Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bao cao thuc tap benh vien q_3...

Tài liệu Bao cao thuc tap benh vien q_3

.DOCX
26
9112
111

Mô tả:

bài báo cáo bệnh viện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA DƯỢC ----o0o---- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỆNH VIỆN QUẬN 3 Sinh viên thực hiện : Võ Thị Kiều Nhiên MSSV : 1211508107 Lớp : 12CDS13 Khóa : 2012 – 2015 Giáo viên hướng dẫn : DS Võ Thị Thu Hà Tp.Hồ Chí Minh, năm 2015 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỆNH VIỆN QUẬN 3 MỤC LỤC TRANG PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.............................1 1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập.....................................................................1 1.2. Mô tả cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện2 1.2.1. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................2 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược......................................................4 1.3. Nêu nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoa Dược....................................4 1.3.1. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược ..............................5 1.3.2. Yêu câu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược...5 1.3.3. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc 6 1.3.4. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của cán bộ thống kê dược...........................6 1.3.5. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng....7 PHẦN 2. KẾT QUẢ THỰC TẬP.......................................................................8 2.1. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược..................8 2.2. Kho thuốc bệnh viện theo hướng dẫn GSP.................................................9 2.2.1. Ý nghĩa, yêu cầu..........................................................................................9 2.2.2. Nội dung hoạt động.....................................................................................9 2.3. Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện và Hội đồng thuốc và điều trị.................................................................................................11 2.3.1. Hoạt dộng thông tin giới thiệu thuốc.........................................................11 2.3.2. Hội đồng thuốc và điều trị.........................................................................14 2.4. Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện..........................................16 2.4.1. Qui trinh dự trù cung ứng thuốc................................................................16 2.4.2. Phương thức cấp phát thuốc đến tay người bệnh.......................................18 2.5. Nghiệp vụ Dược bệnh viện........................................................................18 2.5.1. Các văn bản hiện hành.......................................................................18 2.5.2. Quy trình thao tác chuẩn trong khoa Dược................................................19 2.5.3. Phần mềm quản lý.....................................................................................21 PHÂN TÍCH TOA THUỐC.............................................................................22 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................26 PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập Tên bệnh viện: Bệnh viện Quận 3 Địa chỉ: 114 – 116 Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Căn cứ quyết định số 92/2007/QĐ-UBND ngày 12/07/2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập bệnh viện Quận 3 trực thuộc UBND Quận 3 trên cơ sở sắp xếp lại TTYT Quận 3 thành 3 đơn vị: Phòng Y Tế, Bệnh Viện và TTYT Dự Phòng. Bệnh viện Quận 3 chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân Quận 3 và hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Quận có cơ cấu tổ chức gồm 4 phòng chức năng và 14 khoa ban đầu nay đã nâng lên 16 khoa. - Phòng Tổ chức – Hành chính quản - Khoa Nhi; trị; - Khoa Dinh dưỡng; - Phòng Kế hoạch tổng hợp; - Khoa Gây mê hồi sức; - Phòng Tài chính kế toán; - Khoa Xét nghiệm; - Phòng Điều dưỡng; - Khoa Chẩn đoán hình ảnh; - Khoa Dược & TTBYT; - Khoa Nội tổng hợp; - Khoa Mắt; - Khoa Khám bệnh; - Khoa Tai mũi họng; - Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực & - Khoa Răng hàm mặt; chống độc; - Khoa Ngoại; - Khoa Đông y – Vật lý trị liệu; - Khoa Sản; - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Trang 1 1.2. Mô tả cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện 1.2.1. Cơ cấu tổ chức Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau: - Nghiệp vụ dược; - Kho và cấp phát; - Thống kê dược; Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Phó Giám Đốc Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Nhà thuốc - Dược lâm sàng, thông tin thuốc; - Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện. BỆNH VIỆN QUẬN 3 vv Nhà thuốc SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA DƯỢC & TTBYT Phó Giám Đốc Trưởng Khoa Phó Khoa DS: Bùi Khắc Huy Nhà thuốc DS: Nguyễn Thị Cẩm Tú Trang Kho Kho chẵn Thống kê HC,VTTHY (thuốc) dược DTr: Phạm DS: Phùng Thị Lành Mạnh Cường dụng cụ DTr: Lê Thị Kim Phượng Nghiệp vụ dược DLS – Thông tin thuốc DS: Huỳnh Thị Hồng Diễm DS: Hồ Thị Quỳnh Loan DTr: Phan Ngọc Phụng thiết bị Trang thiết bị KTV: Ngô Thị Trinh Trang thiết bị Kho cấp phát 1 Kho cấp phát 2 1.2.2. ChứcThịnăng nhiệm vụDTr: củaHuỳnh khoa Thị Dược Phượng DT: Hoàng Tuyếtvà Phương DTr: Phạm Thị Nhỏ Nguyễn Thị Minh Hoàng DTr: Chức năng: Khoa Dược là khoa chuyênDTr: mônVũchịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh Công Khôi Nguyên DTr: Phan Thị Thúy Kiều viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về DTr: Huỳnh Minh Lộc toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời DTr: Phạm Thị Ngoan thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.  Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. - Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện. - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. - Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược - Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược. - Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. - Tham gia chỉ đạo tuyến. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. - Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. - Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao 1.3. Nêu nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoa Dược 1.3.1. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược  Yêu cầu về trình độ: tối thiểu phải là dược sĩ đại học. Đối với bệnh viện hạng 3 và không phân hạng chưa có dược sĩ đại học thì Giám đốc bệnh viện ủy quyền bằng văn bản cho dược sĩ trung học phụ trách khoa.  Chức trách, nhiệm vụ:  Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện.  Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư này.  Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện. Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám đốc bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn  thuốc sử dụng trong bệnh viện; Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản và sử dụng  thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn). Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với phòng Tài chính - kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóa  chất. Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế. Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trong khoa   tham gia hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện. Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện. Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho đồng nghiệp và cán bộ tuyến dưới. 1.3.2. Yêu câu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược  Yêu cầu về trình độ: tối thiểu là dược sĩ đại học đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và 2. Bệnh viện hạng 3 và không phân hạng, yêu cầu tối thiểu là dược sĩ trung học.  Chức trách, nhiệm vụ: - Kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện. - Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến - Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc. Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược. Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. - Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng. - Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công. 1.3.3. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc  Yêu cầu về trình độ: Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học có giấy ủy quyền theo quy định; Thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học.  Chức trách, nhiệm vụ: - Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho. Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho thuốc, khoa Dược. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát. -Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên 1.3.4. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của cán bộ thống kê dược   Yêu cầu về trình độ có nghiệp vụ thống kê và dược. Chức trách, nhiệm vụ: - Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác. - Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của cấp trên - Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế vào trước ngày 15/10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 của năm kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu. 1.3.5. Yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác dược lâm sàng  Yêu cầu về trình độ tối thiểu là dược sĩ đại học.  Chức trách, nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược. Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh. - Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. - Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xem xét thay thế thuốc bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc. - Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công. PHẦN 2. KẾT QUẢ THỰC TẬP 2.1. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược a. Qui trình sắp xếp thuốc : Nguyên tắc sắp xếp : - 3 dễ (dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra) Xếp theo nguyên tắc FIFO ( nhập trước xuất trước) và FEFO (hết hạn trước - xuất trước) Nhãn luôn quay ra phía ngoài Phân loại khu vực - Thuốc vừa đến đang chờ kiểm nhập được sắp xếp và bảo quản ở khu vực “Hàng chờ nhập”. - Thuốc sau khi kiểm tra sơ bộ đạt yêu cầu được sắp xếp và bảo quản tại khu vực “Bảo quản”. - Thuốc khi xuất kho được tập kết tại khu vực “Hàng chờ xuất”. Xác định vị trí thuốc sắp xếp tại khu vực “Bảo quản”  Theo nhóm điều trị (TT40/BYT), mỗi nhóm phân chia theo thứ tự a, b, c  Các dạng thuốc lỏng để tầng dưới giá kệ Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần để khu vực riêng theo TT 19/BYT Thuốc hết hạn sử dụng, hư hỏng sắp xếp ở khu biệt trữ. Thuốc có yêu cầu bảo quản lạnh cần để vào tủ lạnh nhiệt độ 2o-8oC Thuốc có hạn dùng dài xếp phía trong, hàng có hạn dùng ngắn sắp bên ngoài     để cấp phát trước. Lưu ý: hàng nhập sau không có nghĩa là có hạn dùng dài hơn. b. Qui trình bảo quản thuốc : Theo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc. -Có sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm 2 lần trong ngày. Điều kiện bảo quản ≤25oC ≤70% -Bảo quản đúng yêu cầu do nhà sản xuất ghi trên nhãn. Ví dụ : Novomix,vb Efferalgan thuốc đặt, Biragan 150, thuốc tiêm Suxamethonium Chloride bảo quản ở 2o-8oC. -Theo dõi hạn dùng, nếu phát hiện thuốc gần hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiện nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục để khu vực riêng. -Kiểm tra sức khoẻ thủ kho 6 tháng/lần. 2.2. Kho thuốc bệnh viện theo hướng dẫn GSP 2.2.1. Ý nghĩa, yêu cầu - “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: Good Storage Practices, viết tắt: GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng. 2.2.2. Nội dung hoạt động a) Nhân sự: Kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho. Được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải được qui định rõ trách nhiệm, công việc của từng người. Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung thực, phải có trình độ nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các qui định của Nhà nước. Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học đối với các cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc tân dược Thủ kho thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các qui định của pháp luật có liên quan. Được đào tạo cập nhật những qui định mới của nhà. b) Nhà kho và trang thiết bị: + Địa điểm: Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn, và lũ lụt.. + Thiết kế, xây dựng:  Kho phải đủ rộng, và khi cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khu  Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy.  Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền  Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để chống ẩm, chống thấm  Trang thiết bị: Nhà kho phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Có các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản. - Đủ ánh sáng bảo đảm các hoạt động trong khu vực kho được chính xác, an toàn. - Có đủ các trang bị, giá, kệ để sắp xếp hàng hóa. Khoảng cách giữa các giá kệ, giữa giá kệ với nền kho phải đủ rộng - Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cho công tác phòng chống cháy nổ - Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép. - Có các qui định và biện pháp để chống sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm...  Các điều kiện bảo quản trong kho: Bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác. + Nhiệt độ: Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C. Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150C. Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80C. Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C. Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá - 100C. + Độ ẩm: Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%. Kho bảo quản thuốc, nguyên liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt c) Vệ sinh:  Khu vực bảo quản phải sạch. Phải có văn bản qui định chương trình vệ sinh  Tất cả thủ kho, làm việc tại khu vực kho phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Người mắc các bệnh về đường hô hấp, hoặc có vết thương hở đều không được làm việc trong khu vực bảo quản .Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp.  phải mặc quần áo bảo hộ lao động thích hợp. d) Các quy trình bảo quản  Yêu cầu chung:  Nguyên tắc nhập trước - xuất trước (FIFO- First In /First Out) hoặc hết hạn trước - xuất trước (FEFO- First Expired/ First Out) cần phải được thực hiện.  Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biệt  Phải qui định chương trình kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất  Phải có hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc.  Nhãn và bao bì:  Các thuốc phải được bảo quản trong bao bì thích hợp, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng của thuốc  Phải tuân thủ các yêu cầu của dược điển và các qui định pháp luật  Tiếp nhận thuốc:  Việc tiếp nhận thuốc phải được thực hiện tại khu vực dành riêng cho việc tiếp nhận thuốc  Thuốc trước khi nhập kho phải được kiểm tra, đối chiếu với các tài liệu chứng từ liên quan về chủng loại, số lượng, và các thông tin khác ghi trên nhãn  Các lô hàng phải được kiểm tra về độ đồng nhất  Các thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt phải nhanh chóng được kiểm tra e) Thuốc trả về - Được bảo quản tại khu biệt trữ. Các thuốc này chỉ được đưa trở lại kho thuốc để lưu thông, phân phối, sử dụng sau khi bộ phận bảo đảm chất lượng đánh giá là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. - Tất cả các thuốc trả về, sau khi được bộ phận bảo đảm chất lượng đánh giá là không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì không được đưa vào sử dụng và phải được xử lý theo qui định của pháp luật. - Những thuốc do bệnh nhân trả lại phải được để ở khu vực riêng, chờ hủy bỏ. 2.3. Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện và Hội đồng thuốc và điều trị 2.3.1. Hoạt dộng thông tin giới thiệu thuốc a) Mục tiêu hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện  Đảm bảo sử dụng thuốc được hợp lý, an toàn, có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Đảm bảo liên hệ giữa các hoạt động quy chế, điều hành với thực hành điều trị giữa y và dược.  Giáo dục bệnh nhân tránh lạm dụng thuốc men và tránh tự chữa bệnh bằng thuốc thiếu khoa học. b) Chức năng - Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc  Sắp xếp, cập nhật thông tin để đáp ứng nhu cầu về thông tin thuốc, tư vấn cho thầy thuốc trong việc điều trị, kê đơn. Tham gia thảo luận các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc cho người bệnh trong một số trường hợp nếu được yêu cầu.  Cung cấp thông tin về thuốc cho “Hội đồng thuốc và điều trị” của bệnh viện trong việc lựa chọn thuốc.  Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh nội trú và ngoại trú (chỉ tư vấn dùng thuốc không cần kê đơn cho người bệnh nội trú và ngoại trú). Đối với thuốc kê đơn cần trao đổi và được sự đồng ý của thầy      thuốc điều trị mới trả lời yêu cầu từ người bệnh. Tham gia theo dõi, xử lý các phản ứng có hại và theo dõi chất lượng thuốc. Quản lý thông tin về thuốc. Thông tin về đánh giá hiệu quả của thuốc. Cung cấp, tập hợp thông tin về thuốc cho các bệnh viện tuyến dưới. Tham gia đào tạo, huấn luyện kiến thức sử dụng thuốc trong bệnh viện và cho bệnh viện tuyến dưới.  Báo cáo phản hồi thông tin thuốc lên tuyến trên. c) Nội dung các thông tin thuốc + Phản ứng có hại và các nguy hại của thuốc. + Các khuyến cáo về liều dùng, dược động học và sinh khả dụng so sánh giữa các thuốc dưới các tên biệt dược khác nhau. + Các thông tin:     Điều trị: cách xử lý, điều trị trong các trường hợp dùng thuốc quá Tương tác thuốc: thông tin cho bác sĩ những tương tác thuốc có lợi Chống chỉ định của thuốc Kinh nghiệm sử dụng thuốc trong điều trị của các “Hội đồng thuốc và điều trị” tuyến trên cho tuyến dưới và thông tin phản hồi từ tuyến dưới lên tuyến trên.  Các báo cáo thẩm định về thuốc. + Các thông báo :  Những thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam. Những thuốc đã bị thu hồi và bị cấm ở Việt Nam và ở các nước khác. d) Phương pháp thông tin - Dùng điện thoại để nhận và trả lời yêu cầu trực tiếp từ thầy thuốc và y tá. - Với thông tin không cần ngay lập tức: Dùng thùng thư để tại các khoa phòng, người có nhu cầu viết câu hỏi lên giấy, bỏ vào thùng thư, cứ 1/2 ngày cán bộ thông tin mở thùng thư để chuẩn bị trả lời người có nhu cầu thông tin. - Tất cả mọi thông tin đều được ghi chép lưu trữ và tra cứu lại. e) Đối tượng của thông tin thuốc  Thông tin thuốc cho thầy thuốc kê đơn - Tên các hoạt chất theo tên quốc tế (INN), tên gốc, tên thương mại. - Nồng độ, hàm lượng hoạt chất trong một đơn vị thành phẩm. - dược động học của thuốc: hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ. - Các chỉ định và chống chỉ định, dạng bào chế. - Cơ chế tác dụng của thuốc, các phản ứng phụ có thể xảy ra. - Độc tính, biểu hiện ngộ độc, cách xử trí, tương kỵ của thuốc. - Tương tác của thuốc (thuốc với thuốc, thực phẩm, nước uống). - Cách dùng, liều dùng, thang bậc, giá cả. - Thông tin thuốc cho bệnh nhân  Thông tin thuốc cho bệnh nhân - Tên thuốc, dạng dùng, liều dùng, cách dùng. - Tác dụng mong muốn. - Hướng dẫn sử dụng các dạng bào chế đặc biệt. - Hướng dẫn quan sát, theo dõi các triệu chứng khác lạ trong khi dùng thuốc. - Những triệu chứng của phản ứng không mong muốn, cách xử trí - Kỹ năng theo dõi tác dụng thuốc trong quá trình điều trị. - Tương tác thuốc (thuốc – thuốc, thực phẩm, nước uống). - Cách bảo quản lượng thuốc đã mua, được cấp. f) Vai trò của dược sĩ trong thông tin thuốc tại bệnh viện - Sắp xếp từng loại thông tin, cập nhật thông tin. - Tư vấn dùng thuốc cho thầy thuốc, cho người bệnh - Đưa thông tin thuốc cho “Hội đồng thuốc và điều trị” lựa chọn thuốc. - Tham gia giáo dục, đào tạo, huấn luyện kiến thức thông tin thuốc trong bệnh viện và các bệnh viện tuyến dưới. 2.3.2. Hội đồng thuốc và điều trị a) Chức năng, tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị  Chức năng: Tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.  Tổ chức: - Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. - Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm các thành phần sau đây:  Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn;  Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện;  Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành viên này  Ủy viên gồm:  Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡng trưởng bệnh viện;  Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm sàng;  Trưởng phòng Tài chính - Kế toán.  Hoạt động của Hội đồng: - Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng. - Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm. - Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. - Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12. b) Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện - Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện, đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị; - Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; - Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành; c) Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị  Nguyên tắc xây dựng hướng dẫn điều trị: - Phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng dẫn của các chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Y tế ban hành. - Phù hợp với trình độ chuyên môn, nhân lực và trang thiết bị hiện có của đơn vị. - Phản ánh quy tắc thực hành hiện thời. - Đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật.  Các bước xây dựng hướng dẫn điều trị (HDĐTr): - Xác định nhóm chuyên gia để xây dựng hoặc điều chỉnh các hướng dẫn điều trị sẵn có; - Xây dựng kế hoạch tổng thể để xây dựng và thực hiện HDĐTr; - Xác định các bệnh cần hướng dẫn điều trị trong bệnh viện; - Lựa chọn và xây dựng các hướng dẫn điều trị phù hợp; - Xác định loại thông tin đề cập trong hướng dẫn điều trị; - Lấy ý kiến góp ý và áp dụng thử hướng dẫn điều trị; - Phổ biến hướng dẫn và thực hiện hướng dẫn điều trị;  Triển khai thực hiện - Cung cấp đủ hướng dẫn điều trị tới thầy thuốc kê đơn; - Tập huấn sử dụng cho tất cả thầy thuốc kê đơn; - Tiến hành theo dõi, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị; - Định kỳ rà soát và cập nhật các nội dung hướng dẫn đã được xây dựng. d) Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị: - Phân tích ABC: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; - Phân tích nhóm điều trị; - Phân tích VEN: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; - Phân tích theo liều xác định trong ngày - DDD: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này; e) Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và các sai sót trong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện từ giai đoạn chẩn đoán, kê đơn của thầy thuốc, chuẩn bị và cấp phát thuốc của dược sĩ, thực hiện y lệnh và hướng dẫn sử dụng của điều dưỡng, sự tuân thủ điều trị của người bệnh nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình điều trị. f) Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc Hội đồng Thuốc và điều trị có nhiệm vụ chuyển tải các thông tin về hoạt động, các quyết định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyết định của Hội đồng trên cơ sở bảo đảm được tính minh bạch trong các quyết định để tránh những xung đột, bất đồng về quyền lợi. 2.4. Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện 2.4.1. Qui trinh dự trù cung ứng thuốc a) Cơ sở lập kế hoạch cung ứng thuốc  Dự toán chi ngân sách nhà nước năm kế hoạch được cơ quan nhà nước có      thẩm quyền giao và các nguồn thu hợp pháp khác của Bệnh viện. Tình hình thực tế mua và sử dụng thuốc của năm trước. Dự kiến nhu cầu thuốc năm kế hoạch. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện. Phát đồ điều trị của Bệnh viện. Danh mục thuốc được BHYT thanh toán theo TT 40/2014/TT-BYT (tân dược) và TT 05/2015/TT-BYT (thuốc đông y).  Phân tích ABC-VEN danh mục thuốc cần sử dụng cho cả năm qua Hội đồng thuốc và điều trị. b) Trình duyệt kế hoạch cung ứng thuốc Trình duyệt kế hoạch cung ứng thuốc mua thuốc nộp SYT để chuẩn bị đấu thầu tập trung bao gồm:  Tờ trình xin phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua thuốc và tổng giá trị các gói thầu trong kế hoạch đấu thầu.  Quyết định phê duyệt danh mục, số lượng và giá kế hoạch từng mặt hàng thuốc trong từng gói thầu của Giám đốc Bệnh viện.  Biên bản họp Hội đồng thuốc và điều trị của đơn vị về kế hoạch đấu thầu mua thuốc biệt dược (đối với Gói thầu thuốc theo tên biệt dược). ĐẤU THẦU TẬP TRUNG a. Tổ chức thực hiện đấu thầu: SYT - Sở Y Tế xây dựng danh mục đấu thầu tập trung dựa trên các kế hoạch cung ứng sử dụng thuốc của các bệnh viên - Phân chia các gói thầu và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật tại hồ sơ mời thầu mua thuốc theo thông tư 31/2014/TT- BYT ngày 26/9/ - Thành lập hội đồng chấm thầu : xét duyệt hồ sơ của các nhà thầu dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được xây dựng trong hồ sơ mời thầu. - Hội đồng thẩm định chuyên môn gồm: Dược sĩ các bệnh viện chuyên khoa, Cán bộ Phòng Quản lý Dược, cán bộ Bào hiểm y tế b. Phê duyệt kết quả đấu thầu : Chủ tịch UBND TP. HCM c. Thực hiện ký kết hợp đồng nguyên tắc được ký kết giữa SYT và Công ty Dược trúng thầu. d. Các bệnh viên ký kết hợp đồng mua bán với các công ty trúng thầu dựa trên hợp đồng nguyên tắc bao gồm các giấy tờ sau : T T Tên hồ sơ 1 HĐ nguyên tắc - Kết quả trúng thầu (Ký kết giữa SYT & Công ty Dược) 2 Quyết định v/v phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của SYT 3 HĐ cung cấp hàng hóa thuốc y tế (Ký kết giữa BVQ3 & Công ty Dược) 2.4.2. Phương thức cấp phát thuốc đến tay người bệnh Qui trình cấp phát thuốc nội viện : -Nhận phiếu lãnh từ các khoa phòng đã ký duyệt -Nhập phiếu lãnh trên phần mềm -In phiếu xuất hàng có giá thuốc cho khoa phòng trên phần mềm -Soạn, kiểm tra và giao thuốc cho các khoa phòng -Ký giao nhận vào sổ ký nhận của các khoa phòng Qui trình cấp phát thuốc ngoại trú : -Nhận toa thuốc của bệnh nhận -Giám định toa : kiểm tra toa thuốc của BS theo đúng qui định -Soạn thuốc theo toa BS -Kiểm tra thuốc : kiểm tra thuốc thực tế và số lượng thực tế được soạn đúng theo toa BS. -Phát thuốc tận tay bệnh nhân (BN kiểm tra thuốc trước khi ra về) 2.5. Nghiệp vụ Dược bệnh viện 2.5.1. Các văn bản hiện hành - Thông tư 22/2011/TT-BYT Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện - Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện -Thông tư 23 hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. -Thông tư 19 quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. -Thông tư 40/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành năm 2014 hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. -Thông tư 05/2015/TT-BYT về Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành -Thông tư 37 hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ngày 17 tháng 11 năm 2014 - Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 02/02/2008 Về việc ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú - Thông tư số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn mua thuốc đấu thầu trong các cơ sở y tế - Thông tư số: 31/2014/TT- BYT ngày 26/9/2014 Quy định Bảng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật tại hồ sơ mời thầu mua thuốc - Thông tư số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI - Quyết định 37/2008/QĐ-BYT ban hành danh mục thuốc hiếm theo yêu cầu đ.trịT 2.5.2. Quy trình thao tác chuẩn trong khoa Dược QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN SOẠN THẢO VĂN BẢN TẠI BỆNH VIỆN Lưu đồ Công việc thực hiện - Bệnh nhân xếp đơn thuốc vào rổ - Nhân viên cấp phát tiếp nhận đơn thuốc Đơn không hợp lệ Nhận toa Đáp ứng yêu cầu Trách nhiệm Nhân Các đơn thuốc phải đúng theo thứ tự như bệnh nhân đã nộp viên cấp phát thuốc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng