Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bao cao nctt

.DOCX
65
326
127

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING ---------- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN MUA TRANG PHỤC THỂ THAO CỦA SINH VIÊN KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GVHD: ThS Văn Đức Long Danh sách nhóm : 1. 2. 3. 4. 5. Nguyễn Châu Anh Phương Phạm Ngọc Ái Phương Mai Phụng Tiên Nguyễn Thị Diệu Huyền Đào Minh Công TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016 MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ BÀI NGHIÊN CỨU.................................................................1 1.1. Tình huống nghiên cứu:.................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................................2 1.3. Mô hình nghiên cứu:.......................................................................................................2 1.4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:.......................................................3 1.5. Kết cấu bài nghiên cứu:..................................................................................................4 CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................................................................................5 2.1. Dữ liệu cần cho cuộc nghiên cứu:..................................................................................5 2.1.1. Dữ liệu thứ cấp:........................................................................................................5 2.1.2. Dữ liệu sơ cấp:........................................................................................................12 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu:....................................................................................13 2.2.1. Dữ liệu thứ cấp:......................................................................................................13 2.2.2. Dữ liệu sơ cấp:........................................................................................................13 2.3. Nội dung bảng câu hỏi:.................................................................................................15 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU..........................................................20 3.1. Xử lí và mã hóa dữ liệu:...............................................................................................20 3.2. Phân tích kết quả:.........................................................................................................24 3.3. Kiểm định:.....................................................................................................................38 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ QUẦN ÁO THỂ THAO VÀ KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU.......................................................................................................43 4.1. Một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ quần áo thể thao:..............................................43 4.1.1. Hoàn thiện chất lượng sản phẩm:........................................................................43 4.1.2. Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ................................................................44 4.1.3. Nâng cao tay nghề người lao động.......................................................................45 4.1.4. Đầu tư cho xây dựng và triển khai thương hiệu sản phẩm hàng hóa...............46 4.1.5. Đầu tư cho công tác thiết kế mẫu.........................................................................47 4.2. Hạn chế của nghiên cứu:..............................................................................................48 4.3. Kết luận:.........................................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................50 LỜI NÓI ĐẦU Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Nhóm xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và sự chỉ bảo tận tình của thầy, Thạc Sĩ Văn Đức Long và các bạn sinh viên khác, tạo điều kiện thuận lợi để nhóm em hoàn thành đề tài này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì nhóm em nghĩ bài thu hoạch này rất khó có thể hoàn thiện được. Do thời gian thực hiện hạn chế, nguồn tài liệu thu thập chưa đầy đủ cùng với sự hiểu biết còn hạn chế và bỡ ngỡ nên đề tài khó tránh khỏi nhiều sai sót về mặt nội dung lẫn hình thức trình bày. Kính mong được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của Thầy cùng các bạn. Sau cùng, nhóm em xin kính chúc Thầy thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Nhóm em xin chân thành cảm ơn! Trường Đại Học Tài Chính – Marketing CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ BÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tình huống nghiên cứu: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người nhận định: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công". Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách mạng, đưa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin đã tạo cho chúng ta nhiều thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, với lối sống gắn liền với các thiết bị điện tử như smart phone hay laptop đã khiến con người dần trở nên thụ động. Ngoài việc làm giảm khả năng giao tiếp thì lối sống này còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, sinh ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy bạn cần phải chú ý đến sức khỏe của mình hơn ngay từ lúc còn khỏe mạnh. Với sự can thiệp của khoa học – công nghệ lẫn y học, việc cải thiện sức khỏe của con người trở nên dễ dàng hơn. Nhưng bên cạnh đó, còn một biện pháp vô cùng đơn giản giúp chúng ta có thể cải thiện sức khỏe, đó là việc thường xuyên rèn luyện thể thao. Việc rèn luyện thân thể có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực. Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái. Vì vậy, thể thao dần trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mọi người, đặc biệt khi ngày càng nhiều trào lưu bao gồm cả nam giới lẫn phụ nữ đổ xô vào luyện tập các môn thể thao với tiêu chí “khỏe-đẹp”. Sớm nắm bắt được xu hướng và sở thích của người dân, hiện nay có rất nhiều các công ty đầu tư vào lĩnh vực hoạt động thể thao. Hàng loạt các trung tâm lớn, đào tạo chuyên nghiệp về thể dục như California Fitness, hay các nhà phân phối đầu ngành của các mặt hàng chuyên dụng trong thể thao như Adidas, Nike,… ngày càng phát triển rầm rộ. Và một trong những mặt hàng thiết yếu phát triển mạnh đi kèm nhờ sự phát triển của ngành thể thao đó là quần áo mặc trong lúc luyện tập, vui chơi thể thao. Như vậy, làm thế nào để một sản phẩm quần áo thể thao lại được người Việt Nam biết đến và sử dụng? Người dân quyết định lựa chọn trang phục thể thao theo những tiêu chí nào để đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu của họ? Để xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp, chúng tôi đã quyết định chọn và thực hiện đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua trang phục thể thao của sinh viên ở TP. HCM”. Trang 1 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, khái quát thị trường và nhu cầu sử dụng quần áo thể thao của sinh viên tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Thứ hai, lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp để mô tả về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và quyết định mua quần áo thể thao của sinh viên TP. HCM, từ đó xác định cường độ tác động (tầm quan trọng) của các yếu tố này. Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị được rút ra từ kết quả nghiên cứu hỗ trợ cho việc hoạch định, xây dựng chiến lược cho các doanh nghiệp đang hoạt động thu hút các sinh viên lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp nhằm mở rộng hơn thị trường. 1.3. Mô hình nghiên cứu: Để thuận tiện cho việc nghiên cứu và thu được dữ liệu một cách khách quan, nhóm nghiên cứu đề xuất tiến hành xây dựng mô hình mô tả tập trung: lấy mẫu ở các sinh viên tại trường Đại học Tài chính – Marketing, tiến hành thu thập dữ liệu để mô tả các đặc trưng của tổng thể từ đó mới rút ra quan hệ nhân quả. Để nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm quần áo thể thao của sinh viên TP. Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu tiến hành qua các bước: Bước 1: Chọn mẫu ở các khoa thuộc trường đại học Tài chính – Marketing để tiến hành khảo sát. Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm của các sinh viên đã, đang và có sử dụng quần áo thể thao. Bước 3: Phân tích các đặc điểm của mẫu. Bước 4: Rút ra kết luận. Việc tiến hành khảo sát được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn qua internet bằng công cụ Forms – Google Does. Sau khi tiến hành phỏng vấn và gạn lọc các bảng khảo sát thiếu thông tin, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy (chẳng hạn: chọn cùng một, hoặc hai mức độ trả lời cho tất cả các câu hỏi) , nhóm nghiên cứu thu về được 100 bản trả lời hoàn chỉnh của đáp viên. Kết quả phỏng vấn được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần Trang 2 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing mềm SPSS và được làm sạch trước khi sử dụng để thống kê và phân tích dữ liệu bằng Excel và SPSS. 1.4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu tìm hiểu về hành vi tiêu dùng; các yếu tố tác động đến quyết định mua quần áo thể thao của sinh viên; những vấn đề khác có liên quan đến việc mô tả mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và quyết định mua sắm quần áo thể thao của sinh viên tại TP.HCM. Đối tượng khảo sát chính là các sinh viên đã và đang có ý định mua quần áo thể thao ở TP.HCM. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện của mẫu nghiên cứu, đối tượng được chọn khảo sát là sinh viên thuộc các ngành đào tạo của trường Đại học Tài chính – Marketing. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2016. Nghiên cứu chính thức gồm 100 người đang là sinh viên tại trường đại học Tài chính – Marketing ở các cơ sở khác nhau. Với nghiên cứu định tính, phương pháp chọn mẫu trong cuộc nghiên cứu này là phương pháp phi xác suất: lấy mẫu phán đoán và lấy mẫu tích lũy nhanh. Quá trình nghiên cứu:  Nghiên cứu định tính nhằm tìm ra các yếu tố, các ý kiến khác nhau của sinh viên trong việc sử dụng và tìm mua quần áo thể thao.  Phân tích kết quả nghiên cứu định tính nhằm đánh giá độ tin cậy, đo lường và thống kê chính xác về sự phân bổ các yếu tố ảnh hưởng trong việc lựa chọn quần áo thể thao của các sinh viên tại TP.HCM; kiểm định có hay không có sự khác biệt về cường độ tác động của các yếu tố nhân khẩu học đến việc lựa chọn quần áo thể thao của sinh viên trên địa bàn TP. HCM. Các giai đoạn nghiên cứu:      Nghiên cứu sơ bộ: xác định và lảm rõ vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu thăm dò: để quyết định các yếu tố ảnh hưởng chính thức. Nghiên cứu chính thức: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu hoàn chỉnh và thiết kế đề cương. Tìm kiếm nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu. Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi khảo sát các sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing có ý định mua hoặc hiện đang sử dụng quần áo thể thao. Trang 3 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing  Lấy mẫu và chọn mẫu nghiên cứu. Để nghiên cứu diễn ra một cách khách quan và đảm bảo cho dữ liệu thu thập được đáng tin cậy thì việc chọn mẫu rất quan trọng. Chúng ta có các công thức xác đị`nh kích thước mẫu để mẫu rút ra không quá ít cũng như không quá nhiều, tránh sai số và giảm chi phí, thời gian. Tuy nhiên, do nhóm nghiên cứu vẫn chỉ là nhóm sinh viên hiện đang học nên không có đủ năng lực để điều tra mẫu theo tính toán. Vì vậy, để tiện cho cuộc nghiên cứu, nhóm sẽ chọn kích thước mẫu n = 100, được chọn theo phương pháp lấy mẫu từ sinh viên các khoa trong trường đại học Tài Chính – Marketing.  Tiến hành thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập qua phân phối bảng khảo sát Google Form – Does lên mạng xã hội Facebook, những sinh viên được khảo sát sau khi chọn các câu trả lời hoàn chỉnh sẽ gửi lại cho nhóm nghiên cứu kết quả và được lưu trên Google Drive.  Xử lí dữ liệu và phân tích. + Mã hóa dữ liệu và lập danh mục mã hóa để xử lí dữ liệu. + Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để phân tích các số liệu đã thu thập. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để tổng kết về các yếu tố môi trường vi mô và vĩ mô có liên quan đến đề tài nghiên cứu; cuối cùng là thảo luận kết quả nghiên cứu để đưa ra báo cáo hoàn chỉnh. 1.5. Kết cấu bài nghiên cứu: Chương I: Giới thiệu chung về bài nghiên cứu. Chương II: Thiết kế nghiên cứu. Chương III: Phân tích dữ liệu nghiên cứu. Chương IV: Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và kết luận. Trang 4 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu cần cho cuộc nghiên cứu: 2.1.1. Dữ liệu thứ cấp:  Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm: Kể từ năm 2010, kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi lại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tổng GDP tăng đều qua các năm, song nhìn chung vẫn chưa ổn định và còn tồn tại nhiều yếu tố bất lợi tiềm ẩn. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm. Bảng 2.1a: Tình hình tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2010 – 9 tháng/2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng. GDP hiện hành 2010 2011 2012 2013 2014 2015 9/2016 1.980.91 4 2.536.63 1 3.245.41 9 3.584.26 2 3.937.85 6 4.192.86 2 2.851.39 0 (Nguồn: http://finance.vietstock.vn/) Tính theo tỷ lệ phần trăm theo GDP thực cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam tuy có tăng nhưng không đều. Trong đó có 2 giai đoạn giảm liên tục là vào các năm 2010 – 2011 và 2011 – 2012. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 của Việt Nam ước tính tăng 6,68% so với năm 2014. Mức tăng trưởng này cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Sau khi tăng trưởng mạnh năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã tăng chậm hơn trong nửa đầu năm 2016—GDP ước tính chỉ tăng 5,5% so với mức 6,3% cùng kỳ năm ngoái. Trang 5 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing Biểu đồ 2.1b: Tốc độ tăng trưởng Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 Đơn vị tính: % GDP thực của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 8.00 6.78 7.00 6.00 6.68 5.89 5.25 5.42 5.98 5.00 GDP thực c ủa Vi ệt Nam giai đoạn 2010-2015 4.00 3.00 2.00 1.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bên cạnh việc tăng GDP chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang phát triển trở lại thì thu nhập bình quân đầu người của nước ta cũng có sự thay đổi đáng kể qua các năm, từ mức 1.273 USD/ người/ năm vào năm 2010 đến mức 2.109USD/ người/ năm. Điều này cho thấy mức sống người dân nước ta dần được tăng lên, đáp ứng các nhu cầu cần thiết, tuy nhiên, với mức thu nhập này thì Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN. Bảng 2.1c: GDP đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 Đơn vị tính: USD/ người GDP/ngườ i 2010 1.273 2011 1.517 2012 1.749 2013 1.914 2014 2.028 2015 2.109 (Nguồn: http://finance.vietstock.vn/)  Tình hình tiêu dùng trong nước qua các năm: Việt Nam là quốc gia đông dân (hơn 93 triệu người vào năm 2015), dân cư tập trung đông tại các thành phố lớn, đặc biệt chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có đến hơn 8 triệu người (2015) sinh sống, trong đó chủ yếu là dân nhập cư từ các tỉnh thành khác. Trang 6 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing Dân cư đông đúc nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng dần qua các năm. Ngoài số lượng hàng hóa sản xuất trong nước thì Việt Nam còn là nước nhập siêu nhiều mặt hàng như vải, máy móc thiết bị, điện thoại,… Theo báo cáo Điểm lại Tình hình Kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới công bố 6 tháng một lần, áp lực giá hàng tiêu dùng vẫn nằm trong tầm kiểm soát mặc dù trong một vài tháng gần đây tỉ lệ lạm phát có tăng nhẹ. Chỉ số giá tiêu dùng hàng may mặc không có biến động nhiều. Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam liên tục biến động qua các năm theo bảng 3 dưới đây. Biểu đồ 2.1d: Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 Đơn vị tính: % Chỉ sốố giá têu dùng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 20 18.13 18 16 14 11.75 12 Chỉ sốố giá chung Chỉ sốố hàng may mặc 10 6.81 8 6.04 6 4 1.81 2 0 2010 0.86 2011 1.17 2012 1.84 0.57 2013 0.51 2014 0.6 0.32 2015  Đặc điểm hành vi mua sắm của người tiêu dùng: o Mức chi tiêu dành cho quần áo: Theo một số nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người dân trong những năm gần đây thì mức chi tiêu của người Việt Nam hằng ngày đứng ở vị trí thứ 3, chiếm 13,9% Trang 7 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing trong tổng các khoản chi tiêu cá nhân. Điều này cho thấy, nhu cầu ăn mặc ngày càng trở nên quan trọng, là một khoản mục mà mỗi người đều quan tâm. oMức độ thường xuyên mua quần áo: o Những dịp thường mua sắm quần áo: Trang 8 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing Đa số nam và nữ thường đi mua sắm vào các dịp như nhau. Tuy nhiên, nam có tỷ lệ đi mua sắm khi cần thay thế quần áo cũ và chỉ mua những lúc thật sự cần thiết đặc biệt cao nhiều hơn so với nữ. o Thời gian mua sắm quần áo: Cứ 10 người được khảo sát thì có đến 5 người thường đi mua sắm vào buổi tối (sau 18h). Đây chính là thời điểm mọi người đã tan giờ học, hoặc có thể do thời tiết mát mẻ thuận tiện cho việc mua sắm. Ngoài buổi tối, thời gian vào buổi xế chiều (15h-18h) củng là thời điểm được nhiều người lựa chọn chiếm 36,9% đối tượng khảo sát. o Địa điểm mua sắm quần áo: Địa điểm mua sắm quần áo của nữ và nam có một chút khác biệt. Đa phần phái nam đều là người thích sự nhanh gọn, tiện dụng nên họ thường đến các cửa hàng chuyên bán quần Trang 9 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing áo, ở nơi đây thì ngoài việc cảm thấy yên tâm về chất lượng thì tham khảo ý kiến của các nhân viên có gout thẩm mỹ cũng là một yếu tố quan trọng. Trong khi đó, phái nữa cũng đến nhiều ở các cửa hàng thời trang nhưng phần lớn lí do là về mặt nhãn hiệu và sự tin cậy chất lượng. (Nguồn: https://vinaresearch.net/public/) Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập từ các cửa hàng quần áo thể thao,…  Đặc điểm thị trường quần áo thể thao Việt Nam: Hiện nay, khi chất lượng cuộc sống được nâng lên, nhiều người bắt đầu có xu hướng lựa chọn chơi các môn thể thao phù hợp nhằm giải trí cũng như rèn luyện sức khỏe, nhu cầu về trang phục thể thao vì thế cũng ngày càng nhiều. Xuất phát từ thực tế đó, những năm gần đây, các cửa hàng, các shop chuyên kinh doanh thời trang thể thao hoạt động rất sôi động. TP. HCM có rất nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng thời trang thể thao. Mặt hàng quần áo thể thao tại các nơi này khá đa dạng, kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ, chất liệu phong phú, phù hợp với từng loại môn thể thao khác nhau. Trong những năm gần đây, các loại hàng thể thao như quần áo nam, nữ, thời trang phục vụ cho các môn thể thao như bóng đá, tennis, cầu lông... đều tích hợp nhiều yếu tố mới tạo sự dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng. Theo kinh nghiệm của người bán và nhiều khách hàng thì đối với môn bóng đá, người mua có thể chọn những loại áo cổ tròn, có các miếng vải lưới phía dưới cánh tay, 2 cạnh sườn và sau gáy giúp toát mồ hôi nhanh và vận động thoải mái. Đối với môn bơi lội, các sản phẩm thường được thiết kế ôm sát cơ thể, với chất liệu co dãn 4 chiều, hoặc có những miếng lót êm để tránh những chấn thương khi vận động. Riêng môn tennis, cầu Trang 10 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing lông, các thiết kế dành cho nữ thường ôm sát đường cong nhưng nhờ chất liệu phù hợp nên thiết kế này vẫn tạo cho người mặc sự thoải mái nhất khi vận động. Một bộ quần áo thể thao dao động từ 100.000 - 500.000 đồng, tùy thuộc vào từng môn thể thao và chất liệu. Tuy nhiên, trên thị trường cũng không thiếu nhiều loại hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas... chỉ có giá từ 65.000 - 75.000 đồng/bộ gây nhiễu loạn thị trường đồ thể thao, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đặc biệt với cơn sốt từ môn thể thao vua, phong trào “bóng đá trên sân cỏ nhân tạo” phát triển mạnh ở Việt Nam thì nhiều cửa hàng bán trang phục thể thao dành cho bóng đá sân cỏ cũng phát triển rầm rộ. Do được thiết kế và sản xuất trong nước nên các loại trang phục này đường có giá rất mềm trung bình từ 90.000 - 200.000 đồng/bộ. Đối tượng chủ yếu của loại hình thể thao này chủ yếu là học sinh, sinh viên và một số khách hàng trung niên. Mẫu mã thiết kế trang phục thể thao thường thay đổi liên tục theo xu hướng của các đội bóng trong nước và quốc tế. Hiện tại, mẫu trang phục được thiết kế giống đồng phục của đội tuyển U19 Việt Nam là thời trang đang hot, được nhiều bạn trẻ tìm mua và đặt hàng. Bên cạnh quần áo thì các loại phụ kiện đi kèm cũng đa dạng về mẫu mã và giá cả. Tùy theo môn thể thao và túi tiền, khách hàng có thể lựa chọn cho mình loại trang phục phù hợp nhất. Các xưởng may và cung cấp quần áo thể thao giá sỉ:  Việt Nam Mẫu mã: thường nhái mẫu thiết kế các thương hiệu lớn trên thế giới (Nike, Adidas, …) Sản xuất: do xưởng Việt Nam sản xuất rồi cung cấp quần áo thể thao giá sỉ cho thị trường VN. Vải nội địa hoặc nhập từ nước ngoài, quy mô xưởng lớn nhỏ đều có. Chất lượng: thấp nhất, chất liệu vải không tốt, đường may không chắc chắn và cũng không đồng đều ở từng đợt do bị phụ thuộc vào nguồn vải, tay nghề công nhân. Giá cả: giá rẻ nhất, thường hàng có sẵn nhiều, đặt hàng cho dù số lượng nhiều hay số lượng ít. Nguồn hàng cũng không khó tìm, khó lấy.  Quần áo thể thao sỉ nhập từ Trung Quốc Trung Quốc là công xưởng của thế giới với các thương hiệu lớn như Nike, Adidas cũng gia công hàng hóa tại đây. Tuy nhiên nguồn quần áo giá sỉ từ TQ nhắc tới ở đây là Trang 11 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing quần áo hàng nhái với nhiều chất lượng khác nhau. Nói là xưởng, nhưng 1 xưởng ở TQ gấp hàng chục, hàng trăm lần xưởng VN, cả quy mô diện tích và công nhân. Mẫu mã: tương tự như nguồn quần áo bóng đá được sản xuất từ xưởng VN, là nhái mẫu mã của các câu lạc bộ, đội tuyển bóng đá lớn có nhiều fan hâm mộ. Chất lượng: chất liệu vải tốt, đường may đẹp, chất lượng hàng hóa ổn định hơn. Nếu không có kinh nghiệm thì nhìn bên ngoài, khá giống hàng chính hãng. Giá cả: giá cao ít nhất là gấp đôi tới gấp 3 giá do xưởng VN sản xuất.  Nguồn hàng quần áo thể thao giá sỉ từ Thái Lan Trước kia Thái Lan có sản xuất hàng fake như Trung Quốc nhưng sau một thời gian họ không sản xuất nữa mà nhập nguồn từ Trung Quốc về và bỏ sỉ quần áo thể thao cho các shop ở VN có nhu cầu. Mặc dù các shop nói là hàng Thái, nhưng mà chỉ nhập từ Thái thôi, còn nơi sản xuất vần là các xưởng Trung Quốc. Gần đây, họ tập trung xây dựng các thương hiệu chính hãng riêng của mình. Việc lấy hàng từ TQ cũng dễ hơn, nên các nguồn hàng lớn chuyển qua lấy trực tiếp từ Trung Quốc chứ không qua Thái nữa. Nguồn hàng áo thể thao chính hãng từ Thái Lan: doanh nghiệp Thái đã tự sản xuất và thiết kế các thương hiệu áo thể thao của riêng mình. Ví dụ như thương hiệu áo bóng đá kool Thái Lan. Mẫu mã do họ tự sản xuất, do công ty may được đảm bảo về chất lượng, mức giá tầm trung phù hợp với người Việt Nam.  Bán quần áo thể thao giá sỉ chính hãng Là áo do các thương hiệu thể thao lớn trên thế giới như: Nike, Adidas, Puma, Mizuno, .. thiết kế, sản xuất và giữ bản quyền trên toàn thế giới. Mặt hàng này thường không phù hợp với thị trường Việt Nam do giá rất cao. Tới khoảng 2 triệu/áo. Nguồn bán quần áo thể thao giá sỉ cũng gần như không có, trừ các công ty lớn mới có thể nhập, các shop nhỏ không có vốn mà có vốn cũng chưa chắc nhập được. Một nguồn bán quần áo thể thao giá sỉ chính hãng khác là hàng xách tay. Nếu có người quen ở nước ngoài và hay đi lại về Việt Nam, các shop có thể nhờ họ mua một ít và đóng gói cùng lượng hành lý được phép mang. 2.1.2. Dữ liệu sơ cấp: Trang 12 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn qua facebook các bạn sinh viên của trường Đại học Tài chính – Marketing, thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn với cỡ mẫu n = 100. Ban đầu số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn 08 sinh viên với một dàn bài soạn sẵn để hiệu chỉnh lại bản câu hỏi, chuẩn bị để phỏng vấn chính thức, cũng như phát hiện các biến không cần thiết để loại bỏ và bổ sung những biến còn thiếu để bản câu hỏi phỏng vấn được đầy đủ. 08 sinh viên ấy được chọn như sau: 14DTM: 2 sinh viên nữ, 1 sinh viên nam; 14DTM: 1 sinh viên nữ, 2 sinh viên nam; 14DNH: 1 sinh viên nam; 14DTC: 1 sinh viên nữ. Cách lựa chọn này là lấy theo phương pháp thuận tiện, những bạn sinh viên ấy là những người bạn quen của tác giả, vì vậy dễ dàng trong tiếp cận và phỏng vấn. Sau khi đã hiệu chỉnh lại bản câu hỏi thì tiến hành phỏng vấn thăm dò 5 sinh viên để xác định lại sự phù hợp của câu hỏi, văn phong đã hợp chưa, ý của mỗi câu hỏi có rõ ràng không, đáp viên có hiểu rõ ý của những câu hỏi hay không,...Lúc này những sinh viên được chọn phỏng vấn cũng theo phương pháp thuận tiện, và cũng là những người bạn quen của tác giả. Sau đó lại nhờ giáo viên hướng dẫn nhận xét, sửa chữa rồi tiến hành phỏng vấn chính thức với cỡ mẫu n = 100 sinh viên để thu thập những số liệu cần thiết cho đề tài. Sau đó, các thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel 2007. 2.2. 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp: Để thu thập các dữ liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, sau đó qua kiểm tra đánh giá để chọn lọc dữ liệu ftừ các nguồn đáng tin cậy nhất. Trong đó, nguồn chủ yếu của các dữ liệu được tìm kiếm trên mạng internet, từ một số trang web chính phủ hay phi chính phủ lớn như http://finance.vietstock.vn/ và http://www.gso.gov.vn/,... cùng một số nguồn khác. 2.2.2. Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp có ý nghĩa đặc biệt với mọi cuộc nghiên cứu, đặc biệt trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua trang phục thể thao của sinh viên ở TP. HCM”. Để thu thập dữ liệu sơ cấp, nhóm nghiên cứu đã thiết kế bảng khảo sát bằng công cụ Forms – Google Docs để tiến hành thực hiện thu thập dữ liệu thông qua trang mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam là Facebook.com. Đây là một trong những phương pháp phỏng vấn khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay vì: Trang 13 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing  Có thể phỏng vấn nhiều người cùng một lúc.  Có thể đề cập đến nhều vấn đề, kể cả những vấn đề riêng tư do không cần gặp mặt trực tiếp.  Việc thiết kế bảng câu hỏi có thể dài nếu vấn đề hỏi được người trả lời quan tâm.  Thuận lợi cho các đáp viên vì họ có thể suy nghĩ kỹ trong thời gian dài để đưa ra câu trả lời chính xác, chân thực nhất.  Ít tốn chi phí.  Có thể hỏi ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Tuy nhiên, bên cạnh các thuận lợi thì phương pháp phỏng vấn này cũng có các mặt rủi ro như:  Tỷ lệ trả lời thấp.  Khó xác định được đối tượng trả lời và tính chân thật của bảng khảo sát. Để cải tiến hiệu quả phỏng vấn bằng thư tín, chúng ta nên:  Đăng trên nhóm học tập các lớp và ghi rõ thời gian kết thúc là sau 3 ngày.  Chuẩn bị kỹ hình thức: thiết kế bảng câu hỏi với nhiều yếu tố gây sự chú ý như font chữ, có hình thức trang trí đặc biệt để dễ nhận biết.  Nội dung bảng câu hỏi: đề cập ngắn gọn mục tiêu nghiên cứu, đề cao vai trò của người trả lời, hứu hẹn lợi ích nếu họ tham gia, chẳng hạn hứa gửi cho họ kết quả cuộc nghiên cứu, nhắc đến tính chất đơn giản của bảng câu hỏi và thời gian ngắn để trả lời. Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại một số cơ sở của trường đại học Tài chính – Marketing. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu mà người phỏng vấn và người được phỏng vấn gặp nhau trực tiếp để hỏi và trả lời. Phương pháp này có các ưu điểm: Dễ kiểm tra vì phỏng vấn tập trung ở một địa điểm Mẫu đa dạng do phỏng vấn được nhiều đối tượng khác nhau Chi phí rẻ và ít tốn tiền di chuyển Dễ sử dụng các phương tiện minh họa do không phải vận chuyển liên tục Các thông tin về gia cảnh có thể quan sát để chứng thực. Có thể kết hợp câu hỏi và hình ảnh để giải thích (các quảng cáo, giới thiệu sản phẩm).  Gặp câu hỏi khó hiểu, người phỏng vấn có thể giải thích để đối tượng hiểu đúng câu hỏi.       Và nhược điểm là:  Mẫu nghiên cứu có thể không mang tính xác xuất Trang 14 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing Thời gian quá ngắn có thể gây khó khăn trong việc thuyết phục đối tượng trả lời Đối tượng sẽ trả lời rất nhanh nên sẽ gặp khó khăn trong việc ghi chép thông tin Người được phỏng vấn thường không muốn nói chuyện với người lạ. Sự có mặt của người phỏng vấn, thái độ cứng nhắc của người hỏi làm người trả lời né tránh câu hỏi hoặc trả lời không thật hay tâm lý sợ bị nhận diện của người trả lời có thể ảnh hưởng đến thiện chí, cách trả lời của họ.  Tỷ lệ từ chối trả lời khá cao     Để khắc phục một số hạn chế trên, nhóm nghiên cứu đề xuất:  Không được thiên kiến hay xen quan điểm cá nhân vào câu hỏi, hoặc hướng đối tượng phỏng vấn vào cách trả lời.  Có kỹ năng giao tiếp, giọng nói, ngữ điệu, y phục phù hợp với hòan cảnh và đối tượng phỏng vấn. 2.3. Nội dung bảng câu hỏi: Để tiến hành thu thập các số liệu sơ cấp về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua quần áo thể thao của sinh viên Tp. HCM”, nhóm nghiên cứu đã tiến hành soạn thảo bản các câu hỏi khảo sát. Sauk hi tiến hành nghiên cứu sơ bộ, phát thảo sườn chung của bản câu hỏi và xác định các câu hỏi cần thiết để đưa vào bảng khảo sát thì nhóm nghiên cứu đã đưa ra được bảng khảo sát hoàn chính đính kèm dưới đây.  BẢNG KHẢO SÁT “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua trang phục thể thao của sinh viên học sinh tại TPHCM”  Xin chào Anh/Chị, chúng tôi là nhóm sinh viên khoa Thương Mại trường Đại học Tài chính – Marketing. Nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu chọn mua của nhóm khách hàng sinh viên, từ đó giúp doanh nghiệp có những quyết định chiến lược phù hợp, nên hiện tại chúng tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát để thu thập thông tin về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn mua trang phục thể thao của sinh viên tại TPHCM” Xin cám ơn Anh/Chị đã nhận lời tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi. Cũng xin lưu ý mọi thông tin trung thực do Anh/Chị cung cấp tất cả đều rất có giá trị cho nghiên cứu của chúng tôi. Vì thế rất mong nhận được sự hợp tác của Anh/Chị. Mong Anh/Chị dành chút ít thời gian để thực hiện bảng khảo sát này. Xin cảm ơn! Anh chị vui lòng cho biết: Trang 15 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing Trang 16 Trường Đại Học Tài Chính – Marketing 1. Anh/Chị thích chơi môn thể thao gì? (SA)  Bóng đá  Cầu lông  Tennis  Bơi lội  Bóng rổ  Bóng bàn  Khác 2. Tần suất chơi, tập luyện thể thao của Anh/Chị như thế nào? (SA)  Ít hơn 1 lần/tháng  Khoảng 1 lần/tháng  Khoảng 1 lần/tuần  Khoảng 1 lần/ngày 3. Anh/ Chị thường tập luyện thể thao ở? (SA)  Tại nhà  Các trung tâm thể hình, thể thao  Nhà văn hóa  Công viên 4. Tần suất mua quần áo thể thao của Anh/Chị như thế nào? (SA)  1-2 lần/năm  3-4 lần/năm  5-6 lần/năm  Khác 5. Ngoài lúc sử dụng chơi thể thao, Anh/chị có thường mặc quần áo thể thao trong các dịp khác? (SA)  Không sử dụng vào mục đích khác ngoài chơi thể thao.  Rất hiếm khi.  Thỉnh thoảng.  Thường xuyên. Trang 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan