Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài thu hoạch bảo tàng hcm...

Tài liệu Bài thu hoạch bảo tàng hcm

.DOCX
11
259
147

Mô tả:

Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố của sự tráng lệ, thành phố của sự vận động phát triển nhanh chóng cùng với Thế giới- Thành phố mang tên một người con của Đất nước Việt Nam. Người con của Việt Nam- HỒ CHÍ MINH, là kết tinh tinh hoa dân tộc, những câu chuyện, những sự kiện xung quanh sự nghiệp hoạt động cứu nước của Người, những khó khăn vất vả mà Người đã phải trải qua sẽ còn mãi với thời gian, với mỗi người dân Việt Nam. Người đã dành cả cuộc đời mình để cứu nước cứu đồng bào của mình, dẫn dắt đất nước, tứ chỗ dành lại được độc lập tự do tới giúp đất nước “thoát ra”, “gượng dậy” và phát triển sau bao khó khăn gian khổ bom đạn chiến tranh…Ơ trong lòng thành phố ấy có một nơi ngày ngày giúp cho người dân Việt Nam cũng như ban bè thế giới hiểu biết rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp, về tấm gương lớn của dân tộc Việt Nam- HỒ CHÍ MINH. Đó là “Bảo tàng Hồ Chí Minh” nằm tại Bến Nhà Rồng- cũng chính là nơi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Bảo tàng chứa đựng toàn bộ những tư liệu về Người, từng giai đoạn thời kỳ, sự kiện, biến cố, những bức ảnh,vv…về cả cuộc đời Hồ Chí Minh. Trong đó bên cạnh những tư tưởng đạo đức, những đức tính tốt đep,…mà bao đời nay chúng ta đã sống, học tập và làm theo thì tôi đã thật sự ấn tượng với : “Vụ án Tống Văn Sơ” (Vụ án Hương Cảng hay Nguyễn Aí Quốc ở HồngKông)- 1 vụ án nổi tiếng trong lịch sử ngành Tòa án HồngKông thế kỷ 20 cũng là sự kiện quan trọng đánh dấu giai đoạn hoạt động Cách mạng bí mật đầy sóng gió của Nguyễn Aí Quốc (Hồ Chí Minh) trong chuyến đi thăm Bảo tàng này. Qua vụ án tôi đã thấy hiện lên rõ nét phẩm chất đao đức tốt đẹp Hồ Chí Minh cáng trong hoàn cảnh khó khăn thì phẩm chất của con người càng bộc lộ và quả đúng là như vậy. Đặc biệt đay cũng là một vụ án mà các luật sư bào chữa đã hết sức tài tình, nắm chắc và vận dụng linh hoạt luật pháp để có thể giải thoát Tống Văn Sơ, quả là với ngành học của tôi (Ngành luật) thì đây là một bài học quý giá! Vậy, vì sao Tống Văn Sơ lại bị bắt giam?Các thế lực đế quốc nào đã câu kết chặt chẽ với nhau, mưu toan thủ tiêu Nguyễn Aí Quốc vì hoạt động Cách Mạng của Người?Người đã thoát ra khỏi tình thế nguy hiểm này ra sao?...Hàng loạt câu hỏi đã đặt ra trong đầu khi một lần nữa tôi “gặp lại” sự kiện này, bởi trước đó trong qúa trình học tập của mình tôi đã biết tới vụ án nhưng chưa hề biết một cách cụ thể về nó. Hãy cùng lật mở từng trang của vụ án nổi tiếng trong lịch sử này, cùng nhìn lại quá khứ hồi tưởng và cảm nhận về một trong các bước đi khó khăn của Hồ Chí Minh trong bước đường hoạt động Cách mạng của Người!!! Nguyễn Aí Quốc- mục tiêu… Mùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Aí Quốc lúc này lấy tên là Tống Văn Sơ tiếp tục ở lại HồngKông hoạt động Cách Mạng ở tại ngôi nhà số 186 phố Tam Kung, Cửu Long, Hương Cảng và nơi đó thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Aí Quốc và các đồng chí khác. Từ “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” văn bản do Nguyễn Aí Quốc ký tên gửi Hội nghị Hòa bình tại Vecxay (Versailles) Pháp đến việc tham gia sáng lập Đảng Công sản Pháp, hoạt động của Người ở Pháp, Nga, Trung Quốc,…Nguyễn Aí Quốc đã trở thành một nhân vật quan trọng trong kế hoạch lùng bắt của thực dân Pháp. Những cuộc biểu tình chống thực dân pháp và triều đình phong kiến liên tiếp nổ ra mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh càng làm cho chính quyền Pháp đẩy mạnh chính sách đàn áp dã man và truy lùng các chiến sĩ Cách mạng. Lúc này Nguyễn Aí Quốc đang hoạt động giữa vòng vây của kẻ thù, là trung tâm của các cuộc điều tra, là mục tiêu của bọn mật thám, và là nội dung chính trong các điện mật báo của đối phương: “Nguyễn Aí Quốc là bí danh có nghĩa là Nguyễn “Người yêu nước”. Rất cần biết người nào trong nhóm của Phan Châu Trinh mang bí danh này” 1. Nguyễn Aí Quốc trong thời gian này luôn phải đối mặt với nguy hiểm cận kề, thêm vào đó theo đó là Phán quyết số 115 ngày 10/10/1929 kết án tử hình vắng mặt của tỉnh Vinh (Nghệ An), cùng lệnh truy nã gắt gao của thực dân Pháp (Bảng tin Cảnh Sát Hình Sự Bắc Kì số 1 ngày 16/3/1931: “Số 39 Nguyễn Aí Quốc, Nguyễn Tất Thành hoặc Nguyễn Sinh Con hoặc Nguyễn Bé Con, tức Lý Thụy sinh năm 1892 tại Kim Liên (Nghệ An) con của Nguyễn Sinh Huy tức Nguyễn Sinh Sắc đã mất. Đặc điểm: Cao 1m62, người gầy, môi dầy, môi trên nhô ra, trán cao, mũi rộng, miệng rộng cằm thấp. Tin tình báo: Đã ở lâu năm tại Mỹ, Anh, Pháp và Nga, hiện nay có lẽ đang sống ở Viễn Đông có thể là Đông Dương”) 2. Qủa là hoạt động Cách Mạng vô cùng khó khăn vất vả và nguy hiểm hơn cả. Trong tình thế sự an toàn của mình, của các đồng chí Cách Mạng nói chung như vậy, Nguyễn Aí Quốc đã sáng suốt lựa chon phương án hoạt động tối ưu nhất, an toàn nhất từ địa điểm liên lạc tới cách thức liên lạc như thế nào? “Ngôi nhà thuê làm địa điểm hoạt động phải ở góc phố để quan sát các mặt cho tiện. Được ngôi nhà ở góc phố rồi, phải cố thuê cho được phòng ở tầng gác thứ nhất trông ra mặt phố, vì ở vị trí đó mới có thể nhìn xa ra các mặt phố được và khi có việc biến thì chỉ xuống cầu thang là đến tầng dưới cùng rồi dùng cổng hậu mà thoát.Nếu ở tầng gác quá cao, khi có việc biến xảy ra thì chạy không kịp. Được những điều kiện như thế rồi đồng chí Tống mới thuê. Khi dọn đến ở, đồng chí bảo căng một dây ở mặt trước phòng trông ra phố, trên đó phơi một cái khăn mặt làm ám hiệu.Nếu thấy khăn phơi ở thế ngay ngắn, tức là trong Trụ sở không có chuyện gì; nếu khăn phơi ở thế không ngay ngắn, tức là có chuyện nguy hiểm, các đồng chí đến công tác không nên vào.Và mỗi khi một đồng chí của ta muốn vào Trụ sở, người ấy phải giả làm khách qua đường đi ở hè phố bên kia, khi qua Trụ sở thì liếc mắt nhìn sang xem ám hiệu có ở thế ngay ngắn mới được vào.” 3. Điều này cho thấy rất rõ ràng mưu lược và tài trí cùng tính cẩn trọng cần thiết của Hồ Chí Minh, Người đã chú ý tới từng chi tiết nhỏ nhất. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mặc dù chưa nhận diện được Nguyễn Aí Quốc nhưng chính quyềnThực dân Pháp đã “đánh hơi” được sự “nguy hiểm” của Người ra sức điều tra lùng bắt ráo riết cho thấy sự lo ngại của Thực dân Pháp về sự tồn tại của chúng trước hoạt động của những chiến sĩ Cách mạng tài trí dũng cảm, lí tưởng vững chắc, quyết tâm cao độ giành lại được độc lập cho nhân dân đất nước mình cùng phong trào đấu tranh của nhân dân lao động ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Nằm tại trung tâm của sự nguy hiểm mặc dù đã có những biện pháp đề phòng, giữ bí mật, và đề cao cảnh giác cao độ trong việc hoạt động Cách mạng như trên nhưng việc không mong muốn nhất đã xaỷ ra: Tống Văn Sơ đã bị cảnh sát Anh tại HồngKông bắt giữ một cách rất bất ngờ tại chính địa chỉ liên lạc Cách mạng của Người. Thật là một dấu hỏi lớn!Không hiểu sao bọn cảnh sát Anh ở HồngKông lại biết địa chỉ đó?Do theo dõi mà chúng phát hiện hay do trên đường hoạt động chúng ta bị lộ, nguy hiểm hơn hay do trong hàng ngũ của chúng ta có nội gián??? 1 Điện mật mã- Hà Nội ngày 20/10/1919 của mật thám Pháp Mongghio điềều tra vềề ng ười bí danh NAQ- Tì li ệu tềếng Pháp lưu trữ tại Cục Văn phòng trung ương- Trích theo “Vụ án Nguyềễn Aí Quốếc ở HốềngKống (1930-1931)”- NXB Chính tr ị Quốếc gia 2 “Vụ án Nguyễn Aí Quốc ở HồngKông (1930-1931)”- NXB Chính trị Quốc gia 3 Theo loạt bài về Vụ àn Hương Cảng của tác giả Lê Tư Lành- Biên tập và giới thiệu:Mạnh Việt- Việt Báo.vn(Theo Tiền Phong): “Những tình tiết lần đầu tiên công bố về vụ án Hương Cảng”phần I-ngày 19/5/2005 Vụ bắt giữ trái phép và lý do của nó…âm mưu của AnhPháp? Câu trả lời cho những câu hỏi trên nằm tại phía quân địch, theo bức điện đánh bằng mật mã của toàn quyền Đông Dương Rene Robin đề ngày 6/5/1931 gửi Bộ thuộc địa Pháp, Chính quyền Đông Dương sở dĩ biết được địa chỉ của đồng chí Tống là do những vụ bắt bớ dây chuyền ở trong nước và nước ngoài được Anh- Pháp chỉ huy. Nguyên ngày 30/4/1931, mật thám Pháp ở Sài Gòn bắt một số người trong đó có Nguyễn Thái là thư ký công đoàn Nam Kỳ và là xứ ủy Nam Kỳ. Khi khám xét, chúng thấy đồng chí Thái mang một bức thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết tại Hương Cảng ngày 24/4/1931 gửi cho Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương, báo tin sáu chiến sĩ cách mạng Việt Nam mới ở Liên Xô về Hương Cảng sắp sửa về nước để hoạt động.Thế là nhờ có bức thư đó, thực dân Pháp ở Đông Dương đã biết được nơi hoạt động và cư ngụ của Nguyễn Ái Quốc là Hương Cảng nhưng chưa biết đích xác ở khu phố nào, số nhà bao nhiêu, chúng liền tăng cường sự dò xét và giăng bẫy.Và vu bắt “lịch sử” đã làm lộ ra địa chỉ chính xác của NAQ (Nguyễn Aí Quốc) 4 đó chính là vụ bắt đồng chí Gio-dép Duy cơ-ru (Joseph Ducroux) người Pháp- bí danh Xéc-giơ Lơ-phơ-răng (Serge Lefrance)- ủy viên Quốc tế Cộng sản làm thanh tra Đệ tam quốc tế đi kiểm tra phong trào ở vùng Đông Nam A. Lúc bấy giờ NAQ là một phái viên của Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng Sản phụ trách Đông Nam Á có trụ sở tại Hương cảng đồng chí Lơ phơ răng tìm gặp đồng chí Nguyễn 2 người làm việc với nhau theo sự chỉ dẫn của NAQ Lơ phơ răng công tác ở Nam kỳ, Bắc kỳ và tiếp tục hành trình trong vùng Đông Nam A. “Ngày 1/6/1991 khi vừa tới Tân-gia-ba thì cảnh sát Anh tại Singapore do ông Ônraet (R.H.Onraet) giám đốc cơ quan tình báo lãnh sự Singapore chỉ huy đã bắt giữ đồng chí Lơ-phơ-răng” 5.Khi mật thám Anh khám xét hành lý của Lơ-phơ-răng thì phát hiện những tài liệu tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Mã Lai (Malayxia) tai hại nhất trong vụ này là trong những tài liệu đó có một bức thư được “viết bằng một thứ mực hóa học (nước cơm) và được hiện lên bằng iot pha nước do Đuycoru tức Lơ-phơ-răng (Lefranc) gửi từ Singapore cho T.V.wong tức NAQ ở Cửu Long, số 186 đường TamKau viết bằng tiếng Pháp” trong thư có đoạn: “…nhất định cậu phải gửi cho tớ những tin tức cuối cùng về Đông Dương..”-“1922-1923 Đuycoru (Ducrox) tức Lowphorang (Lowfanc) tức Đuycoro(Ducrot) ở trong đoàn TNCS tới Xen (Seine). Cũng trong thời gian đó NAQ thuộc chi Đoàn 13 của Đoàn Thanh niên trên nên xưng cậu-tớ”- chú thích của Tổng nha an ninh Đông Dương 6. Ngay lập tức, Toàn quyền Đông Dương Rene Robin đã điện cho chính quyền Hương Cảng nhờ bắt hộ lãnh tụ NAQ , đồng thời phía đến Hương Cảng một tên thanh tra mật thám của Sở mật thám Đông Dương để cùng với lãng sự Pháp theo dõi vụ này. Như vậy địa chỉ của NAQ đã biết việc bắt bớ cũng được bố trí xong và vụ bắt đã diễn ra hết sức bất ngờ vào sáng sớm ngày 6/6/1931 việc câu kết giữa Anh và Pháp trong việc truy bắt lãnh tụ NAQ là quá rõ ràng!… Sáng ngày 6/6/1931, cảnh sát Anh tại Hương Cảng đã ập vào căn nhà số 186 đường TamKung, đất Cửu Long thuộc Hương Cảng bất ngờ bắt Tống Văn Sơ và Lí Thị Sam (“Trong bức điện số 46 ngày 2/8/1931, Tổng lãnh sự Pháp tại HồngKông G.Dufanre de la parade gửi Bô trưởng Bộ ngoại giao Pháp tại Pari cho rằng NAQ bị bắt và ra Tòa cùng “cháu gái” của ông ta là Lí Sam tức Lí Thị Tam. Theo một số tài liệu thì “cháu gái” chính là Lý Phương Thuận 7 lúc đó mới 15 tuổi”8. Bọn mật thám lục soát khắp nơi: Sàn, trần, tường. Chúng cắt cả những bánh xà phòng xem có giấu lựu đạn hay chất nổ trong đó không. Chúng thấy có nhiều gạo, muối, củi, hỏi sao có ít người mà mua nhiều thế. Đồng chí Tống đáp rằng: Tuy có mấy chú cháu nhưng vì bận làm ăn, ít có thì giờ, cho nên phải mua nhiều một lúc.Bị bắt bất 4 Sau đây xin viết tắt 5 Theo “Vụ án Nguyễn Aí Quốc ở HồngKông (1930-1931)”- NXB Chính trị Quốc gia 6 Theo “Vụ án Nguyễn Aí Quốc ở HồngKông (1930-1931)”- NXB Chính trị Quốc gia ngờ nhưng NAQ đã hết sức bình tĩnh đáp lại câu hỏi của Cảnh sát Anh không để lộ sơ hở. Bên ngoài, một chiếc xe bọc thép đã chờ sẵn bọn mật thám đẩy hai người lên xe, mỗi nguời một chỗ có mật thám kèm bên. Xe đóng kín cửa, tối om không biết chạy qua những đâu. Xe đỗ lúc đó hai nguời mới biết nơi ấy là Sở Cảnh sát Huơng Cảng. Chúng giam mỗi người một nơi cho tới ngày chúng đưa ra tòa xét xử bấy giờ hai chú cháu mới lại thấy nhau trên ghế bị cáo…Cuộc vây bắt hết sứu bất ngờ, có sự tính toán chuẩn bị kỹ càng. Là một vụ bắt quan trọng nhưng Cảnh sát Anh lại tiến hành kín đáo mau lẹ việc dẫn giải cũng bí mật. Phải chăng quân Anh-Pháp âm mưu sát hại NAQ trong im lặng?. Rõ ràng vụ bắt giữ trên là một vụ bắt “lén lút” Tống Văn Sơ, hai thực dân cáo già đã tính toàn bắt Tống Văn Sơ rồi đưa ngay xuống con tàu thủy của Pháp đang cập bến Huongư Cảng để đưa về Đông Duơng giao cho chính quyền Đông Duơng. Chính quyền nơi đó sẽ thi hành ngay tức thì bản án tử hình mà chúng đã xét xử và kết án vắng mặt lãnh tự NAQ tại Tòa án Vinh 10/1929. Nhưng sự việc đã đuợc xoay chuyển một cách tài tình, không theo chiều ý của chúng. Âm mưu đen tối và việc làm lén lút của chúng đã bị lôi ra ánh sáng bởi một người-một người xuất hiện vào thời điểm lịch sử quan trọng và cũng là người cứu một người lịch sử tạo nên một lịch sử (Hồ Chí Minh)- luật sư Phơrăngxit Henry Lôsoby. Phải nói thêm rằng khi Nguyễn Aí Quốc bị bắt ở HồngKông hai bên Anh và Pháp hết sức vui mừng, hơn thế biểu lộ âm mưu của mình hết sức rõ ràng. Điện của Râynô, Vụ truởng Vụ chính trị Bộ thuộc địa Pháp gửi tới chính quyền thuộc địa ở Hà Nội khen ngợi các vụ bắt giữ ở HồngKông: “Yêu cầu gửi lời khen ngợi của tôi đến các cơ quan an ninh và chính sách đã phối hợp trong các vụ bắt giữu đã báo cáo…Thành công mỹ mãn của cơ quan an ninh Pháp và Anh chứng tỏ mối quan tâm chung hàng đầu của các cường quốc thuộc địa ở đây là phối hợp hành động”. Các bên lãnh đạo tức tốc gửi điện mật, thư,…để lên phuơng án thực hiện kế hoạch của mình, nhất là chính quyền Pháp liên tục lên kế hoạch nhanh chóng vận động chính quyền Anh giao NAQ cho Pháp. Thư ngày10/6/1931 của Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp gửi tới Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp đề nghị vận động Chính phủ Anh giao NAQ cho Chính phủ Pháp bằng cách dẫn độ hoặc quản thức NAQ trong một thời gian xác định tại một thuộc địa xa xôi của Anh: “…Do tầm quan trọng của việc nhà cầm quyền Anh bắt ông ta đối với việc bảo vệ trật tự công cộng ở thuộc địa của chúng ta tôi trân trọng đề nghị ngài cố gắng vận động Chính phủ Anh để chúng ta giành được kẻ phiến loạn NAQ bằng cách dẫn độ hoặc nếu cách này không được thì quản thúc ông ta trong một thoiừ gian nhất định tại một thuộc địa xa xôi của Anh”(trích); hay Bộ truởng Bộ ngaọi giao Pháp gửi thư tới đại sứ Pháp ở Luân Đôn nhấn mạnh: “Tôi đề nghị ông can thiệp khẩn cấp với chính quyền Anh. Ông hãy chỉ ra rằng kẻ phiến loạn này nguy hiểm đối với tất cả các thuộc địa của Châu Âu ở viễn Đông và hoạt động của ông ta mở rộng đến cả Singapore sang cả vùng Âns Độ thuộc Hà Lan. Trong lúc diễn ra các vụ bạo loạn ở nhiều thuộc địa ở Viễn Đông sẽ rất nguy hiểm nếu để kẻ phiến loạn này tự do đi lại tạo nên mối đe dọa tới trật tự công cộng nói chung ở bất cứ đâu”(Phòng Cơ yếu Bộ Ngoại giao Pháp gửi đi ngày 26/6/931) Như vậy theo những dẫn chứng trên ta thấy ở các thế lực thù địch Anh-Pháp và đặc biệt là chính quyền Pháp sự tính toán, quyết tâm thủ tiêu NAQ. Có thể nhận thấy rõ ràng sự “sốt sắng” của Pháp trong việc đưa được NAQ về Đông Dương. Về phía HồngKông khi bên Pháp liên tục gây sức ép về việc dẫn độ NAQ về Đông Dương thì Thồng đốc HồngKông đã gửi điện số 42 ngày 24/7/1931 tời Bộ trưởng Bộ thuộc địa Anh nêu ý kiến đề nghị: “Không có tội danh gì có thể trừng phạt và ông Công tố cho rằng áp dụng hình thức trục xuất mà thực chất là dẫn độ là trái với các nguyên tắc của Chính phủ Anh và là một thủ tục không thể áp dụng trong trường hợp này tôi đề nghị nếu Hội đồng hành pháp đồng ý thì ban hành lệnh trục xuất của NAQ, thả NAQ ra khỏi nhà tù buộc phải rời khỏi Nhượng địa trong vòng 7 ngày 7 Lý Phương Thuận tức Lý Sâm tức Lý Thị Tâm tức Lê Thị Tâm, quê ở Hưng Yên, Nghệ An. Năm 1925 chị là một trong 8 thiếu niên được đưa từ Xiêm sang Quảng Châu Trung Quốc theo học lớp Thiếu Niên Tiền Phong. 6/6/1931 chị bị bắt cùng Tống Văn Sơ sau không có đủ bằng chưng kết tội nên chị được thả và ngày 28/8/1931 chị rời HồngKông tới Nam KinhTrung Quốc 8 Theo loạt bài về Vụ án Hương Cảng của tác giả Lê Tư Lành- Biên tập và giới thiệu:Mạnh Việt- Việt Báo.vn(Theo Tiền Phong) phần I-ngày 19/5/2005 kể từ ngày ra lệnh”(trích). Phía Anh sau đề nghị của Thóng đốc HồngKông thì đã có những ý kiến ngay lập tức từ phía các nhân viên Bộ thuộc địa Anh: “Tôi cho rằng Pháp không thể đạt đựoc yêu cầu dẫn độ vì tất cả các tội danh của ông ta đều mang tính chất chính trị. Liệu chúng ta có thể đồng ý với đề nghị của Thống Đốc không?”- Giôn A.Canđơ, Vụ viễn Đông- Bộ thuộc địa Anh; “Điều đó tôi thấy cuũng đúng nhưng tôi không chắc chúng ta có thể giải quyết mà không cần hỏi ý kiến của Bộ ngoại giao thậm chí cả Bộ Tư pháp”-R.V.Vécnân, Vụ Tổng hợp- Bộ thuộc địa Anh. Bên canh đó thì vụ bắt Tống Văn Sơ một cách lén lút theo dự tính của cảnh sát Anh và âm mưu lớn của chính quyền Anh –Pháp đã không thể lọt qua được giới truyền thông khi nó bị “lộ”. Báo chí HồngKông và cả báo chí nước ngoài đều rất chú ý tới sự kiện này.Báo “Nhân đạo”( L’Mamanité) của Đảng cộng sản Pháp ngày 19/6/1931 đưa tin Cảnh sát Anh đã bắt Nguyễn Aí Quốc và Sécgiơ Lơphơrang ở Thuợng Hải. Ở đây có sự câu kết giữa chủ nghĩa đế quốc Anh với chủ nghĩa đế quốc Pháp, bài báo khẳng đinh: “Vụ bắt Nguyễn Aí Quốc không dập tắt được làn sóng Cách mạng củ nhân dân lao động ở Đông Dương; báo “Điện tín HồngKông”( The HongKong telegraph) ngày 22/6/1931 đăng bài “Một vụ bắt giứ quan trọng ở HôngKông. Thành công của Chính phủ Pháp nhà lãnh đạo An Nam bị bắt”; tờ “Thời báo”( The times) ngày 23/6/1931 còn đăng tóm tắt các bức điện trong đó có một bức điện nói theo yêu cầu của nhà cầm quyền Pháp, cảnh sát HồngKông đã bắt giữ NAQ và tìm cách dẫn độ ông này và cho rằng NAQ là người phải chịu trách nhiệm về vụ nổi dây ở Đông Dương. Vụ bắt Tống Văn Sơ ở HồngKông đã trở thành tâm điểm chú ý của giới báo chí và là vấn đề quan trọng của chính quyền các nước Anh Pháp và cả HồngKông. Bên Pháp thì liên tục từ cấp dưới cấp trên nhanh chóng đưa ra ý kiến, lời đề nghị để bên Anh đồng ý trao NAQ cho bên mình, bên Bộ thuộc địa Anh thì cân nhắc xem xét kỹ càng các cơ sở trục xuất có nên làm “vừa lòng” bên Pháp hay không?, Thống Đốc HồngKông thì lo lắng lúng túng khi chịu sức ép từ phia chính quyền Pháp. NAQ bị cảnh sát Anh bắt tại HồngKông là một thuộc địa của Anh lúc bấy giờ nên đương nhiên không thể giao nộp trực tiếp cho Pháp được vì như thế cũng giống như sự dẫn độ ngụy trang và không thể giam giữ đựoc lâu dài hoặc ở HồngKông hoặc ở một thuộc địa của Anh việc giam giữ là không thể có và sẽ không thể có nếu không phải là kết quả của một bản án và nếu àm như vậy sẽ là một sự lạm quyền, uy tín của Anh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trao trực tiếp NAQ cho Pháp mà không cần thông qua Luân Đôn là rất khó bởi phía bên Anh sẽ khó mà chấp nhận một hành động ngoại pháp luật Anh mà lợi cho Pháp. Như vậy kế hoạch lén lút đưa NAQ xuống tàu của Pháp về Đông Dươg không dễ dàng thực hiện được có lẽ HồngKông buộc phải đưa NAQ ra xét xử.Liệu rằng có vì vướng mắc về pháp luật của Anh mà âm mưu trục xuất NAQ ra khỏi HồngKông về Đông Dương để thực hiện lệnh tử hình không đạt?Lệnh trục xuất có được Thống Đốc HồngKông đưa ra?Và kẽ hở luật pháp Anh nào gây khó khăn cho Anh-Pháp, gây khó khăn như thế nào?Liệu rằng các luật sư bào chữa cho NAQ có lợi dụng được sơ hở, sai sót đó để giải thoát cho NAQ?Chúng ta hay cùng quay trở lại vói vị luật sư Lôdơby-“chia khoa”quan trọng trong thành công của cuộc giải thoát ngoạn muc Tống Văn Sơ- Hồ Chí Minh… Cuộc giải thoát ngoạn mục, tài năng của các luật sư bào chữa Khi NAQ bị bắt bí mật đưa về sở cảnh sát Hương Cảng thì thật may mắn đúng lúc đồng chí Hồ Tùng Mậu trước đó cũng đã bị Chính quyền HồngKông bắt giam song vì không đủ chứng cứ nên đựoc thả, Hồ Tùng Mậu đã nagy lập tức qua Liên Đoàn Quốc Tế cứu tế đỏ đã đến gặp luật sư Lôdơby- một luật sư tiến bộ người Anh ở HồngKông nhờ giúp đỡ. Khi biết người bị bắt là Tống Văn Sơ- một lãnh tụ Cách mạng An Nam thì ông luật sư bày tỏ lòng kính trọng và nhận lời ngay “Một hôm có một người Vệt Nam hiện nay tôi không nhớ là gì nữa đến nhờ tôi báo cho tôi biết nhà cầm quyền Hương Cảng mới bắt được một người Việt Nam và yêu cấu tôi giúp bào chữa cho người Việt Nam đó. Đựoc tin này tôi đến nhà lao và gặp Tống Văn Sơ tức tên gọi của Hồ Chủ Tịch lúc đó. Tống Văn Sơ kể cho tôi nghe ông bị Pháp ở Đông Dương kết án tử hình và có nhận mặt được một số sĩ quan Pháp ỏ Hương Cảng. lúc đó tôi mới biết bọn Pháp ở Đông Dương đã nhờ nhà cầm quyền Hương Cảng bắt Tống Văn Sơ. Đồng thời Tống Văn Sơ cũng nói cho tôi biết trường hợp bị bắt của mình. Sau đó tôi đến gặp hội đồng luật sư để xem cần phải làm gì và về chuẩn bị giấy tờ tới gặp Chánh An” 9Chặng đường sau đó rất vất vả và phức tạp để có thể giải thoát được Tống Văn Sơ… Lần thứ 3 sau 2 lần bị khước từ, quan hệ cá nhân và nghề nghiệp, ông những điều cần thiết tối thiểu để lập hồ luật sư và ông Tống đều hình dung Anh – Pháp.Sở dĩ, chúng đột nhập, bắt đã trình bày trên vì theo như chúng dự bằng chứng trên giấy tờ sẽ không có lợi Văn Sơ xuống tàu dẫn về Đông Dương thì sư hay ai tìm cách cứu cũng đã muộn, ngày 25/6/1931, sau khi tận dụng mọi mối luật sư đã được gặp mặt Tống Văn Sơ và hỏi sơ đưa vụ này ra Tòa án…Đến lúc này, cả được mưu đồ và tính toán của mật thám khẩn cấp Tống Văn Sơ không có lệnh như tính thì không cần giấy phép bởi nếu để lại cho chúng sau này.Khi đã đưa được Tống mọi chuyện sẽ giữ được bí mật, dù cho luật không thể xoay chuyển được nữa. Thế nhưng trong suốt thời gian kể từ khi Tống Văn Sơ bị bắt, việc luật sư Lô-dơ-bi liên tục đến Sở Cảnh sát để tìm gặp ông Tống, đã làm cho cảnh sát Anh hoàn toàn bất ngờ và lúng túng. Họ không ngờ được rằng việc họ bắt lén, nhanh, gọn và êm ả như vậy lại sớm lọt đến tai vị luật sư danh tiếng này. Bây giờ phải xử trí sao đây? Để cho luật sư được tiếp xúc với khách hàng như luật pháp hiện hành của nước Anh quy định chăng?Không được! Vì như vậy, vô hình chung họ tự vạch áo cho người xem lưng, cụ thể là luật sư sẽ biết việc làm bất hợp pháp của họ là bắt người không có giấy phép. Trong trường hợp đó, luật sư sẽ can thiệp và họ sẽ không thực hiện được âm mưu dẫn độ ông Tống về Đông Dương.Âm mưu bị bại lộ, uy tín của chính quyền Anh ở Hương Cảng sẽ bị tổn thương. Chính bởi thế, chính quyền Hương Cảng một mặt cố ngăn chặn không cho luật sư Lô-dơ-bi tiếp cận sớm với ông Tống, mặt khác, họ gấp rút hợp pháp hóa việc bắt ông Tống bằng cách ký lệnh bắt Tống Văn Sơ vào ngày 11/6 và ngày 12/6 coi như bắt chính thức Tống Văn Sơ. Sau khi đã bịt kín “kẽ hở”, cộng với nhiều tác động khác, cảnh sát Hương Cảng buộc phải để luật sư Lô-dơ-bi tiếp xúc với Tống Văn Sơ.Chính quyền Hương Cảng cảm thấy mình bị đẩy từ thế chủ động sang thế bị động, đành phải chuẩn bị hồ sơ để đưa vụ việc ra xét xử công khai.Dẫu biết thế, song, thực dân Pháp và nhà cầm quyền Hương Cảng chưa từ bỏ âm mưu của mình, chúng quyết tìm mọi cách để trục xuất bằng được Tống Văn Sơ - Nguyễn ái Quốc về Đông Dương để bọn thực dân tại đây hãm hại vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam. Trở về, Luật sư bàn bạc kỹ với luật sư Gien Kin (F.C. JenKin), người cộng sự thay mặt ông bào chữa trước toà cho Tống Văn Sơ và kể chuyện về người bị giam giữ cho vợ của mình nghe. Bà vợ luật sư mua quà, thuốc men trực tiếp vào trong ngục thăm Tống Văn Sơ. Những lần sau đó, qua sự giới thiệu của bà vợ luật sư, có nhiều người khác nữa cũng đã đến thăm Tống Văn Sơ, trong số họ có cả bà vợ phó Thống đốc Hồng Kông (đây là một chi tiết khá quan trọng trong việc giải thoát cho Nguyễn Aí Quốc- sẽ nói tới trong phần tiếp theo). Và thật lạ lùng, sau mỗi lần gặp Tống Văn Sơ, sự quý mến, khâm phục của mỗi người dành cho người thanh niên Việt Nam lại tăng lên rất nhiều. Thời gian Tống Văn Sơ bị giam giữ cũng đồng thời là khoảng thời gian nước rút của cuộc đua giữa một bên là gia đình luật sư và những người bảo vệ Tống Văn Sơ, một bên khác là sự cấu kết, có điều kiện của mật thám Anh và mật thám Pháp muốn hãm hại Tống Văn Sơ. Dưới sức ép của dư luận, của những phương tiện thông tin báo chí, luật sư Lodơbi đã đưa vụ án Tống Văn Sơ ra xử trước Pháp viện tối cao. Lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, Toà án tối cao phải xét xử một bản án chính trị. Tính chất đặc biệt của vụ án, sự giúp đỡ cùng tài trí của luật sư và người cộng sự, sự thông minh và nhất quán trong từng câu trả lời của Tống Văn Sơ đã buộc toà án phải xét xử một cách công khai. Và không quả là một vụ án lịch sử đối với tòa án Hồng Kông, diễn biến các phiên tòa xét xử vô cùng phức tạp cùng nhiều 9 Lời kế của luật sư Loodoby khi sang thăm Việt Nam năm 1960- Theo “Vụ án Nguyễn Aí Quốc ở HồngKông (1930-1931)”NXB Chính trị Quốc gia sự tranh cãi, lời biện hộ “đanh thép” của luật sư bào chữa cho bị cáo, các lời khai của bị cáo, sự làm sai lệch lời khai,………. Vì tính chất quan trọng của vụ án xin nêu ra thành phần tham dự trong các phiên tòa: Chánh án: Joseph Kemp Phó chánh án: Justice Lindell Công tố: Thẩm phán C.G.Alabaxto (Đại diện Hoàng gia Anh) Công tố: Somerset Fzroy (Đại diện Hoàng gia Anh) Luật sư: F.C.Gienkin (Biện hộ cho Tống Văn Sơ và Lý Sâm theo sự ủy nhiệm của luật sư Losoby) Luật sư: A.M.L Soares (Biện hộ cho Tống Văn Sơ và Lý Sâm theo sự ủy nhiệm của luật sư Losoby) Luật sư: F.H.Losoby (Văn phòng luật sư Russ an Co) Tống Văn Sơ phải trải qua ba cuộc thẩm vấn của Thư ký Trung Hoa vụ Hồng Kông và 9 phiên toà xét xử tại Hồng Kông (ngày 31-7-1931 là phiên thứ nhất, diễn ra trong không khí căng thẳng, quyết liệt và các phiên tòa tiếp theo diễn ra vào cấc ngày 14/8/1931, 15/8/1931/, 20/8/1931, 24/8/1931, 25/8/1931, 2/9/1931, 11/9/1931 và phiên cuối cùng kết thúc vào ngày 12-9-1931). Đòi trả tự do cho Tống Văn Sơ không được giải quyết dứt điểm, luật sư cùng người cộng sự đã quyết định chống án lên Viện cơ mật Hoàng Gia Anh. Tiền án phí và những thủ tục bắt buộc đã được luật sư lo liệu đầy đủ và hai người bạn của luật sư là luật sư Đơnít Nôen Pơrít (Denis Noel Pritt) và Risớt Xtaphớt Cơríp (Stafford Cripps) đã nhận lời giúp đỡ Tống Văn Sơ. Theo luật sư Risớt Xtaphớt Cơríp, vụ án này là một biểu hiện rất xấu cho chính quyền Hồng Kông và Bộ Thuộc địa, nên đã tìm cách thoả thuận giữa luật sư đại diện Bộ Thuộc địa Anh và luật sư của Tống Văn Sơ. Kết quả của cuộc thoả thuận được trình và Toà án Viện Cơ mật Hoàng Gia Anh đã đồng ý trả tự do cho Tống Văn Sơ, bằng cách cho Người được tự do lựa chọn nơi mình đến. Vì dung lượng bài viết có hạn nên chỉ xin trình bày một vài nét nổi bật trong diễn biến các phiên tòa xét xử…cho thấy sự khôn khéo tài tình trong việc áp dụng pháp luật của các vị luật sư bào chữa cho Tống Văn Sơ. Thật vậy, trong phiên tòa thứ nhất ngày 31/7/1931 các luật sư cụ thể lúc này là luật sư Jenkin đã “làm chủ” hoàn toàn bằng những lời biện hộ sắc bén khiến quan tòa phải lung túng, đuối lý: “Những bị can đã bị cảnh sát bắt ngày 6/6 mà không có lệnh bắt giữ là một việc làm bất hợp pháp”; các bị cáo “bị cảnh sát giam giữ tới ngày 11/6 mới có lệnh bắt giữ và ngày 12/6, chính quyền lại ký lệnh bắt ông thì thật là một việc tối phi lý. Người ta không thể nào lại đi bắt một người đã bị bắt và hiện đang bị giam giữ (theo pháp luật)” ;ngay cả khi Tòa án tìm cách xoay chuyển tình hình bằng cách cho rằng việc bắt, giam Tống Văn Sơ chỉ là sai sót về thủ tục pháp lý, còn bản thân Tống Văn Sơ trong lời cung khai đã tự nhận mình là Nguyễn ái Quốc, tức là lãnh tụ cộng sản An Nam luật sư Gienkin đã không hề lúng tún đã ngay lập tức dúng chính điều này để bảo vệ cho Tống Văn Sơ : Cụ thể, trước tiên, đối chiếu với luật pháp Anh quốc lúc đó, nhà chức trách sau khi bắt một người nào đó phải tiến hành hỏi cung ngay sau 24 giờ, nếu sau ngày bắt là ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ, thì việc hỏi cung phải được bắt đầu ngay sau ngày Chủ nhật hay ngày lễ đó.Nhân viên hỏi cung chỉ được quyền hỏi 7 câu hỏi in sẵn trên một tờ giấy, tuyệt đối không được hỏi ra ngoài phạm vi 7 câu hỏi gồm: Tên, tuổi, sinh quán, nghề nghiệp, thời gian cư trú, quan hệ xã hội, người và vật làm chứng. Nếu lời khai chưa rõ, người hỏi cung có thể đặt thêm một số câu hỏi nhưng tuyệt nhiên phải nằm trong nội dung 7 câu hỏi trên.Luật sư vạch rõ rằng, trong trường hợp hỏi cung Tống Văn Sơ, nhà chức trách đã vi phạm về thời gian, nội dung và cuối cùng là thay bằng một bản cung giả. Cụ thể, cho mãi tới ngày 14/7, tức là 1 tháng 8 ngày, chính quyền mới tiến hành hỏi cung Tống Văn Sơ và lại đặt quá nhiều câu hỏi không nằm trong phạm vi 7 câu hỏi như luật pháp Anh quốc quy định.Song điều quan trọng nhất là chính quyền đã đưa ra một bản cung giả trong đó gán ghép cho Tống Văn Sơ tự nhận mình là Lý Thụy, Nguyễn ái Quốc. Bằng chứng là lá đơn tố cáo của Tống Văn Sơ nêu rõ rằng, bản cung mà ông Tống khai là do ông viết trực tiếp khi trả lời, còn bản cung giả thì lại được đánh máy lại và ghi thêm là ông Tống đã nhận rồi; vv……… Ngay cả khi tính mạng của Nguyễn Aí Quốc nắm trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” bởi dù bất lực và đuối lý hoàn toàn trước lý lẽ sắc bén, đúng “pháp luật” của luật sư và bị cáo, ngay tại phiên tòa thứ hai, vị chưởng lý vẫn tuyên bố xanh rờn: “Ngày 12/8/1931, Thống đốc Hương Cảng đã ký lệnh trục xuất Tống Văn Sơ, kèm theo lệnh bắt phải xuống tàu thủy của Pháp để về Đông Dương vào ngày 18/8/1931 thì các Luật sư bảo vệ vẫn không hề nao núng và thể hiên rõ nét quyết tâm giải thoát của mình cũng như sự nắm chắc luật pháp- điều kiện tiên quyết giành phần thắng! Đó là luật sư nhấn mạnh: Việc chính quyền Hương Cảng ký lệnh trục xuất ông Tống và công bố lệnh đó ngay trong khi tòa án đang xét sử chưa xong là một vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Chính quyền Hương Cảng đã quyết chí bằng mọi cách phải trục xuất được Tống Văn Sơ về Đông Dương giao cho Pháp, cho nên, ngay trong buổi chiều 17/8 (sau phiên tòa thứ 3 ngày 15/8/1931), khi phiên tòa đang xét xử, thống đốc Hương Cảng biết rằng lệnh trục xuất thứ nhất do ông ấy ký sẽ không thể thực hiện kịp nên ông thống đốc đã cho ban hành ngay chiều hôm đó lệnh trục xuất thứ 2 buộc Tống Văn Sơ phải xuống tàu Mét - dinh - gơ vào ngày 1/9/1931 về Đông Dương.Với sự nhanh trí, thông minh tuyệt vời, các luật sư đã vạch rõ tính bất hợp pháp và phi lý của lệnh trục xuất số 2 này. Thứ nhất, các luật sư phân tích rằng, về mặt pháp lý, không thể có hai lệnh trong cùng một thời gian đối với cùng một con người, về cùng một việc.Lệnh trục xuất thứ hai chỉ được ban hành khi tòa án tuyên bố hủy lệnh thứ nhất. Sau đó Luật sư tiếp lời: Tôi xin khẳng định luôn rằng kể cả lệnh thứ 2 này của thống đốc Hương Cảng cũng không thể ban hành.Vì sao ư? Vì theo như ông chưởng lý tuyên bố, lệnh thứ 2 này được thống đốc ký vào chiều ngày 15/8 và ban hành vào chiều 17/8. Các vị ở đây ai cũng biết chiều 15/8 là chiều thứ Bảy. Theo quy định tại Anh quốc và thuộc địa thì chế độ làm việc của các cơ quan công quyền được nghỉ vào chiếu thứ Bảy và Chủ nhật liền kề… Như vậy, những viện dẫn và lập luận của luật sư là hết sức chặt chẽ, đúng luật pháp Anh quốc, tuy nhiên, tại phiên tòa cuối cùng, phiên thứ 9 họp vào ngày 12/9/1931, tuy Tòa án thừa nhận các sai sót của mình về những vấn đề nêu trên biết Nguyễn Aí Quốc vô tội biết Pháp đưa Nguyễn Aí Quốc về Đông Dương thi hành án tử hình (Thư của Thống Đôc HồngKông gửi Bộ trưởng Bộ thuộc địa Anh ngày 16/8/1931: “Tôi có thể nói Nguyễn Aí Quốc sẵn sàng rời KồngKông và tôi tin rằng nếu trục xuất ông ta về Đông Dương chắc chắn rằng ông ta sẽ bị giết…” 10.) song để vừa lòng Pháp Luân Đôn vẫn chỉ thị cho Thống đốc HồngKông ra lệnh trục xuất Nguyễn Aí Quốc về Đông Dương. Luật sư Gienkin lúc đó đã kháng án lên Hội đồng cơ mật của Hoàng gia Anh. Luật sư đại diện Bộ thuộc địa Anh lúc đó đã nhận xét tình hình rằng Nguyễn Aí Quốc nhất định thắng vì lệnh trúc xuất của Thống đốc HồngKông đã vượt quá 10 Theo “Vụ án Nguyễn Aí Quốc ở HồngKông (1930-1931)”- NXB Chính trị Quốc gia quyền hạn nên luật sư đại diện Bộthuộc địa Anh đã thỏa thuận với luật sư của Tống Văn Sơ: Lệnh trục xuất vẫn có hiệu lực nhưng hủy bỏ lệnh trục xuất Tống Văn Sơ xuống con tàu biển của Pháp đến một lãnh thổ của Pháp và Tống Văn Sơ được tự do chọn nơi đến. Hội đồng cơ mật trình vua và vua chấp nhận. Thắng lợi tưởng chừng như đã nằm trong tay nhưng… Cuộc vượt biên thần kỳ… Ngày 28-12-1932, Tống Văn Sơ được tự do, song khi đi đến Xinhgapo, Tống Văn Sơ lại bị buộc quay trở lại Hồng Kông và ngày 19-1-1933, Người lại bị bắt giam.Ngay khi ấy, Người đã kịp thời viết thư báo tin cho luật sư Lôdơbi và nhờ ông giúp đỡ. Luật sư đã đề nghị Thống đốc Hồng Kông can thiệp, và Thống đốc đã buộc phải ra lệnh thả Tống Văn Sơ và hạn trong ba ngày Tống Văn Sơ phải rời khỏi Hồng Kông. Một lần nữa gia đình luật sư Lodơbi lại bênh vực và cứu Tống Văn Sơ ra khỏi nhà tù. Kế hoạch di chuyển và bí mật tổ chức cho Tống Văn Sơ trốn đã được vạch ra. Sau một thời gian bàn tính, ông bà Lô-dơ-bi quyết định giấu ông Tống vào ký túc xá Thanh niên Thiên chúa giáo Trung Hoa (Chinese Young Men Christian Association, viết tắt là CYMCA) tại Hương Cảng. Ký túc xá này dành riêng cho những người Trung Quốc theo đạo Thiên chúa giáo, là giáo sư, sinh viên, công chức. Nhưng làm thế nào để có thể rời Hương cảng một cách an toàn nhất? Một kế hoạch táo bạo và thần kỳ, trong đó, “diễn viên chính” là ông Thống đốc Hương Cảng Uy - li - am Pin (William Peel).Trở lại chi tiết về bà vợ ông Phó thống đốc HồngKông đã nêu trên, bà tên là Xten-la Ben-xơn (Stella Benson), phu nhân của quan Phó thống đốc Hương Cảng, ngài Tô-ma Xac-thơn (Sir Thomas Sactherns); khi biết về câu chuyện của Nguyễn Aí Quốc qua vợ luật sư Losoby(khi thấy vợ luật sư Lososoby mua hoa sen…) bà đã cùng chồng đi thăm ông Tống. Và hai vợ chồng ông Phó thống đốc đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác: trước mắt ông là một người Á châu mảnh dẻ, xanh xao, nhưng ở ông ta toát lên một điều gì đó khiến cho ông Phó thống đốc vô cùng khâm phục, từ giọng nói tiếng Anh rất chuẩn, tới phong thái bình dị mà không yếu hèn.Kể từ buổi đó, hai ông bà Phó thống đốc và luật sư Lô-dơ-bi cùng vợ thường xuyên tới thăm ông Tống. Càng ngày, cả bốn người đều quý trọng và coi ông Tống như người thân trong gia đình… Trở lại “kế hoạch không tưởng” mà Tống Văn Sơ và vợ chồng luật sư Lô-dơ-bi đặt ra. Sau khi đã thống nhất với Tống Văn Sơ, luật sư Lô-dơ-bi liền tìm đến nhà ông Phó thống đốc Xac-thơn và trình bày toàn bộ kế hoạch đó với vợ chồng ông Xac-thơn.Ông Phó thống đốc cho đây là “đại diệu kế” và bản thân ông hứa sẽ lãnh nhiệm thuyết phục ông thống đốc tham gia vào “đại diệu kế” này.Không để phí thời gian, ông Xac-thơn đã tới gặp Thống đốc Pin và dùng hết lời lẽ phác họa chân dung chân chính của ông Tống Văn Sơ, đồng thời, đem danh dự và uy tín của một Phó thống đốc để đảm bảo cho ông Tống trước ông Thống đốc Pin.Kết quả, ông Thống đốc Pin đã vui lòng cho mượn chiếc ca-nô của riêng mình chuyên dùng vào công vụ của thống đốc. Cuối cùng, ngày 22-1-1933, Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ đã cải trang thành một thương gia Trung Quốc giàu có, và với một viên thư ký tháp tùng (thư ký của luật sư, tên Lung Ting Chang), Người đi xuồng ra khơi, rồi lên tàu Anhui đi Hạ Môn (Amoy). Bí mật rời Hồng Kông, tàu cập bến Hạ Môn vào ngày 25-1-1933, vừa đúng 30 Tết âm lịch.Ở Hạ Môn một thời gian, Người lên Thượng Hải, và sau khi nhờ bà Tống Khánh Linh giúp đỡ, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc được với Quốc tế Cộng sản và trở về Liên Xô an toàn sau đó. Vậy là, sau gần 20 tháng bị giam giữ, lùng sục gắt gao, trải qua bao gian nan hiểm nguy, Tống Văn Sơ đã thoát khỏi âm mưu nham hiểm của kẻ thù bằng một cuộc vượt biển thần kỳ. Vụ án khép lại Tống Văn Sơ đã được cứu thoát an toàn, để có được thành công này thì phải kể đến “Tinh hoa Hồ Chí Minh” (có lẽ phải dùng từ ngữ như vậy mới có thể lột tả được hết)- một bản lĩnh vững chắc, niềm tin Cách mạng tuyệt đối, và trí thông minh sắc bén. Cùng sự biện hộ tài tình của luật sư, bản thân Tống Văn Sơ cũng đã vô cùng sắc sảo, khéo léo trong việc “hòa âm” cùng luật sư để đối phó với mật thám, quan tòa. Nguyễn Ái Quốc đã rất nhiều lần vượt qua những tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” bằng sự bình tĩnh, nhanh trí và thông minh tới mức tuyệt diệu. Chuyện kể rằng, đúng vào lúc ông Tống đang bị giam trong nhà tù Vic-to-ri-a, bọn mật thám thì đang tìm mọi cách để buộc ông Tống phải tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Một hôm, có một “nhà báo” An Nam, bút danh là Văn Leo vào thăm ông Tống. Vừa mới tới, ông ta đã chào to bằng tiếng Việt: Xin chào ông Nguyễn ái Quốc!”. Ông Tống lúc đó vẫn ngồi yên, giữ thái độ thản nhiên, tỏ ra không hiểu tiếng Việt. Vị “Nhà báo” liền chuyển sang nói bằng tiếng Anh, lúc đó, ông Tống mới bắt chuyện. Cuối cùng, Văn Leo nói bằng tiếng Anh rằng: “Cứ tưởng ông là Nguyễn Ái Quốc, nay thấy ông không nói được tiếng Việt, vậy ông không phải là Nguyễn Ái Quốc nhỉ?”(Theo). Hay tại phiên tòa thứ 3, Tống Văn Sơ đã có những câu trả lời thẩm vần vô cùng khóe léo: Hỏi: “Có sự cáo giác đối với anh, là anh không có việc làm thương thiện rằng anh là một ngươi cộng sản; anh là phần tử bất hảo và vì thế sự có mặt của anh ở HồngKông là rất nguy hiểm cho an ninh và trật tự xã hội ở đây. Anh có điều gì để trả lời cho sự buộc tội này hay có bất kỳ một lý do nào để cho thấy tại sao không thể trục xuất anh ra khỏi HồngKông?”, Đáp: “Tôi phủ nhận lời buộc tội đó. Tôi không phải là một người công sản nhưng tôi là một người theo chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc theo tất cả những gì mà chúng tôi biết có nghĩa là chiến đấu vì nhà vua và vì đất nước. Phong trào này không liên quan gì tới Quốc tế III và vì nó chỉ đơn thuần là một nỗ lực để xóa bỏ chế độ áp bức của Pháp và thay thế bằng một chế độ nhân từ và văn minh hơn. Trong Đảng Cách mạng của chúng tôi có 3 phái. Đó là phái thân Nhật, phái thân Đức và một phái kêu gọi nước Anh giúp đỡ để làm nhẹ bớt sự đau khổ hiện nay. Chúng tôi là một dân tộc đang chiến đấu và có khả năng tự đứng vững trên chính đôi chân của mình nhưng cũng cần phải tìm sự viện trợ từ bên ngoài. Tôi phủ nhận việc cho rằng có một phái khác nữa và cho tôi là thành viên của phái đó phái ấy là Đảng Cộng Sản. Vì tổ chức của tôi trông cậy vào sự giúp đỡ của nướcAnh nên tôi không hiểu vì sao tôi lại bị bắt.”(trích bao buu dien hoa nam buoi sang ngay 17/8/1931). Qủa là hết sức khôn ngoan, Tống Văn Sơ đã thể hiện “tài ăn nói” của mình phù hợp, thuận lợi cho luật sư bào chữa của mình! Cũng đăng trên báo này xin trích một vài câu trả lời khác của Tống Văn Sơ: “Tôi thừa nhận rằng bức ảnh trên giống tôi và có thể là tôi nhưng tôi không bao giờ đội cái mũ như vậy. Tôi thừa nhận bức ảnh trong hộ chiếu là của tôi (hộ chiếu này mang tên Tống Văn Sơ)”; “Tôi phủ nhận rằng tôi đã ở Nga và tất nhiên tôi phủ nhận tôi đã đọc bài phát biểu như người ta đã gán cho tôi tại Đại hội IV Quốc tế Cộng sản. Tôi phủ nhận bí danh Nguyễn Aí Quốc (Đông Dương)”; “Tôi không muốn bị trục xuất. Tôi muốn được tự do”….Đặc biệt cảm phục nhất ở Người chính là lòng yêu nước không lúc nào nguôi, chủ nghĩa yêu nước luôn chảy dạt dào trong huyết quản, dù bị bắt nhưng sự quan tâm lớn nhất của Người là vận mệnh của đất nước lúc này: “Khi bị bắt giam trong tâm trạng chỉ có một điều là LO không phải lo cho số phận mình sẽ ra sao, vì sẵn biết kết quả cuối cùng chỉ có thể hoặc là sẽ bị bọn Thực dân thủ tiêu; hoặc sẽ thoát khỏi xiềng xích, trở lại hoạt động Cách mạng. Lo là lo những công việc mình làm chưa xong, ai sẽ tiếp tục làm thay? Ít nhiều kinh nghiệm mình đã gom góp được làm thế nào để truyền lại cho các đồng chí khác? Những mối manh và những địa chỉ chỉ có mình mình biết từ nay ai sẽ gây dựng lại?”11. 11 “Vừa đi đường vừa kể chuyện”- Hồ Chí Minh-lấy bút danh là T.Lan 1961
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng