Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ [Báo cáo] kỹ năng quản lý tài chính cá nhân...

Tài liệu [Báo cáo] kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

.DOCX
10
606
137

Mô tả:

Báo cáo đồ án kỹ năng quản lý tài chính cá nhân
MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG.....................................................................................................................................2 A. B. NỘI DUNG CHÍNH.........................................................................................................................................2 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.................................................................................................................................2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM 1. Tài chính cá nhân..................................................................................................................................2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 2. Tại sao phải quản lí tài chính cá nhân?....................................................................................2 II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ.................................2 1. Đầu tiên phải đặt ra mục tiêu cho mình...................................................................................2 BÁO CÁO ĐỀ ÁN 2. Ghi nhật kí và lập kế hoạch chi tiêu...................................................................................................2 3. Khống chế chi tiêu thích đáng, tiết kiệm và gây quỹ:..................................................................5 4. Một số mẹo tiếtNĂNG kiệm chi phí:.........................................................................................................5 Môn:để KỸ MỀM III. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN JARS...............................................6 Đề tài: KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN C. TỔNG KẾT..........................................................................................................................................................7 Sinh viên thực hiện: Đào Văn Trường Nguyễn Sinh Tú Khoa : CNTT Lớp : 15CTT3.2 TP. Hồ Chí Minh - 2015 MSSV: 1512622 MSSV: 1512647 1 A. GIỚI THIỆU CHUNG Không khác gì doanh nghiệp mỗi cá nhân, gia đình cũng giống như một chủ thể kinh tế, cũng có thu nhập, chi tiêu, đầu tư…cũng có mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, cũng phải đối mặt với những rủi ro trong cuộc sống. Trong khi doanh nghiệp lúc nào cũng có hệ thống sổ sách ghi chép, thống kê, và các công cụ quản trị tài chính thì ít có cá nhân, gia đình, nào có điều kiện, kinh nghiệm hoặc ít nhất là hiểu biết về quản lí tài chính cá nhân để kiểm soát tài chính của bản thân, gia đình. B. NỘI DUNG CHÍNH I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Tài chính cá nhân Tài chính cá nhân là ứng dụng những nguyên tắc tài chính vào những quyết định về tiền bạc của một cá thể hoặc một gia đình. Nó chỉ ra những phương thức để cá thể (gia đình) đó hoạch định ngân sách, tiết kiệm, kiếm tiền và tiêu tiền theo thời gian. Có tính toán đến những rủi ro về mặt tài chính và những kế hoạch trong cuộc sống tương lai. 2. Tại sao phải quản lí tài chính cá nhân? Việt quản lí tài chính cá nhân giúp bạn kiểm soát tốt đồng tiền, kiểm soát tốt chi tiêu, các kênh đầu tư của mình hạn chế rủi ro về tài chính trong cuộc sống. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ 1. Đầu tiên phải đặt ra mục tiêu cho mình Nếu bạn không có ý định tiết kiệm hay tích lũy một khoảng tiền để thực hiện các kế hoạch tài chính lớn trong tương lai, thì bạn sẽ rất dễ sử dụng hết số tiền lương hàng tháng của mình. Đặt ra mục tiêu tài chính chưa bao giờ là thừa thải cả. Nhưng mục tiêu quá cao cũng khiến bạn dễ chán nản. Mục tiêu rất quan trọng. Khi có những mục tiêu thích hợp, định hướng rõ ràng, bạn sẽ vạch ra được kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn và tích lũy được tài chính để thực hiện các kế hoạch trong tương lai. 2. Ghi nhật kí và lập kế hoạch chi tiêu Bước căn bản nhất và cần thiết của kỹ năng quản lí tài chinh đó chinh là ghi nhật kí chi tiêu. Nhật kí chi tiêu là việc ghi chép lại các khoảng thu chi hằng ngày, hằng tháng. Các cách lập nhật kí chi tiêu: Cách 1: Dùng quyển sổ nhỏ ghi chép tay: Đây là cách truyền thống nhất. Bạn sắm một quyển sổ nhỏ gọn và chịu khó đến cuối ngày ghi chép lại nhật ký xem hôm nay mình đã chi bao nhiêu tiền cho những việc gì. 2 Hình 1. Nhật kí chi tiêu bằng sổ tay (Nguồn:http://www.tinmoi.vn/sung-sot-nhat-ky-chi-tieu-cua-vochong-thu-nhap-12-trieuthang-011374502.html ) Cách 2: Lập bảng Excel trên máy tính: Cách này tương tự cách 1 nhưng tất cả đều làm trên máy tinh. Và tất nhiên sẽ tính toán nhanh và chinh xác hơn so với cách 1. Hình 2. Sử dụng Excel để lập nhật kí chi tiêu (Nguồn: http://dientutieudung.vn/van-phong/i9836-viet-nhat-ky-chitieu-bang-bang-excel/) Cách 3: Sử dụng smartphone để ghi chép: Cùng với sự phát triển của công nghệ và sự phổ biến của smartphone hiện nay, thì đây được xem là cách tối ưu so với hai cách trên. Bạn có thể sử dụng phần mềm note trên smartphone hoặc phần mềm của bên thứ ba để ghi lại các khoản chi tiêu hằng ngày. 3 Hình 3. Sử dụng smartphone để lập nhật kí chi tiêu hằng ngày(ứng dụng money lover) (Nguồn: http://appvn.com/android/details?id=com.bookmark.money) Cùng với việc lập nhật kí chi tiêu mỗi tháng bạn hãy tạo một kế hoạch chi tiêu hợp lí. Kế hoạch chi tiêu bao gồm con số cụ thể và phần trăm cho từng khoản chi tiêu trong tháng và trong năm. Phần lớn mọi người sẽ danh khoảng 2/3 thu nhập cho 3 nhu cầu cần thiết nhất là thực phẩm, nhà ở, và di chuyển. Kế tiếp là trả nợ, tiết kiệm, chi phí cho gia đình hoặc vui chơi giải trí. 4 Hình 4. Một ví dụ về kế hoạch chi tiêu cho gia đình trong dịp tết (nguồn: http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Len-ke-hoach-chi-tieu-tietkiem-dip-Tet-Nguyen-Dan-At-Mui/165173146/118/ ) Có kế hoạch chi tiêu theo từng tháng và từng năm là điều bạn cần phải làm để kiểm soát mình. Đây là việc không dễ dàng và thường gây nhức đầu cho bạn khi mới bắt đầu. Nhưng một khi bạn đã quen với việc chi tiêu có kế hoạch, bạn sẽ cảm thấy rất chủ động và thoải mái với tình hình tài chính của bản thân. 3. Khống chế chi tiêu thích đáng, tiết kiệm và gây quỹ: Khống chế chi tiêu thích đáng: Khống chế việc tiêu dùng quá mức, giảm sự lãng phí, hình thành tâm lý chi tiêu lành mạnh. Phải tập cho mình thói quen tiết kiệm. Trước khi mua một món đồ bạn cần phải cân nhắc thật kĩ. Hãy tự trả lời các câu hỏi: có cần thiết phải mua không? Có khả thi (phù hợp với điều kiện tài chính) không? Có hiệu quả không? Việc trả lời các câu hỏi trên sẽ giúp bạn phân biệt đâu là thứ bạn cần và đâu là thứ bạn muốn. Cần là những gì cần thiết cho cuộc sống của bạn hoặc sản sinh ra được giá trị kinh tế lớn hơn khi mua và sử dụng. Muốn là những gì bạn khao khát nhưng không thật sự cần thiết – khi thiếu vắng nó cũng không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của bạn. Chỉ nên mua những đồ cần thiết phù hợp với công năng,không nên mua những món đồ theo ý thích. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế chi phí ở mức thấp nhất (hạn chế những thứ không cần thiết, không được cắt những nhu cầu tối thiểu như: ăn uống, thuốc men,…). 4. Một số mẹo để tiết kiệm chi phí: -Tự nấu ăn: chi phí ăn uống ở ngoài sẽ tốn kém một khoảng không nhỏ. Thế nhưng nếu bạn chịu tự nấu ăn chi phí đó sẽ giảm đi rất nhiều. đồng thời bữa ăn của bạn cũng rất đảm bảo, không lo bỏ bửa, không sợ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 5 Hình 5. Sinh viên tự đi chợ, nấu ăn (Nguồn:http://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-hoc-ky-nang-quan-lytai-chinh-55235.html ) -Mua đồ dùng loại tốt: đồ dung loại tốt luôn rất bền và đỡ phải mua đi, mua lại để thay. Thế nên, nếu đưa ra một lời khuyên về đồ dùng gia đình, mình nghĩ bạn hãy luôn chọn mua đồ dùng tốt. -Chú trọng đến từng chi phí nhỏ nhất: có thể bạn sẽ thấy 1 ngàn, 2 ngàn không phải là con số lớn. Nhưng dân gian ta có câu tích tiểu thành đại, thấy ít vậy chứ nế bạn làm sai hoặc phung phí chúng cũng sẽ tốn một phần lớn trong kế hoạch chi tiêu của bạn. -Luôn biết trong ví mình còn bao nhiêu tiền: nhiều người có thói quen tiêu xài khá thoải mái sau khi mới lãnh lương, nhận tiền, mà không cần biết trong ví còn bao nhiêu. Vì vậy, sau một khoảng thời gian ngắn mới tá hỏa nhận ra rằng trong ví của mình chẳng còn bao nhiêu tiền. Lời khuyên là chỉ nên để tiền trong bóp khoảng 500 ngàn, nếu cần hơn thì đi rút tiền. Việc này cũng giúp bạn tiết kiệm tền bạc hơn. -Không nên mua những món đồ xa xỉ chỉ chỉ để làm màu. -Không biết mặt cả thì nên đi siêu thị: Một số hàng hóa trong siêu thị có thể mắc hơn bên ngoài nhưng chất lượng hơn, có xuất xứ rõ ràng và mua xong có hóa đơn , dễ kiểm soát. Ở chợ thì ngược lại bạn mà không biết trả giá thì bạn sẽ phải bỏ ra món tiền có khi còn lớn hơn trong siêu thị cho món đồ đó 6 -Luôn mang một chai nước bên mình để tránh tốn thêm tiền mua nước bên ngoài. -Ít ngồi quán xá, hạn chế những khoảng chi tiêu không cần thiết. -Không vay muợn để chi tiêu: Vay mượn để chi tiêu có thể coi như một thói quen xấu vì bạn đã tiêu một số tiền mà bạn không chắc chắn sẽ kiếm được về sau. -Sử dụng tiền mặt hạn chế sử dụng thẻ: Nhiều người nghĩ dùng thẻ sẽ tiện hơn. Tuy nhiên dùng tiền cho cảm giác tiêu tiền thật hơn, khiến bạn cảm thấy bị xót và không dám chi tiệu nhiều. III.GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN JARS Phương pháp quản lý tài chính cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind) là một bậc thầy về diễn thuyết. Ông đã thiết kế hàng chục khóa học ngắn và dài hạn về phát triển cá nhân và được mệnh danh là “ Trainer Of Trainers”. Hình 6. Hình minh họa cho phương pháp quản lý tài chính cá nhân JARS (Nguồn: http://www.cfe.com.vn/tu-sach-cfe/phuong-phap-quan-lytai-chinh-ca-nhan-hieu-qua ) Theo phương pháp JARS thì số tiền thu nhập mỗi tháng của bạn (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc từ bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng) sẽ được chia thành 6 phần với những mục đích chi tiêu khác nhau:  NEC (Neccessities) – Tài khoản chi tiêu cần thiết – 55%. 7 Đây là khoản tiêu dùng cho những chi phí cần thiết như ăn uống, nơi ở, đi lại, kể cả mua sắm những thứ cần thiết cho bản thân. Tác dụng của khoản này là để bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp với điều kiện của mình.  LTSS (Long Term Saving for Spending) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai – 10%. Tài khoản này bạn sẽ phải để dành một khoản thời gian khá lâu để cho những chi tiêu lớn trong tương lai (như mua điện thoại mới, laptop mới, mua nhà, mua xe, để dành cho đám cưới …) Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ mục đích mình đang nhắm tới là gì, và sẽ tiết kiệm từ từ cho mục tiêu đó. Những khoản chi tiêu lớn như vậy bạn nên có kế hoạch lâu dài chứ không nên để đến lúc đó mang hết tiền của mình ra mua, khi đó sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu khác của bạn.  EDU (Education) – Tài khoản giáo dục – 10%. Đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, tức là để bạn nâng cấp bản thân. Tài khoản này có thể được chi tiêu vào các khoản như tham gia các khóa học nâng cấp bản thân, mua sách, hoặc tài liệu học tập, nghiên cứu… Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình, bởi đây chắc chắn sẽ là khoản đầu tư lời nhất của bạn sau này.  FFA (Financial) – Tài khoản tự do tài chính – 10%. Đây là tài khoản dùng để đầu tư sinh lợi nhuận. Có nhiều cách để đầu tư nhưng ví dụ bạn có thể dùng để chơi chứng khoán, hùng vốn làm ăn với bạn bè, mở cửa hàng nhỏ … Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn lúc nào cũng có sẵn một số tiền cho những mục đích đầu tư trong tương lai, chứ không phải lúc cần bạn mới đi gom tiền. Lý do mà tên tài khoản này là “tự do tài chính” là bởi vì chỉ có đầu tư (hợp lý và hiệu quả) thì mới có thể giúp bạn làm giàu, và đạt đến tự do về mặt tài chính (khi mà tiền lợi tức từ các thương vụ đầu tư của bạn đủ để chi trả hết cho các khoản chi tiêu trong cuộc sống của bạn, thì lúc đó bạn không cần phải đi làm mà vẫn có thể sống thoải mái).  PLAY – Tài khoản hưởng thụ - 10%. Đây là tài khoản để bạn xài để thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của bản thân. Có thể bạn cần một cái áo mới (do thích, chứ không phải nhu cầu), mua đĩa nhạc, đi du lịch, mua sắm, ăn uống với bạn bè…Khoản này là khoản tiêu xài bắt buộc và có thể gom lại vài ba tháng để xài một lần. 8 Tác dụng của khoản này là để bạn tự thưởng cho bản thân, và chỉ có bạn được hưởng thụ tiền của mình kiếm ra thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn nữa để kiếm thêm nhiều tiền hơn nữa.  GIVE – Tài khoản từ thiện – 5%. Đây là tài khoản để bạn đem cho người khác, có thể là đi quyên góp từ thiện, giúp trẻ em nghèo…có rất nhiều hoạt động mà bạn có thể dành số tiền này vào. Tác dụng của tài khoản này là theo Law Of Attraction khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về…khi giúp được người khác, tất nhiên bạn sẽ vui hơn nhiều. Nhưng đối với chính bản thân bạn thì nó cũng sẽ giúp bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai. *Lưu ý:  Quỹ hưởng thụ Play cần được tiêu dung liên tục. Nếu nó thừa tiền, bạn cần cân bằng lại cuộc sống của mình bằng cách nghĩ tới việc chăm sóc cho bản thân mình, nếu nó thiếu, bạn cần tập trung cho việc kiếm tiền của mình.  Quỹ tự do tài chính FFA, bạn không bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này, nó chỉ dung để đầu tư tạo ra thu nhập thụ động. C. TỔNG KẾT Quản lý tài chính cá nhân là một kĩ năng cần thiết đối với bất kì ai. Và cũng cần một quá trình bền bỉ lâu dài qua nhiều thập niên. Nhưng đừng vội nản lòng, nếu bạn thực hiện tốt, chắc chắn rằng sau một khoảng thời gian nhìn lại, bạn sẽ thấy một sự ngỡ ngàng không hề nhẹ. Hãy quản lý và sử dụng những thứ đang có thật hiệu quả. Đừng quên kiểm soát tình trạng tài chính cá nhân ngay cả khi mức thu nhâp còn eo hẹp. Nếu bạn không thể quản lý được những thứ đang có thì bạn sẽ không thể có thêm chút gì cả. Để bắt đầu một kĩ năng mới, bạn phải bắt đầu từ những thói quen căn bản và thật thành thục nó, bước căn bản nhất trước hết bạn phải tập thói quen ghi nhật ký chi tiêu và lập cho mình một kế hoạch chi tiêu thật hợp lý. Đây là một thói quen khó nhưng nếu được hình thành thì sau này bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi quản lý tài chính cá nhân. *CÁC TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO: 9 1. Bóng Đá Trực Tuyến ( http://bongdatt.net/meo-nho-co-the-giup-ban-tietkiem-tien-1-cach-tot-nhat.html) 2. vMoney (http://taichinhcuatoi.vn/ke-hoach-tai-chinh/ky-nang-quan-ly-taichinh-ca-nhan-ban-nen-biet) 3. MONEY MASTERY (http://quanlytien.blogspot.com/2010/07/tai-chinh-ca-nhanla-gi-tai-sao-ban-can.html) 4. Báo Thanh Niên (http://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-hoc-ky-nang-quanly-tai-chinh-55235.html ) 5. CFE - Trung Tâm Sáng Tạo Tài Chính (http://www.cfe.com.vn/tu-sach-cfe/phuongphap-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua ) 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan