Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài viết về tác phẩm “balzac và cô bé thợ may trung hoa”...

Tài liệu Bài viết về tác phẩm “balzac và cô bé thợ may trung hoa”

.DOCX
4
280
82

Mô tả:

Bài viết về tác phẩm “balzac và cô bé thợ may trung hoa”.docx
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Mã số sinh viên: 0856010219 BÀI VIẾT VỀ TÁC PHẨM “BALZAC VÀ CÔ BÉ THỢ MAY TRUNG HOA” Đới Tư Kiệt, một nhà văn trung quốc đã làm một "cuộc cách mạng" ngoạn mục trong làng xuất bản Pháp năm 2000 với cuốn tiểu thuyết đầu tay Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa. Cuốn sách ngay lập tức trở thành bestseller và đoạt 5 giải thưởng văn học, trong đó có giải La Rochefoucauld 2000 và giải Roman d'évasion. Tiểu thuyết đã được xuất bản ở 32 nước trên thế giới. Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa đã tái hiện lại sự tàn khốc của Đại cách mạng văn hóa. Đó là một cánh cửa hướng tới những tư tưởng tự do, thoát khỏi cuộc cách mạng văn hóa đầy khắc nghiệt và cũng có thể là thủ đoạn gạt bỏ Vệ binh Đỏ đang tuột khỏi vòng kiểm soát của Mao Trach Động với những quan niệm cải cách thụt lùi: Đóng cửa tất cả các trường Đại học và bắt học sinh tốt nghiệp phải về thôn quê để được “cải tạo bởi bần nông”. Những trí thức, thậm chí có người chưa thật sự trở thành tri thức như nhân vật Lạc và nhân vật tôi cũng bị đẩy về nông thôn, bị lao động cải tạo và phải sống trong những điều kiện vô cùng thiếu thốn và khắc nghiệt hơn bao giờ hết “Ngôi nhà này là tài sản chung của làng và không xây để ở. Bên dưới, giữa cột chống sàn, là chuồng heo nhốt một con heo nái mập mạp – cũng là tài sản chung của làng”, “suốt những năm cải tạo, ngôi nhà sàn hoàn toàn không có đồ đạc…”. Trước đó, tất cả các môn học thiết thực như Toán học, Lý và Hóa học đều bị loại khỏi chương trình, sách giáo trình thì được thay thế bằng những cuốn sách tầm thường khác được chính quyền Mao chấp nhận, còn lại đều bị cấm hết. Các bác sĩ, các nhà văn có năng lực thật sự chỉ cần có một lời nói hay hành động thiếu sót không đáng kể cũng bị khép vào tội là “kẻ thù trong nhân dân”. Điển hình trong tác phẩm Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa đó chính là người cha của Lạc - một nha sĩ nổi tiếng đã từng chữa răng cho Mao chủ tịch chỉ vì nói ra sự thật đó mà bị bắt giữ và coi là tội tiết lộ bí mật quốc gia, là tội phản động. Hơn hết, bọn chính quyền khi bắt giữ cha Lạc lại bắt ông khai nhận là đã ngủ với y tá chứ không phải tội danh ông nói tới tên Mao chủ tịch cùng với tên của Tưởng Giới Thạch và tiết lộ bí mật chữa răng cho Mao… Sau đó, nha sĩ có tài được thay thế bằng những nha sĩ nhổ răng sâu không nhổ đi nhổ răng lành. Một nha sĩ không phân biệt được răng nào hư răng nào lành như nha sĩ ở bệnh viện huyện đã chữa cho trưởng làng trên núi Phụng Hoàng thì thật đáng e ngại. Rồi tất cả nền y học Trung Quốc sẽ đi về đâu với những con người dốt nát như thế? Bên cạnh đó, tất cả mọi hành động và lời nói của những người đi cải tạo cũng luôn bị soi mói và bắt bẻ. Người dân nông thôn không có học thức mà chỉ biết tới Mao chủ tịch, coi Mao chủ tịch như một vị thánh mà mà ai phải theo, phải nghe lời. Một cây vĩ cầm trở thành một món đồ chơi tư sản, đến một bản sonata cũng bị biến thành Mozart Tưởng Nhớ Mao Trạch Đông. Hành động, lời nói của con người bị chi phối, thực tế sự thật cũng bị đảo lộn. Trong tác phẩm còn hiện lên nhân vật Bốn Mắt cỉa biến những bài dân ca bình dị, dân giã thành những bài ca ca ngợi giai cấp vô sản cũng như ca ngợi đường lối của Mao trạch đông ở Trung Quốc bấy giờ. Qua đó ta thấy rằng việc sưu tầm, giới thiệu sáng tác văn học bị tình hình chính trị chi phối nặng nề: “Hãy kể cho tôi: Lũ chí giận tư sản, Chúng sợ gì? Chúng sợ làn sóng vô sản sục sôi.” Ngoài ra, tất cả các loại sách hay đều bị cấm, nếu ai tàng trữ, kể cho người khác nghe về văn học phương Tây có thể bị đi tù. Đó là hình ảnh của Bốn Mắt có một va li sách về các tác gia nổi tiếng của phương Tây mà phải giấu, phải đem đi chôn, khi mất thì đành ra đi mà không dám báo mất sợ bị khép vào tội tang trữ sách cấm. Xuyên suốt truyện là niềm khát khao, thèm sách của những con người bị đày ải. Bất chấp tất cả, thậm chí chấp nhận đi ăn trộm, sợ bị phát giác tội sẽ nặng hơn mà Lạc và nhân vật tôi vẫn làm để được đọc sách. Cha của cô bé thợ may thì say sưa nghe kể chuyện trong sách tới mức không muốn ngủ… Nỗi khát thèm khát này làm người đọc nghĩ đến chính sách ngu dân, ngu để trị... Với những chính sách của mình, chính quyền Mao Trạch Đông cũng biến con người trở nên giả dối hơn. Ở nông thôn, người ta không được tự ý giết mổ trâu bò vì sợ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Nhưng không ai ngờ rằng, người ta có thể nghĩ ra cách đẩy trâu xuống vực như một tai nạn để tránh khỏi sự tai họa ở trên giáng xuống như trong Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa đã nói tới. Trưởng làng, trưởng thôn - những con người có chức trách nhỏ ở nơi hẻo lánh, không có học hành tử tế cũng biết nhân hối lộ của mẹ con Bốn Mắt để tiến hành giết trâu ăn mừng, biết lấy tội kể chuyện sách cấm để uy hiếp người khác như trưởng làng uy hiếp Lạc chữ răng cho ông. Vậy thử hỏi ở trên tỉnh, trên thành phố với những nhà lãnh đạo - những con người tinh ranh hơn, khôn lỏi hơn, học thức hơn sẽ như thế nào? Một bộ mặt nghèo nàn, lạc hậu của nông thôn Trung Quốc. Với những hủ tục lạc hậu như chữa bệnh sốt rét mà cúng bái, tế ma quỷ, làm việc trong mỏ than mà có hàng ngàn người đã chết vì không đảm bảo an toàn, chuyên chở mọi thứ bằng sức người… Mà lại là nơi cải tạo những con người văn minh không khác nào muốn đất đất nước trở về với lạc hậu, bảo thủ, nguyên sơ không bắt kịp với tiến bộ của thời đại. Trong tác phẩm Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa chi tiết để lại ấn tượng nhất có lẽ là câu nói của cô bé thợ may mà lạc nói lại đó là “ vẻ đẹp của phụ nữ là vô giá”. Lạc là một chàng trai thành phố, với sự thông minh, lanh lẹ, không biết là sai lầm hay đúng đắn, Lạc muốn cải hóa cô gái miền sơn cước này, từ một cô gái mộc mạc thành cô gái tinh tế, hiện đại. Ngày ngày, Lạc đọc sách và kể chuyện cho cô gái, trong khi cô ngồi may vá. Những tác phẩm của Balzac dạy cho cô ấy ý thức một điều: "sắc đẹp của phụ nữ là kho tàng vô giá". Cô gái nghĩ rằng, mình với vẻ đẹp như vậy, cần phải tìm đến một nơi hiện đại hơn với những con người hào nhoáng hơn. Chàng thanh niên đem tất cả tâm huyết của mình để biến cải người mình yêu, làm cho cô ấy tinh tế hơn, văn minh hơn, nhưng cuối cùng lại mất người yêu, đau đớn đốt tất cả những tiểu thuyết mà mình phải đánh đổi bằng tính mạng mới có được. Đới Tư Kiệt với tác phẩm Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa không chỉ viết về tác hại của cuộc cách mạng Văn hóa mà còn mang tới thông điệp về “vai trò của văn học trong việc hình thành nhân cách của tuổi trưởng thành là rất mạnh mẽ và quyết liệt, vẻ đẹp của nó cũng như tính biểu tượng của nó khi đặt vào danh sách những điều bị cấm đoán của thời kì cách mạng văn hóa”. Sách đã làm biến đổi tư tưởng, suy nghĩ của cô bé thợ may trung hoa vốn không biết gì mà chấp nhận từ bỏ tất cả, bao gồm cả người cha - người thân duy nhất của cô, mãi mãi không được trở về nhà và cả tình yêu ngọt ngào cùng với người cô với Lạc – người mà cô đã trao cả sự trinh nguyên của mình để tìm tới chân trời mới, để thay đổi cuộc sống của mình. cô bé thợ may đã nhận ra giá trị của bản thân mình trong những trang sách của Banlzac. Và nếu tất cả mọi người Trung Quốc còn mê muội lúc bấy giờ nếu được tiếp xúc, được đến với Banlzac hay xa hơn là với sách chắc hẳn cũng sẽ như cô bé thợ may, sẽ tiến bộ hơn, hiện đại hơn và họ sẽ nhận ra giá trị của bản thân mình chứ không chập nhận sống một cách vô vị, nhàn tản như trước nữa. Phải chăng chính quyền Mao Trạch Đông cấm tàng trữ sách bởi họ sợ rằng, nếu cho người dân tiếp xúc với sách, với tư tưởng tiến bộ, họ sẽ giống như cô bé thợ may, sẽ bỏ tình yêu ngọt ngào trong nghèo đói, lạc hậu, để tìm đến chân trời mới? Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa để lại nỗi ám ảnh, suy tư về chuyện của từng cá nhân và cả về những vấn đề lớn lao của lịch sử
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan