Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tiểu luận quy trình khai thác cảng...

Tài liệu Bài tiểu luận quy trình khai thác cảng

.PDF
93
258
69

Mô tả:

GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 1 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG_NHÓM 7 Page 2 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC A. GIỚI THIỆU Trong xu thế hội nhập hiện nay, nền kinh tế thế giới đang vận động không ngừng,bước sang giai đoạn hội nhập đa dạng và xu hướng hội nhập hết sức mạnh mẽ.Trong tình hình chung đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng kể. Đáng kể nhất là gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006. Việc này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hoạt động ngoại thương trong đó dịch vụ khai thác cảng đóng vai trò hết sức quan trọng.Nhưng nhắc đến hoạt động ngoại thương thì không thể không nhắc đến giao thông vận tải thủy vì hầu hết hoạt động giao nhận ngoại thương đều chọn phương thức vận tải biển. Cảng biển là một bộ phân không thể thiếu của hệ thống giao thông vận tải thuỷ trong thương mại quốc tế, 80% hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển. Cảng không những phục vụ cho nhu cầu đi lại cho con người mà còn là nơi trao đổi hàng hoá cho nhu cầu nội địa và cho nhu cầu xuất nhập khẩu góp phần không nhỏ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc phát triển giao thông vận tải thủy luôn đòi hỏi phải đi đôi với việc phát triển của cảng. Có thể nói nếu vận tải thủy được xem là mạch máu của nền kinh tế quốc dân thì hệ thống cảng được xem như là quả tim vậy. Một bên đóng vai trò lưu thông, còn một bên giữ vai trò cung ứng. Từ đó mới có thể thúc đẩy quá trình hoạt động thương mại, giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân, tạo ra một nền kinh tế thị trường năng động. Vấn đề đặt ra là để khai thác hiệu quả tương xướng với công suất thiết kế của cảng thì cần phải có quy trình khai thác cho hợp lý.vì vậy trong bài luận này nhóm mình sẽ đưa ra một số quy trình khai thác các loại hàng qua cảng hiện nay mà việt nam và các nước trên thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên, do còn hạn chế về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót.nhóm Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô,các bạn bè để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 3 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC I. MỞ ĐẦU 1. Một số khái niệm chung về giao thông vận tải và cảng 1.1. Vận tải và các dạng vận tải - Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân tuy nó không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng nó đảm nhận khâu vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, do đó nó là một trong những bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. - Các hình thức vận tải hiện nay: + Giao thông đường bộ: đường sắt, đường ô tô. + Giao thông thuỷ: đường biển, đường sông. + Giao thông hàng không. + Giao thông đường ống. - Mỗi một hình thức vận tải đều có đặc điểm nhất định và sẽ phát huy tác dụng tốt trong những điều kiện nhất định. 1.2. Đặc điểm của giao thông vận tải thủy - Sức chở của phương tiện rất lớn mang tính siêu trường, siêu trọng. - Phạm vi hoạt động của giao thông vận tải thuỷ mang tính toàn cầu. - Chi phí cho phương tiện nhỏ nhất được thể hiện ở 2 khía cạnh: + Chi phí nhiên liệu cho phương tiện là thấp nhất. + Vốn đầu tư cho xây dựng, bảo quản, khai thác là thấp nhất. - Tốc độ giao hàng đến nơi tiêu thụ tương đối nhanh. BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG_NHÓM 7 Page 4 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC II . TỔNG QUAN VỀ CẢNG 1.khái niệm về cảng Cảng có nhiệm vụ tổ chức và điều hoà mọi hoạt động của đầu mối giao thông giữa vận tải thuỷ với các dạng vận tải khác để vận chuyển hàng hoá, hành khách từ trên bờ xuống tàu và ngược lại. Như vậy cảng là một tập hợp các công trình, thiết bị cho phép tàu đỗ để xếp dỡ hàng hoá, đưa đón hành khách một cách thuận lợi và an toàn, đồng thời có khả năng tập trung, phân loại, đóng gói, bảo quản hàng hoá và phục vụ các nhu cầu cho tàu khi đỗ ở cảng ( cung cấp nước ngọt, thực phẩm, sửa chữa,..) Cảng gồm có 2 bộ phận chính: khu đất và khu nước + Khu nước gồm: tuyến kênh dẫn tàu vào cảng và các vùng nước để cho tàu quay trở, neo đậu tạm thời, truyền tải và neo đậu trước bến để bốc xếp hàng hoá giữa tàu với bờ. Khu nước của cảng được giới hạn bởi tuyến đê chắn sóng ( nếu có ). + Khu đất: là nơi bố trí kho, bãi, hệ thống giao thông, thiết bị xếp dỡ và các công trình phụ trợ khác như nhà làm việc, hệ thống cấp thoát nước … Phân cách giữa khu đất và khu nước là tuyến bến, là nơi để tàu neo đậu, bốc xếp hàng hoá giữa tàu với bờ, một cảng có thể có nhiều bến để phục vụ cho một hoặc nhiều loại hàng hoá khác nhau. 2.vai trò của cảng -Là nơi lánh nạn của tàu, điều này xảy ra khi do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu,tàu cần phải lánh nạn vào Cảng để đảm bảo an toàn. - Là nơi xếp dỡ hàng hoá và ga hành khách.Đây là vai trò nguyên thủy của Cảng. - Cung cấp dịch vụ cho tàu: lương thực, thực phẩm, nước ngọt, sửa chữa tàu. - Là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp. Điều này liên quan đến yêu cầu của công BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 5 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC nghiệp và cơ sở hạ tầng của chúng, làm thuận tiện cho việc phát triển thương mại thông qua Cảng. Quan điểm phát triển gần đây là các cảng tự do. - Là một mắt xích trong dây truyền vận tải, là điểm nối giữa sự phục vụ của tàu và các dạng vận tải khác để cung cấp một mạng lưới phân phối hàng hoá quốc tế nói chung, thường là quan điểm vận chuyển liên hợp. Nó có thể liên quan đến đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường ống. 3.phân loại cảng 3.1.theo công dụng 3.1.1- Cảng quân sự: Là cơ sở phục vụ cho các hạm đội tàu của hải quân (cảng hải quân,cảng biên phòng, cảng cảnh sát biển...). 3.2.2- Cảng dân sự: - Thương cảng: Dùng chủ yếu để bốc xếp, vận chuyển hàng hoá và hành khách, thường cảng này có nhiều loại hàng khác nhau như cảng Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định.... - Cảng chuyên dùng: Chỉ phục vụ cho một mặt hàng duy nhất và được trang bị cho những công trình mang tính đặc thù như cảng Cửa Ông, Hòn Gai, cảng xăng dầu, cảng khách.... - Cảng công nghiệp: Phục vụ cho một xí nghiệp hoặc một khu công nghiệp. - Cảng trú ẩn: phục vụ cho tàu hàng và tàu khách trú ẩn trên đường đi tránh gió bão và sóng lớn. 3.2. Theo ý nghĩa kinh tế giao thông - Cảng quốc tế. - Cảng trong nước. - Cảng địa phương. BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG_NHÓM 7 Page 6 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC 3.3. Theo vị trí địa lý + Cảng biển gồm: - Cảng hở: được bố trí trên bờ biển chịu tác động trực tiếp của sóng, gió ngoài khơi.Để đảm bảo cho cảng hoạt động bình thường cần có đê chắn sóng - Cảng đặt trong vịnh kín sóng gió, được các địa hình thiên nhiên che chắn như Cảng Cửa ông, Hòn gai trong vịnh Hạ Long. - Cảng kín ( Cảng thuỷ triều ) được bố trí trên bờ biển cửa sông có dao động mực nước triều lớn, khu nước của cảng ăn sâu vào bờ tách riêng với biển bằng âu tàu, mực nước trong cảng khác với mực nước ngoài biển. - Cảng đầm (cảng vũng) bố trí trong những vũng riêng ngăn cách với biển bằng các cồn cát, những cảng này phần lớn bố trí trên bờ những đầm lớn hay hồ lớn, có những kênh dẫn nối cảng với biển. Những cảng này không cần công trình bảo vệ bờ. - Cảng trên đảo là cảng bố trí trên những hòn đảo thiên nhiên hay nhân tạo cách xa bờ - Cảng cửa sông bố trí ở những cửa sông lớn ra phía biển hay vào sâu trong sông cách cửa sông không lớn (Cảng Hải phòng bố trí ở cửa sông Cấm vào sâu phía trong sông) - Cảng trên hồ bao gồm các cảng đầu mối thủy lợi và cảng xí nghiệp hồ. Cảng trong đầu mối thủy lợi dùng cho tàu đỗ trước khi qua âu để phân chia và thành lập đoàn tàu.Cảng xí nghiệp trên hồ cung cấp vật liệu và sản phẩm của xí nghiệp. + Cảng sông: được bố trí dọc trên 2 bờ sông, ở phía bờ lõm của đoạn sông để đảm bảo độ sâu cho tàu và tránh bồi lắng của bùn cát. BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 7 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC III. GIỚI THIỆU BÀI LUẬN  MỤC ĐÍCH BÀI LUẬN: Biết được quy trình bốc xếp hàng của các loại hang khác nhau ,các thủ tục cần phải làm khi tàu vào cảng.trên cơ sở đó đưa ra được nhận xét về sự khác nhau về quy trình làm việc của tường loại tàu như thế nào.  PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Từ những video và tài liệu thu thập được trên mạng chúng ta phân tích nêu ra được những quá trình vận chuyển, làm hàng,thủ tục và những vấn đề liên quan đến khai thác cảng.các thanh viên nhóm có thê trao đổi và tham khảo ý kiến của nhau để bài luận đạt kết quả tốt.  ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:  Tìm hiểu về quá trình khai thác của cảng.các thủ tục hải quan cần làm khi tàu cập cảng đến khi kết thúc việc làm hang trên khu nước của cảng.  Tìm hiểu quy trình vận chuyển làm việc của các thiết bị trên cản  KẾT CẤU ĐỀ TÀI : Đề tài cơ bản gồm 3 chương :  Chương 1:quá trình tàu làm đến khi kết thúc  Chương 2: quá trình khai thác chung của cảng  Chương 3:quá trình làm việc của các thiết bị  Kết luận BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG_NHÓM 7 Page 8 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC B : NỘI DUNG CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH TÀU LÀM HÀNG ĐẾN KHI KẾT THÚC I.1. CÁC THỦ TỤC TÀU PHẢI LÀM KHI CẬP CẢNG A. Thủ tục tàu biển việt nam và tàu biển nƣớc ngoài nhập cảnh vào cảng biển 1.Trình tự thực hiện: - Chủ tàu nộp hồ sơ đề nghị tại cơ quan Cảng vụ Hàng hải hoặc tại văn phòng đại diện Cảng vụ Hàng hải (tại nơi tàu nhập cảnh); - Cảng vụ Hàng hải (hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ Hàng hải) tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp phép cho tàu vào cảng biển; - Trường hợp không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do. 2.Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cảng vụ Hàng hải hoặc đại diện Cảng vụ Hàng hải. 3. Thành phần, số lƣợng hồ sơ: a) Thành phần Hồ sơ: * Các giấy tờ phải nộp (bản chính): - 03 bản khai chung nộp cho cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu, hải quan cửa khẩu; - 01 danh sách hành khách (nếu có) nộp cho Biên phòng cửa khẩu; - 01 bản khai hàng hoá nộp cho Hải quan cửa khẩu; - 02 bản khai hàng hoá nguy hiểm(nếu có) nộp cho Hải quan của khẩu và cảng vụ hàng hải; BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 9 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC - 01 bản khai dự trữ của tàu nộp cho Hải quan của khẩu; - 01 bản khai hành lý thuyền viên nộp cho Hải quan cửa khẩu; - 01 bản kiểm dịch y tế nộp cho cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế; - 01 bản khai kiểm dịch thực vật (nếu có) nộp cho cơ quan kiểm dịch thực vật; - 01 bản khai kiểm dịch động vật (nếu có) nộp cho cơ quan kiểm dịch động vật; - Giấy phép rời cảng cuối cùng(bản chính) nộp cho cảng vụ hàng hải. * Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính): - Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; - Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định; - Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định; - Hộ chiếu thuyền viên, Sổ thuyền viên; - Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên; - Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá chở trên tàu; - Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế; - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (nếu có); - Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc Giấy chứng nhận sản phẩm động vật (nếu hàng hoá là sản phẩm động vật) của nước xuất hàng; - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường, nếu là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác; - Hộ chiếu, phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách (nếu có khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu). - Thủ tục vào cảng đối với tàu quân sự và các tàu thuyền khác của nước ngoài đến thăm Việt Nam theo lời mời của chính phủ nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thực hiện theo quy định riêng. BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG_NHÓM 7 Page 10 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC - Đối với một số loại tàu thuyền đặc thù: Tàu quân sự nước ngoài, tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ, tàu thuyền nước ngoài đến Việt nam theo lời mời chính thức của Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, tàu thuyền nước ngoài xin đến cảng để thực hiện các hoạt động về nghiên cứu khoa học, nghề cá, cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm, lai dắt trong cảng, huấn luyện, văn hoá, thể thao, khai thác tài nguyên trong vùng biển Việt Nam phải có giấy tờ hoặc văn bản chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có liên quan. * Tàu thuyền có trọng tải 200 DWT trở xuống mang cờ quốc tịch Trung Quốc khi đến khu chuyển tải Vạn Gia – Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc tàu thuyền mang cờ quốc tịch Căm-pu-chia khi đến cảng biển Đồng Tháp và Hà Tiên (Kiên Giang) phải nộp, xuất trình các loại giấy tờ sau: - 01 bản khai chung (nộp cho cảng vụ hàng hải); - 01 danh sách thuyền viên (nộp cho cảng vụ hàng hải); - 01 danh sách hành khách, nếu có nộp cho Biên phòng; - 01 bản khai hàng hoá, nếu có( nộp cho Hải quan cửa khẩu); - 01 bản khai hàng hoá nguy hiểm, nếu có (nộp cho Hải quan của khẩu); - 01 bản khai hành lý hành khách, nếu có (nộp cho Hải quan cửa khẩu). * Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính): - Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền (xuất trình cho cảng vụ hàng hải); - Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và Sổ tay an toàn kỹ thuật của tàu thuyền (xuất trình cho cảng vụ hàng hải); - Chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng và máy trưởng đối với tàu thuyền có trong tải từ 50 DWT đến 200 DWT hoặc công suất máy chính trên 200 HP (xuất BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 11 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC trình cho Cảng vụ hàng hải). Đối với tàu thuyền dưới 50 DWT miễn xuất trình bằng cấp chuyên môn của thuyền trưởng và máy trưởng; - Hộ chiếu thuyền viên hoặc chứng minh thư của thuyền viên, hành khách theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc hiệp định đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Trung Quốc hoặc Chính phủ Căm-pu-chia (xuất trình cho Bộ đội biên phòng); - Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên; - Các giấy tờ liên quan đến hàng hoá chở trên tàu thuyền và hành lý của thuyền viên, hành khách, nếu có (xuất trình cho Hải quan cửa khẩu); b) Số lƣợng hồ sơ: 01 bộ 4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn làm thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: không quá 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ hợp lệ. 5.Đối tƣợng thực hiện thủ tục hành chính: - Cá nhân; - Tổ chức. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ Hàng hải và đại diện của Cảng vụ Hàng hải; b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không; c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ Hàng hải, Đại diện cảng vụ hàng hải; d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng, Hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Lệnh điều động. BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG_NHÓM 7 Page 12 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC 8.Phí, lệ phí: - Phí Trọng tải; - Phí bảo đảm hàng hải; - Phí hoa tiêu(nếu sử dụng hoa tiêu); ( Theo biểu phí ban hành kèm theo Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC) 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: - Bản khai chung; - Danh sách thuyền viên; - Danh sách hành khách (nếu có). 10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tàu phải bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật theo quy định. Thời han làm thủ tục của người làm thủ tục: chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định của Giám đốc cảng vụ hàng hải. 11. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính: - Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005; - Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; - Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/8/2007 của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; - Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí , lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải. B. Thủ tục tàu thuyền việt nam hoạt động tuyến nội địa vào cảng biển 1. Trình tự thực hiện: a) Nộp hồ sơ TTHC: BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 13 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC + Phương tiện thủy nội địa, tàu công vụ, tàu cá và tàu quân sự của Việt Nam; + Tàu thuyền khác đến cảng biển trong các trường hợp sau đây: * Cấp cứu thuyền viên, hành khách trên tàu; * Tránh bão; * Chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền đã cứu được trên biển; * Khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn hàng hải; * Các trường hợp cấp thiết khác. - Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu dự kiến đến vùng đón trả hoa tiêu, người làm thủ tụcphải xác báo cho Cảng vụ hàng hải biết chính xác thời gian tàu đến. Trường hợp có người ốm, người chết, người cứu vớt được trên biển hoặc có người trốn trên tàu, trong lần xác báo cuối cùng phải thông báo rõ tên, tuổi, quốc tịch. khác. Việc xác báo tàu thuyền đến cảng biển không ápdụng đối với các tàu thuyền được miễn thực hiện việc Thông báo tàu đến. b) Giải quyết TTHC: Cảng vụ hàng hải tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại hồ sơ vàhướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ; 2. Cách thức thực hiện: - Gửi Thông báo tàu đến, xác báo tàu đến, hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền bằng Fax, khai báo điện tử, nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính. 3. Thành phần, số lƣợng hồ sơ: a) Thành phần Hồ sơ: - Đối với tàu biển: + Các giấy tờ phải nộp bao gồm (bản chính): BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG_NHÓM 7 Page 14 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC * 01 Bản khai chung theo mẫu; * 01 Danh sách thuyền viên theo mẫu; * 01 Danh sách hành khách (nếu có) theo mẫu; * Giấy phép rời cảng. + Các giấy tờ phải xuất trình bao gồm (bản chính): * Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; * Các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định; * Sổ thuyền viên; * Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định. - Đối với các loại tàu thuyền khác, giấy tờ phải nộp và xuất trình thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan. b) Số lƣợng hồ sơ: 01 (bộ). 4. Thời hạn giải quyết: - Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định. 5. Đối tƣợng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện TTHC: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải; b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có; BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 15 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải, Văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải; d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có 7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Lệnh điều động. 8. Phí, lệ phí (nếu có): a) Phí trọng tải: 250 đồng/GT - Tàu thủy vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí trọng tải theo mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC. - Tàu thủy vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu bằng 70% so với mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC. - Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC. - Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở hàng hoá vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC. - Tàu thủy chỉ đỗ ở phao, vũng, vịnh suốt thời gian làm hàng áp dụng mức thu bằng 50% so với mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC. - Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng áp dụng mức thu phí trọng tải như sau: BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG_NHÓM 7 Page 16 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC + Tàu thủy có tổng dung tích dưới 500GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70% mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC. + Tàu thủy có tổng dung tích từ 500GT đến dưới 1.500GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 7 chuyến/tháng/cảng thu bằng 60% mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC. + Tàu thủy có tổng dung tích từ 1.500GT trở lên vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng thu bằng 50% mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC. + Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất. - Những trường hợp sau đây không thu phí trọng tải: + Tàu thủy vào, rời cảng tránh bão, cấp cứu bệnh nhân, mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách. + Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại vũng, vịnh chở hành khách vào, rời cảng. + Sà lan con của tàu LASH hoạt động tại cảng cùng cảng tàu mẹ tập kết. + Tàu thủy chuyên dùng đánh bắt cá và thuyền buồm thể thao của Việt Nam. b)Phí đảm bảo hàng hải: - Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 2.000 GT trở xuống: 300 đồng/GT - Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 2.001 GT trở lên: 600 đồng/GT BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 17 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC + Tàu thủy vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí bảo đảm hàng hải theo mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quyết định 98/2008/QĐ-BTC. + Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quyết định 98/2008/QĐ-BTC. + Tổ chức, cá nhân có tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quyết định 98/2008/QĐBTC. + Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng áp dụng mức thu phí bảo đảm hàng hải như sau: * Tàu thủy có tổng dung tích dưới 500GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70% mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quyết định 98/2008/QĐ-BTC. * Tàu thủy có tổng dung tích từ 500GT đến dưới 1.500GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 7 chuyến/tháng/cảng thu bằng 60% mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quyết định 98/2008/QĐ-BTC. * Tàu thủy có tổng dung tích từ 1.500GT trở lên vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng thu bằng 50% mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quyết định 98/2008/QĐ-BTC. * Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất. c) Phí hoa tiêu (nếu có): BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG_NHÓM 7 Page 18 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC - Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam có sử dụng hoa tiêu phải trả phí hoa tiêu theo mức như sau: 25 đồng/GT- HL + Mức thu tối thiểu một lượt: 500.000 đồng/lượt. d) Phí neo đậu tại vũng, vịnh (nếu có): - Phí: 5 đồng/GT- giờ. + Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại Khoản 1 Điều 15 Quyết định 98/2008/QĐ-BTC. + Không thu phí neo đậu tại vũng, vịnh đối với trường hợp tàu thủy phải neo đậu chờ trời sáng theo lệnh của cảng vụ hàng hải do quy đinh hạn chế chạy đêm. e) Phí sử dụng cầu bến, phao neo thuộc khu vực cảng biển (nếu có): - Tàu thủy sử dụng cầu bến, phao neo phải trả phí sử dụng cầu bến, phao neo theo mức sau: + Tàu thủy đỗ tại cầu phải trả phí theo mức: 15 đồng/GT- giờ + Tàu thủy đỗ tại phao phải trả phí theo mức: 10 đồng/GT- giờ. - Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều 16 Quyết định 98/2008/QĐ-BTC. g) Lệ phí vào cảng biển: - Tàu thủy có dung tích toàn phần dưới 200GT, đoàn sà lan vận tải đường sông (gồm tàu lai, kéo, đẩy): 30.000 VNĐ/chuyến; BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THAC CẢNG_NHÓM 7 Page 19 GVHD : TRƯƠNG MINH ĐỨC - Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 200GT đến dưới 1000GT: 50.000VNĐ/chuyến; - Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 1000GT đến 5000GT: 100.000VNĐ/chuyến; - Tàu thủy có dung tích toàn phần trên 5000GT: 200.000VNĐ/chuyến. h) Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải) (nếu có): 100.000 đồng/lần. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: - Thông báo tàu đến cảng; - Bản khai chung; - Danh sách thuyền viên; - Danh sách hành khách. 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Tất cả các loại tàu thuyền chỉ được phép vào cảng biển khi có đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005; - Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; - Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 04/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải. I.2. quá trình tàu cập cảng BÀI TIỂU LUẬN QUY TRÌNH KHAI THÁC CẢNG_NHÓM 7 Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan