Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bai thao luan mon ke toan quan tri lập dự toán...

Tài liệu Bai thao luan mon ke toan quan tri lập dự toán

.DOC
12
611
130

Mô tả:

Bài thảo luận môn: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Nội dung thảo luận: Dự toán và lập dự toán A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm dự toán và tầm quan trọng của dự toán 1.1. Khái niệm dự toán Xây dựng dự toán là một công việc quan trọng trong việc lập kế hoạch đối với tất cả các hoạt động kinh tế. Điều này thật cần thiết cho doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước, và ngay cả với các cá nhân. Chúng ta phải lập kế hoạch về ngân sách cho việc chi tiêu hàng ngày và đặc biệt là cho việc mua sắm các tài sản có giá trị lớn. Tất cả các doanh nghiệp phải lập kế hoạch tài chính để thực thi các hoạt động hàng ngày, cũng như các hoạt động trong tương lai dài hạn. Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức. Nó là một kế hoạch chi tiết nêu ra những khoản thu chi của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó. Nó phản ánh một kế hoạch cho tương lai, được biểu hiện dưới dạng số lượng và giá trị. Tóm lại: Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn và các nguồn lực khác theo định kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị. 1.2. Tầm quan trọng của dự toán Dự toán rất cần thiết để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các tổ chức. Các số liệu điều tra cho thấy rằng hầu hết các tổ chức có qui mô vừa và lớn trên toàn thế giới đều lập dự toán. Tác dụng lớn nhất của dự toán đối với nhà quản trị, là cung cấp phương tiện thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp. Một khi dự toán đã được công bố thì không có sự nghi ngờ gì về mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt và đạt được bằng cách nào, dự toán kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra dự toán còn có các tác dụng như sau: - Xác định rõ các mục tiêu cụ thể làm căn cứ đánh giá thực hiện sau này. - Lường trước những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để có phương án đối phó kịp thời và đúng đắn. - Kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng các kế hoạch của từng bộ phận khác nhau. Chính nhờ vậy, dự toán đảm bảo các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Liên kết toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác nhau. Nhờ vậy, dự toán đảm bảo cho các kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. II. PHÂN LOẠI DỰ TOÁN Dựa trên mục đích mà người ta phân dự toán thành các loại khác nhau: về cơ bản gồm 2 loại là: dự toán chủ đạo và dự toán vốn. 1. Dự toán vốn Dự toán vốn là kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị nhà xưởng. Nhà quản lý phải đảm bảo rằng nguồn vốn luôn có sẵn, khi việc mua sắm những tài sản này trở nên cần thiết. Nếu không có các kế hoạch dài hạn, thì khi doanh nghiệp cần đầu tư, mua sắm tài sản sẽ không tìm được một lượng vốn lớn để sẵn sàng thực hiện việc mua sắm này. 2. Dự toán chủ đạo: Đây là loại dự toán phản ánh một cách toàn diện các kế hoạch của nhà quản lý cho một kỳ và cách thức, phương pháp thực hiện kế hoạch đó. Dự toán chủ đạo, bao quát cả quá trình SXKD của doanh nghiệp, gồm nhiều bảng dự toán riêng biệt, của từng bộ phận, cấp cơ sở khác nhau, tuy nhiên chúng lại có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Dự toán chủ đạo thường lập cho thời kỳ một năm, và phải trùng với năm tài chính, nhờ đó số liệu dự toán có thể được dùng để so sánh với kết quả thực tế. Về cơ bản, dự toán chủ đạo gồm 3 phần chính: - Dự toán tiêu thụ. - Dự toán hoạt động. - Dự toán các báo cáo tài chính. a, Dự toán tiêu thụ: Dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên - điểm khởi đầu cho việc lập dự toán chủ đạo, được lập dựa trên dự báo về doanh số bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, đây là căn cứ để xây dựng nên các dự toán khác. Đi kèm với bảng dự toán tiêu thụ thường có thêm bảng dự kiến thu tiền của các quý trong kỳ kế hoạch. Bảng dự kiến này liệt kê các khoản thu tiền như: Khoản thu từ việc bán hàng trả chậm của quý trước và khoản thu từ bán hàng của quý hiện hành. Khi dự báo về khả năng tiêu thụ sản phẩm, cần xem xét các nhân tố: - Mức tiêu thụ trong quá khứ và xu hướng - Chính sách về giá bán của công ty - Chính sách về quảng cáo, khuyến mãi của công ty - Chính sách về sản phẩm của công ty - Xu hướng của nền kinh tế - Xu hướng của ngành công nghiệp của công ty - Các chính sách sự kiện, pháp luật, chính trị - Các động thái của đối thủ cạnh tranh - Kết quả của các nghiên cứu thị trường b, Dự toán hoạt động: Các dự toán hoạt động được thiết lập dựa trên dự báo tiêu thụ sản phẩm. Những dự toán này chỉ ra cách công ty hoạt động để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Đối với những công ty sản xuất công nghiệp: - Dự toán sản xuất - Dự toán NVL trực tiếp - Dự toán lao động trực tiếp - Dự toán sản xuất chung - Dự toán tồn kho - Dự toán chi phí hàng bán, chi phí quản lý - Dự toán vốn bằng tiền  Đối với những công ty thương mại: Các dự toán hoạt động của công ty thương mại khác công ty sản xuất công nghiệp ở chỗ: công ty thương mại không có dự toán sản xuất, thay vào đó là dự toán mua hàng, công ty thương mại cũng không có dự toán NVL trực tiếp. Các dự toán khác thì được lập tương tự như công ty sản xuất.  Đối với những công ty dịch vụ: Căn cứ về dự toán trên doanh thu cung cấp dịch vụ, công ty sẽ thiết lập các dự toán hoạt động. Về cơ bản, các dự toán hoạt động của công ty sản xuất dịch vụ giống với các dự toán của công ty sản xuất. Điểm khác biệt là công ty dịch vụ không có dự toán thành phẩm tồn kho. c, Dự toán các báo cáo tài chính Dự toán các báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính dự kiến của công ty trong thời kì tới. Dự toán các báo cáo tài chính bao gồm: Dự toán bảng cân đối kế toán Dự toán báo cáo thu nhập Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dự toán các báo cáo tài chính được thiết lập dựa trên dự toán tiêu thụ sản phẩm và các dự toán hoạt động. III Quy trình lập dự toán gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự toán ngân sách Bước 1: Nhà quản lý các doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu chung của doanh nghiệp thông qua cuộc họp với cán bộ quản lý các phòng ban. Đây là khởi đầu và quan trọng nhất vì tất cả các báo cáo dự toán ngân sách của doanh nghiệp phải dựa vào mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Bước 2: Chuẩn bị nhân sự cho việc lập dự toán ngân sách. Tiến hành thành lập một bộ phận chuyên trách về dự toán ngân sách để thực hiện tốt hơn các mục tiêu đã đề ra ở bước 1. Bước 3: Các nhân viên chuyên trách được thành lập ở bước 2 tiến hành soạn thảo các biểu mẫu cần thiết cho công tác dự toán ngân sách. Các biểu mẫu này phải phù hợp với từng doanh nghiệp và phải cung cấp đủ các thông tin cần thiết cho việc hoạch định và kiểm soát của các doanh nghiệp. Bước 4: Bộ phận lập dự toán tiến hành rà soát và đánh giá lại toàn bộ hệ thống dự toán ngân sách trước khi tiến hành soạn thảo để bảo đảm các báo cáo dự toán ngân sách mang lại cho doanh nghiệp thông tin hữu ích và chính xác. Giai đoạn 2: Soạn thảo ngân sách Bước 1: Bộ phận lập dự toán tiến hành thu thập các thông tin cần thiết cho việc dự toán ngân sách, bao gồm những thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến hoạt động dự toán ngân sách của doanh nghiệp. - Những thông tin bên ngoài gồm: Cơ cấu kinh tế, chính sách kinh tế, lạm phát, lãi suất, mức thuế và tỷ giá hối đoái. Hiện nay, Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại quốc tế, Cơ cấu kinh tế, chính sách kinh tế, lạm phát, lãi suất, mức thuế và tỷ giá hối đoái sẽ có sự điều chỉnh. Vì vậy các doanh nghiệp phải chú ý đến các vấn đề này khi lập dự toán ngân sách.Trong dự toán ngân sách, dự toán tiêu thụ là khâu quan trọng vì dự toán tiêu thụ làm cơ sở cho các báo cáo dự toán khác. Trong trường hợp nếu doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ở nhiều địa phương khác nhau cần chú ý đến các quy định về môi trường, sự khác nhau về văn hóa ở từng địa phương, xu hướng văn hóa xã hội ở địa phương để lập dự toán tiêu thụ chính xác.Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ các nhân tố có liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh để lập dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất và dự toán thu chi tiền mặt chính xác. - Những thông tin bên trong gồm:Nắm vững mục tiêu và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét và đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh cho phép của các bộ phận để thuận lợi cho việc dự toán ngân sách.Ngoài ra, bộ phận lập dự toán còn phải chú ý đến các yếu tố khác như các đặc tính liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh: Loại, lượng, phương pháp sản xuất, và phương pháp tính giá: nhân tố con người trong doanh nghiệp như: trình độ, số lượng, tinh thần và trách nhiệm, số liệu trong quá khứ của doanh nghiệp: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tiền mặt và khấu hao tài sản cố định… Bước 2: Sau khi đã thu thập các thông tin liên quan, bộ phận chuyên trách tiến hành soạn thảo dự toán ngân sách của một doanh nghiệp bao gồm các báo cáo dự toán sau đây: Đối với doanh nghiệp sản xuất: Dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán giá vốn, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán vốn, dự toán tiền mặt, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. Bước 3: Sau khi hoàn thành các báo cáo dự toán, bộ phận chuyên trách dự toán ngân sách sẽ báo cáo cho ban lãnh đạo doanh nghiệp xem xét tính hợp lý của dự toán ngân sách. Việc xét duyệt này giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp hạn chế việc lập dự toán ngân sách thiếu tính khả thi và không phản ảnh năng lực thực tế của doanh nghiệp. Sau khi bản thảo dự toán ngân sách được duyệt nó sẽ trở thành dự toán ngân sách chính thức của công ty được công bố cho các bộ phận trong doanh nghiệp theo đó mà tổ chức thực hiện. Giai đoạn 3: Theo dõi dự toán ngân sách Trong quá trình hoạt động, bộ phận chuyên trách dự toán cần phải theo dõi và phân tích thường xuyên các sai số giữa dự toán với thực tế, và kiểm tra những yếu tố bất thường mà doanh nghiệp không ngờ đến để rút kinh nghiệm, tiến hành xem xét và điều chỉnh lại ngân sách cho các kỳ tiếp theo. IV. XÂY DỰNG DỰ TOÁN Dự toán tiêu thụ Dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán khác. Dự toán tiêu thụ được xây dựng dựa trên mức tiêu thụ ước tính với đơn giá bán. Ngoài ra dự toán tiêu thụ cũng còn đính kèm dự kiến lịch thu tiền của các quý trong kì kế hoạch. Bảng dự kiến này là căn cứ xây dựng dự toán tiền mặt hàng năm. Khoản thu tiền mặt của quý bao gồm: Khoản thu từ việc bán hàng trả chậm của quý trước cộng với khoản thu từ bán hàng ở quý hiện hành. Các yếu tố cần xem xét khi lập dự toán tiêu thụ:  Mức tiêu thụ của kì trước  Ước tính của bộ phận bán hàng  Điều kiện nền kinh tế  Hành động của đối thủ cạnh tranh  Các thay đổi về chính sách giá  Các thay đổi về cơ cấu sản phẩm  Các nghiên cứu thị trường  Các kế hoạch quảng cáo và khuyếch trương Dự toán sản xuất Căn cứ trên dự toán tiêu thụ mà nhu cầu sản phẩm của năm kế hoạch được xác định và trình bày trên bảng dự toán sản xuất. Sản lượng cần sản xuất trong năm được xác định theo công thức: Sản lượng cần sản xuất = Nhu cầu tiêu thụ kế hoạch + Nhu cầu tồn kho cuối kì - Tồn kho sản phẩm đầu kì Doanh nghiệp cần lập kế hoạch lượng sản phẩm tồn kho để chủ động và tránh tình trạng tồn kho quá nhiều làm ứ đọng vốn và phát sinh những chi phí không cần thiết. Mặt khác, lập kế hoạch tồn kho cũng để tránh tình trạng thiếu sản phẩm dẫn đến nhu cầu sản phẩm cần sản xuất vào năm sau quá lớn, có thể vượt quá năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong kì mà doanh nghiệp xây dựng dự toán về nguyên vật liệu trực tiếp. Nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp phải thỏa mãn nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất và nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp dự trữ ( tồn kho). Như vậy, nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp được xác định theo công thức sau: Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp trong kì ( mua vào) = Nhu cầu nguyên liệu trực tiếp cho sản xuất trong kì + Nguyên vật liệu trực tiếp cần để tồn kho cuối kì Nguyên liệu trực tiếp tồn kho đầu kì. Dự toán nguyên liệu trực tiếp có tác dụng đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ, đúng chất lượng nguyên vật liệu trực tiếp và đúng lúc cho sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch. Ngoài việc dự toán về khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp cần dùng, doanh nghiệp còn phải dự toán về thời gian thanh toán, chi phí mua lượng nguyên vật liệu trực tiếp đó. Dự toán về thời gian thanh toán sẽ là căn cứ của việc xây dựng dự toán tiền mặt trong kì Dự toán chi phí lao động trực tiếp Dự toán chi phí cung cấp thông tin về chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ dự toán. Dự toán chi phí căn cứ trên dự toán sản xuất. Nhu cầu về lao động trực tiếp phải được tính toán sao cho đáp ứng đủ và đúng lúc nhu cầu sản xuất. Tác dụng: Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng lao động, không bị tình trạng thiếu hoặc thừa lao động Nhu cầu chi phí lao động trực tiếp được tính dựa trên nhu cầu thành phẩm mỗi kỳ với định mức thời gian lao động trực tiếp cho mỗi đơn vị thành phẩm Dự toán chi phí sản xuất chung cung cấp cho chúng ta thông tin về chi phí sản xuất chung trong kỳ kế toán Dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng theo định phí và biến phí sản xuất chung căn cứ trên đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung và tổng mức độ hoạt động căn cứ kế hoạch Dự toán chi phí sản xuất chung còn là căn cứ xây dựng dự toán tiền mặt Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ là cơ sở quan trọng để đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp Dự toán thành phẩm phải được xây dựng trên cơ sở dự toán về số lượng tồn kho cuối kỳ và dự toán về đơn giá gốc hàng tồn kho Dự toán giá trị hàng tồn kho cuối kỳ  Dự toán số lượng hàng  Dự toán lượng tồn kho cuối kỳ tồn kho cuối kỳ = Dự toán đơn giá gốc hàng tồn kho Dự toán số lượng hàng  tỉ lệ tồn kho tồn kho cần cho sản xuất cuối kỳ ước tính Dự toán đơn giá gốc của hàng tồn kho được xác định phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và từng loại hàng tồn kho: Trong doanh nghiệp sản xuất đơn giá dự toán của nguyên vật liệu được xác định cho từng loại,từng thứ vật liệu, căn cứ vào giá thị trường,điều kiện giao nhận… Trong doanh nghiệp thương mại dự toán đơn giá gốc của hàng hóa cũng được xác định cho từng loại,từng thứ hàng hóa trên cơ sở giá thị trường của hàng hóa , nguồn cung cấp hàng hóa và các điều kiện khác liên quan đến quá trình thu mua hàng hóa. Dự toán chi phí lưu thông và quản lý Dự toán các hoạt động ngoài sản xuất là dự toán về chi phí phát sinh cho các hoạt động ngoài sản xuất. Dự toán chi phí lưu thông và quản lý bao gồm các khoản chi phí ước tính sẽ được phát sinh trong kỳ kế hoạch ở lĩnh vực ngoài sản xuất. Dự toán này là bảng tổng hợp các dự toán chi phí ở các khâu lưu thông và quản lý Dự toán chi phí lưu thông và quản lý cũng được lập theo tính chất tác động của chi phí theo kết quả lao động Dự toán tiền mặt Dự toán tiền mặt gồm 4 phần chính:  Phần thu  Phần chi  Phần cân đối chi phí  Phần tài chính  Phần thu: bao gồm số dư tiền mặt tồn quỹ đầu kỳ cộng với tất cả các khoản thu tiền mặt trong kỳ.  Phần chi: bao gồm toàn bộ các khoản chi tiền mặt được dự toán,gôm chi phí mua nguyên vât liệu trực tiếp, chi trả lương lao động trực tiếp, khoản chi phí chung…Ngoài ra các khoản chi thuế, chi mua TSCĐ( nếu có), hoặc chi trả tiền vay ngân hàng hoặc trả tiền lãi cổ phần.  Phần cân đối thu chi: Nếu bội chi thì doanh nghiệp có kế hoạch vay tiền mặt ở ngân hàng Nếu bội thu thì doanh nghiệp có thể trả bớt các món nợ vay hay đầu tư ngắn hạn  Phần tài chính: Phản ánh một cách chi tiết việc vay và trả lãi tiền nợ vay trong kỳ để hỗ trợ nhu cầu tền mặt của doanh nghiệp Dự toán tiền mặt theo kỳ càng ngắn càng tốt. Nhiều doanh nghiệp lập dự toán một tuần một lần, những doanh nghiệp lớn thì lập dự toán hằng ngày. Tuy nhiên, thông thường dự toán tiền mặt được lập theo quý hoặc theo tháng. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Khái niệm: Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một tài liệu phản ánh lợi nhuận ước tính thu được trong năm kế hoạch có tác dụng làm căn cứ so sánh, đánh giá quá trình thực hiện sau này của doanh nghiệp. - Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bảng tóm tắt về doanh thu và tổng chi phí dự kiến của một thời kỳ trong tươ ng lai, dự toán kết thúc với thông tin về tình hình lời (lỗ) ròng của thời kỳ đó. Các nhà phân tích phải sử dụng thông tin từ ngân sách bán hàng để xác định doanh thu, thông tin từ ngân sách sản xuất để xác định giá vốn hàng bán và thông tin từ các ngân sách hoạt động để xác định chi phí cho dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Dự toán bảng tổng kết tài sản. - Khái niệm: Bảng tổng kết tài sản thực chất là bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp dùng để khái quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định. - Dự toán bảng tổng kết tài sản được lập dựa vào số liệu của bảng cân đối kế toán năm trước và các bảng dự toán được thiết lập ở những phần dự toán trước. - Với thông tin từ dự toán báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ kết hợp với bảng cân đối kế toán đầu kỳ, chúng ta có thể dễ dàng xây dựng dự toán bảng cân đối kế toán cho thời kỳ lập kế hoạch. Số dư cuối kỳ của các tài khoản chính là số dư của năm trước cộng với chênh lệch ngân quỹ trong thời kỳ dự đoán. Đối với bên tài sản, nếu thay đổi tài chính thuộc bên nguồn thì số dư tài sản cuối kỳ sẽ bằng số dư tài sản đầu kỳ trừ đi chênh lệch và ngược lại. Đối với bên nguồn vốn, nếu thay đổi tài chính thuộc về nguồn thì chúng ta sẽ cộng khoảng chênh lệch vào số dư đầu kỳ để xác định số dư cuối kỳ và nếu thuộc về bên sử dụng thì trừ chênh lệch khỏi số dư đầu kỳ. B. BÀI TẬP Bài 60 Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần thương mại vào ngày 31/3/200N như ở trang sau. Công ty xây dựng kế hoạch của quý II trên cơ sở các tài liệu bổ sung sau đây: 1. Doanh thu bán hàng dự kiến là 250trđ trong đó 60trđ thu ngay còn lại chậm trả, trong số chậm trả này thì một nửa được trả trong quý, số còn lại trả vào quý sau. Tất cả các khoản phải thu đều được thu trong quý. 2. Mua hàng dự kiến là 200trđ trong quý. Toàn bộ hàng mua được trả như sau: có 40% được trả ngay trong quý mua còn lại trả trong quý tiếp theo. Tất cả các khoản phải trả sẽ được chi trả trong quý. 3. Số dư hàng tồn kho dự kiến cuối quý là 40trđ 4. Các chi phí hoạt động dự kiến trong quý là 51tr gồm có khấu hao tài sản cố định. Tất cả đều chi bằng tiền mặt ngoại trừ khấu hao là 2tr. 5. Khoản vay ngày 31/3 trên bảng cân đối kế toán phải trả trong quý 2, tiền lãi dự kiến phải trả trong quý là 500000đ bằng tiền mặt Bảng cân đối kế toán 31/3/200N( đv: trđ) 1 Tài sản 1a. Tiền mặt 8 1b. Các khoản phải thu 72 1c. Hàng tồn kho 30 1d. TS cố định 500 Tổng cộng 610 2 Nguồn vốn 2a. Phải trả người bán 15 2b. vay ngân hàng 90 2c. Vốn cổ đông 420 2d. Lợi nhuận tích lũy 85 Tổng cộng 610 6. Dự kiến mua thiết bị mới có giá trị là 9tr 7. Quý II dự kiến vay ngân hàng 18tr đ bằng tiền mặt Yêu cầu: 1. lập dự toán tiền mặt quý II 2. Lập dự toán báo cáo kết quả kinh doanh quý II 3. Lập dự toán bảng cân đối kế toán quý II 1. Lập dự toán tiền mặt quý II Tồn quỹ đầu quý II 1. Thu trong quý - Doanh thu bán hàng - Các khoản phải thu quý I Tổng thu 2. Các khoản phải chi - Mua hàng Đơn vị : 1000.000d Quý 2 8 155 72 235 80 - Các khoản phải trả quý II - Chi phí hoạt động dự kiến - Mua thiết bị mới Tổng chi 3. Cân đối thu chi: ((1) - (2)) 4. Hoạt động tài chính - Vay ngân hàng đầu quý - Trả nợ vay ngân hàng Tổng cộng hoạt động tài chính Tiền mặt tồn quỹ cuối quý II 15 51 9 155 80 18 90,5 72,5 7.5 2. Lập dự toán báo cáo kết quả kinh doanh quý II Doanh thu Trừ: giá vốn hàng bán Lãi gộp Trừ: chi phí quản lý và lưu thông Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh Trừ: chi trả lãi nợ vay Lãi thuần trước thuế Trừ: thuế thu nhập (25%) Lãi thuần sau thuế ĐVT: đồng 250.000.000 200.000.000 50.000.000 0 50.000.000 500.000 49.500.000 12.375.000 37.125.000 chi phí toàn bộ Chỉ tiêu 1. Doanh thu 2. Giá vốn 3. Lãi gộp 4. Chi phí bán hàng 5. Chi phí QLDN 6. Lãi thuần Quý II (đồng) 250000000 200000000 50000000 0 51000000 (1000000) 3. Lập dự toán bảng cân đối kế toán quý II Đơn vị : 1000.000d A. Tài sản 1. Tiền mặt 7,5 2. Các khoản phải thu 95 3. Hàng tồn kho 40 4. Tài sản cố định 509 Tổng tài sản 651,5 Theo phương pháp B. Nguồn vốn 1. Phải trả người bán 2. Vay ngân hàng 3. Vốn cổ đông 4. Lợi nhuận tích lũy Tổng nguồn vốn 120 18 420 93.5 651.5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng