Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học Bài thu hoạch môn đa dạng sinh học...

Tài liệu Bài thu hoạch môn đa dạng sinh học

.DOCX
3
687
84

Mô tả:

Đa dạng sinh học
BÀI THU HOẠCH MÔN ĐA DẠNG SINH HỌC Học viên: Nguyễn Thị Kiều Oanh MSHV: M0413015 1. Vườn Quốc Gia Tràm Chim – Đồng Tháp Dọc theo Sông Tiền và Sông Hậu ta thấy phân bố đất phù sa là chủ yếu, còn ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên chủ yếu là nhóm đất phèn, chạy dọc theo biên giới Camphuchia thì chủ yếu nhóm đất xám. Kinh tế phát triển, dân số tăng nhanh, nhu cầu vật chất tăng,…con người đã tác động nhiều đến hệ sinh thái tự nhiên như phá rừng để trồng trọt, chăn nuôi, độc canh cây trồng, bao đê, tăng vụ, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, đưa cơ giới vào xẻ mương, đào kênh,… phá hại sinh cảnh làm giảm độ đa dạng sinh học ( đa dạng sinh học là đa dạng ở 3 cấp độ: kiểu gen, loài, quần xã). ĐBSCL với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, có khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên gây thiệt hại nặng nề về người và của để khắc phục những tổn thất do nước nổi tràn về người ta đã chọn giải pháp bao đê. Một giải pháp làm thay đổi, xáo trộn rất lớn về môi trường sinh thái, một giải pháp mà đánh đổi không nhỏ nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngấm ngầm nhiều rủi ro phía trước chưa biết được. Trước mắt ngập ngùi đành tiếc nối những lợi ích do nước nổi tràn về như nước nổi giúp mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn, rữa trôi các các chất độc và dịch hại trên đồng sau một mùa thu hoạch,… Vườn Quốc Gia Tràm Chim là gốc nhỏ lưu giữ lại cảnh quan, địa mạo, hệ động thực vật của hệ sinh thái đất ngập nước Tháp Mười xưa kia. Với hệ thực vật đa dạng chia thành 6 quần xã: quần xã Lúa ma, quần xã năng, quần xã tràm, quần xã cỏ ống, quần xã sen-súng, quần xã cỏ mồn. Trong đó quần xã năng rất thích hợp với đất phèn và cũng là nguồn thức ăn chính của Sếu đầu đỏ. Vào mùa nước nổi lúa ma là loài chủ lực quan trọng cho những loài xung quanh, vào mùa khô lúa ma trở thành loài quan trọng trong hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim. Hệ thủy sinh vật ở đây cũng rất phong phú và đa dạng (180 loài tảo, 110 loài động vật nổi, 26 loài động vật đáy, gần 350 loài phiêu sinh động vật, 130 loài cá, 44 loài lưỡng cư). Số loài chim tìm thấy ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim gần ¼ số loài chim cả nước. Trong đó có hơn 230 loài với hơn 32 loài chim nước quý hiếm như, điên điển, giang sen, bồ nông chân xám, đại bang đen, cò quắn đầu đen, …Nhưng do đào kênh xẻ mương làm thoát phèn từ môi trường đất sang môi trường nước dẫn đến diện tích năng giảm từ đó làm số lượng Sếu về Vườn Quốc Gia giảm trước kia khi con người chưa can thiệp vào thiên nhiên lượng Sếu về hàng năm khoãng 1000 – 1500 con, hiện nay lượng Sếu về Tràm Chim chưa tới 100 con, và thủy sinh vật cũng giảm. 2. Khu di tích núi Mo So – Kiên Giang Cách đây 9.000 năm ĐBSCL chưa được hình thành còn là vùng biển cạn với rừng ngập mặn nước biển cao hơn hiện nay 3 đến 4 m và bờ biển còn ở chân núi vùng Thất Sơn. Đến 8.000 năm trước đây mực nước biển hạ thấp dần, phù sa từ từ lắng đọng trong suốt hơn 2.000 năm, đồng bằng được thành lập tiến dần ra biển Đông và biển Tây (Vịnh Thái Lan). Đến 6.000 năm cách đây thì nước biển lại dâng cao trong suốt 1.000 năm, rừng ngập mặn bị chôn vùi tạo thành lớp than bùn ở độ sâu từ 1 - 2 m như hiện nay. Đồng thời các giồng duyên hải được thành lập dọc bờ biển (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre) che chắn vùng bên trong là các vùng trũng đầm lầy, Đồng Tháp Mười, U Minh và vùng tứ giác Long Xuyên. Cách đây 4.500 năm nước biển lại hạ thấp, đặc biệt là trong thời gian khoảng 4.000 đến 2.700 năm trước đây, phù sa bồi đắp nhiều thêm và đồng bằng tiến thêm ra biển Đông và biển Tây. Và cách đây 2.700 năm ĐBSCL có hình dạng tương tự ngày nay. Qua những lần nước biển dâng cao và hạ thấp trong lịch sử đã để lại những di tích xâm thực của nước biển trên đá tạo thành những ngấn (vết tích), như chuyến thực tế ở Núi Mo So - Kiên Giang ta đã quan sát được. Ở Kiên Giang nhiều vùng đất bị bỏ hoang do vừa bị nhiễm mặn lại thêm phèn hóa ngày càng tăng do việc nuôi trồng thủy sản của dân địa phương. Quá trình xâm nhập mặn ngày càng tăng như về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thủy triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Quá trình chuyển đổi cơ cấu canh tác lúaàtôm, phá các công trình ngăn mặn dẫn nước mặn vào đồng nuôi tôm, chặt phá rừng ngập mặn ven biển. *** Bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để nghiên cứu đề ra phương hướng, kế hoạch để công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên cả nước được hiệu quả hơn. Ở Việt Nam luật Bảo tồn đa dạng sinh học cũng đa ban hành (01/07/2009) giúp công tác bảo tồn đa dạng sinh học dễ dàng hơn. Để phát triển bền vững đất nước không nên đặt nặng phát triển mạnh khía cạnh kinh tế, môi trường hay xã hội mà phải đặt chúng trong một mối quan hệ hài hòa có quan hệ mật thiết trong một tổng thể.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan