Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tiểu luận môn quản trị học nhóm 48...

Tài liệu Bài tiểu luận môn quản trị học nhóm 48

.DOCX
21
2523
115

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA: QUẢN TRỊ BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 48 Giáo viên hướng dẫn: thầy Đỗ Văn Khiêm Thành viên: 1) Nguyễn văn lộc 2) Nguyễn Hữu Pháp MSSV: 1055060082 MSSV: 1055060109 I). Câu hỏi: Mạng lưới internet giúp ích nhà quản trị thế nào trong việc thực hiện các bước trong quá trình quản trị chiến lược 1). Kiến thức liên quan: Để hiểu được internet giúp gì cho nhà quản trị thì chúng ta cần phải hiểu như thế nào là internet, vậy Internet là gì? Đó là một mạng lưới thông tin trải rộng khắp toàn cầu, khắp các châu lục được kết nỗi bằng các thiết bị khoa học công nghệ cao như điện thoại di động, máy vi tính… Internet hiện nay là một trong những thành tố không thể thiếu trong sự phát triển xã hội, kinh tế, an ninh và là một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người, nhất là ở các nước phát triển. Internet rất cần thiết cho sự phát triển và cuộc sống của con người. Trước hết, Internet là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà không một học giả uyên bác nào hay một thư viện nào có thể sánh bằng, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể tìm thấy những thông tin mà mình cần trong nguồn dự trữ đó chỉ với một vài thao tác, một vài thủ thuật đơn giản. Tiếp theo, Internet là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia trên mọi mặt, từ kinh tế, tài chính đến an ninh, quân sự,…bởi khả năng thông tin liên lạc một cách nhanh chóng và chính xác của nó.. Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (Email), trò chuyện trực tiếp (chat), máy truy tìm dữ liệu, các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ y tế, giáo dục như chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet. Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web). Internet là một tập hợp các máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, … còn WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết và các địa chỉ URL, và nó có thể được truy nhập bằng cách sử dụng Internet. Cách thức thông thường để truy cập Internet là quay số, băng rộng, không dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.1 Như thế, rõ ràng Internet là một nhân tố tối quan trọng trong sự phát triển của loài ngoài, trong cuộc sống của con người hiện nay. Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay, việc ko biết Internet hay không có Internet là một sự mất mát rất trích tsự ừ diễễ n đàn doanh nghiệp (www.dddn.com.vn) lớn1 cho phát triển Internet là một thứ không thể thiếu trong kỷ nguyên thông tin mà chúng ta đang tồn tại, nếu ta không biết đến nó, tức là ta đang tự tách mình ra khỏi dòng chảy tri thức, tiến bộ của cả nhân loại. 2) Nội dung: a) Vai Trò của Internet Trước hết, internet là một siêu kênh thông tin toàn cầu, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũy của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông nhất quán. Hàng triệu người trên khắp thế giới, thuộc đủ mọi quốc gia, dân tộc, qua mạng internet có thể trao đổi với nhau về tư tưởng, tình cảm, những kinh nghiệm sống, đọc báo, tạp chí…Đặc biệt, thông qua mạng internet, tri thức của từng cộng đồng, từng quốc gia được tích lũy và lưu trữ trong các thư viện, các ngân hàng dữ liệu đã được quốc tế hóa, trở thành tài sản của loài người. Từ một máy tính nối mạng ở Việt Nam, ở Braxin, người ta có thể đọc được các báo nổi tiếng nhất ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản; truy cập vào kho dữ liệu khổng lồ của các trường Đại học lớn nhất ở các nước công nghiệp phát triển, người ta cũng có thể nhanh chóng biết được những dữ kiện mới nhất ở các nước đang phát triển. Với internet, biên giới địa chính trị chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng tương đối.Theo xu hướng chung, dòng thông tin chuyển đi trong mạng internet ngày càng lớn và đến mọi địa điểm trên địa cầu. Bất cứ ở đâu người ta cũng có thể trao đổi tư tưởng, kinh nghiệm, làm việc với nhau qua internet. Và do đó, khi các nhà báo đưa thông tin của họ lên mạng, quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin đó sẽ rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông thường. Thứ hai, internet tạo ra khả năng cung cấp thông tin trực tiếp theo đơn đặt hàng. Điều đó sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi mới cho khách hàng. Họ sẽ có thể nhận được các thông tin theo đúng yêu cầu của mình, cho dù là những yêu cầu đó rất phong phú và mang tính cá nhân đơn lẻ. Việc chia cắt khách hàng ra từng bộ phận nhỏ sẽ dẫn tới tác động tiêu cực cho các nguồn cung cấp thông tin truyền thống. Nguyên nhân chính là ở chỗ internet mở ra cánh cửa tiếp cận với ngân hàng dữ liệu khổng lồ trên mọi lãnh vực của cả thế giới, khách hàng không chỉ có khả năng truy cập những thông tin tư liệu về một vấn đề, một sự kiện cụ thể mà còn có thể khai thác các mối quan hệ tác động qua lại giữa sự kiện, vấn đề ấy giữa với xã hội và thế giới xung quanh. Điều ấy cho phép mỗi người có cái nhìn toàn diện hơn, đúng đắn hơn và hình thành cho mình nhận thức, hành vi ứng xử hợp lý hơn. Dịch vụ thông tin trực tiếp theo đơn đặt hàng mới chỉ bắt đầu phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển, nơi mà internet đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày của cư dân. Ở các nước này, tùy theo nhu cầu, người ta đã có thể truy cập vào những đề tài cụ thể theo yêu cầu nhất định. Những khối lượng thông tin đồ sộ để phục vụ công chúng, xã hội đông đảo đã được sửa chữa, tổ hợp theo ý của người nhận. Trong trường hợp này, khách hàng có thể thấy được ý nghĩa của các sự kiện, vấn đề đối với cộng đồng cũng như với chính bản thân mình. Thứ ba, internet mở ra khả năng và điều kiện cho con người tiếp cận trực tiếp các nguồn thông tin. Có nghĩa là thông tin ngay từ nguồn sẽ đi thẳng đến người khai thác mà không qua trung gian nào, hiện tượng nhiễu sẽ giảm đi. Điều này dẫn đến một sự chuyển hướng quan trọng trong mối quan hệ giữa các nguồn tin, các phương tiện thông tin và công chúng. Trong mối quan hệ này, báo chí giữ vai trò trung gian, họ thu thập thông tin từ nguồn để lựa chọn, “nhào nặn” lại và truyền đi cho xã hội. Công chúng chỉ có cơ hội lựa chọn trong số thông tin mà họ cung cấp. Với internet, quá trình truyền thông tin tức được thực hiện ngay tức khắc trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, đây chỉ là một mặt của vấn đề và nó dẫn tới sự thay đổi phương pháp làm việc của các nhà báo. Báo chí buộc phải thích ứng với điều kiện mới bằng cách nâng cao vai trò của mình trong việc phân tích ý nghĩa của thông tin, hướng dẫn công chúng tập trung vào những thông tin trung thực và hiểu những thông tin đó một cách đúng đắn. b) Internet trở thành công cụ quản lý hiệu quả cho nhà quản trị Internet ngày càng không thể thiếu và nó có tầm ảnh hưởng quan trọng trong cuộc sống chúng. Đặc biệt là trong cuộc sống thông tin như hiện nay thì internet trở thành bữa ăn hằng ngày của hầu như mọi người và Internet trở thành một người bạn luôn đồng hành với nhà quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp qua Internet đang được coi là giải pháp nhất cử lưỡng tiện bởi vừa giúp odoanh nghiệp cắt giảm chi phí vừa góp phần nâng cao năng lực quản trị cho danh nghiệp, Chính mảng thông tin sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho các DN, nhất là vì nó cung cấp một cổng vào ngay lập tức cho khách hàng hay cho các đối tác tiềm năng và cũng chính Internet thì nhà quản trị có thể dễ dàng quản lý và điều hành các công việc như:  Quản lý dự án  Quản lý tiến độ dự án  Quản lý công việc dự án  Quản lý tài liệu dự án  Quản lý kế hoạch thanh toán  Quản lý công việc  Lên kế họach công việc  Phân công công việc  Báo cáo thực hiện công việc  Đáng giá hiệu suất làm việc  Quản lý khách hàng  Thông tin khách hàng  Lịch sử giao dịch  Phân loại và thống kê đa chiều  Quản lý tài liệu  Phân loại tài liệu khoa học  Tìm kiếm và chia sẻ cực nhanh  Phân quyền xem, sửa, xóa tài liệu  Chức năng theo khu vực  Quản lý bất động sản  Quản lý thi công, công trình  Quản lý thương mại  Quản lý du lịch  Chức năng the yêu cầu  Thông tin nhân sự  Quản lý thông tin nhân sự  Quá trình công tác  Khen thưởng, kỷ luật  Phân loại tìm kiếm và thống kê  Xuất dữ liệu ra Excel. 2 Trong một số năm gần đây, Internet đang là xu thế sử dụng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Mục đích nhằm trao đổi, quản lý các thông tin của doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng. Cùng web. Có thể truy cập từ xa, mọi lúc mọi nơi. Hoạt động được trên máy tính bảng. Khả năng đáp ứng với sự phát triển của CNTT, Intranet đang ngày càng mở rộng phạm vi của nó, giúp cho việc điều hành doanh nghiệp, trao đổi thông tin giữa các nhân viên, bộ phận trong doanh nghiệp được thông suốt từ thông tin khách hàng, công việc, tài liệu, nhân sự đến quản lý dự án, hợp đồng, nhà cung cấp, đặt hàng,…Sự khác biệt của Internet so với các giải pháp khác trên thị trường là làm việc hoàn toàn trên với quy trình nghiệp vụ tương lai: Có thể kế thừa, bổ sung và thay đổi chức năng theo từng giai đoạn phát 2 trích từ www.trisoftviet.com triển của doanh nghiệp mà không làm mất dữ liệu cũ. Dư liệu lưu trữ tập trung cho phép tạo ra các báo cáo điện tử cập nhật từng phút. Phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp: có nhiều phiên bản cho các lĩnh vực chuyên ngành. c) Ứng dụng của Internet trong doanh nghiệp Đây là 4 lĩnh vực mà nhà quản trị ứng dụng nhiều nhất vào trong doanh nghiệp:  Com mun icati on ( thông tin ) Chính mảng thông tin sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho các DN, nhất là vì nó cung cấp một cổng vào ngay lập tức cho khách hàng hay cho các đối tác tiềm năng. Đối với nhiều DN, Internet chỉ là một kênh thêm để truyền bá thông tin. Trang Web của DN được đưa lên cũng chỉ là để diễn tả lại cho hấp dẫn nội dung tài liệu giới thiệu về công ty. Nhưng việc tạo ra một trang Web không chỉ đơn giản là giới thiệu về công ty mà còn cung cấp một lượng thông tin thích đáng cho người truy cập. Nhiều DN muốn thông báo trên Internet có thể tập họp lại và tạo ra một trang Web chung. Chẳng hạn như các DN bán các sản phẩm rất khác nhau và có mong muốn giới thiệu hàng hoá của mình cho một khách hàng tiềm năng chung. Nếu một DN muốn để cho khách hàng truy cập vào trang Web của mình nhằm xây dựng một mối quan hệ liên tục, thì DN phải đảm bảo tính cập nhật đều đặn của các trang này. Mặt khác: nhà quản trị có thể nắm bắt được đầy đủ thông tin không những thông tin của thị trường, xã hội, đối tác, đối thủ cạnh tranh... mà còn cả thông tin của tất cả các nhân viên của mình thông qua các ứng dụng như chat, call mail, lịch họp, hội thảo, tài liệu, báo cáo... hay thông qua các Website và đặc biệt nhà quản trị còn giám sát cả các nhân viên của công ty hoạt động bên ngoài thông qua ứng dựng định vị toàn cầu hoạt động trên nền Internet.  Nghiên cứu thị trường : Thông qua Internet thì nhà quản trị có một cái nhìn tổng quát hơn về nhu cầu của khách hàng, thông tin đối thủ cạnh tranh, xu hướng của thị trường, xu hướng và biến động của chính trị kết hợp với thông tin thu thập từ bộ phận nghiên cứu thị trường nhà quản có thể có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn để đưa ra các họach định trong thời gian tới. Nhà quản trị cũng có thể tham khảo trang báo điện tử, các trang chuyên ngành: miễn phí và báo cáo thị trường, các blog chuyên gia, sàn giao dịch, Website thương mại điện tử, Website chuyên ngành, Website nhà quản lí, các mạng xã hội... hay các trang Website thăm dò trực tuyến để nhà quản trị có định hướng đúng tình hình thực tế về thị trường hay nâng cao trình độ của mình để từ đó nhà quản trị tổ chức đội ngũ, xây dựng mục tiêu, tiềm kiếm, đánh giá nguồn tin. Tuy nhiên, nhà quản trị để làm được điều đó thì phải thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường và có cái nhìn chính sát về sự biến động thị trường.  Internet maketing : Người dùng ngày càng sử dụng internet nhiều hơn, hành vi của họ cũng dần thay đổi điều này giúp cho Marketing Online tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Và khi Internet là 1 kênh tương tác 2 chiều thì marketing truyền thống ngày càng tỏ ra yếu thế. Thông qua chiến lược maketing online thì nhà quản trị tổ chức nhân sự, sử dụng các thiết bị số hóa, sử dụng mạng Internet quảng bá thông tin sản phẩm của mình vào các Website, các trang mạng xã hội : Facebook, Blog… hay wordpress thông qua đó doanh nghiệp, nhà quản trị năm bắt được tâm lý khách hàng, cảm nhận khách hàng, phản hồi của khách hàng về chính sản phẩm, về doanh nghiệp của mình để từ đó người quản trị điều chỉnh sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng  Website : Khi nói đến Website danh nghiệp là nói đến bộ mặt của doanh nghiệp. Với sức mạnh đầy uy lực của Internet thì Website là công cụ hữu hiệu, là "nỏ thần" giúp các công ty vừa và nhỏ có thể kinh doanh và cạnh tranh với những người khổng lồ trên thị trường. Ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhận định: "Nhờ website, các doanh nghiệp không cần thuê nhà mặt tiền vẫn có thể giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng. Những đơn vị nhỏ có thể có nhiều đơn hàng không kém các tên tuổi lớn". Website doanh nghiệp là nơi thể hiện đầy đủ thông tin, các bộ phận của doanh nghiệp là nơi mà khách hàng chia sẽ các ý kiến về các sản phẩm của công ty, là nơi phản hồi ý kiến của khách hàng, là nơi đánh giá thái độ làm việc của nhân viên khách hàng…nơi đây chính là toàn cảnh thu nhỏ của doanh nghiệp nên nhà quản trị rất chú trọng vào cách bố trí bố cục, chia sẽ thông tin của doanh nghiệp sao cho phù hợp, sáng tạo. Một số nhận định về Internet: Nguyễn Xuyến Chi, Giám đốc trang web nhadatvideo.vn cho biết: Sau nhiều lần tìm hiểu và Bà trải nghiệm, tôi quyết định sử dụng sản phẩm phần mềm quản lý nội bộ Internet của Công ty phần mềm Vinno. Bỏ đi mọi sự rườm rà phức tạp, tập trung vào giải quyết vấn đề cốt lõi mà doanh nghiệp cần quản lý, chúng tôi đã xây dựng thành công phần mềm quản lý nội bộ cho riêng mình mặc dù lúc đầu tôi không hiểu gì về phần mềm cả. Qua gần 2 năm sử dụng, chúng tôi luôn được hỗ trợ và nâng cấp để phù hợp với sự phát triển trong quản lý của mình. Cái hay ở sản phẩm này là sử dụng công nghệ web với những tính năng sáng tạo ưu việt mà lại rất dễ sử dụng. Việc sử dụng web nội bộ đã giúp công việc quản lí và kinh doanh của chúng tôi luôn trôi chảy và đạt hiệu quả tối đa. Chúng tôi không mất nhiều thời gian, không tốn nhiều nhân sự mà vẫn luôn giải quyết được khối lượng khổng lồ khách hàng và công việc mỗi ngày một cách chính xác. Trong thời đại công nghệ hiện nay, phần mềm chính là trợ thủ đắc lực cho mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Đối với chúng tôi, việc sử dụng web nội bộ Internet chính là bí kíp để có được thành công hôm nay. Theo ông Đinh Xuân Hương - Giám đốc công ty phần mềm VINNO: Đối với các doanh nghiệp lớn - tập đoàn, việc định hướng sẽ có 1 bộ phân chuyên biệt (marketing, nghiên cứu,..). Thông thường hầu hết doanh nghiệp vưa và nhỏ sẽ do CEO đưa ra. Vấn đề là việc định hướng cần có thời gian xem xét, nghiên cứu lâu dài mà việc điều hành lại là các công việc xử lý cấp thiết, liên tục không bao giờ chấm dứt (CEO thường phải bỏ ra 8 - 10g/ngày cho việc điều hành). Một CEO có rất ít thời gian để bao quát nhằm phát hiện, khai phá hướng phát triển cho doanh nghiệp mặc dù đây chính là yêu tố thúc đẩy doanh nghiệp phát triển đột biến. Giải pháp Intranet có thể coi là một mô hình đơn giản nhât của ERP nhưng lại dễ dàng triển khai và thích nghi hơn nhiều. Là doanh nghiệp phần mềm, ngay từ khi mới thành lập 2005, chúng tôi đã mong muốn tìm kiếm phần mềm có sẵn để quản lý doanh nghiệp. Sau quá trình nghiên cứu, mua và dùng thử một số sản phẩm trong nước và nước ngoài, chúng tôi nhận thấy đều rất khó ứng dụng vào doanh nghiệp do nghiệp vụ và quy trình khác. Chúng tôi đã phải tự xây dựng phần mềm cho chính mình với mục tiêu là phần mềm phải linh hoạt thích ứng được với sự phát triển của công ty. II). Câu hỏi: Bạn hãy phân tích đặc điểm chi tiết các phong cách lãnh đạo. Có một phong cách lãnh đạo nào áp dụng cho tất cả tình huống không? 1). Kiến thức liên quan: Khái niệm về lãnh đạo? “Lãnh đạo là tìm cách ảnh hưởng đến người khác để đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là chỉ dẫn điều khiển, ra lệnh và đi trước. Lãnh đạo là tác động đến người khác, truyền cảm hứng, khơi dậy lòng nhiệt huyết của họ đối với công việc, tổ chức và những người xung quanh”3. “Lãnh đạo là tổ chức một nhóm những người để đạt mục tiêu chung. Người lãnh đạo có thể có hoặc không có quyền lực đặc biệt. Những nhà nghiên cứu về lãnh đạo đã đưa ra những lí thuyết bao gồm những đặc điểm, những sự tác động qua lại do các yếu tố bên ngoài, chức năng, ứng xử, tầm nhìn và giá trị, uy tín, và trí thông minh, cùng với nhiều thứ khác. Người mà mọi người sẽ tuân theo phải có khả năng hướng dẫn hoặc định hướng cho người khác”4. a) Những phẩm chất và kỹ năng cần có ở lãnh đạo? + PHẨM CHẤT: Sự lanh trí: khả năng vận dụng mau lẹ kiến thức, kinh nghiệm vào công tác thực tế của mình. Tính cởi mở: Sẵn sàng tiếp xúc với mọi người, biết lắng nghe họ, gợi chuyện họ để thu lượm được những thông tin cần thiệt. Óc suy xét sâu sắc: suy nghĩ, phân tích tìm tòi ra được đặc điểm, bản chất của mọi vấn đề, tách rõ nguyên nhân với kết quả. Óc sáng kiến: tìm tòi được sáng kiến và giải pháp sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ 3 được nhất. Trích tốt “giáo trình quản trị học, ĐH kinh tếế tp hcm”. 4 Trích “http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3nh_%C4%91%E1%BA%A1o” Óc quan sát: biết nhận ra cái chủ yếu, cái cần thiết. Tính tổ chức: làm việc có kế hoạch, có nề nếp khoa học. Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực. Những phẩm chất lên là những nền tảng cho năng lực tổ chức, chứ chưa đủ để tạo nên năng lực tổ chức thực sự. Nên để đủ điều kiện thì cần phải có thêm những kỹ năng chuyên biệt mới đủ điều kiện: + KỸ NĂNG: Sự nhạy cảm về tổ chức: Còn gọi là “linh cảm tổ chức”. Đó trước hết là sự tinh nhạy về tâm lý, khả năng mau chóng đi sâu vào thế giới tâm hồn của mọi người, hiểu được nó, điều khiển được nó. Thể hiện trong việc chỉ số “EQ”5 phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui... của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người. Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí: Khơi dậy ở mọi người tính tích cực hoạt động. Khả năng để vượt qua các khó khăn nội tại và ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phục của quần chúng chỉ là từ đây. Phẩm chất này biểu hiện trước hết ở tính kiên quyết xã hội, tính yêu cầu cao đối với bản thân và mọi người, năng lực thuyết phục, cảm hóa mọi người, tính thần phê và tự phê nghiêm túc, … Năng lực tổ chức đòi hỏi nhà quản trị phải có năng lực trí tuệ đặc biệt: tốc độ tiếp nhận thông tin và xử lý nhanh gọn; sự linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển trong suy nghĩ; nhạy cảm với cái mới; có bề rộng độ sâu và tầm xa trí tuệ; có kỹ năng khai thác trí lực của người khác, tập thể. Năng lực chuyên môn: Năng lực này thể hiện trước hết ở sự am hiểu sâu sắc lĩnh vực hoạt động của công ty, đơn vị mình phụ trách, năm được tình hình chuyên môn, quy trình, công nghệ sản xuất. Năng lực chuyên môn rất quan trọng đối với 5 Emotional Quotient: hiệnbạn khả làm năng lãnh của mộđạo, t ngườ i hiểthành u rõ chính n thân mình cũng nh việc ư một người lãnh đạo.thểKhi các viênbảtrong nhóm làm của thâấ u hi ể u bạn sẽ luôn cần bạn định hướng và dẫn dắt. Họ cần có niềm tin là bạn có khả năng định hướng chính xác, chỉ đạo hợp lý và điều phối hiệu quả hoạt động của nhóm để mang lại một kết quả tốt. Nếu mọi người trong nhóm đánh giá bạn là một chuyên gia đích thực, thật sự có tài, họ sẽ chú ý lắng nghe bạn hơn khi bạn cố gắng thuyết phục họ làm một việc gì đó và khi bạn muốn truyền cảm hứng làm việc cho họ. Năng lực sư phạm: là hệ thống những đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo ảnh hưởng giáo dục có hiệu quả đối với mọi thành viên cũng như đối với tập thể. - Bên cạnh đó cũng cần những tính cách quan trọng của lãnh đạo. Có lòng say mê làm lãnh đạo: có mục đích lý tưởng rõ ràng, định hướng hoạt động nhất quán. Tính nguyên tắc: có sự đòi hỏi cao đối với những người dưới quyền. Có tính nhân đạo chủ nghĩa: biểu hiện ở đức thương người, lòng từ bi, bác ái, lòng vị tha đối với người khác. Có tính tình bình tĩnh: nó giúp cho nhà quản trị luôn sáng suốt trong tư duy, lời nói và việc làm trước những khó khăn, khi nóng nảy. Tính lạc quan: giúp cho nhà quản trị luôn vui tươi, yêu đời khỏe khoắn, vừa có tác dụng động viên mọi người xung quanh làm việc, vui sống tin tưởng vào tương lai. Tính quảng giao: giúp cho nhà quản trị dễ dàng hòa nhập với quần chúng, nắm bắt được mọi tâm tư nguyện vọng của họ, tạo bầu không khí chan hòa trong tập thể. Tính kiên định: Tính cách này cũng rất quan trọng, giúp cho nhà quản trị có thể làm chủ được tình hình, vượt qua những khó khăn trong những tình huống quyết định sống còn của doanh nghiệp. Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng. Những tính cách nhà quản trị cần tránh: lòng tham lam danh vọng, tính khoác lác; cục cằn, thô lỗ; tự kiêu, tự đại; tính đa nghi và lòng đố kị hay ghen ghét; những suy nghĩ nhỏ nhen, hay chấp vặt, thiếu lòng độ lượng; hay thiên lệch trong đối xử… b) Bản chất của các kiểu lãnh đạo? Phong cách lãnh đạo là cách thức lãnh đạo của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động và quản lý của nhà lãnh đạo được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = cá tính x môi trường. Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc thành bại của người lãnh đạo, quản lý. Trong tập thể lao động, phản ứng đầu tiên của mọi người đối với việc quản lý là phản ứng phong cách người lãnh đạo. Phương pháp, cách thức làm việc của người lãnh đạo có thể làm cho mọi người tham gia hoạt động chung, bởi vì họ xác định được mục đích chung. Phương pháp, cách thức làm việc đó làm cho mọi người đoàn kết, khuyến khích họ nâng cao bồi dưỡng chuyên môn. Chính vì phong cách lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng như vậy, do đó có nhiều công trình nghiên cứu về nó để tìm ra đặc trưng, biểu hiện, cũng như lựa chọn một phong cách lãnh đạo thích hợp cho mình. Có nhiều quan điểm khác nhau về phong cách lãnh đạo: Theo một số tác giả người Nga: phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý là tổng thể các phương pháp đặc trưng và ổn định nhất nhằm giải quyết những nhiệm vụ nảy sinh trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo. Có thể nói phong cách lãnh đạo là một hệ thống nhất định gồm những phương pháp lãnh đạo thường xuyên được áp dụng. Theo A.I.Panov nêu: phong cách là hệ thống những biện pháp mà người ta thường dùng trong hoạt động thường ngày. Những phẩm chất các nhân cần có của những người lãnh đạo ảnh hưởng lớn đến phong cách làm việc của người lãnh đạo. Nói đến phong cách lãnh đạo là bao hàm cả nguyên tắc và phương pháp lãnh đạo. Tác giả Trần Ngọc Khuê: phong cách lãnh đạo là nói đến hệ thống hành vi cá nhân của người lãnh đạo, quản lý trong việc sử dụng những quyền hạn, quyền lực, tri thức và trách nhiệm được giao. Phong cách lãnh đạo là một khái niệm thường gặp, còn hay gọi là kiểu lãnh đạo hay lối làm việc của người lãnh đạo. Có quan niệm rằng phong cách lãnh đạo được giải thích như là một hệ thống các mục đích, các phương pháp mà người lãnh đạo sử dụng trong công tác quản lý. Nhìn chung những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều mặt, nhiều đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên phần lớn các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá... Như vậy chúng ta có thể định nghĩa phong cách lãnh đạo như sau: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. 2). Nội dung: Phân loại phong cách lãnh đạo: Trên thế giới hiện nay nói chung và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều cách phân loại khác nhau. Mục đích của việc phân loại là tìm ra những phương thức, những phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới để viết ra những quy luật phát triển về khoa học quản lý, đồng thời nêu ra những tấm gương tiêu biểu cho nhân loại. Cách phân loại thông thường do K. Lewin đề xướng. Ông phân phong cách lãnh đạo ra ba loại: phong cách độc đoán, phong cách dân chủ, phong cách cách tự do. a) Phong cách độc đoán, gia trưởng Người lãnh đạo nắm bắt tất cả các quan hệ và thông tin, tập trung quyền lực trong tay. Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin tối thiểu, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Các quyết định, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo, không quan tâm người dưới quyền. Người dưới quyền phải chấp hành các chỉ thị, mệnh lệnh một cách tập trung, chính xác, người lãnh đạo kiểm tra nghiêm ngặt các hành vi của người dưới quyền. Ưu điểm: phong cách này là cho phép giải quyết công việc nhanh chóng trên cơ sở kinh nghiệm và ý chí của cá nhân người lãnh đạo, không có sự tham gia của tập thể. Hạn chế: Do không để cấp dưới, tập thể tham gia vào quá trình bàn bạc, quyết định nên phong cách này không tập trung được sự sáng tạo, kinh nghiệm của người dưới quyền, hiệu quả công việc không cao, không kích thích được mọi người trong tổ chức làm việc. Nguyên nhân dẫn đến các nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này có thể xuất phát từ sự tự tin, tự chủ nhưng cũng có thể do tính cứng nhắc, may móc trong cá tính người lãnh đạo. Thường thì khi tập thể mới hình thành, chưa có sự thống nhất trong tập thể về quan điểm chung, có hiện tượng bè phái trong tập thể… thì nhà lãnh đạo cần phải sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, gia trưởng. Nhưng khi tập thể đã trưởng thành, các nguyên tắc, qui tắc trong tập thể đã được công nhận thì phong cách lãnh đạo độc đoán, biểu hiện ở chỗ các quyết định do người lãnh đạo đưa ra không thể thực hiện được. Bên cạnh đó không hiểm người lãnh đạo buộc phải chọn phong cách độc doán do trình độ, năng lực quản lý thấp. Trình độ phát triển các mối quan hệ trong tập thể đóng vai trò quan trọng khi lựa chọn phong cách lãnh đạo. Nếu trong tập thể thiếu chuyên môn và mục tiêu rõ ràng thì các mối quan hệ qua lại trong quản lý tất yểu phải là độc đoán. b) Phong cách lãnh đạo dân chủ Người lãnh đạo thu hút đông đảo lao động tham gia vào việc thảo luận và lựa chọn các phương án quyết định cũng như giải quyết nhiệm vụ của tập thể. Công việc được phân công, giải quyết và đánh giá trên cơ sở có sự tham gia của tập thể. Người lãnh đạo dân chủ luôn lắng nghe ý kiến phê bình góp ý của mọi người để tự điều chỉnh chương trình, kế hoạch và hành vi của mình. Ưu điểm: phong cách này là khai thác được những kiến thức, kinh nghiệm của những người dưới quyền, người dưới quyền cảm thấy thoải mái, được tham gia vào việc ra quyết định và có tính sáng tạo cao, cho bầu không khí của tổ chức tốt,có môi trường tích cực nên hiệu quả công việc cao. Hạn chế: Quá trình dân chủ gây tốn kém thời gian. Trong rất nhiều trường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi tới được quyết định trong khi thời gian giải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài. Ví dụ rất cụ thể như trong các cuộc họp của các cơ quan hành chính nhà nước ta hiện nay, có rất nhiều cuộc họp kéo dài vừa tốn thời gian và kinh phí, hay như các dự án về việc giảm ùn tắc giao thông Hà Nội, quyết định đi rồi quyết định lại mà vẫn chưa đạt hiệu quả. c) Phong cách lãnh đạo tự do Người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự do thường giao hết quyền hạn và trách nhiệm cho mọi người và các thành viên được phép tự do hành động theo điều họ nghĩ, ttheo cách thức à họ cho là tốt nhất. Mọi công việc của tập thể đều đem ra tự do bàn bạc trong ban lãnh đạo biểu quyết để tránh khuyết điểm cá nhân. Ưu điểm: phong cách này là phát huy tối đa năng lực của người dưới quyền, bầu không khí tổ chức thoải mái… Hạn chế: dễ dẫn đến hỗn loạn, vô chính phủ trong tổ chức do thiếu vắng các chỉ dẫn của người lãnh đạo nên năng suất, hiệu quả công việc thường thấp. d) Ngoài cách phân loại truyền thống như đã nêu, trên thế giới cũng đưa ra những luận điểm khác nhau trong cách phân loại như: Rensis Likert, một nhà tâm lý học người Mỹ đã nghiên cứu các kiểu mẫu và phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo – quản lý trong 3 thập kỷ (1930 – 1960). Likert đã đưa ra ý tưởng và những cách tiếp cận mới. Theo Liker có bốn kiểu phong cách cách lãnh đạo quản lý. Thứ nhất: phong cách quản lý “quyết đoán - áp chế”. Các nhà quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới, thúc đẩy người ra bằng đe doạ và thưởng phạt bằng những phần thưởng hiếm hoi, tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất. Thứ hai: phong cách lãnh đạo quyết đoán – nhân từ: Các nhà quản lý loại này có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới. Thúc đẩy người cấp dưới bằng khen thưởng và một ít bằng một ít đe doạ và trừng phạt cho phép có ít nhiều thông tin lên trên, tiếp thu một số tư tưởng phía dưới và giao quyền ra quyết định nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách. Thứ ba: phong cách quản lý tham vấn: Các nhà quản lý có sự tin tưởng và hy vọng lớn nhưng không hoàn toàn vào cấp dưới, dùng các phần thưởng để thúc đẩy, các luồng thông tin từ trên xuống hoặc từ dưới lên trong quá trình điều hành và hoạch định các chính sách chiến lược, các nhà quản lý có phong cách lãnh đạo tham vấn thường xuyên tham khảo các ý kiến khác nhau từ phía cấp dưới. Thứ tư: phong cách quản lý “tham gia – theo nhóm”. Các nhà quản lý có phong cách này là người có lòng tin và sự hy vọng hoàn toàn vào cấp dưới ở mọi vấn đề, luôn thu nhận các tư tưởng và ý kiến của cấp dưới và sử dụng chúng một cách xây dựng. Các nhà quản lý loại này thường sử dụng các phần thưởng về mặt kinh tế để khuyến khích cấp dưới khi đạt được các mục tiêu mà họ đề ra. Họ thường xuyên khuyến khích cấp dưới trong việc đề ra những quyết định trong những tình huống khó khăn khi không có mặt của họ và coi cấp dưới như một nhóm với mình. Trong 4 kiểu phong cách nói trên qua những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà quản lý có áp dụng phong cách quản lý theo kiểu “tham gia – theo nhóm” vào các hoạt động quản lý của mình đã thu được thành công lớn nhất với tư cách là một người lãnh đạo. Một tác giả khác F.E.Fiedler (Nhà tâm lý học Mỹ) có một cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về phong cách lãnh đạo. Theo F.E.Fiedler khi việc trở thành các nhà lãnh đạo không chỉ vì các thuộc tính nhân cách của họ mà còn là vì các yếu tố tình huống khác và sự tác động tương hỗ giữa những người lãnh đạo và tình huống. Theo ông có hai phong cách lãnh đạo chính: Thứ nhất: hướng vào nhiệm vụ, người lãnh đạo sẽ thoả mãn khi nhìn thấy nhiệm vụ được thực hiện. Thứ hai: hướng vào việc đạt được những mối quan hệ tốt giữa các cá nhân nhằm thu được một địa vị cá nhân nổi bật. Ngoài ra, trên thế giới còn có phong cách lãnh đao 3 – Ds bao gồm: lãnh đạo trực tiếp; lãnh đạo dựa trên nền tảng của sự trao đổi, thảo luận và lãnh đạo ủy thác. Ba phong cách này theo tiếng Anh đều bắt đầu bằng chữ cái D (Directing; Discussing; Delegating) nên gọi là phong cách lãnh đạo 3- Ds. Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh; cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả. Các luận điểm thường gặp khác về phân loại phong cách lãnh đạo: Hệ thống lưới quản trị: Nghiên cứu của Blake và Mouton về sự cân đối nhiệm vụ của từng người. Sáu phong cách lãnh đạo cảm xúc: từ "Ngài Trí thông minh của Cảm xúc" Daniel Goleman và các bạn. Theo giáo trình tâm lý học quản lý (Học viện Hành chính) còn có cách phân loại phong cách theo Dominique Chalvin: dựa vào hai chỉ tiêu là cam kết và hợp tác, có thể chia thành 5 cặp phong cách lãnh đạo có hiệu quả - không hiệu quả: Phong cách của người tổ chức(G)- phong cách người quan liêu (G’). Phong cách người tham gia (P)- phong cách người có đầu óc gia trưởng và mỵ dân(P’). Phong cách người mạnh dạn(T)- phong cách người chuyên chế sính kỹ thuật(T’). Phong cách người cực đại chủ nghĩa(M)- phong cách người không tưởng, sính hiện đại(M’). Phong cách người thực tế(R)- phong cách người cơ hội(R’).6 3). Kết luận: Một phong cách lãnh đạo không nên áp dụng cho tất cả các tình huống. Mỗi loại phong cách đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, vấn đề đặt ra là nhà lãnh đạo phải linh hoạt trong quá trình quản lý, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phong cách lãnh đạo cho phù hợp. Do đó, không thể khẳng định được phong cách nào là tốt nhất, điều đó phụ thuộc vào một tình huống cụ thể, sẽ không hiệu quả nếu người lãnh đạo chỉ sử dụng một phong cách cụ thể, như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu của công việc, nhiệm vụ đặt ra, dễ dẫn đến không hoàn thành được mục tiêu đặt ra của cấp trên lẫn doanh nghiệp . Việc kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa 6 Trích http://www.kilobooks.com/threads/. các phong cách là điều cần thiết. Trong công tác lãnh đạo, hàng ngày người lãnh đạo thường làm việc trực tiếp với từng cá nhân riêng lẻ, chẳng hạn như ra lệnh, hay lắng nghe ý kiến phàn nàn. Do đó lựa chọn cách ứng xử thích hợp với từng người sẽ quyết định rất lớn tới thành công của người lãnh đạo. Phong cách mà người lãnh đạo lựa chọn phụ thuộc nhiều vào cá tính của cấp dưới. Ví như đối với người hay có thái độ chống đối, hay gây gổ, ngang tàng, không tự chủ, thiếu ý chí và nghị lực nên có phong cách lãnh đạo độc đoán….Tuy nhiên, ngày nay các phong cách dân chủ và tự do theo quan điểm của Lewin được sử dụng phổ biến hơn, nguyên nhân là do lực lượng lao động ngày nay khác trước, họ có học vấn hơn, tính tự quản cao hơn…là nguyên nhân mà lãnh đạo nên sử dụng phong cách dân chủ. Đồng thời, nhà lãnh đạo cũng phải dựa vào các yếu tố như năng lực, giới tính, thâm niên công tác, thời kì phát triển của tập thể,tính khí nhân viên, tuổi tác, các tình huống khác nhau…để quản lý một cách hiệu quả nhất. Ví dụ: như nhà lãnh đạo khó có thể ra lệnh cho người bằng tuổi vì họ sẽ bất đông, gây xung đột,… III). Câu hỏi: Giả sử bạn là giảng viễn một trường đại học, ban chủ nhiệm khoa yễu câầu bạn làm thễấ nào để giảm thiểu gian lận trong các kỳ thi, kiểm tra. Bạn hãy nễu các trường hợp có thể gian lận và biện pháp kiểm soát chúng: - Trước khi thi, kiểm tra - Trong khi thi, kiểm tra - Sau khi thi, kiểm tra. 1). Kiếến thức liến quan: + Thi cử để làm gì? Việc kiểm tra và thi cử có 4 chức năng chính, đó là: - Nhằm phát hiện các điểm mạnh điểm yếu của từng học viên, qua đó điều chỉnh việc học tập / giảng dạy cho thích hợp. - Nhằm đánh giá phân loại và đảm bảo chất lượng đầu ra hay đầu vào của các chương trình giáo dục. - Nhằm đảm bảo công bằng và hợp lý trong các cuộc tuyển chọn. - Nhằm tạo ra sự thi đua phấn đấu. Đi vào chi tiết hơn, cần xác định mục đích cụ thể của từng kỳ thi là gì và thiết kế kỳ thi cho thích hợp. Và để có một hệ thống thi cử đúng mục đích, thì chương trình giáo dục đi đôi với nó cũng phải đúng mục đích. + Thi cử “tốt” là như thế nào? Nói một cách lý tưởng, một hệ thống thi cử tốt là một hệ thống có được 10 tính chất cơ bản sau: đúng mục đích (fitness of purpose), ảnh hưởng tốt đến cung cách dạy và học (beneficial effects on teaching and learning practices), công bằng (equity), trung thực (integrity), minh bạch (transparency), khách quan (objectivity), ít sai phạm (error-proof), có hiệu suất chi phí cao (cost-effectiveness), hiệu quả (efficiency), và linh hoạt (flexibility).7 Tâất nhiễn, các tnh châất này không độc lập với nhau, mà có ảnh h ưởng qua l ại với nhau và với toàn bộ hệ thôấng giáo dục nói chung. Để có được 10 tnh châất cơ bản này, các hệ thôấng thi cử câần có được nhiễầu yễấu tôấ thuận lợi, ví dụ như là được phân tch và nâng câấp thường xuyễn, sử dụng công nghệ hiện đại, có được nh ững người có trình độ và tư cách phụ trách, có được tnh độc lập nhâất định và không bị thao túng, … 2) Nội dung: a) Trước khi thi, kiểm tra: + Các trường hợp gian lận: - Đi tiền,quà thầy, cô để biết đề kiểm tra trước. - Chuẩn bị tài liệu để vào phòng thi. VD: chép trên giấy, tay, áo quần… + Các biện pháp kiểm soát: Các trường hợp đi tiền, quà để biết trước điểm liên quan đến đạo đức cùa người giáo, thực ra hiện nay một số giảng viên lợi dụng việc dễ dãi trong việc kiểm tra và thi nên trục lợi từ sinh viên để đổi “ tiền – điểm”. Theo em trong trường hợp này để hạn chế việc sinh viên đi tiền, quà nên quy định giảng viên nào trực tiếp 7 theo: http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=15623 giảng dạy thì giảng viên đó không được ra đề, mà những giảng viên khác trong khoa hoặc tổ bộ môn ra đề. Mặc khác nên tạo ra một “ngân hàng đề thi”, tất cả các giảng viên có quyền ra đề để đưa vào ngân hàng đề thi, sau đó nhà trường chỉ việc chọn đề trong ngân hàng đề thi để ra thi, kiểm tra như thế sẽ tránh được việc đi tiền, quà cho các giảng viên, đồng thời tránh những thiếu sót trong cách ra đề của các giảng viên. Còn việc sinh viên cất giấu tài liệu trước khi vào thi thì chỉ còn cách kiểm tra trước khi vào thi, hoặc đưa ra chế tài nghiêm khắc cho những sinh viên vi phạm. b) Trong giờ thi, kiểm tra: + Các trường hợp gian lận: - Giở tài liệu đã chuẩn bị sẵn, ngoài phòng đưa vào. - Trao đổi miệng, tài liệu với thí sinh khác trong phòng. - Sử dụng các thiết bị công nghệ cao để liên lạc bên ngoài. + Các biện pháp kiểm soát: - Trong phòng thi thì chỉ phụ thuộc vào giám thi coi thi, nên đưa ra quy chế nghiêm khắc để cho giám thi coi thi, lẫn thí sinh tuân thủ chấp hành, bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra bên ngoài, tránh trường hợp yếu tố tiêu tực bên ngoài. c) Sau khi thi, kiểm tra: + Các trường hợp gian lận: - Đa số sau khi thi trường hợp gian lận xảy ra rất ít, thường chỉ xảy ra khi sinh viên bị điểm thấp và muốn cứu vãn tình hình. Sinh viên thường hay móc nối với giảng viên chấp lại bài nâng điểm cho mình, khi sinh viên có phúc khảo. + Các biện pháp kiểm soát: - Vì các trường hợp gian lận thường rơi vào những bài phúc khảo, nên chỉ cần chú ý kiểm tra lại những bài phúc khảo, xem có trường hợp nâng điểm hay không. 3) Kết luận: Trong y học, ông bà ta thường có câu “chữa bệnh không bằng phòng bệnh”, em nghĩ trong trường hợp này nó cũng đúng một phần nào đó. Quan trọng không phải chúng ta nên làm cách nào kiểm soát tốt việc thi cử, mà điều quan trọng là làm sao
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất