Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bai thu hoach dai hoi quoc phong an ninh...

Tài liệu Bai thu hoach dai hoi quoc phong an ninh

.PDF
15
377
100

Mô tả:

BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH ĐẮK LẮK TRƯỜNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG PHÊ DUYỆT Ngày.... tháng.... năm 2014 HIỆU TRƯỞNG KẾ HOẠCH Hương dẫn viết chuyên đề lớp BDKTQP - AN đối tượng 3, khóa 74 BUÔN MA THUẬT, THÁNG 04/2014 PHẦN I: Ý ĐỊNH HƯỚNG DẪN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục đích Thông qua kiểm tra, viết chuyên đề để giúp cho các đồng chí nắm vững những nội dung cơ bản về công tác quốc phòng-an ninh từ đó nâng cao năng lực, tư duy vận dụng sáng tạo thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ được phân công, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 2. Yêu cầu Tập trung nghiên cứu các nội dung chính của vấn đề câu hỏi, Khi viết bài đề nghị các đồng chí cần làm rõ phần trọng tâm mà giáo viên cần đề cập Phần liên hệ vận dụng sáng tạo sát yêu cầu chức trách nhiêm vụ được giao được giao Tập trung nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung viết chuyên đề Mỗi chuyên đề làm từ 16-18 trang đánh máy phông chữ 14, đóng bìa II. NỘI DUNG: Trên cương vị bí thư ( phó bí thư,chủ tịch UBND xã, phường,thị trấn); Đ/c nêu thực trạng nền quốc phòng- an ninh nhân dân ở cơ sở hiện nay? Giải pháp xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần và thê trận lòng dân trong tình hình mới? Liên hệ thực tế ở địa phương những việc làm được,chưa làm được. Bản thân nhận thức trách nhiệm. III. THỜI GIAN: 1. hương dẫn viết chuyên đề tiết 5 ngày 10/04/ 2014 2. Thời gian nộp chuyên đề sáng 24/03/2014 IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Tổ chức Lấy lớp học làm đơn vị kiểm tra. 2. Phương pháp - học viên làm bài kiểm tra theo nội dung của câu hỏi V. THÀNH PHẦN, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA - Thành phần: các đồng chí học viên lớp BDKTQP khoá 74 - Đối tượng: Trưởng, phó phòng các sở, ban, ngành tương đương cấp Huyện VI. ĐỊA ĐIỂM: - Kiểm tra viết chuyên đề: Hội trường lớn. VII. BẢO ĐẢM: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi và nội dung hướng dẫn viết chuyên đề * Một số điểm lưu ý trong quá trình Kiểm tra: khi viết các chuyên đề phải có mở đầu, nội dung chính cần làm rõ, tóm tắt kết luân và những kiến nghị Các chuyên đề không được sao chép pô tô giống nhau. TRƯỜNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG LỚP BDKTQP-AN ĐỐI TƯỢNG 3 KHÓA 74 BÀI THU HOẠCH MÔN QP-AN Trên cương vị bí thư ( phó bí thư,chủ tịch UBND xã, phường,thị trấn); Đ/c nêu thực trạng nền quốc phòng- an ninh nhân dân ở cơ sở hiện nay? Giải pháp xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần và thê trận lòng dân trong tình hình mới? Liên hệ thực tế ở địa phương những việc làm được,chưa làm được. Bản thân nhận thức trách nhiệm. Họ tên: PHAN THỊ CHUNG Chức vụ: Chủ tịch UBMTTQVN xã Hòa Xuân TP Buôn Ma Thuột Tỉnh Đắc lăk Đơn vị: Xã Hòa Xuân TP Buôn Ma thuột BUÔN MA THUẬT, THÁNG 04/2014 NỘI DUNG Trên cương vị bí thư ( phó bí thư,chủ tịch UBND xã, phường,thị trấn); Đ/c nêu thực trạng nền quốc phòng- an ninh nhân dân ở cơ sở hiện nay? Giải pháp xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần và thê trận lòng dân trong tình hình mới? Liên hệ thực tế ở địa phương những việc làm được,chưalàm được. Bản thân nhận thức trách nhiệm. Một số điểm cần nắm trong phần kiểm viết chuyên đề Mở bài: Xây dưng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhằm duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ” Để tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, cân phải tập trung vào. nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của chúng ta là xây dựng được một nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân vững mạnh. Giải pháp xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần và thê trận lòng dân trong tình hình mới Nội dung chính của chuyên đề thực trạng nền quốc phòng- an ninh nhân dân ở cơ sở hiện nay - Đánh giá sát tình hình chung của xã : Hòa xuân là xã vùng ven của thành phố Buôn Ma Thuột có tổng diện tích tự nhiên là 2414 ha, phía đông giáp phường Khánh Xuân, phía tây giáp xã Hòa Phú, phía nam giáp xã Hòa khánh và phía bắc giáp với xã Eanhôn huyện Buôn Đôn. Tổng dân số là 1658 hộ với 7460 nhân khẩu. Toàn xã có 3 buôn đồng bào dân tộc Ê đê và 5 thôn người kinh. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 50 % dân số trên toàn xã. Có 4 tôn giáo chính là Thiên chúa, Cao đài, Phật và Tin lành. Thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào làm nông, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, các dịch vụ khác như buôn bán còn chưc được phát triển. Đảng bộ xã Hòa Xuân có 14 chi bộ trực thuộc có 140 Đảng viên; trong đó có 03 Đ/c thường vụ; có 13 Đ/c trong Ban chấp hành Đảng bộ; - Kinh tế của xã phát triển chưa được đồng đều, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp cây cà phê, lúa nước và một số cây ngắn ngày khác. -Văn hoá - xã hội : Về văn hóa thông tin tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước kết quả giáo dục qp-an trong những năm qua Thuận lợi: Công tác QPQS luôn được sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền từ xã tới các thôn buôn. Ngay từ đầu năm, địa phương đã cố gắng giữ vững thế trận Quốc phòng toàn dân, xây dựng địa phương thành một khu vực phòng thủ kết nối với thành phố và các xã phường bạn tiếp giáp. Ban chỉ huy QS xã gồm các đồng chí đã qua đào tạo cơ bản về nghiệp vụ, thường xuyên học tập đoàn kết, thống nhất cao cố gắng hoàn hành tốt nhiệm vụ. Khó khăn: Địa bàn xã rộng, các khu vực dân cư không tập trung, khó quản lý mặt khác địa bàn còn nhiều tiềm ẩn phức tạp về an ninh chính trị đồng thời các thế lực thù địch và phản động ngấm ngầm hoạt động chống phá đảng và chính quyền đòi hỏi LL dân quân và nhân dân xã phải không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù. II/ Tình hình thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng – quân sự năm 2013 Tham mưu cho Đảng uỷ, chính quyền xã chỉ đạo về Công tác quân sự, quốc phòng. Trong năm, Ban chỉ huy QS xã đã tham mưu cho Đảng ủy và chính quyền xây dựng nghị quyết chuyên đề lãnh đạo về nhiệm vụ quốc phòng an ninh, đôn đốc kiểm tra lực lượng dân quân và thường trực chiến đấu, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ hàng tháng, quý, cả năm. Tham mưu lập kế hoạch bổ sung kế hoạch chiến đấu trị an năm 2013; Lên kế hoạch và tổ chức khám tuyển sức khỏe cho thanh niên ss nhập ngũ năm 2013, đợt 1 năm 2014, ngoài ra còn một số kế hoạch khác như sẵn sàng chiến đấu, thường trực bảo vệ mục tiêu trong những ngày diễn ra sư kiện trọng đại của đất nước… 1. Công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu: Thường xuyên có kế hoạch triển khai cho LL thường trực bảo vệ trụ sở UBND và cơ quan Đảng, phối hợp với lực lượng công an, trực kiểm tra những nơi trọng điểm. Vào những ngày cao điểm đều có các đồng chí chỉ huy thay phiên thường trực, tăng cường từ 3 đến 5 đồng chí - có những lúc là 12 đồng chí LLDQ cơ động sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Về cơ bản đã thực hiện tốt công tác trực ban, trực chiến tại đơn vị, đảm bảo quân số đồng thời góp phần giữ gìn an ninh chính trị và TTATH tại địa phương. 2. Công tác xây dựng lực lượng. Có kế hoạch phối hợp với các thôn, buôn và ban ngành đoàn thể xây dựng lực lượng dân quân đủ về số lượng ( 0, 47% so với dân số), đảm bảo chất lượng. Đã tham mưu quyết định cho ra cho vào 25 đ/c. Tổng quân số cho đến nay là 95 đ/c; trong đó lực lượng cơ động 28 đ/c; dân quân tại chỗ là 43 đ/c; dân quân binh chủng 19 đ/c; nữ 05 đ/c chiếm 14, 20%, dân tộc tại chỗ 40 đ/c chiếm 29, 6%; đảng viên: 12 đ/c chiếm 18, 75%, đoàn viên 80 đ/c chiếm 53,1%. Duy trì BCH QS đội là 5 đ/c, cơ bản đáp ứng với yêu cầu chỉ tiêu trên giao và nhiệm vụ của địa phương đề ra. 3. Công tác đăng ký độ tuổi 17 và độ tuổi 18 – 25: - Đã đăng ký 63 đ/c trong độ tuổi 17; 342 đ/c trong độ tuổi từ 18 đến 25; Trong đó có: 170 đ/c đang là học sinh; 23 đ/c chưa đủ sức khỏe, 29 đ/c văn hóa thấp; lao động duy nhất trong gia đình: 1 đ/c; có anh em là hạ sỹ quan và tại tại ngũ là 7đ/c. Tuổi đủ điều kiện khám tuyển sẵn sàng nhập ngũ là 69 đ/c. 4. Công tác huấn luyện: - Triệu tập LL tham gia huấn luyện quân sự 71/92 đ/c đạt 79.3% quân số. Kiểm tra chất lượng bắn đạt thật và một số các khoa mục quân sự khác đều đạt yêu cầu. Cụ thể: Lực lượng DQ năm thứ nhất quân số 25 đ/c, Giỏi = 08 đ/c = 40%, Khá = 12 đ/c = 52%, Đạt = 5 đ/c = 8 %. Lực lượng DQ năm thứ 2 quân số 22 đ/c. Giỏi = 07 đ/c = 43,3%, Khá = 08 đ/c = 33,3 %, Đạt = 07 đ/c = 23,4 %. Đánh giá chung đơn vị đạt khá. Kiểm tra môn chính trị: 73/73 đ/c trong đó có 10 đ/c đạt giỏi, 53 đạt khá và 10 đ/c đạt trung bình. Công tác huấn luyện năm 2013 xếp loại đơn vị đạt của thành phố. Trước, trong và sau huấn luyện đều đảm bảo thời gian, chương trình, kế hoạch huấn luyện đều đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang thiết bị huấn luyện. 5. Công tác tuyển quân và giao quân: - Năm 2013 đã tuyển chọn 19/19 thanh niên nhập ngũ đúng độ tuổi, đảm bảo sức khỏe, trình độ học vấn…giao quân đúng thời gian quy định, đạt 100% chi tiêu được giao. Không có trường hợp nào trốn khám cấp thành phố và đảo bỏ ngũ về địa phương. - Công dân nam đủ 17 tuổi = 85 TN chiếm 0,55% so với dân số. - Công dân nam trong độ tuổi SSNN = 171 TN chiếm 3,02% so với dân số. - Công tác tuyển quân năm 2014. + Sơ tuyển: - Tổng số công dân trong độ tuổi SSNN là 311 công dân. Sơ tuyển cấp xã là 71 TN; thực khám: 62; vắng có lý do: 09; khám cấp TP là 55; đạt 35. 6. Công tác tiếp nhận quân nhân dự bị động viên: - Làm tốt công tác rà soát, nắm chắc số quân nhân dự bị động viên, hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương đưa vào đăng ký quản lý chặt chẽ. - Quân dự bị hạng I gồm có 211 đ/c. Trong đó HSQBS = 309 đ/c. - Quân dự bị hạng II gồm có 614 đ/c. 7. Công tác đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương. - Tổ chức tốt việc đón nhận 18 đ/c quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương trong đợt 1; đợt 2 là 05 đ/c; 8. Công tác quản lý vũ khí, trang thiết bị và hậu cần - BCH xã đội chấp hành nghiêm túc các quy định về quản lý vũ khí, trang thiết bị quân sự, văn phòng nơi làm việc của BCH; Thường xuyên lau chùi vũ khí, bảo quản theo chế độ nghiêm ngặt, được thành phố đánh giá đơn vị thực hiện tốt về công tác bảo quản vũ khí, trang thiết bị, chế độ và kinh phí hoạt động, quần áo, mũ giầy trang bị cho lực lượng dân quân theo quy định để cho huấn luyện và bảo vệ mục tiêu cơ bản đầy đủ được chu cấp đầy đủ thể hiện sự quan tâm đặc biệt về công tác quân sự, quốc phòng của Đảng và chính quyền địa phương.. 10. Công tác dân vận : - Phối hợp với các ban nghành, đoàn thể xuống thôn buôn nắm tình vận động nhân dân làm theo, thực hiện tốt mọi chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, những quy định của địa phương trên mọi các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Phối hợp với LL công an tổ chức tuần tra, canh gác nơi địa bàn xung yếu, thực hiện, giải quyết một số vụ án ( như trộm cắp TSCD, gây rối TTCC…vv) 11. Công tác hội thao, hội thi: - Tham gia thi mô hình, học cụ huấn luyện chiến đấu năm 2013 do Ban chỉ huy quân sự thành phố tổ chức đạt giải nhì. II. Công tác xây dựng Đảng. 1. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị: 100% đảng viên trong chi bộ có tư tưởng chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với tổ quốc, nhân dân, luôn ra sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2/ Công tác kiểm tra: - Đã làm tốt công tác kiểm tra 2 đ/c theo điều 30 – ĐL Đảng ( đạt 100% kế hoạch ). Nội dung kiểm tra chủ yếu về mối quan hệ của đảng viên ở nơi cư trú, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quân sự địa phương, công tác chính trị. Kết quả kiểm tra cơ bản đều hoàn thành nhiệm vụ. - Ngoài ra, chi bộ luôn tổ chức kiểm tra mọi công tác của các Đảng viên trong chi bộ nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai lầm khuyết điểm, phấn đấu giữ vững là chi bộ trong sạch vững mạnh. 3. Công tác xây dựng, lãnh đạo chi đoàn thanh niên : Đã củng cố chi đoàn đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện chi đoàn có 6 đ/c trong đó 2 đ/c là Đảng viên. Đã tổ chức cho 20 đ/c thanh niên trong lực lượng học lớp đối tượng Đoàn để kết nạp vào Đoàn. Qua đánh giá phân loại cuối năm chi Đoàn xếp loại khá. III/ Đánh giá nhận xét chung : - Công tác tổ chức huấn luyện dân quân, quân số không đạt được 100% theo yêu cầu. - Công tác trực SSCĐ đôi khi còn lỏng lẻo, ý thức chưa cao. - Công tác bổ sung các kế hoạch trên giao còn chậm. - Công tác tham mưu có nơi có lúc chưa kịp thời. Nguyên nhân về khuyết điểm: công tác điều hành quản lý lực lượng dân quân tại chỗ ở các thôn buôn có lúc chưa được thường xuyên, công tác làm tham mưu cho chi bộ và Đảng uỷ xã về chỉ đạo một số mặt trong công tác quân sự chưa kịp thời. Công tác trự SSCĐ nhiều lúc chưa đảm bảo, hoàn thành các kế hoạch chiến đấu còn chậm. - Về giáo dục QP-AN cho toàn dân. - Bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ, đảng viên - Thông qua giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ QP-AN. - Nhiệm vụ đăng ký quản lý độ tuổi thanh niên sẵn săng nhâp ngũ, công tác đăng ký khám tuyển và thực hiện tuyên quân hàng năm của Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã. một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục qp-an trong thời gian tới Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quán triệt Chỉ thị 12-CT/TƯ ngày 3-5 của Bộ Chính trị; Nghị định 116/2007/NĐ-CP; Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 12-CT/TƯ của Đảng uỷ quân sự Trung ương; Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 ngày 10-7-2007 của liên Bộ Quốc phòng-Công an- Giáo dục và Đào tạo- Nội vụ… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang trong tỉnh đối với công tác giáo dục QP-AN. Hai là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, vai trò làm tham mưu của BCHQS xã và các, ban ngành, đoàn thể, tạo sức mạnh tổng hợp và sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện công tác giáo dục QP-AN. Ba là, tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương thức giáo dục QP-AN phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ BVTQ. Giải pháp xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần và thê trận lòng dân trong tình hình mới. “Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng” Tiềm lực quốc phòng phải được xây dựng toàn diện, song trọng tâm là tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học - công nghệ và tiềm lực quân sự. a Tiềm lực chính trị - tinh thần là “khả năng về chính trị - tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh cho QP-AN Sự phát triển tiềm lực chính trị - tinh thần của quân dân ta trước hết phải hướng vào mục tiêu đánh bại chiến lược “diễn biến hoà bình” - bạo loạn lật đổ của địch, đồng thời sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược do chúng gây ra, dưới bất kỳ quy mô, hình thức nào; không bị động, bất ngờ. Chất lượng tiềm lực chính trị - tinh thần ở nước ta ngày nay biểu hiện cụ thể ở sự thống nhất ý chí ngày càng cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. b. Tiềm lực kinh tế là “khả năng về kinh tế (bao gồm cả kinh tế quân sự) có thể huy động để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng -AN Trong thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay, vấn đề xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân đã có sự phát triển mới. Chiến tranh hiện đại đòi hỏi nền kinh tế phải cung cấp khối lượng vật chất rát lớn, rất khẩn trương và liên tục từ khi mở đầu cho đên khi kết thúc chiến tranh, trong điều kiện cực kỳ khốc liệt. Xây dựng tiềm lực kinh tế ngày nay phải quan tâm một số điểm quan trọng sau đây: Gắn xây dựng tiềm lực kinh tế - quốc phòng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đai hoá đất nước. Tạo ra thế bố trí chiến lược thống nhất về kinh tế và quốc phòng - an ninh trên phạm vi cả nước, từng địa bàn; khai thác triệt để mọi tiềm năng cho sự phát triển kinh tế trên các vùng, các lĩnh vực, đảm bảo mỗi bước phát triển kinh tế là một bước củng cố quốc phòng - an ninh. c. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ là “khả năng về khoa học và công nghệ có thể huy động để giải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của xã hội. Được biểu hiện ở: trình độ phát triển khoa học và công nghệ; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học và công nghệ Chúng ta cần tập trung đầu tư xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ trên một số mặt chủ yếu; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ đầu ngành; đổi mới và từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm, tạo tiềm lực khoa học - công nghệ đủ mạnh làm nòng cốt cùng với khoa học công nghệ của đất nước giải quyết các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và môi trường trong lĩnh vực quân sự. d. Xây dựng tiềm lực quân sự-AN là “khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh hiện thực phục vụ nhiệm vụ quân sự và tiến hành chiến tranh. Được biểu hiện ở khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển năng lực chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiên đấu của các lực lượng vũ trang Các lực lượng chiến đấu được vũ trang đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng và khoa học, nghệ thuật quân sự Viêt Nam; được bảo đảm cơ sở vật chất và trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật phù hợp, thành thạo cách đánh kết hợp truyền thống với hiện đại trên các loại địa hình của nước ta, là điều kiện quyết định chất lượng tiềm lực quân sự của chúng ta. Xây dựng thế trận lòng dân BVTQ - Tính tất yếu phải xây dựng “thế trận lòng dân” Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước của dân tộc ta cho thấy: lòng yêu nước của nhân đân ta không bao giờ thiếu, nhưng không phải lúc nào cũng được quy tụ thành “thế trận”, một yếu tố có tính quyết định để tạo nên sức mạnh tổng hợp giữ gìn non sông. Ngày nay, công cuộc xây dựng và BVTQ đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen, sự nghiệp BVTQ trong bối cảnh nước ta là một thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã có nhiều nội dung mới, không chỉ giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ mà còn bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của hơn 20 năm đổi mới có một nguyên nhân rất căn bản là sự đồng thuận của lòng dân đối với đường lối đổi mới của Đảng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, cùng tệ quan liên, tham nhũng, sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên và các tệ nạn tiêu cực khác chưa được đẩy lùi cũng đã làm giảm lòng tin của một bộ phận nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Mặt khác, các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện chiến lược “DBHB”, BLLĐ, tăng cường chống phá với nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, KT, tư tưởng-văn hóa… nhằm xóa bỏ CNXH trên đất nước ta. - Nội dung xây dựng thế trận lòng dân: Xây dựng “thế trận lòng dân” đáp ứng yêu cầu tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh BVTQ trong tình hình hiện nay chính là xây dựng củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước vào công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó là quá trình xây dựng yếu tố chính trị-tinh thần của nền QPTD, nền ANND, cũng như của từng KVPT, - Nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo cho mọi tầng lớp nhân dân không chỉ thiết tha với chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, mà còn gắn bó với Đảng, với chế độ XHCN; có ý thức tự giác về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi công dân trong nhiệm vụ BVTQ với những nội dung mới. Tóm tắt kết luận Liên hệ thực tế ở địa phương những việc làm được,chưa làm được. Bản thân nhận thức trách nhiệm. TRƯỞNG KHOA GIÁO VIÊN Thượng tá Nguyễn Văn Tuấn thực trạng nền quốc phòng- an ninh nhân dân ở cơ sở hiện nay Hoà Thắng trực thuộc thành phố là một xã nằm ở phía….; có vị trí địa-chính trị, kinh tế, quốc phòng-an ninh (QP-AN) quan trọng và là một có sân bay do vậy rất dễ xẩy ra tình hinh an ninh chính trị khi có tình huống xẩy ra. Từ tình hình trên Hàng năm, công tác giáo dục QP-AN đã được triển khai toàn diện, đạt kết quả khá tốt. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện công tác giáo dục QP-AN cho cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân cũng còn bộc lộ những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh trên địa bàn xã. KẾT QUẢ GIÁO DỤC QP-AN TRONG NHỮNG NĂM QUA Về giáo dục QP-AN cho toàn dân được triển khai rộng khắp bằng nhiều hình thức đa dạng, tính phổ cập và “xã hội hóa” ngày càng cao. Bằng nhiều thông tin tuyên truyền vận động khác nhau. Bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ, đảng viên các tầng lớp nhân dân được tổ chức chặt chẽ rộng khắp, bảo đảm đúng chương trình, nội dung, đối tượng được mở rộng, chất lượng ngày càng cao. Tỉnh đã cử 35/36 cán bộ thuộc đối tượng 2 đi bồi dưỡng kiến thức QP-AN tại Quân khu 5, đạt tỷ lệ 97,2%, mở 3 lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ thuộc đối tượng 3 ở trường Quân sự tỉnh, trong đó, lần đầu tiên mở lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tượng phóng viên, biên tập viên báo, đài phát thanh-truyền hình tỉnh và các huyện; 23 lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho 2.191 người thuộc đối tượng 4; 65 lớp cho 3.994 người thuộc đối tượng 5. Ngoài ra trường Chính trị tỉnh đã mở được 6 lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho 438 người; trường quân sự tỉnh đã mở lớp đào tạo giáo viên giáo dục QP-AN khoá 3 cho 44 giáo viên các trường trung học phổ thông. Thông qua giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tỉnh vững mạnh về QP-AN QP-AN trong tình hình mới có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Hội đồng giáo dục QP-AN tỉnh nhận định mấy thành tựu đạt được trong công tác giáo dục QP-AN: Một là, số cán bộ, đảng viên được bồi dưỡng kiến thức QP-AN tăng; các chỉ tiêu đặt ra đều cơ bản hoàn thành. Thứ hai, các chủ thể tham gia bồi dưỡng kiến thức QP-AN được mở rộng cho cả phóng viên, biên tập viên các báo đài phát thanh- truyền hình của tỉnh các các huyện, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, hình thức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao. Hội đồng giáo dục QP-AN tỉnh cũng chỉ ra nhiều hạn chế. Đó là hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục QP-AN ninh tỉnh, huyện, thành phố, nhất là Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã kiêm công tác giáo dục QP-AN chưa cao. Các thành viên hội đồng giáo dục QP-AN chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, bám sát thực tiễn thực hiện nhiệm vụ được giao. Nội dung giáo dục QP-AN chậm đổi mới. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa coi trọng công tác giáo dục QP-AN cho cán bộ đảng viên, công nhân viên chức và người lao động, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp tư nhân. Vai trò tham mưu của các thành viên Hội đồng giáo dục QP-AN và của một số cơ quan, ban ngành, đoàn thể chưa được phát huy. Đội ngũ giáo viên giáo dục QPAN ở các trường học phần lớn chưa được đào tạo cơ bản, nên kinh nghiệm và chất lượng giáo dục QP-AN còn có mặt hạn chế MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC QP-AN TRONG THỜI GIAN TỚI Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục QP-AN, Hội đồng giáo dục QP-AN tỉnh triển khai thực hiện mấy biện pháp chính. Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quán triệt Chỉ thị 12-CT/TƯ ngày 3-5 của Bộ Chính trị; Nghị định 116/2007/NĐ-CP; Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 12-CT/TƯ của Đảng uỷ quân sự Trung ương; Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 ngày 10-7-2007 của liên Bộ Quốc phòng-Công an- Giáo dục và Đào tạo- Nội vụ… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang trong tỉnh đối với công tác giáo dục QP-AN. Tỉnh uỷ xác định những văn bản trên hết sức quan trọng, mang tính định hướng chỉ đạo, thể hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới. Có thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt thì mới nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang trong tỉnh đối với công tác giáo dục QP-AN, tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả. Để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở với sự tham gia tích cực của mọi đối tượng trong tỉnh, thì điều quan trọng trước tiên là phải thực hiện tốt việc tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị định trên Trên cơ sở đó, để cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang toàn dân trong tỉnh nắm vững nội dung các văn bản trên, thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải tăng cường công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới; đề cao trách nhiệm, tự giác và tích cực tham gia theo cương vị, chức trách. Việc tuyên truyền, quán triệt phải được tiến hành thường xuyên và phải xuất phát từ đối tượng để có hình thức phù hợp. Hai là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, vai trò của Hội đồng giáo dục quốc phòng và các sở, ban ngành, đoàn thể, tạo sức mạnh tổng hợp và sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện công tác giáo dục QP-AN. Đây là một trong những bài học kinh nghiệm được Tỉnh uỷ rút ra trong Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 62 của Bộ Chính trị và Nghị định 15 của Chính phủ. Kế hoạch của Ban Thường vụ tỉnh uỷ triển khai thực hiện Chỉ thị 12-CT/TƯ của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới nhấn mạnh: “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với nhiệm vụ giáo dục QP-AN; các cấp uỷ đảng phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ này”. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, người đứng đầu các địa phương phải thường xuyên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện công tác giáo dục QP-AN sát hợp với tình hình địa phương, đạt hiệu quả thiết thực. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, điều hành của chính quyền không chỉ dừng lại ở chủ trương, quan điểm, nhận thức mà phải được thể hiện cụ thể bằng chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động, kế hoạch công tác. Kiên quyết khắc phục những biểu hiện thiếu quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, “khoán trắng” nhiệm vụ giáo dục QP-AN cho cơ quan quân sự và công an. Hàng năm và từng thời kỳ, các cấp uỷ cần tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục QP-AN; kịp thời có chủ trương, biện pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm để đưa công tác này ngày càng phát triển về chiều sâu, vững chắc. Hội đồng giáo dục QP-AN của tỉnh và huyện, thành phố, nhất là cơ quan quân sự, công an, cần phát huy vai trò trách nhiệm, chủ động, tích cực tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời, tổ chức triển khai có hiệu quả công tác giáo dục giáo dục QP-AN trong cơ quan, đơn vị của mình. Ba là, tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương thức giáo dục QP-AN phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ BVTQ. Đây là biện pháp rất quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục QP-AN. Mục tiêu, nhiệm vụ BVTQ trong thời kỳ mới không chỉ bao gồm bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ mà còn phải gắn với bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ nền văn hóa, lợi ích quốc gia, dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực phản động có những thay đổi lớn trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng, chống phá chủ nghĩa xã hội, chống phá cách mạng Việt Nam. Những hạn chế, bất cập của công tác giáo dục QP-AN thời gian qua đòi hỏi phải được khắc phục. Do đó, tất yếu phải đổi mới chương trình, nội dung, phương thức giáo dục QP-AN cho phù hợp. Về phương thức, Hội đồng giáo dục QP-AN chỉ rõ phải kết hợp tốt giữa giáo dục thường xuyên với giáo dục tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện kết hợp nhiều hình thức phong phú, sinh động. Về nội dung, chú trọng giáo dục lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, truyền thống vẻ vang của Đảng, quân đội trong mọi tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ trẻ; giáo dục đường lối, quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ BVTQ trong tình hình mới, làm cho mọi ngời dân hiểu rõ mối quan hệ thống nhất giữa độc lập dân tộc và CNXH; BVTQ về mặt chủ quyền, lãnh thổ gắn liền với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN; thống nhất nhận thức về đối tượng và đối tác, thời cơ và thách thức đối với QP-AN khi Việt Nam là một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Qua đó, nâng cao nhận thức, tránh nhiệm cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và nhân dân trong tỉnh đối với nhiệm vụ QP-AN, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu “DBHB”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch ngay từ cơ sở. Đối tượng giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cần được tiếp tục mở rộng hơn cho cả giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, doanh nghiệp tư nhân. Bốn là, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục QP-AN tỉnh, huyện, thành phố và Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã kiêm công tác giáo dục QP-AN . Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục QP-AN cả ở cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố thời gian tới cần tập trung kiện toàn về tổ chức, bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, thống nhất, đổi mới phương pháp hoạt động, xây dựng quy chế, chương trình, kế hoạch công tác sát, đúng với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác giáo dục QP-AN trong tình hình mới. Các uỷ viên Ban thường trực Hội đồng cần phát huy cao vai trò, trách nhiệm, bám sát thực tiễn, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được phân công. Hội đồng giáo dục QP-AN các cấp cần đổi mới, nâng cao chất lượng các phiên họp; tăng cường và tiến hành có nề nếp các cuộc kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục QP-AN của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền, qua đó đánh giá đúng thực chất kết quả đạt được, thẳng thắn chỉ ra mặt hạn chế, yếu kém, xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời; tiếp tục phát huy tốt vai trò làm tham mưu, tư vấn giúp các cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giáo dục QP-AN chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ mới. 1. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc trong sự gắn kết với nền an ninh nhân dân ở cơ sở Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân là cần thiết và có khả năng thực hiện được bởi sự thống nhất của quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ở mục tiêu chung là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Trong thực hiện mục tiêu chung đó, bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ chế độ không tách rời nhau. Hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế tiếp tục thực hiện âm mưu xoá bỏ các nước xã hội củ nghĩa còn lại, trong đó chúng xác định Việt Nam là một trọng điểm. Chúng tập trung chống phá quyết liệt vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước và các thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội...nhằm mục tiêu đưa đất nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân ở cơ sở “Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng” Tiềm lực quốc phòng phải được xây dựng toàn diện, song trọng tâm là tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học - công nghệ và tiềm lực quân sự. a Tiềm lực chính trị - tinh thần là “khả năng về chính trị - tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh vật chất hiện thực nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định. Được biểu hiện trước hết ở hệ tư tưởng, chế độ chính trị - xã hội, hệ thống các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước; trình độ nhận thức, niềm tin, ý chí quyết tâm, trạng thái tâm lý...của các thành viên trong xã hội trước nhiệm vụ đặt ra đối với họ. Tiềm lực chính trị - tinh thần có mối liên hệ hữu cơ với các loại tiềm lực khác và ở một mức độ đáng kể, quyết định hiệu quả sử dụng các tiềm lực đó. Trong quân sự, tiềm lực chíh trị - tinh thần được biểu hiện ở ý chí, quyết tâm của quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để thực hiện nhiệm vụ. Trong mỗi cuộc chiến tranh, mỗi nhiệm vụ quân sự, việc động viên tiềm lực chính trị - tinh thần nhằm tạo thành một yếu tố của sức mạnh quân sự hiện thực phụ thuộc trực tiếp vào mục đích của cuộc chiến tranh và nhiệm vụ quân sự được tiến hành, vào bản chất chế độ chính trị - xã hội, quan niệm về giá trị đạo đức, trình độ văn hoá của dân tộc, năng lực lãnh đạo, quan rlý của nhà nước...” Sự phát triển tiềm lực chính trị - tinh thần của quân dân ta trước hết phải hướng vào mục tiêu đánh bại chiến lược “diễn biến hoà bình” - bạo loạn lật đổ của địch, đồng thời sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược do chúng gây ra, dưới bất kỳ quy mô, hình thức nào; không bị động, bất ngờ. Chất lượng tiềm lực chính trị - tinh thần ở nước ta ngày nay biểu hiện cụ thể ở sự thống nhất ý chí ngày càng cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. b. Tiềm lực kinh tế là “khả năng về kinh tế (bao gồm cả kinh tế quân sự) có thể huy động để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh; cơ sở vật chất của các tiềm lực khác. Được biểu hiện ở: trình độ và khối lượng sản xuất xã hội; nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế; nguồn dự trữ tài nguyên và lao động...Trong lĩnh vực quân sự, tiềm lực kinh tế được biểu hiện ở các mặt chủ yếu như: khối lượng và chất lượng các nguồn lực có thể động viên đáp ứng nhu cầu quân sự, quốc phòng và chiến tranh; tính cơ động và sức sống của nền kinh tế trước sự thử thách ác liệt của chiến tranh. Mức độ động viên tiềm lực kinh tế cho quân sự, quốc phòng và chiến tranh phụ thuộc trực tiếp vào mục đích, tính chất của cuộc chiến tranh và niệm vụ quân sự, quốc phòng cụ thể, vào bản chất chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” Trong thực hiện kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay, vấn đề xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân đã có sự phát triển mới. Chiến tranh hiện đại đòi hỏi nền kinh tế phải cung cấp khối lượng vật chất rát lớn, rất khẩn trương và liên tục từ khi mở đầu cho đên khi kết thúc chiến tranh, trong điều kiện cực kỳ khốc liệt. Xây dựng tiềm lực kinh tế ngày nay phải quan tâm một số điểm quan trọng sau đây: Gắn xây dựng tiềm lực kinh tế - quốc phòng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đai hoá đất nước. Tạo ra thế bố trí chiến lược thống nhất về kinh tế và quốc phòng - an ninh trên phạm vi cả nước, từng địa bàn; khai thác triệt để mọi tiềm năng cho sự phát triển kinh tế trên các vùng, các lĩnh vực, đảm bảo mỗi bước phát triển kinh tế là một bước củng cố quốc phòng - an ninh. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh tế - xã hội cho cả nước và mỗi vùng lãnh thổ, đặc biệt là các vùng trọng điểm kinh tế và quốc phòng, để đủ sức chủ động ứng phó có hiệu quả với mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình bảo vệ tổ quốc; bảo đảm tốt hậu cần tại chỗ, kể cả khi địch liều lĩnh gây ra chiến tranh xâm lược dưới mọi quy mô, hình thức. Tiềm lực kinh tế phải có nội lực mạnh thể hiện ở khả năng tự bảo vệ và đảm bảo cơ sở vật chất cho sự răn đe của quốc phòng - an ninh trong thời bình đối với các mưu đồ xâm lược. Nội lực của tiềm lực kinh tế cũng biểu hiện ở tính cơ động của nền kinh tế có khả năng chuyển từ thời bình sang thời chiến một cách nhanh chóng nhất, hoạt động có hiệu quả và đảm bảo điều kiện để chuyển hướng một số ngành công nghiệp quốc gia từ sản xuất sản phẩm phục vụ thời bình sang sản xuất sản phẩm phục vụ yêu cầu của chiến tranh. c. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ là “khả năng về khoa học và công nghệ có thể huy động để giải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của xã hội. Được biểu hiện ở: trình độ phát triển khoa học và công nghệ; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học và công nghệ Chúng ta cần tập trung đầu tư xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ trên một số mặt chủ yếu; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ đầu ngành; đổi mới và từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, phòng thí nghiệm, tạo tiềm lực khoa học - công nghệ đủ mạnh làm nòng cốt cùng với khoa học công nghệ của đất nước giải quyết các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và môi trường trong lĩnh vực quân sự. d. Xây dựng tiềm lực quân sự-AN là “khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh hiện thực phục vụ nhiệm vụ quân sự và tiến hành chiến tranh. Được biểu hiện ở khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển năng lực chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiên đấu của các lực lượng vũ trang Các lực lượng chiến đấu được vũ trang đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng và khoa học, nghệ thuật quân sự Viêt Nam; được bảo đảm cơ sở vật chất và trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật phù hợp, thành thạo cách đánh kết hợp truyền thống với hiện đại trên các loại địa hình của nước ta, là điều kiện quyết định chất lượng tiềm lực quân sự của chúng ta.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan