Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thảo luận DÂM DƯƠNG HOẮC y dược...

Tài liệu Báo cáo thảo luận DÂM DƯƠNG HOẮC y dược

.DOC
28
965
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA DƯỢC DÂM DƯƠNG HOẮC (Epimedium Sp) Nhóm 42: 1. Nguyễn Nhật Tâm 2. Đinh Điền Hawai 3. Huỳnh Hoàng Hên Hậu Giang, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA DƯỢC 1 DÂM DƯƠNG HOẮC (Epimedium Sp) Hậu Giang, năm 2014 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ:.................................................................................................6 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................7 2.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC.....................................................................7 2.1.1. Sơ lược họ Berbridaceae:.............................................................................7 2.1.2. Đặc điểm loài Dâm dương hoắc:...................................................................8 2.2.TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC.....................................................10 2 2.2.1. Tổng quan về tác dụng dược lý...................................................................14 2.2.2.Theo Y học cổ truyền:..................................................................................15 2.2.3. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:.........................................................15 2.2.4. Một số chế phẩm chứa dâm dương hoắc.....................................................20 2.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU..................25 2.3.1. Tiêu chuẩn kiểm nghiệm Dâm dương hoắc của DĐVN IV.........................25 2.3.2. Phân tích định tính và định lượng cây Dâm dương hoắc trên thực nghiệm:26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................27 3 4 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển của nhân loại, loài người làm việc rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, chính vì thế dẫn đến các căn bệnh xã hội, điển hình là bệnh vô sinh hiến muộn, tim mạch, béo phì… Việc sử dụng các cây cỏ có nguồn gốc dược liệu để làm thuốc là một xu hướng đang phát triển trên phạm vi toàn cầu. Con người đang dần quay trở lại với thiên nhiên, nghiên cứu và phát huy các tiềm năng, lợi ích từ thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người. Ở Việt Nam, dâm dương hoắc cũng đã được dân gian sử dụng từ lâu cho cả nam lẫn nữ từ lâu dưới hình thức ngâm rượu. Cánh mày râu thường uống rượu dâm dương hoắc với mong muốn cải thiện bản lĩnh đàn ông. Trong bài này, nhóm em sẽ giới thiệu và tìm hiểu về loài cây Dâm dương hoắc, một loại dược liệu được xem là “Viagra thiên nhiên”. 5 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HỌC 2.1.1. Sơ lược họ Berbridaceae: Vị trí phân loại: Plantae (Giới thực vật) Ngành Angiospermae (Ngành Hạt Kín) Lớp Eudicots (Lớp Hai lá mầm) Bộ Ranunculales (Bộ Mao lương) Họ Berberidaceae (Họ Hoàng Liên gai) Chi Epimedium ( Chi Dâm Dương Hoắc) Phân bố địa lí: Theo Ying Junsheng (2001), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) có 17 chi và khoảng 650 loài, chủ yếu phân bố ở vùng ôn đới phía bắc và vúng miền núi á nhiệt đới. Riêng ở Trung Quốc có tới 11 chi và 303 loài. Chi Dâm dương hoắc (danh pháp khoa học: Epimedium) là một chi thực vật thuộc Họ Hoàng liên gai. Chi này có khoảng 63 loài. Phần lớn các loài là loài đặc hữu của miền nam Trung Quốc, với một số loài phân bố xa tận châu Âu. Chi này có một số loài dâm dương hoắc có tính chất kích thích tình dục và được sử dụng làm thuốc. Đặc điểm : Các loài trong họ là các loại cây thân gỗ, cây bụi hoặc cây thân thảo chủ yếu là thường xanh. Ở đây không dùng từ hoàng liên gai làm mục từ chính do tên gọi hoàng liên còn được dùng để chỉ các loài trong chi Coptis thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae) cùng bộ này, rất dễ gây nhầm lẫn. 6 2.1.2. Đặc điểm loài Dâm dương hoắc: - Tên gọi: Dâm dương hoắc - Tên Latin: Herba Epimedii - Tên tiếng Hoa: Yin Yang Hou - 仙仙仙/仙仙仙 - Thuộc họ: Hoàng Liên Gai (Berbridaceae). Một số tên gọi khác của Dâm dương hoắc: Cương tiền (Bản Kinh), Tiên linh tỳ (Lôi Công Bào Chích Luận), Tam chi cửu diệp thảo (Bản Thảo Đồ Kinh), Phỏng trượng thảo, Khí trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Can kê cân, Hoàng liên tổ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Tiên linh tỳ (Liễu Liễu Châu Tập), Khí chi thảo, Hoàng đức tổ, Thác dược tôn sư, Đình thảo (Hoà Hán Dược Khảo), Thiên hùng cân (Quốc Dược Đích Dược Lý Học), Dương hoắc (Tứ Xuyên trung Dược Chí), Ngưu giác hoa, Đồng ty thảo (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Tam thoa cốt, Tam thoa phong, Quế ngư phong, Phế kinh thảo, Tức ngư phong (Hồ Nam Dược Vật Chí), Dương giác phong, Tam giác liên (Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên), Kê trảo liên (Trung Thảo Dược – Nam Dược). Cây này có nhiều loài khác nhau như Dâm dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne), Dâm dương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornu Maxim), Dâm dương hoắc tá mác (Epimedium sagittum(Sieb et Zucc) Maxim), tất cả các loại trên đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương giành cho nam giới. Tương truyền cây này trước đây được người dân cho dê đực ăn, thì sau đó dê đực có khả năng giao phối với dê cái rất nhiều lần trong ngày, từ đó cây được đặt tên là Dâm dương hoắc. Mô tả cây: Dâm dương hoắc là loài cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 0.5 - 0.8m có hoa màu trắng, có cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau đều được dùng làm thuốc. - Dâm Dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne): cây dài khoảng 40cm, thân nhỏ, trong rỗng, lá mọc trên ngọn cây. Phần nhiều mỗi cây có 3 cành, mỗi cành 7 mọc 3 lá. Lá hình tim, dạng trứng, dài 12cm, rộng 10cm, đầu nhọn, gốc lá hình tim, mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như gai, mặt lá mầu xanh vàng nhẵn, mặt dưới mầu xanh xám, gân chính và gân nhỏ đều nổi hằn lên. Lá mỏng như giấy mà có tính co gĩan. Có mùi tanh, vị đắng. - Dâm Dương Hoắc Lá Hình Tim (Epimedium brevicornu Maxim): thân trụ tròn nhỏ, dài chừng 20 cm, mặt ngoài màu lục hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, sáng bóng. Lá hình tim tròn, dài khoảng 5cm, rộng 6cm, đầu hơi nhọn. Lá kép mọc đối hai lần ba lá chét. Lá chét hình trứng, dài 3-8 cm, rộng 2-6 cm, đầu lá hơi nhọn. lá chét tận cùng có đáy hình tim, hai lá chét bên nhỏ hơn, hình tim lệch, tai phía ngoài to hơn, mép có rang cưa nhỏ như gai, màu vàng, mặt trên màu lục hơi vàng, mặt dưới màu lục hơi xám, có 7-9 gân nổi lên, các gân nhỏ dạng mắt lưới nhìn rõ, cuống nhỏ. Phiến lá dai như da, không mùi, vị hơi đắng. - Dâm Dương Hoắc Lá Mác (Epimedium sagittum (Sieb et Zucc.) Maxim): Lá hình trứng dai, dạng mũi tên, dài khoảng 14cm, rộng 5cm, đầu lá hơi nhọn như gai, gốc lá hình tên. Phần còn lại giống như loại lá to. Phân bố sinh thái: Chi Epimedium gồm một số loài phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới. Cả ba cây Dâm dương hoắc hiện nay chưa thấy ở nước ta, toàn bộ vị Dâm dương hoắc hiện nay còn phải nhập của Trung Quốc. Tuy nhiên căn cứ vào sự phân bố của cây này tại một số tỉnh miền nam Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến ( Dâm dương hoắc lá to), Vân Nam (Dâm dương hoắc lá mác), Quảng Tây( Dâm dương hoắc lá hình tim) chúng ta có thể đặt vấn đề phát hiện những cây này ở một số tỉnh biên giới phía bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Ở vùng núi cao miền Bắc nước ta (Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng) có thu hái các loài E. sagittatum, E. macranthum dược liệu phần lớn phải nhập từ Trung Quốc. Bộ phận dùng: Thân mang lá phơi khô của cây Dâm dương hoắc (Epimedum macranthum Merr. et Desne.) Dâm dương hoắc lá hình tim (E. brevicornn Maxim) Dâm dương hoắc lá mũi tên: E. sagittatum (Sieb. et Zucc.) Maxim), họ Hoàng liên (Berberidaceae). Dùng lá. Lá màu lục tro hoặc lục vàng, cứng dòn là tốt, loài ẩm mốc, đen, nát vụn là xấu. Thu hái và chế biến: 8 Hai mùa hạ, thu, cây mọc xum xuê, thu hái về, loại bỏ thân to và các tạp chất, phơi ngoài trời hoặc phơi khô trong bóng râm. Dâm dương hoắc khô, loại bỏ tạp chất, tách riêng lấy lá, phun nước cho hơi mềm, thái thành sợi nhỏ, phơi khô.Chích Dâm dương hoắc: Lấy mỡ dê đun chảy thành mỡ nước, cho Dâm dương hoắc đã thái sợi vào, dùng lửa nhỏ sao đều đến khi sợi sáng bóng, lấy ra để nguội, cứ 100 kg Dâm dương hoắc dùng 20 kg nước mỡ dê. (http://faunaandfloraofvietnam.blogspot.com/2013_01_01_archive.html) 2.2. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC Hơn 260 hợp chất đã được xác định từ 56 loài Epimedium như: flavonoid, lignans, ionones, glycosides phenol, glycosides phenylethanoid, sesquiterpene và một số chất được xác định: + Icariin, Benzene, Sterois, Tanin, Palmitic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Vitamin A (Trung Dược Học). + Ceryl alcohol, Triacontane, Phytosterol, Oleic acid, Linoleic acid, Palmitic acid (Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên, q Thượng, q 1, Bắc Kinh 1975: 729). + Icariin, Icarisid (Dương Xuân Hân, Trung Thảo Dược 1980, 11 (10): 444). + Quercetin, Quercetin-3-O-b-D, Quercetin-3-O-b-D-glucoside (Dịch Dương Hoa, Y Học Thông Báo 1986, 21 (7): 436). + Icaritin-3-O-a-rhamnoside, Anhydroicaritin-3-O-a-rhamnoside (Mizuno M et al. Phytochemistry 1987, 26 (3): 861). + Sagittatoside, Epimedin A, B, C (Mizuno M et al. Phytochemistry 1988, 27 (11): 3641). + Sagittatin A, B (Yoshitoru O, et al. Planta Med. 1989, 55 (3): 309). + Dihydrodehydrodiconiferylalcohoh, glucopyranoside, Olivil, Symplocosigenin-O-b-D-glucopyranoside, Syringaresinol-O-b-DPhenethyl glucoside, Blumenol C glucoside (Hiroyuki M, et al. Phytochemistry 1991, 30 (6): 2025). Trong đó, thành phần chính của các loài dâm dương hoắc là các flavonoid dạng glycosid gồm: Icariin, epimedosid A, Icarisid I, anhydroicaritin 3-O-α-L-rhamnopyranossid, sagittatosid A, sagittatosid B, sagittatosid C, epimedin A, epimedin B, epimedin C, sagittatin A, sagittatin B, Wushanicariin. Nghiên cứu trên các loài khác nhau người ta còn xác định được sự có mặt của tinh dầu, saponosid, alkaloid, ... Trong thân và lá có flavonoid tự nhiên gọi là icariin C 33H42o16 (một chất có cơ chế tác dụng tương tự như Sildenafil, hoạt chất của “viên kim cương xanh” Viagra). Khi thủy phân sẽ cho icaritin C21H22O7. 9 Trong thân rễ chứa dexosymetylicariin và magnoflorinC20H24O4N. Trong lá còn chứa tinh dầu, ancola xerylic, heptriacontan, phytosterla và một chất flavonoid C27H32O12 có độ chảy 273,4oC thủy phân cho glucoza và flavon C21H20O6. Theo sự nghiên cứu của hệ dược Viện y học Bắc Kinh (1958) thì trong dâm dương hoắc lá to có 1.97% saponozit , trong dâm dương hoắc lá mác có 2,58% saponozit và một ít ancaloit, nhưng các tác giả không thấy cho phản ứng flavonoid. Bảng 1. 1. Các flavonoid đã phân lập được từ cây dâm dương hoắc STT 1 2 Kaempferol Tên hợp chất Kaempferol 3-O-a-L-rhamnopyranosyl (1-2)-a-L-rhamnopyranoside 3- O-a-L-[2,3-diO-b-D-(6-E-pcoumaroyl) glucopyranosyl] Khamnopyranos yl-7-O-a-Lrhamnopyranosi de 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Kaempferol 3-O-a-L-rhamnopyranosyl (1-2)-b-D-glucopyranoside Diphylloside A Epimedoside E Diphylloside B Benzoic acid Licochalcone B Epimedin A Epimedin B Epimedin C Icariin Ikarisoside B 2”-O-rhamnosylikarisoside A Ikarisoside A Baohuoside VII Sagittatoside A Sagittatoside B 2”-O-rhamnosylicariside II 10 20 21 22 icariside II Desmethylicaritin 8-g-hydroxyg,gdimethylpropyl3,5,7-trihydroxy-4’methoxyflavone (wushanicaritin) 23 Icaritin 11 Bảng 1.2 Cấu trúc của các flavonoid phân lập được từ dâm dương hoắc Công thức OH R 2O O Chất 1 R1 -rha(2-1)rha R2 -H MW 578 2 -H 1194 glc] 3 -rha(2-1)glc -H 594 9 10 11 12 16 17 18 19 20 23 4 5 6 13 14 15 21 -rha(2-1)glc -rha(2-1)xyl -rha(2-1)rha -rha -rha(3-1)glc -rha(2-1)glc -rha(2-1)xyl -rha(2-1)rha -rha -H -rha(2-1)glc -rha(2-1)xyl -rha(2-1)rha -rha(2-1)glc -rha(2-1)rha -rha -H -glc -glc -glc -glc -H -H -H -H -H -H -glc -glc -glc -H -H -H -H 838 808 822 676 676 676 646 660 514 368 824 794 808 662 646 500 354 OR1 OH rha[2.3 O -di(6pcoum) OCH3 R2O O OR1 O OH R2O O OR1 O 12 OCH3 OCH3 O HO HO O O OH OH O OH O O HO HO OH O O O O OH OH OH OH O O OH O O OH OH OH OH O O (10) Epimedin B OCH3 O HO HO OH OH O OH O OH OH OCH3 O O OH (9) Epimedin A HO OH OH O O O HO OH O OH O O OH OH O OH O OH O OH OH OH OH (11) Epimedin C (12) Icariin OH OCH3 Benzoid acid (7) OCH3 Licochalcone B (8) HO OH MW: 286 MW: 152 O COOH Wushanicaritin (22)OCH3 HO MW: 368 HO O OH OH O 2.2.1. Tổng quan về tác dụng dược lý Tính vị, qui kinh: Vị cay ngọt, tính ôn, qui kinh Can Thận. Theo các sách thuốc cổ:  Sách Bản kinh: cay hàn. 13  Sách Dược tính bản thảo: ngọt bình.  Sách Độc bản thảo: ôn.  Sách Trấn nam bản thảo: nhập Can Thận.  Sách Bản thảo cương mục: nhập Thủ túc dương minh, Tam tiêu, Mệnh môn.  Sách Bản thảo sơ chứng: nhập thủ quyết âm, túc thiếu dương, quyết âm. 2.2.2. Theo Y học cổ truyền: Bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, phong hàn thấp tý, bán thân bất toại.  Sách Bản kinh: " chủ âm nuy tuyệt thương, cân trung thống, lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí".  Sách Danh y biệt lục: " kiện gân cốt, tiêu loa lịch, hạ bộ hữu sang. trượng phu cửu phục, lịnh nhân vô tử ( ý nói dùng thuốc lâu ngày thì không có con)".  Sách Nhật hoa tử bản thảo: " trị phong lãnh lão khí, bổ yêu tất cường tâm lực, trượng phu tuyệt dương bất khởi, nữ nhân tuyệt âm vô tử, gân cốt rung giật, chân tay tê dại." 2.2.3. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: 1. Thuốc có tác dụng như kích tố nam, cho uống cao Dâm dương hoắc có kích thích xuất tinh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém). 2. Có tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não. 3. Có tác dụng hạ lipid huyết và đường huyết. 4. Tác dụng kháng virus: nước sắc của thuốc có tác dụng ức chế mạnh virus bại liệt các loại I, II, III và sabin I ( theo bài: Tác dụng của Trung dược đối với virus đường ruột và virus bại liệt đăng trên Tạp chí Trung hoa y học, 50(8):521-524, 1964). 5. Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu. 6. Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết. 7. Có tác dụng giảm ho hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt. 8. Có tác dụng kháng khuẩn chống viêm: tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, dung dịch 1%, có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Cho thỏ uống thuốc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, nhận thấy thuốc có tác dụng kháng histamin. 14 9. Dịch tiêm Dâm dương hoắc in vitro có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi gà. Ứng dụng lâm sàng: + Trị phong đau nhức, đau không nhất định: Tiên linh tỳ, Uy linh tiên, Xuyên khung, Quế tâm, Thương nhĩ tử đều 40g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4g với rượu ấm (Tiên Linh Tỳ Tán – Thánh Huệ Phương). + Trị phong gây đau nhức, đi lại khó khăn: Tiên linh tỳ, Gia tử căn đều 2 cân, Đậu đen 2 thăng. Nấu với 3 dấu nước còn 1 đấu, bỏ bã, sắc còn 5 thăng, uống (Tiên Linh Tỳ Tiễn – Thánh Huệ Phương). + Trị mờ mắt sinh màng: Dâm dương hoắc, Sinh vương qua (loại Qua lâu nhỏ có màu hồng) 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước tràn, ngày 3 lần (Thánh Tế Tổng Lục). + Trị răng đau: Tiên linh tỳ, nhiều ít tùy dùng, sắc lấy nước ngậm (Cố Nha Tán – Kỳ Hiệu Lương Phương). + Trị mắt thanh manh, sau khi bệnh, chỉ nhìn được gần: Dâm dương hoắc 40g, Đạm đậu xị 100 hạt, sắc với 1 chén rưỡi nước còn một chén (Bách Nhất Tuyển Phương). + Trị trẻ nhỏ bị quáng gà: Dâm dương hoắc, Văn cương nga, mỗi thứ 20g, chích Cam thảo, Xạ can mỗi thứ 10g, tán bột. Gan dê 1 cái, rạch thành nhiều rãnh, mỗi lần lấy 8g thuốc nhét vào, buộc lại, lấy Đậu đen 1 chén, nấu ra nước 1 chén, rồi sắc, chia làm 2 lần ăn, và uống hết nước (Phổ Tế Phương). + Trị đậu sởi nhập vào mắt: Dâm dương hoắc, Uy linh tiên, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2g với nước cơm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị ho do tam tiêu, đầy bụng, không ăn được, khí nghịch: dùng Dâm dương hoắc, Ngũ vị tử. 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện viên với mật to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 15 + Tri liệt dương, bán thân bất toại: Dâm dương hoắc 1 cân, rượu ngon 10 cân. Ngâm 1 tháng. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần (Dâm Dương Hoắc Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Tri liệt dương: Dâm dương hoắc 40g, Tiên mao 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị liệt dương tiểu nhiều lần: Dâm dương hoắc 20g, Thục địa 40g, Cửu thái tử 20g, Lộc giác sương 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị đau nhức khớp do phong thấp hoặc hàn thấp, tay chân co quắp, tê dại: Tiên linh tỳ 20g, Uy linh tiên 12g, Thương nhĩ tử, Quế chi, Xuyên khung mỗi thứ 8g. Sắc uống (Tiên Linh Tỳ Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị chứng thận hư dương nuy (bao gồm: liệt dương, di tinh, tảo tiết), phụ nữ vô sinh: Dâm dương hoắc 40g ngâm vào 500ml rượu gạo hoặc nếp, 20 ngày sau đem uống mỗi lần 10 - 20ml, ngày 2 - 3 lần trước bữa ăn. Hoặc dùng rượu cồn Dâm dương hoắc 20% ( tức Dâm dương hoắc ngâm cồn), ngày uống 3 lần mỗi lần 5ml trước bữa ăn. Dịch tiêm bắp mỗi lần 1 ống (2 ml), ngày 2 lần, trị trẻ em bại liệt thời kỳ cấp có kết quả. Đối với thời kỳ di chứng kết hợp thủy châm vào huyệt có kết quả nhất định. + Trị cao huyết áp: chỉ định chủ yếu đối với thể âm dương lưỡng hư dùng bài Nhị tiên thang: Tiên mao 16g, Tiên linh tỳ 16g, Đương qui 12g, Hoàng bá 12g, Tri mẫu 12g, sắc uống. Bài thuốc dùng tốt đối với huyết áp cao, thời kỳ tiền mãn kinh và kết quả theo dõi lâm sàng nhận thấy kết quả lâu dài của thuốc là tốt. + Trị bệnh động mạch vành: Uống viên Dâm dương hoắc mỗi lần 4 - 6 viên ( mỗi viên tương đương với thuốc sống 2,7g), ngày uống 2 lần, 1 tháng là một liệu trình. Theo dõi 103 ca, đối với cơn đau thắt ngực và các triệu chứng khác đều có kết quả, thuốc có tác dụng an thần ( Theo báo cáo của Tổ phòng trị bệnh mạch vành của Y viện Giải phóng quân nhân dân Trung quóc đăng Trong Tạp chí Tân y dược học năm 1975,12:26). + Trị viêm phế quản mạn tính:Tác giả cho uống toàn Dâm dương hoắc và theo dõi 1066 ca, có kết quả chung, tỷ lệ 74,6%, riêng kết quả giảm ho 86,8%, khu đàm 87,9%, bình suyễn 73,8%, dùng càng lâu kết quả càng tốt ( Tạp chí Vệ sinh Hồ bắc 1972,7:15). 16 + Trị suy nhược thần kinh: Lý hải Vượng và cộng sự đã dùng 3 loại thuốc Dâm dương hoắc theo cách chế khác nhau, trị 228 ca chia 3 tổ: . Tổ 1: có 138 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên ( mỗi viên tương đương 2,8g thuốc sống. . Tổ 2: có 61 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên ( mỗi viên tương đương 3g thuốc sống). . Tổ 3: có 29 ca, mỗi lần uống 20mg, ngày 3 lần (20mg thuốc tương đương với 10g thuốc sống). Kết quả theo từng tổ là 89,85% - 93,69%, kết quả tương đối ổn định ( Tạp chí Trung y 1982,11:70). + Trị viêm cơ tim do virus: mỗi lần uống viên cao Dâm dương hoắc 7 - 10 viên (tương đương thuốc sống 2,7g, ngày 3 lần, liên tục trong 7 tháng, đồng thời dùng vitamin C 3g cho vào 10% glucoz 500ml, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc cho vào 10% glucoz 30ml, tiêm tĩnh mạch chậm, 15 lần là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình, theo dõi 36 ca, kết quả tốt 69,44% ( Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,9:523). + Trị chứng giảm bạch cầu: dùng lá chế thành dạng thuốc trà bột pha uống, mỗi bao tương đương thuốc sống 15g. Cách cho uống thuốc: tuần đầu 3 bao/ngày; tuần thứ hai 2 bao/ngày; liệu trình 30 - 45 ngày, trong thời gian điều trị không dùng các thuốc tăng bạch cầu và vitamin. Trong số 22 ca có 14 ca uống thuốc đúng yêu cầu thì khỏi trước mắt có 3 ca kết quả rõ rệt, 4 ca có kết quả, 4 ca không kết quả ( Tạp chí Trung tây y kết hợp 1985, 12:719). + Trị liệt dương: Dâm dương hoắc 9g, Thổ đinh quế 24g, Hoàng hoa viễn chí (tươi) 30g, Kim anh tử tươi 60g, Sắc uống (Phúc Kiến Dược Vật Chí). Tham khảo: . Đàn ông tuyệt dương, đàn bà tuyện âm đều không con. Chứng hay quên ở người gìa. tất cả các loại gân cơ co rút, uống Dâm dương hoắc đều bổ lưng gối, cường tâm lực (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo). .Dâm dương hoắc có vi ngọt, mùi thơm, tính ấm không lạnh, hay ích tinh khí là thuốc vào 2 kinh thủ Túc dương minh, những người chân dương bất túc nên uống (Bản Thảo Cương Mục). 17 . Dâm dương hoắc khí vị ngọt ấm hay bổ hỏa trợ dương lại hay ích tinh khí nên trừ được phong, tan được lạnh. Khi dùng, bỏ rìa lá, sao với mỡ dê để dùng (Bản Thảo Cầu Chân). + “Có người uống Dâm dương hoắc mà chẳng sinh con là vì sao? – Vị này không phải là thuốc bổ chân nguyên, nó chỉ trị cho những người dương hư âm bại, kích thích tình dục, những người dục vọng quá mạnh, giao hợp không điều độ làm cho hư, tinh khí không đầy đủ nên không sinh được con cái là lẽ tất nhiên, chỉ những người dương nuy âm bại, tạm dùng cho nó mạnh lên, vi thế cổ nhân nói là "uống Dâm dương hoắc lâu ngày sẽ không có con” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Dâm dương hoắc là loài cây thảo thuộc dương, có vi ngọt, tính ấm, ích dương, khí cay thì chạy mà có thể bổ vì thế dùng với Bạch tật lê, Cam câu kỷ, Nhục thung dung, Ngũ vị tử, Ngưu tất, Sơn thù du là những thuốc bổ dương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). . 'Ty Thuần Tửu Ẩm" là rượu có ích cho đàn ông, mạnh dương vật, mạnh lưng gối, trị được bán thân bất toại: dùng 1 cân Dâm dương hoắc ngâm với 7 cân rượu, đừng uống qúa say, kiêng gần đàn bà (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Là thuốc trọng yếu ôn bổ mệnh môn, có tác dụng cường dương, ích khí, tính ôn, không hàn, có thể ích tinh khí, người chân dương bất túc dùng rất hợp (Thực Dụng Trung Y Học). Tương kỵ: - Không an toàn khi dùng Dâm dương hoắc trên phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú vì có thể ảnh hưởng xấu trên sự phát triển của bào thai. Tốt nhất không nên dùng. Khi đang cho con bú cũng nên tránh vị thuốc này. - Làm tụt huyết áp, một số bệnh nhân có huyết áp thấp, nếu sử dụng Dâm dương hoắc có thể làm tụt huyết áp dưới mức bình thường và làm bệnh nhân ngất xỉu. Chính vì vậy cũng không nên dùng chung với các loại thuốc hạ huyết áp như Captopril (Capoten), Enalapril (Vasotec), Losartan (Cozaar), Valsartan (Diovan), Amlodipine (Norvasc), Hydrochlorothiazide (HydroDiuril), Furosemide (Lasix), và những loại tương tự. - Không dùng chung với thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông/hủy tiểu cầu) như Aspirin, Diclofenac (Voltaren), Ibuprofen (Advil), Naproxen (Anaprox, Naprosyn), Heparin, Warfarin (Coumadin), vì Dâm dương hoắc có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy khi dùng chung 2 loại này sẽ gây nguy cơ chảy máu kéo dài và làm cơ thể bị thâm tím. Lưu ý, khi dùng Dâm dương hoắc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, cơ địa, tình trạng sức khỏe, bệnh lý và một số các yếu tố khác. Hiện nay cũng chưa có đầy đủ thông tin khoa học để xác định phạm vi thích hợp về liều lượng an toàn của Dâm dương hoắc. Hãy 18 ghi nhớ rằng các sản phẩm tự nhiên không phải lúc nào cũng an toàn và liều lượng rất quan trọng. Liều trung bình 8-12g mỗi ngày, sắc uống. Liều dùng và chú ý lúc dùng:  Liều: 8 -1 5g, sắc ngâm rượu, nấu cao hoặc làm thuốc hoàn tán.  Tính chất thuốc táo dễ làm tổn thương chân âm nên không dùng đối với trường hợp âm hư hỏa vượng, tính dục mạnh. Thuốc đối với một số bệnh nhân có thể gây tác dụng phụ như váng đầu, nôn, mồm khô, chảy máu mũi cần được chú ý. 2.2.4. Một số chế phẩm chứa dâm dương hoắc Hiện nay không khó tìm được các chế phẩm có Dâm dương hoắc ở Việt Nam. Đơn giản nhất là tới các quán rượu dân tộc. Những chế phẩm kiểu này thường khó kiểm chứng về hàm lượng, nồng độ… Để chắc chắn hơn, có thể chọn các sản phẩm ở dạng thuốc hay thực phẩm chức năng với quy trình sản xuất công nghiệp, đảm bảo lượng hoạt chất cần thiết. Trên thị trường đã có khá nhiều loại thuốc bổ thận dương có chứa thành phần này. Hầu hết các sản phẩm loại này đều phát triển từ các bài thuốc đông y, nhưng bào chế theo phương pháp hiện đại. Muốn dùng thuốc dạng đông y kết hợp với những thành phần tây y hỗ trợ, gia tăng chức năng tình dục khác như L-Arginine, L-Carnitine, Zn, Mg, Cl… vẫn phải tìm “hàng xách tay” như SPALIPAS™, trừ một số ít sản phẩm trong nước như Ngư giác linh của Dược phẩm Nam Hà sản xuất. Tên chế phẩm Chế phẩm Ngư Giác Linh (Dược phẩm Nam Hà) Thành phần Cao dược liệu (150mg) chiết xuất từ: Ba kích, Dâm dương hoắc, Sơn thù du, Kim anh tử), Bột xương cá đại dương: (80 mg) Công dụng Sản phẩm là sự phối hợp hoàn hảo giữa tinh chất từ Bột xương cá đại dương và các tinh chất có trong những loài dược liệu quý - giúp bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường gân cốt, điều hòa chức năng tình dục, bổ sung vi chất mất 19 đi trong quá trình sinh hoạt tình dục, rất thích hợp trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục cho đối tượng nam giới từ 45 tuổi trở lên. Sau 2-3h sử dụng Ngư giác linh (2 viên/lần), người sử Chế phẩm SPALISPAS dụng sẽ thấy sự khác biệt. Sâm ALIPAS có nguồn gốc 100% Sâm ALIPAS giúp cơ thể sản từ thiên nhiên, sản xuất theo quy sinh nội tiết tố nam trình hiện đại và độc quyền của testosterone một cách tự nhiên Mỹ (LE-100)™ đạt tỉ lệ tinh chiết giúp: cao (100:1) với 160mg tinh chất Làm chậm quá trình mãn dục thảo dược quý Eurycoma ở nam giới ≥ 40 tuổi. Longifolia. Tăng cường sức khỏe sinh lý, cải thiện lãnh cảm tình dục nam giới. Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm. Hỗ trợ điều trị vô sinh nam (do tinh trùng yếu). Hỗ trợ lợi mật, tăng cường chức năng gan. Hỗ trợ điều hòa đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường. Herba VIXMEN Panax Korea Copper, Ginseng, Niacin, Zinc, Cậu bé TO&DÀI hơn, cứng Fenugreek cương lâu hơn, mạnh hơn Seed, Tribulus Terrestris, Maca, Hỗ trợ điều trị liệt dương, bất Caffeine, Tongkat Goat Weed… Ali, Horny lực, rối loạn Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cậu bé Lưu lượng máu đến dương vật nhiều hơn Quan hệ lâu hơn, đạt cực 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan