Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ...

Tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ

.DOCX
37
744
57

Mô tả:

báo cáo đánh giá tác động môi trường khu khai thác mỏ đá Bản Cầm, huyện Bảo Thắng , Lào Cai
MỤC LỤC MỤC LỤC.........................................................................................................................1 MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN....................................................................................................1 2.3. Tài liệu cơ sở..................................................................................................2 4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM...............................................2 4.1. Phương pháp đánh giá tác động môi trường................................................2 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.............................................................................................3 1.1.TÊN DỰ ÁN.....................................................................................................................3 1.2. CHỦ DỰ ÁN...................................................................................................................3 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ................................................................................................................3 Bảng: 1.3: Kế hoạch khai thác hàng năm theo giấy phép khai thác khai thác khoáng sản số 1009/GP-UBND ngày 15/1/2017..........................................................................4 Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ chế biến đá............................................................................6 Bảng 1.12: Tiến độ thực hiện dự án..................................................................................6 CHƯƠNG 2......................................................................................................................8 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - Xà HỘI.............................8 2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.......................................................................8 Bảng 3.1: Tải lượng bụi phát sinh do khoan lỗ mìn.......................................................11 Bảng 3.7: Định mức sử dụng dầu diesel.........................................................................12 Bảng 3.8: Tổng hợp tải lượng ô nhiễm bụi trong quá trình hoạt động của dự án.........13 Bảng 3.9: Nồng độ bụi phát tán do khoan lỗ mìn theo khoảng cách.............................14 Bảng 3.10: Nồng độ bụi phát tán do nổ mìn theo khoảng cách.....................................15 Bảng 3.11: Nồng độ bụi phát tán do nổ mìn theo khoảng cách.....................................16 Bảng 3.12: Nồng độ bụi phát tán do quá trình chế biến đá theo khoảng cách..............16 Bảng 3.13: Nguồn phát sinh khí thải..............................................................................17 Bảng 3.14: Ước tính thải lượng ô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu..............................18 trong các hoạt động khai thác mỏ...................................................................................18  Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ và khả năng phát tán khí độc hại và bụi................................................................................................24 CHƯƠNG 4....................................................................................................................25 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.................................................................25 Hình 4-1: Sơ đồ hệ thống chống bụi bằng phun sương tạo ẩm......................................25 4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ......................31 CHƯƠNG 5....................................................................................................................32 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.................................32 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG............................................................32 Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường.................................................................32 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..........................................................33 Giám sát khí thải và bụi......................................................................................33 CHƯƠNG 6....................................................................................................................34 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG...........................................................................34 6.1. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.........................34 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT....................................................................35 1. KẾT LUẬN.......................................................................................................................35 MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Mỏ đá Bản Cầm thuộc xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trước đây đã được Công ty VINACONEX xây dựng và khai thác song do khả năng hiện tại không cho phép nên Công ty VINACONEX đã thực hiện chuyển nhượng cho Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi và đã được UBND tỉnh Lào Cai xác nhận tại quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 01/11/2016. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Lào Cai đã cấp giấp phép khai thác khoáng sản số 1009/GP-UBND ngày 15/1/2017 cho phép Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi được khai thác đá tại mỏ với thời hạn khai thác đến hết ngày 25/01/2019, công suất khai thác 45.000m3/năm. Tuân thủ luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trường của “Dự án khai thác, chế biến đá làm VLXD thông thường tại xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 2.1. Các văn bản pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014; - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; 2.2. Các tiêu chuẩn áp dụng -TCVN- 5178:2008: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên; - QCVN 02:2008/BCT: Quy chuẩn quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; - QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; 1 - QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; 2.3. Tài liệu cơ sở Báo cáo được lập trên cơ sở các tài liệu sau: - Các tài liệu kỹ thuật, định mức, đơn giá nhân công, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị mỏ đang được thực hiện theo phê duyệt của mỏ và của tỉnh Lào Cai; - Dự án khai thác, chế biến đá làm VLXD thông thường tại xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; - Nguồn số liệu về khí tượng thủy văn, địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội; - Niên giám thống kê 2016 của tỉnh Lào Cai 4. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 4.1. Phương pháp đánh giá tác động môi trường - Phương pháp liệt kê số liệu: Là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng những thông tin không đầy đủ và không trực tiếp liên quan nhiều tới quá trình ĐTM. - Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, CTR). - Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: để xác định hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án. - Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng được sử dụng là phương pháp phỏng vấn trực tiếp và bằng phiếu câu hỏi 2 CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1.TÊN DỰ ÁN Dự án khai thác, chế biến đá làm VLXD thông thường tại xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 1.2. CHỦ DỰ ÁN - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi - Người đại diện: Đinh Văn Thường Chức vụ: Giám đốc - Địa chỉ: Thôn Bản Cầm, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Điện thoại : 0904 721 009 - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5300692181 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cấp - Vốn đầu tư cho các việc xây dựng hạng mục và lắp đặt thiết bị: 10.246.225.000 đồng 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 1. Vị trí địa lý * Khai trường mỏ Mỏ đá Bản Cầm, xã Bản Cầm thuộc địa phận xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Khu vực khai trường khai thác có diện tích 3,88 ha. Mỏ nằm ở thôn Bản Cầm cách đường giao thông liên thôn khoảng 150-300m về phía Tây Nam, Tây và Đông Nam. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Mục tiêu của dự án Mục tiêu đầu tư sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao: Nhằm giải quyết nguồn lao động địa phương, sản phẩm chính sau khai thác là đá làm VLXD phục vụ làm đường, xây dựng cơ sở hạ tầng và góp phần giải quyết sự thiếu hụt và nhu cầu cấp bách của thị trường địa phương. 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 1. Khái quát chung về dự án a. Biên giới khai trường + Biên giới xung quanh: đường biên giới được cấp phép khai thác (tương ứng với chiều dài khai thác lớn nhất 220 m, chiều rộng khai thác lớn nhất 203 m). + Biên giới theo chiều sâu: cost cao đáy mỏ ở mức +170m. b. Trữ lượng - Tổng trữ lượng địa chất cấp 121, 122 trong biên giới mỏ được phê duyệt tính từ Cos +170 trở lên là: 1.796.536 m3. - Trữ lượng địa chất còn lại: 1.681.777 m3 - Trữ lượng được khai thác: 150.000 m3 3 - Độ cao khai thác từ +170m đến +290m., chiều cao tầng khai thác là 3m, chiều cao tầng kết thúc là 20m c. Công suất mỏ và tuổi thọ mỏ Công suất đá nguyên khối khai thác An = 45.000 m3/năm. Thời gian khai thác là 3 năm (đến hết ngày 25/1/2019). d. Hiện trạng mỏ Các công trình phụ trợ (khu điều hành, khu sinh hoạt của công nhân, tuyến đường nội mỏ…)và Khu vực chế biến của mỏ đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đến nay các máy móc thiết bị nghiền sàng đã han rỉ nên khi dự án đi vào hoạt động, Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi sẽ đầu tư dây chuyền mới. Các máy móc thiết bị như: máy xúc, ô tô,... sẽ được chủ dự án đầu tư mới toàn bộ 2. Khối lượng xây dựng của dự án a. Giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ Do mỏ đã được khai thác từ trước, toàn bộ công tác mở mỏ, xây dựng các công trình phụ trợ cơ bản đã được thực hiện hoàn chỉnh. Thời gian tới Công ty chỉ việc thay mới dây chuyển cải tạo lại 1 vài công trình. Do đó nhìn chung khối lượng xây dựng cơ bản mỏ không nhiều, không có đất đá thải phát sinh. b. Giai đoạn khai thác mỏ Công tác khai thác và chế biến đá trong thời kỳ vận hành dự án được thực hiện với công suất khai thác đá nguyên khối là 45.000m3/năm Bảng: 1.3: Kế hoạch khai thác hàng năm theo giấy phép khai thác khai thác khoáng sản số 1009/GP-UBND ngày 15/1/2017 STT Năm khai thác 1 NămKhoan 1 nổ mìn 2 Năm 2 3 Năm 3 Thay đổi cảnh quan, địa hình 30 Cải tạo, phục hồi Xúc bồấc 31 Tổng Công suất Công suất nguyên Ghi chú 3 Tiếấng ồồn, bụi,rung; nở rời (m ) khối(m3) chấất thải rắấn 45.000 63.000 khí thải, nước mưa chảu tràn Bóc đấất đá phủ 45.000 63.000 9 tháng 33.750 47.250 Tiếấng03 ồồntháng Khai thác bụi, khí thải, nước mưa chảy tràn cuồấn theo bụi bẩn 1.406.493 1.828.441 đá VLXD c. Giai đoạn đóng Vận tải cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường Trong giai đoạn này hoạt động của mỏ chủ yếu là thu dọn và thực hiện tháo dỡ các công Xúc bồấc trình, cải tạo, phục hồi môi trường Thải đấất đá 1.4.4.Công nghệ sản xuất, vận hành Vận tải 1.4.4.1. Công nghệ khai thác Sơ đồ công nghệ khai thác của mỏ như sau: Chếấ biếấn Tiếấng ồồn bụi và khí thải Tiếu thụ Bụi ; khí thải 4 Khoan nổ mìn Hình 1.3: Sơ đồ các hoạt động của dự án tác tác động đến môi trường Ghi chú: Ô vuông nét đậm: công nghệ chính; Ô nét nhỏ: công đoạn phụ trợ; Ô vuông nét đứt: Khả năng gây ô nhiễm 1.4.4.4. Công tác chế biến khoáng sản - Quy trình sản xuất đá vật liệu xây dựng: + Sơ đồ công nghệ chế biến đá: 5 Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ chế biến đá Quá trình chế biến là công đoạn đập, nghiền, sàng phân loại đá sản phẩm, các phát thải phát sinh chủ yếu là bụi và tiếng ồn. 1.4.5. Tiến độ thực hiện dự án Bảng 1.12: Tiến độ thực hiện dự án 6 Thời kỳ vận hành dự án (33 tháng) TT 2 3 10 11 Nội dung thực hiện Năm 1 T 2 T 3 T5 T7 Năm 2 & 3 T9 Thời kỳ đóng cửa mỏ (3 tháng) T12 Mua sắm, lắp đặt thiết bị Cải tạo các công trình phụ trợ Khai thác và chế biến đá VLXD Tháo dỡ công trình, gia cố bờ mỏ, trồng và chăm sóc cây 1.4.6. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án Sơ đồ tổ chức quản lý của mỏ được xác định như sau: C«ng ty TNHH Phóc Léc Cêng ThÞnh Thi Gi¸m ®èc ®iÒu hµnh P.Kü thuËt-kÕ ho¹ch P.KÕ to¸n-tµi vô Ph©n xëng khai th¸c Ph©n xëng vËn t¶i Ph©n xëng chÕ biÕn P. Hµnh chÝnh Tæ söa ch÷a Bộ phận môi trường 7 CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - Xà HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất Khu vực mỏ là một khối núi đá vôi ở độ cao khoảng + 170m đến +290 m so với mực nước biển, sườn núi có độ độ dốc 300 -450 có lớp đất phủ mỏng và thảm thực vật, phía dưới địa hình rộng và bằng. Trong khối khai thác có các khe nứt và cactơ. 2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng ST T 1 2 Thông số 3 Nắng 4 5 Lượng mưa Hướng gió Nhiệt độ Độ ẩm Đặc điểm Ghi chú Nhiệt độ trung bình năm tương đối cao, khoảng 250C Trạm Độ ẩm trung bình của khu vực công trình là 84% (năm quan 2016). trắc khí Trung bình số giờ nắng ở thành phố Lào Cai là 153 tượng h/năm (năm 2016) Lào Cai Lượng mưa trung bình năm là 127mm. Chủ yếu là Đông bắc và gió Đông nam. 2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý * Hiện trạng môi trường không khí Các điểm quan trắc K-1: Đầu đường vào mỏ K-2: Trên tuyến đường nội mỏ K-3: Khu chế biến K-4: Khai trường K-5: Trên tuyến đường liên xã gần khu dân cư phía Đông Nam Bảng 2.7: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí TT Thông số Đơn vị đo K-1 K-2 K-3 K-4 K-5 Tiêu chuẩn so sánh Bụi lơ µg/m3 191 182 255 243 170 300(1) lửng 5 SO2 µg/m3 45 29 42 50 50 350(1) 6 NO2 µg/m3 53 36 38 59 59 200(1) 7 CO µg/m3 1.360 1.005 1.015 1.380 1.380 30000(1) 8 Độ ồn dBA 56 57 65 67 52 70(3) 9 H2S µg/m3 1,3 KPH 1,1 1,8 1,8 42(2) Ghi chú: (1): QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; (2): QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh 4 8 (3): QCVN 26:2010/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Nhận xét:Nồng độ bụi và các chất khí vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn 05:2013 và 06:2009 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - Xà HỘI 2.2.1. Điều kiện kinh tế xã Bản Cầm a. Dân số và lao động: Toàn xã có 1002 hộ với 4.250 nhân khẩu, bình quân 4 người dân/hộ, trong đó số hộ nghèo 421 hộ, số hộ cận nghèo 206 hộ, số hộ giàu 375 hộ. - Lao động: Số người trong độ tuổi lao động là 2.550 người. Theo kết quả điều tra kinh tế - xã hội năm 2016 thì đa số hộ trong xã sản xuất nông nghiệp chiếm 75%, công nghiệp chỉ chiếm 10% và dịnh vụ thương mại chỉ chiếm 15%. b. Điều kiện Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Tổng diện tích đất 4.150 ha, trong đó đất nông nghiệp là 3111 ha. Số hộ dân làm nông nghiệp là 750 hộ. Sản lượng lương thực quy thóc 5, 5 tấn/ha. Thu nhập bình quân theo đầu người 15.000.000 đồng/người-năm. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị trấn ít, số hộ dân sản xuất phi nông nghiệp 150 hộ. c. Sự phù hợp của địa điểm dự án với điều kiện kinh tế xã hội Mỏ đá Bản Cầm thuộc địa phận xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Cơ sở hạ tầng giao thông trong xã tương đối phát triển nên rất thuận lợi cho việc thực hiện dự án. Ngoài ra, xã Bản Cầm với đa phần là dân số làm nông nghiệp nên có thể tuyển chọn lao động dễ dàng đồng thời tạo công ăn việc làm cho con em địa phương. 9 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG. Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá mỏ đá Bản Cầm thuộc xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai trong thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không phải xây dựng cơ bản do mỏ đã hoàn thiện công tác xây dựng cơ bản và đang thực hiện quá trình khai thác vì vậy việc đánh giá tác động môi trường chỉ đánh trong 03 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn 2: Giai đoạn vận hành của dự án Giai đoạn 3: Giai đoạn đóng cử mỏ 3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án Do mỏ đã được khai thác từ những năm trước đây, toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình phụ trợ cơ bản, mở mỏ đã được Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng VINACONEX thực hiện hoàn chỉnh. Thời gian tới Công ty chỉ việc lắp đặt lại dây chuyền nghiền sàng mới thay thế dây chuyền cũ. Do đó giai đoạn này hầu như không tác động đến môi trường 3.2.Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn vận hành của dự án 3.2.1.Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn liên quan đến chất thải Nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn vận hành gồm: Vận chuyển, khai thác và chế biến nguyên vật liệu, khoan lỗ mìn, nổ mìn và chế biến đá. Các hoạt động phát sinh bụi: - Các hoạt động phát sinh bụi: bóc phủ, quá trình khoan lỗ mìn, nổ mìn, bốc xúc vận chuyển và chế biến. - Các nguồn phát sinh bụi: do hoạt động của các máy móc cơ giới và khi nổ mìn. - Khu vực phát sinh: + Khoan lỗ mìn, nổ mìn: tại khu vực khai thác. Diện tích 1 bãi khoan thường dưới 200 m2. Số ca làm việc của máy khoan là 250 ngày/năm, mỏ 3 ngày tiến hành nổ mìn 1 lần, số lần nổ mìn hàng năm khoảng 83 lần/năm. Quá trình hình thành một đám bụi: xảy ra trong 30 - 45 giây sau vụ nổ. Tiếp đó, trong 60 - 120 giây kế tiếp sẽ xảy ra sự tách khỏi đám bụi một cách mạch mẽ và rơi xuống đất của các loạt bụi có kích thước lớn nhất. Các khí nổ và các phần tử bụi nhỏ hơn sẽ được lan toả, tuỳ thuộc vào tốc độ gió, đến các vị trí khá xa. + Hoạt động chế biến: tại đây, bụi sẽ lan truyền theo hướng gió và nhanh chóng sa lắng trên đường đi do thành phần bụi đa phần là bụi đá có kích thước lớn. + Vận chuyển: từ khai trường về khu chế biến, từ khu chế biến ra ngoài theo đường vận chuyển sản phẩm. Bụi phát sinh hàng ngày 10 a) Tính toán tải lượng và đánh giá mức độ tác động của bụi a1. Tính toán tải lượng bụi * Bụi do quá trình khoan lỗ mìn.: Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO thì hệ số phát thải bụi trong công tác khoan lỗ mìn là 0,14 kg/tấn đất đá; hệ số phát thải trong công đoạn nổ mìn là 0,4 kg bụi/tấn đất đá. Khối lượng đất đá phải khoan nổ mìn hàng năm là: 45.000 m3/năm đất đá nguyên khối khai thác (dung trọng của đá 2,54 tấn/m 3) tương đương 114.300 tấn/năm thì tải lượng bụi trong quá trình khai thác được xác định: Tải lượng bụi được tính dựa vào đường kính và chiều sâu lỗ khoan theo công thức sau: Q= p. γ ..(D/2)2L Q: tải lượng bụi phát sinh (kg/năm); γ: dung trọng của đất đá: 2,54T/m3; p: hệ số phát thải trong công tác khoan: 0,14kg/tấn đất đá; : 3,14 D: đường kính lỗ khoan (mm); L: số mét khoan/năm. Bảng 3.1: Tải lượng bụi phát sinh do khoan lỗ mìn ST T 1 2 3 4 Thông số tính toán Đơn vị Giá trị Số mét khoan trong năm (L) mét 30.570 Đường kính lỗ khoan (D) Mm 46 Hệ số phát thải (γ) kg/tấn đất đá 0,14 Tải lượng bụi phát sinh theo khối lượng mét khoan kg/năm 19,4 Theo kết quả tính toán trên thì tải lượng bụi phát sinh khi khoan lỗ mìn không cao. Trong số này đa phần là bè hạt lớn sẽ sa lắng ngay tại chỗ, bè hạt bụi chiếm khoảng 10% sẽ theo gió bốc lên cao * Tải lượng bụi phát sinh do nổ mìn: Khi nổ mìn, từ khối đá sẽ vỡ ra thành những tảng, cục, hòn,… với các kích cỡ khác nhau. Trong số đó có những hạt kích thước cỡ phần trăm, phần mười mm, được đưa vào không khí gây hiện tượng ô nhiễm bụi. - Hệ số phát thải trong công đoạn nổ mìn là 0,4kg bụi/tấn đất đá. - Khối lượng đá nguyên khối là 45.000 m3/năm tương đương 114.300 tấn/năm. Ta tính được tải lượng bụi phát sinh do nổ mìn là: 45.000*114.300=45.720 kg/năm. Lượng bụi phát sinh do nổ mìn tuy lớn nhưng không thường xuyên. Thực tế tại các mỏ đang khai thác cho thấy: các loại đá tảng, đá dăm bắn ra xung quanh tâm nổ 11 trong bán kính 200m, còn bụi được bắn tung lên cao khoảng 10-15m. Bụi thuộc bè hạt mịn (0,05-0,1mm) cùng với khói thuốc nổ sẽ lan tỏa đi xa và theo chiều gió. Tuy nhiên lượng bụi này phát sinh tức thời và pha loãng với không khí trên cao, không gây ảnh hưởng thường xuyên đến sức khỏe con người. * Bụi do quá trình xúc bốc, vận chuyển đá: Trong quá trình xúc bốc đất đá đổ lên các phương tiện vận tải sẽ phát sinh bụi. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO thì tải lượng bụi phát sinh trong quá trình xúc bốc và vận chuyển là: 0,17 kg/tấn. Với khối lượng đất đá cần xúc bốc và vận chuyển của mỏ hàng năm là 114.300 tấn thì tải lượng bụi trong quá trình này là: Qbụi xbvc= 0,17 x 114.300 = 19.431 kg/năm. - Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển đất phủ: Quá trình vận chuyển đất phủ về bãi thải của mỏ sẽ phát sinh lượng bụi nhất định, với tải lượng bụi phát sinh trong quá trình này là 0,11kg/tấn. Theo dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Bản Cầm, khối lượng đất phủ hàng năm cần vận chuyển của mỏ là 2000m3/năm tương đương 5000 tấn/năm. Lượng bụi phát sinh trong quá trình này là: Qbụi đất thải = 0,11 x 5000 = 550 ,kg/năm. * Bụi do quá trình chế biến đá: Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: tải lượng bụi lan tỏa 0,14kg/tấn khi xay sàng khô, với sản lượng khai thác mỏ 114.300 tấn/năm thì lượng bụi phát sinh trong công đoạn chế biến là: Qchế biến = 0,14 x 114.300 = 16.002 ,kg/năm * Bụi phát sinh từ việc sử dụng nhiên liệu cho các động cơ đốt trong: Để đảm bảo các hoạt động của mỏ, khối lượng dầu diesel cần sử dụng trung bình trong một năm được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.7: Định mức sử dụng dầu diesel TT Tên thiết bị Số lượng (cái) Định mức (lít/ca ) Số ngày làm việc Tổng mức tiêu thụ/năm (lít/năm) Máy nén khí năng suất 03 38,8 250 10m3/phút 29100 3 2 Máy xúc TLGN, E = 1,2 m 02 59,4 300 35640 3 Ô tô trọng tải 7 tấn 04 45,9 300 55080 3 4 Máy xúc lật, E = 3m 01 100,8 300 30240 Tổng cộng 150.060 Vậy khối lượng dầu diesel sử dụng trong năm là: 150.060 lít/năm x 0,85 kg/lít = 127.551 kg/năm = 127,551tấn/năm (0,85 là tỉ trọng dầu). 1 12 Trong quá trình hoạt động các thiết bị sử dụng động cơ đốt trong sẽ phát tán vào môi trường một lượng tro bụi. Theo WHO, với hệ số ô nhiễm khi đốt cháy 1 tấn dầu sẽ đưa vào môi trường 0,18kg tro bụi, vậy lượng bụi phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu là: 0,18 x 127,551 = 22,96kg/năm. Bảng 3.8: Tổng hợp tải lượng ô nhiễm bụi trong quá trình hoạt động của dự án TT Yếu tố gây bụi Tải lượng bụi (kg/năm) 1 2 3 4 5 6 Khoan Nổ mìn Xúc bốc, vận chuyển đá Vận chuyển đất phủ Quá trình chế biến đá Sử dụng nhiên liệu trong động cơ đốt trong Tổng cộng 19,4 45.720 19.431 550 16.002 22,96 81.745,36 a2. Đánh giá mức độ tác động của bụi Ô nhiễm trong quá trình khai thác và vận chuyển sản phẩm có ảnh hưởng trên diện rộng. Mức độ ô nhiễm gây ra đối với môi trường nhiều hay ít tuỳ thuộc vào yếu tố thời tiết, công nghệ khai thác và tuyến vận chuyển. Đặc biệt là trời nắng, gió to thì bụi lơ lửng sẽ phát tán vào không khí, những lúc như thế nồng độ bụi thường cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh (QCVN 05:2013 Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh quy định nồng độ bụi 0,3mg/m 3) và phạm vi ảnh hưởng của bụi có thể kéo dài khắp tuyến vận chuyển. Có thể thấy rằng, bụi chỉ phát sinh nhiều khi trời khô hanh, vì vậy dự án sẽ đặc biệt quan tâm đến các biện pháp vệ sinh làm giảm thiểu ô nhiểm bụi trong quá trình khai thác, vận chuyển nguyên liệu vào mùa khô. Bụi là một trong những chất gây ô nhiễm nguy hiểm tới môi trường không khí, môi trường sống của động thực vật. Các loại bụi khoáng vô cơ kim loại, silic, bụi plastic gây ra các loại bụi phổi ở động vật. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng. Các hạt bụi có kích thước nhỏ (15.105 m) làm giảm tầm nhìn, gây các bệnh về mắt hoặc lọt vào và tồn tại trong các phế nang phổi gây bệnh về hô hấp cho người và động vật. Tất cả các hoạt động khoan - nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển đất đá, chế biến, đổ thải đất đá đều phát sinh bụi, tác động đến môi trường không khí. Để đánh giá chi tiết mức độ tác động của bụi đến môi trường không khí, báo cáo sẽ tiến hành tính toán nồng độ ô nhiễm bụi trung bình do các hoạt động phát sinh bụi bằng phương trình Sutton: 13    ( z  h) 2    ( z  h) 2   0,8 E.exp   exp    2 2  2 z   2 z    C  z .u (mg/m3) (**) Trong đó: C - Nồng độ bụi ô nhiễm trong không khí (mg/m3); E - Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/s); z - Độ cao của điểm tính toán (m) (z = 1m); h - Độ cao của nguồn phát sinh với mặt đất xung quanh (m) (h = 0,5m); u - Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s) (u = 1,1m/s);  z - Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z(m); Trị số hệ số khuếch tán chất ô nhiễm  z theo phương đứng (z) với độ ổn định của khí quyển tại khu vực Lai Châu là B, được xác định theo công thức:  z = 0,53*x 0,73 (m) x: khoảng cách của điểm tính toán so với nguồn thải, theo chiều gió thổi, m. * Bụi phát sinh do quá trình khoan lỗ mìn: Theo tính toán tại bảng 3.8, tải lượng bụi phát sinh khoảng 19,4kg/năm. Do khoan tạo lỗ một phần đã được tạo ẩm, bở rời nên bụi thuộc bè hạt trung - nhỏ - mịn (bè hạt bụi thường chỉ chiếm 9 - 10%) ít có khả năng phát tán ra xa, dễ dàng sa lắng quanh miệng lỗ khoan trong phạm vi 1,0 - 1,5m. + Phạm vi gây tác động: Bụi trong quá trình này gây ô nhiễm môi trường không khí trong phạm vi hẹp (trong phạm vi moong khai thác của dự án). + Thời gian tác động: Trong suốt thời gian khai thác của dự án. + Mức độ tác động: Trong quá trình khoan lỗ mìn tải lượng bụi phát sinh là 19,4 kg/năm tương đương 0,0027 mg/s. Áp dụng phương trình sutton ta tính toán được nồng độ bụi phát sinh từ quá trình khoan lỗ mìn tại các khoảng các khác nhau và được thể hiện trong bảng 3.9 dưới đây: Bảng 3.9: Nồng độ bụi phát tán do khoan lỗ mìn theo khoảng cách X(m) 0,5 1 5 10 20 3 C(mg/m ) 0,0018 0,0024 0,0019 0,0013 0,0008 Qua bảng 3.9 cho thấy, Mức độ tác động của hoạt động khoan lỗ mìn rất nhỏ và chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân vận hành máy khoan (bụi có khả năng đi vào phế nang phổi gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ công nhân khoan trong suốt thời gian làm việc). Ngoài ra, trong khu mỏ không có dân cư sinh sống, các hộ dân sinh sống gần khu vực dự án nhất trong bán kính 315m đến 500m nên bụi quá trình khoan lỗ mìn không tác động đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân trong phạm vi này. + Khả năng giảm thiểu: Tác động này hoàn toàn có thể kiểm soát được. 14 * Bụi do nổ mìn Bụi phát sinh từ quá trình nổ mìn gồm nhiều loại có kích cỡ khác nhau, bụi thuộc bè hạt mịn sẽ theo luồng gió phát tán rất xa. Theo tính toán tại bảng 3.8 tải lượng bụi phát sinh do nổ mìn khá lớn khoảng 45.720 kg/năm tương đương 153,01 mg/s. Bụi thuộc bè hạt mịn phát tán ra xa hơn và bay theo chiều gió. + Phạm vi ảnh hưởng: Ảnh hưởng rộng hơn so với quá trình khoan lỗ mìn (trong bán kính 300m). + Thời gian tác động: Kéo dài theo suốt quá trình khai thác của dự án (3 năm). Tuy nhiên bụi phát sinh do nguồn này có tính chất tức thời theo đợt nổ mìn và kéo dài không lâu, dễ dàng bị pha loãng với luồng gió. + Mức độ tác động: Áp dụng phương trình cutton ta tính toán được nồng độ bụi phát tán theo khoảng cách do hoạt động nổ mìn như sau: Bảng 3.10: Nồng độ bụi phát tán do nổ mìn theo khoảng cách X(m) 1 5 10 20 40 80 150 300 500 3 C(mg/m ) 138,37 106,41 72,52 45,85 28,13 17,07 10,81 6,52 4,49 Từ kết quả tính toán cho thấy, nồng độ bụi do nỏ mìn rất lớn, đặc biệt nồng độ bụi trong bán kính 500m từ vị trí nổ mìn rất cao, vượt nhiều lần giới hạn cho phép. Tuy nhiên, khai trường mỏ có diện tích rộng, trên địa hình cao nên bụi phát sinh do nổ mìn dễ bị pha loãng vào không khí. Bụi phát sinh từ hoạt động nổ mìn là dạng tác động tức thời, không diễn ra thường xuyên mà theo từng đợt nổ mìn, mỗi đợt nỗ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, mức độ tác động của bụi từ hoạt động nổ mìn là thấp. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng cần quan tâm và có biện pháp quản lý, kỹ thuật thi công hợp lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động của bụi từ hoạt động này. + Khả năng giảm thiểu: Tuy tác động của bụi trong quá trình khó khắc phục, biện pháp giảm thiểu có hiệu quả không cao. * Bụi do quá trình xúc bốc, vận chuyển Bụi phát sinh từ quá trình này phụ thuộc vào số lượng phương tiện vận tải phục vụ cho dự án và phương tiện vận tải trong khu vực. Tải lượng bụi do hoạt động vận tải trong giai đoạn này theo tính toán là 19.431 kg/năm. + Phạm vi tác động: Nguồn phát sinh bụi từ quá trình xúc bốc, vận chuyển đá là nguồn động nên phạm vi phân bố rộng rãi tại khu vực moong khai thác, bãi đổ thải, khu vực chế biến và đường vận tải từ mỏ tới nơi tiêu thụ. + Thời gian tác động: Kéo dài từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án, tác động thường xuyên. + Mức độ tác động: 15 Theo kết quả tính toán tải lượng bụi phát sinh từ quá trình xúc bốc, vận chuyển tại bảng 3.8 là 19.431 kg/năm tương đương 2,25 mg/s. Tương tự, kết quả tính toán nồng độ bụi phán tán từ quá trình xúc bốc, vận chuyển đá được thể hiện trong bảng 3.11: Bảng 3.11: Nồng độ bụi phát tán do nổ mìn theo khoảng cách X(m) 0,5 1 10 20 40 60 100 150 300 3 C(mg/m ) 1,50 2,03 1,06 0,67 0,41 0,30 0,21 0,16 0,09 Qua đây có thể nhận thấy, đối với công tác vận chuyển nội mỏ thì ảnh hưởng của bụi chủ yếu đến công nhân làm việc trong mỏ, riêng với quá trình vận tải tiêu thụ sản phẩm của mỏ sẽ ảnh hưởng đến phương tiện và người dân tham gia giao thông trên tuyến đường liên thôn phía Nam khu vực Dự án và Quốc lộ 70 phía Tây Nam của khu vực, đặc biệt đây là đoạn đường có mật độ giao thông lớn và hiện nay tuyến đường này đang bị xuống cấp trầm trọng, chính vì thế trong quá trình vận tải của mỏ sẽ nguy cơ gây ô nhiễm bụi là tương đối lớn. Từ bảng 3.11 cho thấy, nống độ bụi phát sinh từ hoạt động này không lớn, ở khoảng cách >60m nồng độ bụi nằm trong giới hạn cho phép. Do nguồn phát sinh là nguồn động nên sẽ khó tránh khỏi việc tác động đến đời sống dân cư gần tuyến đường vận chuyển. Tuy nhiên, công ty cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉ các giải pháp kỹ thuật cũng như quy định về tốc độ khi vận chuyển. + Khả năng giảm thiểu: Tác động này có thể giảm thiểu bằng biện pháp che chắn, bịt kín thùng xe trong quá trình vận chuyển, tuy nhiên không triệt đê. * Bụi do quá trình chế biến đá Quá trình này đưa vào môi trường lượng bụi khá lớn và thường xuyên. Kết quả tính toán cho thấy tải lượng bụi trong quá trình chế biến đá là 16.002 kg/năm tương đương 1,85 mg/s. + Phạm vi ảnh hưởng: Bụi phát sinh tại máy đập, nghiền, sàng và đầu các băng chuyền trên mặt bằng khu chế biến, khu bãi chứa. Quá trình này phát tán vào không khí lượng bụi khá lớn, bụi tập trung tại các điểm nghiền rót thuộc bè hạt mịn đến to dễ sa lắng. Nếu có gió phần hạt mịn sẽ phát tán ra xa và lan toả lên cao. + Thời gian tác động: Kéo dài theo suốt thời gian khai thác, chế biến của dự án. + Mức độ tác động: Bảng 3.12: Nồng độ bụi phát tán do quá trình chế biến đá theo khoảng cách X(m) 0,5 1 10 20 40 60 100 150 300 3 C(mg/m ) 1,24 1,67 0,87 0,55 0,34 0,25 0,17 0,13 0,08 Môi trường không khí bị tác động thường xuyên do bụi phát sinh từ hoạt động nghiền sàng, chế biến đá. Tuy nhiên, theo kết quả tính toán tại bảng 3.12 ta nhận thấy, phạm vi ảnh hưởng của bụi không lớn, trong vùng bán kính >60m nồng độ bụi nằm trong giới hạn cho phép. Do đó, các hộ dân cư trong bán kính 315m đến 500m gần khu 16 vực mỏ không chịu tác động của hoạt động chế biến đá. Bụi từ khu chế biến chỉ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trực tiếp tại khu chế biến Ngoài ra, xung quanh khu chế biến có nhiều cây cối nên bụi ít lan xa hơn. Hơn nữa thành phần trong bụi chủ yếu là bè hạt to, khả năng sa lắng lớn, không lan xa. Chính vì vậy, nống độ bụi thực tế tại khu dân cư gần nhất cách biên giới mỏ 315m sẽ thấp hơn nhiều so với kết quả tính toán. + Khả năng giảm thiểu: Với bụi phát sinh từ nghiền sàng đá thì hiện nay một số mỏ đã áp dụng biện pháp kỹ thuật giảm thiểu nhưng hiệu quả chưa cao. * Bụi phát sinh từ việc sử dụng nhiên liệu cho các động cơ đốt trong Lượng bụi này không lớn ước tính khoảng 22,96 kg/năm và không tập trung nên tác động của nó tới chất lượng môi trường không khí xung quanh không đáng kể. Tổng hợp tác động của các hoạt động trong khai trường khai thác và chế biến mỏ đá vôi thôn Bản Cầm, xã Bản Cầm sẽ không tránh khỏi phát tán một lượng bụi vào không khí. Bụi phát sinh từ các hoạt động sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân trên công trường (bệnh bụi phổi, bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da), làm mất mỹ quan khu vực. Nguồn gây phát sinh bụi do khai thác, chế biến và quá trình vận tải, do vậy thời gian phát sinh hàng ngày, trong thời gian mỏ hoạt động (ngày làm việc 8 tiếng) và kéo dài trong suốt thời gian tồn tại của mỏ. b. Tính toán tải lượng và đánh giá mức độ tác động của khí thải b1. Tính toán tải lượng của khí thải * Nguồn phát sinh ô nhiễm: Các nguồn phát sinh khí ô nhiễm (tro bụi, SO 2, CO, THC, NOx, VOC...) là những thiết bị, phương tiện sử dụng nhiên liệu được liệt kê như bảng sau: Bảng 3.13: Nguồn phát sinh khí thải Nô ôi dung Nguồn phát sinh Thành phần Khu vực phát sinh Thời gian phát sinh Diễn giải - Nguồn cố định: máy nén khí, máy xúc, máy đào (do ít di chuyển nên được xem là nguồn cố định) - Nguồn di động: ô tô tải - Tro bụi, SO2, CO, THC, NOx, VOC... - Nguồn cố định: khu khai thác, khu chế biến - Nguồn di động: đường vận chuyển trong và ngoài mỏ Trong suốt thời gian mỏ hoạt động, xem là nguồn phát sinh liên tục Tại khu chế biến, các trạm nghiền do chạy bằng động cơ điện nên chỉ phát sinh bụi. - Thời gian phát sinh: 8 giờ/ngày (1 ngày làm việc 1 ca) * Tính toán tải lượng ô nhiễm: 17 Tải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức sau: Q = B.K ,kg Trong đó: Q: tải lượng ô nhiễm (kg): B: lượng nhiên liệu đốt (kg); K: hệ số ô nhiễm Theo WHO, với hệ số ô nhiễm (K) khi đốt cháy 1 tấn dầu sẽ đưa vào môi trường SO2 = 0,4 kg (S là % lưu huỳnh trong dầu, S = 0,4%), NO x = 2,6 kg; CO = 0,7 kg; THC = 0,354 kg; Andehyt = 0,24 kg; Tro bụi = 0,18 kg. Với khối lượng dầu diesel sử dụng trong năm là 127,551 tấn/năm. Áp dụng công thức trên ta tính được tải lượng ô nhiễm sinh ra do đốt nhiên liệu theo bảng sau: Bảng 3.14: Ước tính thải lượng ô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu trong các hoạt động khai thác mỏ Thải lượng ô Thải lượng Thải lượng TT nhiễm khí thải, ô nhiễm ô nhiễm (kg/năm) (kg/ngày) (g/s) 1 SO2 = 0,4 51,02 0,17 0,006 2 NOx = 2,6 331,63 1,11 0,038 3 CO = 0,7 89,29 0,30 0,010 127,551 4 THC = 0,354 45,15 0,15 0,005 5 Andehyt = 0,24 30,61 0,10 0,004 6 Tro bụi = 0,18 22,96 0,08 0,003 * Khí thải phát sinh từ hoạt động nổ mìn: Theo cơ chế phản ứng nổ của thuốc nổ AD1 hoặc ANFO với thành phần bao gồm amoni nitrat và dầu diesel: - Phản ứng nổ lý tưởng xảy ra khi amoni nitrat trộn với dầu diesel theo tỷ lệ 94/6 (%): Hệ số khí thải (kg/tấn) Lượng dầu diesel (tấn/năm) 3NH4NO3 + CH2  3N2 + CO2 + 7 H2O + Q - Với tỷ lệ dầu > 7% thì phản ứng nổ sẽ sinh ra khí độc CO: 2NH4NO3 + CH2  2N2 + 5 H2O + CO + Q - Với tỷ lệ dầu ≤ 3,4% thì phản ứng nổ sinh ra khí độc NO: 5NH4NO3 + CH2  4N2 + 11 H2O + 2NO+ 2CO2 + Q (Nguồn: Ngô Văn Tùng, Lý thuyết cơ bản và công nghệ sản xuất thuốc nổ) Dựa vào cơ chế này, các dây chuyền sản xuất thuốc nổ AD1 hoặc ANFO hiện nay đều sử dụng hệ thống phối trộn định lượng Nitrat – Amôn với dầu diesel theo tỷ lệ 94/6 (%). Phản ứng nổ của thuốc nổ phát tán thải khí CO2 vào không khí. Từ phản ứng trên ước tính được lượng CO 2 sinh ra khi nổ 1 kg thuốc nổ là 0,19kg. Khối lượng đất đá cần nổ mìn trước khi tiến hành xúc bốc hàng năm là: 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng