Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Môn văn Bài tham khảo đề Lí luận Văn học ( rất hay)...

Tài liệu Bài tham khảo đề Lí luận Văn học ( rất hay)

.DOC
16
1002
104

Mô tả:

Đề 1.Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”( Kim  Lân) và “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện  “Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu). 1.Vài nét về tác giả, tác phẩm ­ Kim Lân ( 1920­2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị về  đề tài nông thôn và nông dân. Sáng tác của Kim Lân phản ánh chân thực, xúc động cuộc sống  của người dân quê mà ông hiểu biết sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ. “Vợ nhặt” là một  trong những truyện ngắn hay nhất của nhà văn Kim Lân và của văn xuôi hiện đại Việt Nam sau  1945, trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”; ­ Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.  Hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ, thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ đổi mới sau 1975.  Ở thời kỳ đổi mới, Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong và đạt  được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm 1983 là một  truyện ngắn đặc sắc của ông trong chặng đường văn thời kỳ đổi mới.  ­ Nêu ý kiến cần nghị luận: chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”( Kim Lân) và “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện “Chiếc  thuyền ngoài xa” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. 2.Cảm nhận hai chi tiết nồi chè khoán và xương rồng luộc chấm muối a.Cảm nhận chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”( Kim Lân) *Ý nghĩa về nội dung  ­ Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: trong bữa cơm ngày đói đón con dâu mới của bà cụ Tứ ­ Thể hiện số phận của một bà mẹ nghèo khổ trong nạn đói Ất Dậu năm 1945 ­ Tâm trạng vui mừng của bà cụ Tứ trong ngày hạnh phúc của con trai ­ Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng ­ Chi tiết có giá trị hiện thực: gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít lúc bấy giờ. Chính  chúng là thủ phạm đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bi đát nhất. ­ Chi tiết có giá trị nhân đạo: trong tận cùng của cái đói, cái chết, người nông dân Việt Nam vẫn  thương yêu, cưu mang nhau, có niềm tin vào tương lai và sự sống bất diệt. * Ý nghĩa nghệ thuật : ­ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sắc nét tính cách, tâm  lí và hành động của nhân vật bà mẹ nghèo nhưng rất thương con  ­ Là chi tiết nhỏ nhưng gửi gắm tư tưởng lớn: tin tưởng vào khát vọng sống hạnh phúc và sức  mạnh của tình thương, của tình người.  b.Cảm nhận chi tiết “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng  chài ... *Ý nghĩa về nội dung  ­ Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết: trong lời kể của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu tại toà  án huyện. ­ Lời kể của người đàn bà đã hé mở cuộc đời lam lũ, bất hạnh của chính bà và của cả gia đình  bà; ­ Dự báo nguyên nhân của nạn bạo hành gia đình mà bà sẽ kể tiếp sau đó cho chánh án Đẩu và  nghệ sĩ Phùng nghe ở phần sau. Lão đàn ông vì khổ quá nên xách bà ra đánh; ­ Chi tiết có giá trị hiện thực: phản ánh cái đói, cái nghèo của người dân miền biển nói riêng, của  người dân nói chung thời hậu chiến; ­ Chi tiết có giá trị nhân đạo: Nhà văn thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối  tăm của con người; gióng lên tiếng chuông báo động về tình trạng bạo hành gia đình mà gốc rễ  của nó chính là do đói nghèo gây ra. * Ý nghĩa nghệ thuật : ­ Là chi tiết chân thực, tạo cầu nối giữa phần trước đó và sau đó để mạch truyện được dẫn dắt  tự nhiên, góp phần tạo tình huống nhận thức của câu chuyện. ­ Là chi tiết nhỏ nhưng gửi gắm tư tưởng và nghệ thuật mới mẻ của nhà văn: cần quan tâm  nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường. 3.Về sự tương đồng và khác biệt ­ Tương đồng. Cả hai chi tiết đều gợi nhớ đến cái đói trong cuộc sống, góp phần biểu hiện tình  mẫu tử thiêng liêng. Những chi tiết đó đều bộc lộ khả năng sáng tạo độc đáo của các nhà văn  Việt Nam trước và sau năm 1975. ­ Khác biệt. “Chè khoán” của bà cụ Tứ đã gửi gắm bức thông điệp: trong cái đói, cái chết thì sự  sống đã ươm mầm, trong khổ đau đã có hạnh phúc, trong hiện tại đã thấy tương lai. “ Xương  rồng luộc chấm muối” tạo ra sức ám ảnh lớn với người trong cuộc ( trong truyện là nhân vật  Phùng và chánh án Đẩu) và người ngoài cuộc ( bạn đọc), đó là: chính cái đói, cái nghèo sinh ra  tội ác. Phải có cái nhìn toàn diện và nhân văn về số phận con người sau chiến tranh Đung đưa một cách nhẹ nhàng trong từng câu chữ trước khi ngủ nhé các mem Biểu tượng cảm  xúc heart DẤU ẤN ĐA THANH TRONG GIỌNG ĐIỆU PHÊ BÌNH CỦA XUÂN DIỆU Xuân Diệu là một nhà phê bình có duyên bởi một giọng điệu đặc sắc riêng. Giọng điệu góp phần  rất lớn trong sự thành công của nhà phê bình. Hồ Anh Thái có nói rằng: “ Người có phong cách  chính là không khư khư bám lấy một phong cách cố định, bất biến. Có phong cách tức là phải đa giọng điệu, dù anh có đổi giọng đến thế nào thì vẫn là trên cái nền tảng văn hóa của anh, trên cái tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh mà thôi”. Có lẽ vậy mà nhiều nhà văn rất khổ công  trong việc tìm tòi thể nghiệm tạo được phong cách độc đáo với giọng điệu khá đa dạng. Vì thế  mà phê bình thơ của Xuân Diệu có một phong cách riêng, một dấu ấn riêng luôn mang lại những  nhã thú văn chương mới mẻ và giá trị độc đáo cho văn học. 1. Trong phong trào Thơ mới, Xuân Diệu hiện diện với tư cách là một cây đại thụ mang hồn thơ  nồng nàn đến si mê, ham hố đến cuồng nhiệt ­ Hoài Thanh từng gọi đấy là cái “nguồn sống dào  dạt chưa từng thấy…”. Sự nghiệp sáng tác văn học của Xuân Diệu khá đồ sộ. Bên cạnh thơ ­ địa hạt mà Xuân Diệu đã dành phần lớn bút lực của đời mình, ông còn có mảng phê bình văn học  khá đặc sắc. Nhưng xét đến cùng, “Văn hay thơ thì vẫn là hình ảnh phập phồng nóng hổi của  một trái tim đắm say sự sống, mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu” (Nguyễn Đăng Mạnh). Xuân Diệu là một nhà phê bình có duyên bởi một giọng điệu đặc sắc riêng. Giọng điệu góp phần  rất lớn trong sự thành công của nhà phê bình. Hồ Anh Thái có nói rằng: “ Người có phong cách  chính là không khư khư bám lấy một phong cách cố định, bất biến. Có phong cách tức là phải đa giọng điệu, dù anh có đổi giọng đến thế nào thì vẫn là trên cái nền tảng văn hóa của anh, trên cái tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh mà thôi”. Có lẽ vậy mà nhiều nhà văn rất khổ công  trong việc tìm tòi thể nghiệm tạo được phong cách độc đáo với giọng điệu khá đa dạng. Vì thế  mà phê bình thơ của Xuân Diệu có một phong cách riêng, một dấu ấn riêng luôn mang lại những  nhã thú văn chương mới mẻ và giá trị độc đáo cho văn học. 2. Đến với phê bình thơ của Xuân Diệu chúng ta không khỏi ngạc nhiên trước lối lập luận khúc  chiết, sắc sảo. Người đọc bị lôi cuốn bởi chất văn in đậm phong cách Xuân Diệu, khiến ông  không lẫn với một ai khác. Dẫu cùng nghiên cứu về cùng một đề tài, một tác giả trong cùng một  thời kỳ văn học, nhưng Xuân Diệu đã tìm cho mình một cách diễn đạt riêng, một giọng điệu riêng  trên hành trình phê bình văn học của mình. Khẳng định sự đóng góp và thành công lớn của ông  trong tiểu luận Các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Mà có lẽ ấn tượng lớn nhất vẫn là dấu ấn về sự đa thanh trong giọng điệu phê bình của Xuân Diệu. Trong hai tập tiểu luận người đọc đã đi từ ngạc  nhiên này đến ngạc nhiên khác ở sự biến hóa phong phú trong giọng điệu phê bình nhà thơ  Xuân Diệu, chính điều này khiến nhiều người đã cho rằng đọc văn phê bình của Xuân Diệu mà  như đang ngốn ngấu một cuốn truyện hay, li kỳ và hấp dẫn. Giọng điệu hóm hỉnh Khi viết hay khi nói, Xuân Diệu thường “cù” cho người đọc, người nghe cười. Ông quan niệm  phải khích động như thế cho người nghe, người đọc sôi nổi lên, đỡ chán. Điều này đã làm cho  những bài viết của Xuân Diệu bao giờ cũng dí dỏm, đọc rất thú vị. Chẳng hạn khi đọc những câu  thơ sau của Nguyễn Trãi:` Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then…  Thong thả lại toan nào của tích Bạc mai vàng cúc để cho con” Xuân Diệu hóm hỉnh bình luận rằng: “Ức Trai thật giàu có, kho của Nguyễn Trãi thu chứa gió  trăng mà đầy đến nỗi vượt qua nóc, thuyền của Nguyễn Trãi chở nặng khói và ráng đến nỗi oặn  vẹo cả then thuyền; Nguyễn Trãi giàu thật! Người lại còn tích trữ vàng bạc nữa, đặng để gia tài  lại sau cho con cháu; vàng là vàng của hoa cúc; bạc là bạc của hoa mai, chữ thong thả đúng là  để nói đùa. Xuân Diệu nhận xét Nguyễn Trãi giàu có, nhưng cái độc đáo là Xuân Diệu đã khẳng định sự giàu có ấy nhờ gió, trăng, thu, yên hà. Xưa nay mấy ai gọi đó là gia tài, thế mà Xuân Diệu đã “vui vẻ”  đưa ra cách nói bất ngờ dí dỏm như thế. Đặc biệt hơn, lạ hơn là thuyền chở nặng khói và ráng  đến nỗi oặn vẹo cả then thuyền lời bình của Xuân Diệu làm ta cảm nhận khói và ráng tạo nên  sức nặng của thuyền làm cho thuyền trĩu xuống. Phải chăng sức nặng của lời bình cũng là ở đó? Tất nhiên cái dí dỏm của Xuân Diệu không chỉ là “cù người ta cười” mà thể hiện được vẻ đẹp  trong cốt cách con người Ức Trai. Nguyễn Trãi là nhà thơ, gia tài của một nhà thơ phải chăng chỉ có cúc mai tùng, là thiên nhiên tinh khiết, là gia tài lớn nhất, giá trị nhất để lại cho con cháu mai  sau. Nó khẳng định cái cốt cách thanh cao, không vướng bận đời sống vật chất tầm thường của  ông. Tâm hồn đẹp gặp cái đẹp trong thiên nhiên và đã tạo nên những câu thơ đẹp của Nguyễn  Trãi. Bằng lời bình vừa hóm hỉnh vừa sâu sắc, một lần nữa Xuân Diệu làm sống dậy những câu  thơ để đời của Nguyễn Trãi. Giọng điệu uyên bác Xuân Diệu là một trí thức Tây học lại từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế Xuân Diệu  am hiểu tường tận các kỹ xảo thơ ca truyền thống. Sang trọng và hiện đại trên nền truyền thống,  đó là cốt cách thơ ông. Cái chất trẻ trung nồng cháy, si mê và hiện đại trong thơ Xuân Diệu đã  hòa mình vào dòng thơ ca dân tộc, cùng với thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, thơ là sự  tiếp biến các nền văn hóa. Vì thế có những bài, đoạn bình thơ câu chữ sắc sảo, sang trọng mang một giọng điệu rất uyên bác thâm hậu. Nếu như trong sáng tác thơ ca, Xuân Diệu đã rất uyên bác trong dùng từ, dùng ngữ, hình ảnh,  thanh điệu…thì trong văn phê bình Xuân Diệu cũng rất “đắc đạo” trong cách chọn lựa từ ngữ độc đáo, gây được nhiều ấn tượng.  Đánh giá tài năng Tú Xương, Xuân Diệu viết: “Tôi nghĩ chúng ta cần phải lần trở lên Nguyễn  Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương và thống nhất hai luồng trữ tình và trào phúng lại trong một: một trái tim, một linh hồn, một trí tuệ, một tài năng, của một thi sĩ. Và tôi gọi: Nhà thơ lớn Tú  Xương.” (Các nhà thơ cổ điển Việt Nam) Ở lời bình trên để nhấn mạnh tài năng Tú Xương, Xuân Diệu đã không ngần ngại đặt Tú Xương  cạnh các nhà thơ lớn nhằm khẳng định một cách chắc chắn dấu ấn riêng của Tú Xương. Chữ  “một” lặp đi lặp lại năm lần đã khắc sâu vào tâm khảm người đọc những tài năng lớn lao của Tú  Xương. Chỉ có một tấm lòng như Tú Xương, một phong cách thơ độc đáo khác người như Tú  Xương. Một trái tim, một linh hồn, một trí tuệ, một tài năng, của một thi sĩ Tú Xương, duy nhất Tú  Xương không lẫn vào ai được. Đó chính là điều mà Xuân Diệu muốn nói. Cách bình ấy, lối nói ấy thật thông minh và thật thấu đáo. Giọng sôi nổi nhiệt thành ấy chỉ có ở văn phong phê bình Xuân  Diệu. Đánh giá cách sử dụng từ ngữ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu bình luận: “ Lòng Xuân Hương có lửa, tay Xuân Hương có điện, nên các chữ đều sống cả lên, nó có thể bò lổm ngổm,  có thể mấp máy, có thể bay, có thể duỗi, có thể khom khom, ngửa ngửa, nó có thể chũm chọe, hi ha, cốc om, khua, vỗ, nó có thể um, xoe, xóe, loét, rì; nó có thể nối nhau thành chuỗi vần vang  động:bom, chòm, om, mòm, tom, hoặc ọp ẹp: heo, leo, kheo, teo, lèo; chúng ta có thể đố ai tìm  được trong thơ Hồ Xuân Hương những chữ nào mà âm thanh bẹp dí, những chữ chết nào đứng  trơ không cựa quậy ở trong câu. Đây không phải là kỹ thuật đâu! Đấy là tâm hồn truyền sức sống cho ngôn ngữ.” (Các nhà thơ cổ điển Việt Nam) Phải nghiên cứu kỹ càng, phải đồng cảm sâu sắc Xuân Diệu mới có những phát hiện tinh tế như  thế về hồn thơ Xuân Hương. Ai cũng biết, bò lổm ngổm, mấp máy, khom khom, ngửa ngửa,  chũm chọe, hi ha, cốc om, khua, vỗ, um, xoe, xóe, loét, rì; bom, chòm, om, mòm, tom, hoặc ọp  ẹp: heo, leo, kheo, teo, lèo; vốn dĩ là những động từ và cách gieo vần trong thơ Hồ Xuân Hương. Cái thông minh của người bình luận là đã mượn ngay chính những từ ngữ của nhà thơ Hồ Xuân  Hương để khái quát đặc điểm thơ của bà, cách khái quát như thế đạt đến đỉnh cao của sự sâu  sắc và chính xác. Xuân Diệu đã lựa chọn những từ ngữ tiêu biểu, ấn tượng nhất để nhằm nói cái độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương. Cách lập luận ấy của Xuân Diệu làm cho văn phê bình của  ông trở nên sống động, thuyết phục và chứng minh được nhận định: “lòng Xuân Hương có lửa,  tay Xuân Hương có điện”, chứng minh được chữ nghĩa của Hồ Xuân Hương quả thực luôn cựa  quậy, sống động. Cái bí quyết của thơ Xuân Hương là lửa sống và ngôn ngữ là được điều khiển  bởi tâm hồn. Người sáng tác thơ tài hoa, người bình thơ cũng hết sức tài hoa. Nếu không có lửa  trong tâm hồn, Xuân Diệu không thể viết được những lời bình như thế. Giọng điệu mộc mạc bình dân Có khi lời bình của Xuân Diệu không cầu kỳ mà giản dị như vắt ra từ chính cuộc sống dân dã  vốn có của lẽ đời vậy. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, khi Trịnh Hâm được tha, Nguyễn Đình Chiểu viết: Hâm rằng: “khỏi chết rất vui” Vội vàng cúi lạy, chân lui ra về Xuân Diệu bình: “Thật không còn gì tư thế của một con người, nó thốt ra mồm mừng rỡ: “khỏi  chết rất vui!”, rồi ngoắt đuôi cút thẳng.” Mắng Trịnh Hâm, Xuân Diệu không ngần ngại chỉ thẳng, nó thốt ra mồm mừng rỡ: “khỏi chết rất  vui!”, rồi ngoắt đuôi cút thẳng. Từ “mồm” và từ “ngoắt đuôi cút thẳng” ở đây được dùng rất thú vị.  Nó giúp ta hình dung được điệu bộ thảm hại, hèn nhát của Trịnh Hâm, thái độ khinh bỉ của Xuân  Diệu cũng lộ rõ khi ông nói hắn “ngoắt đuôi cút thẳng”. Xuân Diệu giống như đang hiện diện ở  thế kỷ XIX, chứng kiến tận mắt cảnh Trịnh Hâm khúm núm tháo chạy mà mắng mỏ mà phê phán  một cách cay nghiệt đối với kẻ bất nhân trong xã hội. Trong bài Sắm tết của Tú Xương có câu thơ cuối: “…Sang năm quyết mở ngôi hàng mứt/ Lại  rưới thêm vào tí nước hoa.” Xuân Diệu bình: “ Câu thơ kết, tinh quái làm sao! Nói được cái xảo  trá làm hàng làm họ, lấy nước hoa nước hoét phủ trùm lên, át hết cái dơ bẩn! Tí nước hoa; tôi  đọc thì tôi thấy cả một bà hàng béo bự môi bôi son đang chúm miệng lại, nói “tí nước hoa”, và  đang ra hiệu vẩy ngón tay út.” (Các nhà thơ cổ điển Việt Nam) Xuân Diệu bình thơ mà như đang trò chuyện, cách nói của ông cùng với lượng từ ngữ nôm na  sống động, người đọc như thấy hiện ra điệu bộ cử chỉ của người bình thơ thật giản dị mộc mạc.  Với cách dùng từ “nước hoa nước hoét”, Xuân Diệu không còn trong vai của một nhà phê bình  mà trong vai của một người mua hàng đang đứng trước bà hàng béo bự môi bôi son đang chúm  miệng lại, nói “tí nước hoa”, mà quan sát sự xảo trá của mụ ta một cách căm tức. Lối bình ấy quả đã có sự nhập thần ghê gớm. Có lẽ thế Xuân Diệu hấp dẫn người đọc bởi những cách nói mới, không dẫm chân lên lối mòn  mà vẫn điễn đạt được nhận thức đối tượng, chiều sâu của ý nghĩ và tình cảm. Trong sáng tác thơ ca, Xuân Diệu đã có rất nhiều ý thơ, hình ảnh thơ rất ấn tượng (Tháng giêng  ngon như một cặp môi gần…), và ngay trong văn phong phê bình, Xuân Diệu cũng chứng minh  được bản lĩnh của một người cầm bút, với cách diễn đạt làm cho người đọc phải bất ngờ thán  phục, với một cái tâm tha thiết yêu thơ, với một đôi tai biết thẩm âm trước một áng thơ đẹp. Đúng như ai đó đã nói khi dấn vào lĩnh vực nghiên cứu phê bình, Xuân Diệu đã cầm theo câu ca  “Mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội…”. Đến với Các nhà thơ cổ điển Việt Nam chúng ta bắt  gặp một giai âm mới của phê bình văn học, đó là sự đa thanh trong giọng điệu phê bình mà  không phải ai cũng có được. Vừa bình dân, vừa uyên bác, vừa dí dỏm và có thể còn nhiều giá trị khác nữa. Bởi lẽ:“Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp nằm ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị  ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi.” Bản chất của thơ văn trước hết là vẻ đẹp, không phải vẻ đẹp bình thường mà là vẻ đẹp siêu  phàm. Vì thế vấn đề về tiếp nhận văn học phải đạt đến một một trình độ nào đó mới cảm nhận  được vẻ đẹp ấy. Xuân Diệu là người đó làm được điều đó nhờ vào cảm xúc tinh tế, trí tuệ và tài  năng sáng tạo thơ ca của mình. 3. Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm. Đa thanh về giọng  điệu là sự thay đổi biến hóa về giọng điệu, nhiều giọng điệu trong một sáng tác và phải là những  nhà văn nhà phê bình có tài mới tạo nên sự “giàu có” về giọng điệu như vậy. Chính vì thế Xuân  Diệu không chỉ được ngưỡng vọng ở tài năng thơ ca mà Xuân Diệu còn được kính trọng ở lĩnh  vực phê bình văn học Đề 2. Cái mới của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX là“ tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường” ( Trích SGK Ngữ văn 12, trang 17,Tập I, NXBGD năm 2008) Cảm nhận nhân vật người đàn bà hàng chài của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” ( Nguyễn Minh  Châu) và nhân vật Hồn Trương Ba thuộc đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ( Lưu  Quang Vũ), anh(chị) hãy làm sáng tỏ nhận định ... 1.Vài nét về tác giả, tác phẩm ­ Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.  Hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ, thời kỳ chống Mỹ và thời kỳ đổi mới sau 1975.  Ở thời kỳ đổi mới, Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong và đạt  được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm 1983 là một  truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu trong chặng đường văn thời kỳ đổi mới. Truyện  xoáy sâu vào bức tranh hiện thực của đời sống người lao động thuyền chài ở một vùng ven biển  miền Trung. Trong truyện ngắn này, tác giả đã khắc hoạ thành công nhân vật người đàn bà hàng chài, một người phụ nữ bất hạnh nhưng có nhiều phẩm chất cao quý. ­ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam những  năm tám mươi của thế kỷ XX.Ông được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Tác phẩm của ông toát lên một ý vị triết lí và nhân sinh về đời người,  kiếp người. Ông có nhiều tác phẩm kịch gây chấn động dư luận , trong đó có vở kịch "Hồn  Trương Ba, da hàng thịt". Trong đoạn trích ( cảnh 7) của vở kịch, tác giả đã diễn tả sâu sắc bi  kịch của nhân vật Hồn Trương Ba, một con người phải sống "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo". ­ Nêu ý kiến cần nghị luận 2.Giải thích ý kiến ­ Cái mới: là sự mới mẻ, tiến bộ, khác biệt với cái cũ đã qua, không còn phù hợp với hoàn cảnh  mới; ­ hướng nội: là hướng vào bên trong; ­ số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường : đi vào đời tư của con người  trong hoàn cảnh éo le, nghịch lí, đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống hằng ngày. ­ Thực chất của nhận định là khẳng định sự đổi mới của văn học Việt Nam từ sau năm 1975 so  với văn học giai đoạn 1945­1975. 3.Cảm nhận số phận hai nhân vật để làm rõ nhận định a.Cảm nhận số phận người đàn bà hàng chài *Nội dung ­Là một người phụ nữ có ngoại hình xấu, lam lũ, vất vả và bất hạnh + Theo câu chuyện bà kể, từ nhỏ bà đã là “một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt” + Từ khi có chồng, cuộc đời bà trở nên vất vả : thuyền chật, con đông, có khi cả nhà “toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”... + Nghệ sĩ Phùng chứng kiến tận mắt bà bị chồng đánh trên bờ biển. Còn chánh án Đẩu thì nhận  xét : “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng...” ­ Cách ứng phó trước số phận: +Mặc dù có một số phận bất hạnh nhưng người phụ nữ ấy lại là người sống kín đáo, hiểu đời và  giàu lòng vị tha: Sắc sảo, hiểu đời ( nhận xét về Đẩu, Phùng); Giàu lòng vị tha ( lí giải, cảm thông về sự tàn bạo của chồng) + Phẩm chất tốt đẹp nhất của người đàn bà là lòng thương con vô hạn, giàu đức hi sinh: Cam  chịu, nhẫn nhục khi bị chồng đánh; Xin với toà án đừng bắt mình phải bỏ chồng; Lí giải : tất cả là  vì con. * Nghệ thuật : ­ Tình huống truyện độc đáo. Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách ­ Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa. b.Cảm nhận số phận đầy bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba * Nội dung  ­ Bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng lớp thứ nhất của cảnh 7,  đó là màn đối thoại giữa Hồn Trương ba và Xác hàng thịt. +Hồn Trương Ba muốn thoát khỏi xác hàng thịt để sống độc lập. +Xác hàng thịt khẳng định là không được, còn chế giễu, khiến Hồn Trương Ba đau khổ, tuyệt  vọng. ­ Bi kịch Hồn Trương Ba được đẩy lên tới đỉnh điểm, cao trào ở màn đối thoại giữa Hồn Trương  Ba với những người thân. Đó là bi kịch bị từ chối. ­ Nỗi đau khổ của vợ, của cháu Gái và của con dâu Trương Ba. ­ Hồn Trương Ba đau đớn trước những đau khổ của người thân. Ông tìm được giải pháp là phải  gặp Đế Thích. ­Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba được kết thúc trong màn đối thoại với Đế Thích­ Bi kịch  "bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo". +Đề Thích muốn Trương Ba phải sống bằng bất cứ giá nào. +Trương Ba cương quyết từ chối cuộc sống hồn này­ xác nọ. + Không thuyết phục được Trương Ba, Đế Thích đành thuận theo yêu cầu và ý muốn của  Trương Ba. ­ Ứng xử của Trương Ba trước tình trạng bi kịch đó : + Trương Ba không chấp nhận buông xuôi: khi không thể thay đổi được xác hàng thịt để xác có  thể hoà hợp với hồn, Trương Ba quyết định từ bỏ mối quan hệ với cái xác ấy :"chẳng lẽ nào ta lại chịu thua mày...","không cần đến cái đời sống do mày mang lại". + Khẳng định mạnh mẽ nhu cầu được sống là mình: "không thể bên ngoài một đằng, bên trong  một nẻo". Với Trương Ba, nhu cầu sống cuối cùng vẫn được đánh giá cao hơn nhu cầu tồn tại.  Đặt ra vấn đề "sống như thế nào"là biểu hiện của ý thức cao về sự sống và cách sống để có một  cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa. + Trong đoạn kết, Trương Ba được giải thoát khỏi bi kịch. Đoạn kết vở kịch "Hồn Trương Ba, da  hàng thịt" gợi cho độc giả, khán giả nhiều bâng khuâng. Hồn Trương Ba không theo Đế Thích về  trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn  quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao...  của vợ con thương yêu. Cho dù thân cát bụi lại trở về cát bụi, nhưng hồn Trương Ba cao khiết  vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng tác  phẩm. * Nghệ thuật : ­ Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện sự phát triển của tình  huống kịch; ­ Những đoạn đối thoại nội tâm của Hồn Trương Ba góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và  quan niệm về kẽ sống đúng đắn. ­ Đặc biệt, đoạn trích rất thành công trong việc xây dựng đối thoại. Những đối thoại giàu kịch  tính, đậm chất triết lí góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch. 4.Nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật trong việc thể hiện “ tính chất hướng nội, quan  tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường” Nét tương đồng: Cả hai tác giả đều đặt nhân vật trong tình huống éo le, bất ngờ, ngang trái của  cuộc sống, khai thác thế giới nội tâm vô cùng phong phú, phức tạp. Dù nhân vật là con người  bình thường hay mượn cốt truyện dân gian để thể hiện, các nhân vật đều có số phận đầy bi kịch. Nhưng cuối cùng, họ đều có cách ứng xử rất nhân văn, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn cao cả, làm xúc  động lòng người. Nét khác biệt:  ­Số phận nhân vật người đàn bà hàng chài tiêu biểu cho hàng triệu người phụ nữ miền biển nói  riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung thời hậu chiến. Đói nghèo, thất học...là nguyên nhân chính gây ra bi kịch gia đình. Qua số phận của bà, Phùng, Đẩu và chúng ta “ngộ” ra biết bao điều: cuộc  sống không hoàn toàn như ta nhìn thấy bên ngoài. Nếu chỉ nhìn bằng cái nhìn của người ngoài  cuộc, ta chỉ thấy biểu hiện bên ngoài sự việc mà cái bên ngoài không phải bao giờ cũng thống  nhất với cái bên trong. Chỉ có thể nhìn nhận một cách thấu đáo về con người cũng như về cuộc  sống khi tự biến mình thành người trong cuộc, khi nhìn nhận không chỉ nên dùng lí trí để xét  đoán mà phải dùng tấm lòng vị tha để mà cảm thông.  ­ Số phận nhân vật Hồn Trương Ba được khai thác qua ba cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác, giữa  Hồn với người thân, giữa Hồn với Đế Thích. Tha hoá, sống trong dung tục...là nguyên nhân gây  ra bi kịch cá nhân và ảnh hưởng đến gia đình. Qua bi kịch của Hồn Trường Ba, nhà văn gửi gắm bức thông điệp đầy triết lí nhân sinh và thấm đẫm nhân văn: Được sống làm người là rất quý giá  song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá  hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và  tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân,  chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. So sánh chi tiết kết thúc truyện ngắn Chí Phèo và vợ nhặt Giới thiêu: tác giả, tác phẩm ­ Nam Cao và Kim Lân là hai trong những cây bút hiện thực xuất sắc trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam, đều viết thành công về đề tài người nông dân. ­ Chí Phèo và Vợ nhặt là hai thiên truyện khắc họa tình trạng thê thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên kết quả cuối cùng có những bước ngoặc khác nhau: Một bên  là những ám ảnh đen tối; một bên là hình ảnh gợi nhiều hy vọng. II. Nội dung: (Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý  sau đây). 1. Nêu khái niệm nhân đạo trong văn học. 2. Cảm nhận hình ảnh "cái lò gạch bỏ không" qua sự ám ảnh của thị Nở trong truyện ngắn Chí  Phèo. a. Khái quát nội dung tác phẩm Chí Phèo. b. Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của người nông dân Chí Phèo c. Ý nghĩa hình ảnh "cái lò gạch cũ" không người qua lại. ­ Nỗi ám ảnh về sự đen tối và bế tắc của người nông dân trong xã hội bất công khi chưa có ánh  sáng cách mạng. Ở đó tình trạng người nông dân bị bọn cường hào ác bá đẩy vào "bước đường cùng". Người nông dân lương thiện bị bỏ rơi như đứa bé từng bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. ­ Nông thôn Việt Nam ngày ấy tan hoang chẳng khác gì cái lò gạch bị bỏ hoang. ­ Hiện thực đó có ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến trước đã tiếp tay cho  bọn ác bá giày xéo nông dân. ­ Thể hiện cái nhìn xót xa của nhà văn đối với tương lai đen tối của người nông dân. 3. Cảm nhận hình ảnh "đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới" thoáng hiện qua tâm trí nhân  vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt" a. Khái quát nội dung tác phẩm "Vợ nhặt" b. Tóm tắt về cuộc đời nhân vật Tràng. c. Ý nghĩa "đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới" + "đám người đói" vẫn đang là hiện thực. + "lá cờ đỏ bay phấp phới" gợi ra một thứ ánh sáng cao đẹp là cách mạng sẽ xua tan bóng tối  của hiện thực đói khát ấy. + Vượt qua hiện thực đen tối của nạn đói, nhân vật có cái nhìn tin tưởng về phía tương lai. + Thông điệp ngợi ca cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới có thể mang đưa nhân dân đến bến  bờ tươi sáng. 4. Nhận định chung a. Điểm tương đồng ­ Truyện ngắn "Chí phèo" của Nam Cao và "Vợ nhặt" của Kim Lân đều thể hiện ánh nhìn nhân  đạo của hai nhà văn đối với đời sống, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội cũ. ­ Cả hai thiên truyện đều mang ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân, phong kiến, phát xít. ­ Cả hai nhà văn đều thể hiện tài năng trong sáng tạo nghệ thuật. b. Điểm khác biệt: Hai chi tiết, hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau của văn học: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Hai hình ảnh mang hai ý nghĩa khác nhau: + Người nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo hoàn toàn bế tắc vì không được cách mạng soi  sáng. + Người nông dân trong truyện ngắn "Vợ nhặt" dạt dào niềm tin vào tương lai vì có hình ảnh  cách mạng xuất hiện. + Bút pháp: Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán; Kim Lân viết theo khuynh  hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa. III. Kết luận + Khắc họa chân thực, sinh động đời sống đáng thương của nhân dân ta. Đề thi lam văn trong mua thi tuyển năm 2014 của tỉnh Phuc Kiến: Đọc tai liêêu sau đây, lam bai theo yêu cầu. Hễ cứ nhắc đến thung lung thi môêt số người liền nghi ngay đến vach nui cheo leo, con môêt số  người khac lại nghi đến co cây cầu trên đường nui Tai liêêu nay khiến anh/chị co cảm nhâên va liên tưởng như thế nao? Căn cứ vao đo ma lam bai  văn nghị luâên hoăêc văn ky sự trên 800 chữ. Yêu cầu: 1­Phải phu hợp thể loại văn theo yêu cầu 2­Tự chọn goc đôê, tự lâêp y, tự đăêt tiêu đề 3­Không được thoat ly nôêi dung cung như phạm vi ham y của tai liêêu cho s ăn 4­Không được sao chep, không được râêp khuôn Bai lam: Cai nhin ly tinh trong thời đại dan mac 标标标标标标标标标 Đều nhắc đến thung lung, nhưng cớ sao môêt số người lại nghi ngay đến vach nui cheo leo,  nhưng môêt số người khac lại nghi đến môêt đường cầu trên nui nhỉ? Co lẽ môêt số người nhâên  định theo kinh nghiêêm của nha triết học Anh Locke rằng: Đây la do kinh nghiêêm dẫn đến. Bởi vi  từng đăêt chân đến thung lung, hoăêc vach nui cheo leo, hoăêc cầu đường trên nui. Cho nên, hai  chữ thung lung như môêt bức tranh phong cảnh khac nhau hiêên lên trong phản xạ của khối oc mọi người. Thế nhưng đây không thể giải thich được sự phản ứng của những người chưa từng đăêt  chân đến thung lung lần nao. Thực ra, trong sự bất giac của tiềm thức con người, đa dan mac  tương ứng cho sự vâêt đăêc biêêt. Cung tựa như hễ trông thấy người ăn măêc rach rưới, liền cho  rằng người đo la kẻ ăn may. Trong môi trường xa hôêi mang cac loại mau sắc khac nhau, thi mọi  người thường dan mac khac nhau cho những sự vâêt trong tinh trạng mâêp mờ ch ưa sang t ỏ. V âêy thi, cớ sao ma mọi người lại tin tưởng vao cai mac ma minh đa dan lên đo, hoăêc mô phỏng cai  mac của người khac rồi cho la chinh xac? Đo la vi họ thiếu qua trinh từng trải va chứng kiến đối  với sự vâêt, cung như những thông tin không tương xứng va phiến diêên, khiến chung ta rất dễ bị  cai mac dẫn dắt, sản sinh quan niêêm chủ quan. Vi dụ như trước đây cac nước phương Tây luôn  giữ quan niêêm Trung Quốc la "nơi ngheo nan ở phương Đông" cho đến khi nha du lịch Italia  Marco Polo thế kỷ thứ 13 đến chu du Trung Quốc rồi mới thay đổi quan niêêm nay, tiếp theo lại  dan mac "la đất nước đâu cung đầy vang bạc". Song, du thế nao đi nữa, đa rằng la cai mac, thi  tất nhiên đều la nhỏ be va phiến diêên. Co lẽ thung lung không phải la nơi vach nui cheo leo. Ma  cung chưa chắc la nơi co cây cầu đường nui, ma la nơi co nước chảy roc rach, hoa thơm chim  hot. Nếu như bị văn hoa dan mac hoanh hanh, sẽ rất dễ dẫn đến chủ nghia cực đoan hẹp hoi, ai  cung cho rằng cai mac trong long minh đều hết sức đung đắn va cứ cố chấp cho rằng đối  phương la sai lầm. Con môêt khả năng nữa, tức la tinh lựa chọn. Khiếm thị­chỉ nhin thấy môêt măêt của sự vâêt môêt cach phiến diêên, t ừ đo ben sang lọc hết cac  thông tin liên quan đến măêt khac của sự vâêt. Điều nay không co lợi cho sự phat triển của xa hôêi.  Thâêm chi co thể gây nhân tố bất ổn định cho xa hôêi. Vâêy thi, chung ta nên co cai nhin ly tinh như thế nao trước thời đại dan mac trăm mối phức tạp nay? Trước hết, cần phải nhâên ro sự hạn chế  về tầm nhin của bản thân, công nhâên những viêêc không thể chạm tới của chân ly. Đung như nha triết học Anh Kant đa noi: "Vâêt tự thân nằm ở bên ngoai nhâên thức". Không thể đến được với vâêt tự thân, cang không thể goi gọn trong bất cứ môêt cai mac nao. Đối với Tao Thao ma noi, bạn co  thể dan cai mac "Gian hung", cung co thể dan mac "anh hung" cho ông ta, không thể nhâên định  đơn nhất được. Đối với thung lung ma noi, cung không thể ban luâên môêt cach khai quat đơn giản như vâêy được. Ma cần phải tiếp câên với chân ly môêt cach vô hạn, cần phải tiến hanh khảo sat  cân nhắc sự vâêt từ nhiều măêt, qua đo mới cho ta đap an gần với sự thâêt nhất. Song, đây cung  không co nghia la tâêp trung hết tất cả thông tin lại với nhau, rồi nhâên lấy hết tất cả, ma nên luôn  giữ tư tưởng đôêc lâêp, cần phải co sự phân tich giam định đối với những thông tin âêp tới ồ ạt. Chỉ  như vâêy, mới co thể bứt khỏi sự rang buôêc của cai mac, mới co thể quan sat th ế gi ới b ằng cai  nhin ly tinh. Trong thời đại dan mac, ta nên giữ vững thước đo của minh, mới co thể bứt ra khỏi  gông cum của cai mac, chung ta mới co thể phat hiêên thế gi ới chân thâêt sao ma sang ngời rực  rỡ vâêy, ma thung lung cung trở nên không đơn điêêu khô khan như trong tưởng tưởng nữa. NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA NHÀ VĂN  NGUYỄN MINH CHÂU SAU NĂM 1975 Là một nhà văn suốt đời khao khát khám phá cái đẹp và sự chân thực của đời sống, Nguyễn  Minh Châu đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật và ông có một vị trí đặc biệt quan trọng –  người “tiền trạm đổi mới”, “người mở đường tinh anh” cho văn học Việt Nam sau 1975.  Con đường đổi mới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu là con đường nhiều trăn trở và nhiều trải  nghiệm sâu sắc. Trước 1975, là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức sâu sắc về sứ  mệnh cao cả, nhiệm vụ thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc  chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tâm niệm sáng tác duy nhất của ông lúc này là hướng đến  cuộc chiến đấu vì sự sống còn của cả dân tộc, đất nước. Do vậy, nhà văn đã dành gần hai chục  năm sung sức của cuộc đời để tìm tòi, khám phá, thành tâm và say sưa ngợi ca vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của cuộc sống và tâm hồn con người trong chiến tranh.   Với quan niệm nghệ thuật về con người: “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét  đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất cả những cái  đó”, hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu trước 1975 là hành trình “cố gắng đi tìm cái hạt  ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Đây chính là ngọn nguồn của sự tìm tòi, lòng tin,  niềm lạc quan về vẻ đẹp con người, làm nên một cảm hứng lãng mạn bay bổng của Nguyễn  Minh Châu khi khắc họa hình ảnh con người trong chiến tranh. Nhân vật của Nguyễn Minh Châu  trước 1975 thường là những người chiến sĩ, anh hùng. Đó là Nguyệt, Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng, là Lữ và đồng đội của anh trong Dấu chân người lính...Trong một cảm hứng ngợi ca đặc  biệt, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhân vật như những con người hoàn thiện hoàn mỹ, với vẻ đẹp của lý tưởng cao cả, với tinh thần xả thân, với tâm hồn lãng mạn sáng trong không tỳ vết. Đó là Nguyệt – cô thanh niên xung phong trong Mảnh trăng cuối rừng, không chỉ dũng cảm, kiên  cường mà còn có một tâm hồn tuyệt đẹp với tình yêu chung thủy, với niềm tin diệu kỳ vào tình  yêu và cuộc đời. Nguyệt hiện lên rạng rỡ trong một đêm trăng thượng tuần, từ ngoại hình “mát  mẻ như từ sương núi tỏa ra” đến gương mặt “tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường”, từ giọng nói  bình tĩnh trong trẻo đến tâm hồn đẹp như “một sợi chỉ xanh óng ánh”. Đó là Lữ và đồng đội của  anh (Dấu chân người lính) với tâm hồn lãng mạn bay bổng, từng say sưa choáng ngợp trước  đêm trăng huyền ảo giữa đêm Trường Sơn sau cơn mưa nhưng cũng rất mạnh mẽ khi chọn lựa  sự hy sinh.  Có thể nói, con người trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là hiện thân cho một lớp thanh niên trẻ Việt Nam, tiêu biểu cho sức thanh xuân của dân tộc. Nói như Nikulin, đó là những con người  “như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” mà chiến tranh dường như không thể hủy  hoại nổi vẻ đẹp của họ. Sau 1975, Nguyễn Minh Châu trăn trở tìm tòi và sáng tạo để đổi mới nghệ thuật, và ông trở  thành một người tiên phong, “người mở đường tinh anh” cho một giai đoạn văn học sau 1975.  Điểm xuất phát và cũng là vấn đề cốt lõi nhất cho sự đổi mới nghệ thuật ấy, chính là quan niệm  về con người của Nguyễn Minh Châu. Trăn trở với số phận con người sau chiến tranh, suy tư về  con người khi họ hòa nhập vào cuộc sống đời thường với những mất mát, thua thiệt, đớn đau,  và nhìn con người trong muôn vàn mối quan hệ phức tạp của đời thường, Nguyễn Minh Châu đã thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Có thể nhận ra sự đổi mới ấy qua một số truyện  ngắn tiêu biểu của ông sau 1975. Trước hết, tiếp tục đề tài chiến tranh, Nguyễn Minh Châu trở lại với hình ảnh người lính. Trong  Cỏ lau, đó là Lực, trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, đó là Quỳ, là Hòa, là những  đồng đội của họ. Cũng vẫn là người lính rất dũng cảm (thậm chí là anh hùng, được coi như  “thánh nhân”), nhưng đã được Nguyễn Minh Châu soi chiếu ở một góc độ khác, mới mẻ hơn,  sâu sắc hơn, “con người hơn”, và cũng nhiều chiều hơn. Đó là người lính trong chiến đấu và cả  trong cuộc sống đời thường, người lính trong chiến tranh và sau chiến tranh, trong cái biểu hiện  và cả trong chiều sâu tâm linh của họ. Từ đó, họ hiện ra chân thực hơn, ám ảnh hơn, khiến  chúng ta phải trăn trở hơn. Hòa (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) là một trung đoàn  trưởng anh hùng, “một thanh niên mới hăm chín tuổi nhưng đã được giao phó nắm sinh mệnh  hàng ngàn chiến sĩ”, một người “dũng cảm, đứng đắn, có tài năng, đẹp trai”. Anh là người tạo  nên những chiến công vang dội của trung đoàn. Ngay cả sự hy sinh của anh cũng lẫm liệt, một  thân thể nát nhừ vì thương tích, hai bàn tay dập nát, vậy mà ánh mắt anh vẫn điềm tĩnh lạ lùng  như một ánh thép, và nụ cười bí ẩn, khó hiểu trên môi khi anh từ giã cuộc đời. Nhưng không chỉ  có vậy. Nguyễn Minh Châu còn để cho Quỳ, người yêu của anh, nhìn thấy ở anh những điều rất  con người. Đó là khi anh sống cùng đơn vị với Quỳ, trong cuộc sống đời thường, Quỳ nhận thấy  “anh ấy cũng mừng rỡ hí hửng khi được thăng cấp”, ‘cũng ăn, ngủ, đi lại, cũng chăn một đàn gà  riêng, đánh một cái quần xà lỏn đi phát rẫy, cũng yêu người này, nói xấu người kia sau lưng”. Và  đôi bàn tay cầm súng oai hùng của anh lại “có mồ hôi tay, hai bàn tay lúc nào cũng dấp dính”. Đó chính là hình ảnh của một con người bình thường trong cuộc sống đời thường, cũng có những  cái tốt và chưa tốt, đẹp và chưa đẹp như tất thảy mọi con người. Quỳ đi tìm ở anh hình ảnh của  một “thánh nhân”, nhưng làm sao có một thánh nhân khi anh vẫn phải sống như một con người  bình thường? Sự vỡ mộng này của Quỳ sau này đã khiến chị day dứt, ân hận và đớn đau.  Nhưng phải chăng sự vỡ mộng ấy cũng chính là sự kết thúc của một quan niệm nghệ thuật về  con người của Nguyễn Minh Châu ở một giai đoạn trước 1975? Nhân vật Quỳ là nhân vật chính. Chị bước ra từ chiến tranh với quá khứ chưa một ngày nào thôi  ám ảnh. Người đàn bà ấy đã sống hết tuổi trẻ của mình trong chiến tranh, cũng đã khát khao lý  tưởng, đã dũng cảm cống hiến, đã yêu và đã tin như Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), như bao  người tuổi trẻ khác trong chiến tranh. Nhưng Nguyễn Minh Châu còn nhìn chị ở một góc độ khác, góc độ tâm linh với một đời sống nội tâm nhiều phức tạp. Đó là những đấu tranh dằn vặt của chị  trong tình yêu với Hòa. Đó là nỗi đau đớn của chị khi đọc từng dòng nhật ký của những chàng  trai đã hy sinh, ở đó, họ thổ lộ tình yêu lặng thầm với chị. Đó là nỗi ân hận giày vò khi chị chứng  kiến cái chết của Hậu, càng ân hận hơn khi chị biết Hậu cũng lại là một chàng trai đã âm thầm  yêu thương chị. Chiều sâu nội tâm với muôn vàn cung bậc cảm xúc của Quỳ trong và sau chiến  tranh chính là biểu hiện của một kiểu con người đa diện, phức tạp. Chị chân thành trong tình yêu và cũng có lỗi trong tình yêu. Chị cống hiến hết mình trong chiến tranh và chính chị cũng thấm  thía tất cả cái khốc liệt của chiến tranh. Chị là người chiến thắng bước ra từ chiến tranh nhưng  chính chị cũng mang bi kịch của chiến tranh. Rõ ràng, ở góc độ này, nhân vật Quỳ được xây  dựng hoàn toàn không giống mô hình của nhân vật Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng).  Trong Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu lại tập trung khai thác cuộc sống của người lính sau chiến  tranh. Lực là một người lính dũng cảm, anh đã chiến đấu và chiến thắng trở về. Nhưng ngày trở  về, anh đối diện với nấm mồ của chính mình, đối diện với một gia đình (có người cha già và  người vợ yêu quý của anh) mà ở đó anh trở thành người xa lạ. Ở Cỏ lau, sự ám ảnh của chiến  tranh là hình ảnh của núi Đợi với những người đàn bà ôm con chờ chồng mỏi mòn hóa đá, là bãi cỏ lau hoang sơ có sức sống man rợ, là sự thất vọng chua chát, là cảm giác cô đơn của người  lính quay lại quê hương sau cuộc chiến, đã bị “chặt lìa ra khỏi cuộc đời mình”. Bên cạnh Lực là  Thai, người phụ nữ đã ôm giữ lấy mối tình đầu tiên của mình mà sống tiếp cuộc đời, đi qua chiến tranh loạn lạc bằng những ngày giỗ chồng đẫm nước mắt. Để cuối cùng, giữa một bên là người  chồng đã trở về bằng da bằng thịt, người đã chiếm giữ trọn vẹn trái tim chị suốt cả cuộc đời  giông bão, một bên là người chồng đã chung sống và có với chị cả một đoàn con, chị chơi vơi ở  giữa với đớn đau tê dại.  Đó là những con người được nhìn từ một góc độ khác với Lữ (Dấu chân người lính), Lãm và  Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng). Họ hiện lên như những số phận. Họ hiện lên như những nỗi  niềm. Họ hiện lên như những nạn nhân của chiến tranh, với những vết thương rớm máu. Rõ  ràng, từ cách nhìn mới về con người, Nguyễn Minh Châu đồng thời thể hiện một cách nhìn mới  về hiện thực.  Không chỉ tiếp nối đề tài chiến tranh với một góc nhìn khác, Nguyễn Minh Châu còn là người đi  tiên phong khám phá vùng đất mới. Đó là đời sống con người trong thời bình với những góc  khuất, những chỗ ẩn mờ của nó. Chiếc thuyền ngoài xa chính là tác phẩm tiêu biểu cho cái nhìn  mới này. Dự cảm lo âu của nhà văn về thân phận con người đã thôi thúc Nguyễn Minh Châu hướng đến  thông điệp: sự ngu dốt tối tăm cùng với cuộc sống lao động cực nhọc có thể dẫn đến số phận bi  đát của người nông dân. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, gia đình hàng chài chính là một bức tranh thu nhỏ cho cuộc sống ấy. Một người đàn ông vì cực nhọc mưu sinh, vì nỗi khổ đói nghèo không  thể giải tỏa đã trút lên tấm lưng vợ những trận đòn như đòn thù. Một người đàn bà cam chịu  không một tiếng kêu rên những trận đòn roi ấy, vẫn cương quyết từ chối con đường giải thoát  cho mình bằng ly hôn. Ở đây, con người hiện lên chân thực đến trần trụi trong một cuộc sống đói nghèo tăm tối – một kiểu nhân vật chưa hề có trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước  1975.  Nhưng Nguyễn Minh Châu không chỉ nhìn thấy con người ở phương diện nạn nhân của đói  nghèo tăm tối. Khám phá ở một tầng sâu hơn trong những bí ẩn của con người, Nguyễn Minh  Châu đem đến cho ta những bất ngờ. Người chồng ấy đâu chỉ là một tội nhân. Anh ta còn là ân  nhân đã đem đến cho người đàn bà thô mộc xấu xí với gương mặt rỗ vì đậu mùa ấy một gia đình mà chị ta khao khát. Anh ta vốn cũng hiền lành. Anh ta còn là người chồng, người cha đã gồng  lưng chèo chống con thuyền­ gia đình hàng chài­ giữa biển cả khi trời yên cũng như khi biển  động để nuôi sống cả đàn con. Trên vai anh ta là cả một gánh nặng mưu sinh nhọc nhằn. Và, sự  gồng gánh ấy chưa hề đứt đoạn. Còn người đàn bà, tưởng như ít học, mông muội (giơ lưng chịu đòn không một tiếng kêu la), lại là một người rất thấu hiểu lẽ đời, biết cảm thông và biết hy sinh.  Chị chia sẻ cùng chồng gánh nặng mưu sinh bằng cách chìa tấm lưng ra chịu những trận đòn,  hiểu rằng ấy là một cách giải tỏa những ấm ức cuộc sống. Chị chắt chiu cho mình và cho con  những khoảnh khắc hạnh phúc hiếm hoi và quý giá. Chị biết giữ gìn cho con một tâm hồn hướng thiện khi xin chồng đưa mình lên bờ, đến quãng vắng mà đánh. Chị lại giữ cho con một gia đình  trọn vẹn, một người cha gánh vác bằng một lời cầu xin thống thiết “đừng bắt con bỏ nó”. Rõ  ràng, đằng sau cái vẻ xù xì thô mộc ấy là những vẻ đẹp bất ngờ của con người, như một niềm tin của Nguyễn Minh Châu vào con người và cuộc đời.  Nhìn con người đa chiều trong nhiều mọi quan hệ, trong nhiều góc độ, trong chiều sâu ẩn khuất  của nó là một cái nhìn mới của Nguyễn Minh Châu sau 1975. Nó không chỉ thể hiện sự tìm tòi đổi mới không ngừng của nhà văn, nó còn thể hiện chiều sâu nhân văn trong sáng tác của ông.  Nguyễn Minh Châu xứng đáng là “người mở đường tinh anh” cho văn học thời kỳ đổi mới./. THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình) Đề bài: Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt Bài làm Trong bài “Nhận đường”, Nguyễn Đình Thi có viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng  chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn  nghệ mới của chúng ta”. Từ chiến trường đầy ác liệt, từ những nỗi đau chiến tranh chất chứa  đầy máu và cả sự hy sinh , những áng văn bất hủ đã được tạo nên. Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Dẫu hai tác phẩm ấy được viết theo hai phong cách khác nhau nhưng cả hai nhà văn đã gặp nhau ở nơi hội tụ của mọi ánh sáng văn chương chân chính mọi thời đó là  chủ nghĩa anh hùng cách mạng lớn lao, cao cả, hào hùng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ nét nhất  qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt. Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt Mỗi nhà văn có một sở trường riêng về một đề tài và khi nhắc đến văn học kháng chiến chống Mĩ ta không thể không nhắc đến hai nhà văn tiêu biểu đó là Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi.  Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932 ông là nhà văn có sở trường viết về vùng đất Tây Nguyên  anh hùng, bất khuất. Nguyễn Thi (1928­1968) tuy là người Bắc nhưng ông lại có cảm tình sâu  sắc với mảnh đất Nam Bộ. Chính vì vậy ông đã được coi là nhà văn, con người Nam Bộ kiên  cường. Cả hai tác giả đều gắn bó với cuộc kháng chiến chống Mĩ, là những nhà văn chiến sĩ ở  hai tuyến đầu máu lửa của Tổ quốc Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu. Hai truyện  ngắn “Rừng xà nu” (1965) và “Những đứa con trong gia đình” (1966) đã phản ánh thật rõ ràng và đậm nét ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta; lòng căm thù giặc cũng như những  phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ trong công cuộc đấu tranh để gìn giữ non sông của cha  ông ngàn đời. Nhân vật Tnú và Việt trong hai tác phẩm là hai nhân vật tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, yêu cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến. Ở họ mang nhiều phẩm chất  tốt đẹp nhưng cao cả và thiêng liêng nhất chính là vẻ đẹp anh hùng cách mạng . Vậy thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng ? Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha,  căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc  của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí  tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp  của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. Tnú và Việt là sự kết tinh của chủ  nghĩa anh hùng cao đẹp ấy. Trước tiên đọc tác phẩm “Rừng xà nu” ta có thể dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp anh hùng rực  rỡ ở nhân vật Tnú. Tnú là người con của dân làng Xôman, cha mẹ mất sớm và được dân làng  cưu mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng “có cái bụng thương núi, thương nước”, Tnú  đã sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm. Từ tấm lòng này, Trú đã mở rộng thành tình  yêu gắn bó trung thành thủy chung sâu nặng với Cách mạng, cán bộ Cách mạng. Bởi ngay từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn lửa Cách mạng từ thế hệ này  sang thế hệ khác cho hay: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”. Vì vậy ngay từ chặng  đầu của cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây Nguyên thời chống Mỹ.  Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả cảm như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A  Dính… Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ  – đầu anh Xút, bà Nhan đang bị chúng treo lủng lẳng đầu bản xóm, Tnú đã cùng với Mai xung  phong vào rừng bảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng. Đây là một công việc vô  cùng khó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai và Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô man mãi tự  hào ” Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng”. Tnú còn là một người có phẩm chất chính trực, trong sáng, trung thực, thẳng thắn như cây xà  nu. Tnú quyết tâm học cho được cái chữ Cụ Hồ để trở thành cán bộ giỏi thay anh Quyết, nếu  không may anh Quyết bị hy sinh. Tnú có cái đầu sáng lạ lùng trong việc tìm đường rừng để đưa  thư cho anh Quyết. Nhưng Tnú học chữ hay quên. Bởi vậy, khi học chữ thua Mai, Tnú đã tự  trừng phạt cái tội hay quên của mình bằng cách “cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy  ròng ròng”. Hành động này có cái gì đó hơi nóng nảy, nông nổi nhưng nó biểu lộ ý chí, quyết tâm sắt đá của một con người có chí khí, vì không học được chữ nên tự trừng phạt mình cho đau cho nhớ mà cố gắng hơn. Làm liên lạc chuyển thư cho anh Quyết, Tnú có cái đầu sáng lạ lùng. Vốn là con người nhanh trí, táo bạo thích mạo hiểm, Tnú không bao giờ đi đường mòn, bị giặc vây các nẻo đường, Tnú leo  lên cây cao xé rừng mà đi vượt qua mọi vòng vây. Tnú không vượt qua suối những nơi nước cạn dễ đi mà thường băng qua những con thác hiểm như cưỡi lên lưng con cá kình. Có lần vượt qua thác, chuẩn bị lên bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy lạnh ngắt. Tnú kịp nuốt lá thư của anh Quyết vào bụng bảo đảm bí mật. Tnú bị giặc giam cầm ở ngục tù Kontum với biết bao đòn  roi, thương tích. Địch tra tấn hỏi “Cộng sản ở đâu?” Tnú đã không ngần ngại đặt tay lên bụng và  nói: “Ở đây này!”.Và lưng Tnú lại hằn lên những vết dao chém ngang dọc của kẻ thù. Đúng Tnú  là con người rất giàu phẩm chất thủy chung, trung thành với Cách mạng mà bất khuất hiên  ngang trước kẻ thù “Uy vũ không thể khuất phục”. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Và Mai, người  bạn từ thuở thiếu thời, đã cùng Tnú trưởng thành qua năm tháng đầy thử thách khốc liệt của  chiến tranh nay đã là vợ của Tnú. Đứa con trai kháu khỉnh vừa đầy tháng là hoa trái đầu mùa  của mối tình thơ mộng và thủy chung ấy. Hạnh phúc gia đình lứa đôi của Tnú đang đẹp như  trăng rằm lung linh tỏa sáng cả núi rừng Tây Nguyên. Song kẻ thù tàn bạo dã man đã đập vỡ tổ  ấm hạnh phúc của Tnú một cách không tiếc thương. Chúng đã giết vợ con anh bằng cây gậy sắt, hòng uy hiếp tinh thần Cách mạng của Tnú, người cầm đầu, linh hồn của cuộc nổi dậy. Đoạn văn diễn tả sự bất lực của Tnú trước cái chết của vợ con thật bi thương tràn đầy xúc cảm và ấn  tượng “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy… bụng anh có lửa đốt.  Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Căm thù đau nhói trong tim và bừng cháy trong  hai con mắt – một chi tiết thật dữ dội. Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim  của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa! Tnú bị bắt, bị trói. Vợ và con chết cả rồi nhưng Tnú không khóc. Anh ghìm nén nỗi đau, cố gắng  vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục sống và chiến đấu. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản. Anh nghĩ “Đứa con chết rồi. Mai chắc cũng đã chết.  Mình rồi cũng chết thôi”. Nhưng Tnú không sợ, điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là  không sống được đến ngày cùng dân làng Xô man đánh giặc, rồi khi có lệnh của Đảng cho đánh  ai sẽ lãnh đạo dân làng Xô man ? Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa, Tnú đã đặt cái  chung, cái nhiệm vụ lên trên bi kịch của mình. Đó là thái độ biến đau thương thành hành động. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Chúng định dùng lửa để thiêu  rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng chúng đã nhầm. Chúng đã vô tình thắp lên ngọn lửa đồng khởi, ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man. Một ngón, hai ngón rồi ba bốn ngón của Tnú bốc cháy. Không gì đượm băng lửa Xà nu. Mười ngón tay của Tnú nhanh chóng thành mười ngọn đuốc sống. Kì lạ thay, người Cộng Sản ấy không hề kêu van, dù “răng anh đã cắn nát môi  anh rồi”. Đúng rồi, Tnú không thèm kêu van nhưng Tnú đã thét lên một tiếng “Giết”. Tiếng thét ấy làm rung chuyển núi rừng, làm lay động tâm can con người. Và cộng hưởng cùng tiếng thét ấy là tiếng chân người chạy rầm rập trên nhà Ưng, tiếng cụ Mết ồ ồ “Chém! Chém hết, Giết, giết hết!”,  Tiếng thét ấy trở thành ngòi nổ làm bùng cháy cả khối thuốc nổ căm hờn của dân làng Xôman.  Trong phút chốc họ đã chứng kiến cảnh : “xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa.” Cuộc đời bi tráng của Tnú đã làm sáng tỏ một chân lý giản dị mà sâu xa của cuộc sống được cụ  Mết truyền dạy cho con cháu: “sau này, tao chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu:  Chúng nó đã cầm súng, mình phải cấm giáo”. Đó là chân lý của Cách mạng được nảy sinh từ  mảnh đất Tây Nguyên thấm máu và nước mắt. Đó là một chân lý thật nghiệt ngã nhưng tất yếu:  Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Vũ trang chiến đấu là con  đường tất yếu tự giải phóng của nhân dân. Câu chuyện về cuộc đời và con đường đi lên của Tnú mang ý nghĩa tiêu biều cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc  kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú là sự kết tinh vẻ đẹp và sức mạnh  của con người Việt Nam nói chung trong thời đại đấu tranh cách mạng. Đến với “những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi cũng đã khắc học rất thành công vẻ đẹp  anh hùng cách mạng sáng ngời của nhân vật Việt. đó là một cậu con trai mới lớn, hồn nhiên, vô  tư luôn tranh giành với chị ngay cả trong cuộc sống bình thường lẫn khi đi đánh giặc. đêm trước  ngày đi bộ đội trong khi Chiến bàn bạc chuyện gia đình và nói với em những lời trang nghiêm thì  Việt lúc “ lăn kềnh ra ván cười khì khì” lúc lại rình “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”  và cuối cùng “ngủ quên lúc nào không biết”. Đứa con trai ngây thơ ấy còn là một người con, một người cháu, một người em, một người đồng  đội giàu tình cảm và sống rất tình nghĩa. Vốn mồ côi cha mẹ, chị Hai ở xa, đứa em út còn nhỏ,  tình cảm thương yêu của Việt đối với chị thật sâu đậm. sau khi cùng ghi tên vào bộ đội, sắ xếp  việc nhà xong Việt và chiến cùng khiêng bàn thờ má gởi chú Năm: “ Việt khiêng trước.Chị Chiến  khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới  thầy lòng mình rõ như thế”. Ngoài tình thương chị Việt còn rất thương mến chú Năm. Tình cảm  đó hình thành từ những ngày Việt còn nhỏ “ Việt thương chú Năm vì hồi đó chú hay bênh Việt.  Mỗi khi cất giọng hò, chú làm như Việt chính là nơi cụ thể để chú gửi gắm những câu hò đó”.  Trong lúc Việt bị thương hình ảnh của cha mẹ thân yêu luôn chập chờn ẩn hiện trong hồi ức của  Việt với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào “dường như cả cuộc đời vất vả của má, mọi ý nghĩ  lặng lẽ trong đêm của má, cả những hiểm nguy gian lao của má đã trải qua một cách không hề  sợ hãi, tất cả đều gom lại và dồn lại vào trong ý nghĩa cuối cùng này: “để má ráng nuôi bây lớn  coi bây có làm được gì cho cha mày vui không?”. Nhưng có lẽ đẹp đẽ hơn cả ở Việt­làm nên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng chính là  tinh thần chiến đấu quả cảm , kiên cường. Việt không chỉ là một con người giàu lòng yêu thương  mà còn là một chiến sĩ giải phóng quân dũng cảm, mang trong mình dòng máu gia truyền của  những con người gan góc không bao giờ khuất phục trước sự tàn bạo. Việt đã chiến đấu bằng  tất cả sức mạnh lần thể chất tinh thần, bằng ý chí bất khuất thừa hưởng từ một gia đình cách  mạng. Ông nội , chú Năm, ba Việt đều tham gia kháng chiến. Cha bị chặt đầu, mẹ bị trúng pháo  của giặc .. những hình ảnh đó mãi in sâu trong tâm trí Việt. chính mối thù nhà là động lực thúc  đẩy hai chị em việt anh dũng chiến đấu. Giữa trận đánh, Việt bị thương nặng. mất liên lạc với đồng đội, trơ trọi một thân, đói khát, mình  đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng. dù lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế săn sàng  chiến đấu mỗi khi choàng dậy “ Việt day họng sung về hướng đó “ nếu mày đổ quân thì sung tao  còn đạn” Việt ngầm bảo bọn địch khi nghe tiếng xe bọc thép của chúng chạy mỗi lúc một gần.  Cuối cùng khi đồng đội đã tìm được Việt dù kiệt sức, anh vẫn giữ được tư thế chiến đấu sinh tử  với kẻ thù “một ngón tay của cậu vẫn còn nhúc nhích , một viên đạn đã lên nòng và chung quanh cậu dấu xe bọc thép còn nằm ngang dọc” hình ảnh đó đã cho ta thấy tính cách anh hùng của  Việt một chàng trai yêu nước ,săn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Một dáng vóc cao cả,  phi thường, đáng khâm phục. Có thể nói, xây dựng hình tượng nhân vật Tnú và Việt hai nhà văn đã thể hiện sự trân trọng sâu  sắc trước những con người của dân tộc, vì dân tộc. Cùng được sáng tác trong kháng chiến  chống Mĩ nên ở hai nhân vật đều có nhiều nét tương đồng trong vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng. Họ là những người con đã kế thừa xuất sắc truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc: Tnú là người con của làng Xô Man, nơi tất cả người dân đều hướng về cách mạng.  Còn Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nứơc, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách  mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. Họ đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất  mát của cả dân tộc: Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt  mười đầu ngón tay. Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc.  Những đau thương đó đã hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người  Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh  hùng cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Việt vào bộ đội,  coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù  giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể  bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh  chứng qua số phận và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm  trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng phải khắc sâu vào lòng người. Không chỉ vậy ở họ còn mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt  được, tra tấn dã man vẫn không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên  làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù à Ở Tnú toát  lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ. Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng  quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé.,còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên,  chững chạc trong tư thế người anh hùng. Có thể nói Tnú và Việt đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước.  Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng  thương đau của chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của  cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tuy nhiên, không chỉ có những nét chung độc đáo vẻ đẹp anh hùng cách mạng ở nhân vật Tnú  và Việt mà còn mang những nét riêng khác biệt. Việt là một con người được sinh ra và trưởng  thành trên miền non nước Nam Bộ vì vậy ở anh có tính chất sôi nổi, bộc trực, trọng nghĩa. Còn  Tnú lại hiện lên với hình ảnh “vóc dáng vạm vỡ” chứa trong đó cái mênh mang, hoang dại, trong  sạch của núi rừng, ở Tnú nổi bật lên với vẻ đẹp của một con người Tây Nguyên huyền thoại, kỳ  vĩ, đậm chất sử thi. Như hai bản anh hùng ca thời đại đánh Mĩ, hai tác phẩm đã khắc sâu được cuộc chiến đấu của  dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược hết sức ác liệt và gay go. Qua đó tác giả cũng ngợi ca phẩm  chất anh hùng của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, là những con người tiêu  biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu hi sinh. Với  giọng văn ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng, chủ nghĩa anh hùng cách mạng  Việt Nam thời kỳ chống Mĩ, hai tác phẩm đều được tác giả làm hiện diện trên khắp mọi miền của  đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời lở đất để nhấn chìm lũ bán nước và quân cướp nước.  Qua đó cũng thấy rằng, cuộc đời và sự hi sinh của những con người Việt Nam anh hùng như  Tnú và Việt mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các thế hệ Việt Nam noi theo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88