Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Bài tập -thiết kế mạng lan wan...

Tài liệu Bài tập -thiết kế mạng lan wan

.PDF
6
717
149

Mô tả:

Bài tập môn Thiết kế mạng LAN WAN Tổng quan Trường Đại học Công nghệ Nhân tài – đào tạo duy nhất về ngành Công nghệ thông tin – đang triển khai xây dựng trường mới tại 2 địa điểm. Trường có 300 cán bộ, giảng viên và 3000 sinh viên chính quy và 2000 sinh viên đào tạo từ xa. Các lớp môn học được tổ chức khi có tối thiểu 30 sinh viên và tối đa 300 sinh viên đối với hệ chính quy tập trung hoặc tối thiểu 30 và tối đa 50 sinh viên đối với hệ đào tạo từ xa. Địa điểm 1 tại làng đại học Thủ Đức. Khuôn viên địa điểm 1 rộng 10000m2, hiện mới xây dựng 2 tòa nhà có diện tích mặt sàn (mặt cắt ngang) lần lượt là Nhà A 2000m2, Nhà B 1500m2. Nhà A được xây 6 tầng (1 tầng hầm, 1 trệt và 4 lầu). Nhà B được xây 11 tầng (1 tầng hầm, 1 trệt và 9 lầu). Địa điểm này dành cho các lớp hệ chính quy và một vài lớp thuộc hệ đào tạo từ xa. Địa điểm 2 là 1 tòa nhà có diện tích mặt sàn là 800m2 gần ngã tư Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Thái Học, Vũng Tàu. Tòa nhà này có sẵn 6 tầng (1 trệt, 5 lầu) được trường mua lại và chỉ dự tính sửa chữa cho phù hợp với yêu cầu chứ không xây mới lại. Địa điểm này chỉ dành đào tạo các lớp thuộc hệ đào tạo từ xa Khoảng cách giữa 2 địa điểm là 96km. Hiện nay trường Đại học Công nghệ Nhân tài có cấu trúc như sau: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Bộ phận Văn phòng Khoa Công Nghệ Phần Mềm Văn phòng Khoa Hệ Thống Thông Tin Văn phòng Khoa Kỹ Thuật Máy Tính Văn phòng Khoa Mạng Máy Tính & Truyền Thông Văn phòng Khoa Khoa Học Máy Tính Bộ môn Anh văn Bộ môn Toán Lý Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kế hoạch -Tài chính Phòng Đào tạo Đại học Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa học công nghệ & Quan hệ Đối ngoại Phòng Quản trị thiết bị Phòng Công tác Sinh viên Phòng Thanh tra – Pháp chế – Đảm bảo chất lượng Ban Quản lý cơ sở Ban Quản trị dữ liệu Vị trí Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A, Địa điểm 2 Địa điểm 1 - Nhà A, Địa điểm 2 Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A, Địa điểm 2 Địa điểm 1 - Nhà B, Địa điểm 2 Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A Địa điểm 1 - Nhà A Ngoài ra, phần diện tích còn lại được sử dụng làm phòng thí nghiệm (5 phòng), phòng thư viện (2 tầng của Nhà B Địa điểm 1), phòng họp (ở cả 3 tòa nhà), phòng giảng viên (mỗi khoa có 1 phòng giảng viên riêng), phòng nghiên cứu (thuộc các khoa), phòng máy (15 phòng máy cho cả 2 địa điểm), căntin (tầng hầm nhà A Địa điểm 1) và các phòng học. Mục tiêu Bài tập này giả định Đại học Công nghệ Nhân tài cần thiết lập một hệ thống mạng liên lạc cho các tòa nhà của trường. Hệ thống mạng phải đáp ứng được nhu cầu kết nối đa dạng của mọi đơn vị trong trường trong hiện tại cũng như phải dự trù được các nhu cầu mở rộng trong tương lai. Hệ thống mạng nội bộ phải được bảo vệ. Hệ thống mạng có 2 phần, 1 phần cung cấp tài nguyên cho cán bộ công nhân viên và sinh viên khi hoạt động trong trường. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên và sinh viên vẫn có thể kết nối từ xa tới 1 số dịch vụ giới hạn trong trường trong trường hợp cần thiết. (Sinh viên phải tự cung cấp thông tin giả định về số lượng, kích thước, tiêu chuẩn của các phòng, thiết bị, dịch vụ… nếu trong phần mô tả tổng quan không đề cập rõ ràng) Mặt khác, để tiết kiệm chi phí, Đại học Công nghệ Nhân tài cũng muốn triển khai hệ thống VoIP nội bộ cho toàn trường và kết nối ra ngoài thông qua tổng đài nội bộ. Các máy trong trường có thể liên lạc với nhau thông qua hệ thống VoIP không phân biệt địa điểm. Chỉ khi nào cần liên lạc ra ngoài thì sẽ liên lạc thông qua 1 trong 2 tổng đài nội bộ tại 2 địa điểm. Hệ thống mạng được bảo mật. Các hệ thống ngoài mạng không được nhìn thấy mô hình mạng bên trong cũng như các thiết bị trong mạng. Bài tập này yêu cầu sinh viên làm việc theo nhóm. Một nhóm lớn có tối đa 8 sinh viên. Trong 1 nhóm lớn sẽ chia thành 2 nhóm nhỏ (công ty X và công ty Y; mỗi nhóm nhỏ không có quá 4 sinh viên). Một nhóm lớn sẽ giả định chung sơ đồ hệ thống các tòa nhà cùng với các yêu cầu của Đại học Nhân tài về thiết kế hệ thống mạng. Hai nhóm nhỏ X và Y sẽ đóng vai trò 2 công ty thiết kế hệ thống mạng cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng thiết kế hệ thống mạng cho Đại học Nhân tài. Khi làm việc, phần việc chung của 1 nhóm lớn chỉ là lập danh sách các giả định hợp lý chung về yêu cầu của Đại học Nhân tài ngoài những yêu cầu của đề bài nếu cần thiết. Ví dụ: giả định về sơ đồ chi tiết của các tòa nhà, vị trí mặt bằng của các khoa phòng ban. Sau khi đã xác định yêu cầu thì 2 nhóm X, Y sẽ làm việc độc lập với nhau để cạnh tranh với nhau về việc giành hợp đồng. Hai nhóm không được để lộ thông tin thiết kế của nhóm cho nhóm kia biết. (Lưu ý: Trong trường hợp nhóm nào bị lộ thông tin để nhóm kia giành lợi thế trong thiết kế thì nhóm đó sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ thành công của nhóm kia. Trường hợp ngược lại nếu nhóm lấy được thông tin của nhóm khác nhưng không sử dụng được thông tin đó vào việc cải thiện, nâng cấp thiết kế của mình cũng sẽ bị trừ điểm. Các hành vi phá hoại đồ án của nhóm khác đều bị 0 điểm.) Trong bài tập này, các nhóm sẽ phải thực hiện việc thiết kế thông qua các giai đoạn với yêu cầu cụ thể. Sản phẩm thiết kế cuối cùng là bản báo cáo và bài thuyết trình trước đại diện của trường Đại học Công nghệ Nhân tài để được xét duyệt. Các giai đoạn thiết kế Bước 1: Thiết kế mô hình mạng logic Trong bước này, các nhóm phải vẽ mô hình mạng logic mà nhóm đề xuất, thể hiện được các đường kết nối giữa các thiết bị theo yêu cầu của Đại học Nhân tài. Trong sơ đồ mạng này phải có: - Các thiết bị ví dụ: thiết bị định tuyến (Router), chuyển mạch (Switch), thiết bị kết nối không dây (wireless access point), máy chủ, máy trạm … được đặt tên rõ ràng - Thông tin chi tiết của từng cổng giao tiếp mạng trên thiết bị định tuyến. - Số lượng các thiết bị trên mỗi mạng. - Các đường kết nối thuê bao - Tốc độ của các đường kết nối. Giải thích tại sao nên chọn mô hình mạng này. Bước 2: Thiết kế sơ đồ vật lý của toàn bộ hệ thống mạng Trình bày và giải thích thiết kế hệ thống mạng dựa trên sơ đồ tòa nhà các trụ sở và chi nhánh. Bao gồm các bảng ghi chi tiết tên, số lượng, chủng loại, giá thành của các thiết bị cho mỗi tầng trong mỗi tòa nhà. Ví dụ: Tầng 1 Loại thiết bị Mẫu nhóm sản phẩm (Model number) Số lượng thiết bị Số lượng và loại cổng giao tiếp trên thiết bị Mô tả/Chức năng Đơn giá ước tính Sơ đồ vị trí đặt các thiết bị trên từng tầng. Ví dụ: Giải thích về sự lựa chọn các thiết bị. Tổng kết chi phí (không bao gồm chi phí triển khai thực hiện dự án và cáp mạng). Bước 3: Đặt địa chỉ IP cho hệ thống mạng và thiết bị Trong bước này, các nhóm phải xác định được số lượng địa chỉ IP cho các thiết bị. Các dải địa chỉ nào cần phải thuê bao. Các dải địa chỉ nào có thể được dùng nội bộ không cần thuê bao. Các dải địa chỉ nào cung cấp cho từng khách hàng. Các nhóm phải trình bày 1 bảng thông tin của toàn bộ hệ thống mạng gồm các chi tiết sau: Số lượng thiết bị cần gán địa chỉ Địa chỉ mạng con (SubNetwork Address) Subnet Mask Số lượng địa chỉ tối đa có thể dùng tại phân mạng con này Tên mạng con Trong mỗi phân mạng con, các nhóm phải trình bày bảng thông tin về các thiết bị gồm: STT Tên thiết bị/cổng giao tiếp mạng Địa chỉ Subnet mask Cổng xuất thông tin mặc định (Default gateway) Bài tập này được chia thành 3 phần là bài báo cáo, bài trình bày Power Point và phần đánh giá khi nghe trình bày của các nhóm khác. Điểm của từng phần được chấm riêng, mỗi phần có thang điểm từ 0 tới 100. Điểm phần báo cáo chiếm 15% tổng điểm toàn khóa học. Điểm phần trình bày chiếm 10% tổng điểm. Điểm của phần phản biện chiếm 5% tổng điểm. Phần 1: Bài báo cáo Cấu trúc bài báo cáo 1. Giới thiệu tổng quan (5đ) Giới thiệu mục đích của bài viết. Tổng quan và yêu cầu của đề án. Trình bày cấu trúc bài viết. 2. Các thông tin cơ bản về yêu cầu (10đ) Mô tả các thông tin cơ bản về yêu cầu của khách hàng 2.1 Thông tin được cung cấp 2.2 Thông tin giả định và tìm hiểu được 3. Thiết kế hệ thống mạng (45đ) 3.1 Thiết kế mô hình mạng logic Theo yêu cầu trong Bước 1 ở trên 3.2 Thiết kế sơ đồ vật lý của toàn bộ hệ thống mạng Theo yêu cầu trong Bước 2 ở trên, trừ phần chi phí sẽ đưa qua phần 4 3.2.1 Sơ đồ vật lý 3.2.2 Các thiết bị dùng trong hệ thống 3.2.3 Các dịch vụ cần thuê 3.3 Đặt địa chỉ IP cho hệ thống mạng và thiết bị Theo yêu cầu trong Bước 3 ở trên, trừ phần chi phí sẽ đưa qua phần 4 4. Các dịch vụ của hệ thống và chi phí hoạt động (35đ) 4.1 Các dịch vụ cung cấp So sánh với mục tiêu của Đại học Nhân tài, đánh giá lại thiết kế xem đáp ứng được bao nhiêu phần của mục tiêu 4.2 Chi phí cho toàn hệ thống Bao gồm các chi phí cho thiết bị mô tả trong phần 3: thiết bị, thuê kênh kết nối, thuê địa chỉ IP… 4.2.1 Chi phí cho thiết bị 4.2.2 Chi phí dịch vụ 5. Kết luận (5đ) Tóm tắt lại bài viết. Chỉ ra điểm nhấn quan trọng của bài viết và lời khuyên. Tài liệu tham khảo Viết đầy đủ danh sách các tài liệu đã tham khảo để viết bài theo tiêu chuẩn của Harvard hay IEEE. Gồm cả ghi chú tham khảo trong nội dung bài viết, và danh sách tài liệu tham khảo cuối bài. Nếu không có ghi tài liệu tham khảo theo đúng yêu cầu thì sẽ bị 0 điểm. Trình bày báo cáo Tập tin văn bản Microsoft Office Word 2003 hay OpenOffice Writer (.doc) Font: Time New Roman Cỡ chữ: 12 Khoảng cách giữa các dòng: double spacing Độ dài bài viết 5000 từ ± 10% số từ, không kể minh họa hình ảnh, bảng biểu và phần ghi tài liệu tham khảo. Bài viết không đáp ứng tiêu chí này sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ. Phần 2: Bài trình bày Power Point Cấu trúc nội dung bài trình bày Power Point dựa trên bài báo cáo. Các nhóm sẽ cố thuyết phục người nghe (đóng vai trò là đại diện Đại học Nhân tài) chấp nhận bản thiết kế của nhóm mình và không chọn bản thiết kế của nhóm cạnh tranh. Sau khi trình bày sẽ dành cho người nghe thời gian đặt câu hỏi phản biện. Khi báo cáo, có thể phân chia mỗi thành viên báo cáo 1 phần hay 1 thành viên báo cáo toàn bộ, các thành viên phân công nhau tham gia trả lời giải đáp sau trình bày. Thời gian trình bày của 1 nhóm: 25 phút (10 phút trình bày và 15 phút thảo luận) Điểm được tính trên từng phần: - Bố cục bài trình bày (25đ) Phong cách trình bày (25đ) Nội dung được yêu cầu (25đ) Khả năng thuyết phục người nghe chấp nhận thiết kế của nhóm (25đ) Phần 3: Đặt câu hỏi phản biện cho nhóm khác Các sinh viên nhóm khán giả (đóng vai là đại diện của Đại học Nhân tài) sau khi nghe trình bày báo cáo sẽ đặt câu hỏi với nhóm trình bày và đánh giá về nội dung của nhóm trình bày. Điểm được đánh giá theo mức độ tham gia vào quá trình phản biện. Phải so sánh được sự khác biệt giữa 2 bản thiết kế của 2 nhóm X, Y Mỗi nhóm sẽ phải đánh giá 4 nhóm lớn khác (gồm 8 nhóm nhỏ: 4 nhóm X và 4 nhóm Y). (25đ / 1 nhóm lớn). Lưu ý: Các nhóm khi được yêu cầu đều phải đưa ra câu hỏi và đánh giá của mình đối với nhóm khác. Nếu không có mặt khi được yêu cầu đánh giá sẽ bị trừ điểm. Thời gian và cách nộp bài Đăng ký nhóm: tới ngày 26-9-2012 Nộp tập tin trình chiếu báo cáo (.ppt): qua email trước 00h00 ngày 12-11-2012 Trình bày trước lớp theo nhóm kể từ tuần 14-11-2012 Nộp báo cáo viết (.doc): qua email trước 00h00 ngày 3-12-2012 Nếu nộp bài trễ từ sau thời hạn nêu trên cho tới 1 ngày sẽ bị trừ 30% điểm. Nếu nộp bài trễ từ 1 ngày tới 2 ngày bị trừ 60% điểm. Nếu nộp bài trễ sau 2 ngày sẽ bị 0 điểm. Email nhận bài nộp: [email protected] Tiêu đề: [Thuyet trinh TKM HK1 2012-2013] – Nhom xxx [Bao cao TKM HK1 2012-2013] – Nhom xxx Ngoài ra, các nhóm còn phải nộp bản báo cáo in vào ngày 5-12-2012 trong buổi học. Bài nộp được chấm và tính thời gian trễ là bài nộp qua email. Còn bài in chỉ dùng để lưu trên khoa. Trong trường hợp có sự cố không hoàn thành đúng hạn thì phải báo lý do với giảng viên trước thời hạn ở mỗi mục trên để được cân nhắc xem xét. Tất cả các lý do báo sau thời hạn đều không được chấp nhận.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan