Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo tài chính của vp tổng công ty vinaconex...

Tài liệu Báo cáo tài chính của vp tổng công ty vinaconex

.DOC
91
332
128

Mô tả:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 Mục lục Lời mở đầu...........................................................................................................1 Phần 1: Tổng quan về Tổng công ty VINACONEX........................2 1. Những đặc điểm chung về Tổng công ty VINACONEX...............................2 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty VINACONEX3 1.2 Chức năng, nhiệm vụ chính của Tổng công ty.................................4 1.2.1 Chức năng…………………………………………………...4 1.2.2 Nhiệm vụ.................................................................................6 1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động Tổng công ty.......................................8 1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán...................................................12 1.4.1 Chức năng.............................................................................12 1.4.2 Nhiệm vụ...............................................................................12 1.4.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán..........................................13 1.4.4 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty VINACONEX................................................................................13 2. Những đặc điểm của Tổng công ty ảnh hưởng tới đề tài nghiên cứu........14 2.1 Bảng cân đối kế toán.......................................................................16 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:.........................................18 2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.............................................................19 2.4 Thuyết minh BCTC.......................................................................22 Phần 2. Phân tích BCTC khối VP Tổng công ty VINACONEX. 22 1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính.......................................................22 1.1 Đánh giá tình hình biến động TS...................................................23 1.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành TS......................27 2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán...............................34 2.1 Phân tích tình hình công nợ...........................................................34 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 2.2 Phân tích khả năng thanh toán.......................................................37 3. Phân tích hiệu quả kinh doanh....................................................................42 3.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty............42 3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng TS......................................................45 3.2.1 Phân tích tốc độ luân chuyển của TS ngắn hạn...................45 3.2.2 Phân tích hiệu suất sử dụng TS cố định...............................47 3.2.3 Hiệu suất sử dụng tổng TS...................................................49 3.3 Đánh giá về khả năng sinh lời.......................................................51 3.3.1 Hệ số sinh lợi doanh thu.......................................................51 3.3.2 Hệ số sinh lợi TS (ROA).......................................................52 3.3.3 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)...................................53 4. Phân tích rủi ro tài chính và giá trị DN.......................................................54 4.1 Phân tích rủi ro tài chính................................................................54 4.2 Phân tích giá trị DN.......................................................................58 5. Đánh giá về tình hình tài chính qua hệ thống BCTC VP Tổng công ty.....60 Phần 3: Hoàn thiện hệ thống BCTC và công tác lập BCTC tại VP Tổng công ty VINACONEX.............................................................62 1. Đánh giá và nhận xét chung:......................................................................62 1.1 Đánh giá về công tác kế toán:.........................................................62 1.1.1 Ưu điểm...............................................................................62 1.1.2 Nhược điểm..........................................................................64 1.2 Đánh giá về hệ thống BCTC tại khối VP Tổng công ty VINACONEX.......................................................................................65 1.2.1 Ưu điểm................................................................................65 1.2.2 Nhược điểm...........................................................................66 2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống BCTC của VP tổng công ty VINACONEX....................................................................................................69 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 2.1 Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực tài chính của Tổng công ty VINACONEX và các điều kiện thực hiện............................................73 2.1.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh..............................................................................................73 2.1.2 Phấn đấu giảm thiểu nợ phải thu của Tổng công ty:.............74 2.1.3 Tăng cường hiệu quả quản lý trong Tổng công ty................75 2.1.4 Không ngừng tìm kiếm các dự án và công trình mới...........77 3. Một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống BCTC nói chung:.....................78 4. Một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan cấp trên:...........................81 Kết luận..............................................................................................................85 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 Danh mục từ viết tắt Báo cáo tài chính: BCTC Doanh nghiệp: DN Văn phòng: VP Tài sản: TS Người bán: NB Thu nhập doanh nghiệp: TNDN Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 Lời mở đầu Báo cáo tài chính doanh nghiệp luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Mọi thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp đều được phản ánh trên hệ thống báo cáo tài chính, hay nói cách khác nó là đại diện cho hiện thực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy mọi đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp đều tìm hiểu doanh nghiệp trước hết qua hệ thống báo cáo tài chính. Nó có ý nghĩa to lớn không chỉ với cơ quan, đơn vị và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng để hiểu được một báo cáo tài chính nói gì thì phải biết phân tích báo cáo tài chính. Đó là một công việc khó, đòi hỏi người phân tích phải có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính chung trong nền kinh tế, cộng với sự nắm bắt được phương pháp phân tích phù hợp để áp dụng vào từng doanh nghiệp. Thông qua phân tích báo cáo tài chính, chúng ta có thể thấy được bức tranh tổng quát nhất về doanh nghiệp, xem doanh nghiệp đó mạnh hay yếu, phát triển ổn định hay không ổn định. Phân tích báo cáo tài chính giúp cho các đối tượng cần quan tâm trả lời, giải đáp được các mối quan tâm của mình. Nhà tín dụng sẽ đánh giá được khả năng thanh toán lãi vay hay chủ đầu tư sẽ đưa ra được quyết định đầu tư hay không đầu tư vào doanh nghiệp…Phân tích đúng, chính xác và chi tiết báo cáo tài chính sẽ đem lại những quyết định sáng suốt và đem lại nhiều lợi ích cho các đối tượng khác nhau. Chuyên đề thực tập của em chỉ giới hạn trong phạm vi phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh là chủ yếu. Thông qua việc phân tích, em thấy còn một số hạn chế trong việc lập nên báo cáo tài chính của VP Tổng công ty VINACONEX, do đó, em xin phép được đưa ra một số giải pháp hoàn thiện. Do thời gian, trình độ có hạn nên bài chuyên đề của em chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất mong thầy giáo cho ý kiến đóng góp để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài chuyên đề gồm có ba phần: Phần 1: Tổng quan về Tổng công ty VINACONEX Phần 2: Phân tích báo cáo tài chính Văn Phòng Tổng công ty VINACONEX Phần 3: Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính và công tác lập báo cáo tài chính tại VP Tổng công ty VINACONEX Phần 1: Tổng quan về Tổng công ty VINACONEX 1. Những đặc điểm chung của Tổng công ty VINACONEX - Tên gọi: Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Construction & Import-Export Joint stock Corporation - Tên viết tắt : - Biểu tượng : VINACONEX JSC - Trụ sở chính : Tòa nhà Vinaconex, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.  Điện thoại: 84 4. 2249292 / 84 4. 2249206  Email: [email protected]  Website: www.vinaconex.com.vn  Vốn điều lệ: 1.500.000.000.000 đồng - Loại hình công ty: Công ty Cổ phần - Hình thức sở hữu vốn: Tổng công ty Nhà nước - Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng, kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết kế, xuất khẩu lao động… Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty VINACONEX Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam VINACONEX được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 1988 theo Quyết định số 1118 BXD/TCLĐ, với tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài trực thuộc Bộ Xây Dựng. Trong suốt 19 năm trưởng thành và phát triển, Tổng công ty đã trải qua những thăng trầm trong công cuộc vươn lên để đạt được những kết quả như ngày nay. Có thể tóm tắt chặng đường lịch sử của Tổng công ty qua 4 giai đoạn phát triển chính như sau:  Giai đoạn 1: Từ năm 1989 đến năm 1991 VINACONEX hoạt động trong giai đoạn này với nhiệm vụ chính là phục vụ và quản lý lao động ngành xây dựng làm việc tại các nước IRAQ, các nước thuộc Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Bungary. Giai đoạn này Công ty đã có những bước phát triển nhanh và tích luỹ vốn nhất định.  Giai đoạn 2: từ năm 1991 đến năm 1995 Năm 1991, hàng vạn lao động của VINACONEX phải về nước trước hạn do những biến động ở những nước Đông Âu. Tổng công ty VINACONEX được thành lập để thu hút số lao động đó, thành lập các công ty xây lắp trực thuộc. Với hoạt động chính là hoạt động xây lắp, cho đến năm 1995, VINACONEX đã trở thành một Tổng công ty có quy mô lớn, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ Công ty con và ngày càng mở rộng ra thị trường quốc tế.  Giai đoạn 3: từ năm 1995 đến trước tháng 12 năm 2006 Đây là giai đoạn Tổng công ty có sự tăng trưởng cao, bình quân mỗi năm trên 20%. VINACONEX trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng trong nước và trên thế giới.  Giai đoạn 4: từ tháng 12 năm 2006 đến nay Theo Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty VINACONEX là một trong những Tổng công ty đầu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 tiên được thí điểm cổ phần hóa toàn Tổng công ty. Đến ngày 30/11/2006, Đại hội cổ đông thành lập Tổng công ty cổ phần đã được tiến hành và Tổng công ty cổ phần đã chính thức đi vào hoạt động. Vẫn với hoạt động chính là xây lắp nhưng Tổng công ty đã chuyển từ vai trò là nhà thầu chính sang chủ đầu tư, do quy mô của Tổng công ty ngày càng được mở rộng với ngày càng nhiều các công ty thành viên. Ngoài lĩnh vực hoạt động là xây lắp và kinh doanh bất động sản, Tổng công ty còn mở rộng nhiều ngành nghề kinh doanh khác bổ trợ như sản xuất vật liệu xây dựng và tư vấn thiết kế... Với chiến lược chuyển đổi các công ty thành viên thành các công ty cổ phần, thành lập nhiều công ty cổ phần mới, hiện nay, VINACONEX đã trở thành một Tổng công ty đa doanh hàng đầu của Bộ Xây dựng. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ chính của Tổng công ty 1.2.1 Chức năng Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DN Nhà nước số 110729 cấp ngày 25/05/1996 thay đổi lần thứ 20 ngày 30/07/2004 của Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội, ngành nghề kinh doanh hay chức năng của Tổng công ty VINACONEX như sau: Nhận thầu, tổng thầu thi công xây lắp và hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, sân bay, bến cảng, thuỷ lợi, đường hầm (giao thông, thuỷ lợi), văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí, du lịch, khách sạn, công sở, trường học, bệnh viện, cấp nước, thoát nước, bưu điện, công trình thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, điện nguyên tử, đường dây và trạm biến thế điện đến 500 kV, các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; nhận thầu thi công các công trình ở nước ngoài; Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng các loại hình công trình nêu ở mục 1, bao gồm: lập dự án đầu tư, tư Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 vấn đấu thầu, tư vấn giám sát và quản lý dự án, tư vấn thiết bị công nghệ mới và thiết bị tự động hoá; khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn, đo đạc công trình; thí nghiệm; thiết kế; Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, khu dân cư, khu kinh tế mới, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp; Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ và khách sạn, du lịch lữ hành, vận chuyển khách du lịch; Dịch vụ cho cá nhân và các tổ chức nước ngoài thuê nhà; Khai thác, kinh doanh nước sạch, năng lượng, điện; Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguyên phụ liệu sản xuất, tiêu dùng, dây chuyền công nghệ-tự động hoá, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, xe gắn máy; Làm đại lý tiêu thụ cho các hãng trong và ngoài nước các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng theo quy định của pháp luật; Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, thiết bị tự động hoá phục vụ cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh bất động sản; Chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị dây chuyền công nghệ và thiết bị tự động hóa; Đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng bao gồm: đá, cát, sỏi, gạch, ngói, xi măng, kính, tấm lợp, nhựa đường và các vật liệu khác dùng trong xây dựng và trang trí nội ngoại thất; Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 Thực hiện các dịch vụ khác như: cung cấp, lắp đặt sửa chữa bảo hành điều hòa không khí, điện lạnh, thiết bị phòng chống cháy nổ, thang máy; kinh doanh, dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa, các loại cấu kiện siêu trường, siêu trọng, vật liệu xây dựng; Đại lý bán vé máy bay cho các hãng trong và ngoài nước; Xuất nhập khẩu và kinh doanh bia, rượu; Kinh doanh thuốc lá; Dệt may công nghiệp; Khai thác thu mua, chế biến hàng nông, lâm sản (gỗ tròn, gỗ sơ chế, gỗ tinh chế, cà phê nhân và nông sản các loại); Trồng, chăm sóc, tu bổ, bảo quản rừng, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm; Khai thác và sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết; Kinh doanh bán lẻ xăng dầu; Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nước giải khát, bánh kẹo, hàng công nghệ phẩm, mỹ phẩm và quà lưu niệm. Kinh doanh khai thác cầu cảng, bốc xếp hàng hóa và cho thuê kho bãi; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường sông và đường biển; 1.2.2 Nhiệm vụ Với những chức năng ở trên, Tổng công ty VINACONEX thực hiện những nhiệm vụ vô cùng to lớn, ảnh hưởng sâu sắc không chỉ tới hoạt động xây dựng nói riêng mà còn có những ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Chúng ta có thể thấy những nhiệm vụ cơ bản nhất mà Tổng công ty đã thực hiện như sau: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11  Tạo ra những cơ sở vật chất cho đất nước có chất lượng cao. Việt Nam còn nghèo nàn về cơ sở vật chất cho nên để theo kịp với các nước trên thế giới về tất cả các lĩnh vực thì việc đầu tiên phải làm đó chính là xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở vật chất vững mạnh.  Góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp nước nhà. Ngành công nghiệp xây dựng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hệ thống các danh mục các ngành công nghiệp. Xây dựng phát triển là điều kiện quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước. VINACONEX đã không ngừng vươn lên trong những năm qua cũng vì một mục đích lớn lao đó chính là giúp ngành công nghiệp Việt Nam đi lên ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới.  Góp phần vào sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, giao thông… Cơ sở vật chất xây dựng nên nhằm phục vụ tất cả các hoạt động của xã hội. Xây dựng đường sá, cầu cống cho giao thông, trường học cho giáo dục, trung tâm văn hóa cho các hoạt động kinh tế, ngoại giao, văn hoá… đó là một phần không thể thiếu để thực hiện tất cả các hoạt động kể trên.  Chăm lo đời sống của nhân dân. Chính vì Tổng công ty VINACONEX hoạt động góp phần vào sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện như trên nên một điều tất yếu đó là đời sống của nhân dân được chăm lo một cách toàn diện và cụ thể hơn.  Với việc tham gia vào thị trường tài chính, hoạt động của Tổng công ty cũng góp phần vào sự bình ổn của thị trường tài chính của Việt Nam. Tổng công ty là một thành viên tích cực của thị trường tài chính. Ngoài ra, Tổng công ty còn tham gia đầu tư chứng khoán, phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Năm 2007, Tổng công ty đã thực hiện đề án phát hành trái phiếu Tổng công ty và dự định sẽ phát hành vào năm 2008. Có thể nói, hoạt động của Tổng công ty VINACONEX góp phần làm cho thị trường tài chính thêm sôi động. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động Tổng công ty Mô hình tổ chức Tổng công ty VINACONEX được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng, tức là Tổng công ty bao gồm có công ty mẹ và các công ty con. Công ty mẹ quản lý và điều hành mọi hoạt động của các công ty con. Công ty mẹ được tổ chức thành các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và phía dưới, các công ty con cũng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau mà công ty mẹ giao phó. Mô hình tổ chức Tổng công ty Cổ phần XNK và XD Việt Nam (Trang sau) Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 Công ty mẹ Đại Hội đồng cổ đông Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban Tổng giám đốc Các văn phòng đại diện Các phòng ban chức năng 7 phó Tổng giám đốc phụ trách các dự án Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Các công ty con Xây lắp và KD BĐS Sản xuất công nghiệp Tư vấn thiết kế Đầu tư tài chính Thương mại dịch vụ Khác Trong đó, Công ty Mẹ Công ty mẹ là Tổng công ty Cổ phần có vốn góp của Nhà nước, bao gồm Bộ máy quản lý, các Phòng ban chức năng, các VP đại diện và các Đơn vị hạch toán Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 phụ thuộc. Công ty mẹ có chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các công ty con, các công ty liên kết và có các quyền lợi, nghĩa vụ đối với các công ty này theo điều lệ của Công ty mẹ trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Công ty mẹ bao gồm: Bộ máy lãnh đạo, các phòng ban chức năng, khối VP đại diện trong và ngoài nước và các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Bộ máy lãnh đạo gồm có: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc. Các phòng ban chức năng bao gồm và không giới hạn các phòng trong lĩnh vực VP, Đối ngoại, pháp chế, tài chính kế hoạch, tổ chức lao động, đào tạo thi đua và an toàn lao động, kỹ thuật thi công Đầu tư... Khối VP đại diện trong và ngoài nước bao gồm cơ quan VP Tổng công ty, 14 Ban Quản lý, 5 đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc Các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm có: Các ban quản lý và ban điều hành các dự án trọng điểm, các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc. Chúng ta đi sâu nghiên cứu về các thành phần của khối VP. Như đã đề cập, khối VP Tổng công ty bao gồm Cơ quan VP Tổng công ty, 14 Ban quản lý (Ban điều hành), 05 đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc. Với vị thế và năng lực tài chính của mình, Khối VP Tổng công ty đứng ra tìm kiếm, làm hồ sơ đấu thầu các công trình lớn, công trình trọng điểm quốc gia. Sau đó đứng ra ký hợp đồng thi công xây lắp. Để thực hiện các Hợp đồng thi công xây lắp trên, Khối VP Tổng công ty thành lập các Ban điều hành (đối với công trình trọng điểm) hoặc giao lại cho các đơn vị thành viên thực hiện thi công bằng các Hợp đồng kinh tế với giá trị hợp đồng bằng khoảng 97- 98% giá trị hợp đồng xây lắp đã ký. Với mô hình quản lý trên đã phân chia trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị cũng như tập trung tất cả các nguồn lực vào hoạt động kinh doanh. Hai hoạt động chính của khối VP là kinh doanh bất động sản và đầu tư dự án. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15  Lĩnh vực kinh doanh bất động sản Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Tổng công ty thành lập 02 ban quản lý (01 ở Hà Nội, 01 ở TPHCM) trực thuộc Khối VP Tổng công ty chuyên thực hiện, quản lý các dự án kinh doanh bất động sản.  Lĩnh vực đầu tư dự án Với vai trò là cơ quan đầu não của Tổng công ty, Khối VP Tổng công ty đứng ra thực hiện nghiên cứu các dự án đầu tư để không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh. Việc triển khai đầu tư dự án sẽ được thực hiện bởi Ban quản lý dự án trực thuộc Khối VP Tổng công ty và khi dự án đi vào hoạt động, Tổng công ty sẽ đứng ra thành lập Công ty để tiếp tục triển khai quản lý các dự án này. Các dự án Khối VP Tổng công ty đang triển khai thực hiện: (1) Dự án Xi măng Cẩm Phả (2) Dự án đường Láng – Hoà Lạc (3) Dự án Khu đô thị Nam Trần Duy Hưng (4) Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hoà Lạc - Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông (Dự án nước Sông Đà) (5) Dự án Khu đô thị Thảo Điền ... Công ty con Công ty con được định nghĩa là các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh có số vốn cổ phần hoặc vốn góp chi phối (trên 51%) của công ty Mẹ, hoạt động theo Luật DN. Sau cổ phần hoá, Tổng Công ty bao gồm 43 công ty con đều là công ty cổ phần VINACONEX có vốn góp chi phối. Các công ty con Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16 hoạt động trong các lĩnh vực: xây lắp và kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp, tư vấn thiết kế, đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác. 1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 1.4.1 Chức năng Phòng Tài chính - Kế hoạch Tổng công ty VINACONEX thực chất là bao gồm trong nó hai chức năng, đó là sự kết hợp giữa chức năng kế toán tài chính và chức năng kế hoạch. Chức năng kế hoạch, tức là lập ra các kế hoạch cho các hoạt động của Tổng công ty và khối VP Tổng công ty. Chức năng tài chính, tức là thực hiện các công tác tài chính trong khối VP Tổng công ty. Cụ thể đó là các hoạt động phân tích tình hình tài chính, khả năng tài chính, lập các kế hoạch tài chính cho Khối VP Tổng công ty và toàn Tổng công ty, tìm kiếm các nguồn đầu tư tài chính… song song với hoạt động của bộ máy kế toán, hỗ trợ bộ máy kế toán hoạt động một cách trôi chảy. 1.4.2 Nhiệm vụ Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các tài liệu, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, từ đó đánh giá một cách chính xác kết quả hoạt động của Tổng công ty trong kỳ. Giám sát tình hình tập hợp chi phí của các đơn vị thành viên cũng như của Tổng công ty đóng vai trò là chủ đầu tư để hình thành nên giá trị công trình, trên cơ sở pháp luật và chế độ hiện hành. Phân tích hiệu quả các hoạt động tài chính của Tổng công ty, phân tích nguồn lực tài chính hiện có, khả năng tìm kiếm các nguồn đầu tư tài chính, các giải pháp để giải quyết bài toán tài chính vốn rất phức tạp trong các công ty lớn. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 1.4.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ bộ máy kế toán được thể hiện ở sơ đồ dưới đây. Kế toán trưởng (ông Trần Văn Tám) Phó kế toán trưởng phụ trách tài chínhkế toán (ông Mạnh) Kế toán tiền lương (bà Hà) Kế toán thuế (bà Yến) Phó kế toán trưởng phụ trách kế hoạch (ông Giang) Kế toán dự án, TSCĐ (bà Hương, ông Kiên) Kế toán tiền mặt (bà Hồng, bà Thúy) Kế toán ngân hàng, vốn (ông Giang, bà Nga) Kế toán tổng hợp (bà Hà) Phòng Tài chính - Kế hoạch bao gồm 11 người, thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau. Tương ứng với mỗi phần hành là một kế toán viên đảm nhận công việc. 1.4.4 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty VINACONEX Năm tài chính của Tổng công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 dương lịch và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ). Chế độ kế toán áp dụng là Chế độ kế toán DN Việt Nam hiện hành. Tất cả các công tác liên quan đến hoạt động Kế toán – Tài chính thì đều được Tổng công ty thực hiện theo Quyết định số 15-2006/QĐ-BTC (thay thế cho Quyết định 1141- ban hành năm 1995) bao gồm : Hệ thống tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán. 2. Những đặc điểm của Tổng công ty ảnh hưởng tới đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu là “Phân tích báo cáo tài chính Văn phòng Tổng công ty VINACONEX”. Đối tượng phân tích ở đây là hệ thống BCTC khối VP Tổng công ty VINACONEX. Chính vì mô hình tổ chức của Tổng công ty VINACONEX được thiết kế theo kiểu công ty mẹ - công ty con như trên, cho nên hệ thống BCTC của Tổng công ty VINACONEX được thiết lập bao gồm BCTC hợp nhất của toàn Tổng công ty, BCTC của Tổng công ty và tất cả BCTC của các công ty con và các đơn vị trực thuộc. BCTC hợp nhất là BCTC tổng quát, tổng hợp số liệu từ các BCTC của khối VP (đóng vai trò là công ty mẹ) và của các công ty thành viên (là các công ty con). Tương tự, hoạt động của Cơ quan VP Tổng công ty thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý phần vốn góp của Tổng công ty tại các công ty con, các công ty liên doanh liên kết và thực hiện các định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty như triển khai thực hiện đầu tư các dự án, thu xếp vốn đầu tư các dự án… và quản lý hoạt động kinh doanh của các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Ban Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19 quản lý (Ban điều hành) thuộc Khối VP Tổng công ty được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt của Tổng công ty như triển khai đầu tư các dự án lớn hoặc triển khai thi công các công trình trọng điểm. Do đó, BCTC của khối VP Tổng công ty phản ánh kết quả hoạt động từ kinh doanh bất động sản, đầu tư dự án... cũng như tất cả các hoạt động chủ yếu của VINACONEX. Chính vì những đặc điểm trên nên BCTC của khối VP cũng là báo cáo tổng hợp của các BCTC của các ban quản lý dự án, các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Do đó, BCTC của khối VP cũng có tính chất tương tự như một báo cáo hợp nhất. BCTC của VP VINACONEX được lập vào cuối mỗi quý và cuối năm. Phần mềm kế toán mà Tổng công ty sử dụng là Phần mềm kế toán DN ANA 4.0. Việc sử dụng phần mềm kế toán trong hoạt động của mình đã làm giảm bớt khối lượng công việc đi rất nhiều, đặc biệt là trong việc lập các BCTC, mặt khác còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong kỳ, căn cứ vào các chứng từ gốc, các kế toán viên phụ trách từng mảng công việc của mình cập nhật số liệu vào các phân hệ nghiệp vụ của chương trình phần mềm ANA 4.0. Mỗi kế toán viên đều có một máy vi tính để làm việc: kế toán tiền mặt (phiếu thu, phiếu chi), kế toán tiền gửi ngân hàng (phiếu kế toán), kế toán vốn ( uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi..), kế toán dự án (uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi)… Cuối kỳ sau khi đã cập nhật đầy đủ và trung thực các số liệu phát sinh, chương trình kế toán sẽ tổng hợp cho ra được các Báo cáo về các phân hệ nghiệp vụ. Số liệu cập nhật ở các phân hệ được lưu ở các phân hệ của mình, ngoài ra nếu cần thiết hoặc tuỳ từng nhiệm vụ mà có thể chuyển sang các phân hệ nghiệp vụ khác và phân hệ kế toán tổng hợp để in ra BCTC, Báo cáo hợp nhất, Báo cáo quản trị… Kế toán tổng hợp sẽ có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các máy khác chuyển sang nhanh chóng và chính xác. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20 Hệ thống BCTC VP Tổng công ty tiến hành lập bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh BCTC Như vậy, hệ thống BCTC của VP Tổng công ty bao gồm đầy đủ 4 loại báo cáo theo như Chuẩn mực kế toán số 21 về trình bày hệ thống BCTC tại DN. Điều đó thể hiện một ưu điểm rất lớn trong việc lập BCTC tại VP Tổng công ty, là cơ sở để phân tích BCTC chính xác và hiệu quả. 2.1 Bảng cân đối kế toán Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của năm trước với số liệu ở cột cuối kỳ để chuyển sang số đầu kỳ của bảng cân đối kế toán năm nay. Trên cơ sở bảng cân đối số phát sinh cùng các sổ cái mà các công ty hạch toán phụ thuộc, ban quản lý gửi lên mạng nội bộ của Tổng công ty, kế toán phần hành tại phòng tài chính - kế hoạch VP Tổng công ty tiến hành, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu của các tài khoản chi tiết liên quan. Sau đó tiến hành tổng hợp theo phương pháp cộng dồn và loại trừ. Ta có thể xem xét bảng cân đối kế toán của khối VP Tổng công ty VINACONEX tại thời điểm ngày 31/12/2007 như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan