Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thể chế trọng tài kinh tế, thương mại việt nam – quá trình phát triển và...

Tài liệu Báo cáo thể chế trọng tài kinh tế, thương mại việt nam – quá trình phát triển và hội nhập quốc tế

.PDF
10
145
56

Mô tả:

nghiªn cøu - trao ®æi TS. TrÇn th¸i d−¬ng * T rọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, so với các nước khác ở khu vực và trên thế giới thì thể chế trọng tài kinh tế Việt Nam lại có quá trình phát triển mang tính đặc thù. Ngày 25/2/2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng, ghi nhận bước phát triển mới của thể chế trọng tài trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam. Bài viết này đề cập các bước phát triển chủ yếu của thể chế trọng tài kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn và những điểm mới của nó với tư cách là thể chế về trọng tài thương mại. I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1. Trước năm 1960 Trước năm 1960, ở Việt Nam chưa có sự phân định việc giải quyết tranh chấp kinh tế và tranh chấp tài sản nói chung. Tuy nhiên, từ năm 1956 cũng đã manh nha cơ chế giải quyết riêng đối với tranh chấp kinh tế thông qua việc Nhà nước ban hành Điều lệ tạm thời số 735/Ttg ngày 10/4/1956 về hợp đồng kinh doanh. 2. Từ năm 1960 - 1994 Đây là giai đoạn song song tồn tại hai hệ thống trọng tài trên lĩnh vực kinh tế (đối nội 14 và đối ngoại) trong khi không có toà kinh tế. 2.1. Hệ thống trọng tài kinh tế nhà nước Nghị định số 04/Ttg ngày 04/01/1960 đã ban hành Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế, từ đó ở Việt Nam bắt đầu hình thành hệ thống trọng tài nhà nước về kinh tế. Thể chế trọng tài kinh tế nhà nước được xác lập bởi hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định số 20/Ttg ngày 14/01/1960, Nghị định số 94/CP ngày 10/6/1965, Nghị định số 75/CP ngày 14/4/1975, Nghị định số 24/CP ngày 10/8/1984... Đến Pháp lệnh trọng tài kinh tế nhà nước (được ban hành ngày 10/01/1990) thì thể chế trọng tài kinh tế nhà nước ở Việt Nam đã phát triển đến điểm cực thịnh. Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh này thì trọng tài kinh tế nhà nước có chức năng cơ bản là quản lí nhà nước về hợp đồng kinh tế, thể hiện ở các nội dung chính như giữ nghiêm kỉ luật hợp đồng kinh tế, xử lí các hợp đồng kinh tế trái pháp luật; giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế; xây dựng pháp luật về hợp đồng kinh tế; tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về hợp đồng kinh tế. Như vậy, với sự phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế trong quá trình xây dựng * Tr−êng ®¹i häc luËt Hµ Néi T¹p chÝ luËt häc sè 3/2003 nghiªn cøu - trao ®æi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở Việt Nam, thể chế trọng tài kinh tế nhà nước có thể được coi như là thể chế song hành với chế độ hợp đồng kinh tế và đảm bảo cho chế độ đó. Thực chất, đây là thể chế quản lí nhà nước trên lĩnh vực hợp đồng kinh tế nhằm thực thi quyền lực, mệnh lệnh của Nhà nước thể hiện qua công cụ hợp đồng kinh tế. Xem xét các chức năng, nhiệm vụ của trọng tài kinh tế nhà nước có thể thấy việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế chỉ là một trong số các chức năng của nó. Nhưng chính ngay trong chức năng này, tính chất trọng tài với nghĩa đen của từ này cũng được thể hiện rất đặc biệt, mang đậm tính quyền lực nhà nước trên lĩnh vực kinh tế và giải quyết các tranh chấp kinh tế. Điều này cũng do bản chất của các tranh chấp về hợp đồng kinh tế của thời kì này quyết định. Ở đây, không có mâu thuẫn về lợi ích của các bên mà tất cả đều là lợi ích của Nhà nước. Vì kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế là nghĩa vụ của các bên nên nếu có xung đột xảy ra thì chỉ là sự xung đột về việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước giao. Bởi thế, phán quyết của trọng tài không được các bên đòi thi hành do quyền lợi của các bên hầu như không bị ảnh hưởng gì. Nói tóm lại, vai trò chính của trọng tài kinh tế nhà nước trong thời kì này là kiểm tra, đôn đốc và xử lí vi phạm trong việc thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế - hình thức pháp lí đặc thù của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Hoạt động xét xử của trọng tài kinh tế nhà nước mang đậm tính hành chính và lại thiếu cơ chế đảm bảo thi hành các phán quyết. Trọng tài kinh 15 tế nhà nước chỉ có thể là sản phẩm đặc thù của nền kinh tế kế hoạch tập trung và trong điều kiện đó cũng không thể có cơ quan tài phán kinh tế với tư cách là cơ quan tư pháp. Thể chế trọng tài kinh tế nhà nước là sản phẩm tất yếu và cần thiết cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. 2.2. Hệ thống trọng tài phi chính phủ Đó là Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải đặt bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Hội đồng trọng tài ngoại thương được thành lập và hoạt động trên cơ sở Nghị định số 59/CP ngày 30/04/1963 của Hội đồng Chính phủ còn Hội đồng trọng tài hàng hải Việt Nam được thành lập và hoạt động trên cơ sở Nghị định số 53/CP ngày 05/10/1984. Các hội đồng trọng tài này ra đời xuất phát từ nhu cầu trong thực tiễn quan hệ kinh tế quốc tế. Thẩm quyền xét xử của Hội đồng trọng tài hàng hải và Hội đồng trọng tài ngoại thương là giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương, thanh toán quốc tế, vận chuyển hàng hoá quốc tế, hàng hải và bảo hiểm quốc tế. Theo Quyết định số 204/Ttg ngày 28/04/1993 của Thủ tướng Chính phủ, hai tổ chức trọng tài này đã được sáp nhập thành Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đồng thời cũng tại văn bản ấy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều lệ của Trung tâm. Sau đó, từ ngày 16/02/1996 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam lại được mở rộng thêm thẩm quyền xét xử đối với các tranh chấp kinh tế trong nước bằng Quyết định số 114/Ttg của Thủ tướng Chính phủ. T¹p chÝ luËt häc sè 3/2003 nghiªn cøu - trao ®æi Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là tổ chức phi chính phủ (tổ chức xã hội - nghề nghiệp) được đặt bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Trung tâm có tính độc lập và không thuộc cơ cấu tổ chức của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Tính “bên cạnh” ở đây một phần thể hiện sự quản lí nhưng chủ yếu thể hiện tính độc lập về mặt chuyên môn nghiệp vụ của tổ chức trọng tài này. Điều 2 Điều lệ tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam quy định: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế v.v.. Với cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của hai hệ thống trọng tài kinh tế (chính phủ và phi chính phủ) của Việt Nam ở thời kì này như trên cho thấy: - Thời kì này ở Việt Nam có sự phân biệt kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại, thể hiện trong việc xác lập hai hệ thống trọng tài với phạm vi thẩm quyền khác nhau; - Đối với các tranh chấp quan hệ kinh tế trong nước (đối nội) thì được giải quyết bằng trọng tài kinh tế nhà nước còn đối với tranh chấp kinh tế quốc tế thì được giải quyết bằng trọng tài kinh tế phi chính phủ (nếu có sự thoả thuận của các bên hay sự ràng buộc của điều ước quốc tế). Thể chế trọng tài kinh tế của Việt Nam ở thời kì này do bản chất của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quy định. Các quan hệ 16 kinh tế đối nội mang tính xã hội chủ nghĩa (quốc doanh và tập thể) được điều khiển từ trung tâm duy nhất là Chính phủ nên trọng tài phải là trọng tài nhà nước với chức năng chủ yếu là duy trì kỉ luật hợp đồng của nền kinh tế đó. Các quan hệ kinh tế đối ngoại không thuần nhất là quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa nên cần có tổ chức trọng tài phi chính phủ để giải quyết các tranh chấp kinh tế theo sự thoả thuận của các bên. Nếu so sánh hai loại tổ chức trọng tài ấy thì có thể thấy tính chất “trọng tài” của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được thể hiện rõ rệt hơn. Trọng tài kinh tế nhà nước không phải là tổ chức trọng tài theo đúng nghĩa mà thực chất là cơ quan quản lí hành chính kinh tế của Nhà nước. 3. Từ năm 1994 - nay Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thể chế trọng tài kinh tế nhà nước không còn phù hợp. Với việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức toà án nhân dân, từ ngày 1/7/1994 toà kinh tế đã được thành lập trong hệ thống toà án nhân dân, chấm dứt sự tồn tại của trọng tài kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, cũng xuất phát từ nhu cấu tất yếu của nền kinh tế thị trường, lúc này bên cạnh Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Nhà nước còn cho phép thành lập các trung tâm trọng tài kinh tế ở các tỉnh, thành phố thuộc trung ương. Như vậy, trong giai đoạn đầu khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ở Việt Nam có hai hệ thống trọng tài phi chính phủ trên lĩnh vực kinh tế. Đây chính là điểm đặc thù của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền T¹p chÝ luËt häc sè 3/2003 nghiªn cøu - trao ®æi kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trung tâm trọng tài kinh tế tại các tỉnh, thành phố thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ti với các thành viên công ti, giữa các thành viên công ti với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ti, các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu (Điều 1 Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế). Thông tư số 02 - PL/DSKT ngày 3/1/1995 của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành một số điểm của Nghị định này khẳng định trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau đây mà không phụ thuộc vào quốc tịch của các bên tranh chấp: - Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với nhau, giữa pháp nhân với doanh nghiệp tư nhân; giữa doanh nghiệp tư nhân với nhau và giữa pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh; - Tranh chấp giữa công ti với các thành viên công ti, giữa các thành viên công ti với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động và giải thể công ti như tranh chấp đòi rút vốn ra khỏi công ti, phân chia lỗ, lãi, nhập, tách, giải thể công ti, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của thành viên công ti; - Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Do vậy, từ ngày 1/7/1994 ở Việt Nam có hai hệ thống tài phán kinh tế là toà án và trọng tài phi chính phủ. Đối tượng xét xử 17 được mở rộng hơn nhiều so với trọng tài kinh tế nhà nước dưới thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Trọng tài kinh tế lúc này đã thể hiện tính phi nhà nước, theo đó thẩm quyền của nó cũng được mở rộng ra nhiều loại tranh chấp khác nhau trên lĩnh vực kinh tế. Tình hình đó đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường, việc giải quyết các tranh chấp kinh tế không chỉ là chức năng thuộc về Nhà nước mà còn là chức năng của xã hội. Sự phân định các chức năng đó giữa nhà nước và xã hội đã được thể hiện bước đầu, Nhà nước không còn giữ độc quyền giải quyết tranh chấp kinh tế và điều đó cho thấy nguyên tắc tự do kinh doanh, tự định đoạt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được thiết lập trên cơ sở dân chủ hoá hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Điều này chứng tỏ nguyên tắc xác định phạm vi quyền lực nhà nước trong nền kinh tế thị trường khác với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây. Việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường toà án và con đường trọng tài được đặt trong mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ nhau. Mỗi con đường đều có những mặt mạnh yếu khác nhau và nền kinh tế thị trường tạo điều kiện khách quan để các cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, cho đến trước khi Pháp lệnh trọng tài thương mại có hiệu lực (1/7/2003) thì thể chế trọng tài kinh tế Việt Nam tồn tại một số điểm bất hợp lí sau: - Có hai loại trọng tài là trọng tài kinh tế T¹p chÝ luËt häc sè 3/2003 nghiªn cøu - trao ®æi trong nước và trọng tài quốc tế với nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền không khác nhau nhưng lại có hai cơ sở pháp luật khác nhau; - Thể chế trọng tài kinh tế Việt Nam vẫn chưa xác định cơ chế đảm bảo thi hành quyết định trọng tài. Cùng với những bất cập khác trong hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, thể chế trọng tài hiện hành cũng là một trong những trở ngại cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư. Vì thế, yêu cầu đặt ra có tính cấp thiết là phải hoàn thiện pháp luật về trọng tài kinh tế, thống nhất điều chỉnh bằng văn bản có hiệu lực pháp lí mạnh. 4. Pháp lệnh trọng tài thương mại bước phát triển mới của thể chế trọng tài kinh tế Việt Nam Từ ngày 1/7/2003, trọng tài trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam không còn tên cũ nữa mà được gọi là trọng tài thương mại. Điều này không chỉ đơn thuần là sự đổi tên mà có sự đổi mới quan trọng theo xu hướng hội nhập quốc tế, qua đó ghi nhận bước tiến mới của pháp luật về trọng tài ở Việt Nam. Cũng từ ngày 1/7/2003, Nghị định số 116/CP, Quyết định số 204/Ttg, Quyết định số 114/Ttg sẽ chấm dứt hiệu lực. Ba văn bản quy phạm pháp luật trên đã từng là cơ sở pháp lí về tổ chức và hoạt động của hai loại trọng tài kinh tế đối nội và đối ngoại của Việt Nam trong thời kì đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN. Pháp lệnh trọng tài thương mại gồm 8 chương với 63 điều quy định khá toàn diện, đầy đủ các vấn đề về tổ chức và hoạt động 18 trọng tài thương mại. II. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA PHÁP LỆNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI So với các quy định hiện hành, Pháp lệnh trọng tài thương mại có những điểm mới chủ yếu sau: 1. Về phạm vi điều chỉnh Các tổ chức trọng tài trước đây được gọi là trọng tài kinh tế và trọng tài quốc tế. Pháp lệnh trọng tài thương mại (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) thống nhất điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của hai tổ chức trọng tài ấy và gọi chung là trọng tài thương mại. Tuy nhiên, những khái niệm “kinh tế”, “kinh doanh”, “thương mại” ở Việt Nam hiện nay còn đang được sử dụng với những nội hàm và ý nghĩa khác nhau. Điều này cũng là điểm bất cập lớn cho quá trình hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh đã định nghĩa khái niệm hoạt động thương mại là: “việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lí thương mại; kí gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn; kĩ thuật; li-xăng; đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.” Như vậy, Pháp lệnh quan niệm hoạt động thương mại là việc thực hiện hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh (khái niệm thương mại theo nghĩa rộng). T¹p chÝ luËt häc sè 3/2003 nghiªn cøu - trao ®æi 2. Về thẩm quyền của trọng tài thương mại Pháp lệnh tiếp tục khẳng định các quy định về thẩm quyền của trọng tài kinh tế, trọng tài quốc tế trước đây. Điểm mới là Pháp lệnh đã quy định thành tổ chức trọng tài duy nhất, không phân biệt tranh chấp trong nước hay có yếu tố nước ngoài để thành lập các tổ chức trọng tài riêng. Khía cạnh thứ hai về thẩm quyền của trọng tài là trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên thoả thuận chọn trọng tài hoặc có sự ràng buộc của điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hay tham gia quy định các bên đương sự phải đưa vụ việc tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài. Các quy định trên thể hiện đúng bản chất của trọng tài với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động tài phán về thương mại. Điều này khác toà án với tư cách là cơ quan tài phán thương mại đương nhiên có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thể hiện tính quyền lực nhà nước trong hoạt động của nó. Điều này cũng được Pháp lệnh quy định thành nguyên tắc: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra vụ tranh chấp, các bên có thoả thuận trọng tài” (khoản 1 Điều 3). Về thoả thuận trọng tài, các văn bản pháp luật trước đây chỉ quy định một cách khái quát là các bên có quyền thoả thuận bằng văn bản đưa vụ việc tranh chấp ra trước trọng tài để giải quyết. Điểm mới về vấn đề này là Pháp lệnh đã quy định thoả thuận trọng tài thành chương riêng (chương 2) một cách đầy đủ và hoàn chỉnh hơn, giải quyết 19 hầu hết các vấn đề điều chỉnh về thoả thuận trọng tài như hình thức của thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu, quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp đồng. Đối với hình thức thoả thuận trọng tài, Pháp lệnh tiếp tục quy định thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản và cũng xác định rõ phạm vi khái niệm văn bản phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Ngoài hình thức văn bản truyền thống, thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc bằng hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài đều được coi là thoả thuận bằng văn bản. Điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thoả thuận riêng là hình thức pháp lí của thoả thuận trọng tài, theo đó Pháp lệnh đưa ra nguyên tắc: “Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng, việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài”. Sở dĩ có điều này là vì điều khoản trọng tài chỉ vô hiệu trong các trường hợp cụ thể do luật định, không phụ thuộc vào nội dung hay hiệu lực của hợp đồng. Đây là thông lệ quốc tế trong pháp luật về trọng tài thương mại nhưng lại chưa từng được quy định thành nguyên tắc trong pháp luật trọng tài Việt Nam. Về thoả thuận trọng tài vô hiệu, Pháp lệnh quy định 6 trường hợp cụ thể thoả thuận trọng tài không có hiệu lực: - Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại; - Người kí thoả thuận trọng tài không có T¹p chÝ luËt häc sè 3/2003 nghiªn cøu - trao ®æi thẩm quyền kí kết theo quy định của pháp luật; - Một bên kí thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung; - Thoả thuận trọng tài không được lập theo đúng hình thức quy định, tức là không được lập thành văn bản; - Bên kí kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu. 3. Cơ chế hỗ trợ và giám sát của cơ quan tư pháp đối với tố tụng trọng tài Đây là điểm mới quan trọng nhất của Pháp lệnh cũng là thông lệ pháp luật ở các nước phù hợp với Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại. Điều này thể hiện ở các nội dung sau: 3.1. Vai trò của toà án + Thành lập hội đồng trọng tài Khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh quy định: “Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn thì bị đơn phải chọn trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn trọng tài viên mà mình chọn thì nguyên đơn có quyền yêu cầu toà án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.” - Đối với vụ tranh chấp có một bị đơn thì 20 trong thời hạn 7 ngày làm việc, toà án chỉ định trọng tài viên cho bị đơn và thông báo cho các bên. - Đối với vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, trong 30 ngày, các bị đơn không chọn được trọng tài viên thì nguyên đơn yêu cầu toà án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định trọng tài viên cho các bị đơn. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, toà án chỉ định trọng tài viên theo yêu cầu của nguyên đơn và thông báo cho các bên. - Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, toà án sẽ chỉ định trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài nếu qua thời hạn 15 ngày kể từ ngày hai trọng tài viên được lựa chọn hoặc toà án chỉ định không chọn được trọng tài viên thứ ba. - Khi các bên đã thoả thuận vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng lại không chọn được trọng tài viên đó thì theo yêu cầu của một bên, trong thời hạn 15 ngày toà án chỉ định trọng tài viên duy nhất kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo cho các bên. + Thay đổi trọng tài viên Các bên có quyền yêu cầu thay đổỉ trọng trọng tài viên và trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp do pháp luật quy định. Việc thay đổi trọng tài viên do các trọng tài viên khác trong hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp không quyết định được hoặc nếu cả hai trọng tài viên hay trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết vụ tranh chấp thì đối T¹p chÝ luËt häc sè 3/2003 nghiªn cøu - trao ®æi với vụ tranh chấp do hội đồng trọng tài được các bên thành lập giải quyết, theo yêu cầu của nguyên đơn, toà án tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hay cư trú quyết định và quyết định này là chung thẩm (điểm b khoản 4 Điều 27 Pháp lệnh). + Xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của hội đồng trọng tài Thông thường, trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì hội đồng trọng tài phải xem xét với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác. Pháp lệnh quy định nếu các bên không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của hội đồng trọng tài, các bên có quyền yêu cầu toà án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài ra quyết định xem xét lại quyết định của trọng tài. Pháp lệnh cũng quy định theo sự uỷ quyền của chánh án toà án, thẩm phán xem xét, quyết định trong thời hạn 5 ngày, quyết định của toà án là chung thẩm. Hậu quả của việc toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài là hội đồng trọng tài phải ra quyết định đình chỉ vụ giải quyết tranh chấp. + Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Trong thủ tục tố tụng trọng tài, các biện pháp khẩn cấp tạm thời giữ vị trí vai trò rất quan trọng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp 21 pháp của các bên đang có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại, Pháp lệnh quy định các bên có quyền làm đơn đến toà án yêu cầu áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như: - Bảo toàn chứng cứ (trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ); - Kê biên tài sản tranh chấp; - Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; - Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi cất giữ; - Phong toả tài khoản tại ngân hàng. Toà án có thẩm quyền ở đây là toà án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài đã thụ lí vụ việc tranh chấp. Pháp lệnh quy định tuỳ theo yêu cầu của loại biện pháp khẩn cấp tạm thời mà bên yêu cầu phải cung cấp cho toà án những bằng chứng cụ thể về các chứng cứ cần được bảo toàn, các chứng cứ về việc bị đơn tẩu tán, cất giấu tài sản có thể làm cho việc thi hành quyết định của trọng tài không thể thực hiện được. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày được chánh án giao nhiệm vụ, thẩm phán toà án phải kiểm tra tính chính xác của những tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Pháp lệnh, trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn, có thể ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời trên. Theo quy định của pháp luật, biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được thi hành ngay. Cùng với việc quy định vai trò của toà án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Pháp lệnh cũng quy định toà án có quyền thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. + Lưu trữ hồ sơ trọng tài T¹p chÝ luËt häc sè 3/2003 nghiªn cøu - trao ®æi Theo quy tại khoản 2 Điều 48 Pháp lệnh thì đối với việc giải quyết vụ tranh chấp tại hội đồng trọng tài do các bên thành lập trong thời hạn 15 ngày công bố quyết định trọng tài hoặc biên bản hoà giải, hội đồng trọng tài phải gửi quyết định trọng tài, biên bản hoà giải kèm theo hồ sơ giải quyết vụ tranh chấp cho toà án tỉnh nơi hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài hoặc lập biên bản hoà giải để lưu trữ. + Huỷ quyết định của trọng tài Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi toà án cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Khoản 2 Điều 53 Pháp lệnh quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lí, chánh án toà án phải chỉ định hội đồng xét xử gồm 3 thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ toạ và phải mở phiên toà để xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Hội đồng xét xử không xét xử nội dung tranh chấp mà chỉ kiểm tra các giấy tờ, thủ tục, đối chiếu quyết định trọng tài với các quy định của pháp luật để ra quyết định. Hội đồng trọng tài có quyền huỷ hoặc không huỷ quyết đinh trọng tài, đình chỉ việc xét đơn yêu cầu nếu người nộp đơn rút đơn hoặc đã triệu tập hợp lệ mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng hoặc bỏ phiên toà mà không được hội đồng xét xử đồng ý. Toà án có quyền huỷ quyết định trọng tài trong các trường hợp: - Không có thoả thuận trọng tài; - Thoả thuận trọng tài vô hiệu; 22 - Thành phần hội đồng trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh; - Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài; trong trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài thì phần đó bị huỷ; - Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, có trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên; - Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Cần chú ý là toà án ra quyết định huỷ quyết định trọng tài khi bên yêu cầu chứng minh được hội đồng trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Pháp lệnh còn quy định quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định của toà án và trách nhiệm xét kháng cáo, kháng nghị của toà án. Khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng cáo hoặc quyết định kháng nghị, Toà án nhân dân tối cao phải mở phiên toà xem xét quyết định. Hội đồng xét xử có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của toà án cấp sơ thẩm; đình chỉ việc xét kháng cáo trong các trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Quyết định này là quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành. 3.2. Vai trò của viện kiểm sát Với tư cách là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp, viện kiểm sát nhân dân cũng đóng vai trò nhất định trong tố tụng trọng tài như: - Viện kiểm sát có quyền kiểm sát từ khâu yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khoản 5 Điều 34 Pháp lệnh T¹p chÝ luËt häc sè 3/2003 nghiªn cøu - trao ®æi quy định: “Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho hội đồng trọng tài, các bên tranh chấp và viện kiểm sát cùng cấp”. Pháp lệnh cũng quy định viện kiểm sát có quyền kiến nghị toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời xem xét việc thay đổi, huỷ bỏ hoặc giữ nguyên các biện pháp ấy. - Viện kiểm sát có quyền tham gia xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài của toà án từ khâu thụ lí đơn. Toà án phải thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp biết việc thụ lí đơn, phải chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 7 ngày làm việc trước thời hạn mở phiên toà. Đại diện viện kiểm sát có quyền tham gia phiên toà, được quyền phát biểu ý kiến trước hội đồng xét xử. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định của toà án, được tham gia phiên toà xét kháng cáo, kháng nghị và được quyền phát biểu ý kiến. Pháp lệnh quy định vai trò, thẩm quyền của viện kiểm sát nêu trên nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của hoạt động tư pháp khi hoạt động hỗ trợ trọng tài, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và trật tự pháp luật chung. 3.3. Vai trò của cơ quan thi hành án Pháp lệnh khẳng định vai trò của cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành. Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành cũng không yêu cầu huỷ bỏ theo quy định, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn gửi cơ quan thi hành án nêu trên thi hành quyết định trọng tài. Nhìn chung, với những điểm mới cơ bản nêu trên, thể chế trọng tài thương mại Việt 23 Nam đã tương thích với thể chế này của các nước ở những khía cạnh sau: - Khái niệm tranh chấp trong hoạt động thương mại; - Hiệu lực của quyết định trọng tài; - Vai trò của cơ quan tư pháp đối với việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thành lập hội đồng trọng tài, huỷ quyết định trọng tài và thi hành quyết định trọng tài. Trọng tài thương mại Việt Nam theo Pháp lệnh mới được ban hành là tổ chức xã hội nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thương mại trên cơ sở thoả thuận của các bên, không kể tranh chấp trong nước hay tranh chấp quốc tế. So với phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án thì phương thức trọng tài có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, cũng theo thông lệ quốc tế, hoạt động của trọng tài thương mại phải được sự hỗ trợ, giám sát và đảm bảo từ phía các cơ quan tư pháp. Trên con đường phát triển và hội nhập, trọng tài trên lĩnh vực kinh tế của Việt Nam đang ngày càng đảm bảo tốt hơn cho quyền tự do kinh doanh và tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Sự ra đời của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam là bước phát triển mới rất quan trọng của thể chế trọng tài, ghi nhận cơ chế xã hội hoá việc giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thể chế trọng tài thương mại đã được gắn kết và đảm bảo bởi thể chế tư pháp. Vấn đề đặt ra là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm ra các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành để Pháp lệnh có thể nhanh chóng đi vào đời sống thương mại góp phần thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay./. T¹p chÝ luËt häc sè 3/2003
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan