Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ báo cáo thị trường tài chính...

Tài liệu báo cáo thị trường tài chính

.PDF
21
85
122

Mô tả:

báo cáo thị trường tài chính
MỤC LỤC A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ......................................................... 2 I. Thị trường tiền tệ - tín dụng .................................................... 2 II. Thị trường ngoại hối và vàng .................................................. 8 B. THỊ TRƯỜNG VỐN.............................................................. 14 I. Thị trường chứng khoán ........................................................ 14 II. Thị trường BĐS ...................................................................... 19 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 A. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ I. Thị trường tiền tệ - tín dụng Thị trường tiền tệ - tín dụng thế giới Theo nhận định từ Bloomberg, Mỹ lại một lần nữa trở thành động cơ tăng trưởng toàn cầu. Nền kinh tế đang khởi sắc và trong trạng thái tốt nhất từ thập niên 90. Tín hiệu lạc quan gần đây nhất là báo cáo việc làm tháng 12 của Bộ Lao động Mỹ. Theo công bố cuối tuần trước, Mỹ đã tạo ra 252.000 việc làm trong tháng cuối năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp cũng xuống 5,6% - thấp nhất từ tháng 6/2008. Tăng trưởng việc làm ngành xây dựng đã tăng mạnh nhất gần một năm. Các nhà máy, công ty chăm sóc sức khỏe và dịch vụ doanh nghiệp cũng tiếp tục tạo thêm việc làm. Khoảng 3 triệu người Mỹ nữa sẽ tìm được việc làm năm 2014, mạnh nhất 15 năm. Đây cũng là tín hiệu cho thấy các công ty đang lạc quan rằng nhu cầu tại Mỹ vẫn mạnh bất chấp thị trường bên ngoài suy yếu. Mỹ đang bứt phá so với phần còn lại của thế giới, do thành công hơn trong việc giải quyết sự dư thừa do vay nợ tràn lan đã đẩy toàn cầu vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ thập niên 30. "Quá trình này được thực hiện tốt hơn nhiều tại Mỹ", Glenn Hubbard - cựu kinh tế trưởng tại Nhà Trắng cho biết trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Các nhà kinh tế Mỹ hồi đầu tháng. Tỷ lệ chậm thanh toán các khoản vay trả góp tiêu dùng tại Mỹ (sửa nhà, mua ôtô, dùng thẻ tín dụng) đã xuống thấp kỷ lục 1,51% trong quý III, Hiệp hội Ngân hàng Mỹ cho biết cuối tuần trước. Con số này thấp hơn đáng kể so với trung bình 15 năm là 2,3%.Người dân Mỹ đang được hưởng lợi từ thị trường lao động được cải thiện và giá dầu giảm. Giá xăng tại Mỹ hiện rẻ nhất trong 6 năm. Chi tiêu vào xe mới, đồ gia dụng, TV và trang phục đã tăng 0,6% trong tháng 11, gấp đôi tháng 10, theo số liệu của Bộ Thương mại nước này. Với 11.500 tỷ USD năm 2013, tiêu dùng Mỹ lớn hơn bất kỳ GDP của một nền kinh tế nào trên thế giới, kể cả Trung Quốc, theo IMF. Số liệu này chưa điều chỉnh theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP).Trong báo cáo tuần trước, các nhà kinh tế học tại Deutsche Bank dự đoán GDP Mỹ năm nay tăng 3,7%, cao hơn nhiều so với 2,5% năm ngoái. Mỹ cũng sẽ đóng góp 18% vào tăng trưởng toàn cầu, so với chỉ 11% của tất cả các quốc gia công nghiệp gộp lại. Trong khi đó, Chỉ số giá tiêu dùng của khu vực đồng tiền chung giảm 0,2% so với 1 năm trước, đánh dấu tháng đầu tiên giảm phát quay trở lại với Eurozone lần đầu tiên sau hơn 5 năm. Trong tháng 12, giá năng lượng ở Eurozone giảm 6,3% so với 1 năm trước. Lạm phát lõi – tức tỷ lệ lạm phát đã loại bỏ những yếu tố biến động mạnh như năng lượng, thực phẩm, thuốc lá và rượu bia, tăng thêm 0,8% so với 1 năm trước. 2 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 Đối với Chủ tịch ECB Mario Draghi – người muốn mở tung cánh cửa kích thích tiền tệ, số liệu này có thể buộc ECB phải tiến gần hơn đến việc mua lượng lớn trái phiếu chính phủ để hồi sinh tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Tồi tệ hơn, Eurozone còn đứng trước mối nguy cơ rơi vào trạng thái hỗn loạn khi có ít nhất 3 quốc gia thành viên sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay. Tương lai của đồng tiền chung một lần nữa lại trở nên mong manh. Đồng euro giảm 0,4%, xuống còn 1,1959 USD đổi 1 euro sau khi chạm mốc 1,1864 USD đổi 1 euro – thấp nhất kể từ tháng 3/2006. “Xin chào giảm phát”, đây là điều mà các nước khu vực Châu Âu đang phải đối mặt. Lần cuối cùng Eurozone rơi vào trạng thái giảm phát là năm 2009, khi nền kinh tế cố gắng hồi phục sau khủng hoảng. Lần này, nguyên nhân chủ yếu gây nên giảm phát là tăng trưởng ì ạch và giá dầu giảm gần 50% trong năm 2014. Một báo cáo khác cũng được công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giữ ở mức 11,5% trong tháng 11. Tỷ lệ thất nghiệp ở Italy tăng lên mức kỷ lục 13,4%. Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp ở Đức giảm xuống 6,5% trong tháng 12, thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ. Ukraine sẽ buộc phải tuyên bố vỡ nợ trong tương lai gần nếu các định chế quốc tế không rót thêm tiền cho Kiev.IMF ban đầu ước tính kinh tế Ukraine sẽ suy thoái 5% trong năm 2014, tuy nhiên, mức dự báo suy thoái sâu hơn được đưa ra sau đó là 6,5% dường như vẫn còn là lạc quan vào thời điểm hiện tại. Ngoài tình trạng thâm hụt ngân sách và sự mất giá thảm hại của đồng Hryvnia, nợ công của Ukraine năm 2015 có thể tăng tới mức 90% GDP. Theo đánh giá của IMF, mức nợ này là không bền vững. IMF cho rằng Ukraine cần thêm 15 tỷ USD nữa ngoài khoản tiền 17 tỷ USD đã được thông qua trước đó để tránh bị vỡ nợ Kinh tế Nga đã có dấu hiệu suy thoái vào cuối năm 2014 do các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên nước này liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Đồng Ruble đã mất giá hơn 40% so với đồng USD tính từ đầu năm tới nay, dầu thô chiếm 50% ngân sách của Nga lại đang giảm giá thấp kỷ lục dưới 60 USD/thùng, khiến ông Putin phải thừa nhận kinh tế Nga đang gặp khó khăn và sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2015. Trên thị trường liên ngân hàng London, lãi suất đồng USD của tất cả các kì hạn tăng nhẹ trong khi lãi suất đồng EUR của tất cả các kì hạn đều đi ngang và giảm (xem biểu đồ 1, 2). So sánh lãi suất ngày cuối tháng (31/12) với ngày đầu tháng (1/12), kì hạn 12 tháng có mức tăng nhiều nhất 0,0662%, các kì hạn còn lại tăng từ 0,0135 – 0,0339%. Lãi suất đồng EUR giảm mạnh sau quyết định của ECB, các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần, 2 tuần có mức giảm mạnh hơn so với các kì hạn dài từ 3 tháng trở lên. 3 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 Biểu đồ 1: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London tháng 12/2014 USD EUR 0.70000 0.35000 0.60000 0.30000 0.50000 0.25000 0.40000 0.20000 0.30000 0.15000 0.20000 0.10000 0.10000 0.05000 - 01/12/14 KH 1 tháng KH 6 tháng 15/12/14 01/12/14 KH 3 tháng KH 12 tháng KH 1 tháng KH 6 tháng 15/12/14 KH 3 tháng KH 12 tháng Nguồn: homefinance.nl Biểu đồ 2: Lãi suất đồng USD và EUR trên Thị trường liên ngân hàng London năm 2014 USD EUR 0.70000 0.60000 0.60000 0.50000 0.50000 0.40000 0.40000 0.30000 0.30000 0.20000 0.20000 0.10000 0.10000 - 1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7 1/8 1/9 1/10 1/11 1/12 KH 1 tháng KH 6 tháng KH 3 tháng KH 12 tháng 1/1 1/2 1/3 1/4 1/5 1/6 1/7 1/8 1/9 1/10 1/11 1/12 KH 1 tháng KH 6 tháng KH 3 tháng KH 12 tháng Nguồn: homefinance.nl Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tuy vẫn có mức tăng trưởng cao, nhưng tốc độ đã sụt giảm khá mạnh chỉ còn 7,3% năm 2014 và dự báo 6,6% trong năm 2015 so với mức tăng bình quân 10 năm trước (9% - 10%). Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sau một thời gian bình ổn, vài tuần trở lại đây, đồng Yên lại tăng mạnh. Ngân hàng trung ương kiên quyết chống lại các kỳ vọng giảm phát đang lan tràn ở Nhật sau hai thập kỷ đồng Yên chỉ bình ổn hoặc giảm. Với việc nới lỏng chính sách tiền tệ và rẻ hóa đồng Yên là nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và lật ngược tình thế thâm hụt thương mại nước ngoài ngày càng tăng. Hơn nữa, đồng Yên rớt giá khiến giá trị hàng nhập khẩu tăng, vô hình chung đẩy giá cả tới mục tiêu lạm phát 2% của BOJ. 4 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 Nhận định dưới góc độ thâm hụt và nợ vốn đã cao của chính phủ Nhật Bản, cái đích mũi tên thứ hai của ông Abe nhắm tới là kích thích tài khóa, cũng không dễ dàng gì. Mùa xuân này, để giải quyết các khoản nợ chính phủ, ông tuyên bố tài khóa tăng từ 5% lên 8% dưới hình thức thuế doanh thu. Nhờ nhu cầu trong nước nên sức tăng trưởng của khu vực châu Á vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay là 3,3% nhưng chủ yếu nhờ vào khối châu Á có sức tăng trưởng đến 6,6%. IMF thậm chí cho rằng 10 quốc gia khối ASEAN càng tiêu biểu cho sự tăng trưởng hơn cả vì vẫn còn tiếp nhận được đầu tư nước ngoài nhờ nhu cầu trong nước cao và lực lượng nhân công rẻ, lành nghề. Đáng kể nhất trong đầu tàu kéo này là Ấn Độ và Indonesia, hai quốc gia được xem là đang có thiên thời địa lợi nhân hòa. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang lên kế hoạch đồ sộ với chương trình “Do Ấn Độ làm ra” nhằm ghi dấu ấn với tiềm lực khoa học, công nghệ của Ấn Độ. Những dự án hạ tầng khổng lồ cũng được tiến hành thu hút nhiều quốc gia phát triển lưu tâm. Đánh giá tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay lên đến 6,5%. Indonesia với tân Tổng thống Jokowi Widodo cũng được đánh giá cao với những quyết sách thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế của Indonesia được dự báo tăng đến 5,7% nhờ vào các đầu tư cho hạ tầng sẽ khởi động trong dịp đầu năm 2015. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, năm 2015 được kỳ vọng là một năm quan trọng với nhiều nước trong khu vực châu Á, đặc biệt khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành vào cuối năm, hứa hẹn sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ở Đông Nam Á. Thị trường tiền tệ - tín dụng trong nước Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức điều chỉnh trần lãi suất về 5,5%/năm, các ngân hàng thương mại đã nhanh chóng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm. Lãi suất kỳ hạn dài nhất cũng chỉ ở mức 7%/năm, so với 8%/năm trước đây. Hiện lãi suất huy động bằng VNĐ phổ biến ở mức 0,8 -1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 5 - 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,7 6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng lãi suất ở mức 6,8 - 7,5%/năm. Với USD, lãi suất huy động chỉ 0,75%/năm đối với tiền gửi của dân cư và ở mức 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức. Cụ thể, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, với các kỳ hạn dài từ 24 - 60 tháng chỉ còn 6,2%/năm, thay vì mức cao nhất là 6,3% như trước đó.Ngân hàng Techcombank cũng đưa mức lãi suất huy động cao nhất là 7,1%/năm xuống còn 6,96%/năm. Lãi suất cao nhất của Sacombank chỉ còn 7,7%/năm áp dụng cho duy nhất kỳ hạn 13 tháng, 5 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 các kỳ hạn dài khác dao động từ 6,2 - 6,4%/năm.Một số ngân hàng thương mại như VIB, ABBank, BacABank, MB vừa giảm tiếp lãi suất huy động từ 0,1 - 0,3%/năm ở các kỳ hạn Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng liên tục tung ra nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi. Chẳng hạn, OceanBank triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng, lãi suất 6,99%/năm trong 3 tháng đầu dành cho doanh nghiệp từ nay đến hết tháng 3/2015; NCB dành 980 tỷ đồng cho vay ngắn hạn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với lãi suất ngắn hạn 6,5%/năm, trung hạn tối đa 9,5 - 11%/năm; Sacombank tham gia chương trình bình ổn thị trường 2014 của UBND TP. HCM và Sở Công thương triển khai nguồn vốn ưu đãi 1.500 tỷ đồng dành cho đối tượng là doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường và nhà cung ứng, lãi suất 5,5%/năm; lãi suất 7%/năm là ưu đãi của Ngân hàng ACB dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vay dịp cuối năm 2014 và đón mùa kinh doanh lễ Tết 2015. Theo NHNN, mặt bằng lãi suất huy động VNĐ giảm 0,1 - 0,5%/năm so với thời điểm trước khi điều chỉnh trần lãi suất, nhưng nguồn tiền tiết kiệm vẫn chảy mạnh vào ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các ngân hàng đều cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Điều đó cho thấy, tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả, trong bối cảnh thị trường vàng ảm đạm và giá liên tục giảm, thị trường chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro, trong khi bất động sản chưa thực sự phục hồi. Sau nhiều lần điều chỉnh không đồng nhất thì lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay có sự chênh lệch lớn.Chẳng hạn cùng nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước nhưng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ở BIDV là 6,8%/năm nhưng Vietcombank chỉ có 6%/năm; kỳ hạn 1 tháng của BIDV là 4,55%/năm thì của Agribank và Vietcombank là 4%. Ở nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, lãi suất kỳ hạn 1 tháng của Techcombank là 4,6%/năm, của Sacombank, VIB và Eximbank là 4,7%/năm nhưng của NamABank là 5,1%/năm, của Oceanbank và OCB lại là 5,3%/năm. Động thái giảm lãi suất huy động của một số ngân hàng kéo theo kì vọng về việc giảm thêm lãi suất cho vay và mang lại những ảnh hưởng tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, theo phản ánh từ nhiều doanh nghiệp, họ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Trừ một số doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi thì các doanh nghiệp không thuộc diện ưu đãi như doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang phải vay vốn với lãi suất khá cao, đáng nói là số doanh nghiệp này lại chiếm tới 90%.Vốn rẻ ngân hàng chỉ tìm đến những doanh nghiệp có “sức khỏe” tốt. Để tiếp cận được nguồn vốn bình ổn thị trường lãi suất 5,5%/năm hiện nay là điều quá khó khăn đối với công ty, cho dù đơn vị này đang kinh doanh mặt hàng bình ổn. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất của tất cả các kì hạn đều có xu hướng giảm (xem biểu đồ 3). 6 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 Biểu đồ 3: Diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tháng 12/2014 5.00 4.50 4.00 3.50 3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0.50 0.00 1/12 6/12 11/12 KH qua đêm 16/12 KH 1 tuần 21/12 26/12 31/12 KH 2 tuần KH 1 tháng Nguồn: sbv.gov.vn Nếu như trong tháng 11/2014 các mức lãi suất đều có xu hướng đi ngang vào gia đoạn cuối tháng, thì trong tháng 12 này, sau khi đồng loạt giảm vào giai đoạn 10/12 đến 20/12 thì có phục hồi đi lên từ 19/12 đến 23/12. Tuy nhiên, sau đó lại là xu thế giảm đến ngày 27/12. Đặc biệt trong tuần cuối cùng của tháng, trong khi các kỳ hạn qua đêm, một tuần và hai tuần vẫn trong xu thế giảm thì kỳ hạn một tháng lại đảo chiều đi lên. Thống kê giao dịch trong tháng (từ ngày 01 – 31/12) tổng doanh số giao dịch bằng VNĐ trên thị trường liên ngân hàng đạt 529.016 tỷ đồng, tương đương với doanh số giao dịch bình quân 1 ngày đạt 22.042 tỷ đồng. Giao dịch chủ yếu tập trung ở các kì hạn ngắn như qua đêm, 1 tuần và 2 tuần; kì hạn 6 tháng chỉ có 1 phiên giao dịch còn kì hạn 9 tháng không có giao dịch. Cụ thể, doanh số giao dịch của kỳ hạn 1 tuần với doanh số cao nhất đạt 200.251 tỷ đồng (chiếm 37,85%), tiếp đến là kỳ hạn qua đêm với tỷ trọng 179.661 tỷ đồng (chiếm 33,96%) và kì hạn 2 tuần với doanh số 59.391 tỷ đồng (chiếm 11.23%). Tỷ lệ doanh số giao dịch các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống đạt 485.936 tỷ đồng (chiếm 91.86%). Trên thị trường mở tháng 12 (xem biểu đồ 4). Biểu đồ 4: Diễn biến thị trường mở tháng 12/2014 20,000 15,000 10,000 16,389 9,548 5,000 -5,000 1/12 - 5/12 8/12-598 - 12/12 -10,000 Nghiệp vụ mua kỳ hạn (tỷ đồng) Khối lượng bơm/ hút ròng (tỷ đồng) 15/12 - 19/12 22/12 - 26/12 -8,507 Nghiệp vụ bán tín phiếu (tỷ đồng) Nguồn: Tổng hợp 7 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 Sau tuần đầu tiên bơm ròng, thì trong 2 tuần liên tiếp giữa tháng NHNN đã hút ròng khỏang 9000 tỷ đồng thông qua kênh tín phiếu. Còn trên thị trường mở, 835 tỷ đồng được trung hòa sau 2 tuần giao dịch giữa tháng. Đến cuối tháng, một lượng lớn gần 16000 tỷ đã được bơm vào thị trường qua kênh tín phiếu. Hoạt động bơm ròng này nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại trong giai đoạn cuối năm, đồng thời nhằm cân bằng với lượng tiền đã được hút về trong 2 tuần trước đó. 495 tỷ đồng cũng là lượng tiền đã được NHNN bơm ròng qua kênh thị trường mở. Nhìn chung, hoạt động của thị trường mở giai đoạn cuối năm trầm lắng hơn hẳn so với giai đoạn cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh cảnh lạm phát xuống thấp, lãi suất huy động tại tổ chức tín dụng đã thấp hơn trần quy định, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ trần lãi suất thì đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi, cân nhắc tổng thể các yếu tố vĩ mô, sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng trước khi có quyết định bỏ trần lãi suất. Hiện tại, trần lãi suất chỉ còn áp dụng với lãi suất huy động có kỳ hạn dưới 6 tháng. Tuy nhiên, bên cạnh các ngân hàng lớn, có nguồn vốn dồi dào, huy động với lãi suất thấp hơn trần thì vẫn còn những tổ chức tín dụng huy động lãi suất sát trần cho phép. II. Thị trường ngoại hối và vàng 1. Thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối quốc tế Chỉ số USD Index trong tháng 12/2014 diễn biến với xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh giai đoạn cuối tháng. Chỉ số đạt mức cao nhất tại 90,28 ngày 31/12 và thấp nhất tại 87,97 ngày 16/12. Trong nhóm các đồng tiền mạnh, USD tăng 4,87% so với EUR, tăng 4,88% so với CHF, tăng 2,92% so với GBP, giảm 0,45% so với JPY và tăng 3,53% so với AUD. Biểu đồ 5 : Diễn biến chỉ số Dollar tháng 12/2014 Nguồn: www.marketwatch.com Tính chung cả năm 2014, giá USD đã tăng gần 13% so với rổ các loại tiền tệ chủ yếu. Trong báo cáo Beige Book mới đây, FED cũng khẳng định, thị trường lao động Mỹ đang cải thiện trên diện rộng. 8 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 Cùng với đó, giới đầu tư kỳ vọng áp lực giảm phát kinh tế trên bình diện kinh tế toàn cầu khi giá dầu giảm mạnh khiến các ngân hàng trung ương lớn tăng cường nới lỏng chính sách tiền tệ khiến cho USD tăng giá kỷ lục đối với các đồng tiền chủ chốt khác. Nền kinh tế Mỹ được nhìn nhận là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không mấy khả quan trong năm 2014, khi mà nền kinh tế khu vực đồng euro (eurozone) và Trung Quốc, Nhật Bản đều tăng trưởng chậm lại. Kinh tế tăng trưởng nhanh giúp thâm hụt ngân sách liên bang năm 2014 của Mỹ thu hẹp về mức 483,3 USD. Ngoài ra, đà tăng trưởng kinh tế ổn định cũng là động lực giúp Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định ngừng toàn bộ gói nới lỏng tiền tệ thực hiện từ năm 2008, dù vẫn giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp gần bằng 0 để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng. Trong năm 2014, euro giảm khoảng 11% so với USD - mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 2005. Kể từ đầu tháng 10-2014, đồng euro đã liên tục mất giá so với USD sau khi ECB tuyên bố sẽ mua lại trái phiếu có bảo đảm của các ngân hàng nhằm giúp eurozone tránh nguy cơ giảm phát. Thời gian qua, đồng EUR vẫn đang ở tình trạng đầu cơ giá xuống do các tin tức kinh tế tiêu cực ảnh hưởng đến loại tiền tệ này. Chính sách lãi suất của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Mỹ được cho là nguyên nhân khiến đồng EUR mất giá so với USD. Ngoài ra, sự bất ổn chính trị có thể lần nữa đe dọa địa vị của Hy Lạp trong eurozone, góp phần làm cho nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu. Sau nhiều tháng ổn định và diễn biến với xu hướng đi xuống, đồng JPY đã tăng trở lại so với USD trong tháng 12. Kể từ cuối tháng 10/2014, sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản tuyên bố mở rộng các biện pháp kích thích kinh tế để ngăn chặn tỷ lệ lạm phát suy giảm khiến mức tăng của đồng USD so với JPY tăng mạnh trong vài tháng gần đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh khiến nhu cầu đầu tư vào các tài sản an toàn tăng mạnh, đây là một trong những lý do chính tác động đến sự tăng giá của đồng JPY trong tháng qua. Cuối tháng 12, Nhật Bản công bố số liệu cho biết sản lượng công nghiệp tháng 11/2014 của Nhật Bản giảm 0,6% so với tháng trước đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2014 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2013. Trước bối cảnh kinh tế trì trệ, chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói kích thích kinh tế mới trị giá 3.500 tỉ JPY (hơn 29 tỉ USD). Gói kích thích này sẽ tập trung vào thúc đẩy tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, nhằm đảm bảo chu kỳ kinh tế hiệu quả và phân bổ lợi ích của chính sách Abenomic đến mọi tầng lớp tại Nhật Bản. Tỷ giá CNY/USD đã giảm 0,98% trong tháng 12/2014. Ngày 30/12 , Cơ quan quản lý ngoại hối nhà nước Trung Quốc (SAFE) công bố các quy định mới để đơn giản hóa 14 quy định liên quan và bổ sung các điều khoản mới để nới lỏng hoạt động giao dịch ngoại hối. Trong đó nới lỏng hạn chế giao dịch đồng nhân dân tệ của các ngân hàng từ năm 2015. Bước tiến này tuy nhỏ nhưng là bước đi có ý nghĩa 9 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 trong việc đưa nước này tiến gần tới việc nới lỏng kiểm soát vốn, cũng như giúp ngăn chặn sự xuống giá của đồng nhân dân tệ. Thị trường ngoại hối trong nước Chịu tác động một phần từ diễn biến của chỉ số USD Index, tỷ giá VND/USD có diễn biến tăng mạnh trong tháng 12. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng VND và USD do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố vẫn ổn định ở mức 21.246 đồng/USD, mức giá sàn – trần tương ứng là 21.034 – 21.458 đồng/USD. Sở giao dịch NHNN tiếp tục áp giá mua vào USD 21.200 đồng/USD và giữ nguyên chiều bán ra ở mức 21.400 đồng/USD. Tính chung cả năm, chỉ số giá USD tăng nhẹ ở mức 0,56% so với năm 2013. Biểu đồ 6: Diễn biến thay đổi tỷ giá USD/VND trong tháng 12/2014 21,410 21,400 21,390 21,380 21,370 21,360 21,350 21,340 21,330 1/12 5/12 9/12 13/12 17/12 21/12 25/12 29/12 Nguồn: Vietcombank.com Sau giai đoạn tăng mạnh trong tháng 11, đầu tháng 12, tỷ giá đã giảm mạnh khi NHNN thực hiện đúng cam kết bán ra khoảng 1 tỷ USD ra thị trường để bình ổn tỷ giá trong trường hợp cần thiết đã phần nào xoa dịu được tâm lý của thị trường. Lực cung USD mạnh từ NHNN đã khiến cho tâm lý thị trường ổn định hơn rất nhiều. Giai đoạn cuối tháng, trước tình hình dòng tiền VND di chuyển nhiều khi thị trường đón nhận nhu cầu thanh toán hàng hóa của các doanh nghiệp cũng như việc các NHTM có xu hướng giảm bớt trạng thái ngoại hối gần đây để phòng ngừa rủi ro, đẩy tỷ giá tăng mạnh. Ngoài ra, sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao, trên 4 triệu đồng/lượng, khiến cho nhu cầu sử dụng USD để thanh toán nhập khẩu vàng vẫn còn. Thêm vào đó, càng đến thời điểm cuối năm, kỳ vọng về việc điều chỉnh tỷ giá vào năm sau ngày càng gia tăng, tạo thành áp lực khiến cho tỷ giá tăng lên. Tuy nhiên, nhờ sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý, tỷ giá tuy tăng nhưng vẫn diễn biến trong biên độ cho phép. Ngoài ra, những yếu tố cơ bản vẫn hỗ trợ cho sự ổn định của thị trường ngoại hối như vốn FDI tăng mạnh, dự trữ ngoại hối tăng cao, lạm phát thấp, lãi suất vẫn bảo đảm thực dương. 10 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 Có thể thấy, năm 2014, mặc dù thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động nhưng tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước diễn biến tương đối ổn định, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân được hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn điều hành tỉ giá theo hướng linh hoạt, với mục tiêu là biên độ tăng không quá 2%, kết hợp chặt chẽ với chính sách lãi suất, góp phần nâng cao vị thế của VND và giảm dần tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Các giải pháp của NHNN về điều hành tỷ giá đã góp phần rất quan trọng trong việc ổn định thị trường ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. 2.Thị trường vàng Thế giới Thị trường vàng thế giới trong tháng 12/2014 diễn biến với xu hướng chung là đi xuống đặc biệt giảm mạnh vào giai đoạn cuối tháng. Trong tháng, giá vàng (giao ngay tại thị trường NewYork) lên cao nhất tại mức 1.232,4 USD/oz ngày 9/12 và thấp nhất là 1.174,9 USD/oz ngày 25/12. Trong tháng 12, giá vàng thế giới đã giảm 2,47%. Tính chung cả năm 2014, giá vàng thế giới đã giảm 2,31%. Biểu đồ 7: Diễn biến giá vàng thế giới tháng 12/2014 Nguồn: kitco.com Giá vàng thế giới tháng qua tiếp tục chịu ảnh hưởng từ diễn biến của đồng USD và giá dầu. Giá vàng giảm điểm do đồng USD tăng mạnh trên 90 điểm, trong khi đó, các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ tương ứng như EUR và đồng JPY đang mất giá so với đồng USD và nền kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng có thể khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sớm nâng lãi suất trong thời gian tới ảnh hưởng tiêu cực tới giá vàng. Ngoài ra, giá dầu thô thế giới đã giảm mạnh hơn 40% kể từ đầu tháng 6-2014, kéo tỷ lệ lạm phát tại một số nước giảm theo. Từ đó làm giảm nhu cầu đầu tư vào vàng khi nó được coi là loại tài sản chống lạm phát. Giá vàng liên tục giảm trong những ngày cuối năm 2014 và đang nằm ở vùng giá khá thấp, xoay quanh 1.195 USD/oz. Trong tháng, đà giảm của vàng phần nào bị chững lại sau khi giá dầu thế giới tăng làm giảm lo ngại lạm phát thấp và tăng nhu cầu vàng như tài sản dự trữ an toàn. Động 11 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 thái bãi bỏ các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu vàng vào cuối tháng 11/2014 của Ấn Độ cũng ảnh hưởng tích cực đến thị trường vàng. Các quỹ tín thác vàng tiếp tục bán vàng trong tháng qua. Tính đến thời điểm 31/12, các quỹ ETF đã bán ra số vàng trị giá gần 7,68 tỉ USD. Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hiện chỉ nắm giữ 710,8 tấn vàng, mức thấp nhất trong 6 năm. Trong nước Chịu ảnh hưởng lớn từ diễn biến giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tháng 12/2014 diễn biến với xu hướng giảm. Giá vàng SJC tăng mạnh nhất lên 35,31 – 35,47 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) ngày 2/12 và thấp nhất tại 34,80 – 35,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) ngày 31/12. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tại thời điểm cuối tháng khoảng 4,5 triệu đồng/lượng. Chỉ số giá vàng tháng 12 giảm 0,05% so với tháng 11. Tính chung cả năm, giá vàng trong nước đã giảm 11,49% so với năm 2013. Biểu đồ 8: Diễn biến giá vàng trong nước tháng 12/2014 Nguồn: sjc.com.vn Trong tháng qua, diễn biến của giá vàng quốc tế tiếp tục là nhân tố chính chi phối diễn biến của giá vàng trong nước. Mặc dù giá đang ở vùng gần thấp nhất kể từ đầu năm đến nay nhưng khối lượng giao dịch không nhiều do người dân đang kỳ vọng giá vàng có thể giảm sâu hơn nữa. Tuy cùng đà giảm với giá vàng thế giới nhưng tốc độ giảm của giá vàng trong nước vẫn chậm hơn so với giá thế giới, do đó, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới vẫn ở khoảng 4,5 triệu đồng/lượng. Trong năm 2014, thị trường vàng trong nước đã dần ổn định và có xu hướng giảm so với năm trước. Sự mất cân đối về cung cầu vàng miếng trong nước đã được thu hẹp đáng kể, từ đó làm giảm tác động của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Một trong những tín hiệu tốt của thị trường vàng trong nước trong năm qua đó là cung cầu vàng miếng chuyển dịch từ trạng thái thiếu hụt nguồn cung sang xu hướng cân bằng. Tại những thời điểm, mặc dù thị trường vàng thế giới có những lúc tăng, giảm đột biến nhưng thị trường vàng trong nước vẫn không biến động mạnh, NHNN không 12 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 phải sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp thị trường. Tình trạng đầu cơ, nhập lậu vàng đã được kiểm soát. Việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán về cơ bản đã chấm dứt. 13 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 B. THỊ TRƯỜNG VỐN I. Thị trường chứng khoán 1. Thị trường chứng khoán thế giới Biểu đồ 9: Biến động các chỉ số Dow Jones công nghiệp (▬), Nasdaq tổng hợp (▬) và S&P500 (▬) trong tháng 12/2014 Nguồn: Yahoofinance Thị trường chứng khoán Mỹ trong tháng 12 biến động mạnh. Trong nửa đầu của tháng, các chỉ số chứng khoán chính đồng loạt lao dốc do giá dầu liên tục giảm mạnh sau khi OPEC hạ dự báo về nhu cầu dầu thô trong năm 2015. Theo đó trong năm tới, nhu cầu tiêu thụ dầu thô sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm ở 28,9 triệu thùng/ngày. Trong khi đó nguồn cung lại dư thừa. Sản lượng dầu mỏ của Nga trong năm 2014 ở mức cao nhất thời hậu Xô Viết, trong khi sản lượng xuất khẩu của Iraq trong tháng 12 cao nhất kể từ năm 1980. Sự mất cân đối trong cung – cầu đã khiến giá dầu lao dốc mạnh trong những tháng qua. Cổ phiếu năng lượng bị bán tháo do giá dầu liên tiếp bắt đáy, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm gần đây. Các chỉ số chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại sau khi liên tiếp giảm trước đó nhờ báo cáo doanh số bán lẻ và trợ cấp thất nghiệp khả quan. Doanh thu bán lẻ của Mỹ tăng 0,7% trong tháng 11, ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 8 tháng qua. Trong nửa cuối tháng 12, chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại. Trong đó, Dow Jones và S&P 500 thiết lập đỉnh cao lịch sử mới và là lần thứ 52 trong năm nay các chỉ số thiết lập kỷ lục, nhiều nhất kể từ năm 1995 và đứng thứ 4 trong lịch sử. Riêng Dow Jones có chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp, mức dài nhất kể từ tháng 3/2013. Chứng khoán Mỹ tăng ấn tượng trong thời gian này nhờ dữ liệu kinh tế của Mỹ khả quan. Tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý III tăng mạnh hơn mọi dự báo và cao hơn rất nhiều con số công bố ban đầu. Điều này giúp Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử đóng cửa trên ngưỡng 18.000 điểm, trong khi S&P 500 thiết lập đỉnh cao lịch sử mới. Bộ Thương mại Mỹ công bố dữ liệu tăng trưởng GDP chuẩn trong quý III của nước này ở mức 5%, mức tăng mạnh nhất trong 11 năm.. Trong lần công bố trước đó, GDP quý III của nền kinh tế lớn nhất thế giới ước tính tăng 14 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 3,9% và nhiều dự báo cho rằng, con số sẽ là 4,3%. Dữ liệu nữa cũng cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng lên mức cao nhất gần 8 năm do giá xăng giảm và kỳ vọng mức lương sẽ gia tăng. Biểu đồ 10: Biến động các chỉ số FTSE 100 (▬), DAX (▬), và CAC 40 (▬) trong tháng 12/2014 Nguồn: Yahoofinance Tại châu Âu, chứng khoán khu vực này cũng chứng kiến đợt bán tháo mạnh trong nửa đầu tháng khi giá dầu tiếp tục lao dốc và lo ngại giảm phát tại khu vực đồng euro. Giá dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục đã khiến hoạt động bán tháo nhóm cổ phiếu năng lượng tiếp tục xảy ra và lây lan ra cả thị trường. Ngoài chịu tác động của giá dầu giảm, các thị trường chứng khoán lớn của khu vực này còn chịu tác động của mối lo bất ổn chính trị tại Hy Lạp. Ưu thế đang nghiêng về liên minh cánh tả phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng và ủng hộ việc rời khỏi khu vực đồng euro khiến giới đầu tư châu Âu lo lắng. Nếu phe này chiến thắng, nhiều khả năng Hy Lạp sẽ phải tiến hành cuộc đàm phán lại nợ và đe dọa quá trình trình tái cơ cấu kinh tế với chính sách thắt lưng buộc bụng bị dở dang. Trong giai đoạn nửa sau của tháng, chứng khoán châu Âu hồi phục nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng tăng trở lại khi giá dầu thô hồi phục, cũng như kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tung ra gói kích thích kinh tế. Biểu đồ 11: Biến động các chỉ số Nikkei 225 (▬), Hang Seng (▬), và Kospi Composite (▬) trong tháng 12/2014 Nguồn: Yahoofinance 15 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 Tại châu Á, chứng khoán châu Á cũng giảm mạnh giai đoạn đầu tháng do giá dầu tiếp tục xuống thấp và đồng yên mất giá. Trong đó, cổ phiếu của lĩnh vực năng lượng chịu áp lực rất lớn do giá dầu tiếp tục giảm trước thềm hội nghị OPEC tại Vienna. Giá cổ phiếu tại Nhật Bản giảm mạnh. Những dữ liệu kinh tế kém khả quan từ Trung Quốc được công bố làm mối lo về suy thoái kinh tế toàn cầu tăng lên. Đồng thời, dữ liệu kinh tế yếu kém này cũng ảnh hưởng tới nhóm cổ phiếu khai mỏ, nguyên liệu của khu vực. Việc nhà đầu tư ồ ạt tìm đến đồng yên Nhật như là kênh đầu tư phòng ngừa rủi ro trước dữ liệu kinh tế kém lạc quan của Trung Quốc và lo ngại cuộc khủng hoảng chính trị ở Hy Lạp khiến đồng yên tăng mạnh so với đồng USD. Việc đồng yên tăng mạnh đã khiến chứng khoán Nhật Bản lao dốc. Trong nửa cuối tháng 12, chứng khoán châu Á diễn biến tích cực nhờ giá cổ phiếu năng lượng sau khi giá dầu hồi phục. Chứng khoán Nhật Bản hồi phục nhẹ trở lại khi giới đầu tư kỳ vọng FED sẽ chưa quyết định tăng lãi suất. Chứng khoán Trung Quốc cũng tăng mạnh sau khi chính phủ Trung Quốc tăng cường nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách hạn chế bán các hợp đồng mua lại. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng đã hạ một số lãi suất chủ chốt. Nhóm cổ phiếu tài chính của chứng khoán Trung Quốc được mua vào khi nhà đầu tư tin tưởng rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ có thêm biện pháp để tăng thanh khoản cho các ngân hàng. 2. TTCK trong nước Thị trường chứng khoán niêm yết: Biểu đồ 12: Diễn biến hai chỉ số VN-Index và HNX-Index trong tháng 12/2014 590 580 570 560 550 540 530 520 510 500 490 480 250,000,000 90 120,000,000 88 200,000,000 150,000,000 100,000,000 86 80,000,000 84 82 100,000,000 50,000,000 60,000,000 80 40,000,000 78 20,000,000 76 0 1/12 16/12 KLGD (đơn vị) 74 31/12 0 1/12 VN-Index (điểm) 16/12 KLGD (đơn vị) 31/12 HNX-Index (điểm) Nguồn số liệu: HOSE, HNX Trong tháng cuối cùng của năm 2014, giao dịch tiêu cực diễn ra trên diện rộng. Cả hai chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm sâu. VN-Index giảm 3,7% và kết thúc năm ở mức 545,63 điểm. HNX-Index giảm điểm mạnh hơn với 6,27% và dừng tại mức 82,08 điểm. Trong các nhóm cổ phiếu phân theo vốn hóa thì VS-Small Cap giảm điểm mạnh nhất với mức giảm 8.03%, tiếp theo là VS-Mid Cap giảm 5.09%, VS-Micro Cap giảm 4.21% và VS-Large Cap là nhóm giảm ít nhất với 1.29%. Đi kèm theo sự sụt giảm của chỉ số, thanh khoản của thị trường cũng giảm mạnh. Diễn biến giao 16 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 dịch trên thị trường khá tiêu cực khi mà giới đầu tư tỏ ra e ngại trước xu hướng giảm điểm mạnh của thị trường. Khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh. So với tháng trước, khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình tháng 12 trên sàn Hồ Chí Minh giảm 19,1%, chỉ đạt 101,1 triệu đơn vị/phiên. Trong khi đó, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn Hà Nội giảm 18,5%, tương ứng với 52,2 triệu đơn vị/phiên. Trong tháng, thị trường thiếu vắng thông tin hỗ trợ. Mặc dù đà giảm mạnh của thị trường trong tháng 11 đã kích thích dòng tiền bắt đáy hoạt động tích cưc trong những phiên đầu tháng 12, nhưng việc thị trường thiếu vắng thông tin hỗ trợ đã khiến cho đà tăng không bền và nhanh chóng bị cắt đứt. Bên cạnh đó, giá dầu thô thế giới tiếp tục giảm mạnh trong tháng 11 và tháng 12. Sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô khiến cổ phiếu năng lượng lao dốc và nhóm cổ phiếu dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không tránh khỏi xu hướng này. Trong khi đó, nhóm dầu khí trên sàn như GAS, PVD, PVS, PVC… là những mã chiếm tỷ trọng lớn, sụt giá mạnh trong tháng 12 đã kéo các chỉ số thị trường tiếp tục lùi sâu. Trong tháng 12, một điểm nhấn khác của thị trường chính là hoạt động call margin. Đà giảm mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu đã khiến cho hoạt động call margin xuất hiện trở lại trong tháng 12. Áp lực call margin xuất hiện trước tiên ở nhóm cổ phiếu Dầu khí và lan toả ra toàn thị trường trong những tuần cuối tháng 12. Sự xuất hiện của hoạt động call margin đã khiến thị trường lao dốc mạnh. Hoạt động call margin diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt trong thời gian qua có thể có liên quan đến việc các ngân hàng đẩy mạnh thu hồi các khoản cho vay cổ phiếu trước khi Thông tư 36 có hiệu lực. Một yếu tố khác tác động tiêu cực đến thị trường trong tháng 12 phải kể đến là xu hướng rút ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Trong hai tháng trước đó, khối ngoại đã rút ròng hơn 2.156 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD). Bước sang tháng 12, khối này tiếp tục giữ xu hướng bán ròng và tập trung vào các mã bluechips, có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường như GAS, PVD, PVS, KDC, HAG…Hoạt động bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh lên thị trường và khiến tâm lý của giới đầu tư trong nước cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong thời gian tới, thị trường có thể có diễn biến tích cực hơn. Thông thường, trong thời gian quý I hàng năm thị trường sẽ có một đợt tăng khá và các nhà đầu tư kỳ vọng điều này sẽ lặp lại trong năm 2015, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô đang có nhiều chuyển biến tích cực. Một số yếu tố sau đây có thể sẽ chi phối xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 01/2015. Thứ nhất, là động lực từ kết quả kinh doanh quý 4/2014. Kết quả kinh doanh quý 4/2014 sẽ bắt đầu được công bố từ giữa tháng 01/2015. Kết quả kinh doanh quý 4/2014 nhiều khả năng sẽ khởi sắc hơn nhờ vào kỳ vọng từ mùa vụ cuối năm, tín hiệu tích cực từ hoạt động tín dụng, chi phí lãi vay tiếp tục điều chỉnh giảm trong thời gian gần đây. Với tính chất mùa vụ cuối năm thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Với chi phí lãi vay giảm, chi phí nhiên liệu giảm thì nhiều doanh nghiệp sẽ giảm bớt chi phí sản xuất, điều chỉnh giá bán và kích thích tiêu dùng mạnh hơn. Nhóm cổ phiếu Bất động sản- Xây dựng cũng được kỳ vọng trở thành nhóm dẫn dắt thị trường. 17 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 Những quý cuối năm thường là thời điểm mà các doanh nghiệp bất động sản hạch toán các dự án của mình, đẩy mạnh hoạt động bán hàng để có thể hoàn thành kế hoạch đề ra. Thứ hai, đó là những ảnh hưởng từ Thông tư 36. Dòng tiền hỗ trợ hoạt động cho vay đầu tư cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng, nhưng tác động này lên thị trường có thể sẽ không quá mạnh khi mà thông tin này phần nào được phản ánh vào giao dịch trong thời gian qua. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng sẽ sôi động hơn khi Thông tư 36 cho phép nâng tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn tăng từ 30% lên 60%, và giảm tỷ lệ rủi ro từ 250% xuống 150% đối với các khoản cho vay cổ phiếu và bất động sản. Ngoài ra, một điểm quan trọng khác của Thông tư 36 đó là việc siết chặt sở hữu chéo giữa các ngân hàng. Điều này có thể làm gia tăng lượng cung cổ phiếu Ngân hàng trong thời gian tới và có thể khiến giao dịch ở nhóm cổ phiếu Ngân hàng khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động mua bán-sáp nhập ngân hàng trong thời gian gần đây đang sôi động trở lại. Và điều này được kỳ vọng sẽ giúp giao dịch ở nhóm cổ phiếu Ngân hàng diễn ra tích cực hơn. Thứ ba, giá xăng dầu thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực nhất định lên nhóm cổ phiếu Dầu khí. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có hoạt động liên quan mật thiết đến giá dầu như Vận tải, Hoá chất… cũng sẽ chịu tác động mạnh. Việc giá dầu giảm quá nhanh và mạnh có thể sẽ tạo sức ép buộc các doanh nghiệp giảm giá bán cũng như chịu tác động từ giảm giá hàng tồn kho. Điều này có thể sẽ khiến cho việc giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp gặp khó khăn trong ngắn hạn. Về dài hạn, việc giảm giá sản phẩm sẽ giúp kích thích tiêu thụ gia tăng tích cực. Thị trường UPCoM và OTC: Trong tháng 12 vừa qua, thị trường UPCoM diễn biến theo chiều hướng khá tiêu cực. Cùng với sự giảm mạnh về điểm số, thanh khoản của thị trường cũng sụt giảm. Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa phiên cuối tháng ở mức 60,3 điểm, giảm mạnh 9,27 điểm so với cuối tháng trước. KLGD bình quân mỗi phiên trong tháng đạt 2,64 triệu cổ phiếu, giảm nhẹ so với tháng trước. GTGD bình quân ở mức 30,17 tỷ đồng, tăng nhẹ so với tháng trước. Biểu đồ 13: Diễn biến chỉ số UPCoM-Index tháng 12/2014 72 70 68 66 64 62 60 58 56 54 52 7,000,000 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 0 1/12 16/12 KLGD (đơn vị) 31/12 UPCoM-Index (điểm) Nguồn: HNX 18 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 Thị trường sơ cấp: Đối với hoạt động huy động vốn thông qua đấu giá cổ phần, trong tháng 12, tổng lượng vốn huy động được từ hai sàn đạt mức 3.788,09 tỷ đồng. Con số này gấp 2,8 lần so với lượng vốn huy động được trong tháng trước. Đối với thị trường trái phiếu, trong tháng 12 diễn ra 13 phiên đấu giá trái phiếu chính phủ cho các kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm. Tổng lượng tiền huy động được là 18,792 nghìn tỷ đồng. Lượng vốn huy động được trong tháng 12 tăng gấp gần 3 lần so với tháng trước. Lãi suất trúng thầu tiếp tục xu hướng tăng nhẹ so với tháng trước. II. Thị trường BĐS Tin nổi bật Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2014, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào BĐS tăng gần gấp 3 lần so với lượng vốn FDI đăng ký vào bất động sản năm 2013. Lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ 2 trong việc thu hút vốn FDI. Cụ thể, tính đến ngày 15/12/2014, ngành BĐS đã thu hút được 35 dự án đầu tư đăng ký mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Năm 2014, vốn FDI vào BĐS. Thông tin từ Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong năm 2014, cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,6% diện tích cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Tin thị trường Phân khúc thị trường bán lẻ Hà Nội tính đến thời điểm cuối tháng 12 có tổng nguồn cung lên đến 709.092 m2. Giá thuê trung bình tại tầng trệt của trung tâm thương mại và trung tâm mua sắm tổng hợp tăng 3,3% so với quý trước. Tuy nhiên, giá thuê của khối đế bán lẻ giảm mạnh hơn là 21% theo quý. Tại tp. Hồ Chí Minh, thị trường bán lẻ tiếp tục cho thấy sự cải thiện với công suất thuê trung bình của tất cả các khu vực đều tăng so với các quý và năm trước. Tuy nhiên, khu vực nội và ngoại thành hiện nay đang đón nhận xu hướng đầu tư mới, nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đang xây dựng các trung tâm mua sắm lớn với các dịch vụ trọn gói và giá chào thuê cạnh tranh so với khu vực trung tâm TP. Tổng cung của thị trường tăng thêm 2% so với quý trước và 8% so với cùng kỳ năm trước. Ở phân khúc căn hộ, Tại thị trường Hà Nội, quý IV/2014 có một dự án hạng A mới chào bán với khoảng 378 căn hộ, hai dự án hạng B hiện tại tiếp tục chào bán hai tháp căn hộ mới và các dự án hạng C mới cung cấp hơn 3.900 căn hộ ra nhập thị trường. Các căn hộ giá rẻ vẫn hút khách nhất và thị trường này dự báo sẽ có tính thanh khoản cao trong thời gian tới. còn tại tp. Hồ Chí Minh, thị trường căn hộ có nguồn cung mới tăng 38% so với quý trước và 46% so với cùng kỳ năm trước trong tổng nguồn cung sơ 19 Báo cáo tóm lược TTTC tháng 12/2014 cấp. Các quận 2 , 7, Thủ Đức và Tân Phú là những khu vực có lượng bán tốt nhất với các căn hộ có diện tích từ 40 – 70m2 với mức giá dao động từ 15- 18 triệu/m2 có lượng giao dịch nhiều nhất. Phân khúc văn phòng cho thuê tại Hà Nội trong quý IV/2014 có tổng nguồn cung văn phòng tăng lên là 1.123.800 m2, tăng 0,9% so với quý trước. Công suất thuê tăng 5,1% và 4,1% lần lượt cho hạng A và B nhờ có nỗ lực của chính phủ trong việc thu hút nguồn vốn FDI và các dấu hiệu tích cực của sự phục hồi nền kinh tế. Nhận định: Thị trường bất động sản hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn, thanh khoản đã cải thiện nhưng chưa cao. Tuy nhiên, sự ra đời của Luật nhà ở sửa đổi và Luật kinh doanh BĐS sửa đổi cũng như chính sách điều hành của nhà nước đối với thị trường BĐS đã tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường trong thời gian qua. Với dự báo kinh tế vĩ mô trong năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường BĐS trong thời gian tới sẽ dần phục hồi. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng