Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử Bài văn mẫu tranh giành và nhường nhịn...

Tài liệu Bài văn mẫu tranh giành và nhường nhịn

.DOC
52
4998
50

Mô tả:

1 1 Bàn luận về tranh giành và nhường nhịn - bài văn mẫu Sống trên đời cần có một tấm lòng, điều này ai cũng biết và ai cũng đã từng nghe nhưng không phải ai cũng biết cách trãi lòng ra với những người xung quanh! Có người không bao giờ nhường nhịn người khác cho dù đó có là anh em họ hàng với mình đi chăng nữa! Người xưa thường nói một điều nhịn, chín điều lành” thế nhưng ngày nay nhường nhịn đã trở thành mỹ biến gần như biến mất trong tâm thức khá nhiều người! Trong một lần ghé vào tòa án để thăm một người bạn cùng trường vừa được bổ nhiệm làm thư ký tòa án, nghe bạn kể về ba anh chị em ruột kiện nhau ra tòa vì bốn trăm mét vuông đất mới chợt nhận ra con người ngày nay vụ lợi quá, vô tâm và ganh ghét nhau nhiều quá! Ba anh em, ba mảnh đời bất hạnh, bất hạnh vì họ không biết nhường nhịn nhau để đến nổi tan đàn xẻ nghé, bất hạnh vì họ đã quên mất câu anh em như thể tay chân”! Với họ giờ dây đồngtiềnmạnhhơntìnhnghĩa! Nhường nhìn là một mỹ đức mà người Việt xem trọng trong những đức tính quý báu của con người! Nhưng giờ đây người ta cạnh tranh nhau, lừa gạt nhau, khiến cho nhau phải táng gia bại sản mới hài lòng! Nhường nhịn ngay đến trong gia đình còn khó tìm kiếm huống gì trong xã hội với vô vàn những con người xa lạ! Sự cạnh tranh gay gắt của xã hội hiện đại đã khiến cho lớp trẻ không còn học được tính cách nhường nhịn lẫn nhau như thửa trước nữa! Giờ đây ra đường lỡ tông xe vào người khác thì lập túc phải nói lời xin lỗi tiếp đến là móc ví ra đền! Nếu không may gặp phải người cố chấp bảo thủ và ngang ngạnh rất có thể xảy ra xô xát! Nhiều vụ giết người xảy ra chỉ vì một cú va chạm nhẹ của những người đi đường! Đó là gì nếu như không phải là thái độ hung hãn, không biết nhường nhịn người khác của những người chỉ biết tranh giành với người! Chúng ta không phải lúc nào cũng cần nhường nhịn người khác nhưng không nhất thiết phải tính toán với nhau quá cặn kẽ! Làm như vậy không chỉ mất đi vẻ đẹp của nhân tính con người mà còn khiến cho khoảng cách con người ngày càng xa nhau hơn! Bạn có thấy rằng sau khi bạn nhường người khác một bước họ sẻ vui vẻ mà giảng hòa với bạn! Tình bằng hữu cũng được cải thiện đáng kể! Khi gặp một vấn đề nào đó khó giải quyết chỉ cần hai bên nhường nhau một chút là có thể hóa giải được những mâu thuẫn lớn! 2 Không ai có thể sống cả đừi bằng cách đi tranh giành với người khác cả bởi vì gieo nhân nào sẽ gặp quả nấy! Học cách nhường nhịn nhau để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn bạn nhé NghịluậnXH“Tìnhthươnglàhạnhphúccủaconngười” Có bao giờ bạn tự hỏi: “Chúng ta đã đối xử thế nào với mọi người xung quanh?” hoặc “Bạn cảm thấy thế nào nếu đối xử tốt với ai đó?”. Có thể bạn sẽ thấy vui vì “Tình thương là hạnh phúc của con người”. “Tình thương” là thứ tình cảm mà khiến chúng ta muốn quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác. Còn “hạnh phúc” là tâm trạng vui sướng khi đạt được điều mình muốn hay khi mang lại hạnh phúc cho người khác. Khi bạn làm cho ai đó một việc gì mà việc làm đó xuất phát từ tình thương chân thành trong trái tim, bạn sẽ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc. Vậy nên mới có quan niệm “Tình thương là hạnh phúc của con người”. Tình thương không phải là điều gì xa xôi, khó đạt tới. Bạn hãy thử nhìn xung quanh mình xem. Tình thương yêu hiện diện khắp nơi quanh chúng ta đấy! Những ai có gia đình sẽ cảm nhận được tình thương yêu từ người thân trong gia đình như cha mẹ, ông bà, anh chị em… Tình yêu gia đình là tình yêu bền vững nhất. Những ai được cắp sách đến trường sẽ cảm nhận tình thương giữa bạn bè, tình thương của thầy và trò. Tình thương này làm cho mỗi người ấm áp hơn, tươi vui hơn, có động lực để học tập, xây dựng tương lai cho bản thân. Ngoài ra còn có tình thương cho những người nghèo khổ, những người không may mắn trong xã hội. Tình cảm này thúc đẩy chúng ta giúp đỡ nhau, tạo nên sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong xã hội. Cuộc sống sẽ hạnh phúc biết bao nếu chúng ta được sống trong tình yêu thương của mọi người. Tuy nhiên chúng ta không nên chỉ nhận tình thương mà còn phải học cách cho đi nữa. Yêu thương người khác cũng là yêu bản thân mình. Chính vì vậy con người hạnh phúc nhất là khi cho đi tình thương và được đáp trả lại tình yêu thương từ người khác. Tình thương sẽ là thứ tình cảm đáng quý nếu nó được thể hiện đúng chỗ, đúng mục đích. Có những tình thương không những không mang lại hạnh phúc mà thậm chí còn mang bất hạnh cho người mình thương yêu. Điển hình là có những bậc cha mẹ vì quá yêu thương con, cưng chiều con cái quá mức đã vô tình làm hư con mà dẫn đến bất hạnh cho cuộc sống của chúng sau này. Hay như việc lợi dụng tình thương của người khác để ỉ lại, giả dạng hành khất, lười nhác không chịu lao động, sống bằng đồng tiền bố thí của người khác. Những phần tử đó chỉ góp phần làm băng hoại xã hội mà thôi. Như vậy để yêu thương đúng cách cũng không phải dễ. Chúng ta cần rèn luyện thói quensuy nghĩ, hành động đúng đắn để không biến tình thương thành thuốc độc bạn 3 nhé! Tình thương là thứ tình cảm thiêng liêng và tốt đẹp nhất cùa con người. Nếu bạn cho đi tình thương mà không được đáp lại thì cũng đừng vội buồn mà hãy vui lên, vì khi đó bạn đã có một tình cảm lớn lên trong trái tim mình. 2 TÌNH THƯƠNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA CON NGƯỜI “Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống… đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn,thử thách đó chính là tình yêu thương”. Sự ân cần, ấm áp cảu tình thương thật đẹp! Với tình thương đó,chúng ta có thể chia sẽ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:” Tìnhthưonglàhạnhphúccủaconngười”. Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tình thương nhưng nhìn chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành cảu trái tim, nó vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì mà tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau. Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con ngừoi luôn phải chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch “Mùa hè xanh”, "Hoa phượng đỏ" để giúp đỡ những người kém may mắn.Các bạn không quản khó khăn để mangcon chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa. Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, ngừoi cha, người ông, người bà, … đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệ từ bạn bè, gia đình đến xã hội. Thế nhưng tấm huy chưong nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu 4 chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất. Không những thế, cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiều người tình yêu thương vô bờ đối với mọi người xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ.Những người đó chỉ biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đến bất cứ ai. Họ không hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương để giúp đỡ những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời. Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi ngừoi. Vì như ta không những hạnh phúc đến cho mọi ngừơi, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người 3 VẤN ĐỀ "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO" TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI NGÀY NAY I.Mởbài. Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là “Tôn sư trọng đạo”. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãycùngbànluận. II.Thânbài. 1.Giảithích. - Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. - Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho 5 chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,... 2.Phântích,chứngminh,bìnhluận. a.Phântích. “Tôn sự trọng đạo” chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như: + “Không thầy đố mày làm nên” – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó. + “Học thầy không tầy học bạn” – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta. Vìthếdângianlạicócâu: + “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư” - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một đường, tất sẽcóngườilàbậcthầycủata. Vàvìthếcâunóisaumớicóýnghĩa: + “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : “Tôn sư trọng đạo”. Và vì thế: “Trọng thầy mới được làm thầy” - có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thểlàmthầygiỏiđược. Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: “Tôn sự trọng đạo” là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy,tôntrongđạohọc. 6 b.Chứngminh. -Lấychínhkinhnghiệmcủabảnthânmình. -Bằngnhữnghiểubiếtvềvấnđềnày: + Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầylớptrướcmàdanhtiếnglưutruyềnmãimãi. Như thầy Lý Công Uốn đời nhà Lý, thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An. Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,... Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta. c.Bìnhluận. Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập... Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,... 3.Mởrộng. III.Kếtluận. - Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ “Tôn sư trọng đạo” . 7 -Bàihọcbảnthân. . “Tôn sư trọng đạo” không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một ttuyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào “Tôn sư trọng đạo” vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh. Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: Muốn Muốn sang con hay thì chữ bắc thì cầu yêu lấy Kiều thầy Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một. Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày 8 đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án nhữnghọcsinhđó. “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học. Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa. 3 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO "Bồngbồngmẹbếconsang Đòdọcquancấm,đòngangkhôngchèo Muốn sang thì Muốn con hay chữ bắc thì Cầu yêu lấy Kiều thầy" Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con 9 đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò đục quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức. Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát. Hai cặp lục bát đã thấm vào lòng chúng tôi từ thuở còn nằm nôi, chính là một trong những lời ru - ca dao - tục ngữ cài đan, *****g ghép, tạo nên sự đa thanh, đa nghĩa, biểu cảm lạ lùng. So với nhiều câu tục ngữ nói về thầy (không thầy đố mày làm nên, một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy, cơm cha, áo mẹ công thầy..v..v..) hai câu này mượt mà duyên dáng hơn. Trong hình thức lục bát, nối tiếp tự nhiên từ hai câu ca dao giàu âm thanh (bồng bồng), hình ảnh (mẹ bế con đò dọc, đò ngang, cầu kiều...), tuy là lời ru lúc ẵm con mà chở nặng lời mẹ dạy con từ sớm, từ xa, người ta có thể truyền trao kinh nghiệm sống, ứng xử, nhưng để có học thức, có vǎn hoá, (hay chữ) nhất định không thể thiếu được vai trò của ông thầy. Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu. Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, "Không thầy đố mày làm nên", thậm chí "dốt nát đến đâu, học lâu cũng biết". Ở đây từ "thầy" chỉ có nghĩa người dạy học (thầy đồ, thầy giáo) - tấm gương mẫu mực. sáng ngời về đạo đức, học thức. Muốn thành người, muốn chữ tốt vǎn hay ắt phải tìm đến với thầy. Ở xứ sông nước này, bắc cầu cũng cần như cần ǎn, học, làm lụng (chính nhà giáo - nhà thơ hiền triết Nguyễn 10 Bỉnh Khiêm cũng đã bắc hai chiếc cầu Nghênh Phong và Trường Xuân khi lui về ở ẩn). Thế kỷ này con cháu bắc cầu qua sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Hương rồi sẽ qua sông Tiền, sông Hậu. Muốn sang sông phải biết bắc cầu. Muốn học hành thành đạt, phải yêu quí sự uyên bác và lòng yêu trẻ của thầy. Cái lý tự nhiên giản đơn là vậy. Cả hai câu đều kết cấu theo kiểu quan hệ điều kiện - giả thiết: Muốn A thì B. Nhưng kết luận sau thiên về giá trị tinh thần (yêu thầy). Từ "lấy" trong "lấy thầy" không bao giờ hàm ý "lấy làm chồng", mà chỉ biểu thị hướng của hành động nhằm mang lại kết quả thiết thực. Tất nhiên không phải là lấy được, lấy lệ. Giáo sư Nguyễn Thạch Giang cho biết có bản ghi là phải yêu lòng thầy. Chúng tôi nghĩ là có lý, đỡ gây hiểu lầm, nghĩa là yêu quý tấm lòng cao cả của thầy bằng cả tấm lòng. Xin chớ hiểu là lấy lòng, cho vừa lòng thầy, nịnh thầy. Từ ý câu tục ngữ, chúng tôi nghĩ về "Tam giác sư phạm" Thầy - trò (con trẻ) - kiến thức (chữ); rộng hơn là mô hình liên kết giáo dục: gia đình - nhà trường, xã hội. người bình dân xưa đã hiểu sâu vai trò truyền bá đạo lý, trí thức, lễ và vǎn của các nhà giáo, đồng thời cũng biết thắt chặt mối liên hệ giữa các thành phần giáo dục. Bốn câu mẹ ru con hay tự nói với mình? Mẹ nói với ta: người thầy rất xứng đáng được kính yêu vì là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục, giáo dưỡng mình hiểu biết, lao động, biết sống đẹp theo lẽ phải của cộng đồng, biết tự khẳng định. Còn mãi lời ru, lời biết ơn tất cả những ai hết lòng vì sự nghiệp đào tạo, giáo dục! Còn có giáo dục thì còn có thông minh, vǎn hoá, phát triển! Còn mãi trong ta, dẫu học đã thành, danh lập, vẫn nhớ về lời ru - giao thoa, hài hoà tục ngữ, ca dao. Nguồn: 4 Suy nghĩ về Bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay (1) - Trích dẫn : Chúng ta hãy sống bằng chính con tim của mình, bằng chính những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho ta, chúng ta sống và đừng để cho cái bệnh vô cảm len lỏi vào đời sống này, hãy lấy cái “tình” mà cảm hóa hành động, hãy lấy tình thương yêu mà làm ngôi vị trung tâm của cuộc sống ... BÀI LÀM Từ khi trên quả đất này có sự sống, thì Thượng Đế đã sinh ra vạn loại, trong đó có loài người. Một điều đặc biệt thay là tạo hóa đã ban tặng cho loài người chúng ta một thứ quý báu đó chính là “tình cảm”. Người ta nói con người là loài sinh vật sống bằng “tình cảm”. Tình cảm cũng giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, nó là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, nó đã mang con người đến lại gần nhau hơn. Con người ai cũng sống bằng cái “tình” thì chắc hẳn mọi thứ xung quanh ta sẽ 11 đẹp vô cùng, bầu trời này sẽ không còn những áng mây đen, mặt đất này sẽ không còn những lầm than, cơ cực, không có những lỗi lầm. Tình thương yêu, sự chân thành, nỗi xót xa hay sự cảm thông, tha thứ tất cả đều xuất phát từ cái “tình” mà ra, nếu một khi bạn đã đánh mất đi cái “tình người” ấy thì khi đó bạn đã tự tách mình ra khỏi thế giới của lương tri và lúc này con người sẽ không còn là con người nữa. Cái hạnh phúc lớn nhất của con người khi còn tồn tại trong cái thế giới này đó chính là được sống, được tắm mình trong cái biển cả đầy tình yêu thương của mọi người. Danh ngôn có câu: “kẻ mất đi của cải là kẻ mất ít, mất bạn là kẻ mất nhiều, nhưng đánh mất đi cái “tình” thì là mất tất cả”. Thật vậy một người sống mà không có tình cảm thì trở nên hung bạo và tàn nhẫn vô cùng, cha con có thể bất hòa, vợ chồng vì cãi nhau mà li tán, anh em vì tranh giành mà bất đồng, bạn bè vì tình cảm mà có thể giết hại lẫn nhau, … Tất cả là vì họ không biết cảm thông, họ không cảm nhận được cái hạnh phúc của cuộc sống, họ quá vô tình và thờ ơ với thực tại. Hằng ngày bạn thường đối mặt với những bộn bề của cuộc sống, nhiều lo toan trong công việc hay cũng có lúc bạn mải mê trải mình trong những phút giây lạc thú, vui vẻ bên bạn bè mà đã lãng quên đi phút giây êm đềm, hạnh phúc, những hình ảnh thiêng liêng cao cả của cha, của mẹ, những người ngày đêm thương nhớ, mong chờ, dõi theo bước chân bạn từng phút, từng giây. Ấy thế mà mỗi khi đang đi với bạn bè tình cờ bắt gặp cha và mẹ đang làm những công việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì bạn vẫn cuối đầu mà bước tiếp, điềm nhiên một cách lạ thường. Thử hỏi “tại sao?” phải chăng vì rào cản của sự mặc cảm quá lớn đến nổi bạn không thể trèo qua? Sao lại vô tình đến thế, chính cái bệnh vô cảm đã làm cho ngọn lửa yêu thương trong trái tim của bạn đã vụt tắt? Tình cảm nó giống như những hạt mưa, mưa càng to thì có thể dập tắt đi ngọn lửa của sự căm hờn, của lòng thù hận hay ghen ghét, nhưng nó có thể là ngọn lửa của tình thương yêu, sự khoan dung, lòng vị tha hay của ước mơ và hi vọng. Tại sao chúng ta lại để cho những ngọn lửa ấy lại vụt tắt đi trong đêm tối. Cuộc sống xung quanh ta còn đầy rẫy biết bao cảnh khổ, những hoàn cảnh thật đáng thương trông mà ai chẳng xót, vậy mà cũng có những kẻ nhìn như không thấy. Nhìn những bà lão tuổi ngoài 70, một tay run run chống gậy, tay kia cầm sấp vé số, đi hết đoạn đường này đến đoạn đường kia, đi trong những hơi thở yếu ớt, đôi chân quằn quại mệt mỏi dường như muốn ngã quỵ; Hay những ông lão khoác trên người bộ sơ mi rách, không còn chỗ vá, sống một cuộc đời hành khất nhờ vào sự bố thí của xã hội. Đáng thương hơn là những đứa bé mới chào đời thì chẳng được nhìn thấy cha mẹ đâu, 5, 3 tuổi thì phải đi lượm ve chai, bán vé số, nhặt từng mẫu bánh dỡ vụn của người khác ăn thừa mà lót dạ, chứng kiến những cảnh đời ấy ai mà chẳng xót, chẳng thương, thế mà có những kẻ lại rất thờ ơ, quá vô tâm cứ ngoảnh mặt mà bước đi trước 12 những số phận vô hình trong khi họ đang cần đến vòng tay nhân ái của mọi người. Phải chăng chính cái bệnh vô cảm đã làm cho bạn trở nên vô tri, vô giác, chẳng thèm nhòm ngó gì đến sự hiện hữu của mọi người chung quanh? Nói đến đây làm tôi nhớ đến câu nói của Bác: “Hạnh phúc của tôi là đây, là chính cái giây phút mà tôi được nhìn thấy đồng bào tôi ai cũng có cơm no áo ấm, ai cũng được học hành”. Lúc sinh thời Bác thương yêu con người hết mực. Bác không bỏ xót một việc nhỏ, Người đã hi sinh hạnh phúc của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Vậy sao chúng ta lại không giống như Bác, tại sao chúng ta lại không noi gương Bác, một con người luôn có tình thương yêu bao la rộng lớn, tại sao lại để cho cuộc đời này vẫn còn nhiều nổi khổ đau, vẫn còn nhiều trái tim phải vụn rời như thế, tại sao khi nhìn thấy một người gặp hoạn nạn mà lại làm ngơ, thấy một chiếc xe bị ngã hay một em bé bị rơi xuống nước bạn vẫn ung dung mà bước tiếp, thấy người khác mắc lỗi lầm mà chẳng đoái hoài đến. Một người thầy giáo chỉ vì lo vun vén cho một đứa học trò cưng mà đã phụ đi biết bao trái tim nhỏ bé của những đứa học trò khác, hay vì lí do, phương diện nhìn nào đó mà ở mỗi đứa học trò khác nhau thì việc truyền đạt kiến thức cũng khác nhau. Trong lớp có học sinh gặp khó khăn mà không được bước tiếp đến trường. Khi đó vì chỉ lo cho công việc của bản thân mà thầy cô cứ phó mặc cho học sinh. Gần gũi với chúng ta hơn là những người bác sĩ. Một bác sĩ tuy không giỏi lắm nhưng với một trái tim nhân hậu, tấm lòng của một lương y cảm hóa vào trong từng viên thuốc, từng đôi tay ân cần chu đáo, sự quan tâm , chăm sóc và chia sẻ với bệnh nhân thì chắc chắn họ sẽ mau khỏi hơn là khi được chữa trị với một bác sĩ mà không có cái tâm của người thầy thuốc, thấy người nghèo là cứ muốn bỏ mặc, không cần biết họ thế nào. Hay có những lúc bạn vào trong những shop mua hàng, nhìn cách ăn mặc của bạn hơi sành điệu thì chủ shop đón tiếp và phục vụ một cách ân cần, chu đáo, còn nếu bạn ăn mặc hơi “quê”, hơi “bình dân” một chút thì họ chẳng để ý, chẳng cần biết đến sự có mặt của bạn, ngay cả ngôn từ cũng thế. Có phải xã hội này không công bằng hay chăng? Công lý là chính ở trái tim của mỗi người, nếu chúng ta biết đồng điệu trái tim của mình với suy nghĩ của người khác, chúng ta có đặt mình vào vị trí của người thì khi đó chúng ta mới hiểu và cảm thông cho họ. Tức là khi đó cái bệnh vô cảm đã được cảm hóa bằng cái “tình” của bạn. Chúng ta hãy sống bằng chính con tim của mình, bằng chính những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho ta, chúng ta sống và đừng để cho cái bệnh vô cảm len lỏi vào đời sống này, hãy lấy cái “tình” mà cảm hóa hành động, hãy lấy tình thương yêu mà làm ngôi vị trung tâm của cuộc sống, hãy dang rộng trái tim mình, hãy quan tâm đến mọi người, hãy thông cảm, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh, hãy biết quý trọng tình cảm và tha thứ cho sự lỗi lầm Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay (Bài 2) 13 Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực... Xã hội mà có nhiều người "không dại gì" như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người "không dại gì" đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật... Trong xã hội có nhiều người "không dại gì" nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người xấu. Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại - đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng "những điều trông thấy" luôn "làm đau đớn lòng". Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc phải. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Liệu rằng chúng ta đã hiểu rõ căn bệnh này chưa?nguyên nhân hình thành ntn ?tác hại ra sao?đó là 1 khó khăn .... vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người. Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì.chẳng hạn như : - Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. - Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ. - Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết - Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. 14 - Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là "thương người như thể thương thân". Căn bệnh vô cảm đã có ở không ít nhân vật được giao trọng trách từ lâu, nó biểu hiện dưới nhiều dạng "lâm sàng" khác nhau nhưng tất cả đều rất dễ phát hiện, chỉ có điều không ai chịu chữa trị hay nói cách khác là đang trong tình trạng vô phương cứu chữa Đã có nhiều bệnh nhân quan chức vô cảm : Đó là các quan chức của UBND huyện Tây Trà - tỉnh Quảng Ngãi. Dân của huyện nhà bị đói, Chính phủ chi nguồn cứu trợ và địa phương đã chuyển trên 100 tấn gạo để cứu đói cho dân.Số gạo này chuyển đến huyện lỵ Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển tận tay người dân trong tháng 7. Thế nhưng, mãi đến cuối tháng 9, số gạo này vẫn còn nằm trong kho lương thực của huyện. Gạo mốc meo, người dân cũng vẫn phải chờ... Giải thích cho vụ việc không thể chấp nhận được này, Chủ tịch UBND huyện - ông Hồ Thanh Hùng - lại đưa ra lý lẽ, rằng do giá xăng dầu tăng, nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí cho việc vận chuyển số gạo này đến các xã. Không thể tưởng tượng được, một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói thể hiện sự vô cảm đến tận cùng như vậy. Trước nỗi đau của dân, trước sự mong đợi từng ngày được cứu đói của dân, ông là chủ tịch huyện mà lại thản nhiên như không, chất gạo trong kho chỉ vì thiếu mấy triệu đồng tiền vận chuyển.Dân đói, Chính phủ cấp tốc cứu đói, nhưng cái lo lắng của Chính phủ, sự sốt ruột của lãnh đạo cấp trên chuyển xuống tay ông trở thành nguội lạnh. Ông chủ tịch huyện sống trong no ấm nên quên gạo cứu đói trong kho đến nỗi bị mốc. Không biết ông có bao giờ nghĩ về những người dân đang đói thắt ruột ở các xã vùng sâu, những cụ già, những em bé, những người bệnh mong có được bát cháo cho đỡ xót lòng. Ông đã không nghĩ đến, ông đã thực sự vô cảm.Lời nói ra vừa giả dối vừa thể hiện sự vô trách nhiệm.Giả dối vì cả UBND huyện chẳng lẽ không xoay được vài triệu để mua xăng dầu, nhất là trong tình hình cứu đói khẩn cấp cho dân. Vô trách nhiệm là vì cả một UBND huyện mà không xử lý được mỗi chuyện cỏn con đó, thì còn làm được gì lớn hơn, có ý nghĩa và có ích lợi hơn. Qua vụ việc này cho thấy rằng, căn bệnh vô cãm đang rất đáng lo ngại. Ngăn chặn nó không phải bằng biện 15 pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người vô cảm và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói. Vô cảm là một chứng bệnh thường gặp ở một số người bị khủng hoảng tâm lí nặng nề, thường bị sốc nặng sau đó dần dần họ không có cảm giác yêu thương hay ghét bỏ nào nữa.......là trạng thái tâm lí có thể do vô tình hoặc hữu ý mà gây ra, vì lúc đó con người coi nưh không có nhận thức, suy nghĩ, và tình cảm...... Thời gian gần đây , Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố, bắt tạm giam vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra về hành vi hành hạ cháu Nguyễn Thị Bình suốt hơn 10 năm qua - phải chịu cảnh bị tra tấn, đối xử dã man ở giữa một thành phố lớn, và giữa một khu dân cư mà căn nhà đó có nhiều người đến ăn phở, đưa hàng chứng kiến. Ở một đơn vị hành chính, chúng ta có UBND phường, công an phường, có cảnh sát khu vực, có đội thanh niên xung kích, có tổ dân phố, có chi bộ, có hội cựu chiến binh, có đoàn thanh niên, phụ nữ... Ấy thế mà một số phận con người đày đoạ như vậy nhưng họ không thấy, không biết. Cơ quan chức năng thì không biết với lý do là không được cháu Bình... tố cáo (!?). Chờ người bị đối xử như con vật, không biết chữ, không gia đình... đi tố cáo ư? Thật là chuyện hoang đường. Tất cả lý do đưa ra lúc này là chuyện nực cười. Chỉ có một lý do duy nhất đúng là bệnh thờ ơ đang phá ruỗng nhân cách con người. Ngay cả cơ quan chức năng (được giao quyền, được trang bị nhân lực, phương tiện bảo vệ con người) khi đứng trước vụ người khác bị làm nhục thì lại nói rằng: Chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi nạn nhân tố cáo. Cách lập luận vô trách nhiệm đó đúng ra chỉ có ở một xã hội mông muội! Bệnh thờ ơ đã lan sang cả ở những cơ quan công quyền. Như thế thì thật đáng sợ. Như vậy là những kẻ dã man đã bị pháp luật ngăn chặn. Nhưng vấn đề không chỉ là như vậy. Sau sự phẫn nộ đối với những người dã man kia là sự phẫn nộ trước sự thờ ơ của con người ! Trong vụ việc cháu Nguyễn Thị Bình, rất may mắn là có một người đàn bà giàu lòng thương và sự can đảm - bà Hà Thị Bình, bán hàng ở chợ - đã giải thoát cho cháu. Người đàn bà đó có phẩm chất và sức nặng hơn rất nhiều số đông với cả hệ thống những cơ quan chính quyền, đoàn thể ở phường, ở quận! Người đàn bà đó rất đáng được kính trọng hơn ngàn lần những người chỉ nói chuyện to tát với những lời có cánh ở chỗ đông người, mà không có việc làm nào cụ thể để cứu vớt những số phận đáng thương không những liên quan đến quan chức cấp cao , mà nó càng ngày càng lay lan sang 1 bộ phận mới.Cụ thể là :cái chết oan ức của em học sinh Huỳnh Nguyễn Bích Loan (13 tuổi) tại BVĐK tỉnh. Đây là một biểu hiện bệnh vô cảm của những thầy thuốc tiếp nhận bệnh nhân hôm đó. Em Loan bị đau bụng dữ dội, được gia đình đưa vào viện kịp thời, thế nhưng thầy thuốc chủ quan không nghĩ là bệnh cần cấp cứu và để em nằm viện suốt buổi sáng không xử lý. Khi bệnh nhân tử 16 vong và được báo chí phỏng vấn, lại không thừa nhận trách nhiệm của mình mà đổ lỗi do bệnh nhân bất hợp tác, quá mập không thể khám lâm sàng được, căn bệnh quá khó, siêu âm bên ngoài không đáng tin cậy... (?) Đây chỉ là những trường hợp bệnh nhân tử vong vì bệnh thầy thuốc vô cảm được báo chí phanh phui, còn biết bao trường hợp khác bị tật nguyền di chứng hay chết oan uổng mà báo chí không phát hiện được. Một bệnh viện dù được trang bị tối tân hiện đại, có một đội ngũ thầy thuốc có trình độ cao, thế nhưng chỉ một số ít thầy thuốc mắc bệnh vô cảm cũng đủ gây tai họa cho người bệnh. Bệnh thầy thuốc vô cảm xuất phát từ sự thiếu nhiệt tình và thiếu tri thức. Thiếu nhiệt tình làm thầy thuốc, không đam mê công việc, không muốn gần gũi người bệnh, khám chữa bệnh qua loa chiếu lệ, không thật lòng thương yêu người bệnh. Thiếu tri thức làm thầy thuốc chủ quan, bảo thủ trong việc đưa ra quyết định, luôn luôn tự cho mình là đúng, không tôn trọng đồng nghiệp, không cầu tiến trong công việc.Nếu biết được hai yếu tố trên tạo nên bệnh thầy thuốc vô cảm, thì chúng ta có thể có những biện pháp khắc phục được. Tất cả nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh thầy thuốc vô cảm, gây ra những cái chết thương tâm cho người bệnh đều phải được xử lý bằng pháp luật. Không nên bao che cho thầy thuốc vô cảm vì bất cứ lý do gì. Đã đến lúc, không thể tiếp tục rao giảng đạo lý y đức cho những thầy thuốc mang bệnh vô cảm do chủ quan, mà chỉ có sự xử lý nghiêm minh bằng luật pháp và sự lên án nghiêm khắc của dư luận thì mới hy vọng rằng, trong tương lai sẽ không còn những cái chết oan uổng của người bệnh bên cạnh đó luôn luôn tồn tại những con ngưòi , những cơ quan , những chính quyền cố gang loại bỏ căn bệnh này.tiêu biểu như: Phong trào “Ký tên vì công lý” trở thành sự kiện tại VN là tín hiệu vô cùng khả quan của các nạn nhân chất độc da cam. Đi đâu cũng thấy người trẻ, người già, sinh viên học sinh hỏi nhau “đã ký tên vì công lý chưa?” mà thấy vui trong lòng. Điều đó minh chứng chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của dân tộc mình. Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh . Nhân loại đang bó tay trước căn bệnh của thế kỷ: bệnh nan y HIV/AIDS. Căn bệnh thứ hai cũng nan y không kém là bệnh vô cảm! Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy... đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn! Bệnh HIV/AIDS vốn đã nguy nan, bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết!cần xây dựng 1 xã hội đồng cảm và chia sẻ. 5 Nghị luận về tuổi trẻ, uớc mơ và hy vọng 17 Ít ai biết được rằng, những ước mơ, những hoài bão góp một phần vô cùng quan trọng để chúng ta làm nên những điều kỳ diệu. Bạn trẻ thường chỉ nói được : Ước mơ của tôi là thế này…. mà không chỉ ra được nó như thế nào? Nó phải cụ thể và rõ ràng ra sao! Chỉ khi chúng ta hình dung ra được ước mơ của mình thì ước mơ ấy mới có cơ hội để trở thành hiện thực! Tuổi trẻ thường gắn liền với nhiệt huyết ,với hoài bão, thích khám phá và ưa mạo hiểm nhưng lại thiếu đi những mục tiêu, những kế hoạch ,những dự định để biến điều không thể thành có thể. Chúng ta dù rất thích thú với một việc nào đó nhưng chỉ mới gặp trở ngại hay khó khăn đã muốn buông tay từ bỏ! Sự bồng bột và thiếu nghiêm túc của tuổi trẻ thường dẫn chúng ta đến những quyết định sai lầm, thất bại. Để tránh điều đó ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải tự trang bị cho mình những kỹ năng mềm để thành công! Chúng ta cần tập cho mình thói kiên nhẫn, tinh thần và nghị lực vững chắc, sự quyết tâm và tận tụy cho công việc. Bên cạnh đó, lời ăn tiếng nói cũng cần được trau chuốt và suy nghĩ thấu đáo trước khi chúng ta nói với ai điều gì đó. Ai cũng biết lời nói “ xuyên tâm” nhưng mấy ai làm chủ được cảm xúc của mình dẫn đến nói những lời khiến người khác bị tổn thương! Chính vì thế, bất kỳ ai dù làm gì hay ở địa vị nào cũng cần phải học cách nói năng ứng xử sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể! Đừng làm mất lòng vì những chuyện không đáng! Nếu bạn chỉ biết nói rằng ước mơ của tôi thế này thế kia mà không hành động để biến chúng trở thành hiện thực thì bạn có đang sống cuộc đời của mình hay không? Có quá nhiều người trong chúng ta thường phải hối tiếc vì tuổi trẻ đã không dám sống với ước mơ của mình, không dám quyết định lựa chọn đường đi cho mình mà nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ! Chúng ta ai cũng biết bố mẹ yêu thương mình, muốn con cái sống cuộc đời thuận lợi và hạnh phúc nhưng nếu không gặp những khó khăn trở ngại, tự mình vượt qua những thử thách của cuộc sống và dành lấy những gì mình muốn thì chúng ta đã sống cuộc đời vô vị. Những ý nghĩa đích thực của cuộc sống không được trãi nghiệm, không được hét lên sung sướng khi nhìn thấy những nỗ lực, những cố gắng của bản thân được đền đáp xứng đáng! Mất đi những “ gia vị” cho cuộc sống chỉ khiến cho nó nhạt nhẽo thế nên bạn đừng ngần ngại khi đứng trước những khó khăn thử thách mà cuộc sống đem đến! Nếu không có nó bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy thành công đang chờ đợi bạn phía trước cả! Chưa có thành công nào không nhuốm đủ mồ hôi nước mắt của những kẻ chinh phục! Bạn muốn làm cát bụi giữa đời hay trở thành một cây đại thụ vững chắc, sóng gió nào cũng không gục ngã! 18 Cuộc đời của bạn là do bạn nắm giữ! Dù đánh mất tất cả cũng đừng bao giờ đánh mất niềm tin của bạn. Dù người khác có nói những ước mơ, hoài bão và mục tiêu của bạn là không tưởng bạn cũng đừng bao giờ từ bỏ nó. Nếu bạn từ bỏ nó cuộc sống với bạn sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Còn niềm tin còn hi vọng, chỉ cần bạn còn hi vọng bạn sẽ lại dám thách thức với những khó khăn để chinh phục những đỉnh cao. Chỉ khi nào bạn thực sự từ bỏ lúc ấy thất bại mới thực sự đến với bạn. Đừng bao giờ ngừng thôi hi vọng, một ngọn lửa nhỏ sẽ thắp sáng cho vô vàn những nến khác. Dù tận cùng thất bại cũng đừng bao giờ nói rằng TÔI KHÔNG THỂ. Không có gì là không thể chỉ cần chúng ta có đủ quyết tâm có đủ niềm tin, ý chí và nghị lực thì chúng ta sẽ làm được những gì mình muốn. Đừng bao giờ gói tròn giới hạn của bản thân, khả năng của chúng ta là vô hạn. Thế nên hãy mơ những gì mình muốn mơ, làm những gì mình muốn làm để không bao giờ phải nói hối tiếc. Chúng ta chỉ sống có một lần và tuổi trẻ cũng chỉ đến với chúng ta một lần duy nhất, hãy sống sao để mỗi khi nhìn lại bạn sẽ tự hào về nó. Dù ước mơ có lớn đến đâu, đẹp đẽ đến nhường nào thì nó cũng phải gắn liền với thực tế. Đừng mơ cao quá khiến bạn không chạm đến nó và không bao giờ được tận hưởng cảm giác phấn khích mỗi khi chúng ta chạm tay vào ước mơ của mình. Cuối cùng, chúc TUỔI TRẺ của chúng ta đều gắn liền với ƯỚC MƠ và HI VỌNG Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước (Bài 2) Bác Hồ vị cha già của dân tộc, dù bận trăm công nghìn việc nhưng bác luôn quan tâm đến thế hệ trẻ ngày nay. Nhân dịp khai giảng năm học đầu tiên khi nước ta hoàn toàn độc lập, bác đã gửi thư cho hs cả nước. Trong thư có đoạn: “Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay ko,dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc 5 châu được hay không,chính là nhờ 1 phần vào công học tập của các cháu”. Dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, đất ước có nhiều đổi thay nhưng câu nói thiêng liêng của Bác vẫn có giá trị về giáo dục, khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền đất nước chăm chỉ học tập. TK 21, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thế bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ Quốc Việt Nam. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là một lý tưởng sống. Và nhất là tuổi trẻ hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh 19 của đất nước phải xác định được cho mình một lý tưởng sống đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta được đặt ra câu hỏi: sống như thế nào để có ích cho XH? Tuổi trẻ là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế lý tưởng sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa XH, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ Quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại. Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ XH tương lai Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lý tưởng cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Các bạn hãy cố lên! “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” (Hồ Chí Minh) Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời chiến. Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình - cái tuổi 20 đầy ước mơ ấy - cho Tổ quốc với lý tưởng sống thật cao đẹp và thánh thiện. Đấy là những thanh niên của gần 40 năm trước, còn lớp thanh niên ngày nay thì sao? Đấy chính là chúng ta. Chúng ta nên biết một điều: nếu như lớp người đi trước đã quên mình cho thế hệ sau được độc lập, no ấm thì ngày nay, tuổi trẻ chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống đó. Và một điều quan trọng là bạn đừng xem đấy là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người yêu quý quê hưong đất nước. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu. 20 Thế thì sao chúng ta không học theo họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn việc làm, lối sống của thế hệ trẻ. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ trẻ ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đâu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay, cũng không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận thức, một hoàn cảnh và một sứ mệnh riêng. Vì vậy “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ!” (Tổng bí thư Đỗ Mười nói ). Tuổi trẻ hiện nay đã khẳng định tiếng nói và lý tưởng sống của mình chính là phấn đấu tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Với riêng mỗi cá nhân, đã sinh ra trong đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc. Hơn thế nữa, từ đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Còn nhớ năm 2005, trên báo chí luôn nhắc đến gương người Việt trẻ Nguyễn Phương Ngọc - người dám ước mơ đứng trên bục cao nhất của “Trí Tuệ VN”. Phương Ngọc sinh năm 1983 tại Hải Phòng cuối cùng đã đoạt Giải công nghệ cuộc thi “Trí Tuệ Việt Nam 2004”. Đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005 (cuộc thi quy tụ 17 nghìn sinh viên từ 90 quốc gia trên thế giới) do Tập đoàn Microsoft tổ chức tại Yokohama (Nhật Bản). Phải nói rằng Việt Nam chúng ta có khá nhiều thuận lợi, vừa được thiên nhiên ưu đãi, vừa có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú. Hơn nữa, tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào dân tộc vì mỗi khi đất nước lâm nguy thì Việt Nam lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuối dũng cảm, tài trí. Điều đó cho thấy rằng tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống anh hùng. Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đất nước. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan