Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Hóa học - Dầu khi Báo cáo thực tập địa chất cơ sở...

Tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cơ sở

.PDF
22
1939
91

Mô tả:

Báo cáo thực tập địa chất cơ sở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ (7/1/2015-9/1/2015) GVHD: ThS. Đổng Uyên Thanh Nhóm 10 Tên MSSV Trần Nguyễn Anh Khoa 31301892 Nguyễn Văn Dũng 31300677 Đặng Ngọc Luân 31302241 Phạm Thị Bích Ngân 31302498 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 MỤC LỤC Mục lục…………………………………………………………………………2 Chương mở đầu…...............................................................................................3 Chương II: Đặc điểm địa lý tự nhiên nhân văn………………………………...4 Chương III: Các hiện tượng địa chất…………………………………………...5 a) Các hiện tượng địa chất nội lực Đá andesit…………………………………………………...........5 Đá Ryolit…………………………………………………………6 Đá Granit…………………………………………………………7 Đá Gabro…....................................................................................8 Đá Basalt…………………………………………………………9 b) Các hiện tượng địa chất ngoại lực Phong hóa vật lý…………………………………………………10 Phong hóa hóa học………………………………………………12 Phong hóa sinh học……………………………………………...14 Tác dụng địa chất của gió……………………………………….15 Tác dụng địa chất của nước trên bề mặt………………………...17 Tác dụng địa chất của sông……………………………………...17 Tác dụng địa chất của biển………………………………………19 Tác dụng địa chất của đầm lầy…………………………………..21 Kết luận về lịch sử hình thành của vùng thực tập………………………21 Chương IV: Kết luận…………………………………………………………..22 2 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 CHƯƠNG MỞ ĐẦU  Mục đích: Huấn luyện kĩ năng thực hành, phương pháp khảo sát địa chất tại hiện trường, cách thức viết báo cáo tổng kết.  Nhiệm vụ: Khảo sát hiện tượng địa hình liên quan đến các tác dụng địa chất ngoại lực và nội lực để hiểu rõ thêm phần lý thuyết.  Cơ cấu: Nhóm gồm 4 người: o Nguyễn Văn Dũng (ghi chép) o Trần Nguyễn Anh Khoa (nhóm trưởng) o Đặng Ngọc Luân (lấy mẫu) o Phạm Thị Bích Ngân (chụp hình)  Thời gian thực tập: từ 07/01/2015 đến 09/01/2015  Công việc: xác định tọa độ; quan sát, mô tả, tìm hiểu cơ chế hình thành; đo vẽ các yếu tố thế nằm, chụp ảnh; lấy mẫu, ghi thẻ mẫu và bảo quản; ghi nhật kí địa chất của 10 điểm lộ: o Điểm 1: Hồ đá ĐHQG (VT01) o Điểm 2: Chùa Hội Sơn (VT02) o Điểm 3: Đồi Bác sĩ Tín (VT03) o Điểm 4: Long Sơn (VT04) o Điểm 5: Bãi sau (VT05) o Điểm 6: Núi nhỏ (VT06) o Điểm 7: Cửa Lấp (VT07) o Điểm 8: Hầm đá Phương Mai (VT08) o Điểm 9: Thích Ca Phật Đài (VT09) o Điểm 10: Mỏ đá Gia Quy (VT10)  Dụng cụ: địa bàn, GPS, kính loup, búa địa chất, thước dây, phiếu ghi mẫu  Giới thiệu báo cáo: Báo cáo gồm 4 chương o Chương mở đầu o Chương II: Đặc điểm địa lý tự nhiên nhân văn o Chương III: Các hiện tượng địa chất o Chương IV: Kết luận Ngoài ra còn có phụ lục sơ đồ vị trí thực tập ở cuối báo cáo. 3 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015  Cảm ơn quý thầy cô của khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí và các đơn vị đã giúp chúng em hoàn thành chuyến thực tập này. CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN NHÂN VĂN  Vị trí địa lý: Điạ điểm thực tập chủ yếu thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thuộc miền Nam Việt Nam, nơi giáp biển và có đầy đủ địa hình từ đồng bằng, đồi núi, bãi biển, mỏ đá…  Ranh giới hành chính: Các điểm lộ thuộc địa phận quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; tỉnh Bình Dương; tỉnh Đồng Nai; thành phố Vũng Tàu, huyện Đất Đỏ, thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.  Đặc điểm địa hình: o Đồng bằng: hồ nhân tạo, bãi bồi, thềm sông, cửa sông, sông uốn khúc… mang đặc trưng về tác dụng trầm tích, xâm thực, phong hóa. o Đồi núi: hầm đá, vách đá, núi đất… mang đặc trưng về tác dụng địa chất nội lực như phun trào magma, đứt gãy. o Bãi biển: bãi cát, hang sóng vỗ, cồn cát… mang đặc trưng về tác dụng phá hủy cũng như tích tụ của gió và sóng biển.  Đặc điểm mạng lưới sông suối: dày đặc nhiều sông nhỏ, chia cắt địa hình tạo nhiều bãi bồi, thềm sông chủ yếu theo hướng Bắc Nam đổ ra biển Đông.  Đặc điểm khí hậu của vùng: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa o Nhiệt độ trung bình năm: 27oC. o Chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa Tây Nam, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc. o Lượng mưa trung bình năm 1500mm.  Đặc điểm động thực vật: o Động vật: chủ yếu là gia súc, gia cầm của vùng nhiệt đới như heo, gà, vịt, bò… ngoài ra còn có thủy hải sản của vùng biển như tôm, cua, cá… các động vật đặc trưng cho vùng bãi bồi như cá thồi lồi, bãi biển như ốc, còng, sò… o Thực vật: thực vật đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa như vùng nước lợ có dừa nước, rán, ô rô, tràm, mái dầm… vùng giáp biển có mấm, đước, tra, giá, sậy, bần… 4 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015  Đặc điểm dân cư: tập trung ở các khu vực gần sông, gần biển thuận lợi giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế đặc biệt là thành phố Vũng Tàu dân cư đông đúc, trung tâm kinh tế văn hóa xã hội và du lịch của cả vùng.  Tình hình kinh tế của vùng: o Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. o Công nghiệp có thế mạnh về khai thác dầu khí, công nghiệp nặng, năng lượng… o Nông nghiệp có thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản do tiếp giáp với biển. o Du lịch với thành phố Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu cả nước. o Giao thông vận tải có cảng biển trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ. CHƯƠNG III: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT a) Các hiện tượng địa chất nội lực:  Đá Andesit Mạch canxit dạng dòng chảy trong đá Andesit o Tìm thấy tại điểm lộ VT01. 5 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 o Hình thành trong kỉ Jura muộn, thuộc hệ tầng Long Bình kí hiệu J3lb. o Là đá magma phun trào thành phần trung tính hình thành do magma phun trào lên mặt đất rồi đông nguội tạo thành đá có cấu tạo khối, kiến trúc vi tinh hoặc ban tinh với thành phần bao gồm amphibol (màu đen) và plagioclase (màu trắng đục) nên đá có màu xám xanh với các ban tinh màu trắng đục. o Đá còn có các ổ khoáng vật thạch anh và canxit. o Đá có các khe nứt lớn do ảnh hưởng của điều kiện môi trường lúc magma đông nguội. o Đá có các mặt đứt gãy chủ yếu là các mặt trượt thuận với góc dốc trung bình 45o.  Đá Ryolit Đá Ryolit bị môi trường làm biến đổi màu sắc từ xám xanh thành xanh đen và tím gan gà o Tìm thấy tại điểm lộ VT06. 6 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 o Hình thành trong kỉ Kreta, thuộc hệ tầng Nha Trang kí hiệu RKnt o Là đá magma phun trào thành phần axit có cấu tạo khối đồng nhất, kiến trúc thủy tinh có màu xám xanh nhưng do tác động của môi trường làm cho đá có màu xanh đen xen kẽ tím gan gà do magma đông nguội từ từ thành từng lớp. o Đá có các ổ khoáng vật như thạch anh, canxit. o Đá có rất nhiều khe nứt ăn sâu vào trong đá làm đá rất dễ bị phá hủy, các khối đá dễ tách rời. o Đá có các mặt đứt gãy chủ yếu là mặt trượt thuận với góc trượt trung bình 70o. o Đôi chỗ có kiến trúc dạng dòng chảy cho thấy magma phun trào thành từng đợt khác nhau và có tính nhịp điệu.  Đá Granit 330o 85o Mặt trượt thuận trên đá Granit 7 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 o Tìm thấy tại điểm lộ VT08 và VT09. o Hình thành vào kỉ Kreta giữa, thuộc hệ tầng Đèo Cả kí hiệu GK2đc o Là đá magma xâm nhập thành phần axit có cấu tạo khối, kiến trúc vi tinh o Thành phần khoáng vật gồm thạch anh (màu trắng trong), plagioclase (màu trắng đục), orthoclase (màu phớt hồng), amphibol (màu đen)… làm cho đá có màu trắng phớt hồng chấm nhỏ màu đen. o Đá có nhiều khe nứt lớn  Đá Gabro Đá gốc Granit Đá diabaz Đá gốc Granit Mạch đá diabaz trong đá gốc Granit thể hiện quan hệ xuyên cắt o Tìm thấy tại điểm lộ VT08. o Hình thành vào kỉ Đệ Tam, thế Paleogen, thuộc hệ tầng Cù Mông kí hiệu GbEcm. 8 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 o Là đá magma xâm nhập thành phần bazơ có cấu tạo khối, kiến trúc vi tinh. o Thành phần khoáng vật: pyroxene (màu đen), plagioclase (màu trắng đục) làm cho đá có màu xám đen. o Đá có nhiều khe nứt lớn. o Magma phát triển chui vào khe nứt của đá granit sau đó động nguội hình thành mạch đá diabaz phát triển theo chiều ngang đâm sâu vào khối đá gốc có góc cắm thẳng đứng.  Đá Basalt Ổ khoáng vật olivine trong đá Basalt 9 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 Ổ khoáng vật pyroxene trong đá Basalt o Tìm thấy tại điểm lộ VT10. o Hình thành kỉ Đệ Tứ, thế Pleistocen muộn, thuộc hệ tầng Phước Tân kí hiệu BQ13pt. o Là đá magma phun trào thành phần bazơ có cấu tạo khối, đặc biệt là cấu tạo bọt và lỗ hỏng do trong magma có chứa nhiều bọt khí khi đông nguội chúng được giữ lại trong đá tùy vào kích thước bọt khí lớn hay nhỏ sẽ tạo ra cấu tạo bọt (nhiều lỗ li ti) hay lỗ hỏng làm cho khối lượng riêng của đá giảm đi. o Thành phần khoáng vật: pyroxene (màu đen) và plagioclase (màu trắng đục) làm cho đá có màu xanh đen o Ngoài ra, trong đá còn có các ổ khoáng vật olivine (màu vàng phớt lục), pyroxene (màu đen), canxit (màu trắng). b) Các hiện tượng địa chất ngoại lực:  Phong hóa vật lý: o Do nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm làm cho đá bị bóc vỏ hóa tròn tìm thấy ở các điểm lộ VT09 và VT10. 10 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 Đá Granit bị bóc vỏ hóa tròn o Do tác dụng phá hủy của sóng biển làm cho khối đá Ryolit bị tách ra thành đảo Hòn Bà giữa biển, trước đây nó là một phần của khối đá lớn tìm thấy tại điểm lộ VT06. o Do môi trường tác động gây ra các khe nứt từ rất nhỏ đến rất lớn trên đá magma như đá Andesit, Ryolit, Granit, Gabro và Basalt làm cho đá vỡ vụn, tách khối, liên kết yếu với đá xung quanh với các tác nhân như nhiệt độ, lượng mưa, áp suất nơi thành tạo đá…tìm thấy tại các điểm lộ VT01, VT06, VT08, VT09 và VT10. 11 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 Đá Basalt bị bóc vỏ hóa tròn o Ngoài ra còn tìm thấy các khe nứt dạng cột trên núi đất Basalt tại điểm lộ VT10 do sự tác động của nước từ mưa, khí hậu…  Phong hóa hóa học: o Nước hòa tan các nguyên tố kiềm và kiềm thổ trong đá Laterit để lại các oxit sắt và oxit nhôm làm cho đá có màu nâu đỏ, loang lổ các lỗ hỏng . 12 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 Đá Laterit màu nâu đỏ, loang lổ nhiều lỗ hổng o Tùy vào trình độ phong hóa hoàn toàn hay chưa sẽ quyết định độ cứng của đá, nếu phong hóa hoàn toàn tức các nguyên tố kiềm, kiềm thổ đã được hòa tan hết thì đá sẽ rất cứng ngược lại thì đá sẽ bị bở rời và tiếp tục bị phong hóa do nước. o Điều kiện để xảy ra phong hóa hóa học trên đá Laterit là sự kết hợp của các yếu tố như khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, địa hình thoải 15-20o, có thành phần hòa tan trong đá, thành tạo trong thời gian lâu dài và các vật liệu phải được vận chuyển và tích tụ do nước tìm thấy tại điểm lộ VT02. o Ngoài ra điều kiện môi trường còn làm thay đổi màu sắc của đá như đá Ryolit chuyển từ xám xanh sang xanh đen hoặc tím gan gà ở điểm lộ VT06. 13 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 150o 70o Mặt trượt thuận bị phong hóa của đá Ryolit  Phong hóa sinh học: o Các loại cây có bộ rễ khỏe như bồ đề len sâu vào các khe nứt có sẵn trong đá, phát triển to ra làm mở rộng khe nứt làm cho đá bị tách ra khỏi khối đá làm đá vỡ vụn hoặc mất liên kết với nhau o Điều kiện phong hóa sinh học là đá phải có nhiều khe nứt tìm thấy tại điểm lộ VT09. 14 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 Đá Granit bị phong hóa sinh học do rễ cây  Tác dụng địa chất của gió: Cồn cát hình thành do gió có cấu tạo phân lớp xiên chéo 15 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015       Hình vẽ thể hiện cấu tạo phân lớp xiên chéo của cồn cát o Tác dụng phá hoại: gió làm bóc vỏ các đá thành từng lớp cũng như thổi mòn làm các đá hóa tròn như ở điểm lộ VT10 đá Basalt bị bóc vỏ hóa tròn; gió còn có tác dụng phá hoại cồn cát bằng cách mang đi các vật liệu bở rời như cát, cuội, sỏi… khi gió đổi hướng như ở điểm lộ VT07. o Tác dụng tích tụ: bên cạnh việc phá hoại thì gió còn có tác dụng trầm tích, gió mang các vật liệu bở rời đến nơi nào đó động năng không còn đủ để mang chúng nữa thì sẽ thả rơi xuống tạo nên các cồn cát với sườn thoải nằm bên phía đón gió, sườn dốc bên phía khuất gió thấy được ở điểm lộ VT07. o Quá trình phá hoại cũng như tích tụ của gió đồng thời xảy ra và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: quá trình phá hoại cung cấp vật liệu cho quá trình tích tụ, sản phẩm của quá trình tích tụ lại bị gió phá hoại. 16 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015  Tác dụng địa chất của nước trên bề mặt: Vách đá trầm tích hóa học Laterit o Dòng chảy tạm thời trên địa hình thoải đã gây nên tác dụng hòa tan các nguyên tố kiềm, kiềm thổ trong đá Laterit và rửa trôi các oxit sắt và oxit nhôm còn lại đến địa hình bằng phẳng hơn và tích tụ lại ở đó hình thành nên trầm tích hóa học Laterit tìm thấy tại điểm lộ VT02.  Tác dụng địa chất của sông: o Các bãi bồi ven sông chứa thành phần vật liệu như bột sét, cát mịn, mùn thực vật do sông mang đi rồi tích tụ lại, đây là nơi giàu dinh dưỡng và màu mỡ thích hợp cho động thực vật phát triển tìm thấy tại điểm lộ VT03, bãi bồi này có tuổi Holocen được hình thành trong kỉ Đệ Tứ. 17 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 o Thềm sông trước đây là bãi bồi nhưng do hoạt động nâng hạ của địa hình làm cho nó cao hơn so với bãi bồi hiện tại như ở điểm lộ VT03 thềm sông bậc 1 cao hơn so với bãi bồi 20-25m, khi được nâng lên thềm sông cho thấy vách đất đá màu nâu đỏ chứng tỏ nó thuộc đá của hệ tầng Thủ Đức. 1. Cây mọc trên thềm sông bậc II 2. Cây mọc trên thềm sông bậc I 3. Bãi bồi o Sông còn có tác dụng xâm thực ngang khi chảy trong khu vực hạ nguồn nó tạo ra các dòng sông uốn khúc hình móng ngựa, các hồ sừng trâu…ta thấy được sự uốn khúc của dòng sông ở rạch Bến Đình khi đứng quan sát tại điểm lộ VT09. o Sông với tác dụng tích tụ trầm tích của mình khi ở hạ nguồn có vai trò to lớn trong việc hình thành các sa khoáng aluvi (cát, bột, sét, cuội, sỏi…) tạo nên các đồng bằng châu thổ màu mỡ thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (tôm, cá)… 18 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 Sông uốn khúc do tác dụng xâm thực ngang  Tác dụng địa chất của biển: o Tác dụng phá hoại: sóng biển có đóng vai trò chủ yếu trong tác dụng phá hoại, với tính nhịp điệu cùng động năng lớn sóng biển đã phá hủy các khối đá lớn sát biển tạo nên các đảo nhỏ hay cột đá giữa biển như ở điểm lộ VT06 sóng biển tạo nên đảo Hòn Bà hay tạo nên các hang sóng vỗ do ảnh hưởng liên tục của sóng biển. o Tác dụng tích tụ: sóng biển mang các vật liệu như cát, xác sinh vật… từ thềm lục địa vào đất liền tạo nên các bãi cát ven bờ như ở điểm lộ VT05 cát chứa thành phần thạch anh, ilmenit và xác sinh vật (vỏ sò, vỏ ốc…); thủy triều với tính chu kì của mình tạo ra đồng thời hai quá trình mang đi và tích tụ sau mỗi lần triều lên xuống, thủy triều lên mang theo các vật liệu từ biển vào, các vật liệu nào nặng sẽ được giữ lại như cuội, sỏi, cát, xác sinh vật… khi triều xuống nó cuốn theo các vật liệu nhẹ hơn trở 19 Báo cáo Thực tập Địa chất cơ sở 2015 về biển tác dụng này thấy rất rõ tại điểm lộ VT07 bãi triều ở đây không đồng nhất có chỗ là bãi cát, chỗ lại là bãi cuội là do hình dạng đường bờ uốn lượn khác nhau nên khả năng tích tụ trầm tích cũng khác nhau, ngoài ra ở đây còn có 1 dạng đặc biệt của tác dụng tích tụ trầm tích của biển là trầm tích gợn sóng uốn lượn. Trầm tích dạng gợn sóng do thủy triều o Biển kết hợp với sông trong tác dụng tích tụ trầm tích hỗn hợp tại các cửa sông đổ ra biển như tại điểm lộ VT04 bãi bồi cửa sông có thành phần vật liệu sét bột, xác sinh vật, vỏ sò và bùn, nơi đây hội đủ các trầm tích biển, sông và đầm lầy. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan