Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Bạn có biết bệnh mộng du không?...

Tài liệu Bạn có biết bệnh mộng du không?

.PDF
4
167
144

Mô tả:

Bạn có biết bệnh mộng du không? Mộng du là tình trạng một người đi lại trong giấc ngủ hoặc tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Hãy cũng tìm hiểu bệnh mộng du qua bài viết dưới đây Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ mới biết đi. Tuổi hay gặp nhất là từ 3 đến 7 tuổi. Người lớn có thể hoặc có ảo giác hoặc ăn trong lúc đang đi. Rất khó đánh thức người đang mộng du như vậy, họ có thể tấn công người đánh thức mình. Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh có thể trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ NREM (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên. 1. Nguyên nhân gây mộng du Ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng được nhiều chuyên gia tâm thần kinh đề cập đến là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du. Ở người lớn, tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ. Ở người già có thể là biểu hiện của bệnh não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não. 2. Triệu chứng bệnh mộng du Mộng du đơn giản: người ta chia 2 trường hợp hành vi. - Trường hợp thứ nhất, trẻ em hoặc người lớn ngồi ngay trên giường vừa nói vừa có những động tác quờ quạng, thỉnh thoảng họ lại nói. - Trường hợp thứ hai người mộng du đứng dậy đi quanh quẩn trong phòng sau đó lại quay về giường ngủ tiếp. Người mộng du vẫn mở mắt, và cái nhìn của họ thẫn thờ. Nếu có ai đó nói chuyện với họ họ có thể trả lời chính xác, thậm chí có thể làm theo lệnh. Nhưng người mộng du rất dễ bị kích thích, càu nhàu nếu chúng ta hỏi họ quá lâu. Đôi khi họ có thể làm những hành động như di chuyển đồ vật, bước xuống cầu thang, làm bể kính, lục tìm trong tủ lạnh, ăn uống, rửa chén, hay đi tiểu tiện ở một gốc nào đó, người lớn có thể lái xe hơi ra đường. Trừ trường hợp này, loại mộng du này không nguy hiểm, diễn ra tối đa 1 lần mỗi tháng, kéo dài trong 10 phút. Mộng du có xu hướng biến mất trong vài tháng hoặc đến tuổi dậy thì. Nếu người mộng du có những hành động nguy hiểm đối với họ hoặc những người xung quanh chúng ta xếp họ vào loại 2. Mộng du có nguy cơ: Đây là dạng nặng hơn của mộng du đơn giản. Mộng du kéo dài hơn 10 phút và lặp đi lặp lại 2-3 lần/tuần, người mộng du có những hành động nguy hiểm. Chẳng hạn người mộng du có thể cầm dao, có những hành động bạo lực, có thể tự gây tổn thương cho chính họ và những người xung quanh, người mộng du có thể bị té ngã và họ có ý định trèo qua cửa sổ. - Loại thứ 3 của mộng du có tên là khiếp sợ: Những cơn đầu tiên của người mộng du loại này có thể xuất hiện trước 6 tuổi hoặc sau 10 tuổi và kéo dài đến lứa tuổi dậy thì. Cơn khởi phát rất sớm sau khi ngủ. Người mộng du trong trạng thái vô thức và trong trạng thái khiếp sợ, họ có thể nằm tại chỗ không đi, hét rống lên trong đêm, nhịp tim tăng, nhịp thở tăng và hoạt động của cơ cũng tăng. Vỏ não của họ cũng đang trong giấc ngủ chậm và sâu, mộng du có thể xảy ra nhiều lần trong đêm. 3. Phòng ngừa bệnh mộng du Bệnh nhân thường gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác... Để giữ an toàn cho người bệnh, nên để phòng ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa được đóng cẩn thận. Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa. Khi đó, cần đưa người bệnh trở lại giường và không nên cố gắng đánh thức vì có thể làm họ bị kích động. Để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc. Với trẻ em, nên nhẹ nhàng đưa trở lại giường, trước đó nên đưa vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ này. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường, đừng trông đợi trẻ thức tỉnh trước khi trở lại giấc ngủ bình thường. Cần giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du. Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Nếu con bạn thường bị mộng du, cần ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa. 4. Điều trị bệnh mộng du Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác... Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó. Theo MinMin.VnDoc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng