ quan cung cấp các văn bản liên quan và hướng dẫn cụ thể các công việc kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN - Tìm hiểu quy trình thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Cầu Giấy. Tuần thứ sáu Tuần thứ bảy Tuần thứ tám Tuần thứ chín Tuần thứ mười - Tiếp tục tìm hiểu quy trình thực hiện kiểm soát chi Được cung cấp số liệu đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Cầu về kết quả và tình hình Giấy. kiểm soát chi đầu tư - Nắm bắt tình hình thực hiện công tác kiểm soát XDCB từ nguồn vốn chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN NSNN tại KBNN Cầu Giấy trong 3 năm (2012 Cầu Giấy. - 2014) Mong quý cơ quan cung cấp số liệu về kết quả và tình hình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Cầu Giấy trong 3 năm (2012 - 2014) - Từ việc tìm hiểu ở tuần thứ 6, thứ 7 đưa ra các Tìm ra những vấn đề đánh giá, phân tích, nhận xét cụ thể hóa về việc quan trọng cần có trong thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn đề tài NSNN tại KBNN Cầu Giấy. Mong được sự giúp đỡ tận tình của quý cơ quan trong việc thu thập thêm tài liệu liên quan Tuần thứ mười một - Phối hợp với cán bộ hướng dẫn viết luận văn và sửa chữa bổ sung. Tuần thứ mười hai Tuần thứ mười ba Tuần thứ mười bốn - Hoàn thiện cơ bản luận văn với sự giúp đỡ của cán Có được đầy đủ các số Mong được sự giúp đỡ tận bộ hướng dẫn. liệu liên quan đến đề tài tình của quý cơ quan trong - Xin ý kiến đóng góp của đơn vị thực tập nói để hoàn thành luận văn việc thu thập thêm tài liệu liên quan chung và phòng Hành chính - Tổng hợp nói riêng. - Tổng kết các kinh nghiệm học được trong quá trình thực tập và các tài liệu đã thu thập được. - Kết thúc quá trình thực tập. - Giúp hoàn thiện những kỹ năng trong quá trình thực tập. - Cảm ơn quý cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực tập tại đơn vị. Em kính mong được quý cơ quan hết lòng giúp đỡ. Em xin trân trọng cảm ơn quý cơ quan! Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015 Sinh viên Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh C. BÁO CÁO KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy Quận Cầu Giấy nằm ở phía tây nội thành Hà Nội, có vị trí quan trọng trong quan hệ với các quận, huyện của thành phố. Phía đông của quận Cầu Giấy giáp với quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía tây giáp với huyện Từ Liêm, phía nam giáp với quận Thanh Xuân, phía bắc giáp với quận Tây Hồ. Ngày 22/11/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/1996/NĐ-CP về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội. Quận Cầu Giấy ban đầu có 7 phường gồm: Phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Yên Hoà, Trung Hoà, Mai Dịch, Quan Hoa, Dịch Vọng. Đến ngày 05/01/2005, Chính phủ ra Nghị định số 02/2005/NĐ-CP thành lập phường Dịch Vọng Hậu thuộc quận Cầu Giấy trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của phường Quan Hoa và phường Dich Vọng. Từ đó đến nay, quận Cầu Giấy có 8 phường với tổng diện tích 12,04 km2, dân số là 238.668 người tính hết năm 2010. Từ một vùng đất ven đô, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Kinh tế phát triển mạnh theo cơ cấu: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấy bình quân đạt 20%, thu NSNN bình quân 64%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2014, UBND quận Cầu Giấy đã được UBND TP. Hà Nội công nhận là quận nội thành đứng đầu về thu NSNN với 3.941 tỷ đồng, đạt 177% kế hoạch đề ra. Việc chi ngân sách thực hiện 1.701,9 tỷ đồng, Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 12 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh đạt 96,5% dự toán bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội 1. Hiện nay, quận đang có xu 3 hướng đô thị hóa là: Hình thành các trung tâm công nghệp, thương mại, dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các phường ven đô tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa hình thành các đô thị, các trung tâm buôn bán. Quy mô giáo dục của quận phát triển toàn diện ở các ngành học, cấp học với 81 trường học từ mầm non đến trung học cơ sở 2. Các Bộ, ngành, các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn quận ngày càng tăng. 2. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy 2.1. Sự hình thành và phát triển của KBNN Cầu Giấy Cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 28/08/1945 ngành Tài chính Việt Nam được thành lập. Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 75/SL cho phép thành lập Nha Ngân khố Quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 20/7/1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 107/TTg thành lập KBNN đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính. Ngày 04/01/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HÐBT tái thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là quản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước. Ðây là một sự kiện hết sức quan trọng và đáng ghi nhớ trong lịch sử ra đời và phát triển của KBNN Việt Nam. Quận Cầu Giấy: Tổng kế nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015: http://thuonghieuvacongluan.com/tin-tuc/xa-hoi/22927-quan-cau-giay-tong-ketnhiem-vu-kinh-te-xa-hoi-nam-2014-va-trien-khai-ke-hoach-nam-2015.html 1 2 Các cơ sở giáo dục quận Cầu Giấy: http://caugiay.edu.vn/cac-co-so-giao-duc/ Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 13 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh Ngày 01/04/1990, hệ thống KBNN được tổ chức khá hoàn chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành Tài chính và mở ra một bước tiến mới trong việc đổi mới cơ chế quản lý và điều hành quỹ NSNN, góp phần tích cực vào tiến trình ổn định nền tài chính quốc gia. Cùng với việc thành lập quận Cầu Giấy, ngày 11/07/1997 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định 587TC/QĐ/TCCB về việc thành lập KBNN Cầu Giấy trực thuộc KBNN Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn quận Cầu Giấy kể từ ngày 01/09/1997. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN Cầu Giấy Theo Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/03/2010 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, KBNN Cầu Giấy có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức như sau: * Chức năng KBNN Cầu Giấy có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cụ thể là thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu. * Nhiệm vụ và quyền hạn - Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 14 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh - Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn quận Cầu Giấy theo quy định của pháp luật. Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định. - Quản lý ngân quỹ KBNN theo chế độ quy định. - Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN quận. - Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN quận. - Mở, quản lý khoản tiền gửi của KBNN quận tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định. - Tổ chức thanh toán đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN quận. - Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước: hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN quận quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ, tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và các đơn vị, các cá nhân gửi tại KBNN quận, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN quận. - Thực hiện công tác điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của KBNN Hà Nội; thống kê báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN quận. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 15 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh - Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN quận. - Thực hiện công tác tiếp dân tại KBNN quận theo quy định. - Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN quận theo quy định. - Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động KBNN; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng. - Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN quận theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Hà Nội giao. * Cơ cấu tổ chức của KBNN Cầu Giấy - Biên chế: Hiện nay, KBNN Cầu Giấy có tổng số 38 cán bộ. Trong đó: * Về giới tính: + Nam: 8 người + Nữ: * Về trình độ: 30 người + Gồm 24 đảng viên; + 30 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. - Chia làm 3 phòng chuyên môn: Phòng Hành chính - Tổng hợp, phòng Kế toán, phòng Kho quỹ. * Ngoài ra: + 01 tổ chức Công đoàn; + 01 tổ chức Đoàn thanh niên. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 16 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Phòng Kế toán Phó Giám đốc Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng Kho quỹ Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN Cầu Giấy Nguồn: KBNN Cầu Giấy Trải qua 18 năm xây dựng và trưởng thành, bộ máy tổ chức của KBNN Cầu Giấy không ngừng được củng cố, hoàn thiện và phát triển không chỉ về số lượng mà còn về cả chất lượng. Trình độ chuyên môn của các cán bộ trong KBNN không ngừng được nâng cao, chất lượng làm việc ngày càng một hiệu quả. Từ cuối năm 2002, KBNN Cầu Giấy được làm việc tại địa chỉ số 4 đường Trần Đăng Ninh thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy với tổng diện tích trên 700 m2. Đến nay số đơn vị giao dịch đã lên tới vài trăm đơn vị với hơn …. tài khoản. Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy là cơ quan trực thuộc KBNN Hà Nội có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn quận Cầu Giấy. Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 17 Báo cáo thực tập lần 1 GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh D. DANH MỤC TÀI LIỆU THU THẬP 1. Quyết định số 587TC/QĐ/TCCB ngày 11/07/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về việc thành lập Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy trực thuộc Kho bạc Nhà nước Hà Nội. 2. Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/03/2010 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. 3. Thuyết minh báo cáo quyết toán vốn đầu tư năm 2012, 2013, 2014 của Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy. 4. TS. Đặng Văn Du, TS. Bùi Tiến Hanh (Đồng chủ biên) (2010), “Giáo trình Quản lý chi ngân sách”, NXB Tài chính. 5. Các văn bản hướng dẫn a, Mở tài khoản - Quyết định 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/05/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính v/v ban hành Chế độ mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. - Công văn số 1500/KBNN-KT ngày 23/08/2005 của KBNN Hướng dẫn mở và sử dụng TK tại hệ thống KBNN. - Công văn số 774/ KBNN-KT ngày 05/05/2010 của KBNN Hướng dẫn mở và sử dụng TK tại KBNN (trong quá trình chuyển đổi TABMIS). - Thông tư 109/2011/TT-BTC Hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng TABMIS. b, Kiểm soát thanh toán - Luật Xây dựng 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 18 Báo cáo thực tập lần 1 - GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (thay thế Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005). - Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư XDCB. - Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/04/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư XDCT. - Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư XDCT. - Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng. - Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ Về Quản lý chất lượng công trình. - Quyết định 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/08/2010 của UBND TP. Hà Nội ban hành Quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn TP. Hà Nội. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 19 Báo cáo thực tập lần 1 - GVHD: TS. Bùi Tiến Hanh Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/12/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. - Nghị định 15/2013/ NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Quyết định 56/2013/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 của UBND TP. Hà Nội ban hành Quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn TP. Hà Nội. - Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. c, Mẫu chứng từ - Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS). - Quyết định 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ Tài chính về việc đính chính thông tư 08/2013-BTC ngày 10/01/2013. d, Hợp đồng - Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. - Thông tư 08/2010/TT-BXD ngày 29/07/2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng. Sinh viên: Trần Lê Anh Đức - CQ49/01.01 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan