Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo...

Tài liệu Báo cáo

.DOCX
6
177
137

Mô tả:

UBND HUYỆN CẦU NGANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDNN & GDTX Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long Sơn, ngày 06 tháng 10 năm 2016 BÁO CÁO 05 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 04-CT/TU và Chỉ thị 05-CT/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy Căn cứ Công văn số: 252-CV/BTG, ngày 23 tháng 09 năm 2016 của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy; Trung tâm GDNN & GDTX huyện Cầu Ngang báo cáo 05 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 04CT/TU và Chỉ thị 05-CT/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy như sau: I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10-CT/TW 1. Đặc điểm tình hình Trung tâm GDNN & GDTX huyện Cầu Ngang là đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc UBND huện Cầu Ngang, tọa lạc tại ấp La Bang, xã Long Sơn. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Trung tâm hiện nay có 39 người. Đơn vị có 08 xưởng, 02 phòng dạy tin học, 07 phòng làm việc và 04 phòng học bán kiên cố để thực hiện cho cả dạy nghề phổ thông và bổ túc. Năm học 2016 – 2017 Trung tâm có 8 lớp Bổ túc THPT với tổng số 191 học viên. 2. Công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ Được sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo PCGD – XMC huyện Nầu Ngang, TT GDNN & GDTX huyện Cầu Ngang chịu trách nhiệm thực hiện công tác PCGD – XMC bậc Trung học ở hai xã Long Sơn và Thuận Hòa. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu như sau: - Đơn vị đạt chuẩn PCGD THCS - Tỉ lệ đối tượng 15 – 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS (BT THCS) hàng năm đạt trên 80% / năm - Tỉ lệ huy động đối tượng đã tốt nghiệp THCS vào học THPT (BT THPT) đạt trên 70% / năm. - Tỉ lệ đối tượng 18 – 21 tuổicó bằng tốt nghiệp THPT (2 hệ) hàng năm đạt trên 95% / năm. - Tỉ lệ đối tượng 18 – 21 tuổicó bằng tốt nghiệp THPT (2 hệ) qua các năm đạt trên 50 %. II. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI, QUÁN TRIỆT 1. thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 04-CT/TU và Chỉ thị 05-CT/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy. Trung tâm triển khai quán triệt các văn bản về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ cở, tăng cường phần luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn tại các cuộc họp chi bộ, họp chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức hiểu đồng thời tuyên truyền cho học sinh vào các buổi sinh hoạt dưới cờ. 2. Việc cụ thể hóa Chương trình, Kế hoạch, Đề án của cấp ủy, của chính quyền. - Công văn số 3420/THPT ngày 23/4/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học; - Công văn số 10819/GDTrH ngày 7/12/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh tiêu chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học; - Chỉ thị 05-CT/TU ngày 26/7/2011 của Tỉnh ủy Trà Vinh về việc củng cố, tăng cường chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học; - Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Trà Vinh lần thứ X (2015 – 2020). III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Các giải pháp đã thực hiện - Tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Tỉnh uỷ, Huyện ủy, Nghị quyết của HĐND các cấp và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện về công tác CMC-PCGD. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của xã hội đối với công tác CMC-PCGD. - Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo CMC-PCGD các cấp; tranh thủ sự hỗ trợ tích cực của các Hội khuyến học và tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá trong hoạt động CMCPCGD, xây dựng một xã hội học tập theo Kế hoạch của Huyện. - Giữ vững và nâng cao chất lượng công tác CMC-PCGD, thực hiện tốt Đề án xã hội học tập, xây dựng tốt mối liên kết giữa ngành giáo dục với các ngành, các đoàn thể, các dự án, lồng ghép với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình, khóm, ấp, cơ quan văn hoá, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả CMC-PCGD. Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Huy động tối đa sự đóng góp nhân tài, vật lực của cộng đồng xã hội cho công tác CMC-PCGD. - Thường xuyên coi trọng việc huy động học sinh đến trường, duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường và nâng cao hiệu quả giáo dục; tổ chức có hiệu quả việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau khi hoàn tất chương trình trung học; quan tâm, tạo điều kiện để những thanh thiếu niên vì hoàn cảnh khó khăn được theo học và đạt trình độ phổ cập giáo dục. - Phối hợp với các địa phương, các ngành có liên quan và các tổ chức quần chúng, xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể hàng năm để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác PCGD - XMC trên địa bàn. Tiếp tục tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác PCGD - XMC để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với việc PCGD – XMC. - Phân công trách nhiệm cho từng thành viên, tổ chức kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo thực hiện tốt công tác PCGD - XMC. Định kỳ xem xét tiến độ PCGD - XMC ở các xã, thị trấn và làm tốt công tác tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện về công tác này. - Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa những biện pháp đã thực hiện có hiệu quả trong những năm qua, tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu phát triển của giáo dục về số lượng lẫn chất lượng. Huy động, tranh thủ các nguồn lực để tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm ngày càng khang trang hơn. 2. Kết quả đạt được trong công tác phổ cập bậc Trung học 2.1. Tiêu chuẩn về trình độ học vấn cấp THPT Trung tâm GDNN & GDTX huyện Cầu Ngang chịu trách nhiệm thực hiện công tác PCGD – XMC bậc Trung học ở hai xã Long Sơn và Thuận Hòa. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu như sau: - Đơn vị đạt chuẩn PCGD THCS - Tỉ lệ đối tượng 15 – 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS (BT THCS) hàng năm đạt trên 80% / năm - Tỉ lệ huy động đối tượng đã tốt nghiệp THCS vào học THPT (BT THPT) đạt trên 70% / năm. - Tỉ lệ đối tượng 18 – 21 tuổicó bằng tốt nghiệp THPT (2 hệ) hàng năm đạt trên 95% / năm. - Tỉ lệ đối tượng 18 – 21 tuổicó bằng tốt nghiệp THPT (2 hệ) qua các năm đạt trên 50 %. 2.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên : 39. - Trình độ giáo viên THPT: tỉ lệ đạt chuẩn: 95%, trên chuẩn: 5%. - Tỉ lệ giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT: 100%. 2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. - Cơ sở vật chất của Trung tâm chưa thuận lợi cho việc dạy và học. - Số phòng học đúng quy định: 4 phòng. Phòng học đang xuống cấp nghiêm trọng (diện tích nhỏ, thiếu ánh sáng, không có bụt giảng,…) - Phòng làm việc của các bộ phận Trung tâm gồm: 6 phòng. - Thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện. - Sân chơi, bãi tập có diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn. - Trung tâm có môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có nhà vệ sinh sử dụng thuận tiện, đảm bảo vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh. IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Ưu điểm - Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND Huyện nên công tác giáo dục của Trung tâm có nhiều đổi mới, chất lượng giáo dục đã từng bước ổn định. Công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục cũng rất được quan tâm thực hiện. Các đơn vị xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt, Đảng ủy, UBND, HĐND đã có nghị quyết riêng. - Về công tác giáo dục, luôn xác định sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, là chìa khóa mở đầu cho Huyện phát triển, xây dựng kinh tế trong những năm tới - UBND huyện đã chỉ đạo sâu sát, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính, Chỉ thị 04-CT/TU và Chỉ thị 05-CT/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy. - Các phòng, ban, ngành, đoàn thể rất quan tâm hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục. - Sự ổn định về chính trị, Kinh tế - Xã hội ngày càng phát triển, nhân dân đã có nhận thức cao, quan tâm đến việc học tập của con em. Do đó đã tạo được đồng thuận trong nhân dân về công tác PCGD - XMC. 2. Hạn chế, tồn tại - Nhận thức của một bộ phận cha mẹ học sinh còn hạn chế, ít quan tâm và chưa tạo điều kiện thuận lợi để các con em được học tập tốt hơn. Hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn về kinh tế nên các em phải nghỉ, bỏ học để phụ giúp gia đình, theo gia đình đi làm thuê theo mùa vụ hoặc đi làm ở các khu công nghiệp trong và ngoài Tỉnh, chổ ở chưa thật sự ổn định. - Nhận thức của người dân và xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp đối với lập thân, lập nghiệp của người lao động chưa đúng, chưa đầy đủ; công tác giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả; tâm lý xã hội quá trọng bằng cấp, coi học đại học là con đường thăng tiến duy nhất (coi học nghề ít có tương lai phát triển; tâm lý “thích làm thầy ngại làm thợ” đã ăn sâu trong nhận thức của nhân dân nhất là thanh niên học sinh); học sinh, cha mẹ học sinh thiếu định hướng nghề nghiệp, nhiều gia đình và học sinh không lượng được sức học của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình để tìm con đường học nghề từ sớm - Công tác tư vấn hướng nghiệp thực hiện chưa thường xuyên, đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác hướng nghiệp, học nghề kinh nghiệm chưa nhiều. Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở chưa được chú trọng và quan tâm thực hiện; thiếu sự phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp. - Nội dung và hình thức tuyên truyền về hướng nghiệp chưa đa dạng, phong phú. 3. Bài học kinh nghiệm - Sự quan tâm chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhà trường là yếu tố quyết định đến chất lượng phổ cập giáo dục xóa mù chữ và công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở một cách bền vững - Xây dựng Kế hoạch phổ cập giáo dục, kế hoạch phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở gắn với Chiến lược phát triển giáo dục là cẩm nang cho việc công khai, minh bạch, nâng cao nhận thức toàn xã hội và đầu tư có chất lượng, hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ. - Chất lượng đội ngũ là yếu tố quan trọng và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là yếu tố hỗ trợ tác động đến chất lượng giáo dục. - Xã hội hóa giáo dục nhằm chia sẻ sự đầu tư giáo dục của toàn xã hội; nâng cao vai trò và phát triển các Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng, tác động đến chất lượng giáo dục thường xuyên, ngoài nhà trường. - Đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh các vùng đặc biệt khó khăn nhằm giảm nhanh tỉ lệ bỏ học và tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục để duy trì bền vững và nâng cao chất lượng toàn diện. - Phối hợp với Trường Trung cấp nghề tư vấn học nghề và tổ chức cho học sinh tham quan tại trường Trung cấp Nghề trong và ngoài tỉnh. V. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Nhiệm vụ - Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Chỉ thị số 10CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 04-CT/TU và Chỉ thị 05-CT/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy. Thực hiện tốt các Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Huyện ủy về công tác Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. - Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, phối hợp tốt các lực lượng, tổ chức xã hội nhằm huy động số lượng, giảm thiểu tối đa tỉ lệ bỏ học và lưu ban; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học, đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. 2. Giải pháp - Tiếp tục tích cực chống lưu ban và bỏ học trong nhà trường. Huy động học sinh đến trường đầu năm đạt hiệu quả cao nhất, Duy trì tốt sĩ số học sinh đã huy động được, chống lưu ban bỏ học dưới 5%. - Huy động được số học sinh đã bỏ học vào học lớp chính quy hoặc các lớp hệ giáo dục thường xuyên, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp. - Huy động tối đa đối tượng từ 15 đến 21 tuổi đã bỏ học ở các trường THCS, THPT vào học hệ giáo dục thường xuyên tại Trung tâm GDNN-GDTX Huyện, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp. - Tập trung đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp vào những ngành nghề có thế mạnh của địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và khả năng học tập của các em học sinh như: Phát triển về Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, Du lịch và Xuất khẩu lao động.v.v. - Tích cực điều tra, cập nhật, bổ sung số liệu các đối tượng trong độ tuổi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ một cách chính xác, đầy đủ, không bỏ sót đối tượng. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để nhằm huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ cho các lớp phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở địa phương và phát động phong trào xã hội học tập, gia đình học tập làm cho các đối tượng này thấy rõ nghĩa vụ; trách nhiệm cũng như quyền lợi của người học khi hoàn thành chương trình cấp học. VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp, trang thiết bị để nâng cao tỷ lệ huy động học sinh vào học sơ cấp, trung cấp nghề. 2. Các trường THPT, THCS cần chú trọng hơn công tác hướng nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. 3. Có chính sách hợp lý hơn cho giáo viên thực hiện công tác PCGD – XMC. Trên đây là “Báo cáo 05 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 04-CT/TU và Chỉ thị 05-CT/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy” của Trung tâm GDNN & GDTX huyện Cầu Ngang ./ TM. BGĐ TRUNG TÂM KT. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC Nguyễn Văn Thắng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan