Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 Bai thi vận dụng kiến thức liên môn...

Tài liệu Bai thi vận dụng kiến thức liên môn

.DOC
11
547
133

Mô tả:

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa Phòng Giáo dục và Đào tạo Cẩm Thủy Trường THCS Cẩm Lương Địa chỉ:Thôn Kim Mẫm 2 Xã Cẩm Lương-Huyện Cẩm ThủyTỉnh Thanh Hóa Điện thoại : 0373.528.280 Email: [email protected] BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TÊN TÌNH HUỐNG Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc Mường với du khách nước ngoài thông qua chương trình du lịch tại gia tại khu du lịch suối Cá Thần - Cẩm Lương Thông tin dự thi nhóm gồm 02 học sinh: 1. Họ và tên: Bùi Thị Thu Ngày sinh: 29 tháng 9 năm 1999 2. Họ và tên: Quách Loan chuyền Ngày sinh: 27 tháng 4 năm 2001 - Lớp: 9A Lớp: 9A I. Tên tình huống: Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc Mường với du khách nước ngoài thông qua chương trình du lịch tại gia tại khu du lịch suối Cá Thần - Cẩm Lương. Trong quá trình triển khai chương trình du lịch tại gia tại khu du lịch Suối Cá thần, thuộc thôn Lương Ngọc, Xã Cẩm Lương, Huyện Cẩm thủy tỉnh thanh Hóa . Mỗi thành viên trong gia đình chúng em đã trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Có một nhóm du khách người Mỹ đến nghỉ tại gia đình em. Các du khách muốn nhờ các em hướng dẫn họ tìm hiểu về một số nét văn hóa địa phương. Em cùng các bạn em đã vận dụng kiến thức về các môn học được học ở trường để giới thiệu về một số nét văn hóa người Mường như: Tham gia chế biến món cơm Lam; thăm các danh lam thắng cảnh trong vùng như Suối cá thần, Động Cây Đăng, Đền thờ thần Rắn, nghỉ lại nhà sàn. Đặc biệt là cho du khách tự tay được dệt vải thổ Cẩm - Một trong những nét văn hóa đặc sắc của Người Mường- Cẩm thủy II. Mục tiêu giải quyết tình huống: Chúng em sử dụng kiến thức đã học ở trường như kiến thức môn Tiếng Anh, địa lí địa phương, lịch sử địa phương, kết hợp với những hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán, con người Cẩm thủy thông qua lời kể của các già làng để giới thiệu với du khách . II.1. Về kiến thức Qua quá trình giao tiếp với người nước ngoài chúng em được củng cố những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết môn Tiếng Anh trong thực tế đời sống. Đồng thời là cơ hội để học lại và ghi nhớ và vận dụng những kiến thức lịch sử, địa lí địa phương và những hiểu biết chung về đời sống xung quanh em. II.2. Về kỹ năng Thông qua tình huống giao tiếp hàng ngày với du khách chúng em thêm tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh. Biết diễn đạt và giới thiệu những kiến thức về lịch sử địa phương, địa lí địa phương,văn hóa xã hội. II.3. Về thái độ Qua quá trình giao tiếp chúng em thêm yêu thích tiếng Anh hơn, từ đó chúng em có thêm ý chí, tinh thần học hỏi, tìm tòi sâu hơn về văn hóa, lịch sử địa phương và cũng là cơ hội để chúng em tìm hiểu giao lưu, học hỏi để hiểu biết thêm về văn hóa, phong tục của nhiều vùng miền, các quốc gia trên thế giới. 2 Tạo cho chúng em tinh thần hiếu khách, sự thân thiện, lòng thương yêu con người, yêu quê hương đất nước. III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn: III.1. Môn Tiếng Anh Kỹ năng giao tiếp tích cực, vốn từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh để giao tiếp với các du khách. III.2. Môn Địa lí - Có kiến thức địa lí và văn hóa xã hội địa phương về các địa danh ở địa phương. III.3 Lịch sử địa phương và các kiến thức văn hóa xã hội qua lời kể của các già làng - Có kiến thức về lịch sử địa phương và những bí ẩn còn ẩn chứa trong mỗi nét văn hóa, phong tục tập quán cũng như mỗi địa danh, danh lam thắng cảnh của quê hương mình thông qua lời kể của các cụ già trong bản Mường. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: Sử dụng kiến thức từ các môn học: Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, kiến thức xã hội, chúng em hướng dẫn du khách đi tham quan các địa danh, kết hợp với thuyết trình để giới thiệu những kiến thức liên quan. Đặc biệt các em và gia đình trực tiếp hướng dẫn du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động trải nghiệm như nướng cơm Lam, dệt thổ cẩm. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: V.1. Món cơm Lam (Lam rice) Món cơm Lam là một món ăn truyền thống của người Mường. Gia đình chúng em sẽ tạo cơ hội cho du khách được tham gia trực tiếp vào quá trình làm ra một ống cơm Lam từ lúc đãi gạo cho đến lúc nướng cơm.Từ đó giúp du khách hiểu rõ hơn về một món ăn truyền thống của dân tộc Mường. 3 Món cơm Lam của người Mường V.2. Dệt vải Thổ Cẩm( Tho Cam weaving) Du khách tiếp tục được tham gia vào quá trình làm ra một tấm vải Thổ cẩm truyền thống của người Mường. Du khách sẽ được trực tiếp hướng dẫn từng thao tác dệt vải bởi các nghệ nhân trong làng.Từ đó họ có thể sử dụng chính những sản phẩm mình làm ra đó để khâu những chiệc túi, chiếc khăn, chiếc váy mang đậm những nét hoa văn của dân tộc Mường nhờ sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Hình ảnh dệt vải Thổ Cẩm 4 V.3 Nghỉ lại nhà sàn của người dân tộc Mường(Staying on the floor house) Trong những ngày tham gia vào chương trình "du lịch tại gia", du khách sẽ được ăn, ở ngay trên nhà sàn của người dân tộc Mường tại địa phương. Du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các món ăn dân dã của người dân tộc như ngô, sắn nướng.... Ngoài ra du khách còn được tham gia vào các đêm giao lưu văn nghệ, nghe hát các điệu hát truyền thống của người dân tộc Mường như hát Sắc bùa, nghe đánh cồng chiêng....,uống rượu cần .v...v.... Hình ảnh nhà sàn 5 Khách du lịch uống rượu cần V.4. Lễ hội Khai hạ(Khai Ha festival) Sáng mùng 8 tháng Giêng, người dân làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ hội truyền thống rước Cá thần, còn gọi là Lễ hội Khai Hạ để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Lễ được mở đầu với phần rước cá từ suối Ngọc - nằm dưới chân núi Trường Sinh, đưa về sân vận động của bản để báo công với thành hoàng làng về một năm lao động sản xuất của người dân địa phương và những ước nguyện của năm mới. Sau đó, thần cá được đưa về đền thờ ngay chân núi Trường Sinh để cúng tế… 6 Lễ Khai Hạ Theo truyền thuyết, thần Tứ Phủ Long Vương bảo vệ đàn cá tiên này sinh sôi nảy nở để bảo vệ dân làng, núi rừng, mùa màng.Bắt đầu buổi sáng sớm mùng 8 Tết người dân đánh trống, khua chiêng với quan niệm để xua đi những điều không hay của người dân năm qua và đón mừng những điều may mắn năm tới. V.5. Suối Cá thần (god fish stream) Suối cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy (cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 80km về phía tây Bắc). Xã Cẩm Lương nằm ở bờ bắc sông Mã, đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2-8 kg, có cá chúa nặng tới 30kg, gồm các loài cá dốc (có tên trong 7 Sách đỏ Việt Nam), cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như đỏ, xanh, hồng... Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp. Truyền thuyết kể rằng, hễ có ai bắt cá ăn thịt thì sẽ gặp điều không may cho mình, cho gia đình và cho cả cộng đồng. Hinh ảnh đàn cá ở suối Cá thần(Cẩm Lương) Lời giới thiệu bằng Tiếng anh God fish in stream fish are thousands of big and small, each fish can weigh 2-8 kg, with fish weighing up to 30kg lords, including the Doc fish (listed in the Vietnam Red Book), chai fish and Mai fish . The shape of this fish is very strange, rich colors like red, blue, pink ... Everytime swimming, dear god glowing multicolored fish, glittering silvery very beautiful. Legend has it that, whenever anyone caught fish to eat meat, it will have unluck for themselves, for their families and for the whole community. V.6. Đền thờ thần rắn(Snake god temple) Theo truyền thuyết của người Mường kể lại rằng: Ngày xửa ngày xưa, Bản Ngọc dưới chân dãy Trường Sinh thường xuyên bị hạn hán, mất mùa. Ở bản có 8 hai vợ chồng hiếm muộn con, hằng ngày thường ra ven suối trồng trọt và bắt tôm cá kiếm sống qua ngày. Bỗng một hôm, bà ra suối mò cua, bắt cá lại mò được một quả trứng lạ. Bà thả quả trứng xuống nước rồi tiếp tục mò, nhưng vẫn chỉ mò được quả trứng đó. Ba bốn lần như vậy, thấy lạ bà liền mang trứng về nhà rồi kể lai câu chuyện cho chồng nghe. Rồi ông bà đem trứng cho gà ấp thử, không ngờ ít hôm sau, quả trứng đó nở ra một con rắn. Thấy lạ ông lão liền mang rắn ra suối Ngọc thả cho rắn đi, nhưng cứ sáng mang ra thả thì tối rắn lại quay về nhà và dần dần sống trong nhà thân quen như những con vật nuôi khác. Cuộc sống yên bình cứ trôi đi, bỗng một đêm trời mưa to gió lớn, sấm rền chớp giật đùng đùng. Quá lo sợ người dân đóng kín cửa ở trong nhà tránh mưa to gió lớn, khi gió mưa ngừng thì cũng là lúc rạng sáng. Sáng hôm sau, người dân thấy xác chàng Rắn nằm dưới chân núi Trường Sinh, bên bờ suối Ngọc. Thần linh báo mộng cho dân làng biết, chàng Rắn vì chiến đấu với thủy quái về phá hoại bản làng mà bỏ mạng, cho nên đã được Ngọc Hoàng phong là Thần và giao cho chức Tứ Phủ Long vương.Nhân dân trong bản lập đền thờ bên bờ suối để tưởng nhớ công lao chàng Rắn Đền thờ thần Rắn Lời giới thiệu bằng tiếng Anh Snake god temple, the god had killed great monster to protect villagers should have been named the Jade Emperor God and entrusted with the Tu Phu Long vuong.Villagers built a temple on the banks of streams to remember him V.7. Động Cây Đăng(Cây Đăng Cave) Động cây Đăng nằm ở độ cao 150 m trên đỉnh núi Trường Sinh. Vòm cửa động cao 7m, rộng 8m, lối vào cửa thoáng rộng dễ đi. Bước vào cửa động du khách 9 như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, những suối thạch nhũ nhiều mầu từ vách động, vòm động rũ xuống cho nên phát sáng giống như trăm nghìn vì sao láp lánh trên bầu trời. Nhân dân địa phương đặt tên cho những cột thạch nhũ những cái tên khác nhau dựa vào hình thù của nhũ đá như Đại Bàng , quả Phật thủ , chân dung bác Hồ,núi vàng ,núi bạc,Đào tiên, con Voi ..... Động cây Đăng 10 Lời giới thiệu bằng Tiếng Anh Local people named stalactite columns different names based on the shapes of stalactites as Eagles, portrait Uncle Ho, gold mountain, silver mountain, peaches, elephants ... .. VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Từ những trải nghiệm thực tế cuộc sống.Chúng em thấy rằng việc kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức các môn học là một điều cần thiết. Nó làm cho chúng em hiểu rõ hơn về những môn học ở nhà trường thông qua sự vận dụng thực tế.chính sự vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn là động lực giúp chúng em hăng say học tập hơn để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức hơn nữa để sau này có thể xây dựng cho mình một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân mình và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Bài dự thi của nhóm chúng em với những nội dung vận dụng kiến thức liên môn giới thiệu văn hóa dân tộc Mường với người nước ngoài trong chương trình " du lịch tại gia" đã được trình bày ở trên. Em xin chân thành cảm ơn ! Ngày 06 tháng 11 năm 2015 Đại diện nhóm Bùi Thị Thu 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan