Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo sinh thái rừng tại vườn quốc gia cát bà...

Tài liệu Báo cáo sinh thái rừng tại vườn quốc gia cát bà

.PDF
21
557
142

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU -ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Vị trí địa lý 2.2 Khí hậu thuỷ văn 2.3 Địa hình, địa thế 2.4 Địa chất đất đai 2.5 Sinh vật chính PHÂN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở khoa học 3.2 Phương pháp thu thập số liệu PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1 Một số định nghĩa 4.2 Nhận xét và đánh giá PHẦN V. NHƯNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ 5.2 KHUYẾN NGHỊ PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I. MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh thái rừng là môn khoa học chuyên ngành thuộc sinh thái học nghiên cứu hiện tượng sinh thái mang tính quy luật diễn ra trong đời sống của rừng (nội tại rừng) và sự tương tác qua lại giữa rừng và môi trường. Sinh thái rừng có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong quản lý rừng và phát triển lâm nghiệp như giúp kiểm soát dịch hại, bảo vệ môi trường sống; khai thác bền vững tài nguyên hay làm cơ sở cho các biên pháp kỹ thuật lâm sinh cũng như xây dựng phương thức kinh doanh rừng ổn định, lâu dài. Tuy nhiên có một điều hạn chế là để tiếp nhận và ứng dụng được môn học sinh thái rừng thì đòi hỏi sinh viên phải chuẩn bị một lượng kiến thức nhất định và giành nhiều thời gian cho việc khảo sát và làm quen thực địa. Điều đó sẽ giúp sinh viên phát hiện những điểm còn thiếu xót của bản thân để ngày một hoàn thiện hơn trong việc hiểu và nghiên cứu chuyên sâu về môn học này. Bản báo cáo dưới đây được chuyển hóa từ toàn bộ kiến thức và kỹ năng em tiếp thu được trong thời gian thực tập tại Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng). 1. Mục đích: - Giúp sinh viên hệ thống lại lý thuyết. - Biết cách đo các chỉ tiêu sinh trưởng của cây. - Tính toán được các chỉ tiêu 2. Yêu cầu: - Sinh viên tham gia đầy đủ các nội dung của đợt thực tập - Viết báo cáo. 3. Nội dung - Nghiên cứu ảnh hưởng của QXTVR đến một số nhân tố sinh thái cơ bản - Nghiên cứu đặc điểm của một số nhân tố cấu trúc của QXTV rừng. - Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của QXTV rừng - Khảo sát một số hệ sinh thái rừng điển hình tại khu vực nghiên cứu. 4. Địa điểm. - Tuyến đi ao ếch - Tuyến đi đỉnh Kim Giao - Tuyến đi động Trung Trang PHẦN II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Vị trí địa lý  VQG Cát Bà thành lập năm 1986 nằm trong quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng cách Hải Phòng 50km, cách Hà Nội 150 km và tiếp giáp Vịnh Hạ Long ở phía Bắc Vườn Quốc gia Cát Bà có toạ độ địa lý: 200 43' 50" đến 200 51' 29" vĩ độ bắc và 1060 58' 20" đến 1070 10' 05" kinh độ đông.  Diện tích 16.196,8 ha trong đó 10.931,7 ha là đồi núi và đảo; phần đảo là 5.265,1 ha => VQG Cát Bà là VQG đầu tiên có khu hệ sinh thái rừng và biển.  Vườn được chia thành 3 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4.914,6 ha; phân khu phục hồi sinh thái 11.094 ha; phân khu hành chính dịch vụ 91.3 ha  Chức năng , nhiệm vụ chính là: bảo tồn, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. 2.2 Khí hậu thuỷ văn: Vườn Quốc gia Cát Bà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu ven biển. - Nhiệt độ bình quân năm: 200C. Tổng lượng mưa bình quân năm: 1700 - 1800 mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. - Độ ẩm bình quân năm: 85%, tháng 4 ẩm nhất và tháng 1 khô nhất. - Lượng bốc hơi bình quân là 700 mm/năm. - Gió mùa đông bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau gió đông nam từ tháng 4 đến tháng 8, mỗi năm có trung bình 2 - 3 cơn bão. 2.3 Địa hình, địa thế: Vườn quốc gia Cát Bà có độ cao phổ biến là 100m, những đỉnh cao trên 200m rất hiếm, cao nhất là đỉnh 331m nằm trên dãy núi Hang dê và núi Cao Vọng (322m). Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển. Nhìn chung Cát Bà có các kiểu địa hình chính như sau: - Địa hình núi đá vôi - Địa hình đồi đá phiến - Địa hình thung lũng giữa núi - Cánh đồng Karst - Thung lũng đá vôi - Kiểu địa hình bồi tích ven biển 2.4 Địa chất đất đai: Đặc điểm chung của vùng núi đá vôi Cát Bà là vùng cacxtơ có mức độ phong hoá mạnh, ở đây có những thung lũng rộng, nơi tập trung khu dân cư. Dòng chảy trên mặt rất ít, chảy ngầm là chính, xen kẽ các dãy núi đá vôi, có các núi đá mẹ chủ yếu là mác ma axít, trên nền các loại đá mẹ đã hình thành các loại đất ở vùng Cát Bà 2.5 Sinh vật chính: - Hệ sinh thái (HST) khác nhau: HST rừng thường xanh trên núi đá vôi, HST rừng ngập nước trên núi cao, HST rừng ngập mặn vùng duyên hải, HST vùng biển với các rạn san hô gần bờ, hệ thống hang động với đặc trưng riêng biệt là nơi cư trú của họ nhà Dơi .. - Tài nguyên động thực vật: + Thực vật: bước đầu xác định được 1.561 loài thực vật bậc cao thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Trong đó theo thống kê có đến 58 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2002), Sách đỏ thế giới (IUCN, 2004) có 29 loài, nhóm cây làm thuốc 661 loài và có 1 loài mới ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam và khoa học trong những năm đầu thế kỷ XXI, đó là Tuế hạ long (Cycas tropophylla K.D.Hill& PhanK.Loc). + Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở Vườn quốc gia Cát Bà theo kết quả nghiên cứu ban đầu đã thống kê được 279 loài bao gồm: 53 loài thú, 160 loài chim; 45 loài bò sát và 21 loài lưỡng cư, trong đó có 22 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới. Đặc biệt Vooc Cat Ba, loài linh trưởng đặc hữu và quý hiếm và nguy cấp, chỉ có thể thấy trên quần đảo Cát Bà với số lượng khoảng 70 cá thể. PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở khoa học - Tham khảo một số tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến, phương pháp ô tiêu chuẩn và kết hợp với phương pháp điều tra nhanh để đánh giá diễn biến đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của VQG. 3.2 Phương pháp thu thập số liệu 1. Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng công tác quản lý, quy hoạch bảo tồn tại Vườn quốc gia - Tham khảo từ các nguồn tài liệu (thư viện, internet, trung tâm du khách,...). - Tham dự các báo cáo chuyên đề. - Phỏng vấn cán bộ Vườn quốc gia 2. Chuẩn bị khu vực khảo sát thực địa - Lựa chọn khu vực khảo sát trên bản đồ và ngoài thực địa. - Phân chia khu vực đã lựa chọn thành một số dạng sinh cảnh chính - Lập một số tuyến-điểm điều tra, giám sát trong khu vực. 3.3 Thiết bị - 2 thước đo cao. - 3 thước dây - 2 thước kẹp kính - 1 dao phát - dây căng ô tiêu chuẩn - Bảng biểu: + Bảng điều tra tầng cây cao. Địa điểm……….. Độ cao……… Ngày kiểm tra…….. Trạng thái rừng…… Độ dốc……… Người điều tra…….. OTC số….. Hướng dốc….. Người kiểm tra……. TT Loai D1.3 Dt cây Hvn HDC Phân Ghi cấp chú + Bảng điều tra cây tái sinh. Địa điểm……….. Độ cao……… Ngày kiểm tra…….. Trạng thái rừng…… Độ dốc……… Người điều tra…….. OTC số….. Hướng dốc….. Người kiểm tra……. TT STT ODB Cây Nguồn Chiều cao (m) gốc Tên loài cây Hạt Chồi <1 1-2 <2 Chất lượng sinh trưởng T TB X + Bảng điều tra cây bụi thảm tươi. Địa điểm……….. Độ cao……… Ngày kiểm tra…….. Trạng thái rừng…… Độ dốc……… Người điều tra…….. OTC số….. Hướng dốc….. Người kiểm tra……. STT ODB Tên loài cây Độ che phủ chủ yếu TB(%) Tình hình sinh trưởng HTB T TB X + Bảng điều tra độ tàn che. TT điểm đo Giá trị điểm đo TT điểm đo - Nhân lực :Nhóm gồm 10 thành viên. 3.4 Tiến hành thực hiện 1.Rừng tự nhiên: a. Điều tra cây tầng cao Bước 1: Sơ thám toàn bộ khu vực điều tra. Giá trị điểm đo TT điểm đo Gía trị điểm đo Bước 2: Điều tra từ 5 đến 10 diện tích khu vực rừng cần điều tra. Lập ô tiêu chuẩn với diện tích 1000 m2 (25x40m): +Là ô tạm thời nên chọn vị trí đại diện cho khu vực cách đường ít nhất 10m. Ô hình chữ nhật hoặc hình vuông song song với đường đồng mức. Lấy góc theo định lý pitago. +Cải bằng với độ dốc 4 độ trở lên sao cho 2 đầu dây phải bằng nhau. Bước 3: Đánh dấu toàn bộ số cây trong ô tiêu chuẩn từ 1 đến hết. Bước 4: Đo Hvn, D1.3, Dt, HDC. Bước 5: Đo độ tàn che bằng phương pháp 200 điểm: - Chia ô tiêu chuẩn thành 10 tuyến điều tra song song với đường đồng mức, mỗi đường cách nhau 2.5m. Mỗi tuyến gồm 20 điểm mỗi điểm cách nhau 2 m. - Tại mỗi điểm đo, dùng tờ giấy A4 khoanh tròn có đường kính 3cm nhìn lên tán cây, nếu tán cây che hết ghi1, tán cây che 1 phần ghi 0.5, không che ghi 0. Bước 6: Vẽ trắc đồ Trắc đồ đứng và trắc đồ bằng có chiều dài bằng OTC, chiều rộng 10m, chiều dài song song với đường đồng mức, với tỉ lệ 1/200,chỉ vẽ Cụ thể: - Xác định vị trí cây trên thực tế đánh dấu trên bản đồ. - Đo các chỉ tiêu chiều cao vút ngọn, đường kính, chiều cao dưới cành. - Vẽ tán với hình dạng theo đúng thực tế. - Trắc đồ ngang vẽ theo hình chiếu của cây xuống mặt đất,vẽ tán trên nét liền,tán khuất nét đứt =>Xác định dc độ tàn che. b. Điều tra cây tái sinh - Lập ô dạng bảng: 5 ô (5x5m), trong đó 4 ô 4 góc OTC, 1 ô ở giữa OTC. - Trong mỗi ODB điều tra từng cây tái sinh ghi tên loài, xác định H, nguồn gốc tái sinh, chất lượng. c. Điều tra cây bụi thảm tươi Điều tra trong ODB đã lập về thành phần loài chủ yếu, Htb, độ che phủ trung bình, chất lượng.. d. Điều tra đất - Nguyên tắc: Đào phẫu diện mỗi OTC 1 phẫu diện - Xác định loại đất, tầng đất, dinh dưỡng trong đất… - Do điều kiện về thời gian và dụng cụ không cho phép nên nhóm không thể tiến hành công tác này. e. Đo nhân tố ánh sáng. - Sử dụng máy đo ánh sáng Lux - meter - Mỗi OTC đo 100 điểm, các điểm được bố trí trên các tuyến cách đều nhau. - Đo giá trị tại các điểm của mỗi OTC vào thời điểm 7-9h, 10-12h, 13-15h. f. Đo nhân tố nhiệt độ, không khí Do điều kiện trang thiết bị còn hạn chế nên nhóm không thể tiến hành công tác này. 2. Rừng trông Phương pháp tương tự rừng tự nhiên. Có một số điểm khác như sau: + Lập OTC với diện tích 500m2 (chiều rộng bằng 20m, chiều dài 25m) 3.5 Công tác nội nghiệp. Kiểm tra và chỉnh lý số liệu a. Xác định công thức tổ thành tầng cây cao - Theo loài: + Công thức tổ thành có dạng : k1A1 + k2A2 + … + knAn Trong đó Ai là tên loài hay nhóm loài ki là hệ số từng loài cây, ki được tính theo công thức ki x 10 + Xác định tổng số cá thể chung cho các loài N + Xác định tổng số cá thể của tưng loài (ni) + Tính số cá thể trung bình của 1 loài: Xtb + Tổng số loài (m) + So sánh các ni với Xtb Nếu ni Xtb thì loài cây đó có mặt trong công thức tổ thành. Nếu ni Xtb thì loài cây đó có thể bỏ qua. - Theo chỉ số IV% Chỉ số Iv% được xác định theo phương phá của Daniel Mamillod, Vũ Đình Huề (1984), Đào Công Khanh (1996) thông qua 2 chỉ tiêu: Tỉ lệ % mật độ (N%) và tiết diện ngang (G%). Mỗi loài đươc xác định tỉ lệ tổ thành IV%. IV% = Trong đó: IV% là tỷ lệ tổ thành loài cây i Ni% là phần trăm theo số cây của loài i trong trạng thái rừng Gi% là phần trăm theo tổng tiết diện ngang của loài cây i trong trạng thái rừng nghĩa về mặt sinh thái. b. Xác định mật độ n: tổng số cá thể trong OTC S: diện tích OTC c. Xác định độ tàn che theo phương pháp điểm ĐTC = tổng giá trị điểm đo/ tổng số điểm đo Sau khi tính đươc độ tàn che, thì xác định mức độ khép tán theo các cấp sau: 1 - 0,9: độ khép tán cao 0,8 - 0,7: độ khép tán trung bình 0,6 - 0,5: độ khép tán yếu 0,5 - 0,3: độ khép tán cực yếu 0,2 - 0,1: là rừng thưa. e. Đối với cây tái sinh Xác định tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu cho từng loài và tất cả các loài (%) Tỉ lệ % (T,TB,X) = n là tổng số cây (T, TB, X) N là tổng số cấy tái sinh trồng Tỉ lệ % về nguồn gốc cây tái sinh: Tỉ lệ % (chồi, hạt) = n là số cây tái sinh hạt, chồi N là tổng số cấy tái sinh. Phân bố tái sinh trên mặt đất theo phân bố poisson. Tính số cây trong ODB theo công thức: Xtb = Tính phương sai: S2 = Tính hệ số K theo công thức: K = K < 1 thì cây tái sinh phân bố đều K > 1 thì cây phân bố cụm K = 1 thì cây tái sinh phân bố ngẫu nhiên. PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1. Một số đinh nghĩa Để tiến tới phân tích các kết quả thu được chúng ta cần phải hiểu rõ các chỉ tiêu sinh thái rừng. a. Cấu trúc tổ thành -Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác,tổ thành cho biết sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài cây khác nhau trên cùng đơn vị thể tích. -Trong một khu rừng nếu một loài cây nào đó chiếm trên 95% thì rừng đó được coi là rừng thuần loài, còn rừng có từ 2 loài cây trở lên với tỷ lệ sấp xỉ nhau thì là rừng hỗn loài. b. Cấu trúc tầng thứ -Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thước nhiều tầng thứ hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới. -Một số cách phân chia tầng tán:  Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục.  Tầng tán chính (tầng ưu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính, có tính liên tục.  Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.  Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi.  Thực vật ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo. c. Cấu trúc tuổi - Cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây tham gia hệ sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc về mặt không gian. - Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta thường phân tuổi lâm phần thành các cấp tuổi. Thường thì mỗi cấp tuổi có thời gian là 5 năm, nhiều khi là các mức 10, 15, hoặc 20 năm tùy theo đổi tượng và mục đích. d. Cấu trúc mật độ Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ảnh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật độ luôn thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng. e. Một số chỉ tiêu cấu trúc khác  Độ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh thổ. Ví dụ độ che phủ của rừng ở Việt Nam năm 2005 là 35,5%.  Độ tàn che: Là mức độ che phủ của tán cây rừng. Người ta thường phân chia theo các mức từ: 0,1; 0,2;...0.9;1.  Mức độ khép tán: Mức độ này thể hiện sự giao tán giãu các cá thể. Cũng là chỉ tiêu để xác định giai đoạn rừng. Phân bố mật độ theo đường kính: Biểu đồ và hàm toán học phân bố mật độ  cây rừng theo chỉ tiêu đường kính. Phân bố mật độ theo chiều cao: Tương tự như với đường kính chỉ khác là  căn cứ theo chiều cao. 4.2. Nhận xét và đánh giá a.Bảng so sánh nhân tố ánh sánh giữa 3 OTC Ánh sáng OTC 1(rừng tự Thời điểm cao nhất (lux) Thời điểm thấp nhất (lux) Trong rừng Bìa rừng Trong rừng Bìa rừng 2780 2430 170 280 9000 860 40 200 1920 1190 30 150 nhiên) 2(rừng trồng đỉnh Kim Giao) 3(Rừng trồngđộng Trung Trang) => Theo bảng số liệu trên thì Tổng lượng ánh sáng tại thời điểm cao nhất lần lượt là rừng trên đỉnh rừng Kim Giao, rừng tự nhiên và rừng trồng gần động Trang Trang. Lý do để giải thích cho điều này chính là điều kiện địa hình. Rừng Kim Giao có tổng lượng ánh sáng tại thời điểm cao nhất bởi vì nó nằm ở độ cao (so với mực nước biển) lớn hơn rừng tự nhiên ở OTC 1 và rừng trồng ở OTC 3 nên nhận được lượng ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Còn rừng trồng ở OTC 3 tổng lượng ánh sáng tại thời điểm cao nhất là thấp nhất bởi một phần do độ cao, phần còn lại do các núi cao che khuất ánh sáng. (Ngoài ra tổng lượng ánh sáng còn tùy thuộc vào thời gian đo, thời tiết. Tuy nhiên địa hình vẫn là nhân tố ảnh hưởng chủ đạo) b. Bảng so sánh tổ thành tầng cây, mật độ, trữ lượng, độ tàn che. 3(Rừng trồng OTC 1(rừng phục hồi tự nhiên - ao Ếch) 2(rừng trồng đỉnh Kim Giao) đang phục hồi - động Trung Trang) 1.37B CTTT +0.68RH+0.68CT+0.41TL+0.41BC+ tầng 0.41ĐG+0.41CT+0.41SL+0.41TT cây 0.41LX+0.27KG+0.27LM+0.27TĐG cao +0.27TSLQ+0.27N+0.27BB+0.27LB 3.26S + 2.61LH + 1.52GT + 2,61LK +0.27CĐB+0.27BBu+1.64LK Ki= 1.43RH + 1.43 TĐG + 0.57NR + 0.57S+0.57TL+ 0.57HBRLN+ 0.57LM + 0.43CT + 0.43 KG + CTTT 0.43MCLN + 0.43TT + 0.43BĐLN+ tầng 2.15LK cây tái 1.86L+1.34K G+0.93TC+ 0.82HQT+ 2.99KG+2.01N+ 0.72GO+ 1.21LM+0.68N 0.62HBRLN R+3.11LK +0.62 XĐN + 0.62HTD+ 2,47LK sinh CTTT theo 40.3S + chỉ số quan 11.3B+8.89RH+5.58ĐG+5.3CT+ trọng 58.93LK 24.3LH + 14.49GT + 8.68MCG + tầng 12.23LK cây cao Mật độ tầng 1460 cây/ha 1280 cây/ha 920 cây/ha cây cao Mật độ tầng 5600 cây/ha 13920 cây/ha 7760 cây/ha 111.8m3/ha 100.6m3/ha cây tái sinh Trữ lượng tầng cây cao 630m3/ha Độ tàn che theo phương pháp mạng Độ tàn che tầng cây Theo phương pháp mạng lưới Theo phương pháp mạng lưới điểm điểm tính toán được bẳng: tính toán được bẳng: 0.5225 Theo phương pháp vẽ trắc đồ bằng là: 0.76 cao lưới điểm tính toán được bẳng: 0.65 0.6925 Theo phương pháp vẽ trắc đồ bằng là: 0.487 Độ tàn che theo phương pháp vẽ trắc đồ bằng là: 0.573 => Từ bảng so sánh trên: - OTC 1 +Xét theo CTTT tầng cây cao và tái sinh thì ta thấy rừng ở OTC 1 là rừng hỗn loài (loài khác chiếm ưu thế chủ đạo) + Xét theo CTTT và theo chỉ số quan trọng tầng cây cao thì ta thấy tầng cây chiếm ưu thế là cây loài khác (58.93LK) + Xét theo mật độ tầng cây cao và tầng cây tái sinh thì ta kết luận được tầng cây tái sinh chiếm ưu thế hơn. + Xét theo trữ lượng tầng cây cao (thông tư 34/2009 về chỉ tiêu phân loại rừng) thì rừng ở OTC 1 thuộc rừng rất giàu. + Xét theo độ tàn che tầng cây cao thì mức độ khép tán của OTC 1 là trung bình yếu. - OTC 2: + Xét theo CTTT tầng cây cao và tái sinh thì ta thấy rừng ở OTC 1 là rừng thuần loài (chủ yếu là cây kim giao). + Xét theo CTTT tầng cây tái sinh thì ta thấy tầng cây chiếm ưu thế là cây loài khác. + Xét theo mật độ tầng cây cao và tầng cây tái sinh thì ta kết luận được tầng cây tái sinh chiếm ưu thế hơn. + Xét theo trữ lượng tầng cây cao (thông tư 34/2009 về chỉ tiêu phân loại rừng) thì rừng ở OTC 2 thuộc rừng trung bình. + Xét theo độ tàn che tầng cây cao thì mức độ khép tán của OTC 2 là trung bình. - OTC 3: + Xét theo CTTT tầng cây cao và tái sinh thì ta thấy rừng ở OTC 1 là rừng hỗn loài. + Xét theo CTTT và theo chỉ số quan trọng tầng cây cao thì ta thấy tầng cây chiếm ưu thế là cây sấu. + Xét theo mật độ tầng cây cao và tầng cây tái sinh thì ta kết luận được tầng cây tái sinh chiếm ưu thế hơn. + Xét theo trữ lượng tầng cây cao (thông tư 34/2009 về chỉ tiêu phân loại rừng) thì rừng ở OTC 3 thuộc rừng nghèo. + Xét theo độ tàn che tầng cây cao thì mức độ khép tán của OTC 3 là yếu. Tóm lại từ bảng số liệu trên thấy được rằng ở OTC 1 có số lượng loài cây, mật độ tầng cây cao và trữ lượng vượt trội hơn hẳn OTC 2 và OTC 3. Nguyên nhân giải thích cho điều này là do kiểu rừng (rừng phục hồi tự nhiên) và do ít chịu tác động của con người nên ít bị biến đổi. Còn ở rừng thuộc OTC 2 có mật độ cây tái sinh vượt trội hơn hẳn 2 OTC còn lại bởi vì kiểu rừng này thuộc rừng trẻ (rừng trồng) nên cây tái sinh là chủ yếu. c. Bảng so sánh chất lượng cây tái sinh Chất 3(Rừng trồng đang 2(rừng trồng -đỉnh 1(rừng phục hồi tự nhiên phục hồi - động - ao Ếch) Kim Giao) Trung Trang Lượng Số cây % Số cây % Số cây % Tốt 45 64.29 131 75.29 60 61.86 Trung bình 17 24.28 31 17.82 24 24.74 Xấu 8 11.43 12 6.89 13 13.4 Tổng 70 100 174 100 97 100 OTC => Từ bảng số liệu trên ta thấy cây tái sinh có chất lượng tốt ở rừng thuộc OTC 2 chiếm ưu thế hơn 2 OTC còn lại. Nguyên nhân là do rừng ở OTC 2 là rừng trồng nên có sự chăm sóc, quản lý của con người. d. Bảng so sánh phân cấp tái sinh theo chiều cao OTC 2(rừng trồng -đỉnh 1(rừng phục hồi - ao Ếch) Chất Kim Giao) 3(Rừng trồng đang phục hồi - động Trung Trang Lượng Chiều cao <1 1-2 >2 <1 1-2 2 <1 1-2 >2 Số cây 29 27 14 91 59 24 43 53 1 % 41.43 38.57 20 52.2 33.9 13.9 44.3 54.6 1.1 e. Bảng so sánh tỉ lệ cây tái sinh triển vọng OTC Tỉ lệ cây tái sinh triển vọng 1(rừng tự nhiên) 44.29% 2(rừng trồng -đỉnh Kim Giao 34.48% 3(Rừng trồng - động Trung Trang) 40.2% =>Từ bảng so sánh trên thấy rằng số lượng cây tái sinh có triển vọng chiếm khoảng từ 34,48 đến 44,3% trên 1ha . So với nghiên cứu về mật độ tầng cây cao thì số lượng cây tái sinh triển vọng này sẽ đảm bảo cho sự phát triển của rừng trong tương lai. Kết hợp với việc đánh giá chất lượng cây tái sinh, thì hầu như các cây tái sinh đều có phẩm chất, chất lượng tốt, có khả năng đảm bảo cho thế hệ tầng cây cao. Vì vậy, chúng ta cần phải tiến hành khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo cho cây tái sinh phát triển tốt, đáp ứng yêu cầu của thế hệ tương lai f. Bảng so sánh tỉ lệ nguồn gốc cây tái sinh 1(rừng phục hồi - ao Ếch) Nguồn gốc tái sinh Số cây (ni) % Hạt Chồi 67 95.71 2(rừng trồng -đỉnh Kim Giao) Hạt Chồi 3(Rừng đang phục hồi động Trung Trang Hạt Chồi 3 95 2 4.29 97.94 2.06 4.3. Kết luận -Tại các nơi lập otc, thành phần các loài cây gỗ tầng cao rất đa dạng, biến động từ 32- 46 loài - Mật độ các loài cây gỗ tái sinhcó phẩm chất tốt biến động từ (từ 61,86%-75,29 %); phần lớn các cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và có phẩm chất tốt - Số lượng cây gỗ tái sinh có triển vọng chiếm khoảng từ 34,48 đến 44,29% cây/ha; => Một số biện pháp lâm sinh - Cần có kế hoạch khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung cây tại trạng thái rừng đang phục hồi sau khai thác tại các vùng phân bố tự nhiên của chúng . - Trong tự nhiên khả năng tái sinh chồi của một số loài cây rất mạnh, vì vậy cần có các nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom. – - Theo dõi chặt chẽ mùa quả chín để có kế hoạch thu hái hạt giống phục vụ công tác nhân giống bằng hạt. - Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm tái sinh tự nhiên cũng như tái sinh nhân tạo của từng loài. PHẦN V NHƯNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Những khó khăn và hạn chế -Việc đo đạc thiếu chính xác do độc dốc của khu vực lập OTC hoặc có nhiều cây cao (khó xác định chiều cao, đườg kính…). - Cơ sở vật chất và ăn uống tại nơi thực tập còn thiếu thốn. - Trang thiết bị nhà trường cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên. - Thiếu phương tiện di chuyển và mất nhiều thời gian di chuyển. - Thời tiết gây khó khăn trong việc sinh hoạt của sinh viên. - Tập thể lớp vẫn còn mẫu thuẫn, chưa thật sự đoàn kết. - Nhiều cá nhân không có ý thức: uống rượu, đánh bài khuya nên làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan