Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bản sắc văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa...

Tài liệu Bản sắc văn hóa việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

.PDF
107
337
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- PHÙNG THU THỦY BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 HÀ NỘI, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- PHÙNG THU THỦY BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đặng Thị Lan HÀ NỘI, 2014 Lời cảm ơn Luận văn hoàn thành là kết quả của ba năm nghiên cứu và học tập tại Khoa Triết học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị khóa trước và các bạn trong lớp. Vì vậy, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của Khoa Triết học cùng toàn thể các học viên trong tập thể lớp Cao học Triết K19. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Đặng Thị Lan – người định hướng khoa học, hướng dẫn tận tình, luôn động viên, giúp đỡ hết mực, đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 24 tháng 8 năm 2014 Phùng Thu Thủy Bảng chữ viết tắt Nxb: Nhà xuất bản CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa UNDP (United Nations Development Programme): Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. ASEM (The Asia-Europe Meeting): Diễn đàn hợp tác Á–Âu. XHC: Xã hội chủ nghĩa. TBCN: Tư bản chủ nghĩa. UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization): Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc. IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế. WB (World Bank): Ngân hàng Thế giới. GATT (General Agreement on Tariffs and Trade): Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch. SEV: Hội đồng Tương trợ Kinh tế. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: .......................................................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .............................................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 9 6. Đóng góp mới của luận văn: .......................................................................................... 9 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: .................................................................. 10 8. Kết cấu của luận văn: ................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA ......................................................................... 11 1.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam ...................................................................... 11 1.1.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa ............................................................................... 11 1.1.2 Bản sắc văn hóa Việt Nam ................................................................................. 21 1.2 Toàn cầu hóa và tác động của nó đến bản sắc văn hóa Việt Nam ............................ 29 1.2.1 Khái niệm toàn cầu hóa và bản chất của toàn cầu hóa ..................................... 29 1.2.2 Tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắc văn hóa Việt Nam......................... 36 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................ 45 CHƢƠNG 2 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA – VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP ................................................. 46 2.1 Sự biến đổi của bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra ............................................................................................................................ 46 2.1.1 Sự biến đổi của bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa ................... 46 2.1.2 Những vấn đề đặt ra hiện nay trong sự biến đổi bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa ........................................................................................ 70 2.2 Một số nguyên tắc và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay ........................................................... 75 2.2.1 Nguyên tắc nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay ............................................................................... 75 2.2.2 Một số giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nước ta hiện nay.................................................................................. 81 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................ 91 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 95 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi theo xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên quy mô lớn. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu, “ngôi nhà” thế giới dường như trở nên nhỏ bé hơn. Đặc biệt, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn bão lốc cuốn hút hầu hết tất cả các cá nhân, quốc gia, dân tộc, châu lục và toàn thể nhân loại vào vòng xoáy vận mệnh của nó trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã chỉ ra: “Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển” [19, Tr 78]. Thực tế, toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như văn hoá, chính trị, xã hội và đang đặt ra nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự hội nhập và phát triển, đồng thời cũng là những thách thức lớn đối với vấn đề bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia. Hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa đã đem lại cho chúng ta cơ hội phát triển kinh tế, giao lưu, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc. Song bên cạnh đó, vấn đề xói mòn, hủy hoại các giá trị truyền thống, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc – đánh mất sức mạnh nội sinh to lớn, cũng là những bài toán khó được đặt ra trong tình hình mới hiện nay. Dòng chảy toàn cầu hoá cùng với những nghịch lý của nó mở ra những xu hướng vận động khác nhau cho các quốc gia, dân tộc thông qua sự giao lưu, nhất là sự giao lưu văn hóa. Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải 1 cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới. Theo đó, các nền văn hoá đang xích lại gần nhau hơn, tạo ra ảo biến hai mặt: dung hòa, thâm nhập, tiếp biến văn hóa và những sự xung đột, sự đồng hoá, hay sự “hoà tan” văn hoá, sự “nhạt nhòa” bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng do chính quá trình đó, nhiều lúc ta bắt gặp những đặc điểm của nước này trong nước khác, song, có thể nhận ra từng quốc gia bởi chính nét đặc sắc trong văn hoá dân tộc của họ. Bản sắc văn hóa là sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc mà chính mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cần nhận thức đúng về nó nhằm mang lại định hướng hoạt động đúng đắn góp phần phát huy nguồn sức mạnh này, đưa quốc gia, dân tộc đi lên một vị trí mới, phát triển hơn về mọi mặt. Toàn cầu hóa làm biến đổi bản sắc văn hóa, khiến bản sắc văn biến động theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều nhận thấy và áp dụng những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, phát huy những ảnh hưởng tích cực do toàn cầu hóa mang lại, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của nó. Việt Nam chúng ta cũng không thể nằm ngoài quy luật phát triển chung đó của nhân loại. Trong những năm qua, toàn cầu hóa ảnh hưởng sâu rộng tới chúng ta, mang lại những sự thay đổi tất yếu trên nhiều lĩnh vực. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt là sự đổi mới trong chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước, quá trình hội nhập, giao lưu đã được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hoá. Chúng ta đã tiếp thu những tinh hoa, nét tích cực của văn hoá các dân tộc trên thế giới để làm phong phú thêm cho nền văn hóa của mình. Tuy nhiên cũng chính những yếu tố “ngoại lai” đó đã phần nào làm mờ nhạt đi bản sắc văn hoá dân tộc. Sự thay đổi những chuẩn mực, hành vi đạo đức, lối sống thực dụng, những tệ nạn xã hội…và sự “quay lưng” với truyền thống, với quá khứ là một trong số những biểu hiện của thực trạng phai nhạt bản sắc văn hóa và xuống cấp về mặt đạo đức xã hội. 2 Phải khẳng định rằng, từ xưa đến nay bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió, thác ghềnh để không ngừng phát triển, lớn mạnh và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Đó là điểm tựa vững chắc để chúng ta đến với thế giới. Đúng như lời khẳng định: “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [14, Tr 16]. Văn hóa chính là vốn quý của chúng ta. Vì thế, để bảo vệ cái quý báu ấy cũng như để không đánh mất chính mình thì việc nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc trở thành một yêu cầu cấp bách. Đây không chỉ là điều kiện để phát triển lành mạnh con người và xã hội mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và tiến bộ của đất nước. Đảng và Nhà nước luôn nhất quán quan điểm xây dựng chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó, “văn hóa được coi là nền tảng của tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội” [18, Tr 51]. Trước tình hình đó, vấn đề bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa nói chung và việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa nói riêng là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và để góp thêm cơ sở cho việc chủ động đón nhận những thời cơ, khắc phục những thách thức đối với bản sắc văn hóa do toàn cầu hóa đem lại, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ Triết học của mình. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Vấn đề toàn cầu hoá, bản sắc dân tộc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề đã được nhiều tập thể, nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu ở những mức độ khác nhau. Có thể phân chia thành 3 nhóm công trình cơ bản sau đây: 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc - “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc”, Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996. Tác giả đề cập cộng đồng người Việt Nam trong quá trình lịch sử của mình đã tạo xây những giá trị văn hóa tư tưởng nuôi dưỡng tâm linh, tình cảm cho mỗi con người. Đó là những giá trị truyền thống được coi là hạt nhân căn bản của văn hóa dân tộc, là chất keo kết dính mỗi thành viên cộng đồng trong khối đại đoàn kết. - “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Tác giả vẽ nên bức tranh tổng quát về văn hóa Việt Nam, đề cập một số lĩnh vực văn hóa như văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và các vùng văn hóa Việt Nam. - “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Phan Ngọc, Nxb Văn học 2002. Tác gải làm rõ bề dày văn hóa của con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hóa, nề tảng của giao lưu quốc tế. Đồng thời đặt ra vấn đề bảo vệ và phát huy văn hóa trong cuộc tiếp xúc văn hóa hiện nay. - “Bản sắc văn hóa dân tộc”, Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa thông tin, 2003. Tác giả đề cập bản sắc và động lực phát triển của văn hóa, văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, tư duy triết học trong văn hóa truyền thống. - “Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tinh hoa của văn hóa nhân loại”, Phạm Minh Hạc, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1996. Tác phẩm khái quát căn bản về văn hóa và phát triển, khẳng định vai trò của văn hóa. 4 Ngoài các công trình đã nêu trên, còn có nhiều công trình, bài viết khác nghiên cứu về vấn đề này đăng trên các Tạp chí Triết học, Khoa học xã hội, Nghiên cứu lý luận, Nghiên cứu văn hóa dân gian… Nhưng do cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau mà ít có các công trình đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá ở nước ta hiện nay. Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra là phải đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu vấn đề này nhằm góp phần vào việc xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương 5 Khóa VIII, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X và XI của Đảng. 2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về những tác động của toàn cầu hóa đến bản sắc dân tộc - “Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá - vấn đề và giải pháp” của tác giả Chu Tuấn Cáp (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn quá trình phát triển của toàn cầu hoá cùng những tác động của nó, các tác giả trình bày quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, nêu lên thành công bước đầu, những hạn chế và bài học kinh nghiệm của nước ta. - “Toàn cầu hoá – cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển” của tác giả Đường Vinh Sường, Nxb Thế giới, 2004, là công trình nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích, tổng hợp quá trình phát triển, những đặc trưng cơ bản của toàn cầu hoá kinh tế, những cơ hội và thách thức đặt ra với các nước đang phát triển, đồng thời có sự liên hệ với Việt Nam trong quá trình đổi mới. - “Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của Nhà nước dưới tác động của toàn cầu hoá” của tác giả Phạm Thái Việt (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008). Trên cơ sở phân tích những tác động của toàn cầu hóa đến Nhà nước, tác giả đã trình bày sự điều chỉnh các thể chế bên trong của Nhà nước, xây 5 dựng thể chế bên trong của Nhà nước, xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường, các thể chế hỗ trợ xã hội dân sự, các thể chế hợp tác quốc tế. - “Toàn cầu hoá: những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hoá” của tác giả Phạm Thái Việt (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006) cũng đã đề cập đến những biến đổi trong đời sống chính trị quốc tế, những biến đổi trong đời sống văn hoá trong xu thế toàn cầu hóa. - “Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá” được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2001. Các bài tham luận đều tập trung làm rõ thực chất của toàn cầu hoá và những thách thức cũng như cơ hội của toàn cầu hoá đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đồng thời bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống đó trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Các công trình trên chủ yếu xem xét toàn cầu hoá dưới góc độ kinh tế, một vài công trình đã bước đầu nhìn nhận toàn cầu hóa với tư cách là một chỉnh thể bao gồm các mặt: kinh tế, văn hoá, xã hội... luôn tác động qua lại lẫn nhau, trong đó kinh tế giữ vai trò nền tảng. 2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về những biến đổi và giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. - “Bước đầu tìm hiểu sự biến đổi giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Hoàng Thị Ngát, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2006, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Khóa luận đề cập đến một số vấn đề lý luận về giá trị truyền thống Việt Nam, về toàn cầu hóa. Bước đầu khảo sát sự biến đổi một số giá trị truyền thống Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa. Sau cùng là đưa ra những giải pháp về kinh tế - xã hội, giáo dục, pháp luật nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong giai đoạn hiện nay. 6 - “Những cơ hội và thách thức đối với các giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Võ Hoàng Anh, Luận văn thạc sỹ triết học, năm 2007, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Luận văn khắc họa rõ toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó đến các giá trị truyền thống, cũng như giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa với những nội dung khá đặc sắc, sâu rộng, thiết thực. - “Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Mai Thị Qúy, Tạp chí triết học (số 6). - “Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta”, Nguyễn Văn Lý, năm 1999, Tạp trí triết học (số 24). - “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thái Nguyên hiện nay”, Lê Thị Kim Hưng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Luận văn khái quát một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trên sơ sở đó, luận văn tiếp tục trình bày thực trạng và một số kiến nghị giải pháp về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thái Nguyên hiện nay. Các công trình nghiên cứu trên đều đã đi vào khai thác song chưa cụ thể và hệ thống những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa, toàn cầu hóa, về sự biến đổi cũng như những giải pháp nhất định trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu tích cực của những người đi trước kết hợp với những tìm tòi, nghiên cứu của bản thân, trong luận văn này, tác giả cố gắng phân tích làm rõ hơn vấn đề sự biến đổi của bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và nêu ra một số giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận chung về toàn cầu hóa, bản sắc văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam, luận văn làm rõ sự biến đổi của bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ - Trình bày một số vấn đề lý luận về văn hóa, bản sắc văn hóa, nội dung bản sắc văn hóa Việt Nam. - Làm rõ sự biến đổi của những yếu tố cơ bản cấu thành nên bản sắc văn hóa Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Thứ nhất, đề tài có phạm vi rộng, xung quan vấn đề “Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” đã có nhiều công trình nghiên cứu theo các hướng khác nhau như: cơ hội và thách thức của bản sắc văn hóa Việt Nam; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam; vai trò của văn hóa trong hội nhập và phát triển…Luận văn tập trung phân tích và làm rõ sự biến đổi của bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa để từ đó nêu ra những giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 8 - Thứ hai, văn hóa và bản sắc văn hóa là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung phong phú. Tùy theo các góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu mà mỗi người lại xác định các yếu tố làm nên bản sắc văn hóa khác nhau. Luận văn đã lựa chọn và chỉ tập trung nghiên cứu một số giá trị văn hóa cơ bản làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam như: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân ái, ý thức cố kết cộng đồng, truyền thống hiếu học, kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc. - Thứ ba, phạm vi thời gian: luận văn khảo cứu, xem xét sự biến đổi của bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, giới hạn từ khi đổi mới (từ năm 1986) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Luận văn lấy phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng, đồng thời dựa trên những nguyên lý cơ bản của của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội để phân tích, luận chứng sự biến đổi của bản sắc văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn còn dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến toàn cầu hóa, văn hoá, chính sách văn hóa, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử như: phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch, đối chiếu, so sánh… 6. Đóng góp mới của luận văn: Luận văn phân tích và luận giải, làm rõ hơn sự biến đổi của bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay dưới góc độ triết học. 9 Luận văn đi từ sự phân tích thực trạng biến đổi, những vấn đề đặt ra đến nêu những nguyên tắc và giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá trong quá trình toàn cầu hoá ở nước ta hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm sáng tỏ lý luận về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc và vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, góp phần khẳng định vị thế của văn hóa cũng như mối quan hệ biện chứng giữa toàn cầu hóa và vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn: Triết học, Văn hóa học, Dân tộc học…và những ai quan tâm đến vấn đề bản sắc vắn hóa Việt Nam, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa… 8. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và 4 tiết. 10 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 1.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam 1.1.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa 1.1.1.1 Khái niệm văn hóa Lịch sử phát triển của văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Khi con người xuất hiện thì lịch sử văn hóa cũng bắt đầu. So với lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa, thuật ngữ văn hóa xuất hiện muộn hơn. Đến thời cận đại từ “Văn hóa” mới trở thành một thuật ngữ khoa học. Văn hóa là khái niệm được dùng phổ biến trong đời sống xã hội, thuật ngữ này không những có nhiều nghĩa trong ngôn ngữ hàng ngày mà còn trong các nghành khoa học khác nhau. Việc xác định nội hàm khái niệm này còn nhiều ý kiến, vì trên thế giới hiện nay, có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Song, về cơ bản đều thống nhất coi văn hóa là những gì mà con người sáng tạo để hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội trong quá trình lao động, hoạt động thực tiễn. Các giá trị chuẩn mực đó tác động, chi phối, điều chỉnh đời sống tâm lý, hành vi, đạo đức và các hoạt động trên mọi lĩnh vực có sự hiện diện của con người. Lược khảo một số quan niệm tiêu biểu về văn hóa trong lịch sử, chúng ta bắt gặp những quan niệm trước Mác, quan niệm mac-xit, những quan niệm của các nhà khoa học cận và hiện đại, quan niệm của tổ chức UNESCO, quan niệm của Hồ Chí Minh…với những nội hàm đúng đắn, có giá trị nhất định. Những quan niệm trước C.Mác về văn hóa cũng khá đa dạng. Phương Đông với điển hình là Trung Quốc, từ cổ đại đến cận đại, đều cho rằng văn hóa là chế độ, văn trị, giáo hóa, lễ nhạc, điển chương. Điển hình như Lưu 11 Hướng cũng từng đề cập: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức, sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng đến võ đối phó với kẻ không phục tùng, giáo hóa bằng văn mà không chịu thay đổi thì sau mới trừng phạt. Văn hóa ở đây là giáo hóa đối lập với vũ lực”. Ở phương Tây, thời cổ đại, coi văn hóa với tư cách là một từ, đã xuất hiện từ trước Công nguyên trong ngôn ngữ Latinh (từ nghĩa khai khẩn, vỡ hoang đất đai… mở rộng sang cày cấy, gieo trồng, chăm sóc…và thêm “vun trồng tinh thần”). Thời kỳ Phục hưng thế kỷ XV – XVI, văn hóa có thêm nghĩa chỉ năng lực sáng tạo của con người, đề cao con người. Cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học, khái niệm văn hóa mở rộng ra các lĩnh vực khác nhau như: xây dựng thể chế, cải tạo xã hội, thành đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học xã hội nhân văn như: Nhân loại học, Dân tộc học, xã hội học… Các nhà khai sáng Pháp cũng quan tâm đến văn hóa và có những quan niệm mới, khác về văn hóa (Vonte dùng khái niệm văn minh để miêu tả các thời kỳ phát triển của khoa học, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, nhà nước., Rútxô quan niệm văn hóa là hiện tượng xã hội…). Sang thế kỷ XIX, từ nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau các nhà khoa học hướng tới xác định văn hóa như đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học độc lập. Năm 1871, E.B.Tylor công bố công trình văn hóa nguyên thủy, coi văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cùng với những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Những quan niệm sau C.Mác, của các nhà khoa học về văn hóa đề cập đến rất nhiều định nghĩa văn hóa. Chẳng hạn, theo nhà ngôn ngữ học người Pháp Jacques Derida: Văn hóa chính là cái tên chúng ta đặt cho điều bí ẩn không cùng với những ai ngày nay đang tìm cách suy nghĩ về nó… Năm 12 1982, tại Mêhicô, Hội nghị thế giới về chính sách văn hóa vì sự phát triển đã nêu ra định nghĩa: “Theo nghĩa rộng, ngày nay văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm được đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị truyền thống và tín ngưỡng”[77, Tr.23] .Trong định nghĩa này, văn hóa được quan niệm là toàn bộ các giá trị tinh thần nhưng nhấn mạnh đến đặc điểm có khả năng đặc trưng cho một xã hội hoặc một cộng đồng người. Điều đó có nghĩa là trong quan hệ xã hội, trong phát triển phải tôn trọng bảo tồn và phát huy những đặc điểm có tính riêng biệt đó. Về căn bản, có thể liệt kê dưới đây ba định nghĩa nổi bật nhất, đó là định nghĩa của chủ nghĩa Mác- Lênin, của UNESCO và của Hồ Chí Minh. Trong thập kỷ thế giới vì sự phát triển văn hóa (1988 – 1997), Phederico Mayo – Tổng giám đốc UNESCO lúc đó đưa ra quan niệm: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này tiếp cận văn hóa dưới góc độ hoạt động và văn hóa là hệ thống giá trị chuẩn mực đồng thời nhấn mạnh đặc tính dân tộc của văn hóa. UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Nó không những là yếu tố nội sinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu động lực cho sự phát triển xã hội. Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cách riêng của một xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác. Với ý nghĩa đó, văn hoá có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần hay trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hội, trong thái độ đối với thiên nhiên. 13 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nền tảng của lịch sử là hoạt động lao động của con người và quá trình con người sáng tạo ra lịch sử cũng là quá trình con người sáng tạo văn hoá, văn hóa bắt nguồn từ lao động. Những quan niệm về văn hóa được trình bày trong nhiều tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”(1844), “Góp phần phê phán khoa Kinh tế chính trị”(1859), “Nguồn gốc của gia đình,của chế độ tư hữu và Nhà nước”(1884)… C.Mác viết: “Chúng ta buộc phải bắt đầu bằng việc xác định tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất. Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà (hiện nay cũng như hàng ngàn năm về trước) người ta phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ, chỉ nhằm để duy trì đời sống con người”[8, Tr 39 - 40]. Theo C.Mác, khởi điểm của hành vi trong lịch sử là văn hóa. Văn hóa là hành vi quan trọng trong quá trình sản xuất vật chất, là cái để con người phân biệt với con vật. “Con vật chỉ xây dựng theo kích thước và nhu cầu của loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vào đối tượng; do đó con người cũng xây dựng theo quy luật của cái đẹp”[9, Tr 137]. Bàn đến văn hoá và sự phát triển của văn hoá, chủ nghĩa Mác còn thừa nhận, với tư cách là một hệ giá trị, văn hoá bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử, bởi năng lực thực hiện “ lực lượng bản chất người”. Mỗi bước tiến của lịch sử là một bước tiến tương ứng của văn hoá. Như vậy có thể nói việc con người tạo ra “thiên nhiên thứ hai” theo quy luật của cái đẹp là cái thuộc tính bản chất, quy định cái văn hoá trong hoạt động của con người. Nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát triển con người thì văn hoá là cái nôi thứ hai. Nếu tự nhiên là cái quyết định sự tồn tại của con người với tư cách là 14 một thực thể sinh vật thì văn hoá là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất người gắn liền với các hoạt động sống của con người. Con người là thước đo của mỗi giá trị, còn văn hóa là thước đo nhân tính, sự sáng tạo và thái độ của con người trước hiện thực. Quan niệm của Mác, Ănghen về văn hóa đã được Lênin kế thừa và phát triển. Ông đề ra nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới: tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại trong văn hoá; xác định sự nghiệp văn hoá là một bộ phận trong guồng máy cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. xác định tính kế thừa biện chứng của sự phát triển văn hóa, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong văn hóa. Ở đây, Lênin đã hiểu văn hóa theo nghĩa rộng, là những giá trị chung nhất, tồn tại và phát triển qua nhiều chế độ xã hội, nhiều giá trị có ý nghĩa vĩnh hằng, văn hóa luôn gắn liền với sự phát triển và toàn diện con người, hoàn thiện xã hội. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hóa đã được chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, văn hóa không chỉ bao gồm kết quả của sự sáng tạo mà còn là phương thức sử dụng những thành quả đó: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[61, Tr 431]. Quan điểm đó của Người đã khái quát được nội dung rộng nhất của phạm trù văn hoá, chỉ ra văn hoá không chỉ bao hàm các hoạt động tinh thần của con người mà còn bao hàm trong đó cả những hoạt động vật chất, những giá trị tinh thần và phương thức sinh hoạt của con người. Người cũng chỉ ra nguồn gốc sâu xa của văn hoá đó chính là nhu cầu sinh tồn của con người, với tư cách là chủ thể hoạt 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan