Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học...

Tài liệu Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

.DOCX
39
1119
99

Mô tả:

MỤC LỤC Danh sách nhóm sinh viên thực hiện.........................................................................2 Đề tài………………………………………………………………………………..3 Chương I: Phần mở đầu…………………………………………………………….3 1. 2. 3. 4. 5. 6. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….3 Mục đích khi phân tích đề tài………………………………………………..5 Nhiệm vụ khi phân tích đề tài……………………………………………….5 Đối tượng và khách thể trong việc phân tích đề tài………………………….6 Phạm vi phân tích, nghiên cứu đề tài………………………………………..6 Phương pháp phân tích, nghiên cứu đề tài…………………………………..7 Chương II: Phần nội dung 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Giải thích việc “Học, học nữa, học mãi”…………………………………….8 Biểu hiện của chúng ta về việc học tập không ngừng……………………...14 Lợi ích của việc không ngừng “Học, học nữa, học mãi”…………………..19 Hậu quả của việc xem thường việc “Học, học nữa, học mãi”……………...21 Tại sao chúng ta cần phải “Học, học nữa, học mãi”……………………….25 Làm thế nào để chúng ta có thể “Học, học nữa, học mãi”…………………29 Trong thời đại ngày nay chúng ta càng cần phải “Học, học nữa, học mãi”..34 Chương III: Phần kết luận………………………………………………………...37 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………...39 DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN (Nhóm 9) 1|Page Mã SV Họ tên SV B13DCCN437 PHẠM THỊ HUYỀN B13DCCN457 NGUYỄN DƯƠNG TÙNG Chương II. 1) Giải thích việc “Học, học nữa, học mãi”. B13DCCN455 NGUYỄN HỒNG TRUNG Chương II. 2) Biểu hiện của chúng ta về việc học tập không ngừng. B13DCCN438 ĐÀO BÁ HUỲNH Chương II. 3) Lợi ích của việc không ngừng “Học, học nữa, học mãi”. LÊ THẾ TÌNH Chương II. 4) Hậu quả của việc xem thường việc “Học, học nữa, học mãi”. B13DCCN451 B13DCCN394 B13DCCN411 B13DCCN382 Phần thực hiện Chương I. Phần mở đầu NGUYỄN VĂN QUÝ Chương II. 5) Tại sao chúng ta cần phải “Học, học nữa, học mãi”. TRẦN VĂN TUYÊN Chương II. 6) Làm thế nào để chúng ta có thể “Học, học nữa, học mãi”. TRẦN MẠNH LINH Chương II. 7) Trong thời đại ngày nay chúng ta càng cần phải “Học, học nữa, học mãi”. -Xây dựng đề cương. B13DCCN435 NGUYỄN THU HƯỜNG -Phân chia, tổng hợp bài. -Chương III. Phần kết luận. ĐỀ TÀI Phân tích trong thời đại ngày nay chúng ta cần phải học, học nữa, học mãi. 2|Page CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu tìm hiểu tri thức nhân loại ngày được mở rộng. Kiến thức ngày càng rộng lớn, con người không thể chỉ biết một mà phải biết mười, không chỉ nắm tình hình trong nước mà còn cả thế giới, không chỉ biết cảnh vật ở quốc gia mình mà còn biết thêm những cảnh vật của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ngày nay, truyền thông được mở rộng, con người có thể ngồi một chỗ mà vẫn biết và truy cập được nhiều thông tin trên thế giới, nhưng không biết sử dụng thông tin thì cũng như không biết chữ. Việc học là để giúp ta chọn lọc thông tin, phân tích và sử dụng thông tin một cách chính xác. Nói đến tiêu chí đánh giá dân trí của một quốc gia thì chưa có tiêu chí nào rõ ràng và chính xác. Trước đây, người dân không biết chữ, biết đọc, biết viết thì tìm cách dạy cho họ biết đọc, biết viết. Còn bây giờ biết đọc, biết viết là chưa đủ mà còn phải biết chọn lọc thông tin, vận dụng thông tin vào cuộc sống, còn phải biết trao đổi với mọi người và phải phát triển ngôn ngữ của mình. Các dân tộc sống chung với nhau trên cùng lãnh thổ để có cuộc sống tốt đẹp, hòa thuận thì không chỉ biết phong tục, tập quán của nhau, biết yêu thương nhau mà còn phải biết ngôn ngữ của nhau nữa. Do đó, học là để biết, học là để hiểu, học là để làm và học còn để chung sống hòa bình với nhau. Như vậy, chúng ta cần phải học để con đường chúng ta đi sẽ ít gặp chông gai trắc trở hơn, nếu không học tầm nhìn của ta bị thiển cận, nhìn không xa, bàn không tới, đi không lâu và dễ gặp sai lầm. Như Bác Hồ đã dạy “Đi đường mà biết rõ đường, thì đi thoải mái và thấy như đường dài mà ngắn lại. Đi đường mà không biết trước những chặng phải đi qua, thì mò mẫm, không rõ xa gần, chỉ thấy đường dài thăm thẳm, đi chưa được mấy đã thấy mệt”(1). Việc học sẽ giúp chúng ta tìm ra con đường đúng đắn và ngày càng mở rộng ra cho ta nhiều cơ hội mới. Học nhiều nhưng không thừa, càng học rộng, hiểu biết càng nhiều thì càng giúp chúng ta giải quyết công việc tốt hơn, càng trau dồi thêm kiến thức, tâm chúng ta càng sáng hơn như câu “ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”. Việc học như viên ngọc phải rèn giũa thường xuyên và càng mở rộng phạm vi học tập, không chỉ học tri thức mà còn trau dồi đạo 3|Page đức và phải thực hành. Học phải đi đôi với hành, Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến việc học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, nói đi đôi với làm “Lý luận mà không có thực tiễn thì trở thành lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận thì trở thành thực tiễn mù quáng” (2). Người có kinh nghiệm thì chưa đủ mà cần phải có lý luận đi kèm, người có lý luận thì phải đem ra thực hành, giữa học và hành phải luôn luôn đồng thuận với nhau. Nói mà không làm thì không giỏi, làm mà không có lý luận đi kèm thì sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, công việc sẽ không đi đến nơi. Việc học không phải lên lớp nghe giảng bài thì mới được gọi là học, mà việc học được tổ chức mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, chúng ta có thể học khi ta đang làm, học trong khi đang vui chơi. Học không kén chọn ai, ai cũng có thể học, học nhiều hơn nữa. Việc học không chỉ giúp chúng ta tìm cho mình một nghề mà còn giúp chúng ta nhận biết thế giới, phân tích và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Vì trong cuộc sống mỗi bước ta đi tới luôn có những khó khăn và thách thức, làm thế nào vượt qua nó, đó là do thái độ của ta nhìn nhận nó và giải quyết nó theo hướng khoa học, mà chính việc học vạch ra cho ta. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với bất cứ ai, bất cứ cá nhân hay tập thể nào trong cuộc sống hiện nay nên nhóm em đã quyết định phân tích về câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” cũng như sự đúng đắn của và tầm quan trọng của nó trong thời đại hiện nay. 2. Mục đích khi phân tích về đề tài. Việc học quan trọng là thế nhưng có mấy ai hiểu hết giá trị của việc học, do đó mà có nhiều người xem việc học như trò đùa, cưỡi ngựa xem hoa, thích hưởng thụ mà không lao động, nên có nhiều thanh thiếu niên lơ là việc học tập và đó cũng chính là lơ là tương lai của mình. Thực trạng đang diễn ra hiện nay là nhiều thanh thiếu niên bỏ bê việc học, học không nhiệt tình, xem việc học như là hàng hóa, học để lấy bằng đối phó không vì tay nghề vững chắc, nên các em lơ là việc học thậm chí còn xem thường người dạy mình. Giá trị của việc học bị xem nhẹ, trước đây có câu “người ta lấy thúng đong lúa, có ai lấy thúng đong chữ bao giờ”, do kém hiểu biết nên họ xem trọng việc ruộng nương hơn học, còn bây giờ người ta coi trọng đồng tiền hơn việc học thực thụ. Trước thực trạng đáng buồn như hiện nay, chúng ta cần làm gì để tất cả nhìn nhận lại việc học, quan tâm và đầu tư vào việc học. Có rất nhiều 4|Page công trình từ thiện chung tay giúp đỡ các em nghèo khó học giỏi, những em vì hoàn cảnh khó khăn mà không thể tiếp tục việc học của mình, nhưng chưa có tổ chức nào giúp đỡ các em có điều kiện mà xem thường việc học, lôi kéo các em vào việc học để giáo dục các em thành người có ích cho xã hội. Nhóm em phân tích về vấn đề trong câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin với hi vọng phần nào đó giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc học, cũng như hiểu rằng câu nói đó chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Từ đó giúp bất cứ ai cũng có thể nhận thức được rằng việc học hỏi không ngừng là rất quan trọng. Cho dù là ai, dù ở bất cứ độ tuổi nào thì việc học không bao giờ là muộn cả. Vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi con người chỉ nhỏ như 1 giọt nước mà thôi. 3. Nhiệm vụ khi phân tích đề tài - Đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề “Học, học nữa, học mãi”: Học là gì? Học là một hành động của con người, rèn luyện tư duy lô-gic theo một cách nào đó, để tiếp thu kiến thức chưa biết, rèn luyện những kiến thức đã biết. Việc học có rất nhiều cách, chúng ta có thể học trong trường lớp, trong gia đình, ngoài xã hội,... Nhưng dù cho ta học theo cách nào đi nữa thì mục đích chính của ta là tiếp thu, tích lũy kiến thức cho bản thân. Bởi học chính là tìm hiểu, khám phá những điều mình chưa biết, rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết, trình độ về mọi mặt. Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người. Học rất đa dạng, học ở khắp mọi nơi, học bất kì lúc nào. Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa, học hết trình độ này đến trình độ khác, học từ trình độ thấp tới cao. Như những người đã học xong đại học, đi làm cần phải học thêm cao học để trở thành tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư,… Thế nào là học mãi? Học mãi có nghĩa là học liên tục, học đến suốt đời, học cả khi về già. “Học, học nữa, học mãi” chính là phải dốc hết sức mình vào việc học. Luôn luôn học hỏi những điều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công. - Trình bày được thực trạng liên quan đến vấn đề “Học, học nữa, học mãi” trong thời đại hiện nay, từ đó đưa ra được một số giải pháp, ứng dụng để 5|Page góp phần nâng cao tinh thần học tập của mỗi con người, mỗi cá nhân trong xã hội này. - Ngoài ra, nhóm cũng sẽ tìm hiểu về những lợi ích của việc không ngừng “Học, học nữa, học mãi” cũng như những hậu quả của khi xem thường việc “Học, học nữa, học mãi” để người đọc có thể nắm bắt được những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến đề tài… 4. Đối tượng và khách thể trong việc phân tích đề tài. a) Đối tượng Đối tượng cần phân tích chính là việc “Học, học nữa, học mãi” trong xã hội hiện nay. Cụ thể là thực trạng hiện tại cũng như tầm quan trọng của việc học, tính đúng đắn trong câu nói của Lê-nin. b) Khách thể Con người trong thời đại hiện nay: tất cả mọi người, bất kể già hay trẻ, nam hay nữ, đi học hay đi làm… và cũng liên hệ với chính bản thân mình. 5. Phạm vi phân tích, nghiên cứu đề tài Việc “Học, học nữa, học mãi” được khảo sát chủ yếu trong con người Việt Nam ở thời đại hiện nay, so sánh với ông cha ta trong lịch sử, đồng thời liên hệ với việc học của các quốc gia bên ngoài, với các bậc thiên tài, các nhà bác học… trong quá khứ và hiện tại. 6. Phương pháp phân tích, nghiên cứu đề tài Để phân tích, nghiên cứu về vấn đề “Học, học nữa, học mãi”, nhóm đã sử dụng một số phương pháp như: phân tích, nghiên cứu tài liệu; quan sát, điều tra, khảo sát thực tế; tổng kết kinh nghiệm và thống kê toán học… CHƯƠNG II: PHẦN NỘI DUNG 1. Giải thích việc “Học, học nữa, học mãi”. 1.1) Nguồn gốc của sự học? 6|Page Định nghĩa lại sự học luôn là khởi nguồn cho mọi cuộc cách mạng về giáo dục. Do đó, điều quan trọng nhất hiện nay là nỗ lực tạo nhận thức cho người học để mỗi người hiểu rằng, họ mới chính là “ông chủ” của quá trình giáo dục, là “nhà quản trị” sự học của bản thân, với tâm thế: “Ta là sản phẩm của chính mình!”. Từ một góc nhìn về giáo dục Chúng ta có một niềm tin bất biến vào giáo dục: Giáo dục là công cụ để định danh con người. Nếu không có nó, con người, muông thú và cỏ cây sẽ đều là những sinh vật giống nhau trong vạn vật của vũ trụ. Con người là sản phẩm của giáo dục. Hệ thống giáo dục bao gồm nhiều nhân tố, từ chính sách của nhà nước, đến nhà trường, nhà giáo… và gần gũi nhất là từ gia đình và các tác nhân ngoài xã hội. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đồng thời với quá trình chịu tác động của hệ thống giáo dục này, con người còn là “sản phẩm” của chính mình, của một quá trình “giáo dục tự thân”. Nghĩa là, người học vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm và cũng lại là trung tâm của cả quá trình giáo dục. Người học cần phải biết nắm lấy sự chủ động cao nhất, phải biết “làm chủ” trong toàn bộ quá trình này. Và mọi sự đổi thay, mọi sự cải cách hay mọi cuộc cách mạng về giáo dục đều bắt đầu từ sự học, chính xác là bắt đầu từ “cách mạng sự học” của bản thân mỗi người. Một số người vẫn bảo rằng, rất nhiều người trong số chúng ta là những sản phẩm bị “lỗi” của nền giáo dục Việt Nam. Nhưng có một thực tế khác, là đâu phải tất cả những ai thụ hưởng nền giáo dục trong nước đều bị “lỗi”. Vẫn có rất nhiều người thành nhân và thành tài mà chưa hề thụ hưởng một nền giáo dục nào khác ngoài những điều đã được học, được dạy trong nhà trường “made in Việt Nam” như bất kỳ ai. Tìm hiểu những kinh nghiệm của họ, sẽ rất dễ nhận ra, điểm khác nhau chính là ở nhận thức về sự học và quá trình tự học, tự rèn luyện, tự thân vận động của họ. Phải chăng, đã đến lúc người học cần ý thức được vai trò “làm chủ” của mình trong toàn bộ quá trình giáo dục - quá trình mà ở đó, mọi tác nhân bên ngoài khác như nhà nước, nhà trường hay nhà giáo… chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung và cung cấp thông tin, kiến thức cho người học để họ tự hoàn thành mục tiêu học tập của chính mình? Sự học bắt đầu từ khát vọng Sự học của dân tộc bắt đầu từ khát vọng quốc gia. Sự học của tổ chức bắt đầu từ hoài bão và sứ mệnh chung mà tổ chức đó theo đuổi. Sự học của bản thân sẽ bắt đầu từ lẽ sống của chính cuộc đời mình. Đồng thời, sự học của bản thân mỗi người cũng thường chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự học chung của môi trường xung quanh (quốc gia, cơ quan, trường học, gia đình, bạn bè,…). 7|Page Hàng trăm năm trước, nước Nhật đã thực hiện cuộc Duy Tân Minh Trị, trong đó có chủ trương “Hòa thần Dương khí” (Tinh thần Nhật Bản, Tinh hoa phương Tây) nhằm đưa tất cả những quyển sách quý nhất của thế giới trong hầu hết các lĩnh vực đến với mọi người dân. Những tinh hoa tri thức của loài người đã phủ đều lên khắp nước Nhật với nhiều triệu bản in của mỗi tựa sách đã được phát hành. Người Nhật, trước đó, vốn không hẳn là một dân tộc mê đọc sách, cũng không phải là một dân tộc sính ngoại, nhưng khát khao vươn mình, khát vọng đua tranh cùng phương Tây đã làm cho họ hiểu và tin rằng, sự học và tiếp nhận tinh hoa tri thức của phương Tây chính là con đường ngắn nhất và khôn ngoan nhất đã giúp họ có đủ năng lực để thành công trong cuộc đua tranh khó tưởng tượng này. Và chính khát vọng mãnh liệt của dân tộc đã hun đúc cho hàng triệu công dân của đất nước mặt trời mọc, đã thổi bùng một niềm tin, một động lực ghê gớm, để mỗi ngày, họ dốc sức cho sự học, cho việc tiếp thu tri thức và văn minh của loài người, cho sự phát triển của bản thân, cho sự phồn thịnh của quốc gia. Quả thật, một quốc gia chỉ có thể hùng mạnh khi quốc gia đó chia sẻ được nhiều giá trị với thế giới. Điều này đòi hỏi quốc gia ấy phải có nhiều con người có khát vọng và có khả năng tạo ra những giá trị đẳng cấp toàn cầu thông qua việc cung cấp các “sản phẩm” của mình cho “thị trường” toàn cầu. Những thách thức mới của thời đại mới đặt Việt Nam vào tình thế cần có nhiều hơn những doanh nhân tạo ra được những sản phẩm cho thế giới dùng, những nhà văn viết ra được những quyển sách cho thế giới đọc, những nhạc sĩ sáng tác ra được những bản nhạc cho thế giới nghe, những họa sĩ vẽ ra được những bức tranh cho thế giới xem, những nhà khoa học đưa ra được những phát kiến cho thế giới ứng dụng…, cần có nhiều hơn những nhân sự có khả năng sống một cách đàng hoàng và làm việc thành công ở bất cứ môi trường nào trên thế giới này. Sự học – chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. Những con người mới cần có khát vọng mới và lẽ sống mới mang tên “ta là ai trên thế gian này?” và “ta sẽ dùng cuộc đời mình vào việc gì?”. Những con người mới cần có khát vọng mới và năng lực mới được định danh là “đua tranh mạnh mẽ cùng thế giới”. Và những con người mới này, cũng cần có một hệ giá trị mới, hệ giá trị phù hợp với bối cảnh “loài người sống chung”. Khát vọng thay đổi thế giới, định vị lại hình ảnh quốc gia, tạo dựng vị trí cho tập thể, hay đơn giản hơn là khẳng định bản thân mình, luôn là những động lực, những tác nhân tạo ra sức mạnh lớn lao cho sự học của mỗi người. Sẽ phải mất rất nhiều năm để có thể tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục trong toàn xã hội. Nhưng một cuộc cách mạng về sự học của mỗi người thì có thể diễn ra một cách rất nhanh chóng, chỉ bằng sự chủ động và quyết tâm của chính bản thân mình. “2W1H” và Định nghĩa lại sự học 8|Page Trong một báo cáo toàn cầu về giáo dục, UNESCO dã đưa ra mục tiêu của sự học dành cho mỗi người: học để hiểu biết, học để làm việc, học để làm người và học để chung sống (trong bối cảnh loài người sống chung). Chúng ta cũng có thể có một cách hiểu, một cách diễn đạt khác về mục tiêu của sự học dành cho mỗi cá nhân, đó là: học làm người, học làm việc và học làm dân. Từ những cách hiểu này về mục tiêu của sự học, ta có thể nhận ra có một cái “nghề” chung của tất cả mọi người trong xã hội bên cạnh nghề nghiệp chuyên môn của mình: “Nghề làm người”. Bên cạnh mục tiêu về sự học của cá nhân, thì chúng ta cũng đã được biết mục tiêu về giáo dục của quốc gia được thừa nhận rộng rãi trên khắp thế giới, đó là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Những mục tiêu này sẽ được giải quyết một cách thấu đáo bằng phương pháp luận cơ bản mà chúng tôi gọi là: “Nguyên tắc giải quyết vấn đề: 2W1H”. Cụ thể, chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa thực sự của từng tiết học, buổi học, môn học, lớp học, khóa học, cấp học, bậc học… với hệ thống câu hỏi: “Why – Tại sao học, Học để làm gì?” (mục tiêu học); “What – Học cái gì để đạt được mục tiêu đó?” (nội dung học) và “How – Học như thế nào?” (phương pháp học). Trật tự của chuỗi câu hỏi này là không thể đảo ngược. Bởi điều quan trọng nhất là, sự học hay giáo dục, đều phải được bắt đầu từ những mục tiêu rất rõ ràng, cụ thể và thuyết phục. Vì khó ai có thể làm tốt việc gì, bất kể người đó là ai và bất kể việc đó là việc gì, nếu người đó không biết rõ mục tiêu của việc mà mình làm. Hãy bắt đầu bằng một ví dụ cụ thể, học để “làm việc”: Một sinh viên bước chân vào khoa điện của một trường đại học. Có thể hình dung rất nhiều “kịch bản tương lai” của người sinh viên đó từ ngưỡng cửa này: “Lấy được tấm bằng kỹ sư điện, nhưng không biết gì về điện”; “Chẳng lấy được tấm bằng nào nhưng lại là một chuyên gia giỏi về điện do suốt ngày tự nghiên cứu và thực hành trong thực tế mà bỏ lơ sách vở ở trường”; “Vừa có bằng kỹ sư hẳn hoi mà lại rất giỏi nghề”. Chỉ có người sinh viên này, chứ không ai khác, mới có thể quyết định tương lai của chính mình bằng việc hiểu rõ động cơ thực sự bên trong của mình trong suốt quá trình đào luyện này. Qua đó, ta dễ thấy rằng, tất cả những môn học, những lớp học… và thậm chí cả hệ thống giáo dục, đều có thể được định nghĩa lại bằng 2W1H. Không chỉ định nghĩa lại từ cấp vĩ mô mà còn từ bản thân mỗi người học, không chỉ định nghĩa lại từ cả một đời học mà còn từ mỗi tiết học…. Đối với bậc giáo dục phổ thông, ta có thể sử dụng 2W1H để có cái nhìn “cận cảnh” đối với hàng loạt môn học ở bậc học này. Cụ thể, vì sao ta phải học môn giáo dục công dân? Phải chăng học để thuộc lòng, để thi, để lấy điểm, để lên lớp, để lấy bằng? Nếu không vì điểm, vì bằng… thì người học có muốn học môn này 9|Page không? Giáo dục công dân là môn học mà ta cần học để biết cách “làm dân” theo đúng như tên gọi của nó, học để có năng lực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một công dân trong một quốc gia độc lập có chủ quyền, học để biết phục vụ đồng bào và biết sống chung với đồng loại… Với mục tiêu như thế thì môn học này ắt hẳn sẽ có những nội dung rất hấp dẫn và có vô số phương pháp học thú vị có thể được sáng tạo? Học môn thể dục để làm gì? Thể dục, xét cho cùng là giúp cho người học biết cách tạo dựng một cơ thể khỏe mạnh trong cả cuộc đời mình, chứ không phải học để trở thành vận động viên điền kinh. Do vậy, nội dung môn học có thể là: học ăn gì, uống gì, ngủ ra sao, tập luyện thế nào, bệnh lý nào thường gặp… Thể dục cũng chính là một phần quan trọng của bốn yếu tố mà mỗi con người cần được xây dựng để biết “làm người”: Thể dục, Đức dục, Trí dục và Mỹ dục (Tứ dục). Và chắc hẳn, ta học họa là để nâng cao năng lực mỹ cảm chứ không phải để trở thành họa sỹ; học văn để hiểu con người, hiểu cuộc đời, để yêu thương con người, yêu thương cuộc đời… chứ không phải để trở thành nhà văn; học lịch sử để biết về quá khứ từ đó mới hiểu về hiện tại và hướng tới tương lai một cách tích cực và khôn ngoan nhất…, chứ không phải chỉ để thuộc lòng ngày sinh của các nhân vật lịch sử;… Từ những “mổ xẻ” trên, chúng ta tin rằng: Chỉ có học thực, mới có năng lực thực; chỉ có năng lực thực, mới có thể làm thực; chỉ có làm thực, mới có thể tạo ra giá trị thực; chỉ có tạo ra giá trị thực, mới có thể sống thực. Tất cả, bắt đầu từ thực học. Và mỗi người sẽ có thể “thực học” thông qua việc “làm chủ” quá trình giáo dục và quá trình tự học của chính mình bằng “công nghệ quản trị sự học 2W1H”. Như vậy, rõ ràng, việc tham gia quá trình học đang đổi ngôi. Người học – “ông chủ”, hay “nhà quản trị” – mới chính là người quyết định mình vì sao mình học, từ đó chuyển tải thành nội dung và cách thức để họ có thể đạt đến mục tiêu học tập một cách hiệu quả nhất. 10 | P a g e Cách mạng sự học là nền tảng cho niềm tin giáo dục Bất kỳ một nền giáo dục nào cũng cần có sự cải tổ, đổi mới liên tục để ngày một hoàn thiện hơn. Vai trò của nhà nước, nhà trường, nhà giáo và các bậc thức giả trong xã hội trong quá trình này là quan trọng hàng đầu. Và thông thường, mỗi con người – “nguyên liệu” và cũng đồng thời là “sản phẩm” của giáo dục, nếu được thụ hưởng một nền giáo dục tốt, thì chắc hẳn “ta” cũng sẽ là một sản phẩm tốt. Còn nếu ta đang phải sống trong một nền giáo dục chưa đạt chất lượng, thì có thể “ta” là một sản phẩm “lỗi”. Tuy nhiên, để có thể bảo đảm cho sự thành công, bất kể trong bối cảnh nào, bất kể trong nền giáo dục nào, thì chúng ta phải bắt đầu từ sự học và người học phải luôn biết cách nắm lấy thế chủ động trong suốt quá trình giáo dục để tự đào luyện mình bằng một cuộc “cách mạng về sự học” của cá nhân - Ta là sản phẩm của chính mình. Khi hiểu rõ vai trò “làm chủ” và “nhà quản trị” trong quá trình học, thì mọi thông tin, mọi kiến thức từ sách, từ kinh nghiệm…, từ mọi tiết học, môn học, khóa học, lớp học, cấp học, bậc học…, từ mọi người, mọi nơi và mọi lúc… sẽ được người học tích hợp và sắp xếp lại theo đúng tư duy, đúng hệ thống và đúng logic của bản thân mình sao cho đạt được những mục tiêu học tập mà cá nhân mình đã đặt ra. Như vậy, mỗi chúng ta có hai niềm tin vào giáo dục. Niềm tin vĩ mô, khách quan, nằm ở tổng thể nền giáo dục. Niềm tin vi mô, chủ quan, nằm ở chính mình. Khi thấu hiểu được rằng, “Ta là sản phẩm của chính mình”, thì cuộc “cách mạng về sự học” càng làm cho ta có thêm thật nhiều “niềm tin vào giáo dục”. Có niềm tin vào sự học, có niềm tin vào giáo dục, thì sẽ có niềm tin vào tất cả! Đó là tiền đề, cũng là cơ sở cho mọi thành công của chính mình và của cả xã hội trên con đường dài phía trước. 1.2. Cần phải làm gì để “học nữa, học mãi”? Mỗi con người muốn thành công thì phải học, việc học không phải chỉ dành cho những người còn ngồi trên ghế nhà trường mà dành cho tất cả mọi người. Bởi tri thức là vô hạn, không bao giờ chúng ta có thể học hết được tri thức. Vì thế mà câu nói của Lê Nin dưới đây thật có ý nghĩa: “Học, học nữa, học mãi". Nói đến học chúng ta hiểu ngay là quá trình khám phá và tiếp thu những tinh hoa kiến thức của nhân loại. Học theo đó mà hướng đến việc mở rộng khả năng hiểu biết, hướng đến việc rèn luyện kĩ năng. Và từ đó mà tạo dựng nền móng vững chắc cho nghề nghiệp của mình. Học không chỉ ở trường, mà chúng ta còn học ở gia 11 | P a g e đình, ở ngoài xã hội. Học không chỉ cứ nhằm đến những kiến thức khoa họ lớn lao mà việc học chỉ đơn giản là việc học ăn, học nói, học cách cư xử, đối đãi, giao tiếp hằng ngày. Như vậy học là một quá trình luyện rèn toàn diện và diễn ra ở khắp mọi nơi. Nó hướng đến mục tiêu giúp cho bản thân mỗi chúng ta trở thành những con người hoàn thiện, có đức, có tài và có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng tương lai. Vì sao Lê Nin lại dùng từ học nữa và học mãi để răn dạy thế hệ đi sau. Học nữa là học để nâng cao trình độ, để mở mang vốn trí thức cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng, vô tận, mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay, cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta phải rèn luyện thói quen không ngừng học tập. Học tập là sự nghiệp suốt cuộc đời. Vì thế mà Lênin mới gọi đó là học nữa học mãi. Mỗi con người chúng ta có học nữa học mãi suốt cuộc đời cũng không bao giờ là đủ. Làm sao trong đời một con người có thể học hết được vốn tri thức của nhân loại. Điều này lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc học cũng như nhiệm vụ của mỗi con người là không ngừng học tập. Thực tế chỉ ra rằng kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông, chúng ta có dành hết cuộc đời cũng không sao tìm tòi hết được. Nhưng nếu chúng ta không học, chúng ta sẽ không có tri thức để đảm bảo cho cuộc sống. Hơn thế nữa, tri thức của chúng ta lại luôn lạc hậu so với sự phát triển nói chung. Thế nên để có thể tồn tại và trong cuộc sống này một cách vững vàng và hữu ích, chúng ta phải luôn luôn có ý thức bổ sung và tinh lọc ngay chính kho tàng tri thức của bạn thân mình. Ngày nay trình độ khoa học kĩ thuật cũng ngày một phát triển hiện đại. Vì thế nếu chúng ta không xác định được rõ mục đích và động cơ học tập, chúng ta sẽ bi tụt hậu trước sự phát triển quá nhanh của xã hội. Khi ấy chúng ta sẽ trở thành những người vô dụng. Cuộc sống của chúng ta sẽ nhàm chán và vất vả biết nhường nào nếu không có tri thức. Lời căn dặn của Lê Nin thật bất hủ, nó có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt nó rất phù hợp với truyền thống hiếu học của dân tộc chúng ta. Truyền thống ấy trở thành ngọn lửa thắp sáng niềm tin, ước mơ và khát khao cho không biết bao thế hệ. Vì thế để xứng đáng với quá khứ của cha ông, thế hệ trẻ chúng ta ngay từ hôm nay cũng phải ra sức học hành, phải coi việc học là mục tiêu, là đích đến và tương lai bền vững lâu dài. Ngày nay chúng ta vẫn coi câu nói của Lê Nin như một khẩu hiệu về niềm ham mê học tập mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Rất nhiều trường học để dòng chữ : Học, học nữa, học mãi, ngay trước cổng trường, như một lời nhắc nhở chúng 12 | P a g e ta không ngừng học tập. Chỉ có học tập con người mới tiếp thu được kiến trức của nhân loại, từ đó giúp ích cho bản thân và cho nước nhà.(3) 2. Biểu hiện của chúng ta về việc học tập không ngừng. 2.1) Từ xa xưa việc học luôn được coi trọng. Từ ngàn đời xưa, La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp, một viên quan nổi tiếng “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê đã từng nói: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy…Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. Ngày xưa, ông cha ta rất coi trọng việc học nên thường răn dạy con cháu phải học tập cho tốt. Có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về những tấm gương hiếu học. Xưa kia, Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, đêm đến vì không có đèn học nên ông đã phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học. Hay là nhân vật Trạng Nồi cũng là một chàng thư sinh nghèo khó, không có tiền mua gạo nấu cơm, nên mỗi lần học xong, chàng thường sang bên hàng xóm mượn nồi cơm, vét những hột cơm còn sót lại để ăn. Sau này, trạng Nồi đã thi đỗ Trạng nguyên mà vẫn không quên công ơn của người hàng xóm tốt bụng đó. Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, có rất nhiều bạn nhỏ phải lặn lội trong mưa bom bão đạn của giặc để đến trường. Cuộc sống tuy có khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn chăm chỉ học tập, không ngừng học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không ít người đã trở thành những giáo sư, tiến sĩ góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh và hiện đang nắm trọng trách quan trọng trong bộ máy nhà nước ta. Nước ta từ thời Văn Lang Âu – Lạc đã có nhà nước, nhưng tình hình giáo dục thời kỳ này như thế nào không thể tra cứu được. Năm 111 TCN, nước ta bị nội thuộc đế quốc Tây Hán. Trước đó, năm 136 TCN, vua Tây Hán là Vũ Đế tuyên bố “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”. Nho giáo vốn là trường phái tư tưởng rất coi trọng việc giáo dục, do đó đến thời kỳ này ở Trung Quốc càng được đề cao. Sau khi thống trị nước ta, quan cai trị của triều Hán đã truyền bá chế độ giáo dục của Trung Quốc sang nước ta, chữ Hán trở thành văn tự dùng trong giáo dục, các sách do các nhà Nho ở Trung Quốc soạn thành tài liệu học tập. Sau khi giành được độc lập, các triều đại phong kiến Việt Nam quán triệt tư tưởng Nho giáo, rất coi trọng việc giáo dục, vì họ nhận thức được rằng đó là biện pháp chủ yếu để đào tạo nhân tài cho đất nước. 13 | P a g e Chính vì thế, từ năm 1970, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc tử giám bên cạnh văn miếu. Đến đời Lê, từ vua đến quan đều cho rằng: “Sự nghiệp trị nước lớn lao của đé vương không gì cần kíp hơn nhân tài, điển chương chế độ đầy đủ của nhà nước tất phải chờ các bậc hậu thánh. Là bởi trị nước mà không lấy nhân tài làm gốc, chế tác mà không dựa vào thánh nhân đời sau thì đều chỉ là cẩu thả tạm bợ mà thôi, sao có thể đạt tới chính trị phong hóa phồn vinh, văn vật điển chương đầy đủ” (Văn bia do Đỗ Nhuận soạn năm 1984). Nói về việc coi trọng giáo dục của triều Lê ngay từ buổi đầu dựng nước, trong Kiến văn tiều học, Lê Quý Đôn viết: “Năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1428), hạ chiếu trong nước dựng nhà học, dạy dỗ nhân tài, trong đó có Quốc tử giám, bên ngoài có nhà học các phủ. Nhà vua thân hành chọn con cháu các quan và thường dân tuấn tú bổ sung vào học các cục chầu hầu cận, chầu ở ngự tiền và sung vào giám sinh Quốc tử giám, lại hạ lệnh cho các viên quan chịu trách nhiệm tuyển rộng cả con em nhà lương gia ở dân gian sung vào sinh đồ ở các phủ để dạy bảo.” Trên cơ sở khuyến khích việc học tập. Nhà Lê còn rất chú ý đến việc thi cử để tuyển chọn nhân tài. Năm 1434, Lê Thánh Tông hạ chiếu nói: “Muốn có được nhân tài trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà phép chọn lựa kẻ sĩ phải lấy thi cử làm đầu. Nhà nước ta từ thủa xưa loạn lạc, người anh tài như lá mùa thu, bậc tuấn kiệt như sao buổi sớm. Thái tổ ta trước, bạn đầu dựng nước, mở mang nhà học hiệu, dùng cỗ thái lao để tế Khổng Tử, rất mực sùng Nho, trọng đạo. Nhưng vì nước mới dựng nên chưa kịp đặt khoa thi. Trẫm nối theo chí hướng người xưa lo, được nhân tài để thỏa lòng mong đợi.” Đến thời Nguyễn, năm 1814, Gia Long cũng nói: “Học hiệu là nơi chứa nhân tài, phải giáo dục có căn bản thì mới có thể thành tài, trẫm muốn bắt trước người xưa, đặt nhà học để nuôi học trò ngõ hầu văn phong dấy lên, hiền tài đều nổi cho nhà nước dùng.” Năm 1827, Minh Mạng nói với đình thần rằng: 14 | P a g e “Trẫm từ khi thân chinh đến nay, chưa từng lúc nào không lấy việc đào tạo nhân tài làm việc ưu tiên… Đế vương ngày xưa dùng người có phải vay mượn nhân tài ở đời khác đâu.” Do nhận thức như vậy, các triều đại thường thi hành những chính sách khuyến khích việc học tập và đỗ đạt. Năm 1486, nhà Lê quy định những người làm thuê làm mướn có biết chữ và có Ty Thừa tuyên bản xứ chuẩn cho thì được miễn xung quân. Năm 1488, vua Lê Thánh Tông lại hạ chiếu cho “các sĩ nhân đã từng đi học, biết làm văn, có hạnh kiểm đã thì đỗ và được miễn tuyển thì miễn cho nửa phần thuế và sai dịch.” Đối với những người đỗ đạt, nhà nước phong kiến có ý thức dùng nhiều biện pháp để làm thêm sự vinh quang của họ như tổ chức lễ vinh quy rất long trọng, dựng bia Tiến sĩ ở văn miếu. Mặc dầu thời phong kiến, do đời sống của đại đa số nông dân rất khổ cực, những người có điều kiện đi học không nhiều, những người có thể đỗ đạt lại càng ít, nhưng so với các nước trên thế giới lúc bấy giờ, nước ta là một trong số ít nước có nền giáo dục có quy củ và tương đối phát triển. Cuối đời Trần, năm 1397, nhà Trần đặt chức giáo thụ ở các châu trấn. Lời chiếu của vua Trần Thuận Tông viết: “Đời xưa, nước có nhà học, đảng có nhà tự , toại có nhà tường để tỏ rõ giáo hóa, giữ gìn phong tục, ý trẫm rất chuộng như vậy. Nay quy chế ở kinh đô đã đầy đủ, mà ở Châu huyện thì có thiếu, làm thế nào rộng đường giáo hóa cho dân? Nên lệnh cho các phủ lộ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông, đều đặt một học quan, ban cho quan điền theo thứ tự bậc khác nhau: phủ châu lớn thì 15 mẫu, phủ châu vừa thì 12 mẫu, phủ châu nhỏ thì 10 mẫu để chi dùng cho việc học trong phủ châu mình (một phần để cúng ngày mùng một, một phần cho nhà học, một phần cho đèn sách). Lộ quan và quan đốc học hãy dạy bảo cho học trò cho thành tài nghê, cứ đến cuối năm thì chọn người ưu tú tiến cử lên triều đình, trẫm sẽ thân hành thi chọn và cất nhắc”. Ngô Sĩ Liên nhận xét về việc ấy như sau: 15 | P a g e “Bấy giờ có chiếu lệnh này, còn gì tốt đẹp hơn bằng thế nữa? Nhưng lệnh này không thấy thi hành, vì không phải là bản ý của nhà vua, mà vì Quý Ly muốn làm việc cướp ngôi, mượn việc ấy để thu lòng người mà thôi.” 2.2) Ngày nay việc học ra sao? Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu tìm hiểu tri thức nhân loại ngày được mở rộng. Con người phải biết nhiều thứ tiếng để trao đổi với nhau trên nhiều quốc gia. Kiến thức ngày càng rộng lớn, con người không thể chỉ biết một mà phải biết nhiều, không chỉ nắm tình hình trong nước mà còn cả thế giới, không chỉ biết cảnh vật ở quốc gia mình mà còn biết thêm những cảnh vật của nhiều nước trên thế giới. Nelson Mandela, vị anh hùng giải phóng dân tộc Nam Phi từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi thế giới.” Mandela là một nhà cách mạng, một nhà chính trị, nhưng ông hiểu rõ rằng ở những quốc gia như của ông, khi mà nhận thức còn kém, giáo dục còn chưa tốt thì mọi cuộc cách mạng đều khó mà đi tới thành công, hoặc chỉ thu được những thành công tạm thời, không bền vững. Chỉ có giáo dục, làm thay đổi nhận thức của nhân dân, mới mang đến cho họ cuộc sống mới, thế giới mới. Nhận biết rõ tầm quan trọng của tri thức và việc học tập của mỗi cá nhân nên chỉ một ngày sau khi đọc tuyên ngôn độp lập, trong phiên học đầu tiên vào ngày 39-1945, của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những biện pháp cấp bách của Nhà nước ta lúc bấy giờ. Trong nhiệm vụ cấp bách thứ hai, Người đã nói: “…Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ…”, (Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002, tập 4, trang 8). Và trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã khẳng định rằng: “…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”, (Sđd, t 4, tr 33). Từ quan điểm vô cùng sáng suốt và đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta về giáo dục, về khuyến học, khuyến tài… đã phát huy tác dụng to lớn trong việc nhanh chóng nâng cao dân trí, thu hút tầng lớp trí thức tham gia phong trào cách mạng. 16 | P a g e Có thể khẳng định, từ khi được thành lập đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và đào tạo. Các văn kiện của Đảng về giáo dục và đào tạo đã nêu nhiều quan điểm chỉ đạo mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị và cần tiếp tục quán triệt và thực hiện. Những quan điểm đó là: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh; đa dạng hóa các loại hình giáo dục; học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng diện chính sách; thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục… Tuy nhiên, để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã đề ra một số nội dung mới trong quan điểm chỉ đạo và những nội dung này được nêu cụ thể trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, khóa XI, gồm: Thứ nhất là giáo dục và đào tạo là mô ôt nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đầu tư cho giáo dục được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hô ôi. Thứ hai là cụ thể hóa nội hàm quan niệm và các yêu cầu về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Tức là: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiê ôp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân. Thứ ba là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Tứ là người dạy và người học hiểu đúng mục đích của việc dạy và học; dạy và học thực chất; kết quả thi, kiểm tra phản ánh đúng, thực chất chất lượng giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục, sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực và phẩm 17 | P a g e chất cần thiết để sống và làm việc. Đồng thời, phát triển giáo dục và đào tạo phải phù hợp quy luật phát triển khách quan, những tiến bộ khoa học và công nghệ. Chuyển phát triển giáo dục từ chủ yếu theo mục tiêu số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa. Thứ tư là đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, bảo đảm liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức đào tạo; tạo điều kiê nô thuâ ôn lợi cho việc học tập suốt đời; xây dựng xã hội học tập. Cụ thể là đẩy mạnh xã hô ôi hóa, trước hết là đối với giáo dục nghề nghiê ôp và giáo dục đại học; có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học, người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo. Đối với các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng. Tiến tới bình đẳng về quyền được hỗ trợ của Nhà nước đối với người học ở trường công lâ pô và trường ngoài công lập. Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo trường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Thứ năm là chủ đô nô g phát huy mă ôt tích cực, hạn chế mă tô tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục. Phát triển hài hóa, bình đẳng, hỗ trợ lẫn nhau giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giáo dục các vùng miền. Đồng thời, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. 3. Lợi ích của việc không ngừng “Học, học nữa, học mãi”. Lợi ích của việc học là điều dễ có thể nhìn thấy, nhưng nó thường không đến ngay. Nhưng không phải cứ học là sẽ đạt được thành công, mà phải nỗ lực học tập không ngừng, học nữa học mãi! Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”. Muốn có được cái cây hạnh phúc bạn cần phải có hạt giống-kiến thức, mà kiến thức thì không tự có mà phải do quá trình học tập, tích lũy mà ra. Đây là một cách ví von rất hay nói về lợi ích của việc học. 18 | P a g e Học ít nhất cũng sẽ đem đến nhiều lợi ích cho bản thân của người học, từ những việc dù là nhỏ nhất đến những việc to lớn. Thật vậy, trong xã hội hiện nay việc học càng thể hiện được tầm quan trọng mạnh mẽ của nó. Hãy thử so sánh giữa hai người, một người lao động chân tay thuần túy và một người lao động có sử dụng tri thức xem ai mới là người đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc. Người lao động chân tay thuần túy dù có chăm chỉ đến đâu, nhưng nếu gặp phải một số vấn đề nào đó khúc mắc mà không có đủ tri thức để vượt quá thì mãi mãi hiệu quả lao động của họ chỉ nằm ở mức trung bình. Còn với một người có tri thức, người ta sẽ giải quyết những vấn đề khó khăn trong công việc của mình một cách dễ dàng khoa học hơn, đạt được hiệu quả công việc cao hơn. Như Francis Baconmột nhà triết học, chính khách và tiểu luận người Anh đã nói : “Tri thức là sức mạnh”. Quả không sai, cái làm cho con người trở thành loài vật thống trị Trái Đất là minh chứng cụ thể nhất, loài người so với dưới biển không to khỏe bằng loài cá voi, cá mập,.. trên cạn cũng không thể đọ được với loài voi, gấu, hổ,... Cái làm loài người trở thành kẻ thống trị đó chính là do con người biết vận dụng sức mạnh tri thức. Trên thực tế, ở lứa tuổi học sinh sinh viên, cái mà ta quan tâm thiết thực nhất có lẽ là bổ sung được thật nhiều tri thức, mỗi kỳ lại có học bổng, ra trường tốt nghiệp với bằng giỏi, xin được một công việc phù hợp với trình độ, đúng ngành và đúng sở thích. Đó là điều có lẽ đa số các bạn sinh viên đều mong muốn, nhưng để đạt được những điều đó quả thật không dễ dàng gì. Nhưng nếu muốn cuộc sống được tốt đẹp hơn bạn cần phải học. Học trước tiên cho chính bản thân của mình, sâu xa hơn học vì gia đình, học vì sự phát triển của đất nước. Một con người dù có tài giỏi đến đâu mà không có đóng góp cho đất nước thì đối với xã hội anh vẫn chỉ là một con người bình thường. Việc đem tri thức của bản thân đóng góp cho đất nước là điều mà mọi công dân Việt Nam nên làm, nhất là trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế thế giới, và Trung Quốc đang có những bước đi chèn ép nhằm thôn tính nước ta. Trong thời đại hiện nay, sức mạnh quân sự chỉ là một phần trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quân sự phải với đi đôi với kinh tế, những nước là cường quốc kinh tế tự khắc địa vị trên trường quốc tế của học sẽ được nâng cao. Nếu ta bị chi phối về kinh tế thì sức mạnh quân sự không thể nào lớn mạnh được. Hãy nhìn sang Nhật Bản, họ là một đất nước không hề rộng lớn, cũng không hề được thiên nhiên ưu đãi, không có đất đai màu mỡ, không có các mỏ khoáng sản giàu có, hàng năm họ vẫn phải hứng chịu các trận động đất, các cơn sóng thần, nhưng với sự kiên cường của con người 19 | P a g e Nhật Bản, và vốn tri thức cao họ vẫn trở thành 1 trong những nước có nền kinh tế lớn mạnh nhất trên thế giới. Đó là điều mà Việt Nam nên học tập, với một đất nước giàu tài nguyên như chúng ta, như cha ông ta đã Việt Nam là nước có “rừng vàng biển bạc”, nhưng nếu không biết sử dụng một cách hợp lý thì tài nguyên đó rồi cũng sẽ cạn kiệt. Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, vì vậy việc đòi hỏi áp dụng những công nghệ mới vào việc hỗ trợ sản xuất là điều không thế thiếu, nó giúp phần làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng của sản phẩm. Muốn tăng sức cạnh tranh kinh tế trên trường quốc tế thì việc áp dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất là điều thiết yếu. Nhưng việc đòi hỏi lắp ráp và vận hành những thiết bị đó chúng ta cần đội ngũ lao động có tri thức cao. Học tập để góp phần làm vẻ vang đất nước trước bạn bè năm châu, để chứng minh cho bạn bè quốc tế rằng Việt Nam chúng ta tuy nhỏ bé nhưng không hề thiếu nhân tài. Như Hồ Chủ Tịch từng căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Tiếp thu lời dạy ấy của Bác, hàng năm chúng ta vẫn được thấy những con người ưu tú đem lại vẻ vang cho đất nước trên khắp các lĩnh vực, từ các cuộc thi Robocon của khu vực cho đến thế giới chúng ta đều giành được thành tích cao. Trong lĩnh vực toán học chúng ta có giáo sư Ngô Bảo Châu, là người Việt Nam đầu tiên giành được giải thưởng Fields cao quý. Trong các cuộc thi Olympic quốc tế về Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học,…diễn ra hằng năm thì đoàn của Việt Nam cũng giành được những thành tích đáng tự hào. Tất cả những thành tích đó đều do quá trình nỗ lực cố gắng học tập trao dồi kiến thức mà ra. 4. Hậu quả của việc xem thường việc “Học, học nữa, học mãi”. Xem thường việc “học, học nữa, học mãi” được hiểu là chúng ta xem việc đó là việc hết sức bình thường, không quan trọng và có thái độ không tích cực với mọi công việc trong học tập lao động cũng như trong cuộc sống hằng ngày vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã biết, hiểu hết mọi việc và giỏi hơn mọi người nên không cần học hỏi điều gì thêm hay học hỏi thêm từ những người xung quanh thêm bất cứ điều gì. Như chúng ta đã phân tích ý nghĩa của câu nói ở trên, nếu việc xem thường 20 | P a g e
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan