Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tham luận...

Tài liệu Bài tham luận

.DOC
5
185
128

Mô tả:

Bài tham luận KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TỐT ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN Diệp Thị Mai Trang- Lớp K16B-SPTH Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô, cùng toàn thể các bạn sinh viên có mặt trong diễn đàn trao đổi kinh nghiệm ngày hôm nay. Đầu tiên, cho tôi gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới quý vị đại biểu, quý thầy cô và tất cả các bạn sinh viên trong hội trường. Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là: Diệp Thị Mai Trang, sinh viên lớp K16B khoa SPTH, nhóm trưởng nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học năm 2013-2014 là:” Tìm hiểu các dạng bài tập về câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4” và đạt giải nhất trong hội nghị NCKH cấp khoa vừa rồi.  Quá trình nghiên cứu của nhóm tôi trải qua các bước sau: Bước 1: Hình thành ý tưởng nghiên cứu Vấn đề đầu tiên mà các bạn sinh viên thường hay gặp phải là tìm kiếm ý tưởng cho đề tài. Thông thường, đề bắt đầu một đề tài NCKH, chúng ta cần xác định chính xác nội dung nghiên cứu. Đó là vấn đề phát sinh trong quá trình học tập của sinh viên, hoặc sự phát triển các đề tài có trong tiểu luận trên lớp học.... Đề tài được chọn nên chứa đựng trong nó những vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa cao. Tên đề tài nên được “ chính xác hóa”, “cụ thể hóa” về mặt đối tượng nghiên cứu, cũng như về thời gian và không gian khảo sát. Tên đề tài cần được viết rõ ràng, tránh dài dòng hoặc gây hiểu lầm không cần thiết. Bản thân tôi có một sự quan tâm đặc biệt tới các dạng bài tập về câu trong chương trình Tiếng Việt. Nó được ứng dụng thực tế trong quá trình học tập của sinh viên cũng như công việc tham gia giảng dạy sau này.  Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, dưới sự giúp đỡ của TS. Lê Thu Bình, tôi cùng các thành viên trong nhóm đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài : “ Tìm hiểu các dạng bài tập về câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4” Bước 2: Viết đề cương nghiên cứu Sau khi đã chọn ý tưởng bạn nên cụ thể nó bằng cách lập đề cương và đáp ứng được các nội dung sau: đặtvấn đề, đối tượng nghiên cứu, các giả thuyết, phương pháp,tài liệu tham khảo.... + Đặt vấn đề: vấn đề của bạn có cấp bách không? Có mới mẻ và có tính khả thi không? + Đối tượng nghiên cứu và các khách thể liên quan: Xác định rõ đối tượng là những vấn đề còn con người là khách thể. + Các giả thuyết: giả thuyết chính là những dự đoán của bạn về vấn đề và cách giải quyết vấn đề của bạn. Bước 3: Thành lập nhóm Bạn không thể đảm nhiệm mọi công việc được, do đó bạn phải thành lập nhóm. Một nhóm tốt nhất là 3 người, bạn nên chọn những người có đam mê NCKH và hợp với bạn, dễ liên lạc, có máy vi tính,... Bước 4: Tìm người hướng dẫn Tùy theo lĩnh vực mà bạn chọn giáo viên hướng dẫn phù hợp. Nếu đề tài của bạn thuộc lĩnh vực xã hội thì bạn nên chọn những giảng viên thuộc các bộ môn xã hội,... Nếu chưa thể gặp trực tiếp, bạn có thể liên lạc với thầy cô qua số điện thoại mà bạn biết. Trước khi gặp trực tiếp, bạn nên chuẩn bị kỹ những câu hỏi, những vấn đề mà bạn cần tư vấn. Bạn cũng cần có số điện thoại nhà và email để tiện liên lạc khi giảng viên đi công tác. Bước 5: Tìm kiếm tài liệu, phương pháp nghiên cứu Hiện nay sinh viên cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, thông tin phục vụ đề mục “Lịch sử nghiên cứu đề tài” (Hay tổng quan tình hình nghiên cứu). Những đề tài đã hoặc đang nghiên cứu liên quan đến vấn đề sinh viên quan tâm có thể tham khảo tại nhiều nguồn khác nhau, trong đó internet là công cụ hiệu quả để tìm kiếm thông tin. Ngoài ra, sinh viên có thể sử dụng danh mục tài liệu trong thư viện của trường, các luận văn, đồ án tốt nghiệp của các khoa. Về phương pháp nghiên cứu, sinh viên chủ yếu tiến hành đề tài bằng phương pháp điều tra, thu thập và xử lý thông tin... Nhưng chưa được thực hiện triệt để. Bước 6: Làm việc nhóm Yêu cầu làm việc nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt trong học tập và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, cần phải đặt ra và tuân thủ những nguyên tắc như sau: - Hãy đúng giờ: Đó là điều giúp các thành viên trong nhóm làm việc không phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận cho bạn. - Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu: Tránh nói những chuyện về những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung. - Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ: Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Hãy rõ ràng và ngắn gọn. Luôn ý thức rằng bạn đang sử dụng thời gian của tất cả mọi người. - Đừng ngắt lời người khác: Hãy lắng nghe và cố hiểu họ. Nếu có gì chưa rõ bạn hãy hỏi lại khi họ kết thúc. - Hãy đoàn kết để đạt mục tiêu chung: Hãy thuyết phục mọi người bằng những lí lẽ, dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc. - Đừng chỉ trích: Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó thiếu thực tế đến đâu => Đặc biêt, nếu bạn là nhóm trưởng thì cần phát huy vai trò của mình, đánh giá và lập ra mục tiêu của nhóm. Giám sát công việc của nhóm để đảm bảo các cá nhân làm việc hướng đến mục tiêu chung. Bạn nên chr động giao trách nhiệm dựa trên sáng kiến của mỗi thành viên trong nhóm, khuyến khích phương pháp làm việc tốt nhất cho họ Bước 7: Thực hiện đề tài, viết báo cáo Đầu tiên, cần tiến hành khảo sát sau đó lập đề cương chi tiết. Căn cứ vào kết quả thu được có sự thay đổi hoặc bổ sung các thông số khảo sát cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu cần thay đổi cho phù hợp với yêu cầu. Cuối cùng đề tài nghiên cứu được trình bày cho phù hợp với thể lệ của đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa. Những thuận lợi và khó khăn đối với sinh viên khi làm nghiên cứu khoa học. 1.Thuận lợi - NCKH là một trong những hoạt động được nhà trường cũng như khoa đặc biệt quan tâm. Đoàn khoa thường xuyên tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học. Đó là những cơ hội để các bạn được có thêm những kiến thức về chuyên môn mình đang theo học, nắm được xu hướng phát triển của ngành nghề mình đang theo học trong tương lai để có những bước đi đúng đắn. - Ngoài ra, các bạn luôn được các thầy cô phụ trách luôn động viên, khuyến khích các bạn tham gia nghiên cứu khoa học. Đồng thời sinh viên chủ động tìm hiểu về chuyên ngành mình đang học, sớm xác định hướng đi cho mình, có ý thức học tập tốt hơn. - Có điều kiện tiếp xúc với môi trường công việc của ngành nghề mình đang theo học, do vậy sẽ hiểu hơn về ngành nghề của mình và thêm yêu nghề hơn. - Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn khi làm đề tài tốt nghiệp do đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức 1 NCKH cũng như trình bày kết quả NCKH của mình trước hội đồng. - Với việc tham gia NCKH và đạt giải, có thể nói đây là một lợi thế của các bạn khi nộp đơn xin việc sau khi tốt nghiệp ra trường. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi mà các bạn có được khi thực hiện đề tài, các bạn còn gặp phải những khó khăn như:: - Hầu hết các bạn sinh viên tham gia NCKH là những sinh viên năm thứ 2, hay năm 3, nên quỹ thời gian hạn hẹp và phải đảm bảo được kết quả học tập của mình không bị ảnh hưởng. - Một số đề tài, sinh viên có thể gặp khó khăn như thiếu thốn về cơ sở vật chất. - Áp lực phải hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định. => Vì vậy, ngay từ bây giờ, các bạn hãy tìm hiểu và hình thành cho mình một định hướng nghiên cứu rõ ràng và từng bước thực hiện chúng. * Một số kinh nghiệm của bản thân: - Đầu tiên, để có thể đi đến đích cuối cùng của công trình nghiên cứu đòi hỏi bạn phải thật sự có niềm đam mê nghiên cứu và kiên trì, quyết tâm theo đến cùng. - Bạn cần nắm được một số kiến thức cơ bản về NCKH, cách thu thập thông tin, cách viết đề cương chi tiết... do đó, nếu bạn có dự định nghiên cứu khoa học thì cần nghiên cứu thật kỹ môn học này. - Tìm hiểu trên website và các công trình nghiên cứu trước có liên quan tới công trình nghiên cứu của mình để ban đầu hình thành được cái nhìn cơ bản, sơ bộ đối với đề tài nghiên cứu của mình. - Tìm hiểu và chủ động liên hệ với các thầy cô hướng dẫn. Trên đây là tham luận của tôi về “ Kinh nghiệm thực hiện tốt đề tài NCKH sinh viên”. Xin cảm ơn tất cả mọi người đã lắng nghe, chúc các bạn đang có ý tưởng hoặc đã có ý tưởng NCKH sẽ thành công. Cuối cùng, kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô và các bạn sức khỏe, và thành công trong cuộc sống, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan