Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Báo cáo thực tập-an toàn môi trường...

Tài liệu Báo cáo thực tập-an toàn môi trường

.PDF
20
264
53

Mô tả:

§1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA LĨNH VỰC CNHH 1. Định nghĩa - Kỹ thuật hoá học là một lĩnh vực học thuật khoa học công nghệ rộng lớn mà đối tượng của nó chính là công nghệ biến đổi chất (đó thực chất là các quá trình – thiết bị, chuyển hoá các vật liệu khác nhau ở quy mô công nghiệp), nhắm sản xuất ra các sản phẩm xã hội, đồng thời đảm bảo tính an toàn cho môi trường. - KTCNHH quan tâm đến việc biến đổi các thành phần, cấu trúc của vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm hoàn toàn khác với nguyên liệu tạo ra nó; để sản xuất ra các sản phẩm xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người (thường không có trong tự nhiên), đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái không phát sinh ra các chất gây độc hại cho môi trường bằng cách tạo và xây dựng các giải pháp kỹ thuật. - KTCNHH là một ngành khoa học về các quy trình công nghệ sản xuất ra các sản phẩm. Nó liên quan đến gần như toàn bộ các ngành khoa học khác (luyện kim, năng lượng, điện tử, thực phẩm, …) - KTCNHH còn mang tính thực tiễn rất cao. Đó là các quá trình được triển khai trong công nghiệp sao cho có thể sản xuất được các sản phẩm với chất lượng tốt nhất và giá thành thấp nhất có thể. - KTCNHH luôn gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường. 2. Nhiệm của của kỹ sư CNHH - Tìm hiểu và quy hoạch các quá trình công nghệ (lựa chọn công nghệ, lựa chọn quy mô sản xuất, lựa chọn khả năng cơ giới hoá, tự động hoá, …) sao cho phù hợp nhất với điều kiện. - Phải có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt và tích hợp các hệ thống công nghệ. - Các bước cơ bản trong quá trình vận hành một hệ thống CNHH: 1. Chuẩn bị nguyên liệu 2. Các quá trình – thiết bị gia công và xử lý nguyên liệu. 3. Chuyển hoá hoá học nguyên liệu. 4. Gia công chế biến sản phẩm. 5. Ra sản phẩm. 6. Bán hàng. 3. Phương pháp triển khai. 3.1. Phương pháp quy hoạch - Lập ra kế hoạch và tiến hành tổ chức nghiên cứu đỏi hỏi người kỹ sư phải nắm được các quy luật tự nhiên để vận hành các quá trình CNHH, đồng thời phải có kinh nghiệm thực tế để tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm, đồng thời phải có các tri thức về nguyên liệu, sản phẩm. Từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp nhất. 3.2. Tính toán thiết kế và triển khai. - Tính toán được quy mô thiết bị cần có trong mọi quá trình công nghệ trong hệ thống. Cân bằng vật chất, cân bằng năng lượng => kích thước thiết bị. - Tính toán được quá trình thiết kế lắp đặt thiết bị. - Phải xác định được các yêu cầu về tự động hoá, đo lường điều khiển, vận hành và bảo dưỡng thiết bị. - Tiến hành chế tạo các hệ thống thiết bị (chế tạo từng thiết bị riêng lẻ và cả phần kết cấu). - Trong công tác thiết kế lắp đặt, người kỹ sư CNHH phải phối hợp chặt chẽ với kỹ sư xây dựng, kiến trúc để bố trí hợp lý hệ thống thiết bị, đồng thời phải kết hợp với các kỹ sư điện, tự động hoá để bố trí các hệ thống đo lường điều khiển. - Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành, bảo dưỡng hệ thống thiết bị: + Người kỹ sư CNHH phải ban hành các quy định về quá trình vận hành, ấn định các NS, tải, phụ tại cho các thiết bị trong hệ thống một cách cụ thể, chính xác. 1 + Theo dõi và tiến tới loại trừ khâu yếu nhất của hệ thống công nghệ. + Tìm mọi biện pháp kỹ thuật để cải tiến hoặc thay thế các thiết bị không hợp lý trong hệ thống. + Xây dựng và đưa ra các phương án vận hành hệ thống thiết bị khi có các biến động về nguyên liệu hoặc các yếu tố công nghệ của hệ thống. + Đủ sức đưa ra được các thay đổi hệ thống thiết bị công nghệ khi có yêu cầu. + Phải có khả năng liên hệ một cách mật thiết với các xí nghiệp, dây chuyền công nghệ có liên quan đến mình. §2. MỐI NGUY HIỂM DO HOÁ CHẤT VÀ VẬT LIỆU GÂY NÊN I. Khái niệm chung - Mọi hoá chất và vật liệu đều chứng đựng trong nó nhiều hiểm hoạ nhất định. - Các hiểm hoạ do hoá chất và vật liệu gây ra phụ thuộc phần lớn vào bản chất của hoá chất và vật liệu đó (Đôi khi các tính chất quý của vật liệu hoặc hoá chất đó lại là những những hoạ nhất). - Các mối nguy hại hoặc hiểm hoạ do hoá chất và vật liệu chỉ có thể gây ra khi mà ta không kiểm soát được nó. II. Các sự cố (hay các khả năng con người không kiểm soát được hoá chất và vật liệu). 1. Trạng thái không ổn định của các thiết bị phản ứng hoá học. - Các trạng thái làm việc không ổn định trong thiết bị => hiện tượng tăng nhiệt, áp suất cục bộ => gây vỡ, hư hỏng thiết bị và có thể gây nguy hại. - Nếu phản ứng hoá học trong các thiết bị phản ứng rơi vào trạng thái không ổn định thì khi đó nhiệt độ hay áp suất của phản ứng sẽ tăng: + Nhiệt độ tăng, thông thường sẽ phát sinh ra các phản ứng phụ không mong muốn. + Áp suất tăng, cũng gây ra các phản ứng phụ không mong muốn hoặc gây nổ, vỡ thiết bị. - Có nhiều phương pháp để kiểm soát trạng thái làm việc của thiết bị phản ứng. Ví dụ: Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt, điều hoà áp suất. Trong một thiết bị phản ứng, thường sử dụng 2 đến 3 cấp an toàn. - Hậu quả xảy ra khi không kiểm soát được trạng thái làm việc ổn định của thiết bị phản ứng: + Phát sinh ra các sản phẩm không mong muốn. + Mất mát một lượng sản phẩm nào đó. + Gây hỏng hóc thiết bị (phải thay thế, sửa chữa hoặc thay mới). + Gây tác hại cho sức khoẻ người lao động. 2. Cháy nổ trong các thiết bị đường ống. - Đây là một sự cố hết sức nguy hiểm trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị trong nhà máy hoá chất, thường xảy ra tại các thiết bị phản ứng làm việc với các hoá chất phản ứng rất mạnh. Ví dụ: + Các hoá chất phản ứng mạn với nước: Kim loại kiềm, CaC2. + Các chất nhạy với kích thích va đập: thuốc nổ, thuốc cháy. + Các chất dễ phân huỷ tạo thành khí O2 … - Do vậy trong quá trình vận hành sản xuất có chức các hiểm hoạ như trên chúng ta phải biên soạn và phân bố các quy tắc làm việc cần thiết, các quy định cụ thể về hướng dẫn an toàn đối với các công đoạn chứa hiểm hoạ nói trên. - Đưa ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu: + Xây dựng hệ thống xử lý sự cố: bình cứu hoả, bể nước, … để dập lửa. + Các hệ thống thoát hiểm: cầu thang phụ, cửa thoát hiểm, … 3. Sự cố do cháy nổ các hệ bụi. - Các hệ bụi được cấu thành từ các hợp chất hữu cơ. Ví dụ: giấm, bột gỗ, sợi bông, sơn, thuốc nổ, than bột, lưu huỳnh, … đều có thể bốc cháy trong không khí khi xuất hiện một kích thích nào 2 đó. Đặc biệt là các hệ bụi có độ phân tán cao, có thể hập thụ được các hợp chất hoặc dung môi hữu cơ. - Hệ bụi cũng có thể bốc cháy khi các lớp bụi lắng đọng trên bề mặt của thiết bị đốt nóng. Ví dụ: vách ngăn các thiết bị trao đổi nhiệt, vỏ lò (sấy, nung), vỏ động cơ điện, … - Đối với các cơ sở sản xuất có thể phát sinh ra các hệ bụi, chúng ta phải xây dựng các hệ thống làm sạch: hệ thống thông gió, lọc bụi, làm sạch, … đồng thời tránh các khả nắng đốt nóng với hệ bụi và kích thích châm mồi và làm sạch nó. 4. Cháy nổ các chất khí, chất lỏng rò rỉ. - Cháy nổ các chất khí, chất lỏng rò rỉ là một trong những mối nguy hại rất lớn trong sản xuất công nghiệp. Các chất khí và chất lỏng có thể rò rỉ từ đường ống dẫn, các hệ thống bơm, van hoặc có thể rò rỉ từ các thiết bị phản ứng, bể chứa. - Sự rò rỉ các chất khí hoặc chất lỏng dễ xảy ra trong công nghiệp, vì: + Các thiết bị phản ứng thường có nhiều đường ống, đầu nối thiết bị kém. + Các hệ thống thiết bị được nối với nhau qua các hệ thống van phức tạp. - Khả năng cháy nổ của các chất khí, chất lỏng rò rỉ phụ thuộc vào: + Bản chất của chất lỏng, chất khí rò rỉ. + Tính chất của các chất khí rò rỉ đó tạo với không khí một hỗn hợp nổ (theo một tỷ lệ nào đó). + Lượng khí và lỏng rò rỉ đủ lớn. + Vị trí rò rỉ. - Việc nổ một hệ khí hay một hệ chất lỏng rò rỉ thường lan truyền với tốc độ ngọn lửa 2m/s. - Khi chất lỏng và chất khí bị rò rỉ ra ngoài không khí, có thể tạo thành một đám mây mù. Khi đó, chỉ cần một kích thích châm mồi (ví dụ: tia lửa điện, tia sét, …) thì sẽ có sự nổ ngay lập tức. Trong trường hợp đó, vận tốc lan truyền của ngọn lửa có thể đạt 50 đến 100 m/s. - Để tránh tạo hỗn hợp cháy trong không gian đủ lớn, người ta phải hạn chế các không gian rò rỉ bằng cách: + Các hệ thống đường ống dẫn chất lỏng, chất khí hạn chế đi trong lớp không gian kín. Khi bắt buộc phải đi qua không gian kín, không được phép để các vị trí nối, hệ thống van không được để trong không gian đó. + Tránh lắp van và các thiết bị đo ở các vị trí khó quan sát. + Bảo dưỡng thường xuyên các hệ thống thiết bị có nguy cơ rò rỉ cao. 5. Tác động của hoá chất lên cơ thể con người. 5.1. Hoá chất gây thương tích (cấp độ nhẹ nhất). - Hoá chất gây thương tích thường là các loại hoá chất có tính xâm thực mạnh. Ví dụ: axit, kiềm nóng, … - Sự cố thường phát sinh ra khi vỡ đường ống dẫn hoặc vỡ thiết bị phản ứng, hoặc các hệ thống van bị trục trặc, gây bắn vào người. - Giáp pháp: Phải chuẩn bị các phương tiện sơ cứu tại chỗ tại mỗi vị trí làm việc mà có nguy cơ tiếp xúc với loại hoá chất này. Ngoài ra cần bố trí các vòi nước sạch. 5.2. Hoá chất gây dị ứng. - Biểu hiện: Có thể gây ban đỏ, mẩn ngứa trên da hoặc tác động lên niêm mạc mắt gây chảy nước mắt, hoặc tác động lên niêm mạc mũi gây chảy nước mũi, ngạt thở. - Tác động của dị ứng có thể xảy ra trong thời gian dài. Với hoá chất gây thương tích, cơ thể có thể khỏi, lành lại trong một thời gian nhất định, nhưng với hoá chất dị ứng, thường nó theo cơ địa mỗi người và kéo dài suốt cả cuộc đời. - Giáp pháp: + Cách ly người mẫn cảm hoá chất đó với nguồn hoá chất đó. + Thay thế hoá chất gây dị ứng bằng hoá chất khác (nếu có thể). 5.3. Hoá chất gây ngộ độc. 3 - Khái niệm ngộ độc: Ngộc độc chỉ sự nhiễm độc của các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người. - Có nhiều con đường nhiễm độc dẫn đến ngộ độc: * Ngộ độc qua hô hấp: là quá trình cơ thể con người hít thở phải các khí độc trong không khí. Nó có thể dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ của cơ thể chống lại các chất độc này. Đầu tiên là ho, sau đó dẫn đến gây ngất => tử vong hoặc có thể gây ho kéo dài, dẫn đến phù phổi => tử vong. Nguy hiểm nhất là những khí độc không có mùi đặc trưng. Ví dụ: HCN, COCl2, … ngược lại, với các khí độc có mùi đặc trưng => có khả năng nhận biết => bớt độc hại hơn. - Biện pháp: + Khống chế nồng độ các khí độc. + Tránh rò rỉ khí độc trong không gian kín và ở vị trí làm việc của người lao động. + Lắp đặt các hệ thống thông gió. + Làm sạch các khí độc ra khỏi không khí bằng các phương pháp kỹ thuật: hấp thụ, hấp phụ, … + Xây dựng các lối thoát hiểm. + Xây dựng và đưa ra các quy định về an toàn. * Ngộ độc qua đường tiêu hoá: - Về nguyên tắc, con người không chủ động ăn các chất độc vào. Tuy nhiên, quá trình nhiễm độc qua đường tiêu hoá chủ yếu do vô tình. Ví dụ: tay nhiễm chất độc, dụng cụ ăn uống nhiễm hoá chất độc. - Các loại hoá chất độc thâm nhập vào cơ thể qua con đường tiêu hoá thường gây ra tác động ngay lập tức. Ví dụ: thuốc trừ sâu, thuỷ ngân, Mangan: tác động lên hệ thần kinh. - Phần lớn các nhiễm độc tiêu hoá qua đường thức ăn. * Ngộ độc qua da: - Các hoá chất gây ngộ độc qua da thấm vào máu, gây phản ứng ngay lập tức. Điều này nguy hiểm tương tự như hít phải khí độc. Trong một vài trường hợp, nó còn nguy hiểm và tác động nhanh hơn so với hít phải khí độc. Ví dụ: Anilin, nitro benzen, phenol, … - Giải pháp: Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hợp chất đó, sử dụng bảo vệ lao động. * Nhiễm độc vào máu qua các vết thương hở: - Nhiễm độc vào máu qua các vết thương hở, khi đó các chất độc vào thẳng máu, gây nhiễm độc ngay lập tức. 5.4. Hoá chất gây ung thư. - Các loại hoá chất gây ung thư thường là các loại hoá chất gây ngộ độc hay gây dị ứng cho cơ thể người trong thời gian dài. - Việc xác định các chất gây ung thư và liều lượng, thời gian gây nên bệnh ung thư cho người lao động đòi hỏi tốn nhiều công thức và thời gian nghiên cứu. Đặc biệt là 2 ngành hoá học và y học. - Có nhiều loại hoá chất gây ung thư khác nhau trên thực tế. Ví dụ: Amiang, Nitrobenzen, các hợp chất vòng benzen, … 5.5. Hoá chất gây tai biến thai sản. - Các loại hoá chất gây tai biến thai sản: gây ra hiện tượng quái thai. Ví dụ: Dioxin và hợp chất chứa dioxin, các tác dụng phụ của các loại biệt dược. §3. CÁC CHỈ TIÊU HOÁ LÝ CHÍNH ĐỐI VỚI HOÁ CHẤT VÀ VẬT LIỆU I. Giới thiệu chung. - Các chỉ tiêu hoá lý chính đối với các loại hoá chất và vật liệu. - Trên thế giới đều có một bộ tiêu chuẩn riêng về các chỉ tiêu hoá lý và ở mỗi quốc gia, đều có những cẩm nang, sổ tay riêng hoặc tiêu chuẩn riêng về các chỉ tiêu này. 4 - Với Việt Nam, các chỉ tiêu hoá lý đối với hoá chất và vật liệu tuỳ theo từng nhó ngành hoá chất và vật liệu, các chỉ tiêu này được các cơ quan khác nhau phát hành. - Ví dụ: + Chỉ tiêu về hoá chất và vật liệu hoá chất công nghiệp thường do bộ Khoa học và công nghệ, Bộ công thương phát hành. + Chỉ tiêu về hoá chất y tế do bộ Y tế phát hành. + Chỉ tiêu về hoá lý ảnh hưởng đến người lao động do bộ Lao động thương binh xã hội ban hành. II. Một số chỉ tiêu hoá lý chính. 1. Áp suất nổ, độ tăng áp suất cực đại của các loại thiết bị. - Áp suất nổ được hiểu là phần áp suất lớn nhất mà bình kín nào đó có thể chịu được. Thông thường, nó ở dạng bình kín chứa chất khí hoặc chất lỏng. - Áp suất nổ và độ tăng áp suất cực đại được xác định bằng thực nghiệm. Tuỳ theo đặc tính của từng thiết bị và tính chất của từng quốc gia. - Với các thiết bị hoặc thùng chứa chứa các loại vật liều rời có thể cháy được thì cũng phải xác định áp suất nổ và độ tăng áp suất cực đại theo khối lượng các loại vật liệu rời có trong đó. Ví dụ: Vật liệu rời: thuốc nổ, chất cháy, than bột, than hoạt tính, … 2. Giới hạn nổ. - Giới hạn nổ bao gồm giới hạn nổ trên và giới hạn nổ dưới, là thành phần tính bằng phần trăm thể tích của các chất khí, hơi cháy trong hỗn hợp của nó với oxy hoặc với không khí mà hỗn hợp đó không nổ được nữa. Ví dụ: CH3OH có giới hạn: 5,5% đến 36,5%. C2H2/kk có giới hạn: 2,8% đến 93%. C2H4/kk có giới hạn: 8,7% đến 85%. - Đối với các hệ bụi có khả năng gây cháy nổ thì giới hạn nổ của nó trong oxy, không khí được tính bằng lượng bụi (hoặc lượng pha rắn) có trong 1 m3 không khí. - Tất cả các giá trị giới hạn đều được xác định bằng thực nghiệm. 3. Điểm bắt lửa. - Điểm bắt lửa là một chỉ tiêu an toàn hết sức quan trọng đối với chất lỏng cháy. - Giá trị của điểm bắt lửa được định nghĩa là điểm nhiệt độ thấp nhất có thể mà ở đó có một lượng hơi của chất lỏng cháy được bốc lên đủ nhiều để tạo thành hỗn hợp có thể tự bốc cháy trong không khí khi có một kích thích nào đó. - Các chất lỏng cháy được thường được chia làm 2 loại theo mức độ nguy hiểm như sau: * Chất lỏng không tan trong nước (nguy hiểm nhóm A). Ví dụ: A1: Điểm bắt lửa <= 21oC (Xăng nhẹ). A2: 21oC < điểm bắt lửa <= 55oC (Xăng, dầu). A3: Điểm bắt lửa > 55oC (Dầu). * Chất lỏng tan trong nước (nguy hiểm nhóm B). Mức độ sát thương nhỏ hơn nhóm A rất nhiều. Ví dụ: Các loại rượu và dẫn xuất của rượu. 4. Nhiệt độ bốc cháy. - Cũng là một chỉ tiêu quan trọng về tính cháy nổ của các loại hoá chất và vật liệu. - Là nhiệt độ thấp nhất của một vách ngăn được đốt nóng mà tại đó nhiệt độ hỗn hợp hơi hoặc khí cháy trong không khí với áp suất thường có thể tự bốc cháy, không qua một kích thích nào đó. - Nhiệt độ bốc cháy trong oxy thường thấp hơn rất nhiều so với trong không khí. - Nhiệt độ bốc cháy của các chất lỏng, hơi đều được xác định bằng thực nghiệm, thường có các bảng tiêu chuẩn. 5. Nhiệt độ phát sáng và nhiệt độ tự bốc cháy của hệ bụi. 5 - Nhiệt độ phát sáng và nhiệt độ tự bốc cháy của hệ bụi được định nghĩa là nhiệt độ của một bề mặt được đốt nóng có thể làm phát sáng hoặc làm bốc cháy một lớp bụi động dày 5mm. (Tuy nhiên, đây là một khái niệm tương đối vì hệ bụi khi bốc cháy thì nó nhận năng lượng từ tất cả các phía). - Nhiệt độ tự bốc cháy của hệ bụi được xem là nhiệt độ thấp nhất của môi trường mà nó tự bốc cháy được. 6. Nồng độ cực đại cho phép của các hoá chất ở các vị trí làm việc. - Là nồng độ của một hoá chất hoặc một hợp chất nào đó thuộc dạng khí, hơi hoặc các phần tử lơ lửng mà không gây ảnh hưởng đối với sức khoẻ người lao động và không gây ra hậu hoạ cho môi trường. Ví dụ: Hàm lượng lớn nhất của bụi trong không khí mà con người được phép tiếp xúc hàng ngày (> 40h/tuần) là ≤ 50mg/m3. - Nồng độ cực đại cho phép được ấn định dựa trên cơ sở độc tính của các loại hoá chất, đồng thời cũng kể đến đặc trưng của các loại hình công việc và tất cả các quốc gia trên thế giới đều quy định nó trong sổ tay hoặc các bộ tiêu chuẩn quốc gia. - Các số liệu về giá trị nồng độ cực đại cho phép là chuẩn mực khoa học về bảo vệ sức khoẻ người lao động. Nó không chị sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - kỹ thuật trong công nghiệp. - Giá trị cực đại cho phép về nồng độ của các loại hoá chất mang tính quốc gia và thông thường do nền khoa học và y học lao động của quốc gia đó công bố trên cơ sở nghiên cứu về y học lao động, về bảo hộ lao động, về độc tính của các loại hoá chất, về vệ sinh công nghiệp và về cơ địa con người của dân tộc, quốc gia đó. - Ý nghĩa của giá trị nồng độ cực đại: Nhằm cấm sự có mặt của con người trong điều kiện vệ sinh môi trường và nồng độ hoá chất cực đại, ngoại trừ trường hợp tiếp xúc trong thời gian ngắn để xử lý sự cố. - Chú ý: Về phương diện kỹ thuật với tư cách là một người kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nếu phát hiện được một vị trí nào đó có nồng độ hoá chất cao hơn nồng độ cho phép thì phải bằng mọi giải pháp kỹ thuật hữu hiệu nhất để giảm các nồng độ đó xuống dưới giá trị nồng độ cực đại. 7. Giá trị nồng độ cho phép đối với các loại hợp chất tối nguy hiểm. - Hoá chất tối nguy hiểm là các loại hoá chất gây nguy hại cho người lao động, gây ra các bệnh hiểm nghèo. Ví dụ: Gây ung thư, tai biến thai sản. Và nó có thể phát huy tác dụng nguy hại của nó sau nhiều năm, kể cả khi người lao động không tiếp xúc với nó nữa. - Hoá chất tối nguy hiểm có tác dụng hàng chục năm hoặc nhiều hơn nữa, có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Đối với các loại hoá chất tối nguy hiểm, chúng ta không thể khuyến cáo thông qua các giá trị nồng độ cho phép mà người ta thường đưa ra các nồng độ cho phép đối với các hoá chất tối nguy hiểm là mức nồng độ các chất khí, hơi hay chất lơ lửng mà các phương tiện phân tích hiện đại nhất ngày nay có thể phát hiện được tại các vị trí làm việc của người lao động (vết của hoá chất tối nguy hiểm). - Về phương diện kỹ thuật, người kỹ sư, các bộ kỹ thuật khi phát hiện ra vết của hoá chất tối nguy hiểm phải bằng mọi biện pháp kỹ thuật hữu hiệu để làm giảm giá trị nồng độ đó xuống dưới ngưỡng phát hiện của các thiết bị đo hiện đại nhất (làm mất vết của các hoá chất đó). §4. CÁC BIỆN PHÁP CỦA KỸ THUẬT AN TOÀN MÔI TRƯỜNG TRONG TRIỂN KHAI VÀ VẬN HÀNH CÁC QUÁ TRÌNH CNHH *Triển khai công nghệ - Bước 1: Điều tra, kháo sát nguồn nguyên liệu, năng lượng, nước. - Bước 2: Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ phù hợp. + Nghiên cứu công nghệ ở quy mô phòng thí nghiệm (nếu cần). + Phân tích và lựa chọn công nghệ phù hợp. 6 + Nghiên cứu chuyển quy mô (nếu có) từ phòng thí nghiệm sang thực tế. - Bước 3: Triển khai. + Thiết kế công nghệ (trong thực tế, công nghệ thường có sẵn). + Thiết kế thiết bị. + Chế tạo thiết bị. + Thiết kế lắp đặt hệ thống (cả đo lường, điều khiển). + Thiết kế, triển khai, vận hành, tối ưu hệ thống công nghệ. (Lưu ý đảm bảo an toàn của hệ thống với mọi khâu, quá trình). * Trong thực tế, người ta thường tìm và chọn các nguyên, phụ liệu hoặc nguyên liệu, nhiên liệu ít độc hại hoặc không độc hại đối với môi trường sinh thái mà vẫn đảm bảo hoàn toàn yêu cầu về chất lượng sản phẩm hoặc phát triển được các giải pháp công nghệ ít độc hại, ít ảnh hưởng đến con người và môi trường thì khi đó các giải pháp này được gọi là kỹ thuật an toàn trực tiếp. * Vì lý do kỹ thuật, công nghệ hoặc kinh tế, chúng ta không thể chủ động sử dụng các nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu nói trên để đảm bảo an toàn ở tất cả các khâu như triển khai, như đã trình bày. Khi đó, người kỹ sư công nghệ phải triển khai các giải pháp an toàn dự phòng tại những khâu, công đoạn, vị trí cần thiết của dây chuyền công nghệ để đảm bảo an toàn cho toàn quá trình. Khi đó, các giải pháp này được gọi là kỹ thuật an toàn gián tiếp. => Trong thực tế, luôn ưu tiên các giải pháp an toàn trực tiếp. Trong trường hợp không sử dụng được mới sử dụng các giải pháp an toàn gián tiếp. I. Kỹ thuật an toàn trực tiếp. - Các nguyên lý của kỹ thuật an toàn trực tiếp được suy ra từ những nguy hại có thể do các loại hoá chất gây nên. Điều khó khăn để triển khai các nguyên lý an toàn trực tiếp là ở chỗ chúng ta không thể tách riêng các giải pháp kỹ thuật an toàn ra khỏi các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật chung của cả quá trình sản xuất. - Các nguyên lý của an toàn trực tiếp chỉ có thể được tận dụng khi chúng ta có thể đánh giá một cách chính xác các hiểm hoạ có thể có do các loại hoá chất và vật liệu trong dây chuyền công nghệ có thể gây nên (trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các tài liệu đang có trong nước cũng như ngoài nước). 1. Nguyên lý thứ nhất của kỹ thuật an toàn trực tiếp. * Phát biểu: Các quá trình cũng như các thiết bị công nghệ hoá học phải được làm việc với những nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, các chất phụ trợ không gây nên nguy hiểm hay ít gây nguy hiểm nhất cho con người và môi trường xung quanh. * Giải thích: - Nghĩa là chúng ta chỉ được phép sử dụng các loại hoá chất, nguyên liệu phụ trợ có tính độc hại trong trường hợp bất khả kháng, bắt buộc. - Tìm và phát triển được những công nghệ mà không tạo ra các sản phẩm trung gian độc hại đối với con người và môi trường xung quanh. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng các công nghệ tạo ra các sản phẩm trung gian độc hại, phải bằng mọi biện pháp kỹ thuật cô lập và tách chúng ra khỏi dây chuyền công nghệ. - Nguyên lý thứ nhất của kỹ thuật an toàn trực tiếp gắn liền với các hoạt động của các nhà nghiên cứu hoá học, sinh học chuyên nghiên cứu về công nghệ và các hoạt động của các kỹ sư công nghệ làm nhiệm vụ nghiên cứu triển khai. Nguyên lý thứ nhất như một nền tảng của mọi hoạt động trong dư duy và làm việc của các nhà kỹ thuật, nhà nghiên cứu công nghệ. Các hoạt động đó trả lời cho 2 câu hỏi sau: + Liệu có thể tìm hay phát triển được các công nghệ mà không liên quan hoặc ít liên quan đến các loại hoá chất và vật liệu nguy hiểm hay không? + Những nguyên liệu nào nguy hiểm hơn? Có hay không những xúc tác độc hại hoặc có thể tiến hành các quá trình công nghệ ở điều kiện nhẹ nhàng hay không? (áp suất thấp, nhiệt độ thấp, …). 7 - Tìm các công nghệ mà không tạo ra các sản phẩm phụ (sản phẩm phụ là những sản phẩm không mong muốn trong quá trình sản suất. Nó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đầu độc hệ sinh thái). Hay nói cách khác là triệt để áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. - Công nghệ được chọn phải hướng tới sử dụng các vật liệu chính, vật liệu phụ trong dung môi ít nguy hiểm hơn. Đó là những loại vật liệu hoá chất ít độc hại, không ăn mòn, ít nguy hiểm về cháy nổ hay sử dụng các chất xúc tác không gây độc hại. * Kết luận: Nguyên lý thứ nhất của kỹ thuật an toàn trực tiếp nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng những nguyên liệu hoá chất, vật liệu độc hại nguy hiểm. Nhưng điều đó không thể thực hiện được một cách tuyệt đối vì nhiều khi, việc sử dụng chúng là điều bắt buộc, bất khả kháng. 2. Nguyên lý thứ hai của kỹ thuật an toàn trực tiếp. * Phát biểu: Khi bắt buộc phải sử dụng các loại nguyên liệu, hoá chất độc hại nguy hiểm trong sản xuất, người kỹ sư phải tìm mọi biện pháp kỹ thuật công nghệ để hạn chế đến mức thấp nhất các hiểm hoạ đó. * Giải thích: - Sử dụng các biện pháp kỹ thuật, tìm và lựa chọn các điều kiện công nghệ thích hợp cho quá trình sản suất (nhiệt độ, áp suất, nồng độ, …). - Tìm và lựa chọn các thiết kế của các thiết bị thích hợp: + Tiến hành các phản ứng ở pha lỏng hoặc pha rắn, hạn chế tiến hành phản ứng ở pha hơi. + Lựa chọn các thiết bị mà khả năng phát tán bụi ra môi trường là ít nhất. + Các điều kiện làm việc của thiết bị ở trạng thái ổn định - Sử dụng mọi giải pháp an toàn có thể. Ví dụ: thiết kế chế tạo thiết bị sao cho tiết diện và chiều dài phần hàn kín là nhỏ nhất hoặc với thiết bị làm việc ở áp suất cao, sử dụng các thiết bị an toàn như van an toàn cơ, điện, cơ – điện, … - Sử dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ để tăng hiệu suất quá trình => mức độ làm việc của thiết bị sẽ giảm, đồng thời sẽ giảm được các sản phẩm phụ và chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường. - Sử dụng các biện pháp dự phòng + Đối với các giải pháp dự phòng cháy nổ, có nhiều nhưng trong kỹ thuật hoá học, đặc biệt chú ý đến các giải pháp kết nối các thiết bị làm việc (hạn chế tối đa các đầu nối, van nối, ống nối tự do) để hạn chế rò rỉ các loại hoá chất có thể gây cháy nổ. + Khi năng suất thiết bị không đủ lớn, hệ thống thiết bị được ghép như thế nào để hạn chế sự cố (ghép nối tiếp, song song). + Với các thiết bị phản ứng làm việc không liên tục, không được phép cho các cấu tử vào thiết bị cùng một lúc, mà phải cho lần lượt từng cấu tử vào một. * Kết luận: Hạn chế của nguyên lý hai của kỹ thuật an toàn trực tiếp là khi triển khai mất rất nhiều thời gian, phải được nghiên cứu công phu và khi áp dụng thường phải ngừng sản xuất (trong thực tế ít khi cho phép điều này). II. Kỹ thuật an toàn gián tiếp. * Phát biểu: Kỹ thuật an toàn gián tiếp thực chất là việc nghiên cứu triển khai tất cả các trang thiết bị có chức năng đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành công nghệ mà kỹ thuật an toàn trực tiếp đã không có giải pháp thích hợp tương ứng hoặc các giải pháp không triệt để. * Giải thích: - Sử dụng các thiết bị dừng sản xuất khi có sự cố kỹ thuật xảy ra (Ví dụ: hệ thống an toàn điện: rơle, atmomat, thiết bị đóng cắt, hoặc các thiết bị an toàn khác như van an toàn, van xả áp, …). - Sử dụng các loại thiết bị đo, thiết bị kiểm tra tại các vị trí công nghệ nhằm đảm bảo độ tin cậy nhất cho quá trình làm việc của nhà máy. 8 - Sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ, các thiết bị báo động rò rỉ hoá chất, thiết bị báo quá nhiệt độ cho phép, … - Ngoài ra còn phải sử dụng các biện pháp quán lý: + Tiến hành các hoạt động kiểm tra an toàn định kỳ hoặc bất ngờ. + Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị báo động. + Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vị trí có thể xảy ra sự cố trong hệ thống thiết bị công nghệ. + Thường xuyên đầu tư cho đào tạo về kỹ thuật an toàn cho tất cả công nhân vận hành và cán bộ quản lý kỹ thuật an toàn. §5. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PHẾ THẢI VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG CNHH I. Khái niệm chung. - Môi trường là khu vực không gian mà ở đó con người tồn tại, sống và làm việc. - Các yếu tố cơ bản của môi trường bao gồm: + Không khí và chất lượng của không khí xung quanh. + Đất: thành phần và chất lượng của đất. + Nước: thành phần và chất lượng của nước cùng với các sinh thể trong nước. - Tổng hợp sự tồn tại hài hoà giữa con người và môi trường tự nhiên gọi là hệ sinh thái. - Trong tự nhiên, các hệ sinh thái phải cân bằng. Nếu có bất kỳ một tác động nào đó vào hệ sinh thái thì tự nó sẽ vận động để trở về trạng thái ban đầu. - Như vậy, khái niệm bảo vệ môi trường thực chất là sử dụng mọi biện pháp công nghệ (đặc biệt là các phương pháp hoá học, sinh học) nhằm đảm bảo cho các yếu tố môi trường (đất, nước, không khí) được sạch sẽ. Ví dụ: + Không khí: đảm bảo 78,1% N2, 21% O2, 0,9% các khí khác, không chứa các khí độc. + Nước ngọt: không chứa chất ô nhiễm, không có phế thải từ các hoạt động của con người gây ra, không chứa vi sinh vật khác, hoá chất bảo vệ thực vật, và đặc biệt hàm lượng muối < 1g/l. + Đất: không chứa nước thải nguy hại. II. Khái niệm về tiểu khí hậu. - Các yếu tố chỉnh của khí hậu: + Nhiệt độ không khí. + Độ ẩm không khí. + Thành phần không khí (thành phần hoá học, thành phần cơ học, …) + Vận tốc lưu chuyển không khí. + Ánh sáng và cường độ ánh sáng. - Như vậy, trong một không gian nào đó (có thể do các vách ngăn che chắn, tỏng các phòng, phân xưởng kín) mà các yếu tố khí hậu trong không gian đó khác hoặc rất khác các yếu tố khí hậu của môi trường rộng lớn xung quanh thì khi đó không gian hẹp đó được gọi là một vùng tiểu khí hậu. + Vùng tiểu khí hậu có thể hình thành trong các phân xưởng sản xuất, trong phòng làm việc, nhà kho, … + Khi các yếu tố tiểu khí hậu không thích hợp với con người, nó có thể gây tác động lên sức khoẻ, hành vi, hệ thần kinh của người lao động. III. Kỹ thuật xử lý phế thải và bảo vệ môi trường trong công nghiệp. 1. Khái niệm về chất thải. - Trong CNHH nói riêng và công nghiệp nói chung, phế thải được hiểu gồm 2 dạng: * Phế thải chủ động: 9 + Bao gồm khí, lỏng, rắn. + Đây là dạng phế thải mà người ta chủ động đưa ra khỏi không gian nhà máy. + Có thể kiểm soát được thành phần, lượng chất thải và thời gian phát thải. + Các chất thải chủ động này là nguyên nhân lớn gây ra ô nhiễm môi trường nếu chúng ta không kiểm soát tốt được nó. * Phế thải bị động: + Bao gồm khí, lỏng, rắn. + Là các loại chất thải không chủ động, nó được sinh ra do các sự cố thiết bị, công nghệ (Ví dụ: vỡ đường ống, nổ thiết bị phản ứng, sôi trào dung dịch, …) + Nếu các chất thải này không được xử lý kịp thời, khắc phục sự cố thì sẽ gây ra những tác hại vô cùng to lớn cho môi trường xung quanh, thậm chí các vùng lân cận. 2. Kỹ thuật xử lý phế thải. - Các chất thải chủ động về nguyên tắc có thể kiểm soát được bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ. Còn với chất thải không chủ động khó kiểm soát hoặc ngoài tầm kiểm soát của con người. Và tất cả các loại chất thải này đều là nguyên nhân tạo ra các vùng tiểu khí hậu xấu, ảnh hưởng trực tiếp lên sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động. - Nếu có nhiều vùng tiểu khí hậu xấu sẽ làm biến đổi hệ sinh thái môi trường xung quanh. - Như vậy kỹ thuật xử lý chất thải nhằm 2 mục đích chính: + Xử lý môi trường trong từng khu vực nhà máy, tạo ra các vùng tiểu khí hậu thích hợp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và khả năng làm việc trước mắt cũng như lâu dài, tiến tới quán lý và xử lý phế thải nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trong một địa phương, một quốc gia hay toàn thế giới. + Xử lý môi trường, tạo ra vùng tiểu khí hậu hợp vệ sinh công nghệ như: lắp đặt các hệ thống thông gió, điều hoà không khí, lọc bụi, xử lý các hơi hoá chất dung môi sao cho nồng độ của nó trong không gian làm việc không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 3. Kỹ thuật xử lý phế thải trong công nghệ hoá học. 3.1. Xử lý chất thải rắn. - Chất thải rắn là nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường và khó xử lý nhất. - Trong CNHH, chất thải rắn bao gồm các phế thải dạng khoáng vô cơ, trong đó nguy hiểm nhất là các phế thải có tính phóng xạ hay kim loại nặng và các muôi của kim loại nặng (Mn, Pb, Cr, As). - Người ta xử lý phế thải rắn thường theo nguyên lý, công nghệ chính như sau: + Với chất thải rắn nguy hiểm, thường đem đi chôn lấp tại các khu vực không có mạch nước ngầm, trạng thái địa chất ổn định, chôn đúng quy cách, và thường chôn rất sâu trong các hầm mỏ bỏ hoang. + Trong trường hợp khu vực chôn lấp có mạch nước ngầm hoặc địa chất không ổn định, ta phải chôn trong các túi polyme (hoặc xây các bể bê tông cốt thép). + Đối với các phế thải có nguồn gốc sinh học, thực vật thường sử dụng các biện pháp sinh học (lên men, phân huỷ) để sản xuất mùn, phân hữu cơ. + Đối với các chất thải có nguồn gốc vô cơ không độc hại (gạch, đá, đất, cát, …) đem đi san lấp. + Đối với các chất thải có nguồn ốc hữu cơ (nhựa, polyme, …) hạn chế sử dụng phương pháp đốt. Vì đi đốt tạo ra các khi vô cùng độc hại, người ta thường sử dụng phương pháp tái chế hoặc đốt trong môi trường không có O2 hoặc đốt ở môi trường nhiệt độ cao (> 1200oC) và tiến hành đốt 2 lần. Sau đó có các hệ thống xử lý khí thải. 3.2. Xử lý chất thải khí. - Đối với việc xử lý khí thải, chúng ta cần loại bỏ các tạp chất cơ học và loại bỏ các tạp chất hoá học. * Loại bỏ tạp chất cơ học: 10 - Các tạp chất cơ học cần phải loại bỏ khỏi dòng khí thải phần lướn là các bụi vô cơ có kích thước khác nhau như: đất cát, bụi than, … - Loại bỏ bụi cơ học bằng các phương pháp sau: + Lắng (phòng lắng, đường lắng): dùng trọng lực của bản thân hại bủi để lấy và loại ra khỏi dòng khí, thích hợp loại bỏ các hạt bụi có thích thước, trọng lực lớn (cỡ vài trăm µm). + Lọc (lọc túi, lọc bụi điện, lọc qua vách ngăn xốp): lọc tách các hạt bụi có kích thước trung bình và nhỏ (>10µm). + Ly tâm (xyclon chùm, tổ hợp): lọc bụi có thích thường trung bình. + Rửa khí. * Loại bỏ các tạp chất hoá học: - Các tạp chất hoá học cần phải xử lý phần lớn là hơi, khí độc hại với sức khoẻ con người như Sox, Nox, F-, Cl-, H2S, … - Để xử lý các loại tạp chất này, sử dụng các phương pháp hoá học: + Hấp phụ: sử dụng các chất rắn để giữ lại các chất độc trong dòng khí thải. Khi chất hấp phụ bị bão hoà nó được tái sinh. Trong quá trình tái sinh, người ta thu hồi được các hơi dung môi, khí độc, sau đó chất hấp phụ được sử dụng lại. Trong thực tế, quá trình tái sinh là hữu hạn, thuỳ thuộc vào chất hấp phụ. Ví dụ: than hoạt tính, zeolit, than củi, … + Hấp thụ: Sử dụng chất lỏng có khả năng hấp thụ chọn lọc các thạp chất gây ô nhiễm bằng dung môi thích hợp. Ví dụ: Các chất hấp phụ thường dùng: H2O, dung môi có tính kiềm => hấp thụ hơi, chất độc hại có tính axit và ngược lại. 3.3. Xử lý nước thải. 3.3.1. Thành phần của nước thải. - Nước thải chia thành 2 loại: nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. - Nước thải công nghiệp: thành phần, lưu lượng phụ thuộc vào công nghệ và quy mô sản xuất. - Đối với nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào lượng người dùng và số người dùng trong một khu dân cư hoặc một toà nhà, 1 khu đô thị, và phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt. - Người ta thường biểu thị mức độ ô nhiễm của nước thải thông qua 2 chỉ số: BOD và COD: + BOD: Nhu cầu oxy sinh hoá để oxy các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Nó đặc trưng cho sự ô nhiễm của các chất hữu cơ trong nước thải. Trong thực tế, người ta sử dụng BOD5: Nhu cầu oxy đã tiêu hao trong 5 ngày để oxy hoá các chất hữu cơ thông qua xúc tác vi sinh vật !"  !"#!  !ậ! 𝐶ℎấ𝑡  ℎữ𝑢  𝑐ơ   𝐶𝑂! +   𝐻! 𝑂 + COD: Nhu cầu oxy hoá học cần thiết để xử lý các hợp chất hoá học có nguồn gốc vô cơ trong nước thải. Có thể tính toán lượng COD trong nước thải thông qua khối lượng các chất oxy hoá: KmnO4, K2Cr2O7 tiêu tốn cho 1 lít nước thải để oxy hoá các hợp chất tạo thành CO2 + H2O. - Thành phần nước thải: * Nguồn gốc sinh học: Bao gồm các sản phẩm phân huỷ và sản phẩm thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người. * Các loại hoá chất: Xà phòng, chất tẩy rửa, nước, đường, thuốc nhuộm, … * Vi sinh vật. * Nước thải công nghiệp: + Nước thải chứa các hợp chất vô cơ độc: nước thải mạ điện, luyện kim, … chứa nhiều các kim loại, gốc hoá học độc hại với con người và các loại thuỷ sinh. + Nước thải chứa các hợp chất vô cơ không độc: nước thải xây dựng (cặn cát, đá, sỏi, …). + Nước thải chứa các hợp chất hữu cơ độc: nước thải dệt nhuộm, lọc hoá dầu, nhà máy sản xuất sơn, … 11 + Nước thải chứa các hợp chất hữu cơ không độc: nhà máy chế biến thuỷ sản, sản phẩm sữa, … Các chất hữu cơ này làm tăng chỉ số BOD trong nước, do đó nó làm giảm trầm trọng hàm lượng O2 hoà tan => tiêu diệt các vi sinh vật, thuỷ sinh. + Nước bề mặt được hiểu là nước mưa sau khi chảy qua các vị trí khác nhau tập trung lại. Khi nước bề mặt bị ô nhiễm, nó chứa các chất bẩn trên mặt đất trong quá trình nó chảy vào các vùng tập trung. Vì vậy, nếu chúng ta loại bỏ được các tạp chất trong nước bề mặt thì khi hoà nhập dòng nước đó vào nguồn nước thải sẽ giảm được phần lớn lượng chất thải. 3.3.2. Công nghệ xử lý nước thải. 3.3.2.1. Các phương pháp cơ học. - Nước thải của các khu vực cần xử lý kể cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, trước khi đi vào xử lý cần được phân luồng thải thành các nguồn nước thải tương đối sạch và nước thải bẩn. Sau đó tập trung và các bể gom (bể điều hoà) có sưacs chứa 2÷3 ngày thải. - Các phương pháp cơ học để xử lý nước thải bao gồm: + Tác các cặn dễ lắng, không hoà tan trong nước và các loại rác. Ví dụ: đất cát, đá sỏi. Ngoài ra còn tách những hợp chất hữu cơ không hoà tan trong nước. Ví dụ: dầu, mỡ, … + Lưới chắn rác: Đặt nghiêng 60o. Tuỳ theo nguồn thải, lưới chắn rác có thể dạng thanh lưới hoặc có mắt vuông, mắt lục giác. + Các bể lắng cát hoặc lắng các phân tử vô cơ nặng. + Bể lắng chuyên dùng: Bổ sung các chất keo tụ => lắng các phân tử có kích thước, trọng lượng nhỏ. 3.3.2.2. Phương pháp sinh học. a. Bản chất của phương pháp xử lý sinh học nước thải. - Cơ sở khoa học của phương pháp là dựa vào khả năng sử dụng chất hữu cơ tan trong phần tử các hợp chất hữu cơ dạng keo làm nguồn dinh dưỡng cho các hệ vi khuẩn trong quá trình, hoạt động sống của chúng trong hệ nước thải. - Làm sạch nước thải bằng phương pháp sinh học do đó cũng có thể được tiến hành một cách tự nhiên bằng các hồ sinh học hoặc cũng có thể tiến hành bằng phương pháp nhân tạo (sử dụng các bể sục khí Aerotank). - Người ta thường nuôi trồng hoặc tao ra các hệ vi sinh vật có hiệu năng cao trong việc xử lý các loại nước thải khác nhau + Quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ trong nước thải !"  !"#!  !ậ! 𝑦 𝐶! 𝐻! 𝑂! +   𝑂!   𝑥𝐶𝑂! +   𝐻! 𝑂 +  𝛥𝑄! 2 + Các quá trình tổng hợp các                                             tế bào vi khuẩn 𝐶! 𝐻! 𝑂! +   5𝑛𝑁𝐻!   𝑛(𝐶! 𝐻! 𝑁𝑂! ) + 𝐶𝑂! +   𝐻! 𝑂 −  𝛥𝑄! + Oxy hoá các tế bào vi khuẩn                                             7 𝐶! 𝐻! 𝑁𝑂! +   𝑂!   5𝐶𝑂! +   𝐻! 𝑂 +  𝑛𝑁𝑂!! +  𝛥𝑄! 2 Trong đó: CxHyOz, C5H7NO2 là các hợp chất hữu cơ kinh nghiệm gây ô nhiễm. - Như vậy để cho hệ vi khuẩn trong nước thải có thể phát triển được thì ngoài các hợp chất hữu cơ là các chất có mặt trong nước thải thì cần phải có một lượng nhất định hợp chất tạo P, K. Và từ thực tế xử lý nước thải, người ta nhận thấy tương quan thích hợp để phát triển hệ vi khuẩn tỏng nước thải đảm bảo cho quá trình xử lý nước thải là BOD toàn phần : N : P = 100 : 5 : 1 b. Bùn hoạt tính. - Về quan điểm sinh học, bùn hoạt tính là tập hợp những sinh vật hiếu khí, ngoài ra còn chứa các loại tạp. 12 - Bùn hoạt tính được hình thành khi người ta sục không khí vào trong nước thải với thời gian 15÷20 ngày đêm. Bùn hoạt tính có màu đen hoặc màu nâu đen và nó thường chứa từ 108 ÷ 1014 các cá thể trên 1 gam bùn hoạt tính khô. - Các vi sinh vật trong bùn hoạt tính sẽ tác động lên chất hữu cơ thông quá các loại men sinh học, chuyển các chất hữu cơ sang dạng khác. - Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, vai trò của vi khuẩn là vô cùng quan tọng. Các vi khuẩn đó sẽ tạo ra các men làm phân huỷ môi chất có kích thước đủ lớn và chuyển thành các dạng tan rồi thấm qua thành của tế bào vi khuẩn, cuối cùng tạo thành CO2 và H2O. c. Các bể Aerotank. - Là các dạng bể thường không có nắp, nước thải được dẫn chậm qua đó. Trong bể có các hệ thống sục không khí (đưa không khí vào trong nước thải), các hệ thống khuấy trộn, bổ sung bùn hoạt tính, … - Bể Aerotank có thể có loại 1 bậc và loại nhiều bậc. * 1 bậc: * 2 bậc: Chú thích: 1. Nguồn nước thải. 2. Bể lắng sơ bộ. 3. Bể Aerotank bậc 1. 4. Thiết bị lắng thứ cấp. 5. Nước thải đã làm sạch. 6. Tuần hoàn bùn hoạt tính bậc 1. 7. Bùn hoạt tính dư để xử lý. 8. Cặn thô. 9. Tái sinh bùn hoạt tính bậc 1. 10. Aerotank bậc 2. 11. Thiết bị lắng thứ cấp. 12. Tái sinh bùn bậc 2. 13. Tuần hoàn bùn hoạt tính bậc 2. - Các bể aerotank có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều ngăn, nhiều buồng khác nhau nhưng tất cả đều là các thiết bị phản ứng sinh thái. Phản ứng xảy ra trong bể: !"  !"#!  !ậ! 𝑦 𝐶! 𝐻! 𝑂! +   𝑂!   𝑥𝐶𝑂! +   𝐻! 𝑂 +  𝛥𝑄! 2 Trong đó: CxHyOz – Chất hữu cơ có trong nước thải. O2 – Được lấy từ không khí bằng cách sục không khí vào trong lòng nước thải và O2 hoà tan khuếch tán tự nhiên. - Các buồng phản ứng của các bể aerotank phải đảm bảo khả năng tiếp xúc tốt nhất giữa O2 của không khí và nước thải (phải có bề mặt tiếp xúc lớn giữa pha khí và nước thải). - Thời gian lưu của nước thải trong bể aerotank phụ thuộc vào đặc tính của nước thải, yêu cầu xử lý và vi sinh vật. - Dung tích của bể aerotank phụ thuộc vào lượng nước thải cần xử lý, mức độ tuần hoàn của nước thải, thời gian lưu cần thiết để đảm bảo xử lý lâu dài. d. Hệ thống sục không khí. 13 - Hệ thống sục không khí cho các bể aerotank bao gồm toàn bộ các thiết bị, cơ cấu để đảm bảo việc cung cấp, phân phối O2 cho toàn bộ bể đảm bảo 2 điều kiện: + Có khả năng khuấy trộn bùn hoạt tính tốt. + Có khả năng phân phối O2 hoặc không khí một cách đồng đều trong toàn bộ không gian chứa nước thải của bể aerotank. - Có 2 hệ thống sục không khí trong các bể aerotank: * Sục bằng không khí nén: + Khi đó không khí nén được sục vào bể aerotank có áp suất dư từ 0,1 ÷ 0,5 bar. + thông qua hệ thống phân phối khí, không khí nén tạo ra các bọt bong bóng có d < 4mm để đảm bảo tốt nhất khả năng tiếp xúc giữa không khí với nước thải. Các hệ thống phân phối này thường được chế tạo bằng các vật liệu xốp, chất dẻo và có cấu tạo đặc biệt. + Lượng không khí cần phải sục vào bể aerotank phụ thuộc vào hàm lượng BOD toàn phần trước và sau xử lý; tải lượng nước thải, mức độ tiêu hao O2 riêng; mức độ sử dụng khí O2 (phụ thuộc vào cấu tạo bể aerotank). * Sục bằng không khí: Thực chất là sử dụng lượng không khí trên bề mặt thoáng, làm cho mặt thoáng không đứng yên bằng cách sử dụng các hệ thống cơ học (cánh quạt, cánh roto). Hệ thống này có thể hoạt động độc lập, không cần trạm cung cấp không khí chuyên dùng (thường sử dụng với các bể, hồ sinh học tự nhiên). e. Lọc sinh học. - Thiết bị lọc sinh học chứa đầy vật liệu sinh học, thường sử dụng các khoáng xốp trong quá trình sục không khí vào nước thải đi qua lớp lọc đó, trong không gian xốp của vật liệu lọc tạo nên 1 màng sinh học bao gồm 1 quần thể tập hợp các phần tử hiếu khí. Chúng sẽ làm xúc tác cho các phản ứng phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải. - Thiết bị lọc sinh học có dạng 1 bậc hoặc nhiều bậc, tuỳ theo mức độ và yêu cầu nước thải cần xử lý. Chú thích: 1. Nguồn nước thải. 7. Thiết bị lọc sinh học. 2. Bơm. 8. Thiết bị lắng thứ cấp. 3. Xử lý sơ bộ (lưới chắn rác). 9. Tuần hoàn nước thải. 4. Thiết bị lắng sơ bộ (lấy cát). 10. Tuần hoàn màng. 5. Thiết bị lắng sơ cấp. 11. Cặn đi xử lý. 6. Thiết bị cung cấp không khí. 12. Nước thải sau xử lý. f. Hồ sinh học. - Được dùng để làm sạch một phần hoặc hoàn toàn các loại nước thải trong đó có chứa các tạp chất bẩn mà các hệ vi sinh vật hoặc vi khuẩn có khả năng phân huỷ. - Điều kiện tối quan trọng trong việc sử dụng hồ sinh học là: 14 + Điều kiện khí hậu: Thích hợp nhất là các vùng nhiệt đới. + Thành phần và tính chất của chất thải trong dòng thải. + Tải lượng thải. + Diện tích hồ sinh học. - Các hồ sinh học có thể sử dụng lượng O2 tự nhiên từ không khí khuếch tán vào nước hồ, hoặc sử dụng các phương pháp cưỡng bức để đưa O2 vào trong dòng nước thải (thường dùng hệ thống cơ khí). - Các hồ sinh học thường được sử dụng ở các vùng có khí hậu ấm áp, thậm chí ấm áp quanh năm (nhiệt đới). - Người ta thường sử dụng hồ sinh học để làm sạch các loại nước thải sinh hoạt có chỉ số BOD toàn phần ≤ 200mg/l hoặc xử lý nước thải công nghiệp ở công đoạn cuối cùng. - Với các hồ sinh học được sục khí cưỡng bức, có thể xử lý được các loại nước thải có chỉ số BOD toàn phần đến 500 mg/l. - Với các loại nước thải có chỉ số BOD toàn phần > 500 mg/l cần được làm sạch sơ bộ trước khi vào hồ sinh học. - Các hồ sinh học có thể làm sạch hoàn toàn các loại nước thải đến chỉ số BOD toàn phần cuối cùng ≈ 25 mg/l. §6. AN TOÀN TRONG TIẾP XÚC HOÁ CHẤT NGUY HIỂM. I. Khái niệm. 1. Hoá chất. - Theo quan niệm chuyên môn, hoá chất là những đơn chất (H2, O2, …) hoặc hợp chất có thành phần xác định (HCl, H2SO4, NaCl, …). Còn các loại chất hỗn hợp khác (than đá, gỗ, sơn, hoá phẩm thương mại, …) thì không được coi là hoá chất. - Trong thực tế, xét về mặt an toàn sử dụng, người ta nhận biết hoá chất thông qua các biểu hiện: + Được sử dụng rất rộng rãi và phần lớn những sản phẩm hoá chất thông dụng hiện nay ở dạng đơn chất hay hợp chất. + Một dạng vật chất tương đối dễ biến đổi. + Rất đa dạng và phức tạp. + Khó nhận dạng. + Khó kiểm soát. - Tóm lại: Hoá chất là những chất ở gần trạng thái không ổn định về mặt hoá lý, dễ bị biến đổi, chuyển hoá, tác động bởi môi trường xung quanh hay các điều kiện nhất định. 2. Hoá chất nguy hiểm và an toàn hoá chất. a. Nguy cơ và rủi ro. - Trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, mọi sinh vật, hiện tượng, quá trình bao giờ cũng chứa đựng một “nguy cơ” nào đó với con người. Đó là các khả năng có hại của các sinh vật, hiện tượng đó. - Khi “nguy cơ” trở thành một khả năng có hại hiện thực thì người ta gọi đó là “rủi ro”. - Như vậy “nguy cơ” mang bản chất không biến đổi của sinh vật, hiện tượng, quá trình, còn “rủi ro” mang ý nghĩa của một hiện thực không mong muốn nhưng đã xảy ra, và có thể đánh giá nó. - Trong thực tế, khi xác định một sinh vật, hiện tượng hoặc quá trình nào đó có nguy hiểm thì phải nêu được đầy đủ cả 2 khía cạnh nguy cơ và rủi ro. b. Hoá chất nguy hiểm. - Hoá chất nguy hiểm là các loại hoá chất có thể gây ra các nguy hiểm cho con người, động vật và phá hoại tài sản, cơ sở vật chất hay gây ô nhiễm môi trường. 15 - Đối với các loại hoá chất nguy hiểm, “nguy cơ” thường chính là những đặc trưng của nó. Ví dụ: dễ bay hơi, dễ phân huỷ, dễ phản ứng, … Còn “rủi ro” là những tác hại của nó đã từng xảy ra trong thực tế đối với các dấu hiệu. Ví dụ: gây ngộ độc, gây cháy nổ, ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ở các mức độ khác nhau. - Trong thực tế, phần lớn các hoá chất thông dụng đều có một hay nhiều tính chất nguy hiểm và nó chỉ khác nhau về mức độ gây hại và khả năng xảy ra, xảy ra ở khối lượng nhỏ hay khối lượng lớn. Ngoài ra mức độ nguy hiểm còn phục thuộc vào hoàn cảnh, môi trường nơi xảy ra rủi ro hoá chất. - Để đánh giá mức độ rủi ro trong các hoạt động có mặt hoá chất nguy hiểm, ngoài các đặc tính nguy hiểm, người ta phải xem xét các khía cạnh liên quan đến hoàn cảnh tiếp xúc, môi trường nơi có hoạt động hoá chất xảy ra: + Công nghệ áp dụng trong các hoạt động có mặt hoá chất nguy hiểm. + Địa điểm có mặt của các hoạt động đó (khu dân cư, trung tâm thương mại, vùng hẻo lánh, …). + Quy mô hoạt động như thế nào?. + Trình độ của người tham gia điều khiển các hoạt động đó (thành thạo hay không?). + Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên nơi có mặt các hoạt động hoá chất. - Tóm lại: Trong quản lý hoá chất, đặc biệt là hoá chất nguy hiểm, không những chỉ căn cứ vào các “nguy cơ” có thể mà còn phải đánh giá tất cả các mức độ rủi ro của nó. Từ đó thiết lập các quy định để quản lý các hoát chất nguy hiểm an toàn. c. An toàn hoá chất. - Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm về an toàn hoá chất chưa được chính thức hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật (TCVN5507-2002). - Trong thực tế, vì các nguy cơ mang tính bản chất, không thể loại trừ, vì vậy khi sử dụng các loại hoá chất, chúng ta phải chấp nhận tất cả các mặt hại của nó. Khi đó, người sử dụng phải tính đến các yếu tố này để có biện pháp hạn chế không cho nó gây hại đến mức độ nghiêm trọng. - Nếu có rủi ro thì phải ở mức độ chấp nhận được và những điều đó phải được quy định bằng luật pháp, trên cơ sở những nghiên cứu, khảo sát cụ thể về các loại hoá chất đó. - Căn cứ vào các kết quả đó, nhà nước ban hành các mức cho phép của các loại hoá chất, đồng thời quy định các điều kiện đảm bảo duy trì ngưỡng cho phép đó trong khu vực sản xuất. - Tóm lại: An toàn hoá chất là mức độ rủi ro được pháp luật quy định trên cơ sở phù hợp với trình độ phát triển của xã hội. II. Quản lý an toàn hoá chất ở Việt Nam hiện nay. 1. Phân công về quản lý hoá chất. - Luật hoá chất quy định về hoạt động hoá chất, an toàng trong hoạt động hoá chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hoá chất, quản lý nhà nước về hoạt động hoá chất, các bộ - cơ quan ngang bộ trọng phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với bộ công thương để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động hoá chất: + Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hoá chất nói chung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chiến lược quy hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất, quy chuẩn, kỹ thuật an toàn hoá chất, … quản lý hoá chất sử dụng trong công nghiệp, và hoá chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp, quy định cụ thể về điều kiện, cơ sở vật chất – kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp của các cơ sở hoạt động hoá chất thuộc phạm vi quản lý, … + Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn: quản lý nhà nước về các loại thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, các loại vật tư hoá chất, chế phẩm dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. + Bộ Khoa Học Công Nghệ: quản lý nhà nước về an toàn phóng xạ và hạt nhân cho con người. 16 + Bộ Y Tế: quản lý về thuốc phòng, chống chữa bệnh cho con người, các loại mỹ phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. + Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội: quản lý nhà nước về các loại hoá chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. + Bộ Công An: quản lý nhà nước về điều kiện phòng chống, chữa cháy, vận chuyển đối với các loại hoá chất có khả năng gây cháy nổ. 2. Hình thức và biện pháp quản lý. a. Các văn bản pháp quy. - Quy định các loại hoá chất theo biện pháp kiểm soát: cấm hoạt động, hạn chế hoạt động và hoạt động có điều kiện (được quy định trong luật và nghị định). - Quy định điều kiện, thủ tục hành chính áp dụng tương ứng với từng loại hình kiểm soát, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, hoạt động có điều kiện không cần giấy chứng nhận, khai báo, đăng ký (bao gồm các văn bản hướng dẫn của bộ ngành liên quan). - Các quy chuẩn, tiêu chuẩn để làm căn cứ cho các điều kiện áp dụng và thực hiện (do các bộ ngành liên quan). b. Thủ tục pháp lý. - Ban hành danh mục hoá chất cấm, hoá chất hạn chế, các loại hoá chất hoạt động có điều kiện. - Kiểm soát các nguồn nhập khẩu và sản xuất các loại hoá chất bao gồm: + Đăng ký (nhập hay sản xuất). + Thử nghiệm. + Cấp phép hoạt động. - Kiểm soát sử dụng: + Đăng ký (khai báo). + Cấp phép hoạt động. c. Hệ thống quản lý và thực thi. - Trung ương, địa phương theo phân cấp quản lý nhà nước. - Các tổ chức khiển định, khảo thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, tư vấn. - Các tổ chức xã hội: công đoàn, đoàn thanh niên. III. Nội dung quản lý hoá chất nguy hiểm. 1. Phân loại hoá chất nguy hiểm. - Là việc làm cần thiết giúp cho quản lý an toàn hoá chất được rõ ràng theo các mức nguy hiểm (cấm hoặc hạn chế, hoạt động có điều kiện). - Tiêu chí phân loại: Theo luật hoá chất (luật hoá chất quy định dựa trên cơ sở phân loại hài hoà của thế giới). - Trách nhiệm phân loại là các cơ sở sản xuất hoá chất và đơn vị nhập khẩu. Trên cơ sở phân loại đó, thiết lập các biện pháp quản lý và phiếu an toàn hoá chất. 2. Khai báo và cung cấp thông tin hoá chất nguy hiểm. - Trách nhiệm khai báo là tất cả các cơ sở sản xuất hoá chất và nhập khẩu hoá chất (theo điều 43, luật hoá chất). - Thời điểm khai báo: Tháng 1 hàng năm. - Đơn vị khai báo: Bằng văn bản in, hoặc văn bản điện tử. 3. Quy trình đánh giá hoá chất mới. - Đăng ký (do các cơ sở sản xuất và đơn vị nhập khẩu hoá chất). - Thử nghiệm (do các cơ sở sản xuất và đơn vị nhập khẩu hoá chất kết hợp với cơ quan quản lý nhà nước). - Thẩm định: các cơ quan quản lý nhà nước. - Cấp phép lưu hành: các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 4. Phiếu an toàn hoá chất. 17 - Đối tượng: Là các cơ sở có hoạt động hoá chất nguy hiểm (sản xuất, nhập khẩu) có chứa hàm lượng 0,1% trở lên đối với hoá chất gây ung thư hoặc gây tai biến thai sản và có hàm lượng 1% trở lên đối với các hoá chất nguy hiểm khác. - Trách nhiệm lập phiếu an toàn hoá chất: các cơ sở sản xuất hoá chất và nhập khẩu. - Trách nhiệm phổ biến và huấn luyện: tất cả các cơ sở bán lẻ và người sử dụng. - Nội dung phiếu an toàn hoá chất: + Tên hoá chất. + Thành phần và công thức hoá học. + Đặc tính hoá lý, đặc biệt là tính độc. + Tính ổn định và hoạt tính hoá học. + Mức độ nguy hiểm. + Mức độ rủi ro đối với sức khoẻ. + Mức độ rủi ro đối với môi trường xung quanh. + Tác động lên người và yêu cầu về bảo hộ cá nhân. + Biện pháp về mặt sơ cứu khi cần thiết. + Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn. + Biện pháp ngăn ngừa rủi ro hoá chất, ngăn ngừa tai nạn. + Biện pháp cất giữ, tàng trữ. + Biện pháp quản lý chất thải. + Các yêu cầu đặc biết trong vận chuyển. + Các tiêu chuẩn Việt Nam và quy định luật pháp cần tuân thủ. + Ghi chú. 5. Ghi nhãn hoá chất. - Trách nhiệm ghi nhãn: Tất cả các cơ sở sản xuất hoá chất và đơn vị nhập khẩu. - Nội dung ghi nhãn: theo quy định hệ thống hài hoà toàn cầu về ghi nhãn hoá chất. 6. Kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố khẩn cấp. - Trách nhiệm lập kế hoạch: Theo quy định của các luật và nghị định 26/2011/NĐ-CP và thông tư 28/2010/TT-BCT. - Phê duyệt kế hoạch: + Bộ Công Thương phê duyệt các kế hoạch ngăn ngừa, khắc phục sự cố hoá chất đối với các dự án đầu tư nhóm A, B và dự án đầu tư sản xuất, cất giữ hoá chất thuộc loại cực độc, gây ung thư, biến đổi gen, hay gây tai biến thai sản. + Sở Công Thương các tỉnh thành phê duyệt kế hoạch hoặc các biện pháp ngăn ngừa thuộc nhóm các dự án đầu tư sản xuất, cất giữ các loại hoá chất còn lại. + Hồ sơ và thủ tục phê duyệt: Được quy định tại luật hoá chất và nghị định số 26/2010/NĐCP. 7. Khoảng cách an toàn của cơ sở sản xuất và kinh doanh hoá chất nguy hiểm. - Trách nhiệm quy định khoảng cách an toàn, địa điểm sản xuất, kho chứa hoá chất nguy hiểm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoá chất được quy định tại khoản 1, điều 38 luật hoá chất. 8. Báo cáo an toàn hoá chất. - Trách nhiệm báo cáo: là tất cả các cơ sở hoạt động, kinh doanh hoá chất nguy hiểm quy định tại TT28/2011/TT-BCT. - Địa điểm nhận báo cáo: Sở Công Thương của các tình thành. - Thời điểm báo cáo: Tháng 6, Tháng 12 hàng năm. 9. Phân cấp quản lý. - Quy định tại luật hoá chất. + Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước chính phủ về thực hiện quản lý các hoạt động hoá chất. 18 + Bộ Công Thương ban hành theo thẩm quyền hoặc trình chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển hoá chất và yêu cầu kỹ thuật về an toàn hoá chất. + Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan trình chính phủ ban hành các danh mục hoá chất quốc gia. + Quản lý hoá chất sử dụng trong công nghiệp, hoá chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp và hoá chất thuộc công ước cấm sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học. + Quản lý hoá chất sử dụng trong tiêu dùng, ban hành các hoá chất không được sử dụng trong các sản phẩm gia dụng, hàng tiêu dùng, trừ các sản phẩm do Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quản lý. - Quy định tại TT28/2010/TT-BCT + Trách nhiệm của cục hoá chất: phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra thực hiện thông tư này. + Định kỳ kiểm tra các điều kiện kinh doanh, sản xuất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoá chất nguy hiểm đã được quy định. + Trách nhiệm của cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp: chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, bảo quản hoá chất trong các ngành công nghiệp. + Trách nhiệm của sở công thương các tỉnh thành: ! Phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng hoá chất trên địa bàn quản lý thực hiện thông tư này. ! Thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hoá chất nguy hiểm đã được quy định tại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoá chất có điều kiện trong công nghiệp. ! Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất theo quy định với các tổ chức, cá nhân trong địa bàn quản lý. 10. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm. - Xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm theo nghị định số 90/2000/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất nguy hiểm bao gồm các nhóm: + Vi phạm về nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về khai báo hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về đánh giá rủi ro hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về phiếu an toàn hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về ghi nhãn mác hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về bảo quản hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về vận chuyển hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về kinh doanh, cung ứng, xuất nhập khẩu hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về sử dụng hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về điều kiện của người có liên quan đến các hoạt động hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về vành đai an toàn khu vực có hoạt động hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hoá chất nguy hiểm. + Vi phạm về báo cáo an toàn hoá chất nguy hiểm. 11. Quy định về vận chuyển hoá chất nguy hiểm. a. Thủ tục hành chính. - Các bộ quản lý chuyên ngành cấp phép vận chuyển theo quy định của các nghị định: 104/2009NĐ-CP (dành cho đường bộ), 29/2005/NĐ-CP (dành cho đường thuỷ nội địa). - Cụ thể: + Bộ Công An cấp phép vận chuyển các loại hàng hoá nguy hiểm có tính cháy nổ. 19 + Bộ Khoa Học – Công Nghệ cấp phép vận chuyển các loại hàng hoá là các loại chất phóng xạ, ăn mòn, oxy hoá. + Bộ Y Tế cấp phép vận chuyển các loại hoá chất là các chất độc, chất ô nhiễm. b. Điều kiện. - Bao bì, thùng chứa hoá chất nguy hiểm phải do các cơ sở có đủ điều kiện chế tạo sản xuất và được các tổ chức kiểm định chứng nhận đủ điều kiện. - Phương tiện vận chuyển đạt các yêu cầu đăng kiểm và phòng cháy chữa cháy theo quy định của các nghị định 104/2009/NĐ-CP; 35/2003/NĐ-CP; TT 04/2004/TT-BCA. - Người điều khiển phương tiện và áp tải phương tiện chở hoá chất nguy hiểm phải được cơ quan có thẩm quyền huấn luyện và cấp phép theo NĐ 104/2009/NĐ-CP. IV. Phân loại các loại hoá chất độc hại và các biện pháp phòng ngừa. 1. Phân loại. - Có nhiều cách để phân loại hoá chất độc hại khác nhau. Ví dụ: + Theo cơ chế gây độc. + Theo biểu hiện bệnh lý. + Theo liều lượng tác dụng. + Theo tác dụng của độc tố tác dụng lên cơ thể con người (tác động cục bộ, tác động toàn phần). - Trong công nghiệp, người ta thường phân loại các hoá chất độc hại theo tác dụng độc và chia thành 5 nhóm: + Nhóm I: bao gồm những chất có thể gây ra cháy, bỏng, kích thích mạnh lên da, niêm mạc. Chủ yếu gồm các axit gốc có chứa S, Cl, F, dung dịch kiềm NaOH, KOH, khí NH3, … + Nhóm II: bao gồm những chất gây kích thích cơ quan hô hấp. Ví dụ: Cl2, F2, SOx, NOx, … Các chất này khi tác dụng trực tiếp với các mô, cơ sẽ gây viêm và làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp trên hoặc xâm nhập vào phổi gây ra bệnh phù phổi. + Nhóm III: bao gồm những chất tác động chủ yếu đối với hệ tuần hoàn (máu). Ví dụ: C6H6 và các hợp chất dẫn xuất vòng thơm, hơi kim loại nặng (Pb, Hg). Khi ngộ độc, các chất thuộc nhóm này làm giảm lượng bạch cầu do tác dụng của benzen tiêu diệt, phá huỷ, làm chết hồng cầu hoặc phá huỷ sự cân bằng O2 trong cơ thể. + Nhóm IV: bao gồm những chất tác động mạnh đối với hệ thống thần kinh. Ví dụ: CH3OH, ete, CS2, H2S. + Nhóm V: bao gồm những chất tác dụng với các loại men, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi trong cơ thể. Ví dụ: HCN, làm cho các mô cơ mất khả năng tăng cường O2 cho máu. Khi ngộ độc nặng, gây ngạt thở ngay cả khi trong máu giàu O2. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan