Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo hiện trạng phát triển tôm lúa vùng đồng bằng sông cửu long...

Tài liệu Báo cáo hiện trạng phát triển tôm lúa vùng đồng bằng sông cửu long

.PDF
74
189
97

Mô tả:

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG MEKONG (USAID Mekong ARCC) VIỆN QUẢN LÝ VÀ VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU Á (AMDI) Hiện Trạng Phát Triển Tôm-Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long THÁNG 4, 2016 Tài liệu này được Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) xây dựng cho dự án USAID Mekong ARCC, và được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ xuất bản. DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG MEKONG (USAID Mekong ARCC) VIỆN QUẢN LÝ VÀ VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU Á (AMDI) Hiện Trạng Phát Triển Tôm-Lúa Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Tên chương trình: Tăng cường năng lực cộng đồng thích ứng với Biến đổi Khí hậu vùng đồng bằng sông Mekong (USAID Mekong ARCC) Cơ quan tài trợ: USAID/Văn phòng Môi trường khu vực Châu Á Hợp đồng số: AID-486-C-11-00004 Nhà thầu chính: Development Alternatives Inc. (DAI) Nhà thầu phụ: Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) Chuyên Gia Tư Vấn: TS. Phạm Anh Tuấn: Chuyên gia độc lập, Tư vấn trưởng TS. Trần Ngọc Hải, TS. Võ Nam Sơn: Đại học Cần Thơ ThS. Trịnh Quang Tú: Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản Ngày xuất bản: Tháng 1, 2016 Tài liệu này được thực hiện và gửi đến Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua nội dung. Tài liệu được Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) xây dựng cho dự án USAID Mekong ARCC. TÓM TẮT Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm của Việt Nam, có các hình thức nuôi đa dạng, bao gồm: nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, nuôi chuyên tôm, nuôi luân canh, xen canh tôm-cá, tôm-rừng và tôm-lúa. Nuôi tôm-lúa là hình thức nuôi tôm khá phổ biến ở các tỉnh ven biển, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đánh giá là loại hình canh tác có triển vọng mở rộng, nâng cao hiệu quả. Báo cáo tư vấn này là kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng, xác định các hạn chế, thách thức và đề xuất các giải pháp phù hợp làm cơ sở xây dựng đề án nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững tôm-lúa vùng ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hình thức nuôi tôm-lúa ở ĐBSCL bắt đầu từ những năm đầu 1970, đặc biệt từ sau khi Nghị quyết 09/2000/ND-CP ra đời, cho phép chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả (sản xuất lúa, sản xuất muối, vùng đầm lầy ven biển) sang nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm-lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2000 diện tích nuôi tôm-lúa là 71.000 ha, năm 2014 tổng diện tích nuôi tôm-lúa đã tăng gấp hơn hai lần, đạt 152.977 ha chiếm 27,98% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng. Sản lượng tôm nuôi từ hệ thống tôm-lúa năm 2014 ước đạt 65.000 tấn, chiếm 15% tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL và 11% sản lượng tôm nuôi nước lợ trong cả nước. Các tỉnh nuôi tôm-lúa có diện tích lớn là: Kiên Giang (71.500 ha), Cà Mau (43.297 ha), Bạc Liêu (28.285 ha), Sóc Trăng (7.581 ha), Bến Tre (4.833 ha). Hàng năm, trên 1 ha tôm-lúa sản xuất 300-500 kg tôm và 4-7 tấn lúa. Bộ NN&PTNT có kế hoạch phát triển diện tích tôm-lúa vùng ĐBSCL đến năm 2020 đạt 200.000 ha sản xuất 100.000 tấn tôm và năm 2030 đạt 250.000 ha sản xuất 125.000 - 150.000 tấn tôm, với giá trị có thể đạt 25.000 -30.000 tỷ VNĐ, tạo việc làm ổn định cho trên 1 triệu lao động. Tôm sú (Penaeus monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là các loài tôm nuôi chính; ngoài ra tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) hỗn hợp giới tính, tôm càng xanh toàn đực, cua biển cũng được nhiều hộ nông dân thả xen ghép trong hệ thống tôm-lúa. Các giống lúa đang được trồng phổ biến ở vùng tôm-lúa là các giống ST, Một bụi đỏ, Nàng keo, OM5451, OM2017, OM6377, OM6677… đạt năng suất khá cao, tuy nhiên chỉ thích ứng với môi trường ruộng có độ mặn thấp hơn 5‰. Các hạn chế chính, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả canh tác tôm-lúa vùng ĐBSCL là: i) nguồn tôm giống (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) cung cấp cho người nuôi đảm bảo chất lượng còn ít; ii) năng lực quản lý chất lượng giống ở các địa phương còn hạn chế; iii) thiếu tôm càng xanh giống; iv) hạ tầng các công trình cấp thoát nước cho vùng tôm-lúa ở nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời nước có chất lượng phù hợp với nuôi tôm, trồng lúa. Các mô hình tôm-lúa ở ĐBSCL gồm: mô hình bán thâm canh 1 vụ tôm sú/ tôm thẻ chân trắng 1 vụ lúa, bán thâm canh 2 vụ tôm thẻ chân trắng 1 vụ lúa và mô hình quảng canh cải tiến tôm-lúa. Mô hình canh tác bán thâm canh 1-2 vụ tôm 1 vụ lúa phổ biến ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, trong khi ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và Bạc Liêu mô hình quảng canh cải tiến tôm-lúa chiếm tỷ lệ lớn diện tích nuôi tôm-lúa tại địa phương. Mô hình bán thâm canh tôm-lúa mang lại lợi nhuận cao hơn so với mô hình quảng canh cải tiến, nhưng đòi hỏi đầu tư lớn, rủi ro nhiều từ dịch bệnh, môi trường nước xấu Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang i khi nuôi tôm do điều kiện hạ tầng vùng nuôi, chất lượng tôm giống không đảm bảo và sự hạn chế về vốn của nông dân. Mô hình quảng canh cải tiến đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư cao, bền vững về môi trường, tuy nhiên lợi nhuận tối đa thu được thấp hơn so với từ mô hình bán thâm canh. Xu thế nước biển dâng, sự xâm nhập mặn sâu, độ mặn cao, mùa khô kéo dài, nắng nóng, mùa mưa ngắn, lượng mưa ít, cộng với việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Mê Công đang và sẽ ảnh hưởng đến phát triển bền vững của hệ thống tôm-lúa ở ĐBSCL. Nhiều vùng ở Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu do độ mặn cao, kéo dài, thiếu nước ngọt người dân đã chuyển từ 1 vụ tôm 1 vụ lúa sang 1 vụ tôm 1 vụ trồng cỏ hoặc 2 vụ nuôi chuyên tôm không trồng lúa. Ngoài ra, do lợi nhuận cao từ nuôi tôm nhiều hộ nông dân ở Cà Mau, Kiên Giang đã tự phát chuyển đổi vùng chuyên lúa sang 1 vụ tôm 1 vụ lúa. Các mô hình tôm-lúa dù đang được coi là hệ thống canh tác hiệu quả, bền vững, tuy nhiên, người dân còn thiếu các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, chưa xác định được các chỉ tiêu kỹ thuật tối ưu nên áp dụng để phát huy hiệu quả tối đa ở từng mô hình canh tác. Tôm nuôi vùng tôm-lúa được coi đạt các tiêu chí an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, được các nhà máy chế biến, người tiêu dùng ưa thích về chất lượng, nhưng người dân chưa nhận được giá trị gia tăng từ chất lượng sản phẩm, tôm thương phẩm chưa có thương hiệu. Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ nông dân khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, chính sách quản lý, bảo vệ đất trồng lúa, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên một số chính sách hiện có chưa phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh tế, xã hội vùng tôm-lúa ở ĐBSCL do vậy chưa phát huy được hết các kỳ vọng của các chính sách. Để phát triển tôm-lúa theo hướng nâng cao hiệu quả, bền vững, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động to lớn đến vùng ĐBSCL, nhóm tư vấn đề xuất các kiến nghị sau:      Cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng tôm-lúa ở ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 trên cơ sở xem xét hiệu quả nuôi tôm, trồng lúa và tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nâng cao năng lực sản xuất và quản lý chất lượng giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Chọn tạo các giống lúa có khả năng chịu mặn ở môi trường cao hơn 5‰, có thời gian sinh trưởng ngắn. Đào tạo, tập huấn, cung cấp tài liệu kỹ thuật, xây dựng mô hình ương nuôi tôm giống cho người dân để nhân rộng, phát huy hiệu quả mô hình ương nuôi tôm giống trước khi thả nuôi. Điều chỉnh, bổ sung các chính sách liên quan đến hỗ trợ nông dân vùng tôm-lúa khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, chính sách quản lý và sử dụng đất lúa, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Tăng cường đầu tư hạ tầng cấp thoát nước, hệ thống quan trắc môi trường đảm bảo quản lý chất lượng nước phù hợp với nuôi tôm, trồng lúa. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang ii   Cần chú trọng đến nghiên cứu phát triển thị trường, đặc biệt thị trường tiêu thụ tôm càng xanh, cá rô phi và các đối tượng nuôi thủy sản có tiềm năng phát triển trong vùng tôm-lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng thương hiệu tôm thương phẩm chất lượng cao từ hình thức nuôi tôm-lúa vùng ĐBSCL. Nghiên cứu xác định năng suất tối đa, tối ưu phương pháp nuôi tôm bền vững trong các mô hình tôm-lúa, hoàn thiện công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu giống tôm càng xanh thả nuôi. Chọn tạo giống lúa có khả năng chịu mặn cao, phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản mới bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng tôm-lúa. Xây dựng mô hình sản xuất gắn kết các nhà cung cấp giống, thức ăn, vật tư đầu vào với người nuôi, chế biến, tiêu thụ tôm, lúa được kiến nghị là các nghiên cứu cần được ưu tiên. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang iii CONTENTS 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1 1.1 Vị trí, vai trò tôm-lúa vùng ĐBSCL ...................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 2 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4 2.1 Thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 4 2.2 Kế hoạch thực hiện ................................................................................................. 4 2.3 Thu thập thông tin ................................................................................................. 4 2.4 3. 2.3.1 Thông tin thứ cấp........................................................................................................................ 4 2.3.2 Thông tin sơ cấp .......................................................................................................................... 4 Phân tích số liệu, xây dựng báo cáo ...................................................................... 6 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TÔM-LÚA VÙNG ĐBSCL ....................................... 7 3.1 Kiên Giang ............................................................................................................... 7 3.2 Cà Mau .................................................................................................................... 9 3.3 Bạc Liêu ................................................................................................................. 11 3.4 Sóc Trăng .............................................................................................................. 12 3.5 Trà Vinh ................................................................................................................ 14 4. 4.1 4.2 CÁC MÔ HÌNH TÔM-LÚA VÙNG ĐBSCL .......................................................... 18 Nuôi bán thâm canh 1 vụ tôm 1 vụ lúa............................................................... 18 4.1.1 Đặc điểm kỹ thuật .................................................................................................................... 18 4.1.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường............................................................................... 21 4.1.3 Ưu nhược điểm của mô hình .................................................................................................. 23 Nuôi bán thâm canh 2 vụ tôm 1 vụ lúa............................................................... 23 4.2.1 Đặc điểm kỹ thuật .................................................................................................................... 23 4.2.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường............................................................................... 25 4.2.3 Ưu nhược điểm của mô hình .................................................................................................. 26 4.3 Nuôi bán thâm canh 1 vụ tôm 1 vụ trồng cỏ...................................................... 26 4.4 Nuôi tôm quảng canh cải tiến và 1 vụ lúa........................................................... 27 4.4.1 Đặc điểm kỹ thuật .................................................................................................................... 27 4.4.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường............................................................................... 30 4.4.3 Ưu nhược điểm của mô hình .................................................................................................. 32 Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang iv 5. CÁC THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN TÔM-LÚA VÙNG ĐBSCL ......................... 33 5.1 Biến đổi khí hậu..................................................................................................... 33 5.2 Tôm giống và kỹ thuật nuôi ................................................................................. 34 5.3 Lúa giống ............................................................................................................... 35 5.4 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 36 5.5 Chính sách ............................................................................................................. 37 5.6 Quản lý sản xuất ................................................................................................... 38 5.7 Tổ chức sản xuất ................................................................................................... 39 5.8 Thị trường ............................................................................................................. 40 6. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÔM-LÚA BỀN VỮNG VÙNG ĐBSCL..................... 41 6.1 Mô hình tôm-lúa thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................ 41 6.2 Chính sách ............................................................................................................. 41 6.3 Quản lý .................................................................................................................. 42 6.4 Hạ tầng .................................................................................................................. 43 6.5 Nhân rộng mô hình/khuyến ngư.......................................................................... 44 6.6 Tổ chức sản xuất ................................................................................................... 44 6.7 Phát triển thị trường, thương hiệu ..................................................................... 45 6.8 Nghiên cứu ............................................................................................................ 45 7. 6.8.1 Các nghiên cứu đang tiến hành .............................................................................................. 45 6.8.2 Các nghiên cứu ưu tiên............................................................................................................ 46 ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 48 7.1 VỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ............................. 48 7.2 VỚI DỰ ÁN USAID Mekong ARCC ................................................................... 48 LỜI CÁM ƠN.................................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 50 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 56 Phụ lục 1. CÂU HỎI CƠ QUAN QUẢN LÝ THỦY SẢN CẤP TỈNH ........................... 56 Phụ lục 2. CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC HỘ NUÔI TÔM-LÚA.................................. 58 Phụ Lục 3. DANH SÁCH CÁC CÁN BỘ, NÔNG DÂN ĐÃ PHỎNG VẤN ............... 65 Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Vị trí, vai trò tôm-lúa vùng ĐBSCL Tôm nuôi nước lợ là một trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. Năm 2014, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước đạt khoảng 658.000 ha, sản lượng tôm nuôi đạt 560.000 tấn, giá trị xuất khẩu từ tôm đạt gần 4 tỷ USD. Trong đó, ĐBSCL có 546.735 ha nuôi tôm, sản xuất 420.000 tấn tôm, chiếm gần 83,1% diện tích và 75% sản lượng tôm nuôi nước lợ cả nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014). Các hình thức nuôi tôm ở ĐBSCL đa dạng về mức độ canh tác: nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến và đa dạng về hệ thống nuôi: nuôi trong ao đất, ao lót bạt trong nhà, rừng ngập mặn và ruộng lúa. Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2015), ở ĐBSCL nuôi tôm thâm canh chiếm 5,6% diện tích, nuôi bán thâm canh và nuôi quảng canh cải tiến chiếm 35,9% và nuôi quảng canh sinh thái 30,5%, nuôi tôm-lúa khoảng 28%. Phương pháp canh tác tôm-lúa ở ĐBSCL có lịch sử hơn 50 năm. Sơ khai của hệ thống tôm-lúa đã hình thành từ những năm 1970, với việc người dân thu tôm giống tự nhiên vào ruộng từ các con nước thủy triều trong mùa khô khi việc sản xuất lúa không hiệu quả tại các vùng ven biển ĐBSCL. Khi đó tôm giống tự nhiên chủ yếu là các loài tôm bạc, tôm đất,… (P. monodon and P. merguiensis). Tôm sú (Penaeus monodon) được đưa vào nuôi trong vùng ruộng lúa bắt đầu từ đầu những năm 1990 là kết quả sản xuất thành công tôm giống trong điều kiện nhân tạo. Sự chủ động về nguồn giống tôm thả nuôi, cùng việc xuất khẩu tôm được mở ra và ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ tôm đã thúc đẩy nuôi trồng thủy sản nói chung, mô hình nuôi tôm-lúa nói riêng ở ĐBSCL phát triển. Nuôi tôm-lúa là hình thức nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh ở ĐBSCL, năm 2000 diện tích nuôi tôm-lúa là khoảng 71.000 ha, năm 2014 tổng diện tích nuôi tôm-lúa ở ĐBSCL đạt khoảng 152.977 ha chiếm 27,98% diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng. Sản lượng tôm nuôi từ hệ thống tôm-lúa năm 2014 ước tính đạt 65.000 tấn, chiếm 15% tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL và 11% sản lượng tôm nuôi cả nước. Các tỉnh nuôi tôm-lúa có diện tích lớn là: Kiên Giang (71.500 ha), Cà Mau (43.297ha), Bạc Liêu (28.285ha), Sóc Trăng (7.581 ha). Hàng năm, trên 1 ha tôm-lúa sản xuất 300-500 kg tôm và 4-7 tấn lúa. Nuôi tôm-lúa là hình thức nuôi trồng được đánh giá là mô hình canh tác hiệu quả, đầu tư thấp (Tổng cục Thủy sản, 2015). Tôm nuôi trong ruộng sử dụng chủ yếu thức ăn tự nhiên, chi phí thức ăn thấp, ít dịch bệnh, tôm nuôi thương phẩm có chất lượng (do ít dùng hóa chất, kháng sinh), môi trường sinh thái được bảo vệ do lúa sử dụng các sản phẩm thải từ nuôi tôm và mô hình nuôi trồng phù hợp với điều kiện sinh thái ở các vùng ven biển bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, không có khả năng trồng lúa quanh năm. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 1 Kiên Giang 45.31% Tiền Giang 0.32% Cà Mau 27.44% Bến Tre 3.06% Bạc Liêu 17.92% Trà Vinh 1.15% Sóc Trăng 4.8% Hình 1. Cơ cấu diện tích nuôi tôm-lúa các tỉnh vùng ĐBSCL Đánh giá hệ thống tôm-lúa là phương thức canh tác hiệu quả không chỉ về kinh tế, mà còn là phương thức canh tác bền vững, có ý nghĩa nhiều mặt ở ĐBSCL. Bộ NN&PTNT chủ trương phát triển mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả tôm-lúa. Theo kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030, diện tích tôm-lúa vùng ĐBSCL năm 2020 đạt 200.000 ha sản xuất 100.000 tấn tôm và năm 2030 đạt 250.000 ha sản xuất 125.000- 150.000 tấn tôm, với giá trị có thể đạt 25.000 -30.000 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho trên 1 triệu lao động (Bộ NN&PTNT, 2015: Số 7907/TB-BNN-VP). Tuy nhiên phát triển hệ thống tôm-lúa vùng ĐBSCL cũng đang đứng trước các thách thức, nhất là sự tác động của biến đổi khí hậu. Xu thế nước biển dâng cao, sự xâm nhập mặn sâu hơn, mùa khô kéo dài, nắng nóng hơn, mùa mưa ngắn hơn, lượng mưa ít, cộng với việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Mê Công đang và sẽ ảnh hưởng đến phát triển bền vững của hoạt động nông lâm ngư nghiệp nói chung, và hệ thống tôm-lúa nói riêng ở ĐBSCL. 1.2 Mục đích nghiên cứu Để thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển tôm-lúa ở ĐBSCL, Bộ NN&PTNT giao Tổng cục Thủy sản chủ trì xây dựng, khẩn trương trình Bộ Đề án Phát triển sản xuất bền vững tôm-lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. Do đó việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng, tiềm năng phát triển, lợi thế, hạn chế về các khía cạnh kỹ thuật, chính sách, quản lý, kinh tế, thị trường, xã hội, môi trường và thách thức đối với các mô hình canh tác tôm-lúa hiện có ở ĐBSCL làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển tôm-lúa bền vững là hết sức cần thiết. Dự án “Tăng cường năng lực thích ứng và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Mê Công (Mekong ARCC)”, Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) và Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn thực hiện nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL. Mục đích của nghiên cứu nhằm: Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 2 - Xác định được hiện trạng về diện tích, năng suất, kế hoạch, quy hoạch, cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, thị trường, các chính sách hiện có liên quan đến tôm-lúa, đánh giá các mô hình canh tác tôm-lúa về các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội, sự tác động của biến đổi khí hậu đến các mô hình, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững hệ thống tôm-lúa vùng ĐBSCL. - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin quan trọng, làm cơ sở xây dựng Đề án Phát triển sản xuất bền vững tôm-lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 3 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ 12 tháng 10 đến 30 tháng 12 năm 2015. 2.2 Kế hoạch thực hiện Từ 12 tháng 10 đến 24 tháng 10 năm 2015: Chuẩn bị bộ câu hỏi thu thập thông tin, gồm bộ câu hỏi thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý cấp tỉnh và bộ câu hỏi thu thập thông tin từ các nông hộ đang canh tác tôm-lúa. Thu thập các tài liệu liên quan phát triển đến tôm-lúa ở ĐBSCL. Từ 25 tháng 10 đến 4 tháng 11 năm 2015: Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin tại các địa phương nuôi tôm-lúa. Khảo sát, thu thập thông tin ở 5 tỉnh, gồm: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh. Từ 5 tháng 11 đến 15 tháng 12 năm 2015: Phân tích số liệu, xây dựng Dự thảo báo cáo tư vấn. Ngày 10 tháng 12 năm 2015: Dự thảo báo cáo tư vấn được trình bày tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu tổ chức tại Cần Thơ. Từ 11 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 2015: Tiếp thu các ý kiến góp ý từ Hội thảo nhóm tư vấn bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo tư vấn. 2.3 Thu thập thông tin Thông tin thu thập đánh giá hiện trạng phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL từ hai nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp: 2.3.1 Thông tin thứ cấp Các quy hoạch, kế hoạch và chính sách liên quan đến phát triển thủy sản, phát triển tôm-lúa của Chính phủ, Bộ NN&PTNT và các tỉnh vùng ĐBSCL. Các báo cáo tổng kết, các số liệu, các kết quả nghiên cứu đã, đang thực hiện liên quan đến phát triển tôm-lúa, thị trường, biến đổi khí hậu ở ĐBSCL (đề tài khoa học, dự án khuyến ngư, các đề án, luận văn…) của Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Trung tâm Khuyến nông, các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, các tổ chức phi chính phủ (NGO). 2.3.2 Thông tin sơ cấp Khảo sát hiện trường, phỏng vấn thu thập thông tin tại 5 tỉnh có diện tích nuôi tôm-lúa nhiều ở ĐBSCL, bao gồm: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 4 Thảo luận cấp tỉnh mô hình Tôm-Lúa, Trà Vinh Thảo luận cấp tỉnh mô hìnhTôm-Lúa, Kiên Giang Phỏng vấn Tôm-Lúa, Thới Bình, Cà Mau Phỏng vấn Tôm-Lúa, Hồng Dân, Bạc Liêu Hình 2. Tư vấn thảo luận, phỏng vấn với các cơ quan quản lý cấp tỉnh và các nông dân tôm-lúa vùng ĐBSCL Tại mỗi tỉnh nhóm tư vấn đã phỏng vấn các cán bộ quản lý liên quan đến phát triển tôm-lúa, bao gồm: Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Trồng trọt. Chi tiết nội dung phỏng vấn, thảo luận xem Phụ lục 1. Tại mỗi tỉnh các tư vấn đã thăm và phỏng vấn các hộ nông dân nuôi tôm-lúa ở các mô hình khác nhau. Chi tiết phỏng vấn xem Phụ lục 2. Chi tiết danh sách các cán bộ quản lý, các hộ nông dân nuôi tôm-lúa ở các địa phương đã phỏng vấn ở Phụ lục 3. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 5 2.4 Phân tích số liệu, xây dựng báo cáo Các số liệu, thông tin thu thập được tổng hợp, phân tích, đánh giá về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, đánh giá hiện trạng hạ tầng, các chính sách hiện có, đề xuất các chính sách để phát triển tôm-lúa có hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu, các đề xuất của nhóm tư vấn được trình bày tại Hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá với sự tham gia của Dự án Mekong ARCC, Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI), đại diện các cơ quan quản lý thủy sản: Tổng cục Thủy sản, Sở NN&PTNT các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, các Viện nghiên cứu và Trường Đại học: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, Viện nghiên cứu Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ, các tổ chức quốc tế: WWF Việt Nam, GIZ và đại diện hộ nông dân nuôi tôm-lúa từ một số địa phương. Các góp ý tại hội thảo được nhóm tư vấn xem xét, tổng hợp trong quá trình hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 6 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN TÔMLÚA VÙNG ĐBSCL 3.1 Kiên Giang Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.348,53 km2, dân số 1,736 triệu người. Địa hình bao gồm đồi núi thấp, đồng bằng và vùng biển với 137 hòn đảo lớn nhỏ; bờ biển dài trên 200 km, với hơn 100 cửa sông, kênh, rạch thoát nước ra biển, có vùng bãi triều rộng lớn tạo điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thuỷ sản với nhiều loại hình nuôi mặn, lợ, ngọt. Đối tượng nuôi phong phú như tôm sú, tôm chân trắng, cua biển, cá lồng bè (cá mú, cá bớp), các loài nhuyễn thể... Trong đó, mô hình nuôi tôm luân canh với trồng lúa khá phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng nông thôn ven biển. Hình 3. Nuôi tôm nước lợ và tôm-lúa năm 2014 tại Kiên Giang Kiên Giang bắt đầu nuôi tôm trong ruộng lúa năm 2002, hiện là tỉnh có diện tích nuôi tôm-lúa lớn nhất trong các tỉnh ĐBSCL, năm 2014 diện tích nuôi tôm-lúa đạt 69.665 ha, chiếm 80,7% diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh (88.648 ha), chiếm 45,3% diện tích tôm-lúa toàn vùng. Năm 2015 tính đến hết tháng 10, diện tích nuôi tôm-lúa đạt 77.264 ha trong tổng số 98.987 ha nuôi tôm nước lợ, chiếm 78,1%, tăng 9,2% so với kế hoạch. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 7 Nuôi tôm-lúa tập trung ở vùng U Minh Thượng gồm các huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Gò Quao và khu vực Tứ giác Long Xuyên, bao gồm Hòn Đất, Kiên Lương. Trong giai đoạn 2010-2015 diện tích nuôi tôm-lúa ở Kiên Giang tăng trưởng 7,1% năm. Về năng suất tôm nuôi năm 2010 đạt trung bình 300 kg /ha, năm 2014 đạt 373 kg/ha, tăng 6,1% năm. Riêng năm 2015 đến tháng 10 diện tích nuôi tôm-lúa vượt 9,1% kế hoạch, sản lượng tôm thu hoạch 26.699 tấn, đạt 95% kế hoạch. Năng suất tôm nuôi trung bình giảm so với năm 2014 do thời tiết nắng nóng, một số vùng nuôi tôm bị chết. Bảng 1. Hiện trạng phát triển tôm-lúa giai đoạn 2010-2015 tại Kiên Giang STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 10/2015 1 Diện tích (ha) 64.673 66.403 68.291 69.586 69.665 77.264 2 Sản lượng (tấn) 19.382 21.142 21.385 23.030 26.305 26.699 3 Năng suất (tấn/ha) 0,30 0,32 0,31 0,33 0,37 0,35 Nguồn: Sở NN&PTNT Kiên Giang (2015) Tôm sú là đối tượng được thả nuôi phổ biến, từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm nuôi vụ tôm, sau khi thu hoạch tôm nông dân tiến hành rửa mặn, chuẩn bị ruộng trồng lúa. Lúa trồng là các giống OM2517, ST5, năng suất đạt 4-5 tấn/ha, cá biệt có vùng đạt 6-7 tấn/ha. Từ năm 2012 tôm thẻ chân trắng bắt đầu được nuôi trong ruộng lúa. Từ 2014 tôm càng xanh bắt đầu được thả nuôi trong ruộng lúa, tôm càng xanh được thả xen canh với tôm sú, nuôi nhiều ở các huyện Vĩnh Thuận và U Minh Thượng. Năm 2015 đã có 3.578 ha được thả nuôi tôm càng xanh, thu hoạch 2.420 tấn, năng suất đạt 676 kg/ha. Cua biển cũng được nuôi trong ruộng lúa tại An Minh, cua được nuôi chung với tôm sú, tôm thẻ trong vụ nuôi tôm và được nuôi xen trong vụ cấy lúa, mật độ thả 1 con/8-10m2. Giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh và cua biển phần lớn phải nhập từ các trại sản xuất giống ngoài tỉnh. Tôm giống sản xuất tại Kiên Giang chỉ đủ 20% nhu cầu giống của địa phương. Tôm giống nuôi đa phần người dân mua qua thương lái, không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch, tâm lý thả bù giống hao hụt khi nuôi là khá phổ biến. Đa số người dân thả trực tiếp giống vào ruộng không qua ương giống (trong ao vèo) trước khi thả vào ruộng và thả giống liên tục (2-3 lần trong vụ nuôi), thu hoạch rải rác, không thu hoạch dứt điểm trước khi thả giống mới. Theo kế hoạch của tỉnh, năm 2020 diện tích tôm-lúa của Kiên Giang đạt 80.000 ha, năng suất tôm đạt 0,4-0,5 tấn/ha, năm 2030 diện tích tôm-lúa mở rộng đạt 90.000 ha. Các vùng mở rộng tôm-lúa là An Biên, U Minh Thượng, Hòn Đất, Kiên Lương nơi hiện đang canh tác 2 vụ lúa, nhưng kém hiệu quả do xâm nhập mặn, chuyển sang 1 vụ tôm, 1 vụ lúa. Hạ tầng phục vụ nuôi tôm-lúa tại Kiên Giang còn hạn chế, đó là: Hệ thống ngăn mặn và cấp ngọt cho nhiều vùng nuôi chưa chủ động. Theo quy hoạch nâng cấp đê biển An Biên-An Minh sẽ xây dựng 27 cống điều tiết nước, hiện mới xây dựng được 6 cống (các cống: kênh Thứ Bảy, Xẻo Đôi, Xẻo Quao, Xẻo Nhàu, Thuồng Luồng, Rọ Ghe), vì vậy xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến diện tích và năng Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 8 suất lúa vùng tôm-lúa. Nhiều ruộng tôm-lúa bờ còn thấp, giữ nước kém, chưa có ao lắng… cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả nuôi tôm. 3.2 Cà Mau Tỉnh Cà Mau được xác định là trung tâm lớn về thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ. Năm 2014 diện tích nuôi tôm nước lợ là 262.915 bao gồm nuôi tôm thâm canh, quảng canh cải tiến, tômlúa, tôm rừng và nuôi kết hợp các loại cá, cua… đạt sản lượng 150.000 tấn tôm, kim ngạch xuất khẩu trên 1,3 tỷ USD. Giá trị thủy sản chiếm 30% GDP của tỉnh; giải quyết cho trên 140.000 việc làm. Cà Mau bắt đầu nuôi tôm-lúa khá sớm, từ năm 2000. Năm 2014 diện tích tôm-lúa của tỉnh đạt 43.213 ha và tính đến hết tháng 10 năm 2015 diện tích tôm-lúa là 51.570 ha chiếm 17,9% diện tích nuôi tôm nước lợ (262.915 ha) tại địa phương, đứng thứ hai về diện tích tôm-lúa trong vùng ĐBSCL. Nuôi tôm-lúa tập trung ở các huyện Thới Bình (34.713 ha), U Minh (9.857 ha), Trần Văn Thời (4.000 ha), Cáí Nước (2.000 ha) và thành phố Cà Mau (1.000ha). Hình 4. Nuôi tôm nước lợ và tôm-lúa năm 2014 tại Cà Mau Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 9 Những năm đầu nuôi tôm-lúa kinh nghiệm nuôi tôm còn hạn chế, hạ tầng (ruộng nuôi, hệ thống cấp nước) chưa được đầu tư nên hiệu quả, năng suất nuôi tôm thấp, đạt 100-200 kg/ha. Giai đoạn 2005-2014 diện tích tôm-lúa tăng nhanh và năng suất nuôi tôm được nâng cao, năng suất tôm nuôi đạt 320-350 kg/ha, năng suất lúa đạt 4-4,2 tấn /ha. Tôm nuôi trong ruộng lúa gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Nuôi tôm-lúa đa dạng về hình thức, gồm: 1 vụ tôm 1 vụ lúa và 1 vụ tôm và 1 vụ lúa có thả xen tôm. Trong đó nuôi tôm sú là phổ biến nhất. Tôm càng xanh và cua biển thường được thả xen ghép. Năm 2014 Cà Mau sản xuất 22 tỷ con giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng PL12-14, đáp ứng 60% nhu cầu tôm giống thả nuôi của tỉnh. Cua giống cũng được sản xuất tại địa phương (năm 2014 sản xuất 400 triệu con cua giống) đủ cho nhu cầu nuôi trong tỉnh và cung cấp bổ sung cho các địa phương khác trong vùng. Giống tôm càng xanh hoàn toàn phải nhập từ bên ngoài, từ Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Thái Lan, Trung Quốc. Sở NN&PTNT có trang thiết bị kiểm dịch tôm giống, tuy nhiên giống tôm nuôi đa phần người dân mua qua thương lái, không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch, tâm lý thả bù là khá phổ biến. Đa số người dân thả trực tiếp tôm giống vào ruộng không qua ương trước khi thả nuôi và thả con giống liên tục (2-3 lần trong vụ nuôi), thu hoạch rải rác, không thu hoạch dứt điểm trước khi thả tôm đợt mới. Hạ tầng phục vụ tôm-lúa còn hạn chế, nhiều kênh cấp thoát nước bị bồi lắng, không đảm bảo cấp, thoát nước, nguồn nước ngọt cung cấp cho nhiều vùng nuôi thiếu do phụ thuộc vào lượng nước mưa. Mặc dù hiện tại không có khó khăn tiêu thụ tôm thương phẩm mô hình nuôi tôm-lúa, song việc thu hoạch tôm nuôi phân tán theo các hộ, thời điểm thu hoạch và địa bàn rải rác cũng là hạn chế, làm tăng chi phí thu gom tôm nguyên liệu, giảm giá mua tôm thương phẩm tại các vùng tôm-lúa. Theo quy hoạch (Quyết định 1116/QĐ-UBND ngày 19/11/2001) năm 2010 Cà Mau có 90.000 ha tôm-lúa, tuy nhiên do một số vùng (Cái Nước, phía nam Cà Mau) bị xâm nhập mặn nặng không tiếp tục cấy lúa được, chuyển sang vùng chuyên tôm (quảng canh, quảng canh cải tiến và thâm canh), tỉnh đã điều chỉnh quy hoạch (Quyết định 1586/UBND ngày 13/10/2011) diện tích tôm-lúa là 45.000 ha. Thực tế do hiệu quả mô hình tôm-lúa cao, một số nông hộ (ở Thới Bình, U Minh và thành phố Cà Mau) ở khu vực lân cận với vùng quy hoạch tôm-lúa đã tự phát chuyển đổi từ 2 vụ lúa sang tôm-lúa. Tổng diện tích tự phát chuyển đổi là 6.730,5 ha, trong đó đất chuyên 2 vụ lúa chuyển đổi sang luân canh tômlúa là 3.586,9 ha, đất khác (trồng mía, trồng tràm, lúa 1 vụ) chuyển đổi sang tôm-lúa là 3.143,6 ha. Tỉnh đã thành lập Tổ liên ngành (Tổ 249 theo Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 15/2/2015) đang rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình chuyển dịch tự phát để đề xuất điều chỉnh quy hoạch tôm-lúa tại Cà Mau. Tổ 249 đã dự thảo đề xuất trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt tổng diện tích tôm-lúa của Cà Mau là 51.570 ha và diện tích tôm-lúa chuyển sang chuyên tôm là 4.944 ha. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 10 3.3 Bạc Liêu Nuôi tôm-lúa bắt đầu ở Bạc Liêu từ năm 2001. Diện tích nuôi tôm-lúa tăng nhanh, năm 2001 đạt 5.851 ha, năm 2014 diện tích nuôi tôm-lúa là 28.285 ha, chiếm 23,6% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh (119.996 ha). Hình 5. Nuôi tôm nước lợ và nuôi tôm-lúa năm 2014 tại Bạc Liêu Năm 2015 kế hoạch tôm-lúa của tỉnh là 30.500 ha và kế hoạch đến 2020 là 40.000 ha, năm 2030 là 43.000 ha. Nuôi tôm-lúa tập trung ở vùng phía bắc quốc lộ 1A, gồm các huyện Phước Long (9.500 ha), huyện Hồng Dân (20.100 ha), một phần huyện Giá Rai (500 ha) và huyện Vĩnh Lợi (400 ha). Đến tháng 10 năm 2015 tổng diện tích nuôi tôm trong ruộng lúa đạt 29.867 ha, trong đó huyện Hồng Dân 20.117 ha, huyện Phước Long 9.000 ha, huyện Giá Rai 350 ha và huyện Vĩnh Lợi 400 ha. Tuy nhiên diện tích sau nuôi tôm trồng lúa toàn tỉnh chỉ là 13.353 ha, trong đó huyện Hồng Dân 8.200 ha (40,7%), huyện Phước Long 5.010 ha (52,7%), huyện Giá Rai 23 ha (4,6%) và huyện Vĩnh Lợi 120 ha (30%). Nguyên nhân của diện tích trồng lúa sau vụ nuôi tôm thấp là do mùa mưa ngắn (đến muộn, kết thúc sớm), lượng mưa ít (thấp hơn trung bình nhiều năm 20-30%), lũ nhỏ mức nước sông thấp, dẫn Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 11 đến thiếu nguồn nước ngọt để rửa mặn đồng ruộng để xuống lúa giống. Phần lớn các diện tích không thể cấy lúa người dân tiếp tục nuôi tôm, nuôi cua. Hàng năm, vụ nuôi tôm bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3 và kết thúc vào tháng 7, từ tháng 8 đến tháng 9 người dân bắt đầu sạ lúa giống (với giống lúa dài ngày) hoặc từ tháng 9 đến tháng 10 (với giống lúa ngắn ngày). Giống tôm nuôi chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, thả mật độ 2-3 con/m2, năng suất bình quân 300-400 kg/ha, thu lãi 35-50 triệu đồng/ha. Giống lúa trồng phổ biến là giống Một bụi đỏ, OM5451, OM2017, HS182, năng suất đạt 4,5-6 tấn/ha/vụ. Ngoài ra tôm càng xanh và cua biển cũng được thả nuôi trong hệ thống tôm-lúa. Tôm càng xanh thường được thả xen trong vụ trồng lúa khi nước trong ruộng có độ mặn thấp, mật độ thả 0,51 con/m2, năng suất đạt 90-100 kg/ha, lợi nhuận trung bình 10-15 triệu đồng/ha. Giống tôm sú, tôm thẻ và cua được sản xuất tại các trại sản xuất con giống trong tỉnh, đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi, ngoài ra còn cung cấp cho các địa phương khác trong vùng ĐBSCL. Giống tôm càng xanh phần lớn nhập từ bên ngoài, riêng giống tôm càng xanh toàn đực được sản xuất tại trại sản xuất tôm giống của Phân Viện nghiên cứu thủy sản Minh Hải (Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II) tại Bạc Liêu. Giống tôm nuôi đa phần người dân mua qua thương lái, không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch, tâm lý thả bù là khá phổ biến. Đa số người dân thả trực tiếp giống vào ruộng không qua ương giống trước khi thả nuôi và thả giống liên tục (2-3 lần trong 1 vụ nuôi), thu hoạch tôm nhiều đợt, không thu hoạch dứt điểm trước khi thả đợt mới. 3.4 Sóc Trăng Nuôi tôm-lúa ở Sóc Trăng khá sớm, bắt đầu từ năm 1992, hình thức nuôi tôm-lúa đầu tiên thả tôm sú trong ruộng lúa có các mương bao quanh ruộng lúa. Mương bao quanh có độ sâu 1-1,2 m, chiếm 10-20% diện tích ruộng. Do lợi nhuận lớn thu được từ nuôi tôm, hầu hết các ruộng tôm-lúa ở Sóc Trăng hiện nay đã được hạ nền ruộng xuống 30-50 cm, bờ ruộng được đắp cao, tạo các ruộng sâu có thể đạt mức nước trên mặt ruộng 0,6-0,8 m và độ sâu ở các mương xung quanh ruộng đạt 1,5-1,8 m. Nhiều ruộng hạ thấp toàn bộ nền ruộng không có mương bao quanh như mô hình ruộng nuôi tôm-lúa thường gặp. Diện tích nuôi tôm-lúa ở Sóc Trăng tăng khá nhanh, năm 2010 là 7.929 ha, năm 2014 là 9.919 ha chiếm 50,2% diện tích nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh. Tính đến hết tháng 10 năm 2015, diện tích nuôi tôm-lúa là 10.271 ha. Nuôi tôm-lúa chủ yếu ở các huyện Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu, tập trung nhiều nhất ở huyện Mỹ Xuyên, có 10.000 ha, chiếm 97,3% diện tích tôm-lúa toàn tỉnh. Hình thức nuôi 1 vụ tôm 1 vụ lúa và 2 vụ tôm (1 vụ tôm sú 1 vụ tôm thẻ chân trắng hoặc 2 vụ tôm thẻ chân trắng) 1 vụ lúa. Nuôi tôm-lúa hình thức bán thâm canh khá phổ biến ở Sóc Trăng do diện tích ruộng ở mỗi hộ thường nhỏ hơn so với các tỉnh khác. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 12 Nuôi tôm từ tháng 2 đến tháng 8, cấy lúa từ tháng 9 đến tháng 12. Giống tôm là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng bắt đầu được nuôi từ năm 2013, một số vùng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong ruộng lúa tăng lên, ví dụ ở xã Hòa Tú 1, năm 2013 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm 40%, năm 2014 chiếm 50% và năm 2015 chiếm tới 70%. Mật độ tôm sú thả 3-10 con/m2, tôm thẻ chân trắng thả: 20-50 con/m2. Tôm càng xanh cũng được thả xen vào vụ cấy lúa, mật độ thả 5-10 con/100m2. Hình 6. Nuôi tôm nước lợ và tôm-lúa năm 2014 tại Sóc Trăng Các giống lúa trồng là ST5, OM7347 và Nàng keo, cho năng suất đạt 5-6 tấn/ha. Năng suất nuôi tôm trung bình đạt 550 kg/vụ, cá biệt có hộ đạt 3 tấn/ha (nuôi tôm trong ruộng đã hạ nền ruộng, đắp bờ cao, đạt mức nước 1-1,5 m, nuôi tôm thẻ chân trắng, mật độ thả 30 con/m2, có sục khí, cho ăn thức ăn công nghiệp). Tỉnh Sóc Trăng kề cận hệ thống sông Hậu nên việc lấy nước rửa mặn đồng ruộng sau vụ nuôi tôm thuận lợi hơn, do vậy việc đủ nước ngọt duy trì vụ lúa góp phần tăng tính bền vững của mô hình tôm-lúa. Báo cáo tư vấn Phát triển tôm-lúa vùng ĐBSCL | Trang 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan