Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ báo cáo thực hành cộng đồng tại bệnh viện Hóc Môn...

Tài liệu báo cáo thực hành cộng đồng tại bệnh viện Hóc Môn

.DOCX
85
744
142

Mô tả:

Danh sách sinh viên: (NHÓM 3) 1.NGUYỄỄN THỊ NGÁT 2.TRẦẦN KHÁNH NINH 3.TRẦẦN THANH TÀI 4.PHẠM THỊ KIM THẠNH 5.LỄ THỊ BẢO TRẦM 6.VŨ THỊ THÙY TRANG 7.NGUYỄỄN ANH TÚ 8.NGUYỄỄN MINH TUẦẤN VIỆT 9.DƯƠNG THÚY VẦN 10.TRẦẦN NGỌC XUẦN 11.TRẦẦN CÔNG BĂNG 12.BÀN THỊ BIỄN LỜI MỞ ĐẦẦU Kính thưa các Thầầy cô, các Bác sĩ cùng Ban giám đôốc b ệnh vi ện Hóc Môn, qua 4 tuầần thực tập cộng đôầng tại bệnh viện là d ịp quý báu đ ể chúng em có cái nhìn rộng hơn, thực tếố hơn vếầ tình hình sức khỏe trong cộng đôầng, đôầng thời tiếốp tục rèn luyện hoàn thiện kyỹ năng lầm sàng qua các hoạt đ ộng thực tếố trong khoa như tham gia khám bệnh ở phòng khám ,làm b ệnh án ở khoa . Thời gian thực tập tuy ngăốn ngủi nhưng đã cho chúng em rầốt nhiếầu kyỹ năng, hiểu biếốt, nhờ vậy chúng em seỹ tự tin hơn, tự tin khám bệnh ,t ự tin điếầu trị và định rõ hơn con đường sau khi tôốt nghiệp. Quá trình thực tập đã kếốt thúc, chúng em xin gửi lời chần thành c ảm ơn đếốn: - Ban đào tạo Khoa Y - Đại học Y Dược TP. Hôầ Chí Minh - Trưởng khoa - Phó Trưởng Khoa Y Tếố Công Cộng - TT .BSGĐ – ĐHYD TP.Hôầ Chí Minh - Giám đôốc bệnh viện cùng ban giám đôốc và cán bộ nhần viến B ệnh viện Hóc Môn - Các bác sĩ và nhần viến y tếố trong các khoa Nội – Ngoại – Sản – Nhi - TS.Lế Thanh Toàn – Th.s Nguyếỹn Như Vinh, phụ trách chúng em t ại b ệnh viện đã giúp đỡ chúng em rầốt nhiếầu trong quá trình thực tập. Hôầ Chí Minh, ngày 5 tháng 7 năm 2016 Nhóm sinh viến Tổ 29-30 –Y10E Chần thành cảm ơn. MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI MỞ ĐẦU MỤC LỤC PHẦẦN 1: TỔNG QUAN BỆNH VIỆN I. 1. 7 Lịch sử hình thành........................................................................................7 2. Sơ đồồ tổ chức................................................................................................14 3. Chức năng, nhiệm vụ..................................................................................15 4. Các hoạt động của bệnh viện : Hoạt động điếầu trị :................................16 a. Kết quả hoạt động của bệnh viện 2015:.....................................................16 b. Phương hướng hoạt đọng năm 2016:..........................................................33 II. 1. Phầần 2: Tổng quan khoa phụ sản 35 Sơ đôầ tổ chức...............................................................................................37 2. Sơ đôầ mặt băầng khoa phòng......................................................................39 3. Chức năng, nhiệm vụ khoa Phụ Sản và các phòng..................................39 a. Chức năng, nhiệm của khoa Phụ Sản...........................................................39 b. Chức năng nhiệm vụ các phòng....................................................................40 4. Tình hình nhần sự và phần công nhiệm vụ cán bộ.................................42 5. Mô tả hoạt động thường qui.....................................................................46 6. Mô hình bệnh tật tại khoa/phòng năm 2014 và trong thời gian thực tập (nguyến nhần măốc và chếốt cao nhầốt)................................................................43 7. Sôố liệu quí I/2016 của khoa phụ sản..........................................................43 III. Phầần 3: THỐỐNG KÊ VÀ NHẬN XÉT CÁC CHỈ TIÊU TRONG 4 TUẦẦN………………………44 IV.Phầần 4: xác định vầốn đếầ sức khỏe ưu tiến và đếầ án can thiệp ………………..58 1. Mô tả tình hình bệnh tại khoa sản...........................................................58 2. Vầốn đếầ sức khỏe, vầốn đếầ sức khỏe ưu tiến của cộng đôầng.......................61 3. Đếầ án can thiệp giáo dục sức khỏe............................................................63 4. Tổng quan cho con bú đúng cách..............................................................65 5. Mục đích tham vầốn:.....................................................................................76 6. Mục tiếu:......................................................................................................76 7. Đôối tượng can thiệp:...................................................................................76 8. Nội dung can thiệp:....................................................................................76 9. Giải pháp thực hiêên....................................................................................76 10. Kếố hoạch hoạt đôêng................................................................................76 11. Kếốt quả:.....................................................................................................80 12. Kếốt luận :..................................................................................................80 13. Đếầ xuầốt – kiếốn nghị:..................................................................................81 V Phầần 5: Hoạt đong thực tếố trong thời gian thực tập tại khoa sản…….82 VI. Phầần 6: Nhận xét……………………………………………………………………………86 PHẦN I TỔNG QUAN BỆNH VIỆN/TTYT 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 1. Đặc điểm tình hình: Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 20km, phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp quận 12 và huyện Bình Chánh, phía Tây giáp tỉnh Long An, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương. Diện tích tự nhiên 109.53km2, chiếm 5.21% diện tích toàn thành phố. Hóc Môn là cửa ngõ Tây Bắc vào nội thành thành phố, có trục giao thông chính quan trọng như đường Xuyên Á nối liền Campuchia – Tây Ninh – Thành phố Hồ Chí Minh, là đầu nối lưu thông qua tỉnh Long An – Tây Ninh – và các nước trong khu vực. Đường quốc lộ 1A nối liền từ đồng bằng sông Cửu Long đến miền Đông Nam Bộ. Dân số vào khoảng 296 308 người, phân bố 12 xã – thị trấn với 76 ấp, khu phố. Trong đó phụ nữ 153 284 người (15 – 49 tuổi: 62 227 người), trẻ em dưới 5 tuổi: 51 558 trẻ, trẻ dưới 1 tuổi: 5 182 trẻ, tỷ lệ dân nhập cư chiếm 6% dân số. Nhận xét: Hóc Môn là cửa ngõ tầy băốc vào nội thành TP. HCM, có các tr ục giao thông chính quan trọng =>thuận lợi phát triển kinh tếố, y tếố (BV Hóc Môn trở thành 1 trong những bệnh viện tuyếốn đầầu c ủa vùng tầy băốc TP và các vùng lần cận tiếốp xúc bệnh nhần tr ước khi bệnh nhần được chuyển tuyếốn trung ương). 2. Quá trình hình thành và phát triển: Ngày 30/04/1975 ngày kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, đó cũng là ngày ra đời của ngành Y tế huyện Hóc Môn. Trong buổi đầu sơ khai ngành Y tế Hóc Môn được thành hình thừ Ban Dân Y của UBND Cách mạng huyện Hóc Môn gồm 3 đồng chí, tiếp quản Chi y tế quận Hóc Môn với số nhân viên y tế lưu dụng là 41 người. Năm 1975, lúc mới tiếp quản, ngành y tế Hóc Môn có:  1 văn phòng y tế  1 chẩn y viện  1 nhà hộ sinh huyện  1 đội công tác phong trào  1 cửa hàng dược quốc doanh Mặc dù cơ sở vật chất còn hạn hẹp, lực lượng chuyên môn còn thiếu thốn, Ban y tế đầu tiên huyện Hóc Môn để nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thực hiện 2 nhiệm vụ chính trị:  Duy trì sư ổn định các nhu cầu về y tế của nhân dân trong huyện.  Triển khai một nền y tế mới, y tế XHCN mang tính bao cấp, một trong những nét đặc trưng của CNXH. Đến cuối năm 1977 số CBCNV đã đạt đến 159 người so với 41 người trước khi thành lập. Nguồn nhân sự này được cung cấp từ 3 nguồn:  Cán bộ A: từ miền Bắc vào.  Cán bộ R: cán bộ giải phóng.  Số nhân viên mới được tuyển dụng sau ngày giải phóng. Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Khám, thực hiện quản lý sức khỏe.  Đẩy mạnh chương trình phòng chống dịch, thực hiện chương trình 3 diệt.  Triển khai công tác vệ sinh thực phẩm, lao động, học đường.  Hướng dẫn người dân thực hiện 3 công trình vệ sinh. Sau Hội nghị Alma Ata năm 1978 học tập kinh nghiệm các nước khác, ngành y tế đã hoàn chỉnh lại các quan điểm sách lược, mục tiêu, nội dung công tác dựa trên tinh thần chỉ thị này từ 1978 đến 1986 ngành y tế Hóc Môn đã tập trung thực hiện 5 mục tiêu trong phong trào 5 dứt điểm. Đến năm 1978 chỉ thị 09/BYT ngành y tế Hóc Môn đã hoàn thiện phong trào 5 dứt điểm để thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao chất lượng phục vụ y tế cơ sở, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm số một của ngành. Chương trình chăm sóc SKBĐ với nội dung 10 điểm như sau: 1. Giáo dục sức khỏe. 2. Kiện toàn mạng lưới cơ sở. 3. Cung cấp nước sạch và tinh khiết môi trường 4. Tiêm chủng chủ yếu phòng 6 bệnh trẻ em. 5. Phòng chống các bệnh dịch lưu hành tại địa phương. 6. Cải tiến bữa ăn, dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh thực phẩm. 7. Kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe ban đầu. 8. Bảo đảm thuốc thiết yếu, chủ yếu là thuốc nam, áp dụng các phương pháp không dùng thuốc. 9. Chữa bệnh tại nhà – xử lý các vết thương thông thường. 10. Quản lý sức khỏe.  Nhằm thực hiện chương trình quốc gia số 1, củng cố mạng lưới y tế cơ sở quận huyện, để thực hiện có hiệu quả chương trình y tế quốc gia Phòng Y tế Hóc Môn xây dựng đề án mô hình Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn. TTYT Hóc Môn được khởi công xây dựng đến ngày 14/03/1994, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quyết định số 724 QĐ-UB-NC chính thức thành lập Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn. Với quy mô thiết kế ban đầu là 200 giường, nhưng do thiếu kinh phí đầu tư nên một số hạng mục công trình phải bỏ như là: Khu bệnh lây truyền nhiễm, khu chống nhiễm khuẩn, khoa dinh dưỡng… và chỉ xây dựng với quy mô là 100 giường bệnh. Sơ đồồ bệnh viện  Máy móc, trang thiết bị còn ít, không đồng bộ.  Nhân lực thiếu; trình độ y, bác sĩ không đồng đều.  Công tác chuyên môn chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 yêu cầu của bệnh viện hạng III.  Về hoạt động phẫu thuật chỉ thực hiện mổ viêm ruột thừa và các thủ thuật ngoại khoa đơn giản.  Hoạt động tại các Trạm Y tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân.  Đời sống nhân viên còn gặp nhiều khó khăn, chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế và nhân viên sức khỏe cộng đồng còn khiêm tốn.  Năm 1997, tách TTYT huyện Hóc Môn và thành lập thêm TTYT Quận 12, đội ngũ y tế Hóc Môn có 323 CBCC. Sau khi tách huyện, số nhân sự còn lại còn 223 người, trong đó:  Đại học và sau đại học : 57  Trung cấp : 135  Sơ cấp và chuyên môn khác : 31  Cơ sở còn lại sau khi chia tách:  1 Trung tâm Y tế Hóc Môn với 200 giường điều trị nội trú.  1 Đội y té dự phòng.  1 Phòng khám khu vực.  10 Trạm Y tế xã – thị trấn. Trong bối cảnh đó, TTYT huyện Hóc Môn vẫn tập trung chỉ đạo thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược của ngành làđẩy mạnh SSSKBĐ và nâng cao chất lượng hoạt động, hướng về y tế cơ sở, xã hội hóa hoạt động y tế, đáp ứng tốt những nhu cầu cơ bản về phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển, nâng cao kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, đẩy mạnh các chương trình sức khỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ trau dồi nghiệp vụ, nhằm phục vụ sức khỏe nhân dân hiệu quả ngày càng đạt cao hơn. Đến năm 2003, năm thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về việc nâng cấp thành Bệnh viện Đa khoa Khu vực. Trước yêu cầu của lãnh đạo Sở Y tế, Huyện ủy, UBND huyện và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, ban Giám đốc và toàn thể CBCC xác định đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, song rất tự hào vì đã được lãnh đạo các cấp tin tưởng giao phó. TTYT Hóc Môn đã triển khai các hoạt động như sau:  Đào tạo con người.  Đầu tư trang thiết bị y tế.  Nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng.  Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ y tế, cụ thể: tập trung gửi đào tạo sau đại học (CKII, CKI, thạc sỹ, …); song song với việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các bác sĩ, điều dưỡng trong đơn vị. Đồng thời tổ chức đào tạo theo định hướng tập trung phát triển trước mắt các khoa mũi nhọn như: Ngoại, Sản, Gây mê hồi sức, Cấp cứu, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, …  Cơ cấu lại một số khoa, phòng, trẻ hóa đội ngũ trưởng, phó khoa, phát huy nặng lực và nhiệt tình trong công tác nhằm bảo đãm hiệu quả hoạt động.  Xây dựng quy chế làm việc, quy chế chi tiêu tài chính nội bộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật, giải quyết chế độ chính sách của một số nhân viên còn tồn động trong những năm qua.  Tập trung đầu tư, mua sắm các trang thiết bị như sau:  1 máy X quang cao tần 500MA.  1 máy X quang 300MA.  2 máy X qung di động.  1 máy C-ARM.  1 máy siêu âm màu 3 chiều.  3 máy siêu âm trắng đen.  3 máy giúp thở.  4 máy gây mê giúp thở.  Máy shock tim tạo nhịp ngoài lồng ngực.  Phế dung ký.  Hệ thống nội soi chẩn đoán Tai – Mũi – Họng.  Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng.  Hệ thống xét nghiệm sinh hóa huyết học … và một số trang thiết bị dụng cụ cho phẫu thuật: Sản, Ngoại, Chỉnh hình, … đáp ứng kịp thời cho việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.  Bên cạnh đó, nâng cấp và sửa chữa cơ sợ vật chất hạ tầng, bố trí hợp lý tạo sự liên hoàn trong hoạt động giữa các khoa phòng. Đến nay ngành y tế Hóc Môn đã thực hiện các loại phẫu thuật:  Cấp cứu: Thủng tạng rỗng (dạ dày, ruột, …), vết thượng thấu bụng, vỡ gan, lách; viêm phúc mạc ruột thừa; thai ngoài tử cung vỡ, xuất huyết nang hoàng thể, u buồng trứng xoắn  Chương trình: Phẫu thuật nội soi ngoại – sản khoa, phẫu thuật thoát vị bẹn, bướu tuyến giáp, phẫu thuật kết hợp xương, phẫu thuật trĩ theo phương pháp Longo, sa sinh dục, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, phẫu thuật bắt con, phẫu thuật cắt amygdale qua gây mê, … Tổng số hoạt động trong thời gian 33 năm:  Tổng số lượt khám bệnh 15 024 566  Tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú 285132  Tổng số lượt người xét nghiệm, X quang 1271542  Tổng số siêu âm và đo điện tâm đồ 195469  Tổng số ca thủ thuật, phẫu thuật (các loại) 113596  Tổng số người thực hiện KHHGĐ 98765  Kinh phí khám chữa bệnh, diện chính sách 6243922258  Đào tạo dài hạn:  Chuyên khoa II: 03  Chuyên khoa I: 33  Thạc sĩ: 03  Chuyên ngành đào tạo: 14  Đào tạo ngắn hạn:  Bác sĩ: 77  Điều dưỡng, KTV, NHS: 62  Chuyên ngành đào tạo: 15 Đến năm 2008 Theo quyết định số 98/2007/QĐ-UBND của UBND thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hóc Môn được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn. Bệnh viện chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện Hóc Môn và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Nhận xét: Chặng đường 33 năm(1975-2008), từ những thiếốu thôốn trong buổi đầầu sơ khai mới thành lập, bệnh viện Hóc Môn đã t ừng b ước khăốc phục khó khăn đạt được nhiếầu thành tựu Với vị trí giao thông thuận lợi, tọa lạc ở khu vực đông dần cư, khuông viến thoáng đãng=> Bệnh viện có nhiếầu cơ hội và điếầu kiện thuận lợi phát triển công tác chăm sóc khám chữa b ệnh cho ng ười dần Gầần đầy bệnh viện đã được thông qua dự án mở rộng qui mô,thời gian tới, mọi người có thể trong mong 1 bệnh viện Hóc Môn ngày càng tôốt đẹp hơn *Nguồn nhân lực hiện còn: 315 CB-VC Trong đó: - Bệnh viện: 303 CB-CC (biên chế: 208; hợp đồng: 95) - Phòng khám khu vực: 12 biên chế Năm 2008, Bệnh viện được giao chỉ tiêu: 650000 lượt khám bệnh/năm, 510 giường nội trú ( thực hiện 31025 lượt bệnh nhân điều trị nội trú), 100 giường ngoại trú (thực hiện 7300 lược bệnh nhân điều trị ngoại trú). Do đơn vị mới tách nên nguồn nhân lực tuy có tuyển dụng thên nhưng vẫn còn thiếu so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Cơ sở vật chất tại bệnh viện chật hẹp và xuống cấp ảnh hưởng đến việc khám và thu dung điều trị bệnh. *Hoạt động khám – chữa bệnh: 1. Khám bệnh: Tỷ lệ khám bệnh năm 2008 đạt 103%. Tổng số lượt khám trẻ em: 52167. Trong đó: Trẻ em < 6 tuổi: Trẻ em < 1 tuổi: 30721 7000 2. Hoạt động cấp cứu: Tổng số bệnh nhân cấp cứu: 43209/50000, đạt 86.4%. Trong đó: Trẻ em: 9 961 (trẻ em <6 tuổi: 5871) Số bệnh nhân nhập viện: 3161 Số bệnh nhân chuyển viện: 2238 Tử vong trước khi vào khoa: 70 Tử vong tại khoa: 14 (Có 1 ca Trường trại) 3. Giường nội – ngoại trú:  Điều trị nội trú đạt 83%, tăng 113% so với năm 2007.  Điều trị ngoại trú đạt 102.3%, tăng 1.46% so với năm 2007.  Trẻ em <6 tuổi điều trị nội trú: 5 098 lượt, đạt 88.4% so với năm 2007. 4. Thực hiện phẫu thuật loại 1 và 2: 1421 ca. Trong đó: (Ngoại: 919 – Sản: 481 – LCK: 21)  Phẫu thuật nội soi: 121 ca (viêm ruột thừa cấp, sỏi túi mật, xuất huyết nang hoàng thể, u nang buồng trứng, u mạc treo GEU, vỡ lách, …  Cắt amygdale qua gây mê: 21 ca. Nhận xét:  Phẫu thuật loại 1: đạt 118% so với chỉ tiêu, đạt 190% so với 2007.  Phẫu thuật loại 2: đạt 135% so với chỉ tiêu, đạt 98.2% so với năm 2007.  Số đơn vị máu đã sử dụng trong phẫu thuật: 26 đơn vị (13 ca). III- Mặt đạt được: Trong những năm qua hoạt động khám chữa bệnh ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng, đã đạt và vượt các chỉ tiêu trên giao. Từ một bệnh viện nhỏ 100 giường điều trị nội trú với trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu; đội ngũ nhân viên y tế vừa thiếu vừa yếu, nhưng được sự hỗ trợ tích cực về chuyên môn của các Bệnh viện chuyên khoa tuyến trên, ngành y tế Hóc Môn đã từng bước triển khai và thực hiện thành công phẫu thuật các trường hợp nặng, cấp cứu thành công các trường hợp phù phổi cấp, ngưng tim ngưng thở, suy hô hấp… Ngoài việc tiếp tục duy trì và hoàn thiện các mặt hoạt động và thực hiện các loại phẫu thuật – thủ thuật theo quy định phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, bệnh viện đã phát triển thêm phẫu thuật nội soi về ngoại khoa và sản phụ khoa, nội soi đường tiêu hóa, nội soi chẩn đoán Tai Mũi Họng, mổ kết hợp xương. Song song với việc hoàn thiện các kỹ thuật của bệnh viện hạng III, Ban Giám đốc đã mạnh dạn triển khai từng phần chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện hạng II, nhiều bệnh nặng trước đây phải chuyển viện tuyến trên nay đã được giữ lại để điều trị. Trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, tình hình sức khỏe của người dân ngày một cải thiện, thể hiện các chỉ số sức khỏe, chỉ số bệnh tật đều có những cải thiện đáng kể và vững chắc. Tỷ lệ sinh, tử giảm. Tỷ lệ trẻ sinh < 2500g và suy dinh dưỡng giảm. Các bệnh xã hội được quản lý và điều trị hiệu quả. Tình hình dịch bệnh ổn định, nếu có xảy ra cũng ở mức độ nhỏ và kịp thời khống chế, ngành y tế đã phối hợp tốt các ban ngành huyện tham gia kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm định kỳ và trong các dịp lễ, Tết… không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Kiểm tra và quản lý tốt công tác hành nghề y dược tư nhân. Ngành Y tế từng bước xây dựng, cải tạo nâng cấp hoạt động của từng khoa, phòng, các Trạm Y tế một các hiệu quả nhất trên nền thiết kế hiện hữu, tạo một hệ thống tương đối liên hoàn giữa các khoa, phòng và các Trạm Y tế tạo thuận lợi cho việc chăm sóc điều trị bệnh nhân. Công tác đào tạo đội ngũ nhân viên y tế cũng được xem trọng, trong thời gian qua gửi đào tạo ngắn hạn tổng số 170 người với 35 chuyên ngành. Đồng thời đào tạo dài hạn chuyên khoa II: 03, thạc sỹ: 03, chuyên khoa I: 33. Bên cạnh đó ngành y tế còn tranh thủ sự hỗ trợ tích cực về ngân sách từ UBND Huyện, Sở Y tế trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị. Đồng thời nhanh chóng đưa trang thiết bị vào đầu tư đi và hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực. Từ đó kích thích lòng say mê học tập và làm việc của nhân viên bệnh viện, tạo đà phát triển sau này. Kết quả từ một bệnh viện chỉ mổ ruột thừa viêm đơn thuần, đến nay bệnh viện đã thực hiện một số phẫu thuật cao và cấp cứu thành công nhiều bệnh nặng, phức tạp. Trong những năm qua, ngành y tế Hóc Môn đã đạt được những thành tích:  Bằng khen Bộ Y tế cho đơn vị: Bệnh viện xuất sắc toàn diện.  Nhiều bằng khen – giấy khen của UBND thành phố cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong các mặt công tác.     Nhiều bằng khen – giấy khen của Sở y tế và của UBND huyện Hóc Môn: tập thể đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trong các mặt công tác. Nhiều cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp thành phố và cấp cơ sở. Nhiều đơn vị tập thể đạt danh hiệu lao động tiến triển. Năm 2008 Bệnh viện đã được xếp loại Bệnh viện hạng II và được nâng cấp lên thành Bệnh viện Đa khoa khu vực. IV- Mặt tồn tại: Cơ sở vật chất không đủ đảm bảo cho các hoạt động, bệnh viện phải tận dụng cả hội trường làm phòng bệnh, hành lang làm nơi làm việc cho nhân viên. Nhân sự thiếu, nhất là bác sĩ các chuyên khoa TMH, RHM, Mắt, bác sĩ chuyên khoa sâu, kỹ thuật viên, cử nhân điều dưỡng… Trang thiết bị dù đã được đầu tư mua sắm nhưng hiện tại vẫn còn thiếu cho việc triển khai một số kỹ thuật chuyên môn. Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp. Giao tiếp, ứng xử của nhân viên y tế đôi lúc còn gây phiền hà người bệnh. V- Kết luận: Nhìn lại chặng đường 33 năm (1975-2008), một khoảng thời gian đủ để cho một thế hệ trưởng thành, cho dù chưa đạt nhiều thành quả lớn lao nhưng tầm vóc đã đủ lớn mạnh mới thấy hết những khó khăn, thiếu thốn của ngành Y tế Hóc Môn đã trải qua. Những ai đã từng làm việc, đã từng kinh qua những thiếu thốn, cơ cực trong buổi đầu sơ khai mới thành lập bệnh viện, khi số y-bác sĩ đếm không hết trên đầu ngón tay, các nhân viên y tế hầu hết có trình độ sơ và trung cấp, y dụng cụ thuốc men luôn trong tình trạng khan hiếm; bên cạnh với việc đối phó với dịch bệnh thường xuyên xảy ra lại phải đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh nội-ngoại trú cho nhân dân và các bộ công nhân viên trong huyện… Hôm nay, đứng trước cơ ngơi của Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn với quy mô 520 giường điều trị nội trú, trang thiết bị khá đầy đủ và hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ y tế giàu kinh nghiệm, nhiều bác sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sỹ được đào tạo và phát huy hết khả năng chuyên môn của mình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất mới thấy được sự nỗ lực không ngừng và lớn mạnh về mọi mặt của ngành Y tế Hóc Môn. Con đường đuổi bắt kịp sự tiến bộ của Y khoa Thế giới còn dài, những khó khăn trở ngại và thách thức cạnh tranh theo quy luật kinh tế thị trường giữa các bệnh viện công-tư và cả các bệnh viện công ngày càng quyêt liệt, nhưng hy vọng với những định hướng đúng đắn ban đầu và những đầu tư hợp lý, bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ của Huyện ủy, UBND Huyện, Sở Y tế Thành phố và các cấp ngành liên quan cùng với sự nỗ lực, ý chí vươn lên không ngơi nghỉ và tinh thần đoàn kết của toàn thể đội ngũ nhân viên sẽ giúp ngành Y tế Hóc Môn đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch trên giao đồng thời thu hút tạo được niềm tin, đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dân đến khám chữa bệnh. Tất cả sẽ là cơ sở tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động y tế khởi sắc hơn những năm sau này. B. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Đảng Ủy bệnh viện Ban Giám đốc Tổ chức đoàn thể: 1. Công đoàn thanh niên 2. Đoàn thanh niên 3. Hội phụ nữ ... Các khoa lâm sàng 1. Khoa khám bệnh 2. Khoa khám bệnh 1 3. Khoa Cấp cứu TH 4. Khoa HSTC và CĐ 5. Khoa Nội Tổng hợp 6. Khoa Nội tim mạch Lão học 7. Khoa Nhi 8. Khoa Phụ sản 9. Khoa Phẫu thuật GMHS 10. Khoa Ngoại chỉnh hình bỏng 11. Khoa Ngoại Tổng quát 12. Khoa Liên chuyên khoa 13. Khoa Y học cổ truyền 14. Khoa Vật lý trị liệu PHCN 15. Khoa Nội tiết 16. Khoa Da liễu Hội đồng tư vấn 1. HĐ Khoa học Công nghệ 2. HĐ Thuốc 3. HĐ Điều dưỡng 4. HĐ KSNKBV 5. HĐ thi đua khen thưởng 6. HĐ quản lý chất lượng bệnh viện Các khoa cận lâm sàng 1. Khoa Xét nghiệm 2. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 3. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn 4. Khoa Dược 5. Bộ phận dinh dưỡng Các phòng chức năng 1. Phòng kế hoạch tổng hợp 2. Phòng Tổ chức HCQT 3. Phòng Tài chính kế toán 4. Phòng Điều dưỡng 5. Phòng Vật tư, thiết bị y tế 6. Phòng Công nghệ TT 7. Tổ TT - GDSK 8. Phòng quản lý chất lượng 9. Phòng Công tác xã hội Nhận xét: Nhân sự được phân cồng cụ thể theo từng khoa phòng, th ể hiện tnh thồống nhâốt, rõ ràng, đảm bảo thực hiện tồốt chức năng nhiệm vụ C. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ 1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh: a) Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. b) Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. c) Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành. d) Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. e) Chuyển người bệnh lên tuyến khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết. 2. Đào tạo cán bộ y tế: a) Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo các bộ y tế ở bậc đại học và trung học b) Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn. 3. Nghiên cứu khoa học về y học: a) Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tại y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc b) Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. c) Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện. 4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: a) Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn. b) Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành. 5. Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. 6. Hợp tác kinh tế y tế: a) Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao Ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. b) Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác. D. HOẠT ĐỘNG THƯỜNG QUY I- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2015 Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2015, là năm thứ 3 bệnh viện triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh cũng như nâng cao niềm tin và sự hài lòng của người bệnh. Năm 2015, bệnh viện được Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh giao chỉ tiêu: Giường bệnh nội trú : 550 giường Bệnh nhân điều trị nội trú : 37 000 lượt  Bệnh nhân điều trị ngoại trú : 30 000 lượt  Tổng số lượt khám, chữa bệnh : 580 000 lượt Tổng số thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện: 186 090 thẻ. Mặc dù còn nhiều khó khăn về nhân sự, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị y tế nhưng nhân viên bệnh viện đã cố gắng phấn đấu đạt được những kết quả như sau:   1. Công tác quản lý nhân sự: Tổng số công chứ, viên chức hiện có 579, trong đó:  Bác sĩ: 123 (Bác sĩ CKII: 08, Bác sĩ CKI: 56, Thạc sĩ: 03, Bác sĩ: 56)  Dược sĩ: 31 (Thạc sĩ: 01, Dược sĩ ĐH: 02, Dược sĩ TH: 25, Dược sĩ CĐ: 02)  Điều dưỡng, Nữ hộ sinh: 305 (Đại học: 43, Trung cấp: 259, Sơ cấp: 03)  Kỹ thuật viên: 47 (Đại học: 13, Trung học: 34)  Nhân viên khác: 73 Phân bố nhân lực theo khu vực công tác:  Khu vực lâm sàng : 423 người (tỷ lệ 73%)  Khu vực cận lâm sàng : 94 người (tỷ lệ 16.2%)  Khu vực hành chính : 62 người (tỷ lệ 10.7%) 2. Công tác khám bệnh, chữa bệnh: a) Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch: i) Hoạt động khám bệnh: 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 582064 467271 319544 317235 112488 110198 50466 38919 14250 10885 8015 9214 7785 9001 2014 2015 Biểu đồ 1: Biểu đồ hoạt động khám bệnh 200000 180000 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 Nội Ngoại Sản Nhi TMHDa liễễuTHCT RHM Măố t VLTL KSK 2014 2015 Biểu đồ 2: Biểu đồ khám bệnh phân theo chuyên khoa Tổng số lượt khám bệnh: 467 271 lượt (khám sức khỏe 60 920 lượt), đạt 80.56%, giảm 19.72%, trong đó:  Người bệnh có bảo hiểm y tế: 319 544 lượt (68.39% tổng số khám), tăng 0.73%  Trẻ em < 6 tuổi: 38 919 lượt (8.33% tổng số khám), giảm 22.88%  Người bệnh > 60 tuổi: 110 198 lượt, giảm 2.04%  Tổng số người bệnh nhập viện: 7 785 lượt, giảm 2.87%  Tổng số người bệnh chuyển tuyến: 9 214 lượt, tăng 2.37%  Tỷ lệ nhập viện: 1.67%, giảm 0.03%  Tỷ lệ chuyển tuyến: 1.97%, tăng 0.06% ii) Hoạt động cấp cứu: 44974 45000 43726 40000 35000 27626 30000 25916 25493 23012 25000 20000 15000 10619 9688 10000 26082339 5000 0 Tổ ng BHYT 2014 < 15 T 2015 Nh ập vi ệ n Chuyể n tuyễố n 11 7 Tử vong Biểu đồ 3: Biểu đồ hoạt động cấp cứu tổng hợp Tổng số lượt cấp cứu: 43 726 lượt, đạt 97.17%, giảm 2.77%, trong đó:      Người bệnh có BHYT: 23 012 lượt, giảm 16.70% Trẻ em < 15 tuổi: 9 688 lượt, giảm 9.72% Tổng số người bệnh nhập viện: 25 916 lượt, tăng 1.66% Số người bệnh chuyển tuyến: 2 339 lượt, giảm 10.31% Số người bệnh tử vong: 7 trường hợp iii) Hoạt động điều trị ngoại trú: 30000 27592 25000 19220 20000 13037 15000 10000 5511 4040 2457 5000 705 389 0 Tổ ng BHYT < 6T 2014 < 15T 2015 Biểu đồ 4: Biểu đồ hoạt động điều trị ngoại trú 18000 16873 16000 14000 12000 10000 7922 8000 50255442 6000 3372 4000 2000 0 Câố p cứu TH Ngo ại CH 702 391 1962 782 Ngo ại TH Ph ụ s ản 2014 2042 969 940 LCK 19 371 VLTL YHCT 2015 Biểu đồ 5: Hoạt động điều trị ngoại trú phân theo chuyên khoa Tổng số người bệnh điều trị ngoại trú: 19 220 lượt, đạt 64.07%, giảm 30.34%  Người bệnh có BHYT: 5511 lượt, chiếm 28.67%, giảm 57.73%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan