Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bản tin chúng ta và công chúng tại FPT...

Tài liệu Bản tin chúng ta và công chúng tại FPT

.PDF
104
398
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- MAI THỊ LAN ANH BẢN TIN CHÚNG TA VÀ CÔNG CHÚNG TẠI FPT LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội, 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- MAI THỊ LAN ANH BẢN TIN CHÚNG TA VÀ CÔNG CHÚNG TẠI FPT Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Mai Quỳnh Nam Hà Nội, 2010 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................... 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 6 2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................... 7 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 13 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 13 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................... 15 7. Kết cấu luận văn ................................................................................... 16 CHƢƠNG 1: ................................................................................................... 17 CƠ SỞ LÝ LUẬN, MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢN TIN................................ 17 VÀ CÔNG CHÚNG TẠI FPT ...................................................................... 17 1.1. Khái niệm .............................................................................................. 17 1.1.1. Truyền thông nội bộ ............................................................................. 17 1.1.2. Truyền thông đại chúng....................................................................... 17 1.1.3. Bản tin ................................................................................................... 19 1.1.4. Công chúng truyền thông .................................................................... 21 1.1.5. Doanh nghiệp và truyền thông trong doanh nghiệp ......................... 23 1.2. Một vài vấn đề lý luận về bản tin ........................................................ 24 1.3.1. Vị trí, vai trò ........................................................................................ 24 1.3.2. Mục đích, chức năng bản tin ............................................................... 24 1.4. Vài nét về FPT ...................................................................................... 26 1.5. Bản tin Chúng ta của FPT ................................................................... 26 1.5.1. Về sự ra đời bản tin Chúng ta ............................................................. 26 1.5.1. Tổ chức tòa soạn Chúng ta .................................................................. 27 1.5.2. Nội dung bản tin Chúng ta .................................................................. 28 1 1.5.3. Hình thức bản tin Chúng ta ................................................................ 28 1.5.4. Phong cách riêng của bản tin Chúng ta ............................................. 30 1.5.5. Phát hành .............................................................................................. 30 1.6. Công chúng tại FPT ............................................................................. 31 CHƢƠNG 2: ................................................................................................... 32 MỨC ĐỘ, CÁCH THỨC TIẾP NHẬN THÔNG TIN CỦA ..................... 32 CÔNG CHÚNG; HIỆU QUẢ CỦA BẢN TIN CHÚNG TA ..................... 32 2.1. Về cơ cấu của mẫu điều tra.................................................................... 32 2.2. Mức độ và cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng FPT ...... 36 2.2.1. Mức độ tiếp nhận thông tin ................................................................. 36 2.2.2. Cách thức tiếp nhận thông tin............................................................. 39 2.2.3. Mục đích tiếp nhận thông tin .............................................................. 45 2.2.4. Những nội dung đƣợc tiếp nhận trên bản tin Chúng ta ................... 46 2.2.5. Mức độ chia sẻ thông tin trên bản tin Chúng ta ............................... 51 2.2.6. Tƣơng quan việc đọc bản tin Chúng ta so với các phƣơng tiện truyền thông khác ...................................................................................................... 54 2.3. Hiệu quả của bản tin Chúng ta ........................................................... 58 2.3.1. Tính thời sự, kịp thời ........................................................................... 59 2.3.2. Mức độ tiếp nhận các thông tin liên quan ......................................... 60 2.3.3. Trao đổi của công chúng với tòa soạn ............................................... 61 2.4. Sự thỏa mãn của công chúng............................................................... 63 CHƢƠNG 3: ................................................................................................... 67 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 67 VỚI BẢN TIN CHÚNG TA VÀ CÔNG CHÚNG FPT ............................. 67 3.1. Đánh giá, kiến nghị của công chúng FPT về một số yếu tố của bản tin67 3.1.1. Đánh giá, kiến nghị của công chúng về hình thức ............................ 68 3.1.2. Đánh giá, kiến nghị của công chúng về nội dung ............................. 72 3.1.3. Đánh giá, kiến nghị của công chúng về công tác phát hành ............ 75 2 3.2. Một số kiến nghị với bản tin Chúng ta và công chúng FPT ............... 76 3.2.1. Kiến nghị với bản tin ........................................................................... 76 3.2.1.2. Về hình thức ...................................................................................... 77 3.2.2. Kiến nghị với công chúng FPT ........................................................... 80 KẾT LUẬN..................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................... 86 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng Bảng 2.1: Cơ cấu tuổi của người được hỏi Bảng 2.2: Cơ cấu trình độ học vấn của người được hỏi Bảng 2.3: Cơ cấu nghề nghiệp của người được hỏi Bảng 2.4: Cơ cấu giới tính của người được hỏi Bảng 2.5: Thời điểm công chúng FPT đọc bản tin Chúng ta (%) Bảng 2.6: Thời gian đọc bản tin Chúng ta của công chúng FPT (%) Bảng 2.7: Cách đọc của công chúng FPT theo độ tuổi (%) Bảng 2.8: Các thể loại báo ưa thích của công chúng FPT Bảng 2.9: Thực trạng chia sẻ bản tin Chúng ta của công chúng FPT xét theo giới tính Bảng 2.10: Nội dung các trao đổi của công chúng FPT với tòa soạn (%) Bảng 3.1: Kiến nghị của công chúng FPT về việc thay đổi bản tin Chúng ta Bảng 3.2: Những chuyên trang, chuyên mục được công chúng FPT đề xuất tăng diện tích (%) Bảng 3.3: Những chuyên trang, chuyên mục bị đề xuất giảm diện tích (%) Bảng 3.4: Các chuyên mục được công chúng FPT đề xuất bổ sung trên bản tin Chúng ta (%) Bảng 3.5: Đánh giá của công chúng FPT về công tác phát hành của bản tin Chúng ta (%) 2. Hình 4 Hình 2.1: Tập quán đọc bản tin Chúng ta của công chúng FPT (%) Hình 2.2: Tần suất đọc bản tin Chúng ta xét theo thâm niên công tác của công chúng FPT (%) Hình 2.3: Tần suất đọc bản tin Chúng ta của công chúng FPT xét theo nghề nghiệp (%) Hình 2.4: Thời điểm đọc bản tin Chúng ta của công chúng FPT xét theo giới tính Hình 2.5: Cách đọc của công chúng FPT xét theo thâm niên công tác Hình 2.6: Các nội dung được quan tâm trên bản tin Chúng ta (%) Hình 2.7: Đối tượng được công chúng FPT chia sẻ bản tin Chúng ta Hình 2.8: Tương quan theo dõi bản tin Chúng ta với các kênh truyền thông đại chúng khác (đơn vị: lượt người) Hình 2.9: Tương quan thời gian theo dõi bản tin Chúng ta và các phương tiện truyền thông đại chúng khác của công chúng FPT (%) Hình 2.10: Đánh giá của công chúng về kênh truyền thông cung cấp thông tin nhanh nhất trong FPT (đơn vị: người) Hình 2.11: Đánh giá của công chúng FPT về mức độ gặp thông tin có liên quan đến công việc và cuộc sống của họ trên bản tin (%) Hình 2.12: Mức độ thỏa mãn của công chúng FPT với bản tin Chúng ta (%) 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ý thức được vai trò quan trọng của hoạt động truyền thông cũng như sự cần thiết của việc xây dựng các phương tiện truyền thông đại chúng, hầu hết các tổ chức và cá nhân ngày nay dành sự quan tâm, đầu tư đáng kể vào hoạt động này; nhằm xây dựng, củng cố, duy trì hình ảnh và vị trí của mình trong lòng công chúng. Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, bản tin là một kênh truyền thông hiệu quả, hướng đến một đối tượng công chúng chuyên biệt và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý của lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày càng có nhiều doanh nghiệp bỏ chi phí để thực hiện bản tin. Đối tượng tác động của kênh truyền thông này tuy hẹp hơn đối tượng công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung, song cũng bao gồm số lượng độc giả không nhỏ, bao gồm lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp sở hữu bản tin đó. Ngoài ra, công chúng của bản tin còn là gia đình của cán bộ nhân viên; đối tác; khách hàng và cổ đông của công ty; là các nhà báo, là những người quan tâm đến thông tin về tổ chức, doanh nghiệp đó… Trong quá trình nghiên cứu, người viết nhận thấy các bản tin dạng ấn phẩm có một số đặc điểm giống với báo in. Không những thế, bản tin của các tổ chức, doanh nghiệp là một “đầu ra” thích hợp cho các cơ sở đào tạo báo chí, bên cạnh các cơ quan truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí… Mặc dù là một bộ phận của truyền thông đại chúng và có vị trí đáng kể như đã phân tích ở trên, do bản tin hướng đến đối tượng công chúng chuyên biệt, phạm vi phát hành hạn chế nên công tác nghiên cứu bản tin chưa được đầu tư đúng mức. Người thực hiện luận văn chưa tìm thấy công trình nghiên cứu chuyên sâu nào của Việt Nam về đề tài này. 6 Luật Báo chí hiện nay cũng không có điểm, mục nào đề cập đến bản tin. Các quy định của Quy chế xuất bản bản tin không được cụ thể. Điều này có thể làm xuất hiện “lỗ hổng” trong hoạt động quản lý báo chí. FPT là tập đoàn công nghệ thông tin viễn thông (CNTT – VT) hàng đầu Việt Nam, 3 năm liên tiếp được VNR500 bình chọn là Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, mỗi năm đóng góp cho ngân sách nhà nước bằng một tỉnh vừa của Việt Nam. Đến tháng 9/2010, số cán bộ nhân viên chính thức của Tập đoàn FPT khoảng hơn 10.000 người, nếu tính cả sinh viên, học viên đang theo học tại các cơ sở đào tạo thuộc FPT và đội ngũ cộng tác viên, học việc thì lên đến gần 15.000 người. Cũng tính đến hết tháng 9/2010, FPT và các công ty chi nhánh có hơn 10 bản tin dạng ấn phẩm và khoảng 100 bản tin, trang tin điện tử. Trong đó, bản tin Chúng ta là bản tin chính thức và lâu đời nhất của FPT, xuất bản số đầu tiên năm 1996. Bản tin Chúng ta hướng đến công chúng đặc thù của FPT, qua đó thấy được tác động của nó đến công chúng. Bản tin Chúng ta hiện được xuất bản hàng tuần, phát hành toàn quốc cho cán bộ nhân viên Tập đoàn với số lượng 5.500 bản/tuần, 20-24 trang/số. Một số công ty trong lĩnh vực CNTT và hàng tiêu dùng của Việt Nam đánh giá cao Bản tin Chúng ta của FPT và đã mời ban biên tập bản tin đến chia sẻ kinh nghiệm về cách thức xây dựng và quy trình thực hiện một bản tin. Điển hình là: Tinh Vân Group (sau đó xây dựng tờ Tuổi xanh Tinh Vân, nay là tờ “My TinhVân”), Unilever Việt Nam… Vì vậy, học viên đã đề xuất và được Khoa Báo chí – Truyền thông chấp thuận đề tài nghiên cứu: “Bản tin Chúng ta và công chúng tại FPT”. Đây là một đề tài mới và cần thiết, góp phần làm dày dặn thêm các công trình nghiên cứu truyền thông. 2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 Nếu như càng ngày, người ta càng ý thức được tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng và đầu tư vào đó, thì song song, con người cũng dành sự quan tâm cho nghiên cứu công chúng, coi đây là một thước đo hiệu quả của việc đầu tư cho hoạt động truyền thông. Nghiên cứu công chúng thực sự đã trở thành một chuyên ngành của nghiên cứu truyền thông. Thông tin liên lạc đã tồn tại từ thuở ban đầu cùng sự ra đời của con người, nhưng chỉ đến thế kỷ 20, truyền thông mới bắt đầu được nghiên cứu thực sự. Khi công nghệ thông tin phát triển, các hoạt động nghiên cứu truyền thông cũng đồng thời nở rộ. Khi Thế chiến I kết thúc, sự quan tâm nghiên cứu truyền thông được tăng cường. Hoạt động nghiên cứu thuộc khoa học xã hội này được hoàn toàn công nhận là hợp pháp sau Thế chiến II. Theo David Barrat [36, tr.44], lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng trên thế giới được phân ra 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 (đầu thế kỷ XX – hết những năm 1930) đánh dấu quan điểm nghiên cứu cho rằng các phương tiện truyền thông có tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và ứng xử của công chúng. Điển hình là nhóm Trường phái Frankurt của Đức với khuynh hướng phê phán, họ cho rằng truyền thông đại chúng ở Đức đã giúp Hitler lên nắm quyền ở Đức vào năm 1933. Khuynh hướng này được gọi là “mũi kim tiêm” (ngụ ý rằng truyền thông có tác động nhanh và trực tiếp đối với công chúng), tuy có đóng góp nhất định vào lịch sử nghiên cứu truyền thông nhưng còn phiến diện. Trong giai đoạn 2 (năm 1940 đến đầu thập kỷ 60), một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng truyền thông không có tác động trực tiếp và không ảnh hưởng quá mạnh mẽ đến thái độ, ứng xử của công chúng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, truyền thông tác động gián tiếp đến công chúng thông qua 1 số khâu trung gian. Công 8 chúng trong giai đoạn này được nhìn nhận là một khối không đồng nhất, có thể bị tác động bởi nhiều nhóm xã hội trung gian khác nhau như gia đình, bạn bè… Giai đoạn 3 (giữa thập niên 60 đến năm 1995) có sự xuất hiện của nhiều quan điểm nghiên cứu mới, thậm chí trái ngược nhau. Lĩnh vực nghiên cứu truyền thông đại chúng được mở rộng: không chỉ tập trung vào công chúng, các nhà nghiên cứu còn phân tích, xem xét nội dung thông điệp truyền thông, quá trình truyền thông, quá trình sản xuất của các phương tiện truyền thông, đặc điểm của các nhà truyền thông. Giai đoạn 4 (1995 – nay): hướng nghiên cứu công chúng của thế giới đã và đang chuyển sang tìm hiểu công chúng trong một môi trường mới đó là internet. Thế giới được làm quen với khái niệm “truyền thông đa phương tiện” và đó cũng là nguyên nhân lý giải những khác biệt về đặc điểm, cách hưởng thụ truyền thông và ứng xử của công chúng ngày nay. Trên thế giới, có thể kể đến một số tác giả và các công trình nghiên cứu mới về tác động của truyền thông đại chúng, liên quan trực tiếp đến nghiên cứu công chúng như Denis McQuail (Mass Communication Theory, 2005, London), Claudia Mast (Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản, Trần Hậu Thái dịch, Nxb Thông tấn, 2003)… Trong đó, Denis McQuail nhấn mạnh tầm quan trọng của phương tiện truyền thông đại chúng và làm thế nào để nó ảnh hưởng đến công chúng hơn là tập trung vào các định nghĩa, mô hình chung. Còn Herbert Blumer (1939) được xem là người đầu tiên đưa ra quan điểm phân chia đại chúng theo các cấp độ: nhóm, đám đông và công chúng [52, tr. 58]. Claudia Mast thì đề cập đến vấn đề hết sức cơ bản đối với những người làm công tác truyền thông đại chúng như Lý thuyết và thực tiễn truyền thông, lĩnh vực nghề nghiệp báo chí; truyền thông và kinh tế và một số cách thức điều tra nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực truyền thông… Tất cả những vấn đề được nêu trong cuốn sách là những kiến thức bổ ích và cần thiết cho những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Về cách tiếp cận vấn đề, dù khác nhau ở mức độ và góc độ tiếp cận nhưng giới nghiên cứu đều coi nghiên cứu công chúng 9 là một thành tố không thể thiếu khi nghiên cứu quá trình truyền thông đại chúng và đều đề cao vai trò tích cực, chủ động, tác động trở lại các phương tiện truyền thông của công chúng. Ở Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ, nhưng cũng đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu báo chí, truyền thông, bởi tính thiết thực của vấn đề. Xét từ góc độ báo chí học, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của các cơ sở đào tạo như ĐH KHXH và NV, Học viện Báo chí Tuyên truyền: Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn,Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia 2001), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Đinh Văn Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang, Nxb. ĐH Quốc gia Hà Nội 2004), Thể loại báo chí chính luận (Trần Quang, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội 2005), Thể loại báo chí thông tấn (Đinh Văn Hường, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội 2006), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí (Nguyễn Thị Minh Thái, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội 2005), Nguyễn Văn Dững (Về hệ thống khái niệm truyền thông đại chúng) và một số tác giả khác... Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp kiến thức cơ bản và nâng cao về truyền thông đại chúng, từ khái niệm đến mô hình, quá trình truyền thông cho đến thực tế hoạt động truyền thông và nghiên cứu truyền thông trong nước và trên thế giới. Đây chính là kho kiến thức và là nguồn tư liệu quý giá cho các sinh viên, giảng viên trẻ, đội ngũ nghiên cứu truyền thông cũng như các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động truyền thông tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Ở góc độ xã hội học, nghiên cứu truyền thông đại chúng gần đây thường tập trung vào hướng nghiên cứu công chúng. Người ta nhất trí rằng, các nhà xã hội học đã có những đóng góp đáng kể trong hoạt động nghiên cứu truyền thông đại chúng ở nước ta, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện Xã hội học. Cụ thể, nghiên cứu lý thuyết về xã hội học công chúng có PGS TS Mai Quỳnh Nam (Dư luận xã hội – Mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học, số 1/1995, tr.3-8; Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 1/1996, tr.3-7; Về vấn 10 đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng, Tạp chí Xã hội học, số 4/2001, tr.2125)…, PGS Trần Hữu Quang (Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ 2006), Nguyễn Quý Thanh (Xã hội học về dư luận xã hội, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008)... Trong đó, PGS TS Mai Quỳnh Nam đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội chịu tác động trực tiếp của mối quan hệ giữa truyền thông và công chúng truyền thông. Ông đưa ra quan điểm bao quát được sự cần thiết của hoạt động truyền thông: “Trong thời đại ngày nay, không có chiều cạnh nào của phát triển tách rời hoạt động truyền thông”, “hoạt động cung cấp thông tin rộng rãi về các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu đồng thời cũng là phương tiện của sự phát triển” [33, tr.11]. PGS TS Mai Quỳnh Nam cũng nhận định: “hoạt động truyền thông chỉ có ý nghĩa khi nó kích thích được lợi ích của đối tượng tiếp nhận, thuyết phục họ về mặt nhận thức, tạo cho họ hành động chung.” PGS Trần Hữu Quang khẳng định, nghiên cứu về công chúng là một trong 4 lĩnh vực nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng. Đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu báo chí truyền thông đại chúng từ hướng tiếp cận xã hội học tiêu biểu của Việt Nam. [38, tr.35]. Hướng nghiên cứu khảo cứu thực nghiệm, xuất hiện nhiều hơn với các bài viết, công trình nghiên cứu có ý nghĩa. Đó là PGS TS Mai Quỳnh Nam với hàng loạt bài viết đăng trên tạp chí Xã hội học từ năm 1995 – 2005 như “Báo thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc” (Tạp chí Xã hội học, số 4/2002, tr.46-58), “Truyền thông và phát triển nông thôn (Tạp chí Xã hội học, số 3 (83), tr.9-14), Sinh viên Hà Nội với giao tiếp đại chúng (Tạp chí Tâm lý học, số 12/2003, tr.19-26)… Đây là các công trình nghiên cứu hữu ích về mối quan hệ qua lại giữa công chúng và cơ quan/nhà truyền thông; cụ thể là nghiên cứu cách thức tiếp nhận của công chúng, nội dung truyền thông; hiệu quả truyền thông và kiến nghị của công chúng đối với phương tiện truyền thông đó. Bên cạnh đó, phải nhắc đến Chân dung công chúng truyền thông của PGS Trần Hữu Quang (2001), được “nâng cấp” từ luận án tiến sĩ xã hội học Truyền thông đại 11 chúng và công chúng – trường hợp TP HCM, 1998; là công trình nghiên cứu có tính hệ thống, đại diện về công chúng truyền thông TP HCM, rất nên tham khảo. Ngoài ra, chúng tôi đã tiếp cận một số khóa luận, luận văn, luận án thuộc 2 khoa Báo chí Truyền thông và Xã hội học của trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, như: Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử (Luận văn thạc sỹ báo chí của Nguyễn Thu Giang); Báo Hà Nội Mới và công chúng thủ đô (Luận văn thạc sỹ báo chí của Phạm Thị Thu Hà), Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội (Luận án tiến sỹ báo chí của Trần Bá Dung)… Đóng góp chung của các công trình này là làm dày dặn thêm hệ thống các công trình nghiên cứu truyền thông đại chúng của Việt Nam. Trong đó, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thu Giang tìm hiểu cách thức tiếp nhận 2 loại hình báo chí là báo in và báo điện tử của công chúng thủ đô; công trình này được ghi nhận ở chỗ: chỉ ra được đặc điểm của mỗi nhóm công chúng có tác động khác nhau đến ứng xử của họ với truyền thông. Luận văn còn có công hệ thống lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng từ bình diện lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Thu Hà xem xét mối quan hệ giữa công chúng đối với tờ báo của Đảng bộ tại đô thị Hà Nội, mang tính điển hình cao về mối quan hệ tương tác giữa công chúng truyền thông và phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu hiệu quả thông tin tuyên truyền của báo Đảng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động thông tin của báo Đảng. Luận án tiến sỹ của Trần Bá Dung lại xem xét nhu cầu của công chúng Hà Nội như một nguyên nhân cơ bản chi phối quá trình truyền thông; là công trình nghiên cứu đầu tiên và tương đối công phu về công chúng Hà Nội trong mối quan hệ tiếp nhận thông tin trên cả 4 loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. 12 Khi nghiên cứu công chúng, giới nghiên cứu đều coi công chúng không chỉ là đối tượng tác động, mà còn là lực lượng xã hội quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí – truyền thông. Sức mạnh của tờ báo, trước hết thể hiện ở “sức mạnh của công chúng, của dư luận xã hội mà nó tạo ra”. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lý luận và thực tiễn của bản tin tại Việt Nam, ngoài các công trình nghiên cứu như đã dẫn chứng trên đây, chúng tôi chưa tìm thấy đề tài nghiên cứu chuyên sâu nào của Việt Nam về bản tin của các tổ chức, doanh nghiệp cũng như công chúng của bản tin. Do vậy, trên cơ sở lý thuyết và khảo sát thực tế, chúng tôi mạnh dạn thực hiện nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu cơ sở lý luận về bản tin và công chúng; trên cơ sở lý luận cũng như kết quả khảo sát công chúng của bản tin Chúng ta tại FPT, luận văn sẽ phân tích và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giúp bản tin này trở thành kênh truyền thông hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu bản tin Chúng ta và công chúng của bản tin tại FPT Hà Nội và TP HCM. Cán bộ nhân viên của FPT tại Đà Nẵng chiếm một tỷ lệ nhỏ so với nhân sự toàn quốc (715 trong tổng số 10.000 người), do đó, luận văn không thực hiện khảo sát tại đây vì mẫu không đủ đại diện. Bên cạnh đó, FPT có chi nhánh, văn phòng tại 9 quốc gia trên thế giới nhưng bản tin Chúng ta chưa được phát hành ra nước ngoài. Trong đó, luận văn tập trung vào nghiên cứu công chúng của bản tin Chúng ta trong mối quan hệ tiếp nhận bản tin này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý thuyết của việc nghiên cứu 13 Cơ sở lý thuyết của luận văn là những lý thuyết truyền thông đại chúng và xã hội học truyền thông đại chúng. Trong đó chú trọng lý luận về hướng nghiên cứu công chúng - hướng nghiên cứu cơ bản của Xã hội học truyền thông đại chúng. Hướng nghiên cứu này đòi hỏi xem xét mối tương tác giữa bản tin với công chúng thông qua hoạt động tiếp nhận bản tin Chúng ta. Bên cạnh đó, người thực hiện luận văn cũng sử dụng luận điểm của M.Weber về mặt phương pháp luận về sự cần thiết của môn xã hội học báo chí; trong đó chỉ rõ tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với công chúng. Năm 1910, M.Weber đã luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội học báo chí và chỉ ra phạm vi các vấn đề nghiên cứu. Lập luận của M.Weber chỉ rõ tác dụng của báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng, đồng thời vạch ra mối liên hệ giữa những nhân tố này với hành động xã hội của các cá nhân và tầng lớp xã hội. Đề xuất của M.Weber cho thấy, hướng nghiên cứu công chúng giữ vị trí hàng đầu trong xã hội học và truyền thông đại chúng [27, tr.4]. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, thực hiện với dung lượng mẫu 300 – chọn từ quần thể nghiên cứu hơn 10.000 cán bộ nhân viên FPT. Mẫu được chọn sẽ phù hợp với các đặc trưng về lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ… của công chúng FPT. - Phương pháp phỏng vấn sâu, đối tượng phỏng vấn là 5 người liên quan mật thiết đến bản tin này, gồm: Ông Nguyễn Thành N, Tổng Giám đốc FPT; bà Vũ Thanh H, Tổng biên tập bản tin Chúng ta; chị Đào Thị Bích H, Thư ký tòa soạn bản tin Chúng ta; chị Nguyễn Hoài A, Trưởng phòng PR – marketing Đại học FPT (trực thuộc Tập đoàn FPT) và chị Vũ Thu C, nhân viên PR của FPT Online (công ty thành viên của FPT). 14 - Phương pháp phân tích nội dung: được sử dụng với các loại sản phẩm như: bản tin Chúng ta; kết quả khảo sát công chúng FPT… Quá trình nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3-9/2010. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Thông qua luận văn này, chúng tôi hy vọng góp phần vào việc nghiên cứu công chúng truyền thông nói chung và công chúng của bản tin nói riêng. Từ đó chỉ ra vai trò, ý nghĩa của bản tin đối với các doanh nghiệp; giúp cho các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn công tác quản lý của mình thông qua việc sử dụng hiệu quả bản tin - một trong các phương tiện truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, người viết mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về loại hình bản tin trong hệ thống lý thuyết truyền thông. Có thể nói, cho đến nay, trong hệ thống lý thuyết truyền thông, vai trò của bản tin rất mờ nhạt, thậm chí là hiếm khi được đề cập đến. Chúng tôi mong rằng, luận văn này sẽ góp phần định vị vai trò, vị trí của bản tin trong hệ thống truyền thông ngày nay cũng như sự cần thiết của công tác nghiên cứu về bản tin và công chúng của nó. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua kết quả điều tra xã hội học, luận văn tổng hợp, phân tích nhu cầu, đánh giá của công chúng, đưa ra đề xuất để bản tin Chúng ta cũng như các bản tin khác của FPT đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng trong tương lai. Luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp tích cực, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của bản tin Chúng ta của tập đoàn FPT. Chúng tôi cũng mong muốn rằng, đây có thể là một trong các tài liệu tham khảo cho những đơn vị, tổ chức dự định xây dựng bản tin; cho các giảng viên, sinh viên ngành truyền thông đại chúng và xã hội học. 15 Chúng tôi cũng hy vọng, qua đây, sinh viên, học viên của các cơ sở đào tạo báo chí sẽ cân nhắc việc đầu quân vào các bản tin của tổ chức, doanh nghiệp. Điều này sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của hệ thống các bản tin. 7. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận; một số vấn đề về bản tin và công chúng tại FPT Chương 2: Mức độ, cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng; hiệu quả của bản tin Chúng ta. Chương 3: Một số đánh giá và kiến nghị với bản tin Chúng ta và công chúng FPT. 16 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢN TIN VÀ CÔNG CHÚNG TẠI FPT 1.1. Khái niệm 1.1.1. Truyền thông nội bộ Truyền thông nội bộ được hiểu là truyền thông giữa các thành viên hoặc cán bộ nhân viên trong cùng một tổ chức. Truyền thông nội bộ rất đa dạng, nó có thể là các cuộc trò chuyện, cuộc họp, mạng nội bộ hay các bản tin trong tổ chức, doanh nghiệp đó[49]. Có thể cắt nghĩa, truyền thông nội bộ là quá trình truyền thông nhằm trao đổi thông tin có liên quan giữa chủ thể truyền thông hướng đến các thành viên trong nội bộ tổ chức, doanh nghiệp; thông qua việc sử dụng các phương tiện như hội thảo, họp mặt, giao lưu, bản tin…; qua đó xây dựng và duy trì quan hệ hiểu biết và có lợi giữa chủ thể truyền thông và đối tượng công chúng nội bộ. 4 yếu tố làm nên thành công của hoạt động truyền thông nội bộ của một doanh nghiệp đó là: Tập trung vào khai thác các chiến lược kinh doanh đặc thù với lĩnh vực của tổ chức, doanh nghiệp; sử dụng ngôn ngữ phù hợp với công chúng nội bộ; có thể đo lường được hiệu quả; đảm bảo cách thức và thời gian phát hành cho công chúng dễ dàng tiếp nhận. 1.1.2. Truyền thông đại chúng Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của nhóm tác giả trường ĐHKHXH&NV Hà Nội chỉ ra: “Truyền thông đại chúng là một quá trình trao đổi thông tin mang tính chính trị xã hội, bày tỏ tư tưởng, quan điểm của chủ thể truyền thông tới đối tượng công chúng đông đảo và đa dạng, thông qua việc sử dụng các phương tiện được thiết lập cho mục đích truyền thông”. [7] 17 Theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững, nhìn từ phương tiện chuyển tải thông điệp, truyền thông đại chúng là “hệ thống các kênh truyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội để thông tin và chia sẻ tư tưởng, tình cảm, kỹ năng và kinh nghiệm…, nhằm lôi kéo và thuyết phục, tập hợp và tổ chức đông đảo dân cư tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra. Như vậy, truyền thông đại chúng bao gồm báo chí và các kênh truyền thông khác, như sách, điện ảnh, các phương tiện nghe nhìn, pa-nô, áp phích…” [8]. Theo PGS Trần Hữu Quang, truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (mass media) như báo chí, phát thanh, truyền hình. Cũng theo PGS Trần Hữu Quang, truyền thông trong nội bộ một cơ quan, một công ty, một tổ chức đoàn thể, hay một nhóm xã hội nào đó thì được gọi là truyền thông tập thể, chứ không phải truyền thông đại chúng [37, tr.16]. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1980, giới nghiên cứu truyền thông thế giới thường sử dụng khái niệm "phi đại chúng hoá" thông tin đại chúng. Đây có thể coi là một cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về công chúng. Người ta đã đưa ra dự báo về "sự chia nhỏ truyền thông", "thông tin đại chúng bị phi đại chúng hoá". Thành tựu mới của giai đoạn này là những phân tích sâu sắc về “giải truyền thông đại chúng” mà bản chất là quá trình chia nhỏ công chúng giữa các phương tiện truyền thông, là “truyền thông mới, chia nhỏ người xem” và chúng ta đang ở vào “thời đại của truyền thông nhóm nhỏ”. Điều này được hiểu là: nếu trước đây người ta truyền thông đồng loạt những thông tin cùng một chương trình đến với đông đảo công chúng thì nay xuất hiện nhu cầu đa dạng hoá thông tin đến từng nhóm nhỏ và những khả năng đáp ứng nhu cầu đó. "Ngày nay thay thế tình trạng mọi quần chúng đều nhận cùng những thông tin như nhau, các nhóm bị chia nhỏ hơn đang nhận và phát đi cho nhau những lượng lớn hệ hình ảnh của họ". Tình trạng này cũng đúng với nhận định của hai nhà nghiên cứu truyền thông nổi tiếng người Pháp là Philippe Breton và Serge Proulx trong Bùng nổ truyền thông - Sự ra đời một ý thức hệ mới. Công trình này được coi là “một cách nhìn mới đối 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan