Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Bài tiểu luận chuyên đề phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non...

Tài liệu Bài tiểu luận chuyên đề phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non

.DOCX
23
827
57

Mô tả:

Trong năm đầu tiên chào đời, rất nhiều điều kỳ diệu mang tính chuyển biến quyết định xảy ra ở trẻ em như trẻ tăng gấp 3 cân nặng so với khi mới sinh, trẻ chuyển từ lẫy, bò sang đi đứng, chạy nhảy, từ bập bẹ sang nói, hát. Điều ngạc nhiên là trẻ sớm có thể hiểu được ngôn ngữ trước khi trẻ học nói: đến tháng thứ 6 là trẻ có thể ý thức về tên gọi cũng như bản thân là một cá nhân độc lập. Sự phát triển của khả năng ngôn ngữ song hành với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội. Não bộ là nơi tiếp nhận, hình thành ngôn ngữ, và trẻ em ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng đều tiếp thu ngôn ngữ theo cùng một cơ chế như nhau, sự phát triển của kỹ năng này lại là tiền đề cho sự phát triển của kỹ năng kia: như kỹ năng xã hội và cảm xúc phát triển cùng với sự vận động, kỹ năng giao tiếp hoàn thiện cùng với tư duy.
TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẦM NON ĐỀ TÀI:“NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ NHÀ TRẺ. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ NHÀ TRẺ” Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016 1 I. Ý nghĩa: Trong năm đầu tiên chào đời, rất nhiều điều kỳ diệu mang tính chuyển biến quyết định xảy ra ở trẻ em như trẻ tăng gấp 3 cân nặng so với khi mới sinh, trẻ chuyển từ lẫy, bò sang đi đứng, chạy nhảy, từ bập bẹ sang nói, hát. Điều ngạc nhiên là trẻ sớm có thể hiểu được ngôn ngữ trước khi trẻ học nói: đến tháng thứ 6 là trẻ có thể ý thức về tên gọi cũng như bản thân là một cá nhân độc lập. Sự phát triển của khả năng ngôn ngữ song hành với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội. Não bộ là nơi tiếp nhận, hình thành ngôn ngữ, và trẻ em ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng đều tiếp thu ngôn ngữ theo cùng một cơ chế như nhau, sự phát triển của kỹ năng này lại là tiền đề cho sự phát triển của kỹ năng kia: như kỹ năng xã hội và cảm xúc phát triển cùng với sự vận động, kỹ năng giao tiếp hoàn thiện cùng với tư duy. Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc… Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa ! Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc, và cử chỉ, ánh mắt… Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ được phát triển rất nhanh từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được 5 tuổi thì ngôn ngữ đã hoàn thiện, trẻ có đủ vốn từ ( khoảng 2000 từ ) để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe là những hoạt động cần thiết để giúp trẻ đạt được sự giao tiếp tốt nhất. Chúng ta có thể nói với trẻ những câu ngắn gọn : “Con uống nước mát nhé” hay gợi ý : “Con xem đóa hoa đẹp chưa kìa” hoặc “Bánh ngon lắm, con thích không”,…vừa giúp cho sự giao tiếp vừa giúp bé gia tăng vốn từ vựng. 2 Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ.Ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này. II. Lý luận: 1. Giao tiếp là gì? Giao tiếp là một hoạt động rất phức tạp, là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học. Ở Mỗi góc độ khác nhau, người ta đưa ra định nghĩa khác về giao tiếp.  Giao tiếp là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lí thông thông giữa người này với người khác.  Giao tiếp là quá trình nhận thức lẫn nhau: Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ trao đổi thông tin cho nhau mà còn nhận thức về nhau.. Tùy theo sự nhân xét, đánh giá về nhau như thế nào mà quyết định thiết lập các mối quan hệ với nhau. Có thể là mối quan hệ xã giao, quan hệ bạn bè, quan hệ làm ăn,...  Giao tiếp là quá trình tác động và ảnh hưởng lẫn nhau: Quá trình giao tiếp không thể tồn tại bên ngoài hoạt động, mà quá trình hoạt động được tổ chức trong các nhóm. Như vậy, quá trình hoạt động chung của nhóm chính là nguyên nhân của sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên. Sự có mặt và tham gia đồng thời của nhiều người vào hoạt động chung đòi hỏi mỗi người phải có những đóng góp nhất định vào việc thực hiện hoạt động này. Điều này cho phép giải thích sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau như là việc tổ chứ hoạt động chung. Vì vậy, trong giao tiếp con người không chỉ trao đổi thông tin và thông qua đó thay đổi hành vi của người khác, mà còn tổ chức các hành động cho phép cả nhóm thực hiện một hoạt động chung nào đó. Trong quá trình hoạt động, con người cần phải vạch ra các hình thức và các chuẩn mực cho hành động khác nhau. Chính các hành động này là một phần của sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Ngôn 3 ngữ thống nhất và sự hiểu biết về hoàn cảnh giao tiếp là điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả của sự tác động lẫn nhau.  Như vậy, có rất nhiều khái niệm về giao tiếp, ta có thể hiểu đơn giản giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp trải qua ba trạng thái: Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý. Hiểu biết lẫn nhau. Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. 2. Kỹ năng giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bên ngoài và đoán biết những diễn biến tâm lý bên trong của con người (với tư cách là đối tượng giao tiếp), đồng thời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích đã định. Kĩ năng giao tiếp là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. 3. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản:  Kỹ năng định hướng giao tiếp: Kĩ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào các biểu lộ bên ngoài như: sắc thái, giọng nói, ánh mắt,điệu bộ, động tác,... mà phán đoán tương đối chính xác về diễn biến tâm lí đối tượng, từ đó đinh hướng cho mối quan hệ tiếp theo. Kĩ năng định hướng bao gồm: 4 º Kĩ năng tri giác là dựa vào tri giác để nhận biết đầy đủ các biểu hiện bên ngoài của đối tượng giao tiếp (kĩ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói). Kĩ năng chuyển từ tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách là khả năng căn cứ vào những dấu hiệu bên ngoài phán đoán tâm lí bên trong như động cơ, nhu cầu, cá tính của đối tượng giao tiếp. Người có kĩ năng định hướng giao tiếp là người có khả năng quan sát tốt, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình sống, tham khảo kinh nghiệm dân gian về nhân tướng học, tri giác tinh tế, nhạy bén các trạng thái tâm lí qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu của lời nói mà phát hiện tương đối chính xác và đầy đủ thái độ, tâm trạng của đối phương. Ngôn ngữ diễn tả tình cảm hay còn gọi là ngôn ngữ biểu cảm rất phong phú. Nó thể hiện tính cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí của con người. Tính chủ dộng hay thụ động, chân thành hay giả dối, tin tưởng hay hoài nghi, vui vẻ hay buồn bực, thoải mái hay gò ép, tự tin hay thiếu tự tin,... đều in dấu trong nhịp điệu của lời nói. Trạng thái cảm xúc của con người cũng thường được biểu lộ rõ ở nét mặt, cử chỉ, hành vi, điệu bộ, ánh mắt,... Kĩ năng này rất tinh tế vì sự biểu hiện các trạng thái tâm lí của con người qua ngôn ngữ và điệu bộ rất phức tạp. Có khi cùng một trạng thái xúc cảm lại được biểu lộ ra bằng ngôn ngữ và điệu bộ khác nhau. Ngược lại, có khi sự biểu lộ ra bên ngoài như nhau lại là vẻ ngoài của các tâm trạng khác nhau. Tuy nhiên, nhờ có những biểu hiện chung nhất về xúc cảm qua các dấu hiệu bên ngoài, chúng ta vẫn có thể phán đoán tương đối đúng các trạng thái, đặc điểm tâm lí của đối phương khi giao tiếp.  Kỹ năng định vị: Kĩ năng đinh vị là khả năng xác định vị trí trong giao tiếp biết đặt vị trí của mình vào vị trí của người cùng giao tiếp để có thể đồng cảm với họ và tạo điều kiện để họ chủ động giao tiếp với mình. Trong giao tiếp, chủ thể sẽ nhập vào các vai khác nhau trong các tình huống khác nhau. 5 Khi các chủ thể có thông tin ngang nhau, vị thế xã hội như nhau, trong trường hợp các chủ thể quen biết nhau thì cách ứng xử sẽ thân mật, cởi mở, tự nhiên, giọng điệu trong giao tiếp thoải mái, ít tính chuẩn mực. Khi các chủ thể có thông tin không bằng nhau, vị trí xã hội không ngang º nhau thì: Người có thông tin nhiều và có vị thế cao hơn thì ngôn ngữ sẽ tùy theo tác phong lãnh đạo mà có Sắc thái riêng, có thể là nhẹ nhàng, ít tính mệnh lệnh, º có tác phong dân chủ,… Người có thông tin ít và vị thế thấp sẽ khép nép, bị động, e ngại, ngôn ngữ trong quá trinh giao tiếp thường mang tính chất từ tốn,… Kỷ năng định vị còn thể hiện ở chổ biết xác năng định đúng không gian và thời gian giao tiếp: chọn thời điểm mở đầu, dừng, tiếp tục và kết thúc quá trình giao tiếp; khoảng cách giữa mọi người trong quá trình giao tiếp không phải là ngẩu nhiên mà thường được xác định bởi mục đích, nội dung giao tiếp và nói lên mức độ thân tình của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Rèn luyện các kỷ năng định vị bằng cách rèn luyện tính chủ động và điều tiết các đặc điểm tâm lý vốn có của bản thân và của đối tượng giao tiếp.  Kỹ năng điều khiển trong giao tiếp: Nhóm kĩ năng này biểu hiện ở chỗ biết thu hút người cùng giao tiếp và biết tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì đề tài, xác định được nguyện vọng, hứng thú của người cùng giao tiếp. Nhóm kĩ năng này bao gồm: Kĩ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân: biết tự kiềm chế, che giấu được tâm trạng khi cần thiết, biết điều chỉnh và điều khiển diễn biến tâm lí của mình trong những trường hợp nhất định đảm bảo cho sự giao tiếp có hiệu quả. Kĩ năng mở đầu sự giao tiếp: cần phải biết tâm trạng của mình, tìm hiểu nhu cầu hứng thú của người cùng giao tiếp. Cần phải nói gì, làm gì để thu hút người cùng giao tiếp để bắt đầu cuộc giao tiếp sao cho thoải mái. Cần thể hiện tình cảm, sự quan tâm, sự tôn trọng người cùng giao tiếp. Kĩ năng quan sát bằng mắt: Phát hiện bằng mắt những thay đổi về cử chỉ, điệu bộ, màu sắc,... trên nét mặt. 6 Kĩ năng nghe: Nhìn vào mặt người nói, có cử chỉđộng viên, khích lệ người nói. Mỉm cười khi cần thiết, nét mặt biến đổi theo cảm xúc của đối tượng giao tiếp. Phân biệt những thay đổi của âm tiết, ngữđiệu, cách dùng từ,... Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp: phải biết chọn những từ và biết biểu hiện ngữ điệu với giọng nói nhẹ nhàng, nghiêm khắc, mệnh lệnh hay phẫn nộ phù hợp với những tình huống giao tiếp nhất định. Kĩ năng duy trì và kết thúc quá trình giao tiếp: Duy trì quá trình giao tiếp là làm cho quá trình giao tiếp diễn ra liên tục, không ngắt quãng. Một cuộc giao tiếp thường có nhiều thời gian chết. có những khoảng trống là những cuộc giao tiếp tẻ nhạt, kém hiệu quả trong đó người tham gia thường bị gò bó, gượng gạo, khó chịu. để duy trì cuộc tiếp xúc đòi hỏi chúng ta phải biết lắng nghe, biết gợi mở vấn đề giao tiếp, biết khuyến khích đối tượng giao tiếp bộc bạch nội tâm của họ, tạo cảm giác an toàn, hứng thú cho đối tượng giao tiếp, tuy nhiên, duy trì giao tiếp không có nghĩa là nói năng huyên thuyên để lấp chỗ trống. những lời nói ba hoa, vô bổ, rỗng tuếch, xen với những tiếng lóng khó hiểu thường làm cho người ta bực tức, khó chịu.cần chú ý vào trọng tâm câu chuyện, đồng thời cố gắng nắm bắt nhu cầu của đối tượng từ đó có hành vi giao tiếp phù hợp để tiếp tục hay kết thúc quá trình giao tiếp. Kết thúc cuộc giao tiếp đúng lúc là một kĩ năng quan trọng. Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến ,bản thân thì việc kết thúc cuộc giao tiếp thường cứng nhắc lạnh lùng khó để lại hứng thú gặp lại của đối tượng giao tiếp. thời điểm kết thúc giao tiếp phụ thuộc trước tiên vào nhu cầu giao tiếp của người tham gia giao tiếp. khi nhận thấy mục đích giao tiếp đã đạt được cần khéo léo chuyển lên thật hào hứng, sôi nổi trước lúc tạm biệt. Điều đó sẽ để lại cho đối tượng cảm giác tiếc nuối phải chia tay. Lúc chia tay nên thể hiện mong muốn rõ ràng rằng mong sớm gặp lại đối tượng cũng như thái độ vui thích của mình. Ví dụ: bắt tay thật chặt nói câu (nhờ có anh tôi có được giây phút vui vẻ). 4. Vai trò của giao tiếp với sự phát triển tâm lý của trẻ: Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc,… Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi 7 con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa ! Trẻ hài nhi luôn có nhu cầu giao tiếp cảm xúc vời người lớn. trẻ vui mừng khi được giao tiếp với người lớn, cùng với sự giao tiếp trực tiếp của người lớn trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật từ đó giao tiếp trực tiếp sẽ chuyển sang nhu cầu giao tiếp với đồ vật lúc này người lớn là khâu trung gian là người hướng dẫn trẻ chơi giao tiếp vời đồ vật hoạt động với đồ vật đơn giản. Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh. Nhờ quá trình giao tiếp người lớn luôn hướng dẫn uống nắn hành vi của trẻ như nụ cười hay lời khen tỏ vẽ hài lòng hoặc vẻ mặt câu có cái lắc đầu của người lớn đứa trẻ có thể nhận ra hành vi của mình đúng hay không đúng vì vậy dần hình thành ở trẻ những thói quen tốt và giúp trẻ học cách cư sử đúng đắn. cũng chính nhờ giao tiếp phương tiện ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển. Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ và hành động của bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con vật mà đã nuôi bản thân con người đó. Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài nhà trường và xã hội. Đây là một kỹ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và khác nhau, vì thế ngoài những yếu tố của năng lực nội tại có sẵn nơi trẻ, thì các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm áp dụng những biện pháp để giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp thông qua việc tác động bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe º – nhìn và đụng chạm. Ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp: Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc, và cử chỉ, ánh mắt… Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ được phát triển rất 8 nhanh từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được 5 tuổi thì ngôn ngữ đã hoàn thiện, trẻ có đủ vốn từ ( khoảng 2000 từ ) để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe là những hoạt động cần thiết để giúp trẻ đạt được º sự giao tiếp tốt nhất. Chúng ta có thể nói với trẻ những câu ngắn gọn : “Con uống nước mát nhé” hay gợi ý : “Con xem đóa hoa đẹp chưa kìa” hoặc “Bánh ngon lắm, con º thích không”,…vừa giúp cho sự giao tiếp vừa giúp bé gia tăng vốn từ vựng. Tuy nhiên, không phải cứ nói nhiều, nói hoài với trẻ là tốt, mà nhiều khi một bà mẹ nói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dài và trả lời luôn cho con khiến trẻ chỉ biết gật gù , lại là một trong những nguyên nhân gây ra sự thụ động hay chậm nói cho trẻ. 5. Nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ nhà trẻ:  Phát triển nhu cầu giao tiếp: Tiếp tục phát triển nhu cầu giao tiếp xúc cảm với người lớn: Giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn là một nhu cầu bức thiết của trẻ. Sở dĩ có nhu cầu này là do yêu cầu khách quan của cuộc sống, trẻ em cần phải được chăm sóc thường xuyên của người lớn mới thoả mãn được những yêu cầu của cơ thể, mặt khác cũng lại do cư xử của người lớn, đã khơi gợi ở trẻ những xúc cảm ban đầu.Trẻ mong được người lớn khen ngợi, âu yếm, rất sợ người lớn không bằng lòng. Ở trẻ cũng xuất hiện tình cảm xấu hổ khi bị chê trách. Giao tiếp trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Đặc biệt là về mặt xúc cảm. Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt với người lớn đến giao tiếp thực sự với người lớn, khi mà trẻ đã có những phương thức giao tiếp là một bước phát triển rõ rệt từ tuổi sơ sinh đến tuổi hài nhi. Trong giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn, rồi dần dần trẻ cũng thể hiện được những xúc cảm khác nhau của mình. Nhu cầu giao tiếp xúc cảm có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Đến tuổi ấu nhi, nhu cầu này tiếp tục được phát triển. 9 Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ, bằng con đường đó, đứa trẻ dần dần dần hình thành được những thói quen tốt và học cách ứng xử đúng đắn. Khi trẻ thể hiện giao tiếp cảm xúc bằng lời nói người lớn trả lời bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ để trẻ cảm nhận được tình yêu thương và bắt chước. Ví dụ: khi trẻ nói “yêu mẹ, yêu mẹ lắm á”, mẹ hãy cười, cảm ơn trẻ và trả lời “mẹ cũng thương con”, xoa đầu trẻ hoăc có thể nựng má và ôm nhẹ. Trẻ thể hiện giao tiếp cảm xúc bằng cử chỉ, nét mặt như: nắm tay cô, ngồi gần cô, đi theo cô,... bởi cô đã tạo cho trẻ cảm giác tin tưởng gần gũi. Giọng nói mạnh - nhẹ, lặp lại từ kèm hành động theo ngữ cảnh giao tiếp; cảm xúc tích cực. Tiếp tục phát triển nhu cầu giao tiếp công việc tình huống với người lớn: Cùng với giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật. Từ đó nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp với đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để tiếp xúc với đồ vật. Lúc này người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ vật. Sự giao tiếp này dần dần trở thành hoạt động phối hợp giữa người lớn và trẻ em. Người lớn dẫn dắt đứa trẻ đến với thế giới đồ vật và hướng dẫn nó biết hành động với các đồ vật đơn giản.Sự hứng thú của trẻ đối với đồ vật, đối với các thuộc tính của chúng và hành động với chúng tăng lên kích thích trẻ giao tiếp dần với người lớn. Nhưng trẻ chỉ có thể yêu cầu và nhận được sự giúp đỡ cần thiết khi giao tiếp bằng lời với người lớn. Ở giai đoạn này, trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ, việc tích luỹ các biểu tượng do hoạt động với đồ vật mang lại có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các biểu tượng đó tạo cơ sở để lĩnh hội nghĩa của các từ và liên kết chúng với hình ảnh của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Ngôn ngữ của trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo của người lớn. Để kích thích trẻ nói người lớn cần đòi hỏi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói. Ngôn ngữ của trẻ phát triển theo hai hướng chính: Hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực riêng của đứa trẻ. Trong khi hoạt động với đồ vật, trẻ thường gặp những tình huống cụ thể trong đó các đồ vật và các hành động với đồ vật chưa thể tách rời nhau. Vì vậy trẻ 10 không thể lĩnh hội các từ biểu đạt đồ vật riêng, hành động riêng mà chỉ có thể lĩnh hội ngôn ngữ biểu đạt cả tình huống trọn vẹn ấy. Ví dụ: Trẻ chỉ hiểu lời nói "đánh trống" khi thấy một người đang đánh trống. Điều quan trọng khi lĩnh hội những hành động sử dụng đồ vật trẻ lĩnh hội những qui tắc hành vi trong xã hội. Đồ chơi đối với trẻ rất cần thiết giúp trẻ khám phá chức năng và phương thức sử dụng,tuy nhiên người lớn cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc vật thật và đồ chơi có nhiều thao tác nhằm kích thích trẻ hành động. Trẻ 1 - 1.5 tuổi, có nhu cầu giúp đỡ trong hoạt động với đồ vật. Sự tiếp xúc thế giới xung quanh càng rộng thì phương thức hành động với đồ vật càng phong phú,trong đó những hành động thiết lập các mối tương quan và những hành động công cụ là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ muốn và yêu cầu người lớn cùng trẻ tham gia hoạt động với đồ vật. Người lớn cần giúp trẻ nói rõ ràng và yêu cầu trẻ trình bày rõ ý muốn của mình bằng lời theo khả năng của nó. Trẻ hướng đến sự cộng tác với người lớn. Ví dụ: Thấy mẹ lau nhà, trẻ cũng muốn và bắt chước lau nhà. Thấy chị nhặt rau, trẻ cũng làm theo. Thông qua đó, trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, khả năng tự phục vụ,... Người lớn có thể giúp trẻ phát triển giao tiếp bằng cách: º Tổ chức cho trẻ chơi với các đồ chơi, hướng dẫn cho trẻ cách chơi bằng hành động cụ thể, kèm theo những lời nói ngắn gọn, rõ ràng; tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động, được nói, được biểu lộ ý muốn, tình cảm của mình º một cách tự nhiên. Cho trẻ tiếp xúc, làm quen với người lạ; giới thiệu trẻ với trẻ khác để tập cho trẻ tính mạnh dạng, cởi mở trong giao tiếp. Tập cho trẻ biểu lộ tình cảm với người thân, với trẻ khác, với búp bê, với vật nuôi trong nhà,... khen trẻ mỗi khi trẻ biểu hiện sự yêu thương và chăm sóc người khác (kể cả búp bê và các º con vật nuôi). Giao cho trẻ những việc đơn giản để khuyến khích trẻ tham gia giúp đỡ º người khác và lao động tự phục vụ bằng giao tiếp ngôn ngữ đối thoại. Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh, hướng dẫn trẻ quan sát thông qua những câu hỏi phù hợp với trẻ giúp trẻ phát triển 11 tính tò mò, ham hiểu biết. Trả lời nghiêm túc, đầy đủ, chính xác, dễ hiểu các câu hỏi của trẻ. Hình thành và phát triển nhu cầu giao tiếp nhận thức: Trước 1.5 tuổi, trẻ chưa chủ động giao tiếp bằng lời với người lớn bởi vốn từ của trẻ ít và khả năng diễn đạt chưa có, trẻ chủ yếu giao tiếp qua cử chỉ, điệu bộ nên người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới xung quanh thông qua tranh ảnh, sách, truyện; trò chuyện với trẻ nhiều hơn, thường xuyên đặt các câu hỏi và câu trả lời rõ ràng, ngắn gọn để trẻ bắt chước học theo. Sau 1.5 tuổi, sự hiểu biết của trẻ tiến bộ rõ rệt, trẻ chủ động hơn trong giao tiếp với người lớn, thể hiện rõ nhu cầu nhận thức. 2 tuổi, lúc này ngôn ngữ của bé phát triển đến 70% khả năng và số từ vựng để dùng trong cả đời. Bé có thể hiểu các câu phức, nắm được ngôn ngữ sơ bộ và ngày càng tích cực phát âm. Bé còn rất thích bắt chước những câu nói có âm điệu như: “đồng nát ơ”, “phớ ơ”,... nghe rất ngộ nghĩnh. Trẻ chủ động giao tiếp và mong nhận được câu trả lời. Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói. Nghe các câu hỏi “Cái gì?”, “Làm gì?”, “Ở đâu?”, “Như thế nào?”. Trả lời và đặt các câu hỏi “Cái gì?”, “Làm gì?”, “Ở đâu?”, “Như thế nào?”, “Để làm gì?”, “Tại sao?”. thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1 - 2 câu đơn giản và câu dài. Hiểu được những đặc điểm tâm lí đó, người lớn cần phải giúp trẻ phát triển nhu cầu giao tiếp nhận thức dựa trên những gì trẻ có. Ví dụ: giáo viên tập cho trẻ đặt câu hỏi “ Cô đang cầm vật này trên tay, nếu các con muốn biết đây là gì thì các con phải hỏi cô như thế nào đây?”, “Bạn Hoa đang làm gì thế kia, con lại hỏi bạn xem?”. Tập cho trẻ thói quen không biết thì phải hỏi.  Phát triển kĩ năng nghe - nhìn: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và hiểu ngôn ngữ cho trẻ: Để luyện khả năng nghe hiểu cho trẻ, chúng ta có thể yêu cầu trẻ thực hiện yêu cầu bằng lời nói của người lớn. Tùy theo độ tuổi mà chúng ta có thể có số lượng yêu cầu phù hợp. Ví dụ: Đối với trẻ 2,3 tuổi, người lớn có thể yêu cầu trẻ thực hiện từng yêu cầu một: con hãy đi dép vào, con đi rửa tay đi... Khi trò chuyện với trẻ, người lớn nên sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc, cung cấp cho trẻ thêm vốn từ mới, giúp trẻ mở 12 rộng sự hiểu biết về nghĩa của từ. Cho trẻ nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao,... và truyện ngắn kết hợp xem tranh ảnh, sách, truyện. Đồng thời sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp với trẻ mọi lúc, mọi nơi: Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh và hướng dẫn trẻ miêu tả lại các sự vật, hiện tượng, hình ảnh trẻ quan sát được bằng lời một cách hình tượng. Người lớn cũng cần khuyến khích trẻ, hướng trẻ đến việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc. Những hoạt động nhằm giúp trẻ nghe, hiểu nghĩa các từ, nghe hiểu nội dung các câu nói trong giao tiếp, bày tỏ nhu cầu bằng các câu phức hợp có thể được thực hiện qua các trò chơi: tìm bạn, tìm đồ vật cho đúng, chọn quà tặng bạn, thi xem ai nói hay, nói đúng,... Luyện khả năng quan sát, hiểu được hầu hết các biểu hiện phi ngôn ngữ của người cùng giao tiếp: Quan sát là phương thức học hỏi quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với vốn kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế, trẻ chưa thể xây dựng phương pháp tự quan sát có hiệu quả, mà cần được người lớn hướng dẫn để có thể chủ động đối mặt với các vấn đề, giải quyết chúng độc lập. Giúp trẻ xác định mục đích quan sát rõ ràng, trước khi đi đến địa điểm cần quan sát, cha mẹ định hướng giúp trẻ xác định rõ mục đích đi tham quan là đạt những điều gì, thậm chí yêu cầu trẻ quan sát tỉ mỉ, chi tiết một con vật cụ thể trẻ thích rồi mô tả lại cho mọi người nghe, như thế trẻ sẽ hứng thú khám phá và thu hoạch những điều bổ ích. Tạo hứng thú, kích thích tính tò mò, thích khám phá của trẻ bằng cách đặt câu hỏi: đặt câu hỏi vừa gợi mở, vừa củng cố lại những kinh nghiệm trẻ từng lĩnh hội, giúp trẻ thấy việc quan sát, tìm hiểu thế giới thật thú vị, có ý nghĩa thiết thực và là cách học tập chủ động, không áp lực. Trẻ ở độ tuổi này hiểu được một số dấu hiệu phi ngôn ngữ mà người lớn thường sử dụng và tập sử dụng theo. Ví dụ: im lặng - đưa ngón tay trỏ lên miệng.  Phát triển kĩ năng thực hiện lần lượt trong giao tiếp: Tiếp tục tập làm lần lượt trong hoạt động với đồ vật cùng người lớn: Ở gian đoạn này, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ; trẻ tò mò, thích khám phá đồ dùng - đồ chơi, các hành động thử - sai xuất hiện giúp trẻ 13 khám phá chức năng - công dụng của đồ vật và biết làm lần lượt trong hoạt động với đồ vật cùng người lớn. Ví dụ: Trẻ chăm chú quan sát người lớn chơi xong đồ chơi, trẻ bắt chước làm theo. Nhờ người lớn hướng dẫn và các hành động thử - sai của trẻ đã giúp trẻ biết xếp chồng các khối gỗ vuông lên nhau lần lượt từ to nhất đến nhỏ nhất, hay trẻ lắp được vòng tròn vào trụ gỗ lần lượt từ lớn đến nhỏ. Trẻ thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định. Tập thực hiện lần lượt trong hội thoại với người lớn: Người lớn cần làm gương cho trẻ bắt chước. Người lớn nói chuyện, người này nói phải có người khác nghe, không nên ngắt lời đối phương khi giao tiếp. Hơn 2.5 tuổi, trẻ thường đặt ra những câu hỏi nói lên những thắc mắc, suy nghĩ của mình mà không cần phải chờ đợi câu trả lời, người lớn cần giáo dục trẻ khi hỏi phải nhận được câu trả lời rồi mới hỏi tiếp; tập cho trẻ thói quen không cướp lời và nói leo khi người khác nói.  Giáo dục và phát triển kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp: Rèn kĩ năng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp với người lớn và với bạn: Người lớn thường xuyên sử dụng phi ngôn ngữ để giao tiếp với trẻ giúp trẻ phát triển khả năng hiểu và sử dụng phi ngôn ngữ để diễn đạt thay lời nói. Ví dụ: bằng cử chỉ, nét mặt, giọng nói và tình huống giao tiếp, người mẹ yêu cầu trẻ chỉ đầu, mắt, mũi,... và trẻ chỉ đúng. Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với người lớn và với bạn: Qua giao tiếp với người lớn trong hoạt động với đồ vật, nhu càu giao tiếp bằng lời của trẻ được phát triển. => Ngôn ngữ và phi ngôn ngữ có mối quan hệ gắn liền, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Trong giao tiếp, khi người lớn nói những lời được lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với những cử chỉ nhất định, trẻ đáp lại đúng lời nói của người lớn và động tác trả lời. Ví dụ: Người lớn nói “đưa tay” và làm động tác tương tự thì trẻ sẽ học rất nhanh động tác trả lời. Trong trường hợp này, trẻ không đáp lại lời nói mà đáp lại toàn bộ ngữ cảnh. 14 6. Hoạt động có chủ đích phát triển kĩ năng gio tiếp của trẻ nhà trẻ: ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT CÁC BỘ PHẬN TRÊN KHUÔN MẶT BÉ Lứa tuổi: 24 tháng Thời gian: 5 - 7 phút I. Mục tiêu: - Trẻ được rèn luyện kĩ năng nghe - hiểu ngôn ngữ. - Trẻ phát triển nhu cầu giao tiếp nhận thức. - Trẻ tập thực hiện lần lượt trong hội thoại với người lớn. - Trẻ rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với người lớn. II. Nội dung: Cô trò chuyện về các bộ phận trên khuôn mặt trong tranh, từ đó áp dụng trên khuôn mặt trẻ. Thông qua lời nói và hạnh động cụ thể đi kèm của cô, giúp trẻ rèn luyện kĩ năng nghe - hiểu. Sau khi đặt câu hỏi, cô cho trẻ khoảng thời gian suy nghĩ để trả lời. Cô nhấn mạnh lại câu trả lời đúng và đầy đủ tập cho trẻ thói quen thực hiện lần lượt trong hội thoại với người lớn, đồng thời giúp trẻ phát triển nhu cầu giao tiếp nhận thức bởi vì cô đã kích thích và tạo điều kiện cho trẻ biết cách hỏi và trả lời; rèn luyện kĩ năng sử sụng ngôn ngữ trong giao tiếp với người lớn. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô * “Các con ơi, lại đây với cô nào!”, cô lắc lục lạp Hoạt động của trẻ Trẻ bị thu hút bởi âm gây chú ý đến trẻ. thanh của lục lạp và lại gần cô. Cô đem chiếc hộp bí mật ra gây tò mò đến trẻ và Trẻ nhìn chiếc hộp và chú cho trẻ đoán xem bên trong có gì? À! đây là những ý cô bức tranh, chúng ta cùng xem trong tranh này có gì nha! -“Cái gì đây?”, cô chỉ tay vào đôi mắt trong tranh 15 Trẻ trả lời hỏi trẻ. + À! Đôi mắt, nhắm mắt nè, mở mắt nè (cô nói Trẻ nghe và trả lời câu hỏi kèm hành động của mắt). Mắt của cô đây (cô chỉ của cô tay lên mắt), còn mắt của các con đâu? + chúng ta cùng nhắm mắt lại lần nữa nha, “khi Trẻ nghe và trả lời nắm mắt các con có thấy gì không?” + Vậy đôi mắt giúp gì cho chúng ta? (nhìn mọi Trẻ trả lời người, mọi vật xung quanh). + Chúng ta làm gì để bảo vệ mắt đây? (rửa mặt Trẻ trả lời thường ngày và không dụi mắt). - Í, các con có ngửi thấy mùi gì không? Trẻ ngửi xung quanh + Con ngửi thấy mùi gì? Trẻ trả lời + Con dùng cái gì để ngửi?, (cho trẻ sờ mũi) Trẻ trả lời + Nếu không có mũi thì sao ta? (không thở được) Trẻ trả lời + Vậy chúng ta làm gì để bảo vệ mũi đây? Trẻ suy nghĩ và trả lời (Bịt khẩu trang khi ra ngoài, không cho tay vào ngoáy mũi). - Miệng xinh: + Miệng con đâu? Trẻ chỉ và sờ miệng + Miệng dùng để làm gì?(ăn, uống, nói chuyện, Trẻ trả lời hát, đọc thơ,... + Vậy chúng ta làm gì để bảo vệ miệng đây? Trẻ trả lời (vệ sinh răng miệng) -Tai đâu tai đâu? Giờ các con đưa tay lên nắm lấy Trẻ làm theo yêu cầu của 2 cái tai đi nào. cô và trả lời câu hỏi + Bịch tai lại nào? Các con còn nghe thấy tiếng gì không? + Tai dùng để làm gì vậy các con?(nghe những âm thanh xung quanh) + Chúng ta làm gì để bảo vệ tai? (không bỏ đồ vật 16 hoặc nước vào tai, không hét vào tai bạn). * Bạn nào xung phong kể về các bộ phận trên Trẻ kể về các bộ phận trên khuôn mặt của mình nào? (nếu không kịp thời khuôn mặt mình. gian, có thể đưa hoạt động này vào giờ chơi - tập chiều của trẻ) II. Kết luận – kiến nghị: 1. Kết luận:  Các bé ở độ tuổi này thường rất tò mò về mọi thứ xung quanh mình và muốn biết tên tất cả những thứ đó. Do đó, việc học tên các đồ vật là hoạt động trọng tâm trong giai đoạn này. Quá trình xây dựng vốn từ vựng này sẽ góp phần củng cố các kết nối khớp thần kinh trong thùy trán - các phần của não chịu trách nhiệm chính cho bộ nhớ. Ở tuổi này, bé biết khoảng 250 từ, nhưng có thể bé sẽ không sử dụng tất cả trong cuộc đối thoại hằng ngày. Khi các vùng ngôn ngữ của não trở nên tích hợp hơn, bé sẽ bắt đầu nối ba, bốn hoặc thậm chí là năm từ lại với nhau thành một câu.  Trẻ không những hiểu được hầu hết những điều mà bố mẹ nói với trẻ mà còn có thể nói chuyện với số lượng từ vựng tăng lên nhanh chóng, khoảng hơn 50 từ. Trong giai đoạn này, sẽ đã có thể nói những câu dài khoảng từ 2 – 3 chữ như “Uống nước cam” hay “Ăn bánh”. Thậm chí có trẻ phát triển nhanh còn có thể nói những câu từ 4 – 5 chữ “Bố ở đâu mẹ?” hay “Đồ chơi đâu rồi?”,…Trẻ còn bắt đầu biết sử dụng các đại từ xưng hô (con, cô, cậu, bố, mẹ,…) và hiểu được khái niệm của từ “tôi”. Bố mẹ nên chú ý đến cách mà trẻ sử dụng để mô tả ý tưởng, thông tin và bày những yêu cầu, mong muốn của mình với bố mẹ.  Khả năng giao tiếp và khả năng ngôn ngữ của bé phát triển vượt bậc, song hành cùng với những tiến bộ về các lĩnh vực khác. Điều này cho phép bé diễn tả rõ ý tưởng, những điều mà bé quan tâm, cũng như lôi cuốn bé vào những niềm đam mê mới. 17 Phát âm: º Bé học từ và kiểu phát âm từ mới bằng cách lập lại những gì mà bạn nói cho bé nghe, ngay cả khi bé chưa hiểu được từ mới đó có nghĩa là gì. Quá trình lặp lại này đôi khi được gọi là “thói nhại lời”, đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường đối với trẻ từ khoảng14 tháng đến 3 tuổi hoặc hơn nữa. º Cách phát âm của bé vẫn còn theo kiểu trẻ con. Chẳng hạn, lúc bé 2 tuổi, thậm chí là 2 tuổi rưỡi, thường có xu hướng không phát âm những phụ âm cuối của từ. Cách tốt nhất nhằm giúp bé phát âm đúng là đừng cố gắng sửa bé ngay, chỉ cần lặp lại cho bé nghe, hoặc có thể lồng vào trong một câu dài phức tạp hơn. º Lúc 2 tuổi, khi phát âm những từ có hai phụ âm kế tiếp nhau bé thường bỏ đi một phụ âm. Mặc dù vậy, mọi người vẫn hiểu được bé đang nói gì do có những từ khác trong câu tạo nên ngữ cảnh thích hợp. Nếu phát hiện thấy bé có giọng đơn điệu hoặc chỉ có giọng mũi, bạn cần kiểm tra xem bé có bị rối loạn về thính giác hoặc về phát âm không. º Trẻ con thường tỏ vẻ thích thú khi nghe âm thanh hoặc các giai điệu. Từ tuổi này trở đi, bé bắt đầu tỏ ra chú ý khi nghe những đoạn nhặc hoặc những bài đồng dao. Lúc 2 tuổi rưỡi, bé có thể hát theo những bài hát trên đài phát thanh hoặc tự hát thầm một mình. Trò chuyện với mọi người: º Lúc 2 tuổi, bé thường tỏ ra cởi mở, biết bày tỏ tình cảm nồng nhiệt, đồng thời rất thích giao tiếp với mọi người xung quanh. º Khoảng 2 tuổi rưỡi, bé hiểu được ý nghĩa của từ “Tại sao?” và bắt đầu sử dụng từ này nhiều hơn. Bé luôn trả lời mỗi khi được hỏi, đồng thời bé cũng 18 muốn bạn làm như thế với bé. Thông thường bé sẽ hỏi bạn về mọi thứ và trò chuyện rất lâu, với nhiều câu hỏi rất thú vị. Bé đã hiểu được nhiều quy tắc ứng xử lúc giao tiếp. Tuy nhiên, đôi khi bé vẫn còn ngắt lời người lớn, nhất là khi bé cảm thấy hứng thú quá mức. Thế giới của bé rất đáng yêu, nhưng bé luôn đòi hỏi mọi thứ phải được đáp ứng ngay. Bé không thể hiểu được tại sao bạn lại bận rộn hoặc mệt mỏi. Còn bạn, không phải lúc nào cũng có thể dừng công việc lại để đáp ứng các nhu cầu của bé, song bạn có thể tạm hứa với bé rằng sau này sẽ giải thích cho bé hiểu (nhưng phải giữ lời hứa đấy nhé!). Chan hòa với mọi người: º Từ 2 tuổi trở đi, bé tự tin hơn, ít rụt rè, nhút nhát hơn so với trước đây. Bé tỏ ra cởi mở hơn, ngay cả đối với người lạ. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào cá tính của từng bé, có bé dám chủ động bắt chuyện làm quen với người lạ nữa. Trong những tình huống quen thuộc, bé cảm thấy hoàn toàn thoải mái, mặc dù đôi lúc bé hơi e dè, thậm chí còn chạy vù đến ôm chầm lấy cha mẹ để có cảm giác thoải mái hơn. º Một số bé lại tỏ ra rất kín đáo, dè dặt, ngay cả khi bé đã 2 tuổi rưỡi. Có thể lúc mới gặp ai đó bé tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát khá lâu nhưng sau đó bé sẽ dần dần hoạt bát trở lại. Nếu trong khung cảnh gia đình bé vẫn trò chuyện thoải mái thì những biểu hiện e dè, rụt rè như trên cũng không có gì đáng lo ngại cả. Bày tỏ cảm xúc: º Từ giai đoạn này trở đi, bé cũng đã có khả năng “đọc hiểu” cảm xúc của những người khác. Khả năng này ở bé gái thường tốt hơn so với bé trai, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng. Điều quan trọng là từ khoảng 2 19 tuổi tở đi, bé đã bắt đầu nhận ra một điều rằng những người khác cũng có nhu cầu riềng. Tuy nhiên phải cần thêm một thời gian nữa để bé hoàn thiện khả năng này. Đây là lý do tại sao đến độ tuổi này bé vẫn còn xem nhu cầu và những mong muốn của bé là tối thượng và luôn luôn cấp bách. Bé 2 tuổi chưa biết cách chờ đợi bất cứ điều gì. Khoảng từ 2 tuổi trở đi, ở bé mới xuất hiện một số dấu hiệu nhằm cải thiện hơn về vấn đề này. º Bạn có thể giúp bé nhận ra quan điểm của những người khác bằng cách giải thích cho bé hiểu những người khác có thể cảm thấy như thế nào. Nên dùng các từ ngữ đơn giản, chẳng hạn như “buồn”, “vui”, ...khi nói về những cảm xúc này. Bạn cũng có thể mở rộng câu chuyện sang các nhân vật trong sách của bé. Chẳng hạn, khi bạn cùng đọc sách với bé, bạn có thể giải thích cho bé hiểu rằng bé gái ở trong bức tranh đang buồn vì bị mất con chó yêu quý của cô ấy. Ngày càng tự lập: º Từ 2 tuổi trở đi, bé có thể làm được rất nhiều việc và thường có xu hướng thích tự làm lấy mọi việc. Tất nhiên, không phải lúc nào bé cũng có thể tự làm được, vì vậy bạn nên giúp đỡ bé những lúc bé cảm thấy bối rối. º Tính quyết đoán và thích từ chối sự giúp đỡ lên đến đỉnh điểm lúc bé được 2 tuổi rưỡi. Nhìn chung, những nét tính cách này của bé là một phần của quá trình bé ngày càng tở trở nên tự lập, không còn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ nữa. º Bạn có thể để cho bé tự làm lấy mọi việc. Nếu không, nên khéo léo, mềm mỏng trong việc giúp đỡ bé. Chẳng hạn khi bé không kéo dây kéo quần lên được dù đã cố gắng giật mạnh, bạn có thể kéo giúp bé và nói: “Ừ, chắc lần sau thì cái dây kéo này mới chịu nghe lời con!”. Nói như thế, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, và cách bạn nói cũng mang tính khuyến khích hơn, thay vì nói rõ ràng bé không thể tự kéo dây kéo quần được. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan