Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài tập hóa sơ cấp

.DOC
12
902
75

Mô tả:

BÀI TẬP HÓA SƠ CẤP Câu 1: Cho m gam Al tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,7M thì thu được 1,344 lít H 2 (đktc) và dung dịch X. Cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. 1. Xác định giá trị m. 2. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào dung dịch X để: *Thu được kết tủa nhiều nhất. *Thu được 1,56 gam kết tủa Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn 4,7g muối nitrat của kim loại M tạo thành 2 gam chất rắn 1. Xác định công thức muối ? 2. Viết 5 loại phản ứng khác nhau điều chế muối trên. Câu 3: Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 phản ứng với 25 ml dung dịch NaOH thu được 0,78 gam kết tủa. Hãy tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH. Câu 4: Kim loại M tác dụng với HNO 3 (loãng) dư thu dược M(NO3)3, H2O và hỗn hợp khí F: N2, N2O. Hoà tan hoàn toàn 2,16 gam M trong 0,5 lít dung dịch HNO 3 (loảng) 0,6M thu được 604,8ml F(đktc) tỉ khối hơi của F so với H2 là18,45 và dung dịch D. Mặt khác nếu hoà tan hoàn toàn 8,638 gam hỗp hợp hai kim loại kiềm liên tiếp trong 0,4 lít dung dịch HCl thu được 3427,2ml H2 (đktc) và dung dịch E. Trộn D với E thu được 2,34 gam kết tủa. 1.Xác định M và hai kim loại kiềm. 2.Xác định CM( HCl) đã dùng. Câu 5: Cho 10 lít hỗn hợp khí N2 và CO2(đktc) đi qua 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được 1 gam kết tủa. Xác định thành phần % (theo thể tích) của CO2 trong hỗn hợp đầu. Câu 6: Cho kim loại M tác dụng với H 2SO4 đặc nóng, thu được 15,6g muối khan và SO 2. Cho SO2 tác dụng với 120ml dung dịch NaOH 1M thu được 7,1 gam chất rắn. Hãy xác định kim loại M. Câu 7: Cho 21,52 gam hỗn hợp A gồm kim loại M hoá trị 2 và muối nitrat của nó, vào bình kín dung tích 3 lít không chứa không khí, nung bình, phản ứng hoàn toàn thu được oxit kim loại hoá trị 2, sau đó đưa bình về nhiệt độ 54,6 oCthì áp suất là p atm. Chia chất rắn trong bình làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: phản ứng vưà đủ với 2/3 lít dung dịch HNO3 0,38M có khí NO. Phần 2 : phản ứng vưà đủ với 0,3lít dung dịch H2SO4 0,2M thu được dung dịch B. 1. Xác định M ? 2. Tính % (m) các chất trong A ? 3. Tính áp suất p ? Câu 8: Đốt cháy a gam Photpho ta được chất A. Cho A tác dụng với dung dịch chứa b gam NaOH. Hỏi thu được những chất gì? Bao nhiêu mol. Câu 9: Cho V lít khí CO (đktc) đi qua ống sứ đựng a gam CuO nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dung dịch NaOH dư. Sau đó thêm vào lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tạo thành m gam kết tủa. 1.Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2.Tính hiệu suất của phản ứng khử CuO theo V, a, m. Câu 10: 1.Cho a mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào V lít dung dịch NaOH thì thu được b gam chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng. Tính nồng đọ mol/lít của dung dịch NaOH đã dùng. 2.Cho 0,7 mol CO2 hấp thu hết vào 500 ml dung dịch NaOH,được 65,4 gam muối. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH. Câu 11: 1. Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa b mol AgNO 3, phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Hỏi X, Y chứa những chất gì ? Bao nhiêu mol. 2. Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa b mol HNO 3, phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X. Hỏi X chứa những chất gì ? Bao nhiêu mol. Biết phản ứng tạo NO duy nhất. Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 1,62 gam Al trong 280 ml dung dịch HNO 31M được dung dịch A và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác cho 7,35 gam 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào 500 ml dung dịch HCl được dung dịch B và 2,8 lít H2 (đktc). Khi trộn dung dịch A vào dung dịch B thấy tạo thành 1,56 gam kết tủa. 1.Xác định tên 2 kim loại kiềm. 2.Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã dùng. Câu 13: Trộn hai dung dịch AgNO3 0,44mol/l và Pb(NO3)2 0,36 mol/lit với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Thêm 0,828g bột Al vào 100ml dung dịch A được chất rắn B và dd C. 1. Tính khối lượng của B. 2.Cho 20ml d d NaOH vào dd C thu được 0,936g kết tủa. Tính nồng độ mol của dd NaOH. 3.Cho chất rắn B vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,046g chất rắn D. Tính % về khối lượng các chất trong D. Câu 14: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và sắt oxit Fe xOy thu dược hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 0,672 lit khí (đktc), dung dịch C và chất không tan D. Cho từ từ dung dịch HCl vào C đến khi thu được lượng kêt tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa, rửa sạch và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Chất không tan D cho tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO 2. Khí ở đktc, phản ứng hoàn toàn. 1. Xác định công thức oxit vàTính m ? 2. Nếu cho 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng với dung dịch C đến khi phản ứng kết thúc được 6,24 gam kết tủa thì số gam NaOH có trong dung dịch NaOH đầu là bao nhiêu ? Câu 15: Hoà tan 26,64 gam chất X vào nước được dung dịch A (X:tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại M có hoá trị không đổi). Cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch NH 3 được kết tủa B, nung B đến khối lượng không đổi thu được 4,08 gam chất rắn. Cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 vừa đủ thì thu được 27,84 gam kết tủa. 1.Tìm công thức phân tử của X. 2.Cho 250 ml dung dịch KOH tác dụng với dung dịch A được 2,34 gam kết tủa.Tính CM(KOH) . Câu 16: 1. Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa b mol AgNO 3, pư hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Hỏi X,Y chứa những chất gì ? Bao nhiêu mol ? 2. Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa b mol HNO 3, pư hoàn toàn, thu được dung dịch X. Hỏi X chứa những chất gì? Bao nhiêu mol ?Biết PƯ tạo NO. Câu 17: Cho hỗn hợp chứa x mol Mg và y mol Fe tác dụng với dung dịch chứa p mol AgNO 3 và q mol Cu(NO3)2 phản ứng hoàn toàn tạo thành một chất rắn gồm 3 kim loại. Lập biểu thức liên hệ x, y, p, q. Câu 18: Cho m gam Fe tác dụng vừa hết với dd H2SO4 thu được khí A và 8,28 gam muối khan. 1.Tính giá trị m? Biết n Fe =37,5% n H 2 SO4 . 2.Cho khí A ở trên tác dụng với 80 ml NaOH 4% (d=1,25 g/ml) thì thu dược dung dịch B. Tính C% các chất trong dung dịch B. Câu 19: Một dung dịch chứa b mol H 2SO4 phản ứng vừa hết với với a mol Fe thu được khí A và 42,8 gam muối khan. Nung lượng muối khan đó ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp khí B. 1. Tính giá trị a, b. Biết a/b =2,5/6. 2. Tính tỷ khối hơi của hỗn hợp B so với không khí. Câu 20: C là dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, D là dung dịch KOH nồng độ y mol/l. Trộn 200 ml dung dịch C với 300 ml dung dịch D, thu được 500ml dung dịch E. Để trung hòa 100ml dung dịch E cần dùng 40 ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác trộn 300ml dung dịch C với 200 ml dung dịch D, thu được 500ml dung dịch F. Xác định x, y, biết rằng 100 ml dung dịch F phản ứng vừa đủ với 2,04 gam Al2O3. Câu 21: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O2. Biết KClO3 phân hũy hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị phân hũy một phần. Trong Y có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích VO : V KK =1:3 trong một bình kín ta thu được hỗn hợp khí Z. Cho vào bình 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích. 1.Tính giá trị m. 2.Tính % theo khối lượng các chất trong X. 2 Câu22. Một hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức A, B đồng đẳng kế tiếp. X chiếm thể tích 8,064 lit (54,60C, 1 atm). Đốt cháy hết X với 45,696 lit O2 (đktc) (O2 lấy dư). Cho hỗn hợp khí và hơi nước lần lượt qua bình I đựng H2SO4 đặc, bình II đựng KOH đặc còn lại hỗn hợp khí Y. Khối lượng bình II tăng 21,12 gam. a, Xác định CTCT của A, B, tính độ tăng khối lượng bình I và thành phần hỗn hợp khí Y. b, Một hỗn hợp Z gồm B ( M B > MA) và D, 1 amin no với tỉ khối của D đối với O 2 nhỏ hơn 2, Z có cùng thể tích với 26,4g CO2 ở cùng điều kiện t0 và P. Chia Z ra làm 2 phần bằng nhau Phần 1 đốt cháy hết cho ra 4,48 lit N2 (đktc). Phần 2 cho hấp thu hết trong 0,5 lit dung dịch HCl 1M. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M phải dùng để trung hoa hết HCl dư. Câu 23. Hỗn hợp khí A gồm hiđrô, một parafin và 2 olefin là đồng đẳng liên tiếp. Cho 560ml A đi qua ống chứa Ni, nung nóng được 448ml hỗn hợp khí A1. Cho A1 lội qua bình nước Br 2 thấy nước Brom bị nhạt màu một phần và khối lượng bình nước Brom tăng thêm 0,345g. Hỗn hợp khí A2đi ra khỏi bình nước Brom chiếm thể tích 280ml và có tỉ khối đối với không khí bằng 1,283. Xác định CTPT của các hiđrocacbon và tính % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và các olefin phản ứng với tốc độ bằng nhau, các khí đo ở đktc. Câu 24.Một hỗn hợp X gồm 2 andehit đơn chức được chia ra làm 2 phần bằng nhau: Phần 1 với dung dịch Ag2O/NH3 dư cho ra 32,4g Ag. Phần 2 tác dụng vừa một lượng H 2 vừa đủ (xúc tác Ni) sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 chất hữu cơ A, B có khả năng tác dụng với Na. Cho biết lượng H 2 thu được trong phản ứng này bằng 3 lượng H2 phản ứng với 2 andehit trên. Đốt hỗn hợp Y và cho toàn bộ sản phẩm 8 thu được vào 100g dung dịch NaOH 40%. Sau phản ứng nồng độ % của NaOH trong dung dịch là 9,64%. a, Viết các PTPƯ xảy ra b, Xác định CT các andehit. Tính lượng mỗi chất? Cho biết trong 2 andehit A, B không có andehit nào có nối ba hay 2 nối đôi C = C. Câu 25. Một hỗn hợp X gồm 3 rượu đơn chức thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được4,4g CO2 và 2,70g H2O. a, Tìm CTTQ của 3 rượu này b, Tính khối lượng chung m của 3 rượu (dùng 2 phương pháp) c, Tính thể tích khí H2 (đktc) thu được khi cho 4,6g X tác dụng với Na dư. d, Xác định CTCT của 3 rượu biết rằng khi đun X với H 2SO4 đặc ta chỉ thu được 1 ankencó số cacbon  3. Câu 26. Một hỗn hợp X gồm 2 ankanal A, B có số mol n A = 3 nB. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp thu được 110g CO2 và số mol O2 cần thiết bằng 3,25 lần số mol hỗn hợp. a, Xác định các CTPT có thể có của A, B. b, Tính khối lượng hỗn hợp X và khối lượng nước tạo ra do sự đốt cháy X. c, Đem hiđrô hoá A, B và sau đó đem khử nước, phản ứng khử nước chỉ cho ra anken, thì được bao nhiêu gam anken? 6.Đốt cháy 23g hỗn hợp chất hữu cơ A thu được 44g CO2 và 27g H2O. a, Chứng tỏ rằng A là một hợp chất no có chứa oxi. b, Xác định CTCT của A biết rằng A tác dụng với Na cho ra khí H 2. c, Một hỗn hợp X gồm A và một hợp chất B thuốc cùng dãy đông đẳng với A, khối lượng của X là 18,8g. X tác dụng với Na dưcho ra 5,6 lit H 2 (đktc). Xác định B và thành phần hỗn hợp X. Câu 27. Một hỗn hợp gồm X gồm 2 rượu no đơn chức mạch hở. Đốt cháy m gam hỗn hợp X ta thu được CO2 và H2O với tổng khối lượng là 4,7g. Nếu đem oxi hoá m gam X đến 2 axit tương ứng rồi đem trung hoà 2 axit bằng dung dịch NaOH 0,1M thì cần 200ml dung dịch NaOH. Biết rằng 1 trong 2 axit tạo ra cho KLPT M bằng M của 1 trong 2 rượu. Hãy cho biết: a, Công thức của 2 rượu. b, CTCT các rượu đồng phân. c, Khối lượng rượu trong hỗn hợp X? Các phản ứng đều hoàn toàn. Câu 28. Nitro hoá benzen bằng HNO 3 thu được 2 chất hữu cơ kém nhau 1 nhóm - NO 2. Mặt khác Nitro hoá hợp chất C6H6-x(OH)x bằng HNO3 sinh ra sản phẩm duy nhất là M có chứa 49% oxi vê khối lượng. Khi đốt cháy hoàn toàn 2,34g hỗn hợp A và B tạo thành CO 2, H2O và 255,8ml N2 (270C và 740mm Hg). Khử 0,458g chất M thành phẩm M’ (nhóm NO 2  NH2) phải dùng hết một lượng lượng H mới sinh có khối lượng H2 thoát ra ở catot trong bình điện phân đã tiêu thụ điện lượng 4350 culông với hiệu suất điện phân là 80%. a, Tìm CT của A và B. b, Tính % về khối lượng của A và B trong hỗn hợp. c, Tìm CT của M, M’ và khối lượng M’? Câu 29. Hỗn hợp A gồm một axit no đơn chức và hai axit không no đơn chức chứa một liên kết đôi, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150ml dung dịch NaOH 2M. Để trung hoà vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100ml dung dịch HCl 1M, được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D được 22,89g chất rắn than. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72g. Xác định CTCT có thể có của từng axit và tính khối lượng của chúng cho hỗn hợp A. Câu 30 Hỗn hợp A gồm 2 este đồng phân đều tạo từ axit đơn chức và rượu đơn chức. Cho 2,2 gam hỗn hợp este bay hơi ở 136,50C, 1atm thì thu được 840ml hơi este. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn 26,4gamA bằng 100mldung dịch NaOH 20% (d=1,2gam/ml) rồi đem cô cạn thì thu được 33,8gam chất rắn khan. Hãy xác định CTPT và Tính %(m) mỗi este trong hỗn hợp A. Câu 31: Hỗn hợp A:2 rượu với tỷ lệ mol CH3OH: C3H7OH= 5:1. Hỗn hợp B: 2 olefin khí (đk thường) Chia A làm 2 phần bằng nhau : Phần 1:Cho tác dụng với Na dư thu được V (lít) H 2 (đktc). Phần 2: Đun nóng, H 2SO4 đặc, 1800C thu được hỗn hợp sản phẩm khí ( 1olefin và đimetyl ete) lội từ từ qua nước để loại ete. Lấy olefin còn lại trộn với B được hỗn hợp D.Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp D so với H 2bằng 21,khi có xúc tác ,t0 thì D tác dụng vừa đủ với V( lít ) H 2 ở trên. Hãy xác định CTPT các olefin trong B.Biết rằng các PƯ xảy ra hoàn toàn. Câu 32: Trong bình kín V=16lít chứa hỗn hợp hơi 3 rượu đơn chức A,B,C và 13,44gam O 2 nhiệt độ 109,20C, áp suất 0,98atm. Đốt cháy hết rượu ,đưa về 136,5 0C, áp suất là P thu được 3,78gam nước và 6,16gam CO2 a, Xác định giá trị của P(atm) b,Xác định CTPT của A,B,C?Biết B,C có cùng số nguyên tử Cácbon và số mol A bằng 5/3(nB+nC). Câu 33: Cho hỗn hợp X:2este của 2axit kế tiếp nhau trong dãy đông đẳng R 1COOR vaR1/COOR. Đốt cháy hoàn toàn toàn 20,1 gam hỗn hợp Xcần 146,16lít không khí (đktc)thu được m gam nước và46,2gam CO2.Mặt khác: Nếu cho 3,015gam X tác dụng vừa đủ với NaOH thì thu được 2,529gam hỗn hợp muối a, Tính m? Tìm CTPT của 2este? b,Tính %(m) mỗi este? Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp? Câu 34: Đun nóng 0,03mol hỗn hợp hai rượu , H2SO4 đậm đặc , 1400C thu được 0,742g hỗn hợp ba ete . Tách lấy phần rượu chưa phản ứng (40% lượng rượu có KLPT nhỏ và 60% lượng rượu có KLPT lớn) và đun nóng 1800C , H2SO4 đậm đặc thu đuợc V lit hỗn hợp 2 ôlêfin . Giả sử phản ứng tạo ôlêfin với H% = 100% . a, Xác định CTPT hai rượu biết M của chúng khác nhau 28 đvC . b, Tính V (đktc) ? Câu 35: E là hỗn hợp hai este đồng phân tạo từ axno đơn chức và rượu no đơn chức . Cùng diều kiện nhiệt độ , áp suất thì 1 lit E nặng gấp hai lần 1 lit CO 2 . Thuỷ phân 35,2g E bằng 4 lit dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch A . Cô cạn A được 44,6g chất rắn . a, Xác định CTPT các este ? b, Tính % (n) mỗi este trong hỗn hợp E ? Câu 36: Hỗn hợp X gồm hai este A , B. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ 200ml dung dịch NaOH b mol/lit thu được dung dịch X 1 , chưng cất X1 thu được m gam rượu C’, cô cạn dung dịch còn lại thu được 4,64g hỗn hợp muối natri của hai axit hữu cơ đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng . Nung hỗn hợp muối natri này với vôi tôi xút phản ứng hoàn toàn thu được 2 lit hỗn hợp khí ở 136,50C và 1,008 atm . Mặt khác đốt cháy hoàn toàn C’ , cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng p gam và có t gam tạo thành. a, Xác định CTPT, CTCT, gọi tên C’ biết p = 0,71t ,t = (m+p):1,02. b, Xác định CTPT và CTCT A , B. c, Tính b và a ? Câu 37: Cho 1,88g A (C8H12O5) tác dụng hết với NaOH, sau đó cô cạn thu được một rượu và 2,56g chất rắn X gồm NaOH dư và hai muối của hai axit hữu cơ đơn chức . Đốt hoàn toàn X trong O2 dư thu được hơi H2O , CO2 và Na2CO3 . Hoà tan Na2CO3 trong HCl dư thu được 0,448 lit CO2 . Xác định CTCT A Câu 38: Hai chất hữu cơ A, B mạch hở (C , H , O) đơn chức, đều tác dụng với NaOH, không phản ứng Na. Đốt m gam hỗn hợp X: A, B, phản ứng hoàn toàn cần 8,4 lit O 2 (đktc) thu được 6,72 lit CO2(đktc) và 5,4g H2O . a, A , B thuộc loại hợp chất gì ? Chứng minh: A , B không mất màu dung dịch Br2 ? b, MX ? c, Biết MB = 28 + MA. Tính CTPT, CTCT A , B ? Câu 39: A, B: các chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa một trong các nhóm chức (-OH), (-CHO) và (-COOH). Cho 24,3g hỗn hợp A,B tác dụng vừa đủ 200ml dung dịch AgNO 3/NH3 (AgNO3 2,5M). Lấy muối NH4+ tạo ra tác dụng với H2SO4 dư rồi chưng cất được hỗn hợp hai axit hữu cơ.Cho Na2CO3 từ từ vào hỗn hợp axit đó khi hết khí thoát rathu được 4,923lít CO 2 thoát ra(210C, 744,8 mmHg)và dung dịch chứa 34,9gam hỗn hợp 2muối của 2 axit hữu cơ a, Tìm CTPT và CTCT A,B? b,Tính%(m) A, B trong hỗn hợp đầu? Câu 40: Đốt hoàn toàn 1mol rượu no A cần 3,5mol O2. Xác định CTPT, CTCT. Gọi tên ? Điều chế A từ butan. Câu 41: Hỗn hợp X gồm : Ankan (A) và Anken (B) (đều ở thể khí). Đốt 0,1mol X (a mol A,b mol B) thu được khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 7,6g. Đốt 0,1mol X (bmol A ,amol B) thu được khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 6,2g.Hãy viết CTPT của A, B ? Biết số nguyên tử C trong A bé hơn trong B. Câu 42: a, Hai chất hữu cơ X,Y có cùng CTĐG : CH2O, MY > MX . * Tìm CTPT của X , Y biết đốt 0,02mol hỗn hợp X , Y cần 0,05mol O2 và MY = 1,5 MX . * Hỗn hợp M : X ,Y tác dụng vừa đủ 224ml khí H2 , xúc tác Ni ở 54,60C 1,2 atm. * Mặt khác M tác dụng với AgNO 3/NH3 dư thu được 5,4g Ag. Hãy xác định CTCT của Y và % (m)X ,Y ? b, Este B: tạo bởi axit đơn chức (một liên kết đôi) và rượu no ba chức . Biết E không tác dụng với Na và % cacbon trong E bằng 56,69%. Xác định CTPT, CTCT và gọi tên E ? Từ CH 4 và chất vô cơ điều chế E? Câu 43: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A, B trong mỗi phân tử chỉ có một nhóm chức (-OH) hoặc (-COH). Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6g Ag. Mặt khác nếu cho X tác dụng hoàn toàn với H2 (Ni,t0) thấy có 4,48 lit H2 (đktc) phản ứng. * Nếu lấy sản phẩm của phản ứng với H2 tác dụng với Na thì thu được 2,24 lit H2 (đktc) . * Còn nếu đốt cháy hoàn toàn sản phẩm rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 300g dung dịch KOH 28% thì sau thí nghiệm nồng độ còn lại là 11,937%. Tìm CTPT A, B. Biết X không chứa HCHO. Câu 44: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ A, hở C nHmO2. Hỏi m, n phải có giá trị như thế nào để hợp chất đó không tác dụng với dung dịch Br2 ? Câu 45: Hỗn hợp A : 1 rượu no đơn chức và một rượu đơn chức không no một liên kết đôi. Chia A làm hai phần mỗi phần a gam : Phần I: Cho bình kín B, V = 12 lit và cho bay hơi nhiệt độ bằng 136,50C , khi bay hơi hết p = 0,14 atm. Phần II: Đem este hoá với 30g CH3COOH. Hiệu suất mỗi phản ứng este hoá đều bằng h%. a, Tính tổng khối lượng este thu được theo A và h% ? b, Bơm 8g O2 vào B, rồi đốt hết rượu đưa về nhiệt độ bằng 136,50C thì p = 0,98 atm . Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch NaOH dư, sau đó thêm BaCl 2 dư vào tạo thành 23,64g kết tủa> * Xác định CTPT, CTCT và gọi tên mỗi rượu. * Viết PTPƯ chuyển hoá giữa chúng ? Câu 46: a, Tìm CTPT axit hữu cơ A, mạch hở. Biết 0,01mol A tác dụng vừa đủ 25ml dung dịch NaOH 0,4M. Khi đốt cháy A tạo thành khối lượng CO 2 chia khối lượng H2O bằng 88 : 27 .Lấy muối natri của A nung với vôi tôi - xút thu được khí hidro cacbon. Tìm CTPT, CTCT và gọi tên các đồng phân của A. b, Lấy hai axit A1, A2 có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau (A 1 là đồng đẳng của A) tác dụng với hai rượu đơn chức R 1, R2 tạo thành hai este đồng phân tương ứng E 1 , E2 . Đốt cháy hoàn toàn 0,01mol hỗn hợp hai este trong bình kín V = 10 lit bằng lượng không khí gấp đôi lý thuyết, sau phản ứng tạo thành p = 1,97 atm, 00C. Tìm CTPT este. Biết số nguyên tử C < 8. Nhận xét đặc điểm cấu tạo A1 , A2 , R1 , R2 , E1 , E1 . Câu 47: Este A được tạo từ rượu no mạch hở ba chức và ba axit đơn chức , trong đó có hai axit là no đơn chức đổng đẳng liên tiếp và axit chưa no, đơn chức có một liên kết đôi. Đốt cháy a gam A tạo thành 3,96g CO2 và 1,08g H2O. Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của A và tính giá trị a ? Câu 48: Hỗn hợp M chứa: một rượu no A và axit hữu cơ đơn chức B đều mạch hở. Đốt 0,4 mol hỗn hợp M cần 30,24lít O2( đktc) và thu được 52,8 gam CO2 và 19,8 gam H2O a,Xác định CTPTvà CTCT A, B. Biết số nguyên tử cacbon trong A, B như nhau và trong M: nB >nA. b, Lấy 0,4 mol M thêm H2SO4 xúc tác, đun nóng sau một thời gian thu được 19,55 gam một este duy nhất.Hãy tính hiệu suất phản ứng este hoá ? Câu 48:Hỗn hợp A gồm 3 este của cùng một axit hữu cơ đơn chức và 3rượu đơn chức ,trong đó có có 2 rượu no, có KLPT hơn kém nhau 28 đvC và một rượu không no có chứa một liên kết đôi. Cho A tác dụng với 100 gam dung dịch NaOH 10%. Sau đó cô cạn thì thu được 18,4 gam chất rắn khan. Ngưng tụ phần rượu bay hơi rồi làm khan và chia thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho tác dụng với Na dư thì thu được 1,12 lít H2(đktc) Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thì thu được 7,04 gam CO2 và 4,32 gam H2O. a,Hãy xác định CTPT của axit? Xác định CTPT và tính số mol mỗi rượu sau phản ứng xà phòng hoá? b,Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên ba este ? Câu 50: Hỗn hợp X: 3rượu AOH, BOH, B /OH ,trong đó AOH, BOH thuộc cùng dãy đồng đẳng và BOH, B/OH có cùng số nguyên tử cacbon và mạch cacbon thẳng. Đun nóng 30,2 gam hỗn hợp X với một lượng dư CH 3COOH xút tác H2SO4 đậm đặc , đun nóng thì thu được 51,2 gam hỗn hợp 3 este (H%=100%). Mặt khác đốt cháy 6,04 gam hỗn hợp X thì thu được 13,64 gam CO2. Còn nếu cho 30,2 gam X tác dụng với nước Br 2 thì tháy có 40 gam Br2 tham gia phản ứng . Lấy sản phẩm chứa Brom đem thuỷ phân bằng kiềm thì thu được rượu 3 lần rượu. a, Tính MX ? Xác định CTPT các rượu trong X? Biết rằng có một rượu là CH3OH. b, Tính số mol mỗi rượu trong 1mol hỗn hợp X? Câu 51: Hỗn hợp X: 2rượu đơn chức A, B. Đun nóng X ở 180 0C, H2SO4 : xúc tác thì thu được hỗn hợp 2olefin, còn ở 1400C thì thu được hỗn hợp ete, trong đó có một ete có KLPT bằng KLPT của một trong hai rượu . Trong bình kín V=4,2 lít chứa a gam hỗn hợp X và 2,88 gam O 2 Cho bay hơi hết rượu ở 136,50C thí áp suất là 0,8 atm. Đốt cháy hết rượu rồi cho sản phẩm qua bình 1: chứa P2O5, bình 2: chứa14ml dung dịch KOH 32%(d= 1,3gam/ ml) thấy bình 2 tăng 1,408 gam. a,Hãy xác định CTPTvà C TCT và gọi tên rượu ? b, Tính C(% ) các chất trong dung dịch KOH nếu qua trực tiếp qua KOH? Câu 52: Cho 47 gam hỗn hợp hơi của 2 rượu qua Al 2O3 nung nóng thu được hỗn hợp hơiA: ete, olefin, rượu còn lại và hơi nước. Tách hơi nước khỏi A thu được hỗn hợp khí B. Lấy lượng H 2O trên cho tác đụng với K dư thì thu được 4,704 lít H 2(đktc ). Lượng olefin ở trên tác dụng vừa đủ 1,35 lít dung dịch Br2 0,2 M. Phần ete và rượu trong B chiếm thể tích là 16,128 lít ở 136,5 0C và 1atm. a,Tính hiệu suất rượu loại H2O để tạo olefin? Biết H% mỗi rượu như nhau. Số mol các ete bằng nhau. b,Hãy xác định công thức phân tử mỗi rượu? Câu 53: Hỗn hợp A gồm etan và propan 1.Đốt cháy một ít hỗn hợp A ta thu được V(CO2):V(H2O)=11:15. Tính %(V) mỗi chất trong A. 2.Đun nóng một ít hỗn hợp trong bình kín, xúc tác để tách loại 1 phân tử H 2. Sau PƯ thu được hỗn hợp B có tỉ khối hơi so với H2 bằng 13,5 a, Tính hiệu suất PƯ, biết SP chỉ chứa olêfin và H2, 2 ankan bị đề hiđro hóa với hiệu suất như nhau. b,Tách olefin từ B và hiđrat hóa chúng , xúc tác, ta thu được hỗn hợp rượu C. Lấy m gam C cho tác dụng với Na dư thu được 448 ml khí( đktc) . Oxi hóa m gam hỗn hợp C bằng O 2, xúc tác Cu ,thu được hỗn hợp sản phẩm D. Cho D tác dụng với dung dịch Ag 2O/NH3 thu được 2,808 gam Ag. Tính %(n) các rượu trong C. Giả sử PƯ hiđrát hóa xảy ra hoàn toàn và D chỉ gồm Anđehit và xeton Câu 54: Cho hỗn hợp A: 3 hiđrocacbon X,Y,Z thuộc 3 dãy đồng đẳng và hỗn hợp B gồm O 2,O3. Trộn A với B theo tỉ lệ thể tích V A:VB=1,5:3,2 rồi đốt cháy .Hổn hợp sau phản ứng thu được chỉ gồm CO2và H2O(hơi) có tỉ lệ V(CO2):V(H2O)=1,3:1,2. Tính tỉ khối hơi của A so với H2? Biết tỉ khối hơi của B so với H2 là 19. Câu 55: Hỗn hợp A gồm etan, etilen và propin . Đốt cháy hoàn toàn 16,6 gam A thu được 26,88 lít CO2. Mặt khác 14 lít A có thể làm mất màu dung dịch chứa 120 gam Br 2. (khí ở đktc). Tính số mol mỗi chất trong A. Câu 56:Đốt cháy hết 5 lít h h X gồm 2 anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng cần vừa đủ 18 lít O2. a, Xác định CTPT của 2 anken.( các khí đo ở cùng nhiệt độ và áp suất) b, Hidrat hóa hoàn toàn một thể tích X thu được hỗn hợp rượu Y, trong đó tỉ lệ khối lượng các rượu bậc một so với rượu bậc hai là 28:15 + Xác định %(m) mỗi rượu trong Y. + Cho Y qua CuO nung nóng , những rượu nào bị oxi hóa thành anđehit. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 57: Cho hỗn hợp C2H6 và CH4 có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 12. Tính % các chất trong hỗn hợp theo (V) và (m) . Câu 58: Chất hữu cơ A ( chứa C, H, O) ,có tỷ lệ khối lượng là m O: mH = 8:3 . Đốt cháy hoàn toàn A cho V(CO2): V(H2O) = 1:1 . Nếu trộn A ở thể hơi với H2 theo tỷ lệ thể tích V( A): V( H 2) = 1:3 rồi đốt cháy thì cho V( CO2): V(H2O) = 1: 2. Xác định CTPT của A? Câu 59:Hỗn hợp X gồm:2 hiđrocacbon A, B có khối lượng là a gam . Nếu đem đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 132a/41 gam CO 2 và 45a/41 gam H2O . Nếu thêm vào X một nữa lượng A có trong X rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được 165a/41 gam CO2 và 60,75a/41 gam H2O. a, Tìm CTPT của A, B, biết rằng A, B không làm mất màu dung dịch Br 2 và A, B thuộc loại hiđrocacbon đã học.Tính %(n) của A, B trong X. b,Nếu đem trộn b gam hiđrocacbon D với X rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được 143a/41 gam CO2 và 49,5a/41 gam H2O. D thuộc loại hiđrocacbon nào và tính khối lượng b. Biết a=3gam. Câu 60: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A chứa C, H, O cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng Ba(OH)2 dư ,thấy khối lượng bình tăng p gam và có t gam kết tủa tạo thành . Hãy xác định CTPT và CTCT của A? Biết p = 0,71t, và t = (m+p): 1,02. Câu 61: Đốt cháy hoàn toàn chất A(chứa C, H, O, N) thì thu được hỗn hợp khí gồm CO 2, hơi nước, và N2 có tỷ khối so với H2 bàng 13,75, thể tích CO2 bằng 4: 7 thể tích hơi nước ,số mol O2 cần dùng để đốt cháy bằng 0,5 tổng số mol CO 2 vàH2O tạo thành . Biết KLPT của A<100.Xác định CTPT của A? Câu 62:Đun nóng 0,1 mol este no, đơn chức E với 30 ml dung dịch 20%(d=1,2 gam/ml) của một hiđroxit kim loại kiềm M. Sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thì thu được chất rắn A và 4,6 gam rượu B, biết B bị oxihoá cho sản phẩm tham gia PƯ tráng gương. Đốt cháy chất rắn A thì thu được 9,54 gam muối cacbonat và 8,26 gam hỗn hợp CO2 và hơi nước. 1. Viết PTPƯ. 2. Xác định M. 3. Xác định công thức este Câu 63:Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp A gồm 2 olefin đồng đẳng kế tiếp thu được m gam H2O và (m+39 ) gam CO2 1.Xác định CTPT và tính % (V) mỗi chất trong A. 2.Cho 0,4 mol hỗn hợp A tác dụng với nước ta thu được hỗn hợp 2 rượu(Giả sử chỉ tạo sản phẩm chính) với H% đều bằng 50%.Lấy 2 rượu tác dụng với lượng dư HCOOH và CH 3COOH, xúc tác, đun nóng thì thu được 11,811 gam hỗn hợp 4 este. Biết 60% lượng rượu có KLPT nhỏ và 55% lượng rượu có KLPT lớn tham gia PƯ este hoá. Tính khối lượng nước tạo thành va khối lượng mỗi axit đã tham gia phản ứng. Câu 64: Hòa tan hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thì thu được 2,688 lít H2 (đktc). Nếu cùng lượng hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng thì thu được 0,03mol một sản phẩm duy nhất do sự khư S+6 1. Xác định sản phẩm duy nhất đó? 2.Nếu hòa tan hoàn toàn cũng lượng hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO 3 10,5% (d=1,2g/ml) thì thu được 0,03molsản phẩm duy nhất do sự khử N+5. Hãy xác định sản phẩm tạo ra và thể tích dung dịch HNO3 tối thiểu? Câu 65: Hòa tan hoàn toàn 0,18mol Al bằng dung dịch HNO 3 thu được 0,03mol một chất khí A duy nhất và dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thì thu được 0,03mol khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy xác định A và viết các phản ứng. Câu 66: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2g kim loại M và 69,6g oxit M xOy của kim loại đó bằng dung dịch HCl thì thu được 4,48lit H 2 (đktc). Nếu hòa tan cũng hỗn hợp đó trong dung dịch HNO3 thì thu được 6,72lit NO (đktc). Hãy xác định kim loại và oxit của nó. Câu 67: Cho a gam hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe 3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ là 250ml dung dịch HNO3, khi đun nóng nhẹ được dung dịch B và 3,136 lit hỗn hợp khí C( đktc) gồm NO2 và NO có tỷ khối so với H2 bằng 20,143. Xác định giá trị của a. Câu 68: Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200ml dung dịch C chứa AgNO 3 và Cu(NO3)2 khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch D và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho E tác dụng với HCl dư thu được 0,672lit H2 (đktc). Tính nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch C, D? Câu 69: Hòa tan hoàn toàn 4,431 gam hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HNO 3 loảng thu được dung dịch A và 1,568lit (đktc) hỗn hợp 2 khí không màu nặng 2,59gam, trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. 1.Tính % theo khối lượng mỗi kim loại. 2.Tính n HNO đã dùng. Câu 70. Nung m gam sắt trong không khí, sau một thời gian người ta thu được 104,8 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO, Fe 2O3 và Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn A trong HNO 3 dư thu được dung dịch B và 12,096 lit hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỷ khối so với He là 10,167. Giá trị m? Câu 71: Hòa tan hết 22,064 gam hỗn hợp Al và Zn trong 500 ml dung dịch HNO 3 loảng vừa đủ, thu được dung dịch A và 3,136 (đktc) lít hỗn hợp 2 khí không màu, nặng 5,18 gam, trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. 1.Tính % theo khối lượng mỗi kim loại. 2.Cô cạn A thì thu được bao nhiêu gam muối khan. Câu 72: Hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị 2 và 3) và MxOy khối lượng của X là 80,8gam. Hòa tan hết X bởi HCl thì thu được 4,48lit H2 (đktc). Còn nếu hòa tan hết X bởi dung dịch HNO3 thì thu được 6,72lit NO duy nhất (đktc). Biết rằng: trong X có một chất có số mol gấp 1,5 lần số mol chất kia. Hãy xác định M và MxOy. Câu 73: Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO 2) và dung dịch Y( chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Tính giá ttrị của V. Câu 74: Để m gam phôi bào sắt (A) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng 30 gam gồm Fe và 3 oxit. Cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư, thấy giải phóng ra 5,6 dm3 khí NO duy nhất. 1.Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính khối lượng m của A. Câu 75: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol bằng nhau. M là kim loại có hóa trị không đổi. Cho 6,51gam X tác dụng với HNO3 đặc nóng dư thu được 13,216 lít (đktc) hỗn hợp khí A nặng 26,34gam gồm NO2 và NO. Xác định kim loại M trong MS. Câu 76: Cho 10 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại: Fe, Mg, Zn tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp H2SO40,8 M và HCl 1,2 M, PƯ xong, lấy 1/2 lượng khí sinh ra cho tác dụng với a gam CuO, đun nóng, PƯ hoàn toàn trong ống còn14,08 gam hỗn hợp chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được chất rắn B có chứa 25,23% Ag. 1. Tính giá trị a. 2.Tính Vd d HNO3 2M hòa tan hết B, biết dùng dư 10%. Câu 77: Cho 3,87 gam hỗn hợp: Mg, Al vào 250ml dung dịch HCl 1M và H 2SO40,5 M thu được dung dịch B và4,368 lit H2 (đktc) 1.Tính % theo khối lượng các kim loại trong A. 2.Tính V d d C gồm: NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M để trung hòa hết lượng axit dư trong B. 3.Tính V tối thiểu của dung dịch C tác dụng với dung dịch B để được kết tủa nhỏ nhất. Tính lượng kết tủa đó. Câu 78: Một hỗn hợp X gồm NaHCO3, Na2CO3 , K2CO3 có khối lượng là mX = 46,6 gam. Chia X thành 2 phần bằng nhau: Phần I : Tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được 15 gam kết tủa. Phần II: Tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa. a, Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X ban đầu. b, Hòa tan hoàn toàn 46,6 gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch HCl 2M vào dung dịch A. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần cho vào dung dịch A để bắt đầu có khí bay ra và để có lượng khí thoát ra tối đa. Câu 79: Cho a gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp: HNO 3 2M và H2SO41,5M (loảng). Tính thể tích khí NO duy nhất sinh ra (ở đktc). Câu 80: Trộn ba dung dịch H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M, HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho tác dụng với một dung dịch B gồm NaOH 3 0,2M và KOH 0,29M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi tác dụng với 300 ml dung dịch A được dung dịch có pH = 2. Câu 81: Cho 27,4 gam Ba vào 500 gam dung dịch hỗn hợp (NH 4)2SO4 1,32% và dung dịch CuSO4 2% và đun nóng để đuổi hết NH3. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. 1.Tính thể tích khí A (ở đktc). 2.Lấy kết tủa B rữa sạch và nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. 3.Tính nồng độ % của chất tan trong C. Câu 82: Dung dịch A chứa các ion: Na+, NH4+, SO42-, CO32-. 1. Dung dịch đó được điều chế từ 2 muối trung hòa nào. 2. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau Phần 1 tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư đun nóng, ta thu được 4,3 gam kết tủa X và 470,4 ml khí Y ở13,50C, 1 atm. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 235,2 ml khí ở 13,50C, 1 atm. Tính tổng khối lượng muối trong 1 dung dịch A. 2 3. Lấy khí Y vào bình chịu áp suất có dung tích không đổi là 0,1 lít và nung nóng bình tới 8190C thì áp suất trong bình là 26,88 atm. Tính % theo thể tích các khí trong bình lúc đó. Câu 83: Hòa tan hòan toàn 19,28 gam một loại muối kép ngậm nước gồm amoni sunfat và sắt sunfat vào nước rồi chia làm 2 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 9,32 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được dung dịch A, kết tủa B và khí C. Lượng khí C thoát ra hấp thụ vừa đủ bởi 80 mldd HCl 0,25M. Nung kết tủa B đến khối lượng không đổi thu được 10,92 gam chất rắn. Lượng chất này phản ứng vừa hết với 0,06 mol HCl trong dung dịch. Hãy thiết lập công thức của muối kép. Câu 84: Cho hỗn hợp A gồm Al và FexOy. chia A thành 3 phần bằng nhau: 1.Phần 1 cho vào 150 ml d d hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,15M thu được d d B và 0,336 lít H2. 2.Phần 2 đem thực hiện PƯ nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Lấy hỗn hợp sau PƯ cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được dung dịch C, kết tủa D và 0,0672 lít H2. 3.Phần 3 đem thực hiện PƯ nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (như phần 2). Lấy hỗn hợp thu được sau PƯ cho tác dụng với 150 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,15M và H 2SO4 0,15M thu được d d E và 0,2688 lít H2. Cho biết các PƯ xảy ra hoàn toàn và các khí đo ở đktc. a,Viết các PTPƯxảy ra dạng phân tử và ion và xác định CT FexOy ,%(m) của các chất trong A. b,Thêm vào B 270 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,14M và Ba(OH) 2 0,05M. Lọc lấy kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn F. Tính khối lượng chất rắn F. c,Để trung hoà lượng Axit dư trong E cần ít nhất bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,14M và Ba(OH)2 0,05M. Câu 85: Cho dung dịch HCl có pH=1(dung dịch A) và dung dịch Ba(OH)2 có pH=13(d d B) 1.Tính nồng độ mol/lít của dung dịch A, B. 2.Trộn 2,25 lít dung dịch A với 2,75 lít dung dịch B. Xác định nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch mới tạo thành và tính giá trị pH của dung dịch này. Câu 86: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75 M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH) 2 0,08 M và KOH 0,04 M. Tính pH của dung dịch thu được. Câu 87: Trộn dung dịch A chứa NaOH và dung dịch B chứa Ba(OH) 2 theo thể tích bằng nhau được dung dịch C. Trung hòa 100 ml dung dịch C cần dùng hết 35 ml dung dịch H 2SO4 2M và thu được 9,32 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch A và B. Cần phải trộn bao nhiêu ml dung dịch B với 20 ml dung dịch A để thu được dung dịch hòa tan vừa hết 1,08 gam Al. Câu 88: Tính thể tích dd Ba(OH)2 0,04M cần cho vào 100ml dd gồm HNO 3 0,1M và HCl 0,06 M có để pH của dd thu đựơc = 2,0. Câu 89: a, Cho hỗn hợp gồm FeS2 , FeCO3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm NO 2 và CO2 . Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch A. Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dung dịch NaOH dư. Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gon của các phản ứng xảy ra. b,Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,1M và H 2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH) 2 có nồng độ a mol/l thu được m gam kết tủavà 500 ml dung dịch có pH = 13. Tính a và m. Câu 90: Cho hai dung dịch H2SO4 có pH =1 và pH = 2. Thêm 100 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml mỗi dung dịch trên. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch thu được. Câu 91: Hòa tan một mẫu hợp kim Ba-Na ( với tỷ lệ số mol là 1: 1 ) vào nước thu được dung dịch A và 6,72 lít H2 (đktc). a,Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl có pH = 1,0 để trung hòa 1/10 dung dịch A. b,Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 1/10 dung dịch A thì thu được 2,955 gam kết tủa . Tính V. c, Thêm m gam NaOH vào 1/10 dung dịch A thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được kết tủa C. Tính m để cho lượng kết tủa C là lớn nhất, bé nhất. Tính khối lượng kết tủa lớn nhất, bé nhất. Câu 92: Hoà tan 7,83 (g) một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong bảng tuần hoàn được 1lit dung dịch C và 2,8 lit khí bay ra (đktc) a, Xác định A,B và số mol A, B trong C. b, Lấy 500 ml dung dịch C cho tác dụng với 200 ml dung dịch D chứa H 2SO4 0,1 M và HCl nồng độ x. Tính x biết rằng dung dịch E thu được trung tính. c, Tính tổng khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch E. Câu 93: Một dung dịch A chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ mol 2 :1. a, Biết rằng khi cho 200 ml dung dịch A tác dụng với 100 ml NaOH 1 M thì lượng axit dư trong A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2 M. Tính nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch A. b, Nếu trộn 500 ml dung dịch A với 100 ml dung dịch B chứa NaOH 1 M và Ba(OH) 2 0,5 M thì dung dịch C thu được có tính axit hay bazơ ? c, Phải thêm vào dung dịch C bao nhiêu lit dung dịch A hoặc dung dịch B để có được dung dịch D trung tính ? d, Cô cạn dung dịch D. Tính khối lượng muối khan thu được. Câu 94: 100 ml dung dịch X chứa H2SO4 và HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần 400 ml dung dịch NaOH 5% ( d = 1,2 g/ml) a, Tính nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch X. b, Nếu C% NaCl sau phản ứng là 1,95. Tính khối lượng riêng của dung dịch X và nồng độ % của mỗi axit trong dung dịch X ? c, Một dung dịch Y chứa 2 bazơ NaOH và Ba(OH) 2. Biết rằng 100 ml dung dịch X trung hoà vừa đủ 100 ml dung dịch Y đồng thời tạo ra 23,3 gam kết tủa. Chứng minh Ba2+ trong dung dịch Y kết tủa hết. Tính nồng độ mol của mỗi bazơ trong dung dịch Y. Câu 95: Thêm 100 ml nước vào 100 ml dung dịch H2SO4 được 200 ml d d X (d = 1,1 g/ml). a, Biết rằng 10 ml dung dịch X trung hoà vừa đủ 10 ml dung dịch NaOH 2 M, Tính nồng độ mol và khối lượng riêng d của dung dịch H2SO4 ban đầu. b, Lấy 100 ml dung dịch X, thêm vào đó 100 ml dung dịch HCl được 200 ml dung dịch Y. Khi trung hoà vừa đủ 100 ml dung dịch X bằng 200 ml dung dịch NaOH thì thu được 2 muối với tỉ lệ khối lượng : mNaCl : mNa 2 SO 4 = 1,17.Tính nồng độ mol của dung dịch HCl và NaOH. Câu 96: Có 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. a, Tính khối lượng các chất trong kết tủa A. b, Chia dung dịch B thành 2 phần bằng nhau: Phần I: cho dung dịch axit HCl dư vào, sau đó cô cạn dung dịch và nung chất rắn sau cô cạn ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Tính % khối lượng chất rắn X. Thêm từ từ 270 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M vào phần II sau đó đun nhẹ để khí bay ra. Hãy cho biết tổng khối lượng dung dịch giảm bao nhiêu gam? Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Câu 97: Hòa tan hoàn toàn m1 gam kim loại kiềm A vào nước, được dung dịch X và V 1 lít khí bay ra. Cho V2 lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch X, được dung dịch Y chứa m 2 gam chất tan. Cho dung dịch Y tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra V 2 lít khí . Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. a, Cho V2 = V3. Hãy biên luận thành phần chất ta trong dung dịch Y theo V1 và V2. b, Cho V2=5/3V1: - Hãy lập biểu thức tính m1 theo m2 và V1. - Cho m2 = 4,42 gam; V1 = 0,672 lít. Hãy tính m1 và tính nguyên tử khối của A. Câu 98: Cho từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na 2CO3. Sau khi cho hết A vào B ta được dung dịch C. Hỏi trong dung dịch C có những chất gì? Bao nhiêu mol ( tính theo x, y). Nếu x = 2y thì pH của dung dịch C bằng bao nhiêu sau khi đun nhẹ để đuổi hết khí. Câu 99: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào nước thu được dung dịch A. 1. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 2,5 gam kết tủa. Tính thể tích khí CO2 (đktc) đã tham gia phản ứng. 2. Hòa tan hoàn toàn 28,1 gam hỗn hợp X gồm BaCO 3 và MgCO3 (chiếm a% về khối lượng) trong dung dịch HCl dư thu được khí CO2. Hấp thụ khí CO2 bằng dung dịch A. a,Chứng minh rằng sau phản ứng thu được kết tủa. b, Với giá trị nào của a thì lượng kết tủa thu được là cực đại ? cực tiểu ? Tính khối lượng kết tủa đó. Câu 100: Cho 17,4 gam hỗn hợp bột A gồm Al, Fe, Cu vào 400 ml dung dịch CuSO 4 nồng độ 0,875M khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn . Sau phản ứng, thu được dung dịch X và kết tủa B gồm 2 kim loại có khối lượng là 31,6 gam. Cho B và dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 11,76 lit khí SO2 ( đo ở đktc) a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra b, Tính khối lượng các kim loại trong 17,4 gam hỗn hợp A. c, Tính thể tích dung dịch Y gồm Ba(OH)2 0,25M và NaOH 0,3 M cần cho vào dung dịch X để kết tủa hoàn toàn các ion kim loại trong dung dịch X. Lọc lấy kết tủa , đem nung trong không khí ở nhiệt độ cao. - Viết phương trinh phản ứng . (Đối với các phản ứng xảy ra trong dung dịch yêu cầu viết ở dạng ion thu gọn). - Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng. …………………… HẾT ……………………
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan