Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài thi tình huống

.DOC
8
229
143

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS AN HIỆP BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM NĂM HỌC 2015-2016 Họ và tên: Đào Minh Tâm Giáo viên bộ môn: Toán Trường : THCS An Hiệp Huyện: Châu Thành Tháng 10/2015 2 Tên Tình Huống : ‘ Học sinh bỏ học chỉ vì….. một lời khen của giáo viên’ Phần 1 : Mô tả tình huống Năm 2005 tôi ra trường và được phân công về một trường THCS ở tận Lấp Vò giáp An Giang, như bao giáo viên khác tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 6a3. Một ngày tôi lên lớp thì nghe lớp trưởng của mình báo cáo lại bạn Bùi Ngọc N đã nghỉ học 02 ngày không rõ lý do. Tôi dừng tiết dạy đứng trước lớp hỏi - Có em nào biết : Tại sao bạn N nghỉ học mấy bữa nay không ? Cả lớp nhốn nháo bàn tán xì xầm nhưng không ai nêu lên lý do. Tôi hỏi tiếp : - Có em nào đó nói cho thầy biết nguyên nhân không ? Vẫn không có ý kiến hay tiếng nói nào, cũng như không rõ lý do. Tôi bảo lớp tiếp tục học để tôi tìm hiểu nguyên nhân rồi giải quyết. Đến giờ ra chơi tôi nhờ lớp trưởng mời bạn K ngồi gần bạn N lên gặp tôi (trong lớp tôi thường thấy em N thường chơi chung với em K). Gặp tôi em K cuối chào lễ phép rồi ngồi tiếp chuyện với tôi, sau một lúc tâm sự, nói chuyện tôi đã dần dần hiểu được nguyên nhân từ em K. Em K kể hôm tiết học Toán trước còn thời gian Thầy có mời một số em trong lớp lên phục vụ văn nghệ trong đó có bạn N, sau tiết mục của bạn thầy có khen bạn một câu trong lúc vui cùng không khí sôi động của lớp : Em hát rất hay, rất mũm mỉm dễ thương và múa rất « con gái ». Chính vì vậy mà bạn N bị một số bạn trong lớp chọc là bê đê làm bạn khóc tự ái và sau hôm đó không thấy đi học cho đến nay. Nghe em K nói vậy mà tôi sửng sốt chỉ vì một chút sơ ý của tôi mà vô tình chạm vào tự ái của Em đó hay là còn nguyên nhân nào khác mà em phải bỏ học. Suốt buổi hôm đó sau khi trò chuyện với em K xong trong lòng tôi cứ suy nghĩ mãi, chưa biết phải làm thế nào với tình huống này ? Không lẽ Cứ để em đó nghĩ xem như chưa có việc gì. Một thời gian sau báo BGH em đó nghỉ học luôn. 3 Hay là nhắn với mấy đứa bạn trong lớp vận động em đó đi học lại sau đó tính tiếp. Hoặc tìm đến nhà em đó giải thích sự vô tình, vô ý của mình và ngỏ ý xin lỗi em đồng thời tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình để tiện theo dõi giúp đỡ nếu em khó khăn. Phần 2: Mô tả quá trình xử lý tình huống Hiện nay chủ trương của Nhà Nước ta đã quy định phổ cập trung học cơ sở nên không thể để cho học sinh nghỉ học vì còn chưa học hết cấp II, cho dù sức học của em ấy yếu kém, hoàn cảnh gia đình khó khăn, …hay bất kỳ lý do gì khác đi nữa cũng phải tạo điều kiện để các em được đến lớp được học tập và rèn luyện. Mặt khác, nghỉ học lúc này sẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắn em ấy cũng sẽ không có cơ hội để sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở. Việc ở nhà trong độ tuổi này cũng sẽ có thể làm cho học sinh sớm đi vào cuộc sống lao động, tâm lý buồn chán, thậm chí có em chơi bời, lêu lổng. Nhiều điều suy nghĩ và trăn trở của một giáo viên trẻ, nhiệt huyết, mới vào nghề đa thúc giục tôi cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân sau đó tìm cách giải quyết tốt nhất, với lại tôi tìm thấy ở em đó một điều gì đó có nét giống tôi lúc nhỏ, bản lĩnh, vững vàng khi trình diễn trước đám đông có thể là một người có ích hữu dụng sau này. Sau khi được các em học sinh chỉ đường, mọi người ở gần chỉ dẫn, tôi cũng tìm đến nhà em vào một buổi chiều thứ 7. Căn nhà lá chật hẹp nằm trên một bờ đê quanh bờ rộng hiện ra trước mắt tôi, vì đường đi là bờ đê nên trời nắng thi có thể chạy xe đạp, còn trời mưa thì có lẽ bỏ xe đi bộ cũng rất khó khăn. Có vẻ như không có người lớn ở nhà. Nghe tiếng chó sủa từ trong nhà bước ra là một bé gái khoản 5,6 tuổi hỏi tôi. - Chú tìm ai? 4 - Có phải đây là nhà của em tên N học lớp 6 không? Tôi nhẹ nhàng hỏi. - Dạ phải anh em đi lượm lúa đổ chưa về? Ủa chú …thầy hỏi ảnh chi vậy? - Không, thầy đến tìm hiểu nguyên nhân em N nghỉ học? - Em không biết. - Vậy chừng nào thầy có thể gặp ba, mẹ và anh của em? - Chiều tối gì lận, mai thầy ghé đi. - Em có đi học mẫu giáo không? Tôi hỏi bé vì tôi đoán bé khoản tuổi đó - Dạ không ở nhà anh ba dạy em học á, chị hai thì nghỉ học sau khi hết lớp 9 đi thành phố làm làm mướn tiếp ba mẹ. Tôi rời khỏi nhà dù chưa gặp Em N và ba mẹ của em, nhưng tôi cũng phần nào nhận ra hoàn cảnh gia đình em khó khăn, khó mà đi học tiếp được. Tôi hơi chạnh lòng nghĩ ngợi bâng quơ, xã hội còn nhiều hoàn cảnh khó khăn quá, nhiều em thiếu thốn đến trường. Tôi trở lại vào sáng hôm sau, gặp được mẹ em và em, sau cuộc trao đổi thì đúng như tôi nghĩ từ trước. Tôi động viên gia đình cố gắng cho em N học lại vì sức học của em trong lớp cũng không tệ, em rất có khiếu ca hát và hoạt động đội rất tốt, có tinh thần học tập, rất ngoan và chăm chỉ, tôi hứa sẽ cố hết sức tạo điều kiện và hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần. Sau khi nghe tôi phân tích mẹ em cũng yên tâm, hứa động viên em và cho em học lại. Trước khi rời khỏi gia đình tôi xin phép được gặp riêng em N. Em theo tôi ra ngoài. - Thầy xin lỗi em vì chuyện hôm trước. - Em hỏi tôi: chuyện gì vậy thầy? - Chuyện em lên biểu diễn văn nghệ, thầy khen em vô tình tạo cơ hội cho các bạn chọc em. Thầy lỡ lời mong em bỏ qua. - Em có hơi buồn vì điều đó, chính vì vậy mà em hơi tự ái, mắc cở một chút 5 mà không muốn đi học với lại nhà em ăn một bữa lo một bữa thì làm sao có tiền đi học dù em rất thích và muốn đi học. Nghe tới đây tôi chợt nhớ tới lời nói của em K lúc trước là em N có ước mơ làm ngành y tế. Tôi hỏi: - Thế còn ước mơ làm bác sỹ chữa bệnh cho mọi người bị bệnh thì sao? - Sao thầy biết, giờ việc học em còn không lo được huống chi tới ước mơ? - Thầy sẽ giúp em thực hiện mơ ước đó em có tiếp tục đi học không? - Dạ!... Một câu trả lời hơi rụt rè và đầy niềm lo lắng. Chia tay em N. Trên đường về tôi vạch ra kế hoạch giúp đỡ em N có tinh thần đi học trở lại. Tôi ghé và nhờ em K ngày mai ghé rủ em N cùng đi học, mượn các học sinh chép bài tiếp em N những ngày nghỉ. Sáng hôm sau tôi tranh thủ vào lớp gọi em N lên đứng trước lớp, tôi ngõ ý xin lỗi em vì lời khen vô tình của mình trước lớp, đồng thời yêu cầu các bạn không được chọc phá bạn nữa. Tôi nói thêm về gia đình, hoàn cảnh khó khăn và ước mơ của em. Cả lớp lặng đi khi nghe lời tôi nói cùng với sự xúc động của bạn N. Nhưng trong sự xúc động đó là ánh mắt đầy niềm tin và ước mơ cháy bỏng và khao khát vươn lên của một cậu bé mới chập chững bước vào cuộc sống. So với các bạn đồng trang lứa em đã trưởng thành và tự lập hơn rất nhiều. Cuối tuần tôi thật bất ngờ khi tập thể lớp bầu chọn bạn Bùi Ngọc N làm chi đội trưởng chi đội 6a3 và kiêm dẫn chương trình buổi sinh hoạt lớp và hoạt động ngoài giờ. Lớp học từ đó như có thêm sinh khí mới với những cách pha trò nhí nhảnh dễ thương của em. Kể từ đó tôi luôn tranh thủ các nguồn hỗ trợ và học bổng của nhà trường, xã hội tôi đều ưu tiên cho em với sự thống nhất cao của tập thể lớp. 6 Cuối năm đó em N đứng thứ 5 trong lớp và được liên đội trường khen là đội viên tiêu biểu và dẫn chương trình xuất sắc. Em chạy đến tặng tôi bó hoa tươi từ liên đội trường nhìn ánh mắt em rưng rưng thay lời biết ơn. Mùa hè đến tôi xin trở về quê nhà, dạy ở trường THCS trong xã. Cuộc sống tương đối bận rộn nhưng thỉnh thoảng tôi lại điện thoại hỏi thăm thầy cô trường cũ, tết đến lại chạy lên nhưng dần dần cũng vơi dần,… Rồi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, internet, mạng xã hội…Một ngày tôi đang lang thang trên mạng thì nhận được tin nhắn: - Thầy khoẻ không ạ! Tôi hơi bất ngờ, đang mãi suy nghĩ xem đứa học trò nào vì không rõ hình ảnh. - Sao thầy không trả lời? - Xin lỗi em. Thầy không nhớ nổi. Em là đứa nào? - Thầy vào trang cá nhân của em đi. Tôi cũng rất tò mò tìm hình ảnh thì mới dần dần nhận ra hình của em Bùi Ngọc N, nhìn cao lớn chửng chạc và ra dáng thanh niên. Bất ngờ hơn khi em đang là bí thư chi đoàn trường Cao Đẳng Y Tế Đồng Tháp. - Nhận ra rồi, chào “ ngài bí thư”. Giờ em thế nào? - Thầy vẫn vậy, chọc em hoài. Em đang học năm cuối lớp điều dưỡng ở trường Cao Đẳng Y tế. Em được như vậy cũng nhờ ở thầy rất nhiều nếu ngày xưa không gặp thầy thì không biết giờ em như thế nào nữa. Một lần nữa cảm ơn thầy. - Chúc mừng em. Đã thực hiện được mơ ước của minh. Đó là nhờ nổ lực và công sức của em. Thầy chỉ làm việc vì trách nhiệm và nghĩa vụ thôi. ……………… Hai thầy trò nói chuyện với nhau rất lâu… 7 Phần 3: Phân tích, nhận xét Tối hôm đó tôi cứ trằn trọc, trong lòng luôn có niềm vui khó tả, mỗi lần nhận được tin mỗi đứa thành đạt là trong lòng loé niềm tin vào sự nghiệp trồng người. Nếu ngày xưa tôi chọn phương án 1 hoặc phương án 2 thì quá ra tôi là một giáo viên rất vô trách nhiệm và bây giờ tương lai của các em sẽ ra sao? Đến đây tôi lại thấy xót xa vì trong thực tế vẫn còn một số ít CB-GV vì lo cơm áo, gạo tiền mà có lúc chưa làn tròn trách nhiệm của người giáo viên, chưa phát huy hết mình hết sức vì sự nghiệp trồng người. Tuy đây là một tình huống phổ biến và thường gặp nhất trong mỗi giáo viên đứng lớp, chủ nhiệm nhưng cũng còn một bộ phận học sinh gia đình khá giả từ đó nảy sinh tính lười biến, ham chơi, ỷ lại sống buông thả không tu dưỡng đạo đức bỏ học chơi game hoặc bắt chước phim ảnh lập bè phái mà gia đình ít quan tâm đi ngược lại mục đích đến trường thì đúng là một tình huống đau đầu cho mỗi giáo viên và những người làm công tác giáo dục hiện nay. Phần 4: Xây dựng các biện pháp, giải pháp mới Ở tình huống trên do học sinh có phần tự ái nhất thời và gia đình không ép em nghỉ học. Vậy nếu bắt gặp trường hợp gia đình khăng khăng muốn em nghỉ học để làm phụ với gia đình, giữ em nhỏ vì em học không khá và nhà quá nghèo không có đủ tiền cho em học tiếp thì sao? Nếu gia đình của học sinh tỏ ý lo lắng rằng con mình học không giỏi lắm, có đi học cũng chẳng tới đâu hoặc cố học lên cao hơn sẽ lo không nổi, chẳng có lợi ích gì, thì bạn cần phải khéo léo, tế nhị nói rằng em ấy học chưa tốt không phải vì em ấy kém mà chỉ vì em ấy chưa có thời gian và chưa thực sự tập trung vào việc học. Như vậy, gia đình học sinh vừa tin tưởng con mình, vừa không phải xấu hỗ vì kết quả học tập của con. Bạn hãy yêu cầu gia đình tạo điều kiện cho cháu tập trung học và bạn cũng hứa sẽ quan tâm, khích lệ để cháu học tốt hơn. Bạn có thể phân công 8 những em học sinh khác kèm cặp, giúp đỡ học sinh đó. Nếu gia đình học sinh muốn cháu ở nhà giúp việc nhà vì hoàn cảnh khó khăn như vậy thì bạn có khăng khăng không đồng ý vì lý do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết cấp II thì cũng không ích gì. Trong trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng động viên gia đình cho cháu đi học tiếp vì chính tương lai của cháu. Bạn nên phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn này. Bạn cũng có thể động viên gia đình cho các em nhỏ của học sinh đi gửi nhà trẻ để gia đình em có thể yên tâm đi làm mà em học sinh ấy vẫn được tiếp tục đi học………. Trên đây là mội vài ý kiến cũng như kinh nghiệm còn ít. Mong sự góp ý nhiệt tình và quý báu của thầy cô.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan