Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bai tap chuong halogen

.DOCX
5
1041
80

Mô tả:

bài tập halogen hay
BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN DẠNG 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC Câu 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất sau tác dụng với Clo, Br 2, I2: a) K, Na, Rb, Mg, Ba, Al, Fe, Ca, Zn, Cu, H2, H2O. c) KOH(ở t0 thường), KOH(ở 1000C), NaOH, Ca(OH)2, KBr, NaBr, NaI, KI. Câu 2: Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất sau tác dụng với HCl, HBr: a) K, Na, Mg, Ba, Al, Fe, Ca, Zn, Cu, H2. b) K2O, Na2O, MgO, BaO, Al2O3, Fe2O3, CaO, ZnO, FeO, CuO, Fe3O4. c) K2CO3, Na2CO3, MgCO3, BaCO3, CaCO3, AgNO3. d) KOH, NaOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2. e) MnO2, KClO3, KMnO4, K2Cr2O7. Câu 3: Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau: a) HCl  Cl2 FeCl3 NaCl  HCl  CuCl2 AgCl b) KMnO4Cl2HCl FeCl3AgCl Cl2Br2I2ZnI2 Zn(OH)2 c) MnO2 → Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → Clorua vôi d) Cl2KClO3KClCl2Ca(ClO)2CaCl2Cl2O2 e) KMnO4  Cl2 KClO3 KCl  Cl2  HCl  FeCl2 FeCl3  Fe(OH)3 f) CaCl2  NaCl  HCl  Cl2 CaOCl2 CaCO3 CaCl2 NaCl  NaClO g) KI  I2 HI  HCl  KCl Cl2 HClO  O2 Cl2 Br2 I2 h) KMnO4 → Cl2 → HCl →FeCl2 → AgCl → Ag i) HCl → Cl2→ FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3 j) HCl → Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl → Ag k) I2 KI  KBr  Br2 NaBr  NaCl  Cl2  HI  AgI HBr  AgBr l) H2  F2 CaF2 HF  SiF4 Câu 4: Hãy biểu diễn sơ đồ biến đổi các chất sau bằng phương trình hoá học: NaCl + H2SO4→ Khí (A) + (B) (A) + MnO2→ Khí (C) + rắn (D) + (E) (C) + NaBr → (F) + (G) (F) + NaI → (H) + (I) (G) + AgNO3→ (J) + (K) (A) + NaOH → (G) + (E) Câu 5: Xác định A, B, C, D và hoàn thành các phương trình phản ứng sau: MnO2 + (A) → MnCl2 + (B)↑ + (C) (B) + H2 → (A) (A) + (D) → FeCl2 + H2 (B) + (D) → FeCl3 (B) + (C) → (A) + HClO Câu 6: a) Hãy viết các phương trình phản ứng chứng minh axit clohiđric có đầy đủ tính chất hóa học của một axit. b) Viết 1 phương trình phản ứng chứng tỏ axit HClO có tính oxi hóa, 1 phương trình phản ứng chúng tỏ HCl có tính khử. c) Hãy cho biết sự biến đổitrong dãy HClO → HClO2 → HClO3 → HClO4 về tính axit và tính oxi hóa. Câu 7: a) So sánh tính chất hóa học của flo, brom và iot với clo. Viết phương trình hoá học minh họa. b) Viết các phương trình phản ứng để chứng tỏ quy luật: hoạt động hóa học của các halogen giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử của chúng. Giải thích? 1 DẠNG 2: NHẬN BIẾT - GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG – ĐIỀU CHẾ Câu 1: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hoá học: a) KOH, K2SO4 , KCl, K2SO4 , KNO3 e) NaCl, HCl, KOH, NaNO3, HNO3, Ba(OH)2 b) HCl, NaOH, Ba(OH)2 , Na2SO4 f) NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, NaOH c) HCl, HNO3 , H2SO4 , HBr g) NaOH, NaCl, CuSO4, AgNO3 d) KCl, K2SO4 , KNO3 , KI h)BaCl2 , K2SO4 , Al(NO3)3 , Na2CO3 Câu 2: Dùng phản ứng hoá học nhận biết các dung dịch sau: a) CaCl2, NaNO3, HCl, HNO3, NaOH d) NH4Cl, FeCl3, MgCl2, AlCl3 b) KCl, KNO3, K2SO4, K2CO3 e) Chất bột: KNO3, NaCl, BaSO4, ZnCO3 c) Chỉ dùng quì tím: Na2SO4, NaOH, HCl, Ba(OH)2 Câu 3:Nhận biết các chất sau chỉ với một thuốc thử: a) HCl, KBr, AgNO3, NaNO3 c) MgCl2, NaCl, HCl, NaOH b) Na2CO3, NaCl, CaCl2, AgNO3 d)KBr, ZnI2, HCl, Mg(NO3)2 Câu 4:Không dùng thêm thuốc thử: a) KOH, CuCl2, HCl, ZnBr2 c) NaOH, HCl, Cu(NO3)2, AlCl3 b) KOH, KCl, CuSO4, AgNO3 d) HgCl2, KI, AgNO3, Na2CO3 Câu 5: Giải thích các hiện tượng sau, viết phương trình phản ứng: a) Cho luồng khí clo qua dung dịch kali bromua một thời gian dài. b) Thêm dần dần nước clo vào dung dịch kali iotua có chứa sẵn một ít tinh bột. c) Đưa ra ánh sáng ống nghiệm đựng bạc clorua có nhỏ thêm ít giọt dung dịch quỳ tím. d) Sục khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch nước brom. e) Tại sao có thể điều chế nước clo nhưng không thể điều chế nước flo? Câu 6: a) Từ MnO2, HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2, FeCl2 và FeCl3. b) Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl 2 , HCl và nước Javel . DẠNG 3: TÍNH TOÁN THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC Câu 1: a) Tính thể tích khí clo thu được ở đktc khi cho 7,3g HCl tác dụng với: MnO2, KMnO4. b) Cho 8,7g mangan dioxit vào dung dịch axit clohidric dư. Tính thể tích khí bay ra (đktc). Dẫn khí này vào bột nhôm nung nóng. Tính khối lượng sản phẩm. c) Cho 5,4g nhôm tác dụng với dung dịch HCl thì thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc là bao nhiêu? d) Cần bao nhiêu gam KMnO4 và bao nhiêu ml dd HCl 1M để điều chế đủ khí Clo tác dụng với Fe, tạo nên 16,25g FeCl3? e) Tính khối lượng Cu và thể tích khí Clo (đktc) đã tham gia phản ứng nếu có 27g CuCl 2 tạo thành. f) Tính khối lượng kali pemanganat và nồng độ % của dung dịch HCl (D= 1,123 g/ml) cần dùng để điều chế 5,6 lít khí clo (đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 80%và thể tích dung dịch axit đã dùng hết là 130ml. g) Tính khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 2,5kg dung dịch axit flohidric nồng độ 40%. Biết hiệu suất của phản ứng là 80%. h) Tính khối lượng Na và thể tích khi Clo ở đktc cần dùng để điều chế 4,68gam NaCl .Biết hiệu suất phản ứng là 80%. i) Cho axit H2SO4 đặc tác dụng hết với 58,5 g NaCl, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146 g nước. Tính C % dung dịch thu được. Câu 2:Hoà tan hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng dd HCl 0,5M (đktc). a) Tính khối lượng muối thu được? b) Tính thể tích dd axit đã dùng? c) Tính nồng độ mol/l của chất trong dd sau phản ứng (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể). Câu 3:Khi điện phân dung dịch muối ăn bão hoà để sản xuất xút, người ta thu được 560 lít khí clo ở đktc. Tính khối lượng muối ăn chứa 98% NaCl đã dùng để điện phân. Câu 4:Cho 2,24g sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho qua ống đựng 4,2g CuO được đun nóng. Xác định khối lượng của chất rắn ở trong ống sau phản ứng. 2 Câu 5:Hoà tan hoàn toàn 53,36 gam Fe3O4 bằng dung dịch HCl 0,5M. a) Tính khối lượng muối thu được? b) Tính thể tích dd axit đã dùng? c) Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể). Câu 6:Cho 10,44 g MnO2 tác dụng axit HCl đ. Khí sinh ra (đktc) cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 2M. a) Tính thể tích khí sinh ra (đktc). b) Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ (mol/l) các chất trong dung dịch thu được. DẠNG 4: TÍNH THEO PTHH (CÓ DƯ) – HIỆU SUẤT Câu 1: Cho 0,6 lít khí Clo phản ứng với 0,4 lít khí hidro. a) Tính V khí HCl thu được (các thể tích đo ở cùng điều kiện t o, áp suất). b) Tính thành phần % về thể tích của các khí có trong hh sau phản ứng. Câu 2: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường). a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. b) Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dd thay đổi không đáng kể). Câu 3:Cho 17,4g MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí clo sinh ra được hấp thụ hết vào 145,8g dung dịch NaOH 20% (ở nhiệt độ cao) tạo ra dung dịch A. Dung dịch A chứa những chất tan nào? Tính nồng độ % của từng chất tan đó. Câu 4: Cho 300ml một dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dd có hòa tan 34g AgNO 3. Tìm khối lượng kết tủa thu được. Câu 5:Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào? Vì sao? DẠNG 5: XÁC ĐỊNH TÊN KIM LOẠI, PHI KIM Câu 1: a) Khi cho 3,33g một kim loại kiềm tác dụng với dung dịch HCl thì có 0,48g khí hidro thoát ra. Cho biết tên kim loại kiềm đó. b) Để hòa tan 4,8 g kim loại R hóa trị II phải dùng 200 ml dung dịch HCl 2M. Tìm R. c) Cho 0,9 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 2,24 lít khí hiđro (ở đktc). Xác định tên kim loại. d) Cho 7,1 g một halogen X tác dụng với kali kim loại thu được 14,9 g muối KX. Xác định X? e) Cho 10,65 g một halogen X tác dụng với natri kim loại thu được 17,55 g muối NaX. Xác định tên của X? f) Cho 1,03g muối natri halogenua A tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân huỷ hoàn toàn cho 1,08g bạc. Xác định tên của muối A. g) Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2g A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376g kết tủa bạc halogenua. Xác định công thức chất A. Câu 2:X là nguyên tố thuộc nhóm halogen. Oxit cao nhất chứa 38,79% X vế khối lượng. Tìm tên X. Câu 3: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R 2O7. Hợp chất khí của nó với Hidro chứa 2,74% hidro về khối lượng. a)Tìm tên R. b) Nếu cho 0,25 mol đơn chất của R tác dụng với hidro (vừa đủ) thu được hợp chất khí. Hòa tan khí này vào nước thu được 200 g dung dịch axit. Tính C% của dung dịch axit này. Câu 4: Điện phân nóng chảy một muối 11,7g halogenua NaX người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). a) Xác định nguyên tố X ? b) Tính thế tích khí HX thu được khi người ta cho X tác dụng với 4,48 lít H 2 ở đktc ? c) Tính tỷ lệ % các khí sau phản ứng ? Câu 5: Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm halogenua. Xác định tên halogen trên. Câu 6:Cho 4,8 g một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính số mol hiđro thu được. 3 b)Xác định tên kim loại R. c) Tính khối lượng muối khan thu được Câu 7:Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại thuộc nhóm IIIA cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc). a) Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó. b) Tính giá trị V. c) Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 8: Khi cho m (g) kim loại canxi tácdụng hoàn toàn với 17,92 lít khí X 2 (đktc) thì thu được 88,8g muối halogenua. a) Viết PTPƯ dạng tổng quát. b) Xác định công thức chất khí X2 đã dùng. c) Tính giá trị m. Câu 9:Cho 10,8g kim loại hoá trị III tác dụng với clo tạo thành 53,4g muối. a) Xác định tên kim loại. b) Tính lượng mangan dioxit và thể tích dung dịch axit clohidric 37% (d = 1,19 g/ml) cần dùng để điều chế lượng clo trong phản ứng trên, biết hiệu suất của phản ứng điều chế clo là 80%. Câu 10:Cho 8g oxit kim loại R ở nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với 800 ml dung dịch HCl 0,5M. Xác định tên kim loại R và tính khối lượng muối tạo thành. Câu 11:Hòa tan 16 g oxit của kim loại R hóa trị III cần dùng 109,5 g dung dịch HCl 20%. Xác định tên R. Câu 12:Hòa tan 15,3 g oxit của kim loại M hóa trị II vào một lượng dung dịch HCl 18,25% thu được 20,8 g muối. Xác định tên M và khối lượng dung dịch HCl đã dùng. Câu 13:Cho 2,12g muối cacbonat một kim loại hóa trị I tác dụng với dd HCl dư tạo ra 448ml khí (ở đktc). Tìm CT của muối. Câu 14:Hòa tan 27,6g muối R2CO3 vào một lượng dung dịch HCl 2M thu được 29,8 g muối. Xác định tên R và thể tích dung dịch HCl đã dùng. Câu 15:Hòa tan hoàn toàn 1,7g hỗn hợp X gồm Zn và kim loại (A) ở phân nhóm chính nhóm 2 vào dung dịch axit HCl thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Mặt khác nếu hòa tan hết 1,9g (A) thì dùng không hết 200ml dd HCl 0,5M. Tìm tên A. DẠNG 6: BÀI TOÁN HỖN HỢP Câu 1: a) Cho 20 g hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 g khí thoát ra. Tính % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp bột và khối lượng muối clorua tạo thành trong dung dịch. b) Hoà tan 1,5 g hỗn hợp Al và Mg vào dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lít khí bay ra (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. c) Cho 20g Zn và Cu vào dung dịch HCl 2M (vừa đủ), thu được 0,4g khí. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp, thể tích dung dịch HCl đã dùng. d) Cho 20,6g hỗn hợp Na2CO3 và CaCO3 tác dụng vừa đủ với 200cm3 dung dịch HCl 2M. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Câu 2: Hòa tan 34 g hỗn hợp gồm MgO và Zn vào dung dịch HCl dư thu được 73,4 g hỗn hợp muối. Tính % khối lượng từng chất trong G. Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 14,2 g hỗn hợp Fe, CuO vào 100ml dd HCl thì thu được 1,68 lít khí A (đktc) và dd B. a) Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính CM của dd HCl. c) Tính CM của mỗi muối trong dd B (xem như V dd không thay đổi) Câu 4:Hoà tan 36,8g hỗn hợp CaO và CaCO3 vừa đủ vào 5 lít dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí (đktc). a) Xác định thành phần khối lượng của hỗn hợp đầu. b) Nồng độ mol của muối thu được và nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. Câu 5: Cho 1 lít dung dịch HCl 0,5M tác dụng vừa đủ với 13,6g hỗn hợp Fe và Fe2O3. Hãy tính: a) Thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b) Thể tích khí bay ra (đktc), khối lượng các muối clorua thu được. Câu 6:Hòa tan 64 g hỗn hợp X gồm CuO và Fe 2O3 vào dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 124,5 g hỗn hợp muối khan X’. 4 a) Tính % khối lượng từng chất trong X. b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng. Câu 7: Cho 24 g hỗn hợp X gồm Mg và MgCO 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít hỗn hợp khí gồm H2 và CO2 (đktc). Tính % khối lượng từng chất trong X. Câu 8:Hòa tan 3,93g hỗn hợp MgCl2 và KCl vào nước thành dung dịch A. Để kết tủa hết ion Cl - có trong dung dịch A thì cần 140cm3 dung dịch AgNO3 0,5M. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp. Câu 9: Có 26, 6 g hỗn hợp gồm hai muối KCl và NaCl. Hòa tan hỗn hợp vào nước thành 500 (g) dung dịch. Cho dung dịch tác dụng với AgNO3 vừa đủ thì tạo thành 57,4 g kết tủa. Tính nồng độ % mỗi muối trong dung dịch đầu. Câu 10: Cho hỗn hợp sắt và đồng tác dụng với khí clo dư, thu được 59,4g muối. Cho cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 25,4g muối. Tính % khối lượng mỗi muối, thể tích dung dịch HCl 37% (d = 1,19) cần dùng. Câu 11:Cho 22,8g hỗn hợp Fe và FeCO3 tác dụng với 500ml dung dịch HCl 2M, thu được hỗn hợp khí A (d A/H2 = 8) và dung dịch B. Tính % theo thể tích của hỗn hợp A, lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu, nồng độ mol dung dịch B. Câu 12:Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Na 2CO3 và Zn vào dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B có tỉ khối so với metan là 1. Cô cạn dung dịch A được 38,9g muối khan. Tính m, thể tích dung dịch HCl 37% (d = 1,19) cần dùng. Câu 13: Cho 30g CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, toàn bộ khí sinh ra cho lội qua 250ml dung dịch NaOH 2M để tạo thành dung dịch X. Tính khối lượng các muối có trong dung dịch X. Câu 14:Một hỗn hợp gồm Zn và CaCO3 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 17,92 lít (đktc). Cho hỗn hợp khí qua dung dịch KOH 32% (D= 1,25g/ml) thì thu được một muối trung tính (duy nhất)và thể tích khí giảm đi 8,96 lít. a) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b) Tính thể tích dung dịch KOH cần dùng. Câu 15:Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) không màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch axit sunfuric đặc, nóng để hoà tan hoàn toàn chất rắn B thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu. Câu 16:Chia 35 (g) hỗn hợp X chứa Fe, Cu, Al thành 2 phần bằng nhau: Phần I: cho tác dụng hoàn toàn dung dịch HCl dư thu 6,72 (l) khí (đkc). Phần II: cho tác dụng vừa đủ 10,64 (l) khí clo (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong X. Câu 17:Cho 13,2g hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2g chất không tan. a) Tính khối lượng và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Nếu nung nóng hỗn hợp trên rồi cho tác dụng với khí clo, tính thể tích khí clo (đktc) cần dùng. Câu 18:Cho 23,6g hỗn hợp Cu, Mg, Fe tác dụng vừa đủ với 91,25g dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch A và 12,8g chất rắn không tan. Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu, thể tích khí ở 25 oC & 2atm, nồng độ % của dung dịch A. Câu 19: Để trung hoà 10ml dung dịch A chứa hai axit HCl và HNO 3 ta cần 30ml dung dịch NaOH 1M. Nếu cho dung dịch AgNO3dư vào 100ml dung dịch A, thu được 14,35g kết tủa và dung dịch B. a) Tính nồng độ mol/lít của từng axit có trong dung dịch A. b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để trung hoà axit có trong dung dịch B. Câu 20: Hòa tan 23,8 g hỗn hợp muối gồm một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 0,4 g khí. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan