Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo nctt cúi cùng...

Tài liệu Báo cáo nctt cúi cùng

.DOC
34
117
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH. KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài: “ Sự lựa chọn việc làm thêm của sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế TP HCM.” Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Phương Nam Sinh viên thực hiện : Đặng Trần Vũ Linh Hồ Vũ My My Hồ Hữu Phát Nguyễn Thị Trúc Thảo Đỗ Thị Ngọc Trang Lê Hiếu Vân TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011 Tóm tắt Ngày nay, đi làm thêm không còn trở nên xa lạ với các bạn sinh viên. Hầu như tất cả sinh viên đều muốn đi làm thêm với nhiều những lí do khác nhau. Các công việc làm thêm đã và đang càng ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn đáp ứng nhu cầu tìm việc của các bạn sinh viên. Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM cũng không nằm ngoài số đó. Hầu như các bạn sinh viên trong trường đều ít nhất một lần từng đi làm thêm. Sinh viên năm 3 thì nhu cầu làm thêm càng tăng cao, sắp ra trường ai cũng cần có cho mình những kinh nghiệm, cùng với 2 năm học đã qua, các bạn đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức và ai cũng muốn tiếp xúc với môi trường rộng hơn chứ không chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức trên lớp. Thế nhưng hiện nay, xã hội ngày càng hiện đại càng có rất nhiều những công việc làm thêm khác nhau và các bạn sẽ đứng trước rất nhiều sự lựa chọn: làm công việc gì và làm nó như thế nào? Phần lớn các bạn sinh viên thích làm những công việc gì và tại sao? Đề tài này được làm với mục đích làm rõ thêm những sự lựa chọn việc làm thêm của các bạn sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế TP HCM, nhằm giúp các bạn có thêm một cái nhìn về thực tế hiện tại để từ đó có những chọn lựa công việc phù hợp với bản thân. Phương pháp nghiên cứu: nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và mô tả là chủ yếu, đồng thời có kèm theo là những phương pháp nghiên cứu khám phá và nhân quả để làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên phương pháp nghiên cứu nhân quả, kết quả thu được ở dạng định lượng, để có thể nắm được những con số quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn công việc của sinh viên. Các kết quả thu được đều ở dạng định lượng nhằm biết được chính xác con số, tỉ lệ ảnh hưởng của yếu tố như thế nào đến việc lựa chọn, có được số liệu cụ thể để so sánh mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều và nhiều hơn bao nhiêu lần, hay bao nhiêu phần trăm, biết được số lượng sinh viên thích làm công việc nào, công việc này sinh viên tham gia nhiều hơn công việc kia là bao nhiêu người,… Chính vì vậy mà phương pháp nghiên cứu định lượng là cần thiết trong đề tài này hơn là việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên cứu: qua một cuộc khảo sát nhỏ với 18 câu hỏi trong bảng khảo sát và đối tượng là các bạn sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế TP HCM, nhóm đã thu được những kết quả đáng chú ý. Có 40% sinh viên nữ và 60% sinh viên nam tham gia trả lời bảng khảo sát, trong đó có 36% sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh, 16% sinh viên thuộc khối ngành Kế toán – Kiểm toán, sinh viên thuộc khối ngành Thương mại – Du lịch – Marketing chiếm 13%, khối ngành Tài chính – Ngân hàng chiếm 8% và còn lại 27% sinh viên thuộc các khối ngành khác của trường. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn những công việc mà các sinh viên năm ba đã từng làm nhiều nhất là nhân viên bán hàng, nhân viên nghiên cứu thị trường và phát tờ rơi, ít tham gia nhất là công việc tự kinh doanh đồng thời lí do chủ yếu mà các sinh viên năm 3 đi làm thêm là để có thêm kinh nghiệm học hỏi và thời gian làm việc phù hợp với thời gian học, chính hai lí do quan trọng này mà các bạn sinh viên mới chọn những công việc dễ làm không cần có nhiều kinh nghiệm làm thêm trước đó, cũng như những công việc này chủ yếu không tốn nhiều thời gian để làm ảnh hưởng đến công việc học của sinh viên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn các sinh viên cho rằng sinh viên năm ba cần đi làm thêm, cũng như đây là thời điểm thích hợp nhất trong bốn năm học đại học để đi làm thêm. Về mức lương các sinh viên chủ yếu nhận được là trong khoảng từ 800.000- 2000.000đ, những công việc các sinh viên làm chủ yếu là để có thêm kinh nghiệm, để có kiến thức bên ngoài để học tốt hơn, nên các sinh viên chủ yếu làm những công việc đơn giản, vì vậy mà mức lương của các sinh viên chỉ ở mức trung bình thấp, chứ chưa cao. Về phương tiện tìm việc, đa số các bạn thông qua người thân hoặc bạn bè giới thiệu, một số ít tận dụng đến internet và rất ít tìm việc qua tờ rơi. Tóm lại, đề tài được thực hiện với mục đích giúp cho các bạn sinh viên nói chung và nhất là các bạn sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế TP HCM nói riêng có thêm cái nhìn về thực tế nhu cầu làm thêm hiện nay. Các kết quả nghiên cứu đã giúp các bạn sinh viên có thể thấy rõ hơn thực trạng đó, để từ đó có những quyết định đúng đắn cho sự lựa chọn việc làm thêm của bản thân. Mục lục 1. Giới thiệu...........................................................................7 2. Phương pháp nghiên cứu.................................................8 3. Kết quả nghiên cứu.........................................................11 a. Mẫu nghiên cứu..............................................................11 b. Những công việc sinh viên đã từng làm.........................12 c. Lí do chọn công việc......................................................13 d. Mục đích của việc làm thêm...........................................14 e. Sinh viên năm ba có cần đi làm thêm.............................15 f. Sự khác biệt trong quyết định làm thêm của sinh viên năm ba so với các sinh viên năm nhất, năm hai và năm cuối. ........................................................................................16 g. Thời điểm thích hợp để đi làm thêm..............................17 h. Mức lương......................................................................18 i. Mức độ hài lòng..............................................................19 j. Sự hài lòng với công việc làm thêm...............................20 k. Thời gian làm việc..........................................................21 l. Công việc ưa thích..........................................................22 m. Công việc phù hợp với sinh viên năm ba.....................23 n. Phương tiện tìm kiếm việc làm thêm..............................24 4. Kết luận............................................................................28 Nội dung nghiên cứu 1. Giới thiệu Ngày nay, nhu cầu đi làm thêm của sinh viên đang ngày gia tăng và chiếm một phần quan tâm lớn của các bạn sinh viên nói chung cũng như của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM nói riêng. Đặc biệt là sinh viên năm 3 sắp chuẩn bị ra trường, sắp bước vào một môi trường lớn đầy sự cạnh tranh thì nhu cầu đi làm thêm lại càng quan trọng. Làm thêm có nhiều lợi ích không thể phủ nhận. Nó góp phần tăng thêm thu nhập cho sinh viên, giúp sinh viên có thêm nguồn tài chính phụ giúp việc học và các sinh hoạt khác. Đi làm giúp sinh viên tiếp xúc với môi trường mới, từ đó tăng thêm sự tự tin, trưởng thành ở sinh viên. Bên cạnh đó, làm thêm giúp các bạn sinh viên có thể vận dụng kiến thức học ở trường vào công việc đồng thời học hỏi, tích lũy thêm những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức mà nhà trường chưa trang bị. Đặc biệt nếu kiếm được một công việc tốt, phù hợp với chuyên ngành đang học thì công việc đó là môi trường để các bạn sinh viên thử sức và tự trang bị thêm, hoàn thiện hơn những kiến thức còn thiếu. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích thiết thực của đi làm thêm đối với sinh viên thì cũng còn nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề làm thêm. Một trong những khó khăn đó là lựa chọn công việc làm thêm. Hiện nay, những công việc làm thêm bán thời gian dành cho sinh viên cực kì đa dạng, đủ công việc, đủ ngành nghề...Các bạn sinh viên,cụ thể là sinh viên năm 3 Trường Đại học Kinh tế TP HCM rất boăn khoăn mỗi khi muốn tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp. Phần lớn sinh viên thích làm những công việc như thế nào? Yếu tố chính ảnh hưởng đến chọn lựa việc làm thêm của sinh viên là gì? Để trả lời những câu hỏi ấy, nhóm đã làm nghiên cứu với đề tài:” SỰ LỰA CHỌN VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN NĂM 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM.” Trang 7 Phạm vi nghiên cứu: sinh viên năm 3 hệ chính quy trường Đại học Kinh tế TP HCM, cụ thể là những bạn đã từng đi làm thêm. Cơ sở thực hiện: dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng, bảng câu hỏi gồm 18 câu hỏi với 120 bạn sinh viên được khảo sát, kết quả đã thu được những số liệu cụ thể về sự lựa chọn việc làm thêm của sinh viên. Mục tiêu: - Giúp các bạn sinh viên có thêm những thông tin hữu ích trong chọn lựa công việc làm thêm như công việc thu hút nhiều sinh viên nhất, mức tiền lương thích hợp với sinh viên, giờ làm có phù hợp với bản thân không, làm thêm có ảnh hưởng đến học tập, tìm việc làm thêm qua phương tiện gì là đáng tin cậy? - Giúp các nhà tuyển dụng biết thêm những nhu cầu, những mong muốn của các bạn sinh viên để từ đó có những công việc phù hợp hơn với sinh viên. 2. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài: “ Sự lựa chọn việc làm thêm của sinh viên năm 3 Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM.”, nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và mô tả là chủ yếu, đồng thời có kèm theo là những phương pháp nghiên cứu khám phá và nhân quả để làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Có thể mỗi sinh viên đều có nhu cầu đi làm thêm khi còn đang học trên ghế nhà trường, tuy nhiên công việc làm thêm thì đa dạng phong phú rất nhiều sự lựa chọn cho sinh viên, có những sinh viên yêu thích công việc này lại chê công việc khác, vậy lí do nào dẫn đến sự khác nhau cơ bản như vậy? Như vậy vấn đề đặt ra là không cần phải khám phá ra nhu cầu sinh viên có muốn đi làm thêm hay không mà là tìm hiểu về Trang 8 những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên, nên bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên phương pháp nghiên cứu nhân quả, kết quả thu được ở dạng định lượng, để có thể nắm được những con số quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn công việc của sinh viên. Mục đích của đề tài là biết được những yếu tố là chi phối việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên, hay đúng hơn là tìm nguyên nhân để biết được tại sao lại có sự lựa chọn như vậy ở sinh viên. Chính vì vậy bảng câu hỏi được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu nhân quả, từ những yếu tố ảnh hưởng như ngành mà sinh viên đang tham gia học, mục đích của việc làm thêm,thời gian sinh viên có thể bỏ ra để làm thêm, mức lương mà sinh viên có thể hài lòng hay mức độ đồng ý với một số vấn đề có thể xảy ra khi làm thêm,… Đó là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến kết quả là việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên, cũng lí giải được tại sao lại có sự khác nhau về những công việc mà sinh viên đã làm, đang làm và mong muốn làm sau này. Để nắm rõ hơn về tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn công việc của sinh viên, các kết quả thu được đều ở dạng định lượng nhằm biết được chính xác con số, tỉ lệ ảnh hưởng của yếu tố như thế nào đến việc lựa chọn. Cũng như để có con số để so sánh mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều và nhiều hơn bao nhiêu lần, hay bao nhiêu phần trăm. Cũng như biết được số lượng sinh viên thích làm công việc này, công việc này sinh viên tham gia nhiều hơn công việc kia là bao nhiêu người,…. Chính vì vậy mà phương pháp nghiên cứu định lượng là cần thiết trong đề tài này hơn là việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Tóm lại việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp với mục đích của đề tài nghiên cứu là rất quan trọng, nó giúp cho kết quả cuộc nghiên cứu được đảm bảo, đông thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc nghiên cứu. Trang 9 3. Kêết quả nghiên cứu a. Mẫu nghiên cứu Trong tổng mẫu nghiên cứu là những sinh viên năm 3 của trường Đại học Kinh Tế TP. HCM, số sinh viên nữ chiếm 40% và số sinh viên nam là chiếm 60% trên tổng số. Trang 10 Trong tất cả những sinh viên năm 3 của trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM thì chiếm nhiều nhất là sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh chiếm 36% trên tổng số sinh viên được khảo sát; tiếp sau đó là sinh viên thuộc khối ngành Kế toán- Kiểm toán, chiếm 16%; số sinh viên thuộc khối ngành Thương mại- Du lịch- Marketing chiếm 13% trên tổng số sinh viên; chiếm 8% là số sinh viên thuộc khối ngành Tài chính- Ngân hàng; ngoài ra, có 27% số sinh viên là thuộc một số ngành khác của trường. b. Những công việc sinh viên đã từng làm Sau khi khảo sát, có 159 lựa chọn về công việc đã làm thêm của sinh viên năm ba trường Đại học Kinh Tế TP. HCM, kết quả như sau: công việc sinh viên đã từng làm nhiều nhất là Nhân viên bán hàng, với 30 lựa chọn; tiếp sau đó là Nhân viên nghiên cứu thị trường với 27 lựa chọn mà sinh viên đã từng đi làm; có 20 lựa chọn của sinh viên về công việc Gia sư; 19 lựa chọn về công việc Phát tờ rơi; với công việc Phục vụ có 14 lựa chọn; 11 lựa chọn của sinh viên về đã tham gia làm Tiếp thị; và chiếm số lượng ít nhất là công việc Tự kinh doanh với 8 lựa chọn đã tham gia; ngoài ra có 20 lựa chọn của sinh viên đã tham gia vào một số công việc làm thêm khác. c. Lí do chọn công việc Trang 11 Trong câu hỏi về lí do chọn công việc làm thêm ở hiện tại của sinh viên, có 171 lựa chọn ở 7 lí do khác nhau: chiếm số lượng nhiều nhất là lí do Có thêm cơ hội học hỏi với 42 lựa chọn từ sinh viên; ngay sau đó là lí do Thời gian phù hợp với 41 lựa chọn; lí do có số lượng lựa chọn nhiều thứ ba là Lương cao với 28 lựa chọn; thứ tư là Thích mội trường làm việc hiện tại với 18 lựa chọn; lí do có số lượng lựa chọn ít nhất là Chính sách hấp dẫn với 6 lựa chọn; ngoài ra có 12 lựa chọn là những lí do khác nữa để làm công việc hiện tại. Trang 12 d. Mục đích của việc làm thêm Trong câu hỏi để biết về mục đích đi làm thêm của sinh viên năm ba trường Đại học Kinh Tế TP. HCM, có 4 mục đích được đưa ra để sinh viên lựa chọn, thì chiếm số lượng nhiều nhất là mục đích Tìm kiếm kinh nghiệm làm việc thực tiễn với 58 lựa chọn; ở vị trí được lựa chọn nhiều thứ hai là mục đích Kiếm tiền trang trải học phí với 42 sự lựa chọn; cũng có 7 lựa chọn về mục đích làm thêm là do Theo phong trào theo bạn bè; ngoài ra có 12 lựa chọn là những mục đích khác nữa để sinh viên đi làm thêm. Trang 13 e. Sinh viên năm ba có cần đi làm thêm Khi được hỏi về sinh viên năm ba có cần đi làm thêm không thì có đến 88% trong tổng số sinh viên được khảo sát đồng ý là cần đi làm thêm; trong khi đó có 12% cho rằng không cần đi làm thêm trong giai đoạn này. Trang 14 f. Sự khác biệt trong quyết định làm thêm của sinh viên năm ba so với các sinh viên năm nhất, năm hai và năm cuối Khi được hỏi về: “ Có hay không sự khác biệt trong lựa chọn việc làm thêm của sinh viên năm ba so với năm nhất năm hai và năm cuối?”. Thì câu trả lời là “ Có” chiếm đến 78% trên tổng số lượng sinh viên được hỏi; và có 22% cho là không có sự khác biệt giữa các năm về việc lựa chọn việc làm thêm. Trang 15 g. Thời điểm thích hợp để đi làm thêm Trong câu yêu cầu những sinh viên được khảo sát phải cho điểm trên thang điểm 100 về Thời điểm thích hợp nhất để đi làm thêm trong 4 năm học Đại học, thu một số kết quả: đạt tổng số điểm cao nhất 2755 điểm là ở Năm 3, tiếp theo với tổng điểm là 2480 điểm ở năm 2, năm 1 có tổng điểm cao thứ ba với 1950 điểm và cuối cùng là năm 4 với tổng điểm là 1105 điểm. Trang 16 h. Mức lương Trong câu hỏi về mức lương mà các sinh viên nhận được khi đi làm thêm hiện nay, có được một số kết quả: mức lương mà phần lớn các sinh viên nhận được là từ 800.000- 1.000.000đ chiếm 39% trong tổng số sinh viên được khảo sát; mức lương tiếp theo mà các sinh viên nhận được là từ 1.000.000- 2.000.000đ, chiếm 31% trên tổng sự lựa chọn; thứ ba là mức lương từ 200.000- 800.000đ, chiếm 19% sự lựa chọn của sinh viên; 7% sự lựa chọn trên tổng sinh viên được khảo sát đã lựa chọn mức lương nhỏ hơn 200.000đ; và cuối cùng là mức lương lớn hơn 200.000đ, chiếm 4% sự lựa chọn của sinh viên. Trang 17 i. Mức độ hài lòng Trong câu hỏi về mức độ đồng ý của sinh viên năm ba đối với một số vấn đề trong công việc làm thêm với mức thang điểm từ 1 đến 5, có được một số kết quả sau: về vấn đề sinh viên năm ba có nên đi làm thêm, thì mức điểm trung bình đồng ý cho vấn đề này là 3.4 trên thang điểm là 5; về vấn đề sinh viên dễ bị lừa khi đi làm thêm, có mức điểm trung bình là 3.37 điểm; 2.54 điểm là điểm trung bình cho vấn đề sinh viên có mún tiếp tục công việc hiện tại; 3.1 điểm là điểm trung bình cho yếu tố công việc làm thêm hỗ trợ nhiều cho việc học của sinh viên; về vấn đề công việc làm thêm làm kết quả học tập của sinh viên giảm sút được sự đồng ý của sinh viên ở mức điểm trung bình là 2.94 điểm; vấn đề công việc làm thêm mang lại nhiều kinh nghiệm cho sinh viên thì có mức điểm trung bình là 3.58 điểm; cuối cùng là 3.37 điểm trên thang điểm 5 dành cho yếu tố sinh viên có yêu thích công việc hiện tại của họ. Nhìn chung các vấn đề đều được sinh viên cho điểm ở mức là đồng ý trung bình. j. Sự hài lòng với công việc làm thêm Trang 18 Để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên ở một số vấn đề, với câu hỏi 14 trong bảng câu hỏi, với mức thang điểm từ 1 đến 5 điểm, có được mức điểm trung bình ở các vấn đề như sau: Sự hài lòng về giao tiếp xã hội có mức điểm trung bình là 3.81 điểm; về mức độ hài lòng đối với sự đối xử của công ty có mức điểm trung bình là 3.33 điểm; 3.31 điểm là điểm trung bình mà sinh viên hài lòng về thời gian làm việc; 3.59 điểm là mức điểm trung bình đánh giá sự hài lòng về kinh nghiệm có được của sinh viên khi đi làm thêm; về vấn đề hài lòng về chính sách của công ty đối với nhân viên thì có số điểm trung bình mà sinh viên đánh giá là 3.24 điểm; cuối cùng là sự hài lòng về tiền lương thì có số điểm trung bình trên thang điểm 5 là 3.4 điểm. Phần lớn sinh viên khá hài lòng với công việc cũng như những yếu tố mà sinh viên nhận được về kiến thức, lương, kinh nghiệm sau khi đi làm thêm. Trang 19 k. Thời gian làm việc Cũng với mức thang điểm từ 1 đến 5 khi hỏi về thời gian mà sinh viên cho là thích hợp nhất khi đi làm thêm ở 4 lựa chọn về thời gian, thì mức điểm trung bình mà các bạn sinh viên cho đối với từng khu vực thời gian là: Với thời gian làm việc là 3 buổi một tuần có mức điểm trung bình là 3.48 điểm; thời gian làm việc linh động được có mức điểm trung bình cao nhất là 4.11 điểm ở thang điểm 5; và thấp nhất là 2.71 điểm cho giờ làm việc theo ca, ngày nào cũng làm; cuối cùng là giờ làm việc theo thời vụ có mức điểm trung bình là 3.41 điểm. Như vậy phần lớn các sinh viên năm ba thích giờ làm việc linh hoạt, và hài lòng lắm khi ngày nào cũng phải đi làm thêm. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng