Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ BÀI TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG: dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai...

Tài liệu BÀI TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG: dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

.DOCX
15
1265
86

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Cuộc sống ngày càng phát triển, mức sống ngày càng được cải thiện con người ta cứ phải chạy theo cuộc sống nhộn nhịp. Nhiều họ hầu như quên mất việc chăm sóc bản thân. Áp lực cuộc sống thôi thúc khiến con người bị căng thẳng kèm theo những chế độ ăn uống không hợp lý, rồi việc lười vận động làm cho con người dễ mắc phải nhiều thứ bệnh và trong đó đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị tác động bởi những áp lực từ gia đình, công việc, cuộc sống vì thế nên cần được quan tâm và chăm sóc với chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Hiện nay, hiện tượng kết hôn sớm và có bầu trong tuổi vị thành niên ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Một phần là do ở tuổi này con người chưa nhận thức hết về vai trò làm mẹ và dinh dưỡng cho trẻ, phần khác là do cơ thể của con gái vị thành niên còn chưa phát triển hoàn thiện để chuẩn bị sẵn sàng cho thiên chức của mình. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho trẻ em sinh ra càng nhiều trường hợp sinh non, thấp kí và có thể dẫn đến tình trạng chết lưu rất nguy hiểm. Qua bài báo cáo này mọi người sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về dinh dưỡng cho bà bầu, từ đó sẽ điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp để góp phần cho mẹ và bé một sức khỏe tốt. A. DINH DƯỠNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ SỨC KHỎE THAI NHI Vai trò của dinh dưỡng trong quá trình người mẹ mang thai và nuôi con bú rất quan trọng do những thay đổi xảy ra trong thời kì này có ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu các chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng có những ảnh hưởng vừa lâu dài và vừa nhất thời tới sức khỏe của phụ nữ hoặc đến bào thai, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Dinh dưỡng hợp lí, đầy đủ sẽ giúp cho bào thai lớn lên và phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Người phụ nữ trước khi mang thai được dinh dưỡng và có thói quen dinh dưỡng tốt. Người phụ nữ ăn uống tốt trong thời kì mang thai sẽ cung cấp cho bào thai, tử cung, các mô của người mẹ, các chất dinh dưỡng cần thiết để cho sự phát triển và lớn lên của thai nhi. Chất dinh dưỡng được cung cấp cho thai nhi từ 3 nguồn, trực tiếp từ khẩu phần ăn của người mẹ, từ kho dự trữ các chất dinh dưỡng của mẹ như ở gan, xương, khối mỡ và từ quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở nhau thai. Sự phát triển của nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của bào thai trong tử cung vì nhau thai kiểm soát quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, hoocmon và các chất cần thiết khác cho bào thai. Những người mẹ thiếu dinh dưỡng trường diễn thường có bánh rau nhỏ hơn bình thường và máu đi qua nhau thai giảm đi. Việc tổng hợp các chất cần thiết cho bào thai và vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai ra bị giảm do đó ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn tới trẻ sơ sinh có cân nặng thấp trước tiên là tình trạng dinh dưỡng kém của người mẹ trước khi mang thai. Đó là những người mẹ có chiều cao thấp dưới 145cm, những người mẹ có BMI dưới 18,5 và đặc biệt là quá trình tăng cân của người mẹ trong quá trình mang thai dưới 7 kg. Những người mẹ có chế độ ăn không đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, một chế độ ăn không cân đối, không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng không mang thai. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỉ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng thấp ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và xã hội thấp thường tỉ lệ tới trên 15%. Ở nước ta tỉ lệ cân nặng sơ sinh thấp cũng tới 14%. Một số yếu tố khác cũng có những ảnh hưởng tới cân nặng sơ sinh thấp như tỉ lệ kết hôn của người mẹ dưới 18 tuổi, đặc biệt là tuổi vị thành niên cũng làm tăng tỉ lệ trẻ có cân nặng sợ sinh thấp. khoảng cách sinh quá dày cũng có ảnh hưởng tới cân nặng sơ sinh thấp. Những bà mẹ trong khi mang thai lao động nặng nhọc, không được nghỉ trước sinh đầy đủ cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng sơ sinh. Những yếu tổ bệnh tật của người mẹ và đẻ thiếu tháng cũng góp phần làm cho tỉ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp tăng cao. B. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai không phải là tổng nhu cầu của bào thai và nhu cầu của phụ nữ lúc bình thường. Một loạt những thay đổi sinh lý khi người phụ nữ mang thai làm thay đổi nhu cầu dinh dưỡng, quá trình tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa. Tình trạng dinh dưỡng của người phụ nữ khi mang thai tốt sẽ đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển đầy đủ và khỏe mạnh và giúp người mẹ có khả năng tích trữ cho việc tiết sữa sau này. Nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ mang thai, thường so sánh với nhu cầu của người phụ nữ trưởng thành không mang thai. Nhu cầu một số chất dinh dưỡng tăng lên như năng lượng và một số vitamin như niacin tăng lên 14%, trong khi đó những chất dinh dưỡng khác tăng lên từ 16% đến 100%. Một số chất dinh dưỡng có nhu cầu tăng nhiều như sắt và vitamin A do cơ thể người mẹ sử dụng trong quá trình mang thai đồng thời để thai nhi phát triển và dự trữ . Những chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin D, vitamin C và calci không được thai nhi dự trữ mà nhu cầu chỉ đáp ứng cho thai nhi phát triển. Nhu cầu một số chất dinh dưỡng cho bà mẹ có thai và cho con bú (Viện dinh dưỡng, 2005) Lứa tuổi Năng lượng P (năm) (Kcal) (g) Nữ trưởng thành 18-30 LĐ nhẹ 220 0 LĐ vừa 2300 LĐ nặng 260 0 Chất khoáng Vitamin Ca Fe A B1 B2 PP C (mg ) (mg ) (µg ) (mg ) (mg ) (mg ) (mg ) 55 500 24 500 0,9 1,3 14,5 70 Phụ nữ có thai 6 tháng cuối +35 0 +1 5 100 0 30 600 +0,2 +0,2 +2,3 +10 Phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu +55 0 +2 8 100 0 24 850 +0,2 +0,4 +3,7 +30 1. Nhu cầu năng lượng: Nhu cầu năng lượng khi mang thai tăng lên bởi những lý do sau: - Sự phát triển và hoạt động sinh lý của thai nhi( đòi hỏi 125Kcal/ ngày vào những - tháng cuối) Sự phát triển của tử cung Cơ thể của người mẹ tăng trọng lượng Người mẹ phải thêm những hoạt động để mang thai nhi, và mang thêm khối lượng - cơ thể . Chuyển hóa cơ bản tăng lên. Tuy nhiên cũng có những trường hợp người mẹ nghỉ ngơi, lao động thể lực giảm dần đến giảm nhu cầu năng lượng. Người ta thấy rằng tổng hợp tất cả những thay đổi nhu cầu năng lượng của quá trình mang thai trong cả 9 tháng là 85,000 kcal. Điều đó tương đương với việc thêm vào 300 kcal/ ngày. Khi đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng cơ thể người mẹ sẽ có được năng lượng dự trữ để cho quá trình tạo sữa sau này . Thực tế dự trự chất béo ở bào thai rất ít trong 3 tháng đầu bào thai chỉ có 0,5% lipid bởi lẽ chỉ có lipid cần thiết cho xây dựng tế màng tế bào, và hệ thống thần kinh. Đến 20 tuần sau tỷ lệ chất béo tăng dần lên ở bào thai đến cuối kỳ lượng lipid tăng lên đến 16%. Chất béo ở bào thai được tổng hợp từ glucose và các acid béo, đặc biệt là các acid béo cần thiết. Đảm bảo nhu cầu năng lượng cho người phụ nữ có thai đảm bảo cho sự tăng cân của người mẹ khi mang thai. Nhiều khuyến nghị về tăng cân của người phụ nữ mang thai đều được cân nhắc với BMI của người mẹ trước khi sinh. BMI Tổng số cân nặng tăng lên (kg) Thấp < 19,8 12,5-18 Bình thường 19,8-26 11,6 – 16 Cao trên > 26-29 7 – 11,5 Tỷ lệ cân nặng cũng rất quan trọng trong tổng số cân nặng tăng lên trong quá trình mạng thai. Đối với phụ nữ có cân nặng bình thường tăng lên 0,4kg/tuần trong thai kỳ thứ 2 và thứ 3. Những người có cân nặng thấp nên có số tăng cân 0,5kg/1 tuần, trong khi đó với những người thừa cân số cân tăng lên nên chỉ tăng 0,3kg / 1 tuần. Nếu người mẹ tăng cân tốt, thai nhi sẽ phát triển tốt, khi đẻ con khỏe đồng thời mẹ sẽ tích lũy mỡ để tạo sữa sau khi sinh. 2. Protein Những khuyến nghị về nhu cầu protein cho người phụ nữ có thai cần cân nhắc tới các yếu tố sau: - Để xây dựng bào thai, nhau thai, các mô của cơ thể người mẹ cần 925g protein - (3,3g/ ngày ) . Nhu cầu protein tăng lên do nito giữ lại tăng lên trong suốt quá trình mang thai. Nhu cầu protein tăng lên để đảm bảo cho sự phát triển thai nhi, nhau thai, các mô của cơ thể người mẹ. Lượng protein của người mẹ có thai tăng lên so với bình thường trung bình là 10g/ngày, vào 6 tháng cuối tăng lên 15g/ngày. 3. Muối khoáng - Calci: cần thiết cho phụ nữ mang thai để cung cấp cho thai nhi xây dựng xương, người mẹ chuyển calci cho trẻ từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi sinh khoảng 30g. Người mẹ có tình trạng dinh dưỡng tốt kho dự trữ có trên 100kcal dự trữ sẽ chuyển 9g từ bản thân người mẹ. Nhu cầu calci ở những tháng đầu khi mang thai chỉ cần tăng lên 110mg/ngày, từ thai kỳ thứ hai sẽ tăng thêm 350mg/ngày, số nhu - cầu calci của người phụ nữ mang thai 6 tháng tuổi là 1000mg/ngày. Sắt : trẻ sơ sinh có hàm lượng hemoglobin trong máu cao từ 18-22g/dL và lượng sắt dự trữ của thai nhi được tăng lên từ cuối tháng thứ 3 đến tháng thứ 6. Để cung cấp đủ lượng sắt này người mẹ cần chuyển cho thai nhi từ 200-370mg sắt trong suốt quá trình mang thai. Ngoài lượng sắt cho thai nhi người mẹ cần từ 30 – 170 mg cho hình thành nhau thai và 450 mg sắt cho việc tăng khối lượng máu và 250mg sắt cho quá trình mắt máu khi sinh. Nhu cầu toàn bộ quá trình mang thai người mẹ cần 840mg sắt. Như vậy hàng ngày người mẹ mang thai cần được Cung cấp lượng sắt là 3mg, để có đáp ứng nhu cầu thật sự đó người mẹ cần lượng sắt trong khẩu phần là 30mg ngày. Tuy nhiên việc đảm bảo nhu cầu sắt cho phụ nữ ở nước ta bằng thức ăn còn nhiều khó khăn chính vì vậy chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng đã được triển khai cho các phụ nữ mang thai uống viên sắt và thai kì thứ 2 mỗi ngày uống một viên sắt có hàm lượng sắt nguyên tố 60mg. - Iod: người mẹ trước và trong quá trình mang thai bị thiếu iod sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển thai nhi có khi dẫn tới những dị tật bẩm sinh với bệnh trì độn (cretinism). Chính vì vậy việc đảm bảo cho phụ nữ trước khi mang thai, khi có thai và nhất là các em gái lứa tuổi vị thành niên không bị bứu cổ là rất quan trọng. Ở nước ta đã có chương trình phòng chống bệnh bướu cổ và rối loạn do thiếu iod đã thực hiện biện pháp sử dụng muối iod ở toàn quốc. - Kẽm: Nhu cầu kẽm ở phụ nữ có thai tăng lên vì để cung cấp cho toàn bộ quá trình hình thành thai nhi, tạo mô của người mẹ là 100mg cho cả thời kì mang thai. Nhu cầu kẽm cho phụ nữ bình thường một ngày là 12mg, để đảm bảo nhu cầu người phụ nữ mang thai cần thêm 6mg kẽm/ngày. 4. Vitamin - Vitamin tan trong dầu: người ta thấy có nhiều bằng chứng tăng các chất khoáng trong thời kỳ mang thai, nhưng có ít bằng chứng cho thấy việc tăng nhu cầu tương tự ở vitamin tan trong dầu. Vitamin A(retinol và caroteroid) nhu cầu của phụ nữ có thai cũng tương đương nhu cầu của người phụ nữ ở thời kỳ không mang thai là 600mcg/ngày. Vitamin D(calciferol) nhu cầu cho phụ nữ có thai là 10ug/ngày(400IU/ngày), nhu cầu này gấp đôi so với thời phụ nữ không mang thai. Nhu cầu đó đảm bảo cho vitamin D đi qua nhau thai tham gia vào quá trình chuyển hóa xây dựng xương của thai nhi. Vitamin K có nhiều nghiên cứu chỉ ra khi người mẹ thiếu vitamin K trong thời kỳ mang thai, dẫn đến nguy cơ xuất huyết não, màng não ở trẻ sau khi sinh chính vì vậy việc đáp ứng nhu cầu vitamin K cũng rất quan trọng. Tuy nhiên khó có khả năng khuyến cáo tiêm vitamin K cho bà mẹ trước khi sinh hoặc trẻ sơ sinh. - Vitamin tan trong nước: Vitamin tan trong nước dự trữ ít trong cơ thể, tuy vậy người phụ nữ có thai lại ít có khả năng chế độ ăn đáp ứng được tất cả vitamin tan trong nước. Người ta thấy phần lớn hàm lượng vitamin tan trong nước ở phụ nữ có thai thường thấp hơn so với trước khi mang thai vì khối lượng máu tăng lên. Vitamin B1 (thiamin): Nhu cầu phụ nữ mang thai được bổ sung 0,2mg một ngày. Nhu cầu vitamin B1 tăng lên tương ứng với việc tăng nhu cầu năng lượng ở phụ nữ có thai. Một số trường hợp bổ sung thêm vitamin B1 giúp hạn chế nôn liên quan tới thai nghén. Vitamin B2 (Riboflavin): Nhu cầu vitamin B2 tăng lên đáp ứng với quá trình tăng cân của bà mẹ khi mang thai và sự phát triển của thai nhi, lượng vitamin B2 tăng lên 0,2mg/ngày. Folat: Nhu cầu folat tăng lên ở suốt quá trình mang thai, do folat tham gia vào quá trình ARN, ADN, tham gia vào quá trình phân chia tế bào và quá trình tạo hồng cầu. Chính vì vậy mà nhu cầu folat đối với phụ nữ mang thai là 400mcg/ngày. Vitamin C( acid ascorbic): Nhu cầu vitamin C của người phụ nữ có thai tăng lên do nhu cầu của bào thai về vitamin C cao hơn, hàm lượng vitamin C trong huyết thanh của bào thai cao gấp từ 2-4 lần huyết thanh của người mẹ. Tuy nhiên nhu cầu về vitamin C khác nhau còn khác nhau giữa các nước. Nhu cầu vitamin C hiện nay được tổ chức WHO đề nghị là tăng thêm 10mg/ngày. C. LỜI KHUYÊN Dinh dưỡng cân đối và ăn uống điều độ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ và sau khi bé chào đời. Dưới đây sẽ là 7 nguyên tắc ăn uống mà các mẹ bầu nên tham khảo để có được một thai kỳ tuyệt vời cùng thiên thần nhỏ như ý của mình. 1. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống Phần lớn các thai phụ đều cần dung nạp thêm nhiều chất đạm, một số loại vitamin và khoáng chất nhất định như axit folic, sắt và đặc biệt nhiều canxi. Thai phụ cần bổ sung chất đạm và chất béo giúp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể. Nếu chế độ dinh dưỡng hiện tại chưa đáp ứng được những tiêu chí trên, nên điều chỉnh lại ngay chế độ ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn uống chất lượng hơn không có nghĩa là ăn nhiều hơn. Nếu như đã có cân nặng lý tưởng khi bắt đầu mang thai thì trong 3 tháng đầu tiên, không cần phải nạp thêm calo. Sau đó, cần nạp thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong 3 tháng tiếp theo và 450 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối. Còn nếu bị thừa hay thiếu cân, sẽ cần nạp ít hoặc nhiều hơn lượng ở trên, điều này còn tùy thuộc vào mục tiêu tăng cân của thai phụ. Thai phụ cần tránh xa hải sản sống như hàu, sushi hay món gỏi cá, sữa chưa tiệt trùng và phô mai làm từ sữa chưa tiệt trùng hay còn gọi là phô mai mềm như Brie hay Camember và phô mai Mê-xi-cô như queso blanco và panela; pa-tê, thịt gia súc và gia cầm sống hay tái. Vì những loại này có thể chứa những loại vi khuẩn không tốt cho thai nhi. Thai phụ cũng nên ăn nhạt để giảm phù và tránh tai biến lúc đẻ, có chế độ ăn thay thế khi bị thai nghén gây nôn. Thai phụ không nên kiêng ăn rau quả, thịt, trứng, mỡ và dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Chế độ dinh dưỡng riêng cho 3 tháng đầu mang thai Tháp dinh dưỡng chế độ dinh dưỡng thai kỳ hoàn hảo 2. Nói không với thực phẩm có hại: Gần như tất cả các loại cá đều có chứa thủy ngân hay nguyên tố kim loại nào đó và điều này sẽ có tác hại lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi và trẻ nhỏ. Hiệp hội dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ chỉ nên tiêu thụ khoảng 300-400gr cá mỗi tuần, tương đương với khoảng 2 bữa ăn một tuần. Các chuyên gia khuyên nên từ bỏ bia rượu, các thể loại cock-tail trong suốt thai kỳ vì chúng sẽ có thể gây ra các dị tật, khuyết tật, mất khả năng học tập và các vấn đề về cảm xúc ở trẻ. Đối với những thức uống có chứa caffein, nên cân nhắc để cắt giảm hay tạm ngưng các loại thức uống này. Đặc biệt, nếu gặp bất kỳ điều gì bất thường khi sử dụng các chất này trong 3 tháng đầu tiên, nên ngưng sử dụng ngay. Trong trường hợp “thèm” quá, thì nên cố gắng giảm dần lượng dùng để tránh những tác dụng phụ như đau đầu. Caffein không chỉ có trong cà phê mà nó còn tiềm ẩn trong trà, các loại nước ngọt, nước giải khát có ga và socola. Ngoài ra, thai phụ cần hạn chế ăn một số thực phẩm làm gia vị như: ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi,.. 3. Uống bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh Tùy theo nhu cầu về chất dinh dưỡng trong thai kỳ, sẽ phải cân nhắc xem có nên bổ sung thêm các dưỡng chất từ thuốc không. Vì nhiều lúc, những bữa ăn hàng ngày sẽ không cung cấp đủ cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Thực tế, nhiều mẹ vẫn cần sự trợ giúp của các loại thuốc bổ sung vitamin-khoáng chất dành riêng cho bà bầu để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Với những phụ nữ ăn chay nghiêm ngặt và mắc một số bệnh lý như tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, thiếu máu hay đã từng sinh con nhẹ cân trước đây, việc trao đổi kỹ với bác sĩ hay các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để có những phương án bổ sung dưỡng chất phù hợp là vô cùng cần thiết. Nếu có vấn đề với việc nuốt vitamin, có thể thay thế bằng loại nhai hay dạng bột có thể hòa tan trong nước. Một nguyên tắc luôn phải ghi nhớ khi uống các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng là “tham thì thâm”. Tuyệt đối không được dùng quá liều bất cứ loại vitamin, khoáng chất hay thảo dược nào mà không được sự tư vấn, cho phép của bác sĩ vì nó sẽ mang lại những tác hại khôn lường cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. 4. Không được ăn kiêng khi mang thai Ăn kiêng khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé vì việc giảm cân không chỉ đơn thuần làm giảm cân nặng của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng sắt, axit folic và những các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực của một thai kỳ khỏe mạnh. Những thai phụ có chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân khoa học sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh. Vì vậy, nếu đang ăn uống rất “kham khổ” và chậm tăng cân. 5. Tăng cân dần dần Như chúng ta đã biết, việc tăng cân khi mang thai là điều cần thiết và việc theo dõi tổng số cân nặng tăng lên cũng rất quan trọng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nên tăng từ 300gr đến 1kg5 và sau đó mỗi tuần sẽ tăng khoảng 300gr trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Đối với những người mang song thai thường hay bị thừa hoặc thiếu cân trước khi mang thai, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo tốc độ tăng cân khác nhau. Ví dụ khi thai phụ đang thừa cân, bác sỹ sẽ đề nghị tăng khoảng 150gr mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3 thay vì 300gr như bình thường. Và nếu đang mang song thai thì sẽ cần tăng cân nhiều hơn so với các bà mẹ chỉ có một em bé duy nhất. 6. Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ Chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ rải rác trong ngày là một cách sáng tạo có thể giúp hạn chế những cảm giác khó chịu trong thai kỳ như buồn nôn, chán ăn, ợ nóng, khó tiêu khi ăn uống. Khi mang thai, sự phát triển của em bé sẽ tạo ra sự chèn ép lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, vì vậy cơ thể mẹ lúc này sẽ không còn không gian cho những bữa ăn thịnh soạn nữa. Nếu giữa những bữa ăn chính và cảm thấy rất đói, mẹ nên ăn bất cứ thứ gì có thể. Với một chế độ ăn uống phù hợp cùng những thực phẩm bổ dưỡng sẽ giúp đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. Các loại thức ăn nhẹ cũng rất tốt nhưng cần lựa chọn chúng một cách khôn ngoan. Tránh ăn vặt vì chúng mang lại lượng calo nhiều nhưng lại không đám ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. 7. Thỉnh thoảng hãy cho cơ thể mình được nếm vị ngọt. Thực phẩm đã chế biến, thức ăn nhẹ đóng gói và các loại tráng miệng có đường sẽ không phải là những món được ưu tiên trong thực đơn dành cho bà bầu. Tuy nhiên, cũng không cần phải từ bỏ nó hoàn toàn. Nếu tình cờ thấy một loại snack mới hấp dẫn, thử một chút sẽ không gây ảnh hưởng nhiều. Một ly sinh tố chuối, một viên kem trái cây không béo hay hỗn hợp các loại kẹo và hạt cũng không phải là quá nhiều nếu muốn nếm thử. D. KẾT LUẬN Mang thai và làm mẹ là thiên chức cao quý nhất đối với người phụ nữ. Thời kỳ mang thai cũng được coi là thời kỳ khó khăn nhất, khi người phụ nữ cảm nhận những thay đổi trong cơ thể mình để chuẩn bị chào đón một sinh linh mới. Vậy, người thân cũng như bản thân bà bầu cần phải thực sự quan tâm đến tâm sinh lý và dinh dưỡng. Để có một sức khỏe tốt và sức đề kháng cao thì bên cạnh việc tâm lý thoải mái, tập thế dục thường xuyên, bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát huyết áp tốt và giảm nguy cơ bị biến chứng không mong muốn cho thai nhi. Nếu có trường hợp bất thường phải đến ngay trung tâm y tế gần nhất để khám và theo dõi. E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm- Viện thông tin y học trung ương http://www.alibook.vn/ebook/van-hoa/am-thuc/giao-trinh-dinh-duong-va-antoan-thuc-pham.215145.html 2. Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm- Bộ Y tế- NXB Giáo dục Việt Nam ( Thư viện trường Đại học Nha Trang). 3. Dinh dưỡng người-Nguyễn Minh Thủy 4. Bài giảng Dinh dưỡng học – ThS. Nguyễn Thị Vân, Th.S. Đỗ Thị Thanh Thủy (Trường Đại học Nha Trang) http://www.alibook.vn/ebook/tu-nhien/sinh-hoc/giao-trinh-dinh-duongnguoi.340275.html 5. http://www.marrybaby.vn/suc-khoe-dinh-duong/7-nguyen-tac-vang-dinhduong-cho-ba-bau 6. Bổ sung axit folic cho bà bầu: Bao nhiêu là đủ? 7. Những thực phẩm bạn nên cẩn thận khi mang thai 8. Tăng cân “thông minh” khi mang thai
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan