Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu BÀI TẬP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

.PDF
16
2602
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN BÀI TẬP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GV: Th.S HUỲNH THỊ MINH TRÚC 2012 1 CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ 1) Một ngân hàng áp dụng mức lãi suất 12% năm cho các khoản tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn. hãy tính lãi suất thực của các khoản tiền gửi với kỳ hạn ghép lãi như sau: nửa năm một lần, mỗi quý, mỗi tháng, và mỗi ngày. 2) Anh Năm gửi 2 triệu đồng vào quỹ tiết kiệm với lãi suất 14% năm. Sau 5 năm, anh năm gửi thêm 5 triệu. Hỏi anh Năm sẽ nhận được bao nhiêu tiền vào cuối của: a) 9 năm kể từ ngày gửi khoản tiền đầu tiên b) 18 năm kể từ ngày gửi khoản tiền đầu tiên. 3) Ông Nam có 2 sổ tiết kiệm dài hạn một cuốn có thời hạn 5 năm và một cuốn có thời hạn 8 năm kể từ thời điểm hiện tại, khi hết hạn mỗi sổ đều có giá trị là 10 triệu đồng. Nếu lãi suất tiết kiệm là 12% năm thì ở thời điểm hiện tại ông Nam phải gửi vào bao nhiêu tiền. 4) Một công ty dự tính trích lập quỹ để thanh toán một khoản nợ sẽ đến hạn vào 31/12/2020, công ty dự định sẽ nộp vào quỹ một khoản tiền cố định hàng năm trong suốt 10 năm. Lần đầu vào cuối năm 2011. Công ty tính rằng quỹ sẽ có được tỉ lệ lãi bình quân hàng năm là 14%. Hỏi mỗi năm phải trích một khoản tiền là bao nhiêu để đến cuối năm 2020 thì công ty đủ 500 triệu để trả nợ. 5) Công ty đầu tư xây dựng Phương Đông mua một tòa nhà với giá 500 triệu chậm trả. Trả trước 10% số tiền còn lại sẽ trả bằng 2 cách sau: a) Trả dần làm 25 lần đều nhau trong 25 năm. Khoản tiền trả mỗi kỳ bao gồm tiền trả nợ gốc và trả lãi, với lãi suất là 10% năm trên số nợ gốc hiện chưa thanh toán. Hỏi khoản tiền trả hằng năm là bao nhiêu. b) Nếu trả trong vòng 20 năm, số tiền trả mỗi năm là không đổi với lãi suất 12% năm. Tiền lãi cũng được tính trên số nợ gốc chưa thanh toán. Vậy số tiền trả mỗi tháng là bao nhiêu? 6) Hãng Toyota bán xe trả góp với phương thức như sau: nếu mua thì phải trả trước 25%. Số tiền còn lại sẽ góp hàng tháng và có thể góp trong 2 năm hoặc 3 năm, với lãi suất được tính là 1% tháng. Vậy nếu bạn dự định mua một chiếc xe trị giá $30.000 và trả góp trong vòng 2 năm. Thì số tiền góp hàng tháng sẽ là bao nhiêu. Được biết số tiền tra hàng tháng là không đổi. 7) Một lô hàng được rao bán bằng 2 cách sau: - Nếu trả tiền ngay thì giá bán sẽ là 2,6 tỷ - Nếu mua trả góp thì được trả trong 10 tháng, tháng thứ nhất trả 800 triệu, tháng thứ hai 400 triệu, từ tháng thứ ba đến tháng thứ mười mỗi tháng góp 200 triệu. Lần trả đầu tiên là một tháng kể từ khi nhận hàng. a) Nếu lãi suất trên thị trường là 1,2% tháng thì bạn sẽ chọn cách mua nào. b) Nếu lãi suất trên thị trường là 2% tháng thì bạn có thay đổi ý kiến hay không? c) Nếu lần trả đầu tiên được thực hiện ngay sau khi nhận hàng thì kết quả 2 câu trên thay đổi như thế nào? 8) Một dự án có chuỗi thu nhập từ năm thứ nhất đến năm thứ năm lần lượt là : 3, 5, 7, 3, 1 triệu đồng, chuỗi chi phí đầu tư là 10 triệu đồng và 2 triệu đồng trong hai năm đùa của dự án. Nếu dự án có mức sinh lợi 11% năm thì có nên đầu tư vào dự án đó hay không trong 2 trường hợp: 2 9) 10) 11) 12) 13) 14) a) Dự án có thu nhập ngay từ năm đầu tiên b) Dự án có thu nhập từ năm thứ ba. Một khoản nợ 100 triệu đồng với lãi suất 10% năm được hoàn trả đều đặn 3 lần trong 3 năm. a) Số tiền phải trả hàng năm là bao nhiêu. Nếu lần trả đầu tiên là sau 1 năm kể từ khi nợ. b) Lập bảng lịch trình trả nợ cho câu a. c) Giả sử việc trả nợ được thực hiện 6 tháng 1 lần thì kết quả câu a và b thay đổi như thế nào. Một người dự định nghỉ hưu sau 30 năm nữa, nên dự định gửi tiền vào một quỹ hưu bổng để chuẩn bị cho ngày về. Lần gửi đầu tiên là vào cuối năm nay. a) Nếu mỗi năm ông ta gửi 500.000 đồng, với lãi suất 14% năm, thì ông ta sẽ nhận được bao nhiêu tiền khi nghỉ hưu. b) Nếu muốn nhận được 90 triệu đồng khi nghỉ hưu thì mỗi năm ông ta phải gửi vào bao nhiêu. c) Giả sử mỗi năm ông ta chỉ gửi vào 200.000 đồng, phần còn lại do chủ doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp thì mỗi năm người chủ phải bỏ ra bao nhiêu để khi về hưu người công nhân nhận được 100 triệu đồng với lãi suất 12% năm. d) Các câu hỏi trên thay đổi như thế nào, nếu lần gửi đầu tiên được thực hiện ngay hiện nay. Ông Minh có 2 người con, con gái 12 tuổi, con trai 9 tuổi. Ông có ước nguyện sẽ cho mỗi người con 4.000 dollar khi chúng đến tuổi trưởng thành, bằng cách mở một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 12% năm, thì ông phải gửi vào ngân hàng mỗi năm một số tiền là bao nhiêu (số tiền này là một số tiền không đổi và được gửi liên tục cho đến khi người con thứ trưởng thành). Lần gửi đầu tiên được thực hiện ngay sau khi mở tài khoản. Ngân hàng đồng ý cho bạn vay 1.000 dollar hôm nay và đổi lại bạn phải trả ngân hàng 1.350 dollar sau 4 tháng. Vậy lãi suất bạn phải chịu là bao nhiêu. a) Với mức gia tăng 9% năm, bao lâu thì một khoản tiền sẽ tăng gấp đôi. b) Sau 10 năm thì thu nhập tăng gấp đôi, vậy tỉ lệ tăng thu nhập bình quân mỗi năm là bao nhiêu? Một cơ sở sản xuất mua 1 máy công cụ và được quyền chọn 1 trong 2 phương thức thanh toán sau: Trả trong vòng 10 năm, mỗi năm trả 1 số tiền là 50 triệu. Kỳ trả thứ nhất là 1 năm sau ngày mua, kỳ trả thứ hai là 2 năm sau ngày mua,…, và kỳ trả thứ mười là 10 năm sau ngày mua. Trả bằng một kỳ duy nhất 4 năm sau ngày mua, với số tiền phải trả là 450 triệu. Bạn hãy tư vấn cho công ty xem nên chọn phương thức nào, biết lãi suất 24%/năm. 15) Đại lý VMEP bán xe trả góp như sau: 3 - Xe Angel 80: nếu trả tiền ngay thì trả 1.650 dollar, nếu trả góp thì trả trước 650 dollar. Số tiền còn lại góp vào đều mỗi tháng là 65 dollar và góp liên tục trong 18 tháng - Xe Bonus 125: nếu trả tiền ngay thì trả 1.850 dollar, nếu trả góp thì trả trước 850 dollar. Số tiền còn lại góp hàng tháng là 60 dollar, và góp liên tục trong 24 tháng. Vậy lãi suất bán trả góp là bao nhiêu mỗi tháng. 16) Sally đang xem xét 2 kế hoạch tiết kiệm. Với kế hoạch thứ nhất cứ 6 tháng sẽ gửi thêm $500 và sẽ nhận lãi suất 7%/năm ghép lãi nửa năm. Kế hoạch thứ hai gửi $1.000 mỗi năm với lãi suất 7,5% ghép lãi hàng năm. Tiền gửi ban đầu sẽ được tiến hành 6 tháng sau đó với kế hoạch thứ nhất, và một năm sau đó với kế hoạch thứ hai. a. Giá trị cuối cùng của kế hoạch thứ 1 cuối năm thứ 10 là bao nhiêu? b. Giá trị cuối cùng của kế hoạch thứ 2 vào cuối năm thứ 10 là bao nhiêu? c. Sally nên chọn kế hoạch nào giả sử cô ta chỉ quan tâm đến tiền tiết kiệm vào cuối năm thứ 10. d. Nếu lãi suất của kế hoạch thứ 2 là 7% thì nên chọn kế hoạch nào? 17) Tom mong muốn sẽ nhận được 1 hợp đồng vô thời hạn trả cho anh $7.000 mỗi năm trong suốt quãng đời còn lại. Công ty bảo hiểm dự kiến quãng đời còn lại của anh là 21 năm. Công ty đặt mức lãi suất là 6%/năm cho hợp đồng loại này. a. Tom phải trả bao nhiêu để có hợp đồng này. b. Nếu lãi suất là 8% thì Tom phải trả bao nhiêu. 18) Ông Kỳ 63 tuổi đã nghỉ hưu muốn có thu nhập ổn định, bằng cách mua một hợp đồng bảo hiểm. Loại hợp đồng này có thể trả cho ông ta một khoản tiền cố định hằng năm khi ông còn sống. Với dòng ngân quỹ này thì ông ta phải dùng một lượng tiền rất lớn ban đầu. Quãng đời còn lại của ông ta dự kiến là 15 năm, công ty lấy thời gian đó là cơ sở tính toán bất kể ông ta sống bao lâu. a. Nếu công ty bảo hiểm tính toán với mức lãi suất 5% ông phải trả bao nhiêu để có hợp đồng mà ông có thể nhận $10.000 mỗi năm. Giả sử khoản thanh toán hàng năm được thực hiện vào cuối mỗi năm, trong 15 năm tới. b. Nếu lãi suất là 10% thì ông phải trả bao nhiêu? c. Nếu ông có $30.000 để mua hợp đồng thì hàng năm ông sẽ nhận được bao nhiêu. Khi công ty bảo hiểm tính mức lãi suất là 5%, 10%. 4 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN CAPM 1) Hai cổ phiếu A và B có tỷ suất lợi nhuận trong quá khứ như sau: Năm TS lợi nhuận cổ phiếu A TS lợi nhuận cổ phiếu B 1 -10,00% -3,00% 2 18,50% 21,29% 3 38,67% 44,25% 4 14,33% 3,67% 5 33,00% 28,30% a. Tính tỷ suất lợi nhuận bình quân của mỗi cổ phiếu trong thời kỳ đó. Giả sử bạn có danh mục đầu tư gồm 50% cổ phiếu A và 50% cổ phiếu B, tỷ suất lợi nhuận trung bình của danh mục đầu tư của bạn là bao nhiêu? b. Tính độ lệch chuẩn tỷ suất lợi nhuận của mỗi cổ phiếu, sau đó tính độ lệch chuẩn tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư của bạn. 2) Giả sử bạn thu thập thông tin về lợi nhuận khi đầu tư vào cổ phiếu X và tín phiếu kho bạc tương ứng với 3 tình trạng của nền kinh tế như sau: Tình trạng nền kinh tế Xác suất Lợi nhuận cổ phiếu X Lợi nhuận tín phiếu Suy thoái 0,25 -8,2 3,5 Bình thường 0,50 12,3 3,5 Tăng trưởng 0,25 25,8 3,5 a. Tính lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu X và của tín phiếu b. Tính độ lệch chuẩn lợi nhuận cổ phiếu X và lợi nhuận tín phiếu c. Tính lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư gồm 40% cổ phiếu X và 60% tín phiếu. 3) Ông A là nhà đầu tư cá nhân đang xem xét đầu tư 2 cổ phiếu STB và BVH. Sau khi liên hệ với công ty chứng khoán Tân Việt, ông A có được thông tin về lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn lợi nhuận của 2 cổ phiếu trên như sau: STB BVH Lợi nhuận kỳ vọng (%) 12,53 22,34 Độ lệch chuẩn (%) 3,2 10,8 Để hạn chế rủi ro, ông A quyết định đầu tư vào một danh mục trị giá 100 triệu đồng gồm 62% cổ phiếu STB và 38% cổ phiếu BVH. Bạn hãy giúp ông A xác định xem: a. Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là bao nhiêu? b. Rủi ro của danh mục đầu tư tăng lên hay giảm xuống so với đầu tư vào một trong hai cổ phiếu cá biệt? Biết hệ số tương quan lợi nhuận giữa 2 cổ phiếu STb và BVH là 0,32. 4) Giả sử bạn là giám đốc quản lý quỹ đầu tư 4 tỷ đồng. Quỹ có 4 cổ phiếu với khối lượng đầu tư và hệ số như sau: 5 Cổ phiếu Tiền đầu tư (triệu đồng) A 400 1,50 B 600 -0,50 C 1.000 1,25 D 2.000 0,75 Hệ số Nếu lợi nhuận yêu cầu của thị trường là 14% và lợi nhuận phi rủi ro là 6%, lợi nhuận yêu cầu của quỹ đầu tư là bao nhiêu? 5) Ông A đang xem xét đầu tư vào cổ phiếu DRC. Khi liên hệ với công ty chứng khoán anh ta được biết lợi nhuận kỳ vọng của thị trường là 13,8% và lợi nhuận phi rủi ro là 6,4%. Ngoài ra, công ty chứng khoán còn cho biết thêm hệ số của cổ phiếu DRC là 0,264. Nhưng vốn là người thận trọng và không tin tưởng lắm vào thông tin cung cấp, ông A tự điều chỉnh lên bằng 1,2 thay vì 0,264. Hãy xác định: a. Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu DRC dựa trên hệ số mà ông A tự điều chỉnh. b. Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu DRC, nếu ông A điều chỉnh lợi nhuận phi rủi ro xuống chỉ còn 3,5%. 6) Giả sử ông B theo lời hướng dẫn của một chuyên gia tư vấn đầu tư đang xem xét đầu tư 3 tỷ đồng vào 4 cổ phiếu sau: Cổ phiếu Số tiền đầu tư (triệu đồng) A 500 0,75 B 1.000 1,10 C 800 1,36 D 700 1,88 Nếu lợi nhuận phi rủi ro là 8% và lợi nhuận thị trường là 16%. Dựa theo mô hình CAPM, lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư trên là bao nhiêu? 7) Giả sử có lãi suất phi rủi ro là 7,6% và mô hình CAPM đúng. Cổ phiếu công ty Bao Bì Bỉm Sơn (BPC) có là 1,7 và lợi nhuận kỳ vọng là 17,6%. a. Lợi nhuận thị trường là bao nhiêu? b. Giả sử bạn quan tâm đến cổ phiếu SAM. Cổ phiếu này có bằng 0,8 thì lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu này sẽ là bao nhiêu? c. Nếu bạn đầu tư 100 triệu đồng vào danh mục gồm 2 loại cổ phiếu trên và của danh mục đầu tư là 1,07. Bạn phải đầu tư bao nhiêu tiền vào mỗi loại cổ phiếu. Xác định lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư bằng 2 cách. 8) Giả sử bạn quan sát các tình huống sau: Tỷ suất sinh lợi Tình hình kinh tế Khả năng Cổ phiếu A Cổ phiếu B Suy thoái 0,25 -0,10 -0,30 Bình thường 0,50 0,10 0,05 Phát triển 0,25 0,20 0,40 6 a. Tính toán tỷ suất sinh lợi mong đợi của mỗi loại cổ phiếu. b. Giả sử CAPM là đúng và của cổ phiếu A hơn của cổ phiếu B 0,25 lần. Phần bù rủi ro (=Rm – Rf) là bao nhiêu? 9) Giả sử lãi suất phi rủi ro hiện nay là 7,6%. Cổ phiếu ACB có là 1,7 và tỷ suất sinh lợi mong đợi là 16,7% (giả định mô hình CAPM là đúng). a. Phần bù rủi ro thị trường là bao nhiêu? b. Cổ phiếu SHB có bằng 0,8. Tỷ suất sinh lợi mong đợi của cổ phiếu này là bao nhiêu? c. Giả sử bạn đầu tư $10.000 vào ACB và SHB, hệ số của danh mục là 1,07. Bạn nên đầu tư bao nhiêu vào mỗi cổ phiếu? Tỷ suất sinh lợi của danh mục này là bao nhiêu? 7 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1) Công ty kim khí P có tài sản ngắn hạn là 800 triệu đồng và nợ ngắn hạn là 500 triệu đồng. Các giao dịch sau đây ảnh hưởng thế nào đến thông số khả năng thanh toán hiện thời? a. Mua thêm 2 xe vận tải để sử dụng trị giá 100 triệu bằng tiền mặt. b. Vay ngân hàng 100 triệu đồng để tăng khoản phải thu một giá trị tương đương c. Phát hành thêm 200 triệu cổ phiếu thường để phát triển thêm một số chi nhánh. d. Tăng khoản phải trả để thanh toán lợi tức bằng tiền là 40 triệu. 2) Sử dụng các thông tin sau hoàn chỉnh bản cân đối kế toán. Nợ dài hạn /Vốn chủ sở hữu 0,5 Quay vòng tài sản 2,5 lần Kỳ thu tiền bình quân 18 ngày Quay vòng tồn kho 9 lần Lợi nhuận gộp biên 10% Thông số thanh toán nhanh 1 Giả sử 1 năm có 360 ngày. Bảng cân đối kế toán (ĐVT: triệu đồng) Tiền mặt 100 Phải trả và nợ ngắn hạn 100 Khoản phải thu Nợ dài hạn Tồn kho Cổ phần thường 100 TSCĐ ròng Thu nhập giữ lại 100 Tổng tài sản Tổng nguồn vốn 3) Điều chỉnh các báo cso tài chính cho công ty V như sau: Bảng cân đối kế toán (lập ngày 31-12-2010) ĐVT: triệu đồng Tiền mặt 500 Khoản phải trả 400 Khoản phải thu Vay ngân hàng Tồn kho Nợ ngắn hạn tích lũy 200 Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn TSCĐ ròng Nợ dài hạn Vốn cổ phần và thu nhập giữ lại 3.750 Tổng tài sản Tổng nguồn vốn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 ĐVT: triệu đồng Doanh số bán tín dụng 8.000 Chi phí hàng bán Lợi nhuận gộp Chi phí bán hàng và quản lý Chi phí lãi vay 400 Lợi nhuận trước thuế Thuế (44%) Lợi nhuận sau thuế 8 Thông tin khác: Thông số khả năng thanh toán hiện thời Khấu hao Lợi nhuận gộp / Tổng tài sản Lợi nhuận ròng biên Tổng nợ / vốn chủ sở hữu Kỳ thu tiền bình quân Quay vòng tồn kho Một năm có 360 ngày. 3/1 500 0,4 7% 1/1 45 ngày 3/1 4) Một công ty có doanh số bán hàng là 400 triệu đồng (toàn bộ bán tín dụng). Lợi nhuận gộp biên là 20%. Tổng tài sản ngắn hạn là 80 triệu, nợ ngắn hạn là 60 triệu, tồn kho 30 triệu, tiền mặt 10 triệu. a. Xác định mức tồn kho nếu nhà quản trị muốn có tốc độ quay vòng tồn kho là 4. b. Kỳ thu tiền bình quân là bao nhiêu ngày nếu nhà quản trị muốn có khoản phải thu là 50 triệu (Giả sử một năm có 360 ngày). 5) Công ty S hiện có doanh số là 6 tỷ đồng/năm, tốc độ quay vòng tài sản là 6 vòng / năm, lợi nhuận ròng là 120 triệu. a. Thu nhập / tài sản hay khả năng sinh lợi của công ty là bao nhiêu? b. Công ty đang xem xét đặt thêm vài điểm thu tiền ở các cửa hàng của công ty. Các thiết bị mới này hy vọng sẽ làm tăng hiệu quả kiểm soát tồn kho, giảm bớt các sai lầm trong ghi chép và lưu giữ hệ thống. Thiết bị mới tăng đầu tư vào tài sản 20% và hy vọng tăng lợi nhuận ròng biên từ 2% lên 3%. Không có thay đổi đáng kể về doanh số bán hàng. Xác định ảnh hưởng của thiết bị đến khả năng sinh lợi của công ty 6) Hãy lập báo cáo nguồn và sử dụng vốn cho công ty hóa chất S có bảng cân đối kế toán năm 2010 và 2011 như sau: 2010 Tài sản Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Khoản phải thu Tồn kho Tổng TS ngắn hạn TSCĐ ròng Tổng tài sản Nguồn vốn Khoản phải trả Nợ ngắn hạn tích lũy Nợ ngắn hạn ngân hàng Tổng nợ ngắn hạn Vốn cổ phần thường Thu nhập giữ lại Tổng nguồn vốn 2011 230.000 76.000 346.000 528.000 342.000 638.000 918.000 1.242.000 1.113.000 1.398.000 2.031.000 2.640.000 413.000 627.000 226.000 314.000 100.000 235.000 739.000 1.176.000 100.000 100.000 1.192.000 1.364.000 2.031.000 2.640.000 9 Khấu hao là 189.000 và không trả cổ tức 7) Công ty chế tạo K có bản cân đối kế toán ngày 31-12-2011 như sau (ĐVT: chục triệu đồng). Tài sản Tiền mặt 2010 5 2011 Nguồn vốn 2010 2011 20 0 3 Nợ đến hạn Khoản phải thu 15 22 Phải trả 5 8 Tồn kho 12 15 Lương tích lũy 2 2 8 5 Thuế tích lũy 3 5 0 15 Vốn cổ phần thường 20 26 Thu nhập giữ lại 40 44 90 100 TS ngắn hạn khác TSCĐ ròng 50 Tổng tài sản 90 55 Nợ dài hạn 100 Tổng nguồn vốn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 như sau: (ĐVT: chục triệu đồng) Doanh số ròng Chi phí Chi phí hàng bán Chi phí bán hàng và quản lý Khấu hao Tiền lãi Thu nhập trước thuế Thuế 50% Thu nhập ròng Cộng thu nhập giữ lại đến 31-12-2010 Tổng cộng Trả cổ tức Thu nhập giữ lại đến 31-12-2011 50 25 5 5 1 14 7 7 40 47 3 44 Yêu cầu: a. Lập báo cáo nguồn và sử dụng vốn cho năm 2011 b. Lập báo cáo nguồn và sử dụng vốn luân chuyển. 8) Công ty A.L Kaiser có các dữ liệu sau (ĐVT: triệu $) Tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn 100 TSCĐ 283,5 Doanh số 1.000 Lợi nhuận ròng 50 Tỷ số thanh toán nhanh 2,0 Tỷ số thanh toán hiện hành 3,0 10 Kỳ thu tiền bình quân 40 ngày ROE 12% Công ty không có phát hành cổ phiếu ưu đãi, chỉ phát hành cổ phiếu thường. a. Hãy tính toán các khoản mục sau đây của công ty A.L Kaiser : khoản phải thu, nợ ngắn hạn, Tổng TS ngắn hạn, tổng tài sản, ROA, vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn. Giả sử vốn chủ sở hữu hoàn toàn là từ vốn cổ phần thường. b. Trong phần a, kết quả của khoản phải thu sẽ là 111,1 triệu $. Nếu công ty giảm kỳ thu tiền bình quân từ 40 ngày xuống còn 30 ngày trong khi vẫn cố định các yếu tố khác, tiền mặt tạo ra sẽ là bao nhiêu? Nếu tiền mặt tạo ra được sử dụng để mua lại cổ phần thường (theo giá sổ sách) điều này sẽ làm giảm số lượng cổ phần thường và sẽ tác động như thế nào đến ROE, ROA và tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản? 9) Hoàn tất bản cân đối kế toán và doanh số đạt được từ bảng cho dưới đây của công ty Hofmeister Industries bằng cách sử dụng các số liệu tài chính sau: Tỷ số nợ trên tổng tài sản: 50% Tỷ số thanh toán nhanh 0,8 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,5 Kỳ thu tiền bình quân 36 ngày Lợi nhuận gộp /doanh thu 25% Số vòng quay hàng tồn kho 5 vòng Tiền mặt Khoản phải trả Khoản phải thu Nợ dài hạn Hàng tồn kho Vốn cổ phần thường TSCĐ Thu nhập giữ lại Tổng tài sản Doanh thu $300.000 $60.000 $97.500 Tổng nợ và vốn cổ phần Giá vốn hàng bán 10) Doanh số của công ty TOR gần đây là 100.000 sản phẩm, đơn giá mỗi sản phẩm (giá thuần) là $7,5, chi phí khả biến là $3/sản phẩm, chi phí hoạt động cố định là $250.000. Lãi vay hàng năm là $80.000. Công ty hiện có 8.000 cổ phần ưu đãi với cổ tức hàng năm của mỗi cổ phần ưu đãi là $5. Ngoài ra còn có 20.000 cổ phần thường. Giả sử thuế suất thuế thu nhập là 40%. a. Tính sản lượng hòa vốn. b. Tính thu nhập cổ phần thường (EPS) ở mức sản lượng trên và ở mức sản lượng 120.000 sản phẩm. c. Tính độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh ở mức doanh số $750.000 d. Tính độ nghiêng đòn bẩy tài chính ở mức EBIT tương ứng với mức doanh số $750.000 e. Sử dụng độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp để xác định tác động đến EPS khi doanh số tăng 20% (sử dụng mức doanh số $750.000) 11 CHƯƠNG 5 HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 1) Công ty vừa nhận được một đơn hàng lớn và cảm thấy cần đến ngân hàng để tăng thêm vay nợ. Do đó, nó cần dự toán nhu cầu ngân quỹ trong tháng 1,2,3. Công ty có toàn bộ lượng bán là tín dụng , và có khoảng 20% thu tiền trong tháng, 70% thu tiền trong tháng tiếp theo, và 10% thu tháng thứ hai. Việc mua sắm nguyên vật liệu tiến hành vào tháng trước khi có lượng bán và bằng 60% lượng bán tháng sau. Khoản mua sắm sẽ được thanh toán vào tháng sau. Chi phí lao động, kể cả thêm giờ là tháng 1: 150 triệu; tháng 2: 200 triệu; tháng 3: 160 triệu. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý và các chi phí khác là 100 triệu đồng mỗi tháng từ tháng 1 đến tháng 3. Doanh số hiện tại và dự kiến như sau (ĐVT: triệu đống): Tháng 11 500 Tháng 2 1.000 Tháng 12 600 Tháng 3 650 Tháng 1 600 Tháng 4 750 Yêu cầu: a. Lập ngân sách ngân quỹ cho ba tháng 1, 2, 3. b. Xác định giá trị vay ngân hàng cần tăng thêm để có lề an toàn luôn là 50 triệu. 2) Lập ngân sách ngân quỹ cho công ty chế biến A với các khoản chi tiêu trong tháng 5, 6, 7 như sau. Công ty muốn duy trì mức tồn quỹ tối thiểu là 20 triệu đồng. Xác định có cần phải vay thêm không? Nếu có thì khi nào và bao nhiêu? Số dư ngân quỹ ngày 30/4 là 20 triệu. Biết doanh số hiện tại và doanh số dự kiến cho các tháng 5, 6, 7, 8 như sau: Tháng 1 50 Tháng 5 70 Tháng 2 50 Tháng 6 80 Tháng 3 60 Tháng 7 100 Tháng 4 60 Tháng 8 100 Biết có 50% bán hàng trả tiền ngay, 50% còn lại được thu tiền sau 2 tháng phát sinh doanh số. Chi phí hàng đã bán bằng 70% doanh số, và 90% chi phí này trả vào tháng thứ nhất sau khi phát sinh, 10% trả vào tháng tiếp theo. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý là 10 triệu đồng mỗi tháng cộng với 10% doanh số. Toàn bộ chi phí này trả trong tháng phát sinh. Tiền lãi trả nửa năm một lần cho khoản nợ 150 triệu lãi suất 12%/năm, vào tháng 7. Khoản chi phí vốn 50 triệu cũng trả vào tháng này. Trả cổ tức 10 triệu vào tháng 7. Đầu tư 40 triệu máy móc nhà xưởng trong tháng 6. Trả thuế thi nhập 1 triệu vào tháng 7. 3) Các thông tin để lập ngân sách ngân quỹ cho công ty P sáu tháng đầu năm 2011: Giá cả và chi phí giả thiết là ổn định. Doanh số có 70% bán tín dụng và 30% trả tiền ngay. Các khoản bán tín dụng sẽ có 60% thu tiền trong tháng sau, 30% thu tiền vào tháng thứ hai sau đó, 10% thu tiền vào tháng thứ 3. Mất mát không đáng kể. Doanh số hiện tại và tương lai như sau: (ĐVT: triệu đồng). Tháng 10/2010 300 Tháng 3/2011 200 12 Tháng 11/2010 350 Tháng 4/2011 300 Tháng 12/2010 400 Tháng 5/2011 250 Tháng 1/2011 150 Tháng 6/2011 200 Tháng 2/2011 200 Tháng 7/2011 300. Chi phí mua sắm là 80% doanh số tháng tiếp theo. Tiền lương (triệu đồng) Tháng 1=30 Tháng 3=50 Tháng 5= 40 Tháng 2=40 Tháng 4 = 50 Tháng 6 = 35 Tiền thuê là 2 triệu đồng mỗi tháng. Tiền lãi phải trả 7,5 triệu đồng vào ngày cuối cùng của quý. Thuế trả trước cho năm 2011 trả vào tháng 4/2010 là 50 triệu. Đầu tư 30 triệu vào tháng 6. Số dư ngân quỹ tại 31-12-2010 là 100 triệu đồng. Đây là mức tối thiểu phải duy trì. Nếu vay vốn có thể tiến hành theo bội số của 5 triệu đồng bỏ qua lãi vay ngắn hạn. 13 CHƯƠNG 6 QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN 1) Công ty có tổng tài sản là 3,2 tỷ đồng. Trong đó tiền mặt và chứng khoán khả nhượng là 0,2 tỷ đồng. Doanh số hàng năm là 10 tỷ đồng , lợi nhuận gộp biên là 12%. Cũng với hoạt động kinh doanh đã cho, công ty muốn nâng cao mức khả năng thanh toán như một lớp đệm chống lại sự dao động của ngân quỹ. Mức tiền mặt và chứng khoán khả nhượng đang xem xét là 0,5 và 0,8 tỷ thay vì 0,2 tỷ như trước. Sự tăng lên so với trước được tài trợ bằng vốn tự có mới. Yêu cầu: a. Xác định tốc độ quay vòng tài sản, thu nhập trên tài sản, lợi nhuận gộp biên cho mỗi mức khả năng thanh toán. b. Nếu mức tăng lên của khả năng thanh toán được tài trợ bằng nợ dài hạn lãi suất 15%/năm. Chi phí tiền lãi trước thuế của hai phương án đề ra là bao nhiêu. 2) Giám đốc tài chính công ty PRC kết luận rằng nếu sử dụng mô hình Baumol thì tồn quỹ tiền mặt tối ưu của công ty nên là 200 triệu đồng. Lãi suất hàng năm của các loại chứng khoán ngắn hạn là 7,5%. Chi phí giao dịch mỗi khi bán chứng khoán ngắn hạn là 500.000 đồng. Giả sử rằng giao dịch thu chi tiền mặt của PRC diễn ra gần giống như mô hình Baumol. Dựa vào những thông tin trên, hãy tính tổng nhu cầu tiền mặt trong năm của PRC là bao nhiêu? 3) Phương sai của ngân lưu ròng hàng ngày của công ty TAI là 144 triệu đồng. Chi phí cơ hội của việc năm giữ tiền mặt là 8%/năm. Chi phí giao dịch mỗi lần mua bán chứng khoán ngắn hạn là 600.000 đồng. TAI nên thiết lập định mức tồn quỹ mục tiêu và định mức tồn quỹ tối đa là bao nhiêu, nếu định mức tồn quỹ tối thiểu là 2 triệu đồng? 4) Ban giám đốc công ty CPC đang xem xét để hoạch định chính sách dự trữ tiền mặt tốt nhất cho công ty. Một số thông tin liên quan đến việc hoạch định chính sách công ty đã được thu thập như sau: Công ty CPC hiện đang có số dư tiền mặt là 800 triệu đồng. Công ty dự kiến trong suốt năm hoạt động, tiền chi ra vượt mức tiền thu về hàng tháng là 345 triệu đồng. Mỗi lần mua hoặc bán chứng khoán ngắn hạn, công ty phải trả cho nhà môi giới khoản chi phí là 0,5 triệu đồng, ngoài ra không còn chi phí nào khác. Lãi suất hàng năm khi đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn là 7%. a. Số dư tiền mặt hiện tại của công ty đã tối ưu hay chưa? Nếu chưa, công ty nên giữ bao nhiêu tiền mặt để đạt được mức tối ưu? b. Hiện tại công ty có thể gia tăng số tiền đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn hay không? Nếu có gia tăng bao nhiêu? c. Trong suốt 12 tháng tới công ty phải bán chứng khoán ngắn hạn bao nhiêu lần để bù đắp tiền mặt trong chi tiêu? 5) Công ty bán buôn X hiện đang có thời hạn bán hàng tín dụng là 30 ngày, với doanh số đạt được là 60 triệu đồng, kỳ thu tiền bình quân là 45 ngày. Để kích thích nhu cầu , công ty có thể đã ra thời hạn bán hàng tín dụng là 60 ngày. Công ty tin rằng với thời hạn tín dụng này thì có thể tăng doanh số hiện tại lên khoảng 15%, kỳ thu tiền bình quân sẽ là 75 ngày, không kể khách hàng cũ hay mới. Chi phí biến đổi 14 hiện tại là 80% doanh số. Chi phí cơ hội của vốn đầu tư ban đầu vào khoản phải thu là 20% công ty có nên mở tín dụng hay không. 6) Công ty G cần tăng vốn luân chuyển lên 10 triệu đồng bằng các phương án sau: a. Từ chối chiết khấu trả tiền trước của thời hạn bán hàng 3/10 net 30. b. Vay ngân hàng với lãi suất 15%, nếu phương án này thực hiện cần một số dư bù trừ là 12%. c. Phát hành thương phiếu với lãi suất 12% chi phí phát hành là 100.000 đồng cho mỗi lần phát hành thời hạn 6 tháng. Giả sử rằng để ưu tiên cho tính mềm dẻo của vay ngan hàng có thể chấp nhận tài trợ bằng nguồn này đắt hơn só với nguồn khác 2%. Hãy chọn phương án tài trợ. 7) Công ty B có nhu cầu tăng vốn luân chuyển thêm 75 triệu nữa. Người ta đưa ra 3 phương án nguồn như sau; a. Tài trợ bằng tín dụng thương mại: công ty hiện đang mua vật liệu mỗi tháng 50 triệu đồng với thời hạn 3/30 net 90. Chấp nhận chiết khấu. b. Vay ngân hàng: ngân hàng có thể cho vay 100 triệu lãi suất 13% và 10 % số dư bù trừ c. Chuyển nhượng các khoản phải thu của công ty: công ty hiện đang có 100 triệu khoản phải thu mỗi tháng, kỳ thu tiền 60 ngày. Người mua khoản phải thu chấp nhận cho vay 75% giá trị tiền mặt của khoản phải thu với mức lãi suất 12%/năm. Chi phí hoa hồng là 2% giá trị khoản phải thu được mua. Công ty cho rằng nó có thể nhận được dịch vụ kiểm soát tín dụng từ người mua khoản phải thu và giảm chi phí kiểm soát tín dụng và mất mát ước tính 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Hãy chọn phương án tài trợ. 15 CHƯƠNG 7 NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ 1) Công ty IFC hiện đang có hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị mua cách đây vài năm với nguyên giá $500.000. Hiện nay thiết bị này có giá trị sổ sách là $250.000 (giả định rằng máy cũ được khấu hao mỗi năm là $50.000). IFC đang xem xét thay thế hệ thống này bằng một hệ thống máy mới hiệu quả hơn. Máy mới được mua với giá $700.000, chi phí vận chuyển lắp đặt là $50.000, máy mới cũng đòi hỏi IFC phải gia tăng vốn luân chuyển ròng ban đầu là $40.000. Máy mới được khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định với thời gian sử dụng là 5 năm. IFC dự kiến sẽ bán máy cũ với giá $275.000. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giả sử là 40%. Nếu IFC mua máy mới doanh thu hàng năm dự kiến tăng thêm $100.000 và chi phí hoạt động hàng năm (bao gồm khấu hao) dự kiến tăng $20.000. IFC đánh giá là vốn luân chuyển sẽ tăng $10.000 so với khi không thực hiện dự án. Sau 5 năm máy mới dự kiến sẽ bán được $70.000. a. Tính toán đầu tư ròng của dự án b. Tính toán dòng tiền ròng hàng năm của dự án. 2) Công ty B xem xét lắp đặt một dây chuyền sản xuất với chi phí đầu tư là 700.000 vào thời điểm 0 và 1.000.000 trong năm thứ nhất. Thu nhập sau thuế năm thứ hai là 250.000, năm 3 là 300.000, năm thứ 4 là 350.000, từ năm 5 đến năm thứ 10 là 400.000 mỗi năm. Mặc dầu dây chuyển còn có thể được sử dụng sang năm thứ 10 nhưng công ty muốn chấm dứt việc tính toán vào năm này. a. Nếu suất thu nhập cần thiết là 15% thì NPV là bao nhiêu? b. IRR là bao nhiêu c. Nếu suất thu nhập cần thiết là 10% thì NPV và IRR là bao nhiêu? d. Thời gian hoàn vốn của dự án là bao lâu 3) Công ty R xem xét 3 dự án đầu tư: 1- Lắp đặt một dây chuyền mới sản xuất soong nhôm 2- Mở rộng dây chuyền sản xuất bếp lò 3- Lắp đạt mới một dây chuyền sản xuất bếp lò có chất lượng cao Dự án Giá trị đầu tư Hiện giá 1 200.000 290.000 2 115.000 185.000 3 270.000 400.000 Nếu dự án 1 và dự án 2 được phối hợp thực hiện thì sẽ không hiệu quả, giá trị đầu tư và hiện giá chỉ bằng tổng số của các dự án. Nếu phối hợp dự án 1 và dự án 3 sẽ hiệu quả hơn vì có thể dùng chung máy móc. Tổng giá trị đầu tư của 2 phương án này là 440.000. Nếu kết hợp dự án 2 và dự án 3 sẽ có lợi trong lĩnh vực marketing và sản xuất sản phẩm nhưng không có lợi về giá trị đầu tư. Hiện giá của phương án này là 620.000. Nếu phối hợp đồng thời cả 3 dự án thì các lợi thế đều tận dụng nhưng phải tốn 125.000 để mở rộng nhà xưởng. Nên chọn dự án hay tổ hợp dự án nào? 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan