Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập-cấu trúc dữ liệu và giải thuật...

Tài liệu Báo cáo thực tập-cấu trúc dữ liệu và giải thuật

.PDF
14
202
114

Mô tả:

Trường đại học Sư phạm kĩ thuật TPHCM Khoa Công nghệ thông tin - Bộ môn Công nghệ phần mềm CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT Tutorial 1: LẬP TRÌNH JAVA Thành phố Hồ Chí Minh – 06/2014 CONTENTS 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình Java ...................................................................................................3 Cài đặt môi trường phát triển ứng dụng Java .........................................................................................4 Tạo ứng dụng Java đầu tiên ....................................................................................................................6 Biến và khai báo biến ...........................................................................................................................10 String .................................................................................................................................................... 11 Nhập dữ liệu trong Console..................................................................................................................13 Câu lệnh rẽ nhánh .................................................................................................................................13 Vòng lặp ...............................................................................................................................................14 Tạo lớp (Class), thuộc tính và phương thức .........................................................................................14 Tạo mảng (Array) .............................................................................................................................14 1. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình Java Năm 1991, James Gosling, cùng một nhóm làm việc tại Sun Microsystem đã phát triển phiên bản đầu tiên của Java. Phiên bản này được thiết kế chủ yếu dùng cho việc lập trình các thiết bị gia đình như máy giặt, tivi, v.v… Các thiết bị gia dụng này được thiết kế gồm nhiều vi xử lí (chips). Do đó, ngôn ngữ Java do Gosling thiết kế cần phải hiểu và thao tác trên các vi xử lí này. Năm 1994, Patrick Naughton và Jonathan Payne, làm việc tại Sun Microsystem đã phát triển một trình duyện Web (Web Browser) có thể chạy những chương trình Java trên Web. Đây được xem là sự kết nối đầu tiên giữa Java với Internet. Đến năm 1995, Nescape đã phát triển trình duyệt Web của họ, có khả năng chạy các ứng dụng Java. Từ đó trở đi, số lượng các công ty đi theo hướng phát triển ứng dụng hỗ trợ chương trình Java ngày càng tăng dần. Và đến ngày này, ngôn ngữ này được xem là một trong những ngôn ngữ hàng đầu, xuất hiện ở hầu hết các ứng dụng. Có hai dạng chương trình Java: Applet và Application. Hai loại chương trình này gần như là giống nhau. Điểm khác nhau giữa chúng chính là môi trường sử dụng. Application là chương trình chạy trên máy tính. Còn Applet là chương trình chạy trên trình duyệt. Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Sun Microsystems, một công ty nổi tiếng với những Unix workstation. Ra đời sau C++, Java được thiết kế nhỏ gọn, đơn giản và có thể sử dụng độc lập nền tảng (ở phía mã nguồn cũng như ở phía binary). Ngày nay, để phát triển các ứng dụng Java, người lập trình có thể sử dụng rất nhiều Tool hỗ trợ, chẳng hạn như Eclipse, NetBeans, IntelliJ IDEA, JDeveloper, v.v… Trong phạm vi tài liệu này, chúng ta sẽ được học lập trình Java bằng Eclipse. Quy trình biên dịch ứng dụng truyền thống Quy trình biên dịch ứng dụng Java Trong mô hình biên dịch ứng dụng Java ở trên, Java Compiler chịu trách nhiệm biên dịch mã nguồn Java thành Byte Code. Để mã nguồn Byte Code này có thể chạy trên tất cả nền tảng, các máy tính hay các trình duyệt cần cài đặt Java Interpreter. Lưu ý: Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Do đó, khi làm việc với ngôn ngữ này, bạn cần suy nghĩ theo tư duy hướng đối tượng. Nghĩa là, các hoạt động sẽ gắn liền với lớp và đối tượng. 2. Cài đặt môi trường phát triển ứng dụng Java Để cài đặt môi trường phát triển ứng dụng Java, sinh viên cần tiến hành các bước theo thứ tự như sau: 1. Cài đặt JDK Bạn có thể lên Google tìm kiếm JDK, hoặc vào website của Oracle để tải phiên bản JDK mới nhất. Phiên bản hiện tại là JDK 8. Lưu ý: Bạn có thể chỉ cài JRE thôi cũng được. Nhưng JRE (Java Runtime Environment) chỉ là môi trường để chạy các ứng dụng Java. Để phục vụ cho việc phát triển các ứng dụng Java, người lập trình nên cài đặt JDK. Một điểm khác cần lưu ý nữa là khi chọn phiên bản JDK, bạn nên chọn đúng cho hệ điều hành trên máy tính của bạn. Sau khi tải xong JDK, bạn tiến hành cài đặt nó. Kết thúc quá trình cài đặt, để đảm bảo trong máy tính đã có Java Platform, bạn nên vào Control Panel để kiểm tra kết quả. 2. Tải và chạy Eclipse Bạn có thể lên Google tìm kiếm Eclipse hoặc truy cập vào website của Eclipse để chọn phiên bản mới nhất. Khi vào Website của Eclipse, sẽ có nhiều lựa chọn, chẳng hạn như Eclipse IDE for Java EE Developer, Eclipse IDE for Java Developers, Spring Tool Suite…. Bạn chọn Eclipse IDE for Java Developers. Sau khi tải Eclipse, bạn có thể giải nén tập tin tải được, tìm kiếm và chạy Eclipse.exe, có biểu tượng như hình dưới Sau khi bấm eclipse.exe, màn hình chào của Eclipse hiển thị như hình Workspace chính là thư mục làm việc. Thư mục này sẽ chứa những Java Project mà bạn tạo ra. Cửa sổ Eclipse hiển thị như hình 3. Tạo ứng dụng Java đầu tiên Trong Eclipse, chọn Menu File  New  Java Project Đặt tên cho Project (project name). Chẳng hạn: test. Sau đó bấm Finish Bây giờ, trong Package Explorer, bạn sẽ thấy một thư mục test như hình dưới. Thư mục này chứa thư mục con là src. Thư mục src này rỗng. Có nghĩa là Project test vừa tạo là một Project rỗng. Bạn sẽ tiến hành lập trình cho Project này. Bây giờ, nếu muốn chạy ứng dụng bằng cách bấm biểu tượng như hình dưới, Run As  Java Application. Tuy nhiên, vì ứng dụng lúc này chưa có gì cả, nên chắc chắn thông báo lỗi sẽ hiển thị. Để ứng dụng Java có thể chạy, ít nhất bạn phải tạo một lớp và cài đặt phương thức main() trong lớp này. Cụ thể, trong Eclipse, chọn Menu File  New Class Nhập tên của Class (Name) là MainClass  bấm Finish Trong Eclipse, bấm chọn tập tin MainClass.java, nội dung tập tin sẽ hiển thị như sau: Bổ sung hàm main() trong tập tin MainClass.java như sau: Để một chương trình Java có thể chạy, bạn cần phải cài đặt phương thức main() dạng static như trên. Câu lệnh System.out.println dùng để in kết quả ra Console. Sau khi hoàn tất các bước trên, nếu bấm Run As  Java Application, kết quả “Hello World” hiển thị trên Console như hình trên. 4. Biến và khai báo biến Cũng giống như những ngôn ngữ lập trình khác, việc đặt tên biến cũng có một số quy tắc như sau: 1. Tên không được bắt đầu bằng số, và các kí tự còn lại trong tên phải nằm trong bảng chữ cái từ a cho đến z (có phân biệt hoa thường), số (0 – 9), kí tự “_”. Ví dụ: 1bcd  sai a_1bcd  đúng 2. Tên không được giống với những từ khóa có trong ngôn ngữ Java. Ví dụ: tên biến “long” không hợp lệ, vì có kiểu dữ liệu long trong thư viện Java. Khai báo biến theo cấu trúc như sau: Kieu_du_lieu ten_bien; Ví dụ: int count, numberOfPages; char answer; Khởi tạo biến theo cấu trúc như sau: Kieu_du_lieu ten_bien = giatri; Ví dụ: int count = 1, lastNumber, numberOfPages = 1; Một số kiểu dữ liệu trong Java như sau: Kiểu dữ liệu Kích thước Giá trị boolean 1 byte true hoặc false char 2 bytes Tất cả các kí tự Unicode byte 1 byte -128 đến 127 short 2 bytes -32768 đến 32767 int 4 bytes long 8 bytes float 4 bytes double 8 bytes String Trong Java, để thêm những dòng ghi chú, chúng ta sử dụng “/*” và “*/”. 5. String Đối với kiểu dữ liệu String, có một số phương thức bạn cần phải nắm như sau:  boolean equals(String_khac): so sánh hai chuỗi, có phân biệt hoa thường Ví dụ: String greeting = “Hello”; greeting.equals(“Hello”) = true; greeting.equals(“Good-Bye”) = false; greeting.equals(“hello”) = false;  boolean equalsIgnoreCase(String_khac): so sánh 2 chuỗi nhưng không phân biệt hoa thường. String greeting = “Hello”; greeting.equalsIgnoreCase(“hello”) = true;  String toLowerCase(): chuyển tất cả các kí tự thành kí tự thường String greeting = “Hello”; greeting = greeting.toLowerCase(); //greeting = “hello”  String toUpperCase(): chuyển tất cả các kí tự thành hoa String greeting = “Hello”; greeting = greeting.toUpperCase();//greeting = “HELLO”  String trim(): loại bỏ các khoảng trắng phía trước và phía sau chuỗi String greeting = “ Hello ”; greeting = greeting.trim();//greeting = “Hello”  char charAt(Vitri): trả về kí tự tại vị trí Vitri String greeting = “Hello”; char kt = greeting.charAt(0);//ch = ‘H’  String substring(vitribatdau): trả về chuỗi bắt đầu từ “vitribatdau” cho đến hết chuỗi String greeting = “Hello”; greeting = greeting.substring(2);//greeting = “llo”  String substring(vitribatdau,vitriketthuc): trả về chuỗi bắt đầu từ “vitribatdau” cho đến vị trí “vitriketthuc” String greeting = “Hello”; greeting = greeting.substring(1,3);//greeting = “ell”  int indexOf(A_String): trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi A_String String greeting = “Hello”; Int index = greeting.indexOf(“ll”);//index = 2  int indexOf(A_String,vitribatdau): trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi A_String, bắt đầu từ “vitribatdau”  int lastIndexOf(A_String): trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi A_String, bắt đầu từ cuối chuỗi. String greeting = “Hello”; int index = greeting.lastIndexOf(“ll”);//index = 2;  int compareTo(A_String): so sánh 2 chuỗi.  int compareToIgnoreCase(A_String) : so sánh 2 chuỗi, không phân biệt hoa thường 6. Nhập dữ liệu trong Console Để nhập dữ liệu từ bàn phím vào trong Console, Java cung cấp lớp Scanner. Cụ thể cách thực hiện như sau: Khi sử dụng lớp Scanner, bạn phải khai báo thư viện “import java.util.Scanner” nextInt() dùng để đọc số nguyên nhập từ bàn phím nextLine() dùng để đọc nguyên một dòng (line). Ở phần “nhập chuỗi s”, bạn gọi 2 lần nextLine(). nextLine() đầu tiên là để đọc kí tự xuống dòng do bạn nhập m rồi enter. Còn nextLine() thứ hai sẽ đọc chuỗi “toi di hoc”. 7. Câu lệnh rẽ nhánh If(dieu_kien) //Xu li khi điều kiện đúng Else //Xử lí khi điều kiện sai 8. Vòng lặp Cách 1 While(dieu_kien){ //xử lí } Cách 2 Do{ //xử lí While(dieu_kien); Cách 3: For(khoitao;dieu_kien;cap_nhat) 9. Tạo lớp (Class), thuộc tính và phương thức Đọc tài liệu đi kèm (java_class.pdf) 10. Tạo mảng (Array) Đọc tài liệu đi kèm (java_array.pdf)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan