Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Bài tập đọc hiểu có đáp án - ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn...

Tài liệu Bài tập đọc hiểu có đáp án - ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn

.PDF
64
8621
142

Mô tả:

Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền LÍ THUYẾT ĐỌC HIỂU I. Kĩ năng đọc hiểu 1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP KIẾM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC + Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản, Làm văn, Tiếng Việt căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học). Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề nhỏ để xây dựng câu hỏi/ bài tập. + Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt đƣợc trong bài làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học. Chú ý kĩ năng cần hƣớng đến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau mỗi bài tập. + Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hƣớng năng lực. Bảng mô tả mức độ đánh giá theo năng lực đƣợc sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao. Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ, đến mức độ vận dụng cao chính là học sinh đã có đƣợc những năng lực cần thiết theo chủ đề. Các bậc nhận thức Động từ mô tả Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài - (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt liệu đƣợc học tập trƣớc đó nhƣ các sự kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, … kiện, thuật ngữ hay các nguyên lí, quy trình. Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện, - (Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ƣớc tính, giải nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, thích, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm nhƣng không nhất thiết phải liên hệ các tƣ tắt. liệu Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng các - (Hãy) xác định, khám phám tính toán, sửa đổi, tài liệu đó vào tình huống mới cụ thể hoặc dự đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên hệ, chứng để giải quyết các bài tập. mính, giải quyết. - (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy luận, tách biệt, chia nhỏ ra… - (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, Khả năng đặt các thành phần với nhau để lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp xếp lại, cấu trúc tạo thành một tổng thể hay hình mẫu mới, lại, tóm tắt, sửa lại, viết lại, kể lại. hoặc giải các bài toán bằng tƣ duy sáng - (Hãy) đánh giá, so sánh, đƣa ra kết luận thỏa tạo. thuận, phê bình, mô tả, suy xét, phân biệt, giải Khả năng phê phán, thẩm định giá trị của thích, đƣa ra nhận định. Vận dụng cao: tƣ liệu theo một mục đích nhất định. THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 1 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền + Bước 4: Xác định hình thức công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập): Công cụ đánh giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lƣợng, nhằm cung cấp các bằng chứng cụ thể liên quan đến chuyên đề và nội dung học tập tƣơng ứng với các mức độ trên. Chú ý các bài tập thực hành gắn với các tình huống trong cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh đƣợc trải nghiệm theo bài học. 2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu đƣợc các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện phải nắm đƣợc cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc. Khi đọc văn bản cần hiểu đƣợc các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trƣớc đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thƣờng, thú vị. Bước 2: Đọc - hiểu hình tƣợng nghệ thuật: Hình tƣợng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đọc - hiểu hình tƣợng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi ngƣời đọc phải biết tƣởng tƣợng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát. Đọc - hiểu hình tƣợng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu đƣợc sự lô gic bên trong của chúng. Bước 3: Đọc - hiểu tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học thƣờng không trực tiếp nói ra bằng lời. Chúng thƣờng đƣợc thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế ngƣời ta đọc – hiểu tƣ tƣởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phƣơng thức biểu hiện hình tƣợng. Bước 4: Đọc - hiểu và thƣởng thức văn học: Thƣởng thức văn học là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn, vừa hƣởng thụ ấn tƣợng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản văn học. Khi đó ngƣời đọc mới đạt đến tầm cao của hƣởng thụ nghệ thuật. 3. Kĩ năng đọc hiểu văn bản CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Xác định đặc điểm, thể loại, nội dung văn bản. 2. Các thao tác, phƣơng thức biểu đạt đƣợc sử dụng trong văn bản. 3. Các phƣơng tiện ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn bản. + Chữ viết, ngữ âm. + Từ ngữ + Cú pháp + Các biện pháp tu từ. + Bố cục. II. Nội dung kiến thức THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 2 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy... 1.1. Các lớp từ a. Từ xét về cấu tạo: Nắm đƣợc đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép. - Từ đơn: + Khái niệm: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành. + Vai trò; dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú. - Từ ghép: + Khái niệm: là những từ phức đƣợc tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. + Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tƣợng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng thái của sự vật. - Từ láy: + Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. + Vai trò: tạo nên những từ tƣợng thanh, tƣợng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác dụng gợi hình gợi cảm. b. Từ xét về nguồn gốc - Từ mƣợn: gồm từ Hán Việt ( là những từ gốc Hán đƣợc phát âm theo cách của ngƣời Việt )và từ mƣợn các nƣớc khác ( ấn Âu ). - Từ địa phƣơng ( phƣơng ngữ ): là từ dùng ở một địa phƣơng nào đó ( có từ toàn dân tƣơng ứng ). - Biệt ngữ xã hội: là từ đƣợc dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. c. Từ xét về nghĩa - Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ..) mà từ biểu thị. - Từ nhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tƣợng chuyển nghĩa. - Hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ: * Các loại từ xét về nghĩa: - Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tƣơng tự nhau. - Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngƣợc nhau. - Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhƣng nghĩa khác xa nhau. * Cấp độ khái quát nghĩa của từ: là nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hay hẹp hơn ( cụ thể hơn ) nghĩa của từ ngữ khác. * Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Từ có nghĩa gợi liên tưởng: - Từ tƣợng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật. - Từ tƣợng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con ngƣời. THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 3 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 1.2. Phát triển và mở rộng vốn từ ngữ - Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách: + Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ ngƣời ta có thể gán thêm cho từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ. + Phát triển số lƣợng các từ ngữ: là cách thức mƣợn từ ngữ nƣớc ngoài ( chủ yếu là từ Hán Việt ) để làm tăng số lƣợng từ. - Các cách phát triển và mở rộng vốn từ: + Tạo thêm từ ngữ mới bằng cách ghép các từ đã có sẵn thành những từ mang nét nghĩa mới hoàn toàn, ví dụ nhƣ: kinh tế tri thức, điên thoại di động, công viên nước... + Mƣợn từ của tiếng nƣớc ngoài: 1.3. Trau dồi vốn từ: là cách thức bổ sung vốn từ và biết cách lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao. 1.4. Phân loại từ tiếng Việt - Danh từ: là những từ chỉ ngƣời, vật, khái niệm; thƣờng dùng làm chủ ngữ trong câu. - Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật, thƣờng dùng làm vị ngữ trong câu. - Tính từ: là những từ chỉ đắc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái, có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. - Đại từ: là những từ dùng để trỏ ngƣời, sự vật, hoạt động tính chất đƣợc nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Lƣợng từ: là những từ chỉ lƣợng ít hay nhiều của sự vật. - Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí cảu sự vật trong không gian hoặc thời gian. - Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ nhƣ sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn. - Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc đƣợc nói đến ở từ ngữ đó. - Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm cảu ngƣời nói hoặc dùng để gọi, đáp. - Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của ngƣời nói. 2. Các kiến thức về câu: câu đơn, câu ghép... 2.1. Câu và các thành phần câu a. Các thành phần câu - Thành phần chính: + Chủ ngữ: THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 4 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tƣợng cso hành động đặmc điểm trạng thái đƣợc miêu tả ở vị ngữ. Đặc điểm và khả năng hoạt động: CN thƣờng làm thành phần chính đứng ở vị trí trƣớc vị ngữ trong câu; thƣờng có cấu tạo là một danh từ, một cụm danh từ, có khi là một động từ hoặc 1 tính từ. + Vị ngữ: là thành phần chính cảu câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, nhƣ thế nào.. - Thành phần phụ: + Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian ,nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu. + Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu ( tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú ), bao gồm: Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của ngƣời nói đối với sự việc đƣợc nói đến trong câu Phần phụ cảm thán: đƣợc dùgn để bộc lộ tâm lí của ngƣời nói ( vui, buồn, mừng, giận...). Thành phần phụ chú:đƣợc dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thƣờng đƣợc đặt giữa hai đáu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn đƣợc đặt sau dấu hai chấm. Thành phần gọi đáp: đƣợc dùng để toạ lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp. + Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trƣớc chủ ngữ để nêu lên đề tài đƣợc nói đến trong câu. 2.2. Phân loại câu a. Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép, câu đơn đặc biệt. b. Câu phân loại theo mục đích nói Các kiểu câu Câu trần thuật Câu nghi vấn Khái niệm Ví dụ đƣợc dùng để miêu tả, kể, nhận - Sau cơn mƣa rào, lúa vƣơn lên xét sự vật. Cuối câu trần thuật bát ngát một màu xanh mỡ màng. ngƣời viết đặt dấu chấm. đƣợc dùng trƣớc hết với mục đích nêu lên điều chƣa rõ (chƣa biết còn hoài nghi) và cần đƣợc giải đáp. Cuối câu nghi vấn, ngƣời viết dùng dấu chấm ? Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xƣa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 5 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Câu cầu khiến Câu cảm thán Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...đối với ngƣời tiếp nhận lời. Câu cầu khiến thƣờng đƣợc dùng nhƣ những từ ngữ: hãy, đừng, chớ, thôi, nào....Cuối câu cầu khiến ngƣời viết đặt dấu chấm hay dấu chấm than. - Hãy đóng cửa lại. - Không đƣợc hút thuốc lá ở những nơi công cộng - Các cháu hãy xứng đáng Cháu Bác Hồ Chí Minh Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc của ngƣời nói ... 3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác - So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tƣơng đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn đƣợc dùng để gọi hoặc tả con ngƣời, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi. - Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tƣợng này bằng tên sự vật hiện tƣợng khác áo nét tƣơng đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. - Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định. - Nói quá: là gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn đƣợc dùng để gọi hoặc tả con ngƣời, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi. - Nói giảm, nói tránh:là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giácquá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. - Liệt kê: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đƣợc đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tƣ tƣởng tình cảm. - Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu ) để làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh. - Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hƣớc..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị. - Điệp âm: lặp lại phụ âm đầu để tạo tính nhạc - Điệp vần: lặp lại phần vần để tạo hiệu quả nghệ thuật - Điệp thanh: lặp lại thanh Bằng hoặc trắc nhiều lần để tạo hiệu quả nghệ thuật - Điệp cú pháp: lặp lại cấu trúc C-V để tạo sự nhịp nhàng, cân đối hài hoà cho câu văn 4. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ 4.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt - Phân loại: VB nói; VB viết THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 6 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền - Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc. 4.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chƣơng. - Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch - Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả. 4.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí - Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí, thông báo tin tức thời sự - Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm - Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn. 4.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận - Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tƣ tƣởng, lập trƣờng, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xã hội. - Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận... - Đặc điểm: + Tính công khai về chính kiến, lập trƣờng, tƣ tƣởng chính trị + Tính chặt chẽ trong lập luận + Tính truyền cảm mạnh mẽ 4.5. Phong cách ngôn ngữ khoa hoc - Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ - Phân loại: + Văn bản khoa học chuyên sâu + Văn bản khoa học giáo khoa + Văn bản khoa học phổ cập - Đặc điểm: + Tính khái quát, trừu tƣợng + Tính lí trí, logic + Tính khách quan, phi cá thể. 4.6. Phong cách ngôn ngữ hành chính - Khái niệm và phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội. - Phân loại: THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 7 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền + Văn bản quy phạm pháp luật + Văn bản hội nghị + Văn bản thủ tục hành chính - Đặc điểm: + Tính khuôn mẫu + Tính minh xác + Tính công vụ 5. Các kiểu văn bản Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt - Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan Văn bản tự hệ nhân quả dẫn đến kết quả. - Múc đích: biểu hiện con ngƣời, quy luật sự đời sống, bày tỏ thái độ. Ví dụ - Bản tin báo chí - Bản tƣờng thuật, tƣờng trình - Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết) - Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, - Văn tả cảnh, tả ngƣời, vật... Văn bản hiện tƣợng, giúp con ngƣời cảm nhận và - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm miêu tả hiểu đƣợc chúng. tự sự. Văn cảm - Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, - Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn biểu cảm xúc của con ngƣời trƣớc những vấn - Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, đề tự nhiên, xã hội, sự vật... tuỳ bút. Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên - Thuyết minh sản phẩm nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự - Giới thiệu di tích, thắng cảnh, Văn thuyết vật hiện tƣợng, để ngƣời đọc có tri thức nhân vật minh và có thái độ đúng đắn với chúng. - Trình bày tri thức và phƣơng pháp trong khoa học. - Trình bày tƣ tƣởng, chủ trƣơng quan - Cáo, hịch, chiếu, biểu. điểm của con ngƣời đối với tự nhiên, xã - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi. Văn bản hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập - Sách lí luận. luận thuyết phục. nghị luận - Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hoá. - Trình bày theo mẫu chung và chịu trách - Đơn từ Văn bản nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng - Báo cáo của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản điều hành - Đề nghị. lí. THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 8 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền BÀI TẬP ĐỌC HIỂU TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Bài 1: Hỡi đồng bào cả nƣớc! "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. 1. Nêu những ý chính của văn bản. 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa nhƣ thế nào? 3. Nêu ý nghĩa của đoạn trích văn bản trên. Trả lời: 1/ Nội dung chính phần mở đầu của bản “Tuyên ngôn Độc lập”: trích dẫn bản “Tuyên ngôn độc lập”của người Mỹ ( 1776), nói về quyền tự do, bình đẳng của “mọi ngƣời”. Suy rộng ra từ quyền tự do, bình đẳng của “mọi ngƣời” thành quyền tự do, bình đẳng của “tất cả các dân tộc trên thế giới”. Trích dẫn bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp (1791) , nói về quyền tự do, bình đẳng của con ngƣời. Khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi đƣợc”. 2/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa: Từ quyền bình đẳng, tự do của con ngƣời, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Ngƣời vào lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. 3/ Ý nghĩa: Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tƣ tƣởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 9 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Bài 2: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. 1. Nêu những ý chính của văn bản. 2. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên. 3. Các từ ngữ: nổi dậy giành chính quyền lập nên nước, lấy lại nước có hiệu quả nghệ thuật nhƣ thế nào? Trả lời: 1. Ý chính của văn bản: Hồ Chí Minh đƣa ra hai “sự thật” lịch sử để khẳng định nƣớc ta là thuộc địa của Nhật từ năm 1940, đồng thời dân ta đã lấy lại nƣớc từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. 2. Biện pháp tu từ trong văn bản là phép điệp cú pháp “Sự thật là…” hai lần. Ý nghĩa: Nhấn mạnh 2 sự thật lịch sử nhắm bác bỏ luận điệu xảo quyệt của bọn thực dân .Vào thời gian nƣớc ta tuyên bố độc lập, nhà cầm quyền Pháp đã tuyên bố: Đông Dƣơng là thuộc địa của Pháp, bị quân Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dƣơng đƣơng nhiên phải thuộc quyền "bảo hộ"của ngƣời Pháp. 3. Các từ ngữ: nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước, lấy lại nước có hiệu quả nghệ thuật : Ca ngợi nhân dân ta anh hùng. Hàng loạt động từ mạnh, liên tiếp diễn tả sức mạnh nhƣ vũ bão của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu để giành lại độc lập, tự do. Bài 3. Ngƣời đứng trên đài, lặng phút giây Trông đàn con đó, vẫy hai tay Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt Độc lập bây giờ mới thấy đây! ( Trích Theo chân Bác-Tố Hữu) 1. Xác định phƣơng thức biểu đạt của đoạn thơ? 2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì? 3. Khi đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh đã “lặng phút giây”. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn lý giải vì sao Bác có cảm xúc đó. Trả lời: 1. Phƣơng thức biểu đạt của đoạn thơ là miêu tả và biểu cảm THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 10 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 2. Nội dung chính của đoạn thơ : Nhà thơ Tố Hữu đã viết về giây phút xúc động thiêng liêng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”. 3. Đoạn văn ngắn thể hiện những ý sau: - TNĐL ra đời là một trong những niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của HCM. Phía sau những lập luận chặt chẽ, sắc sảo, đanh thép, đầy tính đối thoại, xác định giá trị pháp lí của chủ quyền dân tộc là dòng cảm xúc, tình cảm của ngƣời viết Tuyên ngôn. - Những lời tuyên bố trong bản Tuyên ngôn là kết quả bao nhiêu máu đã đổ của các chiến sĩ, đồng bào trong cả nƣớc. Mỗi dòng chữ là chan chứa niềm tự hào dân tộc. Mỗi dòng chữ là một niềm hạnh phúc vô biên khi đất nƣớc đã đƣợc độc lập, tự do. Mỗi dòng chữ cũng là những đau đớn, nhức nhối khi nhìn lại bao rên xiết lầm than của nhân dân ta. - Vì vậy, sức thuyết phục của TNĐL không chỉ ở hệ thống lập luận sắc sảo mà còn ở tình cảm chan chứa, sâu sắc của tác giả. BÀI 2:“NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC ” PHẠM VĂN ĐỒNG Bài 1. Trong phần mở đầu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”, ông Phạm Văn Đồng có viết : “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt thường của chúng ta phải nhìn chăm chú thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy.” 1. Xác định biện pháp tu từ và ý nghĩa biện pháp tu từ đó trong văn bản trên. 3. Các từ ngữ: ánh sáng khác thường, nhìn chăm chú, càng nhìn càng thấy sáng có hiệu quả nghệ thuật nhƣ thế nào? 4. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tuy bị mù khi còn trẻ nhƣng ông đã làm tròn ba thiên chức: nhà giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Em hãy bày tỏ suy nghĩ về bài học về ý chí, nghị lực rút ra qua vẻ đẹp từ cuôc đời Nguyễn Đình Chiểu bằng một đoạn văn ngắn. Trả lời: 1/ Tác giả dùng nghệ thuật ẩn dụ để khẳng định tài năng và tấm lòng yêu nƣớc của Nguyễn Đình Chiểu 2/ o Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường: Nguyễn Đình Chiểu là một hiện tƣợng độc đáo, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra. THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 11 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền o Phải chăm chú nhìn thì mới thấy: phải cố gắng tìm hiểu và tìm hiểu kĩ, phải kiên trì nghiên cứu thì mới cảm nhận đƣợc vẻ đẹp riêng của nó. o Càng nhìn càng thấy sáng: càng nghiên cứu, càng tìm hiểu kĩ ta sẽ càng thấy đƣợc cái hay của nó và càng khám phá ra đƣợc những vẻ đẹp mới 3/ Đoạn văn cần trình bảy các ý sau: -Trong cuộc sống có nhiều ngƣời có số phận bất hạnh biết vƣơn lên để học tập và cống hiến cho xã hội. - Những ngƣời có số phận bất hạnh là những ngƣời kém may mắn trong cuộc sống nhƣng lại biết vƣơn lên để sống có ích, có ý nghĩa. - Biểu hiện: + Những ngƣời sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn: mồ côi cha mẹ, gia đình nghèo khó hoặc bố mẹ bị bệnh tật, bản thân phải lăn lóc, mƣu sinh kiếm sống ngay từ bé…nhƣng họ đã biết khắc phục hoàn cảnh bằng cách tự lao động, mƣu sinh, vừa học, vừa làm, tự mở cho mình con đƣờng đến tƣơng lai tốt đẹp. + Những ngƣời bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích (thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, các vận động viên Para Games). -Ý nghĩa, tác dụng: Thay đổi đƣợc hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa. Là tấm gƣơng về ý chí, nghị lực vƣợt lên số phận. -Phê phán: Những ngƣời có điều kiện đầy đủ nhƣng không chịu học tập, sống buông thả, không nghĩ đến tƣơng lai. Những ngƣời khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận. - Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vƣơn lên, vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống. Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, xem khó khăn thử thách là môi trƣờng để rèn luyện. Là học sinh, cần phải biết kiên trì nhẫn nại, vuợt qua khó khăn trong học tập. Bài 2: “Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài ca của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...". THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 12 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền ( Trích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sang trong văn nghệ của dân tộc” – Phạm Văn Đồng; Ngữ văn 12, tập một, NXBGD, trang 48) 1. Xác định xuất xứ và phƣong thức biểu đạt của đoạn trích? 2. Nội dung của đoạn trích là gì? 3. Anh/ chị hãy giải thích ý nghĩa lời nhận xét: "Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhƣng một dân tộc"? Nhận xét ấy đƣợc làm rõ nhƣ thế nào trong hình ảnh "những ngƣời anh hùng thất thế"? Đáp án 1. Xác định xuất xứ và phương thức biểu đạt của đoạn trích? - Đoạn văn trích trong bài "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" của tác giả Phạm Văn Đồng. - Đoạn trích sử dụng phƣơng thức biểu đạt là nghị luận. 2. Nội dung của đoạn trích là gì? Đoạn văn khẳng định vẻ đẹp của cảm hứng yêu nƣớc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu khi so sánh với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. 3. Anh/ chị hãy giải thích ý nghĩa lời nhận xét: "Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc."? Nhận xét ấy được làm rõ như thế nào trong hình ảnh "những người anh hùng thất thế"? - Nhận xét:"Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhƣng một dân tộc" nhắc đến hoàn cảnh ra đời và cảm hứng chung của hai tác phẩm - Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đƣợc viết sau chiến thắng oanh liệt của cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV, giải phóng hoàn toàn đất nƣớc; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đƣợc Nguyễn Đình Chiểu viết để đọc tại buổi lễ truy điệu các nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã hi sinh sau trận tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc năm 1861; đây là giai đoạn đau thƣơng bi tráng nhất của lịch sử dân tộc, khi giặc Pháp đã chiếm Gia Định và mở rộng tấn công ra các vùng khác ở Nam Kì. Tuy hai tác phẩm ra đời ở hai thời đại khác nhau, nhƣng điểm chung của cả hai tác phẩm chính là cảm hứng yêu nƣớc sâu đậm, "hai thời buổi, nhƣng một dân tộc", hai tác phẩm đều ca ngợi những ngƣời dân anh hùng của một dân tộc anh hùng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của đất nƣớc vẫn phát huy cao độ lòng yêu nƣớc, căm thù giặc, ý chí kiên cƣờng bất khuất chống ngoại xâm. - Nhận xét đó đƣợc thể hiện xúc động hơn trong hình ảnh "những ngƣời anh hùng thất thế" của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những " dân ấp dân lân" nghèo khó mà cao cả, kiên cƣờng, chấp nhận bƣớc vào cuộc chiến không cân sức, chỉ bằng gậy tầm vông, dao phay, rơm con cúi... chống lại kẻ thù với đầy đủ " đạn nhỏ đạn to...tàu thiếc tàu đồng súng nổ...", sẵn sàng "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh". Dù thất thế, hi sinh nhƣng họ không thất bại, họ là những anh hùng đã vƣợt lên thân phận con dân nhỏ bé, vƣợt lên sự hèn nhát của triều đình và sức mạnh tàn bạo của kẻ thù xâm lƣợc. THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 13 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Bài 3: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Văn Tiên, và hiểu Lục Văn Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây nay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta. Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn can tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý ở chỗ nó soi sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại! ( Trích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sang trong văn nghệ của dân tộc” – Phạm Văn Đồng; Ngữ văn 12, tập một, NXBGD, trang 48) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu những ý chính của văn bản? 2. Xác định các phƣơng thức biểu đạt của văn bản ?. 3. Ông Phạm Văn Đồng viết : Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây nay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta . Nhận xét này khiến ta nhớ tới tác phẩm nào đã đƣợc học của Nguyễn Đình Chiểu ở chƣơng trình Ngữ văn 11? Nêu ngắn gọn ý nghĩa tác phẩm đó? Trả lời: 1. Những ý chính của của văn bản: - Ca ngợi văn chƣơng Đồ Chiểu có ánh sáng khác thƣờng. THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 14 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền - Ca ngợi văn chƣơng Đồ Chiểu là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lƣợc phƣơng Tây. - Ngoài những giá trị văn nghệ, những sáng tác của Đồ Chiểu còn qúi giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thƣờng của tác giả và ghi lại lịch sử của một thời đại khổ nhục nhƣng vĩ đại! 2. Các phƣơng thức biểu đạt của văn bản là biểu cảm và thuyết minh 3. Ông Phạm Văn Đồng viết : Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây nay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta . Nhận xét này khiến ta nhớ tới tác phẩm Văn tề nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã đƣợc học ở chƣơng trình Ngữ văn 11. Ý nghĩa: ca ngợi tấm lòng yêu nƣớc, tinh thần xả thân vì nghĩa của những ngƣời nghĩa sĩ. Nhà thơ thể hiện lòng xót xa và thƣơng tiếc đối với sự hy sinh anh dũng của nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc. THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS, cần phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động. Tại phiên họp đặc biệt vào năm 2001 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS, các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS, trong đó đƣa ra một loạt mục cũ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh này. Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã đƣợc tăng lên. Song những hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế. Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã đƣợc tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã đƣợc thông qua. Đại đa số các nƣớc đã xây dựng chiến lƣợc quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này. Nhƣng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 ngƣời bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hƣởng nặng nề nhất, tuổi thọ của ngƣời dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 15 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền chiếm tới một nửa trong tổng số ngƣời nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trƣớc đây hầu nhƣ vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ đây núi U-ran đến Thái Bình Dƣơng. ( Trích Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003- Cophi An Nan) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu các ý chính của văn bản? Văn bản thuộc loại văn bản gì? 2. Câu văn nào khẳng định tốc độ lây lan khung khiếp của căn bệnh HIV/AIDS? 3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc phòng chống HIV/AIDS ?. Trả lời: 1. Ý chính của văn bản: - Nhắc lại Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS cách đây đã hai năm ( tức năm 2001); - Định hƣớng lý do cấp bách của bản thông điệp.; - Trình bày thực trạng về sự lây lan dữ dội của căn bệnh AIDS. Văn bản thuộc loại văn bản nhật dụng 2. Câu văn khẳng định tốc độ lây lan khung khiếp của căn bệnh HIV/AIDS là Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 ngƣời bị nhiễm HIV 3. Đoạn văn cần đảm bảo các nội dung: - HIV/AIDS là gì? - Nêu tác hại, nguyên nhân và cách phòng chống - Bài học nhận thức và hành động: tuổi trẻ phải tiên phong trong cuộc đấu tranh phòng chống AIDS nhƣ: tuyên truyền, phòng chống ma tuý ( vì ma tuý là con đƣờng ngắn nhất dẫn đến HIV), không kì thị, phân biệt đối xử với ngƣời bị bệnh HIV… BÀI : TÂY TIẾN – QUANG DŨNG Đề 1: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 16 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 2. Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy chơi vơi trong đoạn thơ. 3. Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi đƣợc phối thanh nhƣ thế nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc phối thanh đó. 4. Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của ngƣời lính Tây Tiến nhƣ thế nào? Trả lời: 1/ Đọc thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây và đoàn quân Tây Tiến. Đó là những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội. 2/ Từ láy “ chơi vơi” gợi nỗi nhớ mênh mông, không định hình, không theo trình tự thời gian và không gian, cứ dâng trào theo cảm xúc của nhà thơ. 3/ Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi đƣợc phối toàn thanh bằng. Hiệu quả nghệ thuật : tạo cảm giác đƣợc những mệt mỏi, căng thẳng đã đƣợc trút hết và những con ngƣời đã chiếm lĩnh đƣợc đỉnh cao, đã phóng tầm mắt ra bốn phƣơng nhẹ nhõm, sảng khoái ngắm nhìn trong không gian bao la, mịt mùng sƣơng rừng, mƣa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà của ngƣời dân tộc nhƣ đang bồng bềnh trôi giữa màn mƣa rừng. 4/ Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của ngƣời lính Tây Tiến : Từ “bỏ” khẳng định ngƣời coi cái chết nhẹ nhàng trong dãi dầu mƣa nắng, lúc vƣợt qua núi đèo. Nhà thơ đã sử dụng cách nói giảm nhƣng vẫn gieo vào lòng ngƣời đọc sự xót xa thƣơng cảm về những gian nan, vất vả mà ngƣời lính Tây Tiến đã phải trải qua. Đề 2: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 17 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng ngƣời lính Tây Tiến? 3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa đƣợc sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Trả lời: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả : đó là nỗi nhớ những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nƣớc miền Tây thơ mộng. 2/ Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng ngƣời lính Tây Tiến : a/ Vẻ đẹp thể hiện bản sắc dân tộc, nhất là văn hoá miền núi. Đó là vẻ đẹp của các cô gái Tây Bắc trong trang phục lạ: xiêm áo, vừa e thẹn, vừa tình tứ trong một vũ điệu lạ: man điệu, nhạc cụ lạ : khèn, dáng điệu lạ: e ấp. b/ Tâm trạng ngƣời lính: vừa ngạc nhiên, vừa đắm say trong tiến khèn, điệu múa.Tâm hồn các anh vẫn phơi phới niềm lạc quan yêu đời, đầy ắp niềm vui và mộng mơ, quên đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ. 3/ Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa đƣợc sử dụng nghệ thuật đối lập. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ : gợi vẻ đẹp hoang sơ, vữa dữ đội, vừa thơ mộng của núi rừng, đồng thời thể hiện bút pháp “thi trung hữu hoạ” ( trong thơ có hoạ) của Qung Dũng. Đề 3: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 18 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Tại sao tác giả không dùng từ “đoàn quân” mà dùng từ “đoàn binh?”, 2. Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung ngƣời lính lính Tây Tiến? 3. Vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời lính Tây Tiến đƣợc thể hiện nhƣ thế nào qua từ “mộng”, “mơ”trong đoạn thơ? 4. Nêu ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ . 5. Từ đoạn thơ, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ ngày nay. Trả lời 1/ Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến.nhớ vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến. Tác giả không dùng từ “đoàn quân” mà dùng từ “đoàn binh” vì từ “đoàn binh” gợi số lƣợng đông và hùng mạnh của Tây Tiến. 2/ “không mọc tóc” và” xanh màu lá” thể hiện chân dung ngƣời lính lính Tây Tiến vừa thực, vừa lãng mạn. Đầu “không mọc tóc” chứ không phải là do tóc không mọc đựơc, da “xanh màu lá” không phải vì sốt rét da xanh mà do tác động của sắc màu núi rừng . Ngƣời lính không hề ở trong tƣ thế bị động mà trái lại chủ động hiên ngang đầy khí phách “ dữ oai hùm”. Họ ốm mà không yếu, ngoại hình tiều tuỵ yếu đuối nhƣng nội tâm mạnh mẽ . 3/Vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời lính Tây Tiến đƣợc thể hiện qua từ “mộng”, “mơ” : Đó là giấc mộng trở thành ngƣời anh hùng ; giấc mơ về quê hƣơng và ngƣời thân yêu. Ngƣời lính Tây Tiến có vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, yêu đời, mang nét riêng của ngƣời lính trí thức tiểu tƣ sản. 4/ Ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ : “về đất” là cách nói giảm, diễn tả sự hi sinh của ngƣời lính. Tác giả sử dụng cách nói về đất thay cho từ chết là cách nói giảm nhẹ làm vơi đi sự mất mát đau thƣơng nhƣng lại hàm chứa một ý nghĩa lớn lao. Về đất là về với tổ tiên khi ngƣời ta làm tròn trách nhiệm với quê hƣơng, đất nƣớc; về đất còn là sự hoà nhập, là sự hoá thân vào hồn thiêng sông núi để trở thành cái vĩnh viễn bất tử. 5/ Đoạn văn đảm bảo các nội dung : THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 19 Tài liệu Ôn thi THPT Quốc gia 2015 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền - Bảo vệ Tổ quốc là gì ? - Tuổi trẻ nhận thức và hành động cụ thể nhƣ thế nào trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hôm nay? ĐỀ 4 : Tây Tiến ngƣời đi không hẹn ƣớc Đƣờng lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 2. Từ mùa xuân trong đoạn thơ có ý nghĩa gì? 3. Bốn câu thơ có âm hƣởng, giọng điệu nhƣ thế nào để diễn tả vẻ đẹp bất tử của ngƣời lính Tây Tiến. Trả lời: 1. Ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ về lời thề danh dự của ngƣời lính Tây Tiếnlời thề một đi không trở về. 2. Từ mùa xuân trong đoạn thơ có ý nghĩa: gợi nhớ mùa xuân năm 1947 là năm thành lập đoàn quân Tây Tiến; nhớ đến vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây trên chặng đƣờng hành quân; nhớ đến tuổi xuân của ngƣời lính Tây Tiến và cũng là mùa xuân đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ mà hào hùng. 3. Bốn câu thơ có âm hƣởng, giọng điệu thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn là giọng hào hùng, đầy khí phách để diễn tả vẻ đẹp bất tử của ngƣời lính Tây Tiến. BÀI : VIỆT BẮC Đề 1: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không THPT TRẦN HƯNG ĐẠO – ĐĂK MIL – ĐĂK NÔNG Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan